Luận văn : Báo cáo tài chính với việc phântích tình hình tài chính tại công ty Xăng Dầu B12
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồntại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lãi Để đạt được mục tiêunày nhà quản trị phải lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chứcthực hiện những quyết định đó nhằm đặt mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận,không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường Trong hoạt động sản xuất cũng như kinhdoanh, có rất nhiều vấn đề nảy sinh mà phần lớn là các vấn đề về tài chính.Do đó, cơ sở của hầu hết mọi quyết định quản trị đều dựa trên những kếtluận rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong hoạt động của doanhnghiệp và bằng các công cụ khác nhau.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là cơ sở quan trọng giúp
nhà quản trị thực hiện tốt chức năng của mình.Việc thường xuyên tiến hànhphân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quanchủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuấtkinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định một cách đầy đủ,đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hìnhtài chính Qua đó, giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tiềmnăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trongtương lai của doanh nghiệp, để họ có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu,những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinhtế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kế toán rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp đồng thời
là nguồn thông tin tài chính cơ bản đối với người ngoài doanh nghiệp Dođó, sự phân tích tài chính trước hết tập trung vào các số liệu được cung cấptrong các báo cáo kế toán kết hợp thông tin bổ sung của các bộ phận quảnlý Chính vì thế, việc lập các báo cáo này một cách có hệ thống, số liệu phản
Trang 2ánh kịp thời sẽ là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp với các đối tác liênquan.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập báo cáo tài chính cũng nhưcông tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, nên trong thời gian họctập tại trường Đại học Công Đoàn và được thực tập công ty Xăng Dầu B12
em đã tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu đề tài: “Báo cáo tài chính với việcphân tích tình hình tài chính tại công ty Xăng Dầu B12”.
Đề tài gồm 3 chương :
Chương I Lý luận chung về báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình
tài chính doanh nghiệp
Chương II.Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty Xăng Dầu
B12 thông qua báo cáo tài chính
Chương III Những giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính và tình hình tài
chính của công ty Xăng Dầu B12.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể CBCNV phòng Tài chính - Kế toánCông ty xăng dầu B12 Đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Gái đãgiúp tôi hoàn thành khoá luận này.
Trang 3CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCHTÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp
Hoạt động tài chính là một nội dung cơ bản thuộc hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phátsinh trong quá trình kinh doanh, được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thựchiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trịdoanh nghiệp Hoạt động tài chính giữ vị trí và vai trò quan trọng trong sựphát triển của doanh nghiệp nên việc tổng kết, phân tích và đánh giá tìnhhình tài chính là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối
chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành với quá khứ thôngqua hệ thống các phương pháp và công cụ khác nhau nhằm đánh giá tiềmnăng, hiệu quả cũng như những rủi ro và triển vọng của doanh nghiệp trongtương lai
Một doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế luôn là đối tượng của nhiềunhóm người khác Để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt độngkinh doanh của mình, nhằm đem lại tối đa lượng tài sản cho bản thân thì họluôn đặt ra nhu cầu hiểu biết về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp màcụ thể là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo kế toán rất hữu íchđối với việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính cơbản đối với người ngoài doanh nghiệp Do đó, sự phân tích tài chính trướchết tập trung vào các số liệu được cung cấp trong các báo cáo kế toán kếthợp thông tin bổ sung của các bộ phận quản lý Đáp ứng nhu cầu của các chủthể sử dụng kết quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp, bản thân phân
Trang 4tích chỉ ra những thay đổi chủ yếu và những chuyển biến theo xu hướngtrong những mối quan hệ kinh tế xuất phát từ quá trình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp.
Như vậy, từ các thông tin tài chính chi tiết hay những con số thống
kê, phân tích thực sự là “việc làm cho các con số biết nói” để có thể quyết
định một cách trực tiếp và hiệu quả Chính vì thế, phân tích báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như bangiám đốc, các nhà đầu tư, cổ đông, các chủ nợ, khách hàng, các nhà cho vaytín dụng, nhân viên ngân hàng, các cấp quản lý, bảo hiểm Mỗi nhóm ngườinày có nhu cầu thông tin khác nhau do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trungvào các khía cạnh khác nhau trong bức tranh tài chính của đơn vị Mặc dùmục đích của họ là khác nhau nhưng thường liên quan đến nhau và do vậycác công cụ và kỹ thuật phân tích cơ bản mà họ sử dụng để phân tích tìnhhình tài chính là giống nhau
- Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp
Nhà quản lý doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu các hoạt động tàichính gọi là phân tích nội bộ Phân tích nội bộ hoàn toàn khác với phân tíchtừ bên ngoài, những nhà phân tích nội bộ có ưu thế rõ ràng về chất lượngthông tin và sự hiểu biết về doanh nghiệp Mối quan tâm hàng đầu của cácnhà phân tích nội bộ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Để đạt đượcmục tiêu đó, người quản lý doanh nghiệp phải đưa ra các quyết sách đúngnhư :
- Các quyết định đầu tư dài hạn và ngắn hạn.- Việc tìm kiếm nguồn tài trợ
- Sử dụng vốn và tài sản sao cho có hiệu quả cao nhất
Như vậy, mục tiêu cơ bản và thử thách sống còn của doanh nghiệp làthanh toán được nợ và kinh doanh có lãi Chỉ quá trình phân tích tài chínhthận trọng và đầy đủ mới có thể tìm ra mấu chốt và những vấn đề còn bất cậptrong toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Ví dụ như về hiệu quả
Trang 5sử dụng tài sản cố định còn chưa hiệu quả, vòng quay vốn lưu động thấp, khảnăng thanh toán không đủ đáp ứng dẫn đến nguy cơ phải giải phóng tài sảnđể thanh toán nợ đến hạn trên cơ sở đó mới có thể tìm giải pháp hữu hiệuđể khắc phục
- Đối với các chủ nợ
Các chủ nợ bao gồm ngân hàng, các doanh nghiệp cho vay, ứng trướchay bán chịu, mối quan tâm của họ thường hướng tới khả năng trả nợ củadoanh nghiệp đi vay Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến tiền và các khoản có thểquy thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để có thể nhận biếtđược khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Đối với các khoản nợdài hạn thì còn phải quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, vì khảnăng này liên quan trực tiếp đến việc thanh toán vốn sẽ diễn trong tương lai.
Như vậy trước khi cho vay, người cho vay phải nghiên cứu khả năngthanh toán của doanh nghiệp để trả lời các câu hỏi:
-Tình hình tài chính của doanh nghiệp là mạnh hay yếu ?
-Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ đến hạn hạn hay không ?
-Doanh nghiệp có thực hiện được doanh thu thoả đáng so với vốn đầu tư vàotài sản lưu động và cố định hay không ?
-Doanh nghiệp có thể đạt mức lợi nhuận là bao nhiêu trước khả năng khôngthể đáp ứng chi phí cố định như lãi suất, tiền thuê nhà đất, các khoản chi trảcố định khác ?
Nếu doanh nghiệp thua lỗ, các tài sản sẽ mất giá trị bao nhiêu so với consố trong bảng tổng kết tài sản trước khi các chủ nợ được bảo hiểm chấp nhậnthiệt hại Từ những phân tích trên, các chủ nợ sẽ xem xét, dự báo được mứcđộ rủi ro đối với các khoản cho vay, cân nhắc giữa doanh lợi và rủi ro, đi đếnquyết định có cho vay hay không
- Đối với nhà đầu tư
Đây là các doanh nghiệp, các cá nhân quan tâm trực tiếp đến tính toáncác giá trị doanh nghiệp, họ giao vốn cho doanh nghiệp sử dụng và sẽ cùng
Trang 6chịu mọi rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải Thu nhập của nhà đầu tư là tiềnchia lợi tức và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư Hai yếu tố này chịu ảnhhưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp Các nhà đầu tư lớn thườngdựa vào các nhà chuyên môn những người chuyên phân tích tài chính,chuyên nghiên cứu kinh tế về tài chính để phân tích làm dự báo triển vọngcủa doanh nghiệp.
Đối với các nhà đầu tư hiện tại cũng như các nhà đầu tư tiềm năng thìmối quan tâm trước hết của họ là việc đánh giá những đặc điểm đầu tư củadoanh nghiệp Các đặc điểm này có yếu tố rủi ro, sự hoàn hảo, lãi cổ phầnhoặc tiền lời, sự bảo toàn vốn, khả năng thanh toán vốn, sự tăng trưởng vàcác yếu tố khác Các nhà đầu tư quan tâm đến sự an toàn về vốn đầu tư củahọ thông qua tình hình được phản ánh trong điều kiện tài chính của doanhnghiệp và tình hình hoạt động của nó
Mặt khác, các nhà đầu tư còn quan tâm tới thu nhập của doanh nghiệp.Họ quan tâm tới tiềm năng tăng trưởng, các thông tin liên quan đến việcdoanh nghiệp đã giành nhưng nguồn tiềm năng gì và như thế nào, những loạirủi ro nào mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, doanh nghiệp có sử dụng đònbẩy tài chính không ? Ngoài ra, các nhà đầu tư còn quan tâm tới việc điềuhành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý trong doanh nghiệp đểcó thể ra các quyết định đầu tư
- Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp.
Lương là khoản thu nhập chính trong doanh nghiệp Vì vậy, người hưởnglương buộc phải quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Cáchquan tâm của người hưởng lương đến tình hình tài chính của doanh nghiệpmột cách đơn giản hơn các đối tượng khác, câu hỏi lớn nhất mà họ đặt ra là :Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không,lợi nhuận đạt đến mức nào, nếu lỗ thì là bao nhiêu, triển vọng trong tương lailà tăng lên hay gặp khó khăn ? chỉ có phân tích tài chính mới có thể trả lờiđược câu hỏi này.
Trang 7Như vậy, có thể nói,mục đích cao nhất của phân tích tài chính là đảmbảo tối đa hoá giá trị Quy luật cạnh tranh luôn luôn tồn tại trong nền kinh tếthị trường, để đứng vững và phát triển doanh nghiệp cần có chiến lược kinhdoanh đúng đắn, cụ thể hợp lý tạo thế mạnh riêng cho mình Bởi vậy, phântích tình hình tài chính doanh nghiệp là hết sức quan trọng, giúp nhà phân
tích có thể nhận dạng một cách trung thực tình trạng “sức khoẻ’’ của doanh
nghiệp, từ đó đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp
2.Trình tự và phương pháp phân tích tình hình tài doanh nghiệp
Trình tự phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
- Xác định mục tiêu phân tích
Mỗi chủ đề đều có những yêu cầu khác nhau đối với công tác phân tíchtài chính Vì vậy, họ cần đi sâu vào những nội dung khác nhau trong quátrình phân tích Xác định mục tiêu phân tích sẽ giúp nhà phân tích sử dụngnhững phương pháp thích hợp và tập trung vào những vấn đề cụ thể hơn.Những người sử dụng khác nhau sẽ đưa ra các quyết định khác nhau theonhững mục đích khác nhau :
- Quyết định quản lý doanh nghiệp - Quyết định mua bán tín phiếu
- Quyết định chấp nhận hay từ chối tín dụng
- Quyết định mua toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp .
Phân tích tài chính của nhóm người sử dụng khác nhau đòi hỏi phải đápứng vấn đề chuyên môn của mỗi nhóm
- Thu thập thông tin
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải vàthuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quátrình dự đoán tài chính nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến nhữngthông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và các thông tin khác nhau,những thông tin về số lượng và giá trị trong đó: các thông tin kế toán phản
Trang 8ánh tập trung trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp, là những thông tin đặcbiệt quan trọng Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báocáo kế toán trong doanh nghiệp
- Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của quá trình phân tích tình hình tài chính là quá trìnhxử lý thông tin đã thu thập được Trong giai đoạn này, người sử dụng thôngtin ở góc độ nghiên cứu khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khácnhau phục vụ mục tiêu phân tích đặt ra: xử lý thông tin là quá trình sắp xếpcác thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giảithích đánh giá xác định nguyên nhân của các kết quả đã được phục vụ choquá trình dự đoán và quyết định
Trong việc xử lý thông tin, người ta chú trọng đến việc sử dụng cácphương pháp phân tích thích hợp để làm việc với thông tin đó.
Phương pháp phân tích tài chính: bao gồm một hệ thống các công cụ vàbiện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối quanhệ bên trong chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp
- Có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp trong thựctế người ta có thể sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp so sánh
- Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải bảo đảm các điều kiện có thể sosánh được các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, nội dung tínhchất và đơn vị tính toán ) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc sosánh Gốc so sánh được chọn là là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳphân tích được chọn bàng số tuyệt đối, số tương đối huặc số bình quân, nộidung so sánh gồm :
+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xuhướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự thâm hụt hay thụt lùitrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trang 9+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số với số thực hiện kỳ trước để thấymức phấn đấu của doanh nghiệp.
+ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, củacác doanh nghiệp khác nhau để đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được.
+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổngthể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để tháy sự biến đổi cả về sốlượng tương đối và tượng đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kếtoán liên tiếp.
Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực, các tỷ lệ của đại lượng tàichính trong quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi của các đạilượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định cácđịnh mức để nhận xét, đánh giá tinh hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷlệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp các tỷ lệ tài chính được phânthành các nhóm tỷ lệ tài chính đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bảntheo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là các nhóm, tỷ lệ về khảnăng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về nănglực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời.
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phậncủa hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độphân tích người phân tích lựa chọn các nhóm tỷ lệ khác nhau để phục vụmục tiêu phân tích của mình.
II Báo cáo kế toán tài chính tài liệu chủ yếu sử dụng trong phân tíchtình hình tài chính doanh nghiệp
1.Khái niệm và vai trò của báo cáo kế toán tài chính
+Báo cáo tài chính là những bản báo cáo được lập dựa vào nhưng bản
báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ
Trang 10sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm nhấtđịnh Các báo cáo tài chính phản ánh một hệ thống tình hình tài sản của đơnvị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụngvốn trong thời hạn nhất định Đồng thời được giải trình giúp cho các đốitượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tìnhhình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra quyết định phù hợp.
+ Tác dụng và ý nghĩa của báo cáo tài chính
°Trong nền kinh tế thị trường, đối tượng sử dụng các thông tin kinh tế rấtrộng rãi: Các nhà quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, cổ đông chủ đầutư, chủ tài trợ Vì vậy, báo cáo tài chính có vai trò quan trọng mà cụ thể là :+ Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết, giúp kiểm tra phân tíchmột cách tổng hợp toàn diện, có hệ thóng tình hình sản xuất kinh doanh, tìnhhình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.
+ Cung cấp nhưng thông tin số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toánkinh doanh, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính của doanhnghiệp.
+Cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phân tích đánh giá nhữngkhả năng và tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, giúp cho công tácdự báo và lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
˜Ngoài các vai trò trên báo cáo kế toán tài chính còn có nhiều tác dụng
đối với người sử dụng các thông tin tài chính.
+ Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: dựa vào các báo cáo kế toán tàichính để nhận biết và đánh giá khả năng, tiềm lực của doanh nghiệp, tìnhhình vốn công nợ, thu chi tài chính để ra các quyết định cần thiết, thực hiệncó hiệu quả các mục tiêu của doanh nghiệp
+ Đối với các tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, chủnợ, ngân hàng các đối tác kinh doanh Dựa vào các báo cáo kế toán tàichính để doanh nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh và tài
Trang 11chính của doanh nghiệp, để quyết định phương hướng và quy mô đầu tư, khảnăng hiệp tác, liên doanh cho vay
+Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước dựa vào các
báo cáo kế toán tài chính doanh nghiệp để kiểm tra, kiểm soát hoạt độngkinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có đúng chính sách,chế độ và pháp luật không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hìnhthực hiện nghiệp vụ với Nhà nước và khách hàng
Trang 122 Yêu cầu và trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
Theo quyết định 167/ Bộ Tài Chính tất cả các doanh nghiệp phải lập vàgửi các báo cáo tài chính theo đúng quy định của chế độ kế toán doanhnghiệp Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định là báo cáobắt buộc phải lập và gửi nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sửdụng các báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Yêu cầu đối với báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính phải được lập đúng mẫu theo quy định của Bộ tàichính đã ban hành như các bảng CĐKT, báo cáo kết quả kinh doanh,thuyết minh báo cáo tài chính.
- Báo cáo tài chính phải đảm bảo độ chính xác nghĩa là các thông tin sốliệu trên báo cáo phải phản ánh đúng thực trạng tài sản, nguồn vốncũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính khách quan đó là việc báo cáo tàichính được công khai cho các cơ quan chức năng, các nhà đầu tư…- Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu đảm
bảo cho quá trình kiểm tra, đối chiếu được thuận lợi
+Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính doanh nghiệp:
Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải lập và gửi vào cuối quý, cuốinăm tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cho các doanh nghiệpcấp trên theo quy định Trường hợp có công ty con ( công ty trực thuộc ) thìphải gửi kèm bản sao báo cáo tài chính cùng quý, cùng năm của công ty con.
- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước Các doanh nghiệp hạch toán độclập và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, và các doanh nghiệp hạch toán độclập không nằm trong các Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính nămchậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính Đối với Tổng côngty, thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúcnăm tài chính.
Trang 13-Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, thời hạn gửi báocáo tài chính chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
- Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài và các loại hình hợp tác xã, thời hạn gửi báo cáo tài chínhchậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
-Đối với các doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc không vào ngày31/12 hàng năm thì phải gửi báo cáo tài chính quý IV (quý kết thúc) vàongày 31/12 và có số luỹ kế từ đầu năm tài chính đến hết ngày 31/12
+Nơi nhận báo cáo tài chính
Các loại doanhnghiệp
Thời hạnlập báo cáo
Nơi nhận báo cáoSở tài
Sở thốngkê
DN cấptrên
Cơ quanđăng ký KD1 Doanh nghiệp
nhà nước
Quý, năm
2.Doanh nghiệpcó vốn ĐTNN
3.Các loại doanhnghiệp khác
3.Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu sau:+Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
+Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)+Lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03-DN)+Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09- DN)
Ngoài ra ,để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế tài chính,yêu cầu chỉ đạođiều hành các nghành,các Tổng công ty ,các tập đoàn sản xuất, liên hiệp xínghiệp, các công ty liên doanh có thể quy định thêm các báo cáo tài chínhchi tiết khác.
a Bảng cân đối kế toán
Khái niệm và kết cấu của bảng cân đối kế toán
Trang 14Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tàisản tại một thời điểm nhất định, là tài liệu quan trọng để phân tích đánh giámột cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn vàtriển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán chia làm hai phần: Phần “Tài sản” và phần“Nguồn vốn” được trình bày dưới dạng 1 phía (bảng cân đối báo cáo ) hoặc
hai phía (bảng cân đối kế toán )
+ Phần tài sản
- Phản ánh hai loại tài sản là TSCĐ và TSLĐ Xét về mặt kinh tế, các chỉtiêu của bảng cân đối kế toán thể hiện vốn bằng tiền của doanh nghiệp có ởthời điểm lập bảng cân đối kế toán Xét về mặt pháp lý ,đây là vón thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp.
+ Phần nguồn vốn
- Phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp bao gồmcông nợ và vốn chủ sở hữu Xét về mặt kinh tế ,đây là các chỉ tiêu thểhiện các nguồn tài sản mà doanh nghiệp hiện có Xét về mặt pháp lý,đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất củadoanh nghiệp đối với các đối tượng góp vốn cho doanh nghiệp kinhdoanh.
+ Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với việc đánh giá kháiquát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụngvốn và những triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.Các đặc điểmsau đây của nó rất hữu ích cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp :
- Các chỉ tiêu được phản ánh dưới hình thức giá trị nên nó cho phéptổng hợp, đánh giá toàn bộ tài sản.
- Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần tài sản và nguồn vốn,do vậytổng tài sản và tổng nguồn vốn luôn bằng nhau.
Trang 15Thông qua các đẳng thức của bảng cân đói kế toán,ta có thể đánh giá đượcthực trạng tài chính của doanh nghiệp.
b Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khái niệm Khái niệm
Báo cáo hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phảnánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán củadoanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt dộng kinh doanh chính và các hoạt độngkinh doanh khác, tình hình thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước về thuế vàcác khoản phải nộp khác.
Khái niệm Kết cấu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần :
Phần I :Lãi ,lỗ
Phần này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh ,hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.
Phần II:Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế,phí,lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Phần III : Thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, thuế GTGT được hoàn
lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa.
Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ đã khấu trừ, còn được khấu trừ cuốikỳ; thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kỳ thuế GTGThàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ, thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuếGTGT hàng bán nội địa đã nộp vào Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ.
* Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo
- Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ trước
- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 cho đếnloại 9 và tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ’’.Tài khoản 333 “ Thuếvà các khoản phải nộp Nhà nước’’.
c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trang 16Khái niệm mục đích lập báo cáo
Nếu bảng cân đối kế toán cho biết nguồn lực của cải và nguồn gốc củanhững tài sản đó; báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phíphát sinh để tính kết quả lãi lỗ trong kỳ kinh doanh thì báo cáo lưu chuyểntiền tệ được trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào, ra trong doanhnghiệp, tình hình tài trợ đầu tư bằng tiền của daonh nghiệp trong từng thờikỳ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.Dựa vào báo cáo lưu chuyển người ta có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền, sựbiến động của tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán củadoanh nghiệp và dự đoán luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
Chính vì vậy, mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nhằm trình bàycho người sử dụng biết tiền tệ được sinh ra bằng cách nào và doanh nghiệpđã sử dụng chúng như thế nào trong kỳ báo cáo Người sử dụng báo cáo lưuchuyển tiền tệ sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và sử dụng các mặt chính sauđây:
1-Dự đoán các lượng tiền mang lại từ hoạt động trong tương lai của doanhnghiệp thông qua việc xem xét việc thu và chi tiền trong quá khứ.
2-Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
3- Chỉ ra mối quan hệ giữa lãi (lỗ) ròng và luồng tiền tệ bởi doanh nghiệp sẽkhông thu được lợi nhuận nếu hoạt động kinh doanh của họ thiếu tiền 4- Xác định nhu cầu tài chính cần thiết trong tương lai của doanh nghiệp nhưnhu cầu đầu tư TSCĐ, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, đánh giá khả năngsinh lợi
Trang 17Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền bán hàng tiền thutừ các khoản phải thu thương mại, các chi phí bằng tiền như tiền trả chongười cung cấp (trả ngay trong kỳ là khoản tiển trả cho các khoản nợ từ kỳtrước ), tiền thanh toán cho công nhân viên về tiền lương và BHXH cáckhoản chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí )
Phần II : Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Phản ánh dòng tiền thu vào và chi ra có liên quan trực tiếp đến hoạt độngđầu tư của doanh nghiệp
Hoạt động đầu tư bao gồm :
-Đầu tư cơ sở vật chất cho bản thân doanh nghiệp hoạt động xây dựng cơbản, mua sắm TSCĐ.
-Đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tưchứng khoán, cho vay không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn Dòngtiền lưu chuyển được tính toàn bộ các khoản thu do thanh lý, bán TSCĐ, thuhồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác và các khoản chi mua sắm, xâydựng TSCĐ, chi để đầu tư vào các đơn vị khác
Phần III Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp Hoạt động tài bao gồm các nghiệp vụ làmtăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn,vay vốn (không phân biệt vay dài hạn hay vay ngắn hạn ), nhận vốn liên,doanh phát hành cổ phiếu, trái phiếu trả nợ vay
Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi liênquan như tiền vay nhận được, tiền thu được như góp vốn liên doanh bằngtiền, do phát hành cổ phiếu trái phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi.
Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp và trựctiếp Sự khác biệt ở hai phương pháp này là điểm xuất phát và căn cứ để xác
Trang 18định lưu chuyển tiền của hoạt động kinh doanh Đối với lưu chuyển tiền từhoạt động đầu tư và hoạt động tài chính cách lập của hai phương pháp làgiống nhau.
Trang 19-Phương pháp gián tiếp
Theo phương pháp này báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cáchđiều chỉnh lợi tức trước thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh khỏi ảnhhưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền huặc chi tiền đã làm tăng,giảm lợi tức loại trừ các khoản lãi lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tàichính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốnlưu động
-Phươ ng pháp trực tiếp: Theo phương pháp này báo cáo lưu
chuyển tiền tệ được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoảnthực thu, chi bằng tiền trên các sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng loại hoạtđộng và theo nội dung thu chi
d Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trìnhbằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiệntrên các báo cáo tài chính trên Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổsung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trongnăm được chính xác.
Khi lập báo cáo thuyết minh cần chú ý :
-Phần trình bày bằng lời phải ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu Phần trình bàybằng số liệu phải thống nhất trên số liệu các báo cáo khác
- Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tạidoanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán Nếu có sự thay đổiphải trình bày lý do thay đổi.
-Trong các biểu số liệu, các cột số liệu thể hiện số kế hoạch của kỳ báocáo, cột số thực hiện kỳ trước thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo - Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉsử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm.
Trang 20Theo chế độ kế toán hiện hành thì căn cứ vào 4 chuẩn mực kế toán đã banhành theo Quyết định số 149/2000/QĐ/BTC ngày 31-12-2001 của bộ tàichính (mẫu B09-DN ) đã được giải thích và bổ xung một số chỉ tiêu.
Các báo cáo tài chính doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau,mỗi sự thay đổi một chỉ tiêu trong báo cáo này hoặc trực tiếp hay gián tiếpảnh hưởng tới báo cáo kia, trình tự đọc hiểu và kiểm tra các báo cáo tài chínhphải được bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiềntệ kết hợp với bảng cân đối kế toán kế toán để đọc kiểm tra bảng cân đối kếtoán này
III.Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cáchtổng quát nhất tình hình trong kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan haykhông Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trìnhsản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướngsuy thoái của doanh nghiệp Qua đó, có những giải pháp hợp lý để quản lý.
Thứ nhất -Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh
- Phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn là quá trình xem xét và đánh giásự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên BCĐKT về nguồn vốn vàcách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trước tiênngười ta trình bày BCĐKT bảng cân đối báo cáo từ tài sản đến nguồn vốn.Sau đó so sánh số liệu đầu kỳ so với cuối kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cânđối kế toán để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theonguyên tắc:
+ Tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu cũng như một sự giảmtài sản của doanh nghiệp chỉ ra sự diễn biến của nguồn vốn.
Trang 21+ Tăng tài sản của doanh nghiệp, giảm các khoản nợ và vốn chủ sở hữuđược xếp vào cột sử dụng vốn.
Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng(giảm ) bao nhiêu ? tình hình sử dụng vốn như thế nào Những chỉ tiêu nào làchủ yếu ảnh hương tới sự tăng ( giảm ) nguồn vốn và sử dụng vốn của doanhnghiệp ? Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quảsử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Thứ hai - Phân tích khả năng tài trợ và khả năng thanh toán của doanh
Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn khả năng tự bảo đảm về mặt tàichính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấy khái quát tình hìnhtài chính của doanh nghiệp Vì vậy cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu “Tỷsuất thanh toán tổng quát”,“ Tỷ suất tài trợ”.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sảnmà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng nợ phải trả(nợ dàihạn, nợ ngắn hạn).
- Nếu hệ số này < là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữubị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có (Tài sản cố định, tài sản lưu động) khôngđủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán
Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ =
Tổng số nguồn vốn
Tổng tài sản
Tỷ suất thanh toán tổng quát = Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Trang 22Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính củadoanh nghiệp bởi vì hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có được đầu tưbằng số vốn của mình.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp lại được thể hiện rõ qua khả năngthanh toán Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tàichính sẽ khả quan và ngược lại Do vậy, khi đánh giá tình hình tài chính củadoanh nghiệp không thể không xem xét khả năng thanh toán đặc biệt là khảnăng thanh toán ngắn hạn Để đo khả năng thanh toán ngắn hạn khi phân tíchcần tính và so sánh các chỉ tiêu :
Tổng số TSLĐ Tỷ suất thanh toán nợ hiện hành =
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanhtoán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh ) của doanh nghiệp làcao hay thấp Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng một thì doanh nghiệp có đủ khảnăng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thườnghoặc khả quan
Tổng số vốn bằng tiền Tỷ suất vốn bằng tiền của vốn lưu động =
Tổng số tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi bằng tiền của tài sản lưuđộng.Thực tế cho thấy, nếu chỉ tiêu này tính ra mà lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán
Tổng số vốn bằng tiền
Trang 23Tỷ suất thanh toán tức thời =
Tổng số nợ ngắn hạn
Thực tế cho thấy, tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đốikhả quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trongviệc thanh toán công nợ.
Trang 242 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét
chất lượng công tác tài chính Nếu hoạt động tài chính tốt sản xuất ít côngnợ, khả năng thanh toán dồi dào ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếmdụng vốn và ngược lại.
-Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình thanh toán chủ yếu là BCĐKT vàbảng thuyết minh bổ sung báo cáo Ngoài ra, hai tài liệu trên còn phải sửdụng các số liệu hạch toán hằng ngày để xác định tính chất thời gian, nguyênnhân các khoản phải thu phải trả; các biện pháp mà đơn vị áp dụng để thuhồi nợ và thanh toán nợ.
- Để xem xét các khoản phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tàichính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau :
+ Tỷ lệ các khoản Tổng nợ phải thu phải thu so với các khoản phải trả =
Tổng số nợ phải trả
+ Số vòng luân chuyển Doanh thu thuần các khoản phải thu =
Bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư và các khoản phải thu và hiệuquả của việc đi thu hồi nợ Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì sốvòng luân chuyển và các khoản phải thu sẽ cao và và công ty ít bị chiếmdụng vốn.Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽkhông tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ.
Số ngày để trung bình Số dư bq các khoản phải thu x 360để thu hồi các khoản =
phải thu Doanh thu thuần
Trang 25Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi các khoản phải thu cần một thời gian là
bao nhiêu ? Nếu số ngày này lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho kháchhàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại.
Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước mắt vàtriển vọng trong thời gian tới cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanhtoán của doanh nghiệp
Đồng thời trên cơ sở bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán cầntính ra chỉ tiêu “ Tỷ suất và khả năng thanh toán".
3 Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh
a.Khái niệm Phân tích tình hình vốn lưu động thường xuyên
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tàisản bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động Việc bảo đảm đầy đủ nhucầu về tài sản là vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình sản xuất kinhdoanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả Để hình thành hai loại tài sảnnày phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạnvà nguồn vốn dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong
khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồmcác nợ ngắn hạn, nợ quá hạn nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khácnhau.
Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vaynợ trung và dài hạn.
Khả năng thanh toán Tỷ suất thanh toán =
Nhu cầu thanh toán
Trang 26- Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định,phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư để hình thành TSLĐ.
Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định hay giữa tài sản lưuđộng và nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
Vốn lưu động = = = thường xuyên =
Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc mức độ của vốn lưu độngthường xuyên Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sảnxuất kinh doanh ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn và tài sản.
+ Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ
hoặc TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn + Khi nguồn vốn dài hạn >TSCĐ
hoặc TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn
Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết :
-Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không ? -Tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằngnguồn vốn dài hạn hay không ?
b.Khái niệm Phân tích tình hình vốn lưu động thường xuyên Khái niệm
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là vốn ngắn hạn của doanh nghiệpcần cho một phần TSCĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (tài sảnlưu động không phải là tiền ).
Nhu cầu vốn lưu động = Tồn kho và các khoản phải thu- Nợ ngắn hạn Như vậy, để đảm bảo nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh, đảm bảo về sựlành mạnh về tài chính doanh nghiệp trước hết phải có vốn lưu động thườngxuyên 0
- Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 phải tìm cách giảm hàng tồnkho, tăng thu từ các khoản phải thu kế hoạch.
Nguồnvốn ngắn
vốndài hạn
Tài sảnlưu độngTài sản cố
định
Trang 27(Vấn đề này sẽ được trình bày rõ ở phần sau )
4 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mụctrong bảng cân đối
Để nắm một cách đầy đủ thực trạng tài chính, cũng như tình hình sửdụng tài sản của doanh nghiệp cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệvà tình hình biến động của các khoản mục trong BCĐKT Thông qua hai vếnguồn vốn và tài sản có thể xem xét số vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụngtừ đó có những giải pháp sử dụng vốn hợp lý.
Theo quan điểm luân chuyển vốn tài sản của doanh nghiệp bao gồm TSCĐvà TSLĐ, hai loại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sởhữu.Tuy nhiên, cân đối giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tổng hai loại tài sảntrên chỉ mang tính chất lý thuyết trong thực tế xảy ra hai trường hợp.
Nguồn vốn chủ sở hữu > tổng tài sản: Doanh nghiệp thừa vốn, khôngthể sử dụng hết và có thể bị chiếm dụng.
Ngược lại: Doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản nên phảiđi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài Số vốn mà doanh nghiệp bị chiếmdụng( hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thuvà công nợ phải trả
Tiếp theo, cần đi sâu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tàisản cũng như tình hình biến động các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.
Về cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh tống số tài sản cuối kỳ so vớiđầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số vàxu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phânbổ.Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến độngcủa từng bộ phận.Qua đó, thấy được tỷ suất đầu tư.
Tài sản cố định đã và đang đầu tư Tỷ suất đầu tư = Tổng số tài sản cố định
Trang 28Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất và xu hướng pháttriển lâu dài của doanh nghiệp, trị số của chỉ tiêu này phụ thuộc vào từngngành kinh doanh cụ thể
Tiến hành phân tích cơ cấu tài sản, ta lập bảng sau:
nămI.Tài sản
(tỷ đồng)
Số tiềnTỷ
Số tiềnTỷtrọng(%)
II.Nguồnvốn(tỷ đồng)
Tổng cộng
Để có thể rút ra nhận xét xác đáng và phù hợp, cần liên hệ vời tìnhhình biến động của từng khoản mục cũng như tình hình thực tế( Nguồn cungcấp vật tư,nhu cầu vật tư sử dụng cho sản xuất, phương thức thanh toán tiềnhàng).
Đồng thời với việc phân tích cơ cấu tài sản cần xem xét tình hình biếnđộng của từng khoản mục tài sản cụ thể Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sựbiến động Chẳng hạn, với doanh nghiệp sản xuất, khoản mục nguyên vậtliệu tồn kho phải báo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục còn đối vớidoanh nghiệp kinh doanh hàng hoá thì hàng hoá tồn kho phải chiếm tỷ trọngtương đối cao trong tổng số hàng tồn kho.
Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trongtổng số cũng như xu hướng biến động của chúng Nếu nguồn vốn chủ sở hữuchiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năngtự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp với các chủnợ là cao Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm tytrongj cao trong tổng sốnguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.Để phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta có thể lập bảng tương tự như khi phân tíchcơ cấu tài sản.
Trang 295 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động các khoản mục trong báocáo kết quả kinh doanh
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, cần đi sâu phân tích mối quan hệ và tình hình biến động cáckhoản mục trong báo cáo kinh doanh.Khi phân tích cần tính ra và so sánhmức tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu Đồngthời, so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần
6 Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất cho quátrình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
- Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồmcác chỉ tiêu tổng hợp (khái quát) và chỉ tiêu chi tiết(cụ thể) Các chỉtiêu đó phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lờicủa từng yếu tố, từng loại vốn(kể cả tổng số và phần gia tăng) và phảithống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung:
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lãi / Doanh thu * Tỷ suất lợi nhuận rên chi phí = Lãi / chi phí
Kết quả đầu raHiệu quả =
kinh doanh Yếu tố đầu vào
Trang 30* Tỷ suất chi phí trên chi phí = Chi phí/Doanh thu
a-Phân tích hiêu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng TSCĐ được tính toán bằng các chỉ tiêu :
b-Phân tích hiêu quả sử dụng tài sản lưu động
Hiệu quả sử dụng TSLĐ cũng được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sảnxuất, sức sinh lời của TSLĐ.
Đồng thời, hiệu quả sử dụng TSLĐ được thể hiện ở tốc độ luân chuyểnVLĐ Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động người ta sử dụng các chỉtiêu sau :
Tổng doanh thu thuần Sức sản xuất của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu thuần Sức sản xuất của VLĐ =
VLĐ bình quân
Lợi nhuận thuần(hay lãi gộp) Sức sinh lời =
của VLĐ Vốn lưu động bình quân
Tổng số doanh thu thuần Số vòng quay của VLĐ =
VLĐ bình quân
Thời gian của kỳ phân tích Thời gian của một vòng vốn luân chuyển =
Số vòng quay của VLĐ VLĐ bình quân
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
Tổng số doanh thu thuần
Trang 31c- Phân tích khả năng sinh lợi của vốn Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh
doanh dưới góc độ sử dụng TSCĐ và TSLĐ khi phân tích cân xem xét cảhiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời đặc biệt là vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trước thuế Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận +Tiền lãi phải trả Hệ số sinh lời tài sản =
Tổng tài sản
Trang 32THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU B12
I Khái quát chung về công ty xăng dầu B-12
1 Quá trình hình thành công ty xăng dầu B12- Quảng Ninh:
Công ty tiếp nhận xăng dầu Quảng ninh (Tiền thân của Công ty xăngdầu B12) được thành lập và chính thức hoạt động ngày 27/06/1973 Là côngtrình đường ống dẫn dầu đầu tiên ở Việt nam do Liên xô (cũ) giúp ta xâydựng nhằm tiếp nhận vận chuyển xăng dầu phục vụ cho công cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước và phát triển kinh tế xã hội.
Từ năm 1975 trở lại đây, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế của cả nước& khu vực, công trình đường ống dẫn dầu luôn được đầu tư mở rộng cả vềquy mô và cấp độ với hệ thống trên 200 Km đường ống và 5 kho chứa cótổng dưng tích 146.000M3 trải dài trên 5 tỉnh & thành phố công ty xăng dầuB-12 thực sự giữ một vị trí quan trọng trong PETROLIMEX Việt nam bởicông ty có nhiệm vụ phải tiếp nhận vận chuyển toàn bộ xăng dầu cho cácnhu cầu kinh tế quôc phòng tại khu vực phía bắc đồng thời trực tiếp cungứng xăng dầu cho các nhu cầu kinh tế tiêu dùng trên địa bàn tuyến ống điqua Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ dự trữ quốc gia một lượng xăng dầunhất định & kinh doanh , Dầu mỡ nhờn , GAS.
Trong công cuộc đổi mới đất nước đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây khinhà nước chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tếthị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN thì ngànhXD nói chung & công ty xăng dầu B-12 nói riêng cũng chuyển đổi một cáchcăn bản Từ chỗ, xăng dầu nhập khẩu theo kế hoạch chủ yếú từ Liên xô (cũ)theo hiệp định hoặc nghị định thư giữa hai nhà nước được chuyển sang nhậpkhẩu theo cơ chế thị trường,từ đó ngành XD thay đổi chế độ hạch toán &theo đó công ty Xăng Dầu B-12 cũng thay đổi chế độ hạch toán từ hạch
Trang 33toán báo sổ sang chế độ hạch toán kinh tế độc lập trong tổng hạch toánchung của toàn nghành xăng dầu với tổng số vốn như sau.
+ Tổng số vốn đầu tư ban đầu : 877.770 ngàn đồng Trong đó : - Vốn ngân sách : 843.705 ngàn đồng - Vốn tự bổ xung : 34.065 ngàn đồng
+ Tổng số vốn hiện tại (01/01/2002) : 126.194.357 ngàn đồng Trong đó : - Vốn ngân sách : 48.214.856 ngàn đồng - Vốn tự bổ xung : 77.947.790 ngàn đồng - Vốn khác 31.710 ngàn đồng
2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất kinhdoanh của công ty.
2.1 Chức năng nhiệm vụ của Công ty xăng dầu B12:
Là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam ( Bộthương mại) - Công ty xăng dầu B-12 có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận toàn bộ lượng xăng dầu nhập khẩu tại Cảng dầu B12, với khốilượng trên 1.200.000 m3/năm chiếm trên 80 % nhu cầu nhập khẩu của phíabắc & gần 1/4 sản lượng xăng dầu nhập khẩu toàn quốc.
- Tổ chức điều chuyển (vận chuyển xăng dầu bằng đường ống) toàn bộ sốlượng xăng dầu nhập khẩu tới các công ty khu vực trong nghành với khốilượng bình quân là: 700.000m3/năm đến 800.000m3/năm, khối lượng điềuchuyển chiếm 70% tổng khối lượng Công ty xuất ra hàng năm (Số liêụ năm2001).
Trực tiếp kinh doanh xăng tại 68 cửa hàng bán lẻ và hệ thống trên 100đại lý xăng dầu phục vụ các nhu cầu kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốcphòng trên địa bàn 3 tỉnh (Quảng ninh - Hải dương - Hưng yên ) và một sốtỉnh, Huyện, Thành phố khác có kho xăng dầu và đường ống đi qua với sảnlượng 175.000-200.000M3/năm Xuất điều động nội bộ ngành cho các
Trang 34phương tiện thuỷ thuộc các công ty xăng dầu trên địa bàn Thanh Hoá NghệAn & Quảng Bình đồng thời tổ chức tái xuất sang Trung Quốc với khốilượng khoảng trên 220.000 M3
Tổ chức bảo quản lượng xăng dầu dự trữ nhà nước tại kho của công ty bìnhquân khoảng 52.000m3/tháng
Ngoài chức năng trên công ty còn có nhiệm vụ đảm bảo đầy đủ đápứng kịp thời nhu cầu xăng dầu trong mọi tình huống, là công cụ hữu hiệuđiều tiết & bình ổn gía cả trên thị trường tại khu vực phía bắc
*/ Đặc điểm các mặt hàng và ngành nghề kinh doanh:
+ Công ty trực tiếp kinh doanh Cảng biển (Cảng chuyên dùng).
+ Kinh doanh các loại xăng dầu, xăng Ôtô, Diezel, FO, TC-1, Z-AI, Dầuhoả, dầu mỡ nhờn các loại.
+ Làm dịch vụ giữ hộ hàng gửi (Hàng dự trữ ) hàng của các doanh nghiệpkhác kinh doanh xăng dầu, qua Cảng và tuyến ống B12, làm dịch vụ đolường, vận tải sau chiết khấu.
Bảng số 1 Một số chỉ tiêu kinh tế công ty đã thực hiện qua các năm
doanh
(Nguồn :Báo cáo quyết toán tài chính các năm 2000,2001,2002)
2.2 Mạng lưới kinh doanh và tổ chức bộ máy:
*/ Mạng lưới kinh doanh của công ty:
Hình 01: Quy trình công nghệ bơm chuyển xăng dầu của công ty
Trang 35Tổng kho Đức Giang do công ty xăng dầu khu vực I quản lý Tổng kho Thượng Lý do công ty xăng dầu khu vực III quản lý Kho xăng dầu K133 do công ty xăng dầu Hà Sơn Bình quản lý Kho xăng dầu K135 do công ty xăng dầu Hà Nam Ninh quản lý
Mạng lưới kinh doanh xăng dầu của công ty gồm có : Cảng dầu chuyêndùng ; bến xuất nhập cho xà lan & các tàu vừa & nhỏ , các chi nhánh xínghiệp kho trạm cửa hàng và các bến xuất cho Ôtô dọc trên tuyến ống chính.+ Cảng dầu B12 : Chuyên tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu từ tầu ngoại vàxuất nhập xăng dầu điều động nội bộ cho các tàu nội của ngành xăng dầu:Cảng mềm có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng tới 30000 DWT , nối giữatàu với hệ thống đường ống chính trên bờ là hệ thống ống mềm đặt ngầmdưới biển với công xuất tiếp nhận tới 2 triệu tấn/năm ngoài cảng mềm nêutrên cảng dầu B-12 còn có hai cảng cứng có khả năng xuất nhập tàu có tảitrọng từ 300 -3500 DWT với công xuất tiếp nhận tới 1 triệu M3/năm
Hệ thống kho chứa tại cảng dầu B-12 có thể chứa được 4 loại hàng với tổngsức chứa 37000 M3
+ Chi nhánh , xí nghiệp, kho trạm cửa hàng và bến xuất Ôtô Steca/ Chi Nhánh:
k132kho xd
k131KHO XD
KHO ĐỨCGIANGTỔNG KHO
THƯỢNG LÝ
Trang 36- Chi nhánh xăng dầu Hải dương : Trụ sở đóng tại thị xã Hải dương.chi
nhánh trực tiếp quản lý một kho trung chuyển xăng dầu có sức chứa7200M3, gần 100 Km đường ống ngầm để vận chuyển xăng dầu cho công tyxăng dầu khu vực I ( Hà nội ) và các công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, HàNam Ninh.
Bến xuất ô tô Stéc : dùng để xuất hàng cho mạnh lưới bán lẻ với 17 cửahàng & hệ thống đại lý của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Hải dương đồng thờichi nhánh có nhiệm vụ cung ứng đầy đủ hàng cho các nhu cầu tiêu dùng trênđịa bàn tỉnh Thái bình & Hưng yên thông qua mạng lưới bán lẻ của hai tỉnhtrên
- Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên : Trụ sở đóng tại thị xã Hưng Yên được
thành lập ngay sau khi tỉnh Hưng yên được tái lập chi nhánh trực tiếp quảnlý 32 Km đường ống dẫn xăng dầu & 12 cửa hàng bán lẻ trực tiếp bán lẻ, bánbuôn cho các nhu cầu kinh tế tiêu dùng tại tỉnh Hưng yên
b/ Xí nghiệp :
- Xí nghiệp xăng dầu Quảng ninh : Trụ sở đóng tại P.Hà khẩu Thành
Phố Hạ long Tỉnh Quảng ninh Xí Nghiệp (XN) trực tiếp quản lý kho xăngdầu có sức chứa 70.000M3 &gần 70 Km đường ống dân dầu nhằm cung cấpxăng dầu cho các tuyến sau,01 Bến xuất Ôtô stec có khả năng xuất trên 100xe/ngày và 11 cửa hàng xăng dầu trực tiếp phục vụ cho các nhu cầu khuvực miền tây tỉnh Quảng ninh ngoài ra XN còn có một kho gas & DMNcung cấp cho các nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh quảng ninh với sảnlượng bán ra hàng năm là tấn Gas và tấn DMN.
- Xí nghiệp xăng dầu K131: có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là trungchuyển xăng dầu tiếp nhận từ Quảng ninh để bơm chuyển về HảI Phòng, HảIDương XNXD K131 có Trụ sở đóng tại Thuỷ nguyên Hải phòng Xínghiệp trực tiếp quản lý một kho trung chuyển với sức chứa 12000 M3 mộttrạm bơm trung áp & gần 50 Km đường ống dẫn XD để đáp ứng nhu cầu tiêu
Trang 37dùng cho Xã hội XN được phân công tổ chức cung ứng trực tiếp cho huyệnThuỷ nguyên thông qua 5 cửa hàng bán lẻ.
- Xí nghiệp xăng dầu A318 : Đơn vị được giao nhiệm vụ bảo quản tồnchứa lượng hàng dự trữ quốc gia XN có Trụ sở đóng tại Kinh môn Hảidương, Xí nghiệp trực tiếp quản lý hệ thống bể chứa với dung tích 20000m3
trực tiếp kinh doanh GAS , Dầu Mỡ Nhờn thông qua 8 cửa hàng nằm trênđịa bàn Huyện Đông triều (QN.)
Trực thuộc công ty còn có 12 cửa hàng bán lẻ XD đóng khu vực miềnđông Quảng ninh bao gồm thành phố Hạ long, thị xã Cẩm phả, Tiên yên ,Đàm hà, Bình liêu Móng cái v.v.
Với hệ thống các XN CN, Cảng dầu, 68 cửa hàng trực tiếp kinh doanh XD &mạng lưới đại lý tạo thành một mạng liên hoàn đảm bảo cho việc xuất nhậptồn chứa vận chuyển và cung ứng XD cho toàn bộ các nhu cầu kinh tế quốcphòng cho các tỉnh tại khu vực phía bắc
Với chức năng nhiệm vụ & mạng lưới kinh doanh trên - Cơ cấu tổ chức vàbộ máy quản lý của công ty được bố trí như sau :
+ Văn phòng công ty thực hiện chức năng quản lý tổ chức điều hành cácđơn vị thành viên hoạt động theo chức năng nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảohiệu quả chung cho công ty.
2.3.Cơ cấu bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh của công ty thuộc dạng trực tuyến chứcnăng được thể hiện qua hình 02
Trang 38(Hình 02: cơ cấu bộ máy quản lý của công ty xăng dầu B12)
2.4 Tình hình lao động, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm.
Tình hình về lao động
Hằng năm công ty không ngừng bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộcông nhân viên của mình.
Bảng số 2 Kết cấu lao động của công ty
Ban giám đốc Ban giám đốc
PhòngKế toán
PhòngQLKTđầu tư
PhòngXây dựng cơ bản
Phòng tổ chứccán bộLĐTL
Phòng tinhọc
PhòngThanh tra bảo
Phòng kỹ thật xăng
Phòng hành chính
XNXDQuảng
CNXDHải Dương
CNXDHưng Yên
Trang 3910Lao động trình độ sơ cấp, CĐ trong tổng số
nhờn
Lít599.398.900666.421 785.000
Hiện nay, công ty đã mở rộng các cửa hàng bán lẻ với hệ thống các xínghiệp, chi nhánh, cảng dầu, công ty còn có 68 cửa hàng trực tiếp kinhdoanh xăng dầu và mạng lưới đại lý tạo thành một mạng liên hoàn đảm bảocho việc xuất nhập tồn chứa vận chuyển và cung ứng xâưng dầu cho toàn bộcác nhu cầu kinh tế quốc phòng cho các tỉnh tại khu vực phía Bắc.
2.5 Mô hình tổ chức công tác kế toán của phòng kế toán công ty
Phòng kế toán công ty là một trong 9 phòng ban của công ty Phòng kế
toán công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng kế toán Tổng công ty xăngdầu Việt nam và ban giám đốc công ty Vì công ty là một đơn vị hạch toánđộc lập có các xí nghiệp và chi nhánh phụ thuộc, nên hình thức tổ chức côngtác kế toán tại công ty theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, các nghiệpvụ hạch toán (phản ánh, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hệ thống sổ sách kế toánvà hệ thống báo cáo ) đều được thực hiện tại phòng kế toán công ty và tạiphòng kế toán của các xí nghiệp trực thuộc.
Việc lập báo cáo quyết toán của công ty thực hiện tổng hợp báo cáo quyếttoán của khối văn phòng công ty trực tiếp kinh doanh và báo cáo của các chinhánh xí nghiệp trực thuộc.
-Trực thuộc công ty, xí nghiệp, chi nhánh là hệ thống các của hàng bán lẻđây là các đơn vị hạch toán báo sổ Các đơn vị này có hệ thống sổ sách kế
Trang 40toán theo dõi chi tiết mang tính chất đăng ký chứng từ phát sinh và thốngkê Theo quy định của công ty xí nghiệp và chi nhánh quản lý Mọi nghiệpvụ kinh tế phát sinh tại đây đều được hạch toán kế toán trên hệ thống sổ kếtoán tại phòng kế toán các xí nghiệp, chi nhánh, hoặc tại phòng kế toán côngty trực tiếp quản lý.
Phòng kế toán công ty tổ chức chuyên môn hoá công tác kế toán theo cácmảng nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
-Kế toán vốn bằng tiền -Kế toán hàng hoá
-Kế toán tài sản cố định và vốn chủ sở hữu-Kế toán kết quả kinh doanh
-Kế toán công nợ-Kế toán chi phí
-Kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách
Kế toán tiền lương, BHXH và các khoản thu nhập của người lao độngKế toán tổng hợp
Tổ chức kế toán theo mục tiêu quản lý: Kế toán tái chính và kế toán quản trị+Kế toán tài chính: là phản ánh và ghi chép các dòng tài chính bên ngoàidoanh nghiệp về tình hình sản nghiệp, kết quả kinh doanh để lập báo cáo tài chính theo pháp luật.
+Kế toán quản trị: là phản ánh và ghi chép các dòng tài chính trong nội bộdoanh nghiệp về tình hình giá phí, giá thành, thu nhập của từng hoạt động,từng đơn vị, từng bộ phận cấu thành nên doanh nghiệp.
Hiện nay, do yêu cầu đổi mới trang thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụcho công tác quản lý, để phù hợp với nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện đểxử lý thông tin giúp giám đốc có những quyết định ứng xử trong kinh doanh.Giám đốc công ty đã quyết định trang bị cho phòng kế toán công ty và cácphòng kế toán tại các đơn vị trực thuộc công ty một hệ thống máy vi tính từ