1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội

72 894 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 800 KB

Nội dung

Luận văn : Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Khi thị trường chứng khoán phát triển và trở thành một kênh cung cấpvốn hữu hiệu thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lần lượt niêm yết trênthị trường là một tất yếu khách quan Do vậy số lượng các công ty cổ phầnngày càng nhiều Xu hướng cổ phần hóa đã được Đảng và Nhà nước ta quantâm và thực hiện.

Thực hiện chủ trương đó, Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệuđiện đã cổ phần hóa năm 2005, từ một doanh nghiệp nhà nước, được nhà nướccấp vốn kinh doanh, nhưng khi công ty cổ phần hóa điều này có nghĩa là côngty sẽ độc lập, tự mình huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vậy vấn đề đặt ra là khi cổ phần hóa là: Làm thế nào để công ty thu hútđược các nhà đầu tư, thu hút được vốn để thực hiện mở rộng quy mô, đầu tưphát triển kinh doanh, mở rông thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Muốn làm được điều này, công ty phải quan tâm và nghiên cứu đếnmong muốn của cổ đông, những nhà đầu tư chính Điều hiển nhiên, mongmuốn của cổ đông là cổ tức cao Nhưng làm thế nào để các nhà đầu tư tintưởng vào công ty, quyết định đầu tư vào công ty.

Phân tích tình hình tài chính là cầu nối đưa doanh nghiệp và nhà đầu tưxích lại gần nhau Qua việc phân tích tài chính, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết địnhcó nên đầu tư vào công ty hay không? Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chínhdựa vào báo cáo tài chính, các cổ đông sẽ có cái nhìn chính xác và toàn diện vềtình hình tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của công ty

Phân tích tình hình tài chính không chỉ quan trọng với các nhà đầu tư,mà còn quan trọng cả với cơ quan chủ quản, các tổ chức tín dụng và ngay cảchính bản thân doanh nghiệp.

Trang 2

Vì lý do đó, em mạnh dạn chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chínhCông ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội” Kết cấuchuyên đề của em gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế vàVật liệu điện Hà Nội.

Chương II: Thực trạng phân tích tình hìh tài chính tại Công ty Cổphần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội.

Chương III: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổphần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn NgọcQuang và sự giúp đỡ của các cán bộ trong Phòng Tài vụ của công ty đã giúpem hoàn thành chuyên đề này.

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦNCHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ

1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

- Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ VẬTLIỆU ĐIỆN HÀ NỘI

- Tên giao dịch tiếng Anh: HANOI TRANSFORMER MANUFACTURINGAND ELECTRIC MATERIAL JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: CTBT HN., JSC

- Trụ sở chính: Số 11, đường K2, thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.- Điện thoại: (84.4) 7644795

- Fax: (84.4) 7644796- Logo:

- Website : http://www.chetaobienthehanoi.com- Vốn điều lệ hiện tại : 30.000.000.000 đồng

Ngày tháng năm thành lập : Ngày 26 tháng 3 năm 1963.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh máy biến áp vàcác loại thiết bị điện, khí cụ điện, vật liệu điện, máy móc kỹ thuật điện, sửachữa, bảo dưỡng các thiết bị điện công nghiệp có điện áp đến 110KV, xây lắp,ký gửi, bán buôn, bán lẻ hàng hóa, vật tư thiết bị điện, điện tử, thông tin viễnthông, kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư thiết bị điện, kinh doanh dịchvụ nhà hàng ăn uống và cho thuê văn phòng.

Trang 4

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội tiền thân làNhà máy Chế tạo biến thế thuộc Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam đượcthành lập từ năm 1963 tại cơ sở số 10 Trần Nguyên Hãn, Hà Nội Đây là Nhàmáy lớn đầu tiên của Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ tự thiết kế, chế tạomáy biến áp điện lực để phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.

Trong quá trình phát triển đi lên cũng như để đáp ứng nhu cầu chuyênmôn hóa ngày càng cao của xã hội và yêu cầu thực tế của một số ngành côngnghiệp, Bộ chủ quản đã quyết định tách một số bộ phận của Nhà máy Chế tạobiến thế để thành lập các nhà máy khác.

Năm 1983, phân xưởng vật liệu cách điện của Nhà máy Chế tạo biến thếđược tách ra để thành lập Nhà máy Vật liệu cách điện Đến năm 2003, Nhàmáy Vật liệu cách điện được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phầnThiết bị điện Hà Nội.

Năm 1994, Nhà máy Chế tạo biến thế liên doanh với tập đoàn ABB (Bộphận ở Châu Á Thái Bình Dương - tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vựcthiết bị điện) thành lập Công ty Liên doanh Chế tạo biến thế - ABB

Sau khi thành lập Công ty Liên doanh Chế tạo biến thế - ABB, thực hiệntheo chủ trương của Nhà nước về việc cho phép các công ty nước ngoài đượcđầu tư 100% vốn tại Việt Nam, tháng 1 năm 1999, Nhà máy Chế tạo biến thếđã tách ra khỏi công ty liên doanh và hoạt động độc lập trở lại Tuy nhiên, đếntháng 5 năm 2002 Nhà máy chế tạo biến thế mới rút hết và hoàn tất xong cácthủ tục chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho phía đối tác liên doanh làCông ty TNHH ABB Công ty TNHH ABB trở thành công ty có 100% vốn nướcngoài Sau khi tách ra khỏi liên doanh, với tiềm lực và kinh nghiệm sẵn có đượctích lũy, nhà máy chế tạo biến thế tiếp tục đi lên và không ngừng phát triển vớitốc độ phát triển bình quân là 22%/năm.

Trang 5

Đến tháng 3/2005, thực hiện chủ trương của Nhà nước, Nhà máy Chế tạobiến thế đã thực hiện cổ phần hóa và lấy tên là Công ty Cổ phần Chế tạo biếnthế Hà Nội.

Tháng 9 năm 2005, Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điệnHà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Công ty Cổ phần Thiết bị điệnHà Nội và Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế Hà Nội theo quyết định số 105/QĐ-HĐQT ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện.Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009203ngày 28 tháng 9 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp

Công ty Cổ phần Thiết bị điện Hà Nội và Công ty Cổ phần Chế tạo biếnthế điện Hà Nội đã sát nhập, hợp nhất làm một với tên gọi Công ty Cổ phầnChế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội và hoạt động từ đó cho đến nay Trảiqua gần 45 năm xây dựng và phát triển, với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vựcsản xuất máy biên áp điện lực, các sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty đã cómặt trên khắp thị trường trong cả nước với chất lượng tốt, độ tin cậy cao, chiếmđược lòng tin của khách hàng và góp phần to lớn vào sự nghiệp chống Mỹ cứunước và sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước Hiện nay, các sảnphẩm của công ty đã và đang được cung cấp trong tất cả các lĩnh vực của nềnkinh tế quốc dân và đời sống sinh hoạt

Từ trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc đến thời kỳ xây dựng vàphát triển đất nước, công ty đã luôn luôn hoàn thành xuất sắc toàn diện các chỉtiêu sản xuất kinh doanh và đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chươngcao quý như: Huân chương độc lập, Huân chương chiến công, Huân chươngkháng chiến, Huân chương lao động

Một vài chỉ tiêu kinh tế thể hiện sự phát triển của Công ty.

Tốc độ tăng trưởng của Công ty trong hàng năm là 22%.

Trang 6

Sau 3 năm thực hiện cổ phần hóa, Công ty đã có những bước tiến vượtbậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Cụ thể, doanh thu năm2008 so với năm 2006 tăng 47.168.781.840 đồng, tương ứng với 47,5% So vớinăm 2007, con số này là 36.976.368.974đồng, tương ứng là 37,2% Tốc độ tăngtrưởng của Công ty giữa các năm là rất cao Đây là dấu hiệu dáng mừng củaCông ty trong tình hình kinh tế khó khăn như thế này

Chỉ tiêu Sức sinh lời của tài sản – ROA và chỉ tiêu Sức sinh lời củaVCSH – ROE năm 2008 đều tăng so với năm 2007, tăng trên 10% Điều nàychứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty đang rất tốt.

1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty

Hiện tại, văn phòng, nhà xưởng sản xuất và kho bãi đều đặt tại trụ sở củacông ty theo giấy phép đăng kí kinh doanh Công ty chưa thành lập các chinhánh, văn phòng đại diện , công ty con, cũng như công ty liên doanh

Trang 7

HỘI ĐỒNG QUẢNTRỊ

GIÁM ĐỐC

kếkỹ thuật

Sản xuấtkinhdoanh

PhòngTổchứclao động

PHÓ GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

PhòngHànhchính đời

PHÂNXƯỞNG SỐ

PHÂNXƯỞNG SỐ

PHÂNXƯỞNG SỐ

3

Trang 8

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất công ty, quyếtđịnh bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công ty, tăng hoặc giảm vốn điều lệ, thông quabáo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Chủ tịch hội đồng quản trị, ban kiểmsoát, quyết định phân phối lợi nhuận hàng năm, quyết định chia, tách, hợp nhất,sáp nhập, chuyển đổi, tổ chức lại, giải thể công ty.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền quyếtđịnh các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấnđề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông HĐQT giám sát giám đốc điềuhành và các cán bộ quản lý khác, quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinhdoanh và ngân sách hàng năm, xác định mục tiêu hoạt động trên cơ sở mục tiêuchiến lược đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, quyết định cơ cấu tổ chứccủa công ty, bổ nhiệm, bãi nhiệm các cán bộ quản lý, đề xuất mức cổ tức hàngnăm, phê duyệt việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con,quyết định các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh và ngânsách vượt quá 1.000.000.000 đồng Hội đồng Quản trị hiện có từ 5 đến 11thành viên, với nhiệm kỳ 5 năm.

Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông lựachọn Trong ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyênmôn về tài chính kế toán Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phậnkế toán, tài chính của công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của côngty kiểm toán độc lập đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty BanKiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểmsoát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty.

Ban Giám đốc

Trang 9

Công ty có một Giám đốc điều hành và một số phó giám đốc điều hànhcó thể đồng thời cùng là thành viên Hội đồng quản trị và do Hội đồng quản trịbổ nhiệm hoặc bãi miễn Ban giám đốc công ty sẽ cùng nhau phối hợp thựchiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, đề xuấtnhững biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý công ty Nhiệm kỳ làm việccủa Giám đốc là 03 năm.

Phòng thiết kế kỹ thuật:

Chịu trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật và thiết kế sản phẩm.Quản lý kỹ thuật, an toàn lao động, công nghệ thông tin phục vụ sản xuất.

Phòng sản xuất kinh doanh:

Lập và theo dõi kế hoạch sản xuất trong tháng, điều động sản xuất bảo đảmkịp thời tiến độ các đơn đặt hàng Tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường,phát triển và duy trì các mối quan hệ với khách hàng.

Phòng tổ chức lao động:

Trang 10

Thực hiện các chức năng về công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền lương,quản lý định mức lao động, đào tạo và thực hiện các chế độ chính sách đối vớingười lao động.

Hàng năm, căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dohội đồng quản trị bàn bạc và quyết định, ban lãnh đạo công ty sẽ giao tráchnhiệm cho từng xí nghiệp để đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Đặc thù của công ty là chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, và sản phẩmcủa công ty thường sản xuất trong một thời gian dài nên thị trường tiêu thụ củacông ty vẫn bị hạn chế và chủ yếu là cung cấp cho thị trường trong nước.

Mỗi xí nghiệp có một nhiệm vụ riêng, nhưng cùng hoạt động trên mộtdây chuyền sản xuất nên các xí nghiệp phải phối hợp với nhau chặt chẽ.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Trang 11

QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÁY BIẾN ÁP

Máy quấn Kiểm tra Lắp bộ phận Dây điện trở điều chỉnh

Đổ dầu trong điều kiện Chân không Cắt ghép

Kiểm tra kích thước

Kiểm tra lần cuối thử áp suất

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất của công ty

1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế vàVật liệu điện Hà Nội

1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán.

Từ những đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty, bộ máykế toán được tổ chức theo hình thức tập trung đối với các xí nghiệp trong côngty Bộ máy kế toán tập trung nghĩa là phòng tài vụ của công ty cũng là phòngRuột máyCuốn hạ

thế cao thếDây

Vật liệu cách điện

Thép Silic cuộn

Tôn lõi

Máy biến áp phân xưởng

Máy biến áp

Vỏ máyLắp ráp

điện

Trang 12

kế toán, trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở công ty từ xử lý chứngtừ, ghi sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết đến lập báo cáo kế toán.

Hiện tại đội ngũ kế toán làm việc tại phòng Tài vụ của công ty gồm 5người, làm việc dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng.

Bộ máy kế toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ côngtác kế toán của công ty, chịu sự chỉ đạo và quản lý của Giám đốc công ty.

Tại phòng kế toán, sau khi tiếp nhận các chứng từ ban đầu( các chứng từ gốc), theo nghiệp vụ được phân công thì từng kế toán viên sẽ tiến hành công việc kiếm tra, phân loại, xử lý chứng từ và nhập số liệu vào máy Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty như sau:

KẾ TOÁN VẬT TƯ

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

THỦ QUỸ

KÊ TOÁN TRƯỞNG

Trang 13

Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời,đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty;

Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế nộp ngân sách,các quĩ để lại công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoảncông nợ phải thu, phải trả;

Xác định phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm kê tàisản hàng kỳ và đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý khi có các trường hợpthất thoát xảy ra;

Lập đầy đủ và giữ đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán của côngty theo chế độ hiện hành;

Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu vàsố liệu kế toán bí mật của công ty;

Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế trong công ty một cách thườngxuyên.

Theo dõi tình hình phát sinh, thay đổi của công nợ;

Thực hiện các giao dịch với Ngân hàng và các Tố chức tín dụng;Đối chiếu thông tin với các bộ phận kế toán khác.

Kế toán tiền lương

Kiểm tra các tài liệu tính lương bảng kê sản lượng, ngày công, đơn giásản phẩm;

Trang 14

Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng;

Đối chiếu số liệu với bảng lương, lập bảng phân bổ và hạch toán chi phítiền lương và các khoản trích theo lương;

Theo dõi và lập bảng tính phân bổ, hạch toán các khoản BHXH, BHYT,KPCĐ phải nộp và đã nộp.

1.4.2 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty

Chính sách kế toán tại công ty cũng như tất cả các doanh nghiệp kháctrên lãnh thổ Việt Nam, Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điệnHà Nội luôn chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước cũng như chế dộkế toán Việt Nam.

Công ty áp dụng chế dộ kế toán ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.

Để công tác kế toán đạt hiệu quả cao nhất, chính sách kế toán của côngty đưa ra vừa đáp ứng yêu cầu là đúng chế dộ nhưng cũng phù hợp với công ty,vừa dễ làm, đơn giản, dễ hiểu và đúng quy định.

- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Việt Nam- Hình thưc kế toán áp dụng: Nhật ký chung

- Chính sách kế toán áp dụng đối với hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế

Trang 15

+ Phương pháp xác định giá trị hnàg tồn kho cuối kỳ: Bình quân giaquyền

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên- Niên độ kế toán: Một năm, bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12- Chính sách tiền lương: Trả lương theo cả hai hình thức là trả theo sản

phẩm và theo thời gian.

- Tài sản cố định được khấu hao đều theo năm.- Đơn vị tiền tệ: VNĐ

- Giá trị sản phẩm dở dang được tính theo giá trị nguyên vật liệu trựctiếp

Tài sản cố định và hàng tồn kho được kiểm kê, đánh giá lại mỗi năm một lần vào ngày 31/12.

Công tác tổ chức chứng từ, luân chuyển chứng từ tại công ty được thực hiện như sau:

Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.

Tất cả các chứng từ do công ty lập hay từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào Phòng kế toán Phòng kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính chính xác của chứng từ kế toán thì mới dùng chứng từ để ghi sổ kế toán Trình tự luân chuyển chứng từ được thự hiện như sau:

Trang 16

tài khoản kế toán tại công ty cũng rất được chú trọng.

Hệ thống tài khoản là một yếu tố không thể thiếu trong công táchạch toán kế toán tại mỗi doanh nghiệp Cũng như các doanh gnhiệp khác,công ty cũng sử dụng hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Trừ những tài khoản: 129,335,337,001,002,003,004,007,008

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện công tác hạchtoán, công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, 3 để theo dõi chi tiết từng nhómsản phẩm.

Công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán như sau:

Hiện tại, công ty đang sử dụng hình thức Nhật ký chung để hạchtoán tổng hợp Đặc điểm của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung, ghi theo trình tự thời gianvà định khoản kế toán của nghiệp vụ phát sinh đó Sau đó, lấy số liệu trênNhâtk ký chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hệ thống sổ kế toán của công ty đang áp dụng bao gồm các loại sổ sau:

- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật lý chitiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng và sổ cái các tài khoản ( Tk111,112,155,211,214,133,331,411 )

- Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các tài khaỏn 131,152,153,211,331 và cácbảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ nguyên vật liêu,công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.

Trang 17

Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty

Hiện nay, để giảm bớt khối lượng làm việc cho kế toán và đểthông tin kinh tế, tài chính được cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời côngty đã sử dụng hệ thống máy vi tính vào công tác kế toán Phần mềm kế toánđược công ty áp dụng là phần mềm kế toán máy Misa Phần mềm kế toán nàyđược thiết kế theo nguyên tắc Nhật ký - chứng từ.

Chứng từ kếtoán

Sổ kế toán -Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết

Bảng tổng hợp chứng từkế toán cùng loại

Báo cáo tài chínhBáo cáo kế toán quản trị

Phần mềm kế toán

Trang 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNHHÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ

TẠO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI

2.1 Đặc điểm và hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới phân tích

Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội làmột doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị máy công nghiệp, do vậy chu trìnhsản xuất sản phẩm thường dài, giá trị sản phẩm lớn Điều này sẽ làm cho tốc độlưu thông vốn sẽ chậm so với các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vựckhác.

Bên cạnh đó, do sản phẩm có giá trị lớn và nhu cầu tiêu thụ của sảnphẩm này không mang tính chất phổ biến, do vậy công ty hoạt động sản xuấtkinh doanh dựa vào đơn đặt hàng

Công ty xác định kết quả hoạt động kinh doanh theo từng quý, cuối kỳkế toán, tổng hợp và đánh giá hoạt động kinh doanh trong năm Do Công tyniêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nên thông tin về công ty khôngchỉ có Ban quản trị, Ban giám đốc quan tâm mà còn được rất đông các nhà đầutư quan tâm Kết quả kinh doanh trong từng quý là mục tiêu quan tâm của Bangiám đốc nhắm đưa ra những giải pháp tích cực, nâng cao hiệu quả kinh doanhtrong quý tiếp theo Đồng thời, là chỉ tiêu để các nhà đầu tư đưa ra quyết địnhsử dụng vốn của mình.

Từ đặc điểm đó, cho ta thấy muốn đánh giá đúng về tình hình tàichính của công ty khi phân tích tình hình tài chính của công chúng ta chủ yếutập trung phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệuquả kinh doanh và rủi ro tài chính của công ty Khi phân tích các chỉ tiêu tài

Trang 19

chính này, Công ty cần so sánh giữa các năm, đồng thời cần đánh giá chênhlệch giữa các quý để dánh giá tốc độ phát triển của Công ty trong vi mô.

Hệ thống báo cáo tài chính ở Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế vàVật liệu điện Hà Nội do kế toán trưởng lập, kế toán trưởng có trách nhiệm kiểmtra và báo cáo cấp trên, chịu trách nhiệm trực tiếp với cấp trên về nội dung củaBáo cáo Các báo cáo được lập định kì vào cuối mỗi quý và cuối năm Báo cáotài chính của công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinhdoanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính theo quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tàichính.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh tổng quáttoàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp.

Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện cócủa doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hìnhthành các tài sản đó

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tìnhhình tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kếtquả khác.

2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh

2.2.1 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giákết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích Đối vớiphân tích tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng so sánhngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là phân tích dọc).

Trang 20

So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đốivà số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính, còn so sánh dọc làviệc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêutrong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.

Không phải tất cả các trường hợp đều có thể áp dụng được phương phápnày, mà phải tùy từng hoàn cảnh điều kiện mà người phân tích chọn phươngpháp phân tích phù hợp.

- Điều kiện so sánh của chỉ tiêu

Để so sánh được với nhau các chỉ tiêu phải đảm bảo các điều kiện có thểso sánh Các chỉ tiêu sử dụng để so sánh phải thống nhất về nội dung phản ánh,về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường

Gốc so sánh

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, vì ta không thể so sánh được khi không có số liệu của năm gốc Việc xác định gốc phân tích tùy thuộc vào mục đích của nhà phân tích Gốc so sánh thường được xác dịnh theo thời gian và không gian.

+ Về mặt thời gian: Có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ này nămtrước hay lựa chọn các điểm thời gian (năm, tháng,tuần, ngày cụ thể ) để làmgốc so sánh.

+ Về không gian: Có thể lựa chọn tổng thể hay lựa chọn các bộ phận của tổngthể, lựa chọn các đơn vị khác có cùng điều kiện tương đương, để làm gốc sosánh.

2.2.2 Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố độc lập tới chỉ tiêu nghiên cứu Theo phương pháp này, để nghiêncứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, ta chỉ phải loại trừ ảnh hưởng của các

Trang 21

nhân tố còn lại Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới haidạng là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng củatừng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách thay thế lầnlượt các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉtiêu nghiên cứu khi trị số của nhân tố thay đổi.

Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thaythế liên hoàn Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ vớichỉ tiêu dưới dạng tích, được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng rồi đến nhântố chất lượng Khi phân tích ảnh hưởng của một nhân tố ta sử dụng phần chênhlệch của nhân tố đó nhân với trị số của những nhân tố khác, nhân tố chưa thayđổi trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đã thay đổi trị số chuyển sang kỳ phântích Cuối cùng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố để đưa ra đánh giá phùhợp.

2.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máybiến thế và Vật liệu điện Hà Nội

2.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty

Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty sẽ cung cấp chongười sử dụng một cái nhìn tổng quát nhất về bức tranh tài chính của công ty.Kết quả đánh giá sẽ cho phép người sử dụng báo cáo tài chính thấy được thựcchất của quá trình sản xuất kinh doanh và dự toán được khả năng phát triển củacông ty trong những năm tới, đồng thời có thể đưa ra quyết định đúng đắn chomục đích của mình.

Đánh giá cơ cấu và tình hình biến động của tài sản

Việc đánh giá cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản giúp chonhững nhà quản trị có cách nhìn đúng đắn về việc đầu tư vào các loại tài sản

Trang 22

của doanh nghiệp mình đã hợp lý hay chưa Vì sao giá trị của loại tài sản nàylại lớn, của tài sản khác lại nhỏ, cơ cấu của các loại tài sản đã phù hợp vớidoang nghiệp mình hay chưa? Nếu chưa thì doanh nghiệp sẽ có cách giải quyếtnhư thế nào cho hợp lý?

Dựa vào BCĐKT phần tài sản ngày 31/12/2008 của công ty(xem phụlục), ta lập được bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản (Bảng 1).

Từ các chỉ tiêu trong bảng 1, ta thấy rằng :

Tổng tài sản cuối năm tăng so với đầu năm là 5.254.094.476 đồng,tương ứng với 9,2% Trong đó tài sản dài hạn tăng nhiều khoảng gần 4 tỷ đồng,tương ứng với 28,1% so với đầu năm làm cho tỷ trọng của tài sản dài hạn lạicàng tăng so với cơ cấu tài sản đầu năm là 24,7%, cuối năm 2008 con số này là29% Mặt khác, tỷ trọng tài sản ngắn hạn lại giảm, và tỷ lệ giảm đúng bằng tỷlệ tăng của tài sản dài hạn,khoảng 4,3% Vậy lý do mà tài sản ngắn hạn giảm,tài sản dài hạn tăng là gì? Và cơ cấu tài sản như hiện nay đã hợp lý hay chưa?Chúng ta sẽ đi vào phân tích các chỉ tiêu cụ thể để tìm nguyên nhân cho lý dotrên.

Khoản mục tiền và tương đương tiền tăng không đáng kế,tăng347.092.139 đồng so với đầu năm, tương ứng là 5,6% Như vậy, tiền vốn củadoanh nghiệp hiện đang được sử dụng rất tốt, không có tình trạng nguồn vốnnhàn rỗi.

Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cuối năm giảm nhiềuso với đầu năm Đầu năm 2008, giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn làhơn 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2008, giá trị này là 0 đồng.

Các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm, điều này chứng tỏ khả năng thuhồi nợ trong năm của doanh nghiệp tương đối tốt hoặc cũng có thể do mức tiêuthụ trong năm của doanh nghiệp không cao Cụ thể, khoản phải thu ngăn hạngiảm 2.861.335.585 đồng, tương ứng khoảng 21% Khoản phải thu ngắn hạn

Trang 23

giảm hơn 2 tỷ đồng, nhưng khoản mục tiền và tương đương tiền của doanhnghiệp chỉ tăng không đáng kể, câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp đã sử dụngkhoản tiền đó vào mục đích gì? Và liệu trong nền kinh tế như hiện nay thìquyết định đó có phù hợp hay không?

Nguyên nhân chính của việc tài sản ngắn hạn giảm tỷ trọng so với đầunăm là do các khoản phải thu ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm.

Mặt khác, tỷ trọng hàng tồn kho cuối năm của doanh nghiệp lại tăng sovới đầu năm, cụ thể tăng hơn 4 tỷ đồng, tương ứng với 24,1% Điều này chothấy trong năm tài chính, khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp bị giảm xuống,và nguồn vốn của công ty có dấu hiệu bị ứ đọng ở hàng tồn kho Tốc độ quayvòng của đồng vốn có dấu hiệu giảm Công ty nên phát huy tích cực và cảithiện các khâu như bán hàng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm để tạo mối quanhệ tốt với khách hàng và đẩy nhanh sức tiêu thụ.

Tài sản ngắn hạn có tỷ lệ tăng và giảm gần xấp xỉ nhau, do vậy nguyênnhân chính khiến tài sản biến động là nằm ở tài sản dài hạn.

Với một doanh nghiệp sản xuất thì tài sản cố định là yếu tố không thểthiếu trong doanh nghiệp Trong năm 2008, tài sản cố định của công ty tăng3.805.997.409 đồng, tương ứng 27,4% Điều này chứng tỏ trong năm 2008,công ty đã đầu tư mua sắm tài sản cố định Là một doanh nghiệp sản xuất trongngành công nghiệp mà tỷ trọng tài sản cố định so với tổng tài sản là 29%,chứng tỏ trang thiết bị sử dụng cho việc sản xuất của công ty chưa được đầu tưđúng mức, cơ cấu tài sản trong công ty chưa thực sự phù hợp với ngành Dovậy, công ty nên có những giải pháp đầu tư tài sản phù hợp, cân đối hợp lý cơcấu tài sản để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và đẩynhanh quá trình tiêu thụ nhẵm đưa lại mức lợi nhuận cao nhất .

Trang 24

Chỉ tiêu

Số tiền(đồng)Tỷtrọng

Số tiền(đồng)Tỷtrọng

Số tiền(đồng)%A.Tài sản ngắn hạn10044.251.213.055 0,7142.968.259.429 0,7531.282.953.6263

I.Tiền và các khoản tương đương tiền

-IV.Các khoản đầu tư tài chính dàihạn

Tổng tài sản

270

62.329.533.113

57.075.438.637

Bảng 1: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản

Trang 25

Đánh giá cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn

Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì phải có tài sản, tài sản làphương tiện, là công cụ để doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của mình.Tài sản được đầu tư, tài trợ bằng nguồn vốn, một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp doanhnghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn Việc phân bổ cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu vànợ phải trả như thế nào là phù hợp phụ thuộc vào nhà quản lý, vào năng lực củanhà quản lý và hoàn cảnh kinh doanh của công ty Nhưng vấn đề đặt ra là tỷ trọngnợ phải trả so với tổng nguồn vốn tối thiểu là bao nhiêu thì được đánh giá là hợplý, và có đủ điều kiện để đánh giá doanh nghiệp có một tình hình tài chính vữngmạnh?

Với một doanh nghiệp sản xuất thì nguồn VCSH và nợ dài hạn của doanhnghiệp phải đủ để tài trợ cho TSDH TSDH là tài sản có thời gian sử dụng lâu dài,vốn thu hồi chậm, do đó nó phải được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, lâudài.

Với Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội, quaphân tích Bảng 2, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty cuối năm đã tăng so với đầunăm là 5.254.094.476 đồng, tương ứng là 9,2% Nguyên nhân tăng chủ yếu là donhân tố cơ bản là Nợ phải trả biến động.

Cụ thể là Nợ phải trả của công ty tăng từ 18.682.217.197 đồng lên26.191.432.424 đồng, tức là tăng 7.509.215.227 đồng tương ứng 40,2% Tỷ trọngnợ của công ty cũng tăng lên từ 32,7% lên 42% Điều này chứng tỏ trong năm hiệntại công ty chưa tích cực trả nợ Mặt khác, tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồnvốn trong cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 45%, điều này chứngtỏ VCSH của công ty có khả năng tài trợ hơn một nữa tổng tài sản Yếu tố này làmcho bức tranh tài chính của Công ty trở nên lành mạnh hơn.

Trang 26

Nợ phải trả tăng lên là do Nợ ngắn hạn Con số này cho biết, Công ty phảinhanh chóng có kế hoạch và biện pháp kịp thời để trả số nợ ngắn hạn trong nămtới Nếu Công ty không trả kịp thời, sẽ dẫn đến nợ quá hạn, khi nợ quá hạn nhiều,sẽ phát sinh thêm chi phí làm cho chi phí của khoản nợ này là rất lớn Điều này ảnhhưởng không tốt đến tình hình tài chính và uy tín của Công ty

Vốn chủ sở hữu của Công ty đầu năm giảm so với cuối năm là2.265.220.751 đồng, tương ứng là 5,9%, nguyên nhân chính là do giảm lợi nhuậnchưa phân phối.

Như vậy qua phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọnglớn, đáp ứng được nhu cầu về tài chính của doanh nghiệp Là một công ty sản xuất thiết bị, cơ cấu vốnnhư thế là hợp lý Tuy nhiên, hiện tại nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng và công tyđang phải đối mặt với những khoản nợ trước mắt Công ty rất cần đến sự quyết định nhạy bén của nhàquản lý để giải quyết tức thời những khoản Nợ ngắn hạn cần phải thanh toán trong năm, đưa ra nhữnggiải pháp ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 27

Chỉ tiêu

Trang 28

Để đánh giá mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp Các nhà phân tích còn sử dụng hai hệ số sau:

Vốn CSH1.Hệ số tài trợ =

Tổng nguồn vốn 0,673 0,58 Vốn CSH

2.Hệ số tự tài trợ =

Tổng TSDH 2,72 1,99

Bảng 3: Chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính

Nhìn vào kết quả phân tích ta thấy cả hai chỉ tiêu trên đều rất cao: chỉ tiêu(1) đều lớn hơn 0,5 trong cả hai thời điểm đầu và cuối năm Chỉ tiêu (2) cho biếtnăm 2007, một đồng TSDH của công ty được tài trợ bằng 2,72 đồng VCSH, năm2008 con số này là 1,99 đồng, giảm 0,73 đồng.

Điều này cho thấy VCSH của doang nghiệp không những đủ để tài trợ choTSDH mà còn tài trợ được một phần TSNH.

Qua những chỉ tiêu phân tích trên ta thấy nhìn chung tình hình tài chính củacông ty là tương đối ổn định và lành mạnh, mức độ tự chủ về tài chính là tương đốicao.

2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toánPhân tích tình hình công nợ của công ty

Trong mọi trường hợp, dù có lý do nào đi chăng nữa thì việc đi chiếm dụng vốn của người khác hay bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn đều không tốt Theo lý thuyết, một doanh nghiệp được coi là có nền tài chính lành mạnh khi

Trang 29

doanh nghiệp đó không bị chiếm dụng vốn và không đi chiếm dụng vốn của ngườikhác Nhưng đó chỉ là trên mặt lý thuyết, còn trong thực tế hoạt động sản xuất kinhdoanh là vô cùng phức tạp và khác xa rất nhiều Một doanh nghiệp không thểkhông đi chiếm dụng vốn của người khác vì nhu cầu về vốn của mình Ví dụ khicông ty cần mua yếu tố đầu vào cho sản xuất như là NVL nhưng hiện tại công tykhông có đủ tiền để chi trả cho khoản mua đó, công ty có thể nợ và trả tiền sau.Trong mối quan hệ làm ăn, việc quan hệ với các đối tác sẽ tạo uy tín cho công ty,niềm tin của đối tác đối với công ty nên công ty có thể mua các yếu tố đầu vào chosản xuất mà không cần thanh toán ngay Đây cũng là một điều kiện giúp công ty cóthể nắm bắt được các cơ hội sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho công nhântrong điều kiện nguồn vốn nhàn rỗi của mình không lớn.

Mặt khác, để thu hút được nhiều khách hàng, công ty áp dụng phương phápcho khách hàng chịu Sẽ có rất nhiều khách hàng muốn mua hàng nhưng tại thờiđiểm cần mua hàng thì không đủ tiền để chi trả Do vậy, bằng uy tín mà kháchhàng tạo với công ty, công ty sẽ cân nhắc và cho phép khách hàng chiếm dụng mộtphần vốn của mình

Hơn nữa, sản phẩm mà công ty sản xuất có giá trị lớn, thế nên việc bị chiếmdụng vốn có thể được coi là điều hiển nhiên trong sản xuất.

Vấn đề đặt ra là tỷ lệ giữa vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng baonhiêu là hợp lý Các nhà phân tích cho rằng tỷ lệ này bằng 1 là hợp lý, và nó có thểxê dịch lên xuống nhưng với tỷ lệ vừa phải Trong thực tế có rất ít doanh nghiệpđạt được tỷ lệ bằng 1, nhưng giới phân tích đều cho rằng đây sẽ là tỷ lệ chuẩn màcác doanh nghiệp đều phải lấy đó làm mục tiêu để hướng tới.

Trước khi phân tích tỷ lệ này, chúng ta sẽ xem xét qua tình hình tăng giảmcác khoản phải thu của công ty trong hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2008.

Trang 30

Bảng 4: Phân tích tình hình tăng giảm các khoản phải thu

Theo tài liệu trong bảng phân tích trên, ta thấy:

Các khoản phải thu của doanh nghiệp cuối năm giảm so với đầu năm23,12% về số tương đối và 3.457.935.749 đồng về số tuyệt đối Nguyên nhânchính làm cho nợ phải thu giảm là do phải thu khách hàng của doanh nghiệp giảmnhanh 2.414.322.026 đồng tương ứng 17,78% chiếm khoảng 84,38% khoản giảmxuống tương ứng của các khoản phải thu

Dựa vào số liệu trong sổ chi tiết TK 131 và hệ thống báo cáo tài chính, tatính được:

Tổng số tiền hàng

Số vòng luân bán chịu 89,321.627.610

chuyển các = = = 7,35khoản phải thu Số dư bình quân 12.146.134.670

các khoản phải thu

Trang 31

Thời gian quay Thời gian kỳ phân tích 365

vòng của các = = = 49,66khoản phải thu Số vòng luân chuyển 7,35

các khoản phải thu

Trong khi thời gian mà công ty cho khách hàng nợ ghi trong hợp đồng là 30ngày thì thời gian quay vòng của các khoản phải thu là hơn 49 ngày, gấp 1,6 lần.Công ty cần xem xét lại công tác thu hồi nợ của mình Bởi điều này ảnh hưởng trựctiếp đến tình hình sản xuất của công ty Thu hồi nợ chậm sẽ làm vốn lưu chuyểnchậm và không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty.

Để xem xét tỷ lệ của việc bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn củangười khác có hợp lý hay không, chúng ta sẽ đi phân tích tình hình tăng giảm cáckhoản nợ phải trả để biết được tình trạng chiếm dụng vốn này có hợp lý haykhông? Có điểm nào cần phải lưu ý hay không?

Chỉ tiêu

sốCuối năm 2008Đầu năm 2008

Chênh lệchSố tiền%A.Nợ phải trả30026.191.432.42418.682.217.1977.509.215.227 40,2I.Nợ phải trả ngắn hạn31026.158.847.67418.649.632.4477.509.215.227 40,2

1.Vay và nợ ngắn hạn31110.184.112.1105.836.903.6074.347.208.503 74,52.Phải trả người bán3126.079.179.1168.539.342.660-2.460.163.544 28,83.Người mua trả tiền

3132.143.862.2422.122.508.12521.354.115 1,0064.Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước

314216.070.585289.387.531-73.316.946 25,335.Phải trả người lao

3153.259.641.1241.639.528.4441.620.112.680 98,86.Các khoản phải trả

3194.275.982.497221.962.0804.037.679.044 1819

II.Nợ dài hạn33032.584.75032.584.7500Tổng26.191.432.424 18.682.217.1977.509.215.227 40,2

Bảng 5: Phân tích tình hình tăng giảm các khoản nợ phải trả

Trang 32

Nếu như các khoản phải thu giảm xuống thì các khoản phải trả của công tytăng lên đáng kể Cuối năm 2008 tăng 7.509.215.227 so với đầu năm, tương ứng là40,2% Câu hỏi đặt ra là công ty vay nợ để làm gì? Một giả thuyết đặt ra là công tycó thể vay tiền mua chứng khoán ngắn hạn hoặc có thể trong năm công ty muanhiều NVL để đầu tư cho sản xuất trong kỳ.

Tình hình nợ phải trả của công ty còn được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Tổng số tiền hàng

Số vòng luân mua chịu 61.644.213.520

chuyển các = = = 7,7khoản phải trả Số dư bình quân 8.010.507.859

phải trả người bán

Thời gian quay Thời gian kỳ phân tích 365

vòng của các = = = 47,4 ngàykhoản phải trả Số vòng luân chuyển 7,7

các khoản phải trả

Thời gian các khoản phải trả và các khoản phải thu không chênh lệch nhaulà mấy, điều này chứng tỏ bản thân công ty cũng để tình trạng dây dưa nợ, chiếmdụng vốn của người khác.

Ngoài ra các khoản phải trả khác và phải trả người lao động cũng tăng rấtnhiều Cụ thể, phải trả người lao động tăng 98,8% tương ứng 1.620.112.680 đồng.Còn phải trả khác tăng 1819%, tương ứng 4.037.679.044 đồng.

Phân tích khả năng thanh toán

Trang 33

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của một công ty, nếu chỉ dựa vàomột cơ cấu tốt về tài sản và phân bổ nguồn vốn tốt thì chưa đủ Các nhà phân tíchcần tìm hiểu thêm khả năng thanh toán của doanh nghiệp Nếu khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp được đánh giá tốt thì điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệpcó đủ và thừa khả năng thanh toán các khoản nợ của mình Và chứng tỏ tình hìnhtài chính của công ty là ổn định và không có vấn đề gì Trong trường hợp ngượclại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị hạn chế thì chắc chắn ảnh hưởngkhông tốt tới tình hình tài chính, bức tranh tài chính của doanh nghiệp sẽ đượcđánh giá là không tốt Do vậy, việc phân tích các tỷ số về thanh toán là vô cùngquan trọng và các nhà đầu tư nên phân tích tỷ mỉ các tỷ số về khả năng thanh toánđể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

Qua phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng quát, ta thấy: Tổng rài sản củacông ty hiện có thừa khả năng để trả nợ Hệ số này đầu năm là 3,05 và cuối năm là2,38 giảm 0,67 tương ứng với giảm 21,9%.Tỷ lệ giảm của công ty tuy là lớn nhưngtrong cả đầu và cuối năm 2008 đều lớn hơn 2 Điều này chứng tỏ với tiềm lực hiệncó của công ty thì số nợ của công ty là không đáng ngại.

Vấn đề đặt ra là có phải chăng toàn bộ VCSH và nợ của công ty đã tập trungđầu tư hết vào tài sản dài hạn không? Nếu như vậy thì rõ ràng tính lỏng của tài sảnvà hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản là kém Nên khi chủ nợ đòicông ty thanh toán tiền nợ ngắn hạn thì ngay lúc đó, công ty sẽ không đủ khả năngđể thanh toán khoản nợ này Đây cũng là nguyên nhân khiến công ty sẽ rơi vàotình trạng tài chính điêu đứng, mất uy tín với nhà cung cấp và có thể dẫn tới phásản Để có được cái nhìn đúng đắn hơn, ta tiếp tục phân tích các hệ số

Nhìn vào Bảng 6, ta thấy đầu năm, một đồng nợ ngắn hạn của công ty đượcđảm bảo bằng 2,3 đồng TSNH và đến cuối năm 2008 là 1,69 đồng, giảm tươngứng là 26,5% Khả năng thanh toán NNH cuối năm của công ty giảm so với đầunăm, tuy vậy TSNH của công ty vẫn có thừa để trang trải nợ ngắn hạn.

Trang 34

Tuy vậy cần xem xét tỷ trọng lớn nhất của TSNH là gì? Trong thành phầnTSNH của công ty, hàng tồn kho chiếm 53,56% cuối năm và 44,5% đầu năm,chứng tỏ vốn bị ứ đọng nhiều ở hàng tồn kho, mà hàng thì chưa thể bán đi được,tính lỏng của loại tài sản này không cao Công ty sẽ gặp khó khăn khi các chủ nợđồng loạt đòi tiền.

Việc phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể giúp ban giám đốcbiết trước tình hình tài chính để có biện pháp kịp thời ứng phó Hệ số thanh toánnhanh bằng bao nhiêu là đủ và doanh nghiệp cần phải dự trữ một khoản tiền nhưthế nào cho hợp lý đang là vấn đề khiến các nhà phân tích phải suy nghĩ và xemxét Không một con số nào chính xác cho chỉ tiêu này, hệ số là cao hay thấp tùythuộc vào quan niệm của từng nhà đầu tư và tùy thuộc và môi trường kinh doanhcủa công ty, doanh nghiệp đó Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến và Vật liệu điệnHà Nội là công ty sản xuất thiết bị công nghiệp và gia dụng, do vậy lượng hàng tồnkho cao có thể chấp nhận được do sản phẩm có giá trị lớn, giá thành cao và khảnăng lỗi thời thấp Mặt khác, công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên tìnhtrạng nợ khó đòi là rất hạn chế Do vậy, công ty có thể có hệ số thanh toán nhanhthấp hơn các doanh nghiệp khác, tuy nhiên các nhà phân tích phải nghiên cứu đểđưa ra được hệ số hợp lý cho công ty mình.

Xem xét chỉ tiêu này, ta thấy đầu năm, hệ số này là 0,328 và cuối năm là0,247 giảm 0,081 tương ứng 24,7% Có thể nói trong năm 2008, tình hình thanhtoán nhanh của doanh nghiệp bị hạn chế.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm cũng giảm so với đầu năm Cụ thể, cuối năm 2008 hệ số này là 1,69 còn đầu năm 2008 là 2,3 giảm 0,61 tương ứng 26,5% Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không Tuy cuối năm giảm so với đầu năm, nhưng tại cả hai thời điểm chỉ tiêu này là

Trang 35

Chỉ tiêuĐầu năm2008

Cuối năm2008

Chênh lệch

1.Hệ số khả năng Tổng tài sản =

thanh toán TQ Nợ phải trả

Ngày đăng: 07/12/2012, 11:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp chứng từ  kế toán cùng  loại - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (Trang 17)
Bảng 1: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản (Trang 25)
Bảng 2: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 2 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn (Trang 28)
Bảng 3: Chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 3 Chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính (Trang 29)
Bảng 4: Phân tích tình hình tăng giảm các khoản phải thu - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 4 Phân tích tình hình tăng giảm các khoản phải thu (Trang 31)
Bảng 5: Phân tích tình hình tăng giảm các khoản nợ phải trả - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 5 Phân tích tình hình tăng giảm các khoản nợ phải trả (Trang 32)
Tình hình nợ phải trả của công ty còn được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:                                - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
nh hình nợ phải trả của công ty còn được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: (Trang 33)
Bảng 6: Phân tích khả năng thanh toán của Công ty - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 6 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty (Trang 36)
Bảng 7: Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 7 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh (Trang 38)
Bảng 9: Đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 9 Đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản (Trang 40)
Bảng 10: So sánh hiệu quả sử dụng tài sản giữa hai công ty cùng ngành - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 10 So sánh hiệu quả sử dụng tài sản giữa hai công ty cùng ngành (Trang 41)
Bảng 11: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 11 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (Trang 42)
Bảng 12: Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 12 Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH (Trang 44)
Bảng 13: Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của TSNH - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 13 Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của TSNH (Trang 45)
Bảng 14: Đánh giá tốc độ luân chuyển HTK - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 14 Đánh giá tốc độ luân chuyển HTK (Trang 46)
Tài sản là biểu hiện bằng hiện vật của vốn, vốn chính là nguồn hình thành nên tài sản - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
i sản là biểu hiện bằng hiện vật của vốn, vốn chính là nguồn hình thành nên tài sản (Trang 47)
Bảng 16: Đánh giá hiệu quả sử dụng VCSH - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Bảng 16 Đánh giá hiệu quả sử dụng VCSH (Trang 48)
1.TSCĐ hữu hình 221 13.430.336.020 17.706.202.179 - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
1. TSCĐ hữu hình 221 13.430.336.020 17.706.202.179 (Trang 62)
3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 (Trang 63)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w