1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài " Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện ủy huyện Mỹ Đức " pdf

36 26,6K 257

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 202,5 KB

Nội dung

Các nội dung cải cách hành chính được Nhà nước ta xác định bao gồm: cảicách thể chế hành chính, cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức, cải cách tài chính công và ứn

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là cải cách hànhchính Các nội dung cải cách hành chính được Nhà nước ta xác định bao gồm: cảicách thể chế hành chính, cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức, cải cách tài chính công và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạtđộng của bộ máy nhà nước Tất cả những nội dung này hướng vào mục tiêu chung

đó là: xây dựng bộ máy hành chính ngày càng kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộtrong sạch Vững mạnh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và mở cửa, hội nhập quốc tế là cả một chặng đường phấn đấu lâu dài với nhữngnhiệm vụ cao cả, vô cùng khó khăn, phức tạp đòi hỏi Nhà nước phải đẩy mạnh cảicách hành chính; đặc biệt là việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, công việcthành công hay thất bại đều là do cán bộ Không có đội ngũ cán bộ tốt thì đườnglối, nhiệm vụ chính trị đúng cũng không trở thành hiện thực Chính vì vậy, đội ngũcán bộ công chức luôn được Đảng ta quan tâm chú ý đào tạo, bồi dưỡng và cóchính sách cụ thể trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì cách mạng Việt Nam

Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta có hiện tượng vừathiếu lại vừa yếu Một số bộ phận không nhỏ suy thoái về đạo đức, chính trị, lốisống; cơ hội thực dụng, tham ô, tham nhũng, lãng phí đang làm suy giảm niềm tinvới nhân dân và cản trở tiến trình đổi mới Do vậy vấn đề đặt ra là cần phải xâydựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ năng lực vàphẩm chất, có đủ đức và tài để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ Quốc

Trang 2

3 Tình hình nghiên cứu

Hiện nay có rất nhiều những công trình nghiên cứu về các vấn đề như: đàotạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức trong giai đoạn mới…Đã có công trình bàn về vấn đề nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ công chức nhưng chưa thật sự đi sâu vào vấn đề để nghiêncứu Do tính câp thiết của đề tài cũng như do yêu cầu của ngành Quản lý xã hội emđang theo học mà em đã quyết định chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức” để làm đề tài nghiên cứu của mình

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Cán bộ

Cán bộ là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ nguồn ngânsách Nhà nước cấp; được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; giữ một chức vụ, chứcdanh nhất định

Cán bộ bao gồm:

 Cán bộ ở Trung ương, tỉnh, huyện – những người do bầu cử, phê chuẩn, bổnhiệm; làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhànước ở Trung ương, tỉnh, huyện

 Cán bộ chuyên trách cấp xã:

- Bí thư, phó bí thư đảng ủy xã hoặc thường trực đảng ủy; hoặc bí thư, phó bí thưchi bộ xã

- Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã tương đương

- Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tương đương

- Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc xã

- Chủ tịch Hội phụ nữ xã

- Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã

- Chủ tịch Hội nông dân xã

- Bí thư Đoàn thanh niên xã

Trang 4

1.1.2 Công chức

Công chức là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ ngânsách Nhà nước cấp; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức giữ mộtchức vụ, chức danh

Công chức bao gồm:

 Công chức ở Trung ương, tỉnh, huyện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào mộtngạch công chức làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,trong bộ máy Nhà nước ở Trung ương, tỉnh, huyện

 Công chức chuyên môn cấp xã (gồm 7 chức danh):

- Công chức chuyên môn phụ trách mảng Văn phòng

- Công chức chuyên môn phụ trách mảng Tài chính – kế toán

- Công chức chuyên môn phụ trách mảng Tư pháp – hộ tịch

- Công chức chuyên môn phụ trách mảng địa chính, đô thị, xây dựng, môi trườngđối với phường, thì trấn và địa chính, nông nghiệp, môi trường đối với các xã

- Công chức chuyên môn phụ trách mảng Văn hóa – xã hội

- Chỉ huy trưởng quân sự

- Trưởng công an xã

 Những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân nhưngkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân quốc phòng và nhữngngười làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân nhưng khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp

 Những người giữ các cương vị lãnh đạo quản lí trong các đơn vị sự nghiệp trựcthuộc các tổ chưc chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan Nhà nước

Trang 5

1.1.3 Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá phẩmchất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thích ứng thực hiện có hiệu quả nhiệm

vụ được giao

1.1.4 Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Công tác đánh giá cán bộ, công chức là công tác vô cùng phức tạp, nhạycảm, là cơ sở cho việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổnhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đốivới cán bộ, công chức Có thể đánh giá chất lượng cán bộ, công chức qua các tiêuchí cụ thể sau đây:

 Tiêu chí thứ nhất: Phẩm chất chính trị

Tiêu chuẩn này biểu hiện ở bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lậptrường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, vớichủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Kiên định với mục tiêu độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội

 Tiêu chí thứ hai: Trình độ năng lực

Trình độ chính trị biểu hiện ở sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm,đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; trình độ văn hóa, chuyênmôn, kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý; năng lực dự báo và định hướng sựphát triển, tổng kết thực tiễn; tham gia xây dựng đường lối, chính sách, thuyết phụccác tổ chức, nhân dân thực hiện; ý thưc tham gia đấu tranh bảo vệ quan điểm,đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước

 Tiêu chí thứ ba: Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao là khả năng làm tốt mọi công việc,đạt được chất lượng hiệu quả công việc thực tế, luôn phấn đấu thực hiện có kết quảđường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Trang 6

1.2 Nội dung của vấn đề

1.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

 Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức là “công việc gốc” củaĐảng Phải kịp thời đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và nănglực, vừa có đức, vừa có tài, mà cái đức là cái gốc Chú trọng bồi dưỡng đào tạo cả

 Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm

Việc tuyển dụng bổ nhiệm cán bộ, công chức phải căn cứ vào nhu cầu côngviệc của cơ quan Cán bộ, công chức phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng đượctiêu chuẩn chuyên môn - nghiệp vụ

Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác củacán bộ, công chức Vì vậy, khi tuyển dụng phải đảm bảo tính dân chủ, công khai,chú ý đến việc sắp xếp sao cho “đúng lúc, đúng người, đúng việc, đúng ngànhnghề, đúng sở trường” thì mới phát huy năng lực công tác của từng cán bộ, và đemlại hiệu quả cao cho công việc, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức Nếu công tác bổ nhiệm, tuyển dụng thực hiện không tốt sẽ làm cho những cánhân có trình độ năng lực sinh ra bất mãn, không muốn phấn đấu vươn lên Mặt

Trang 7

khác, những cán bộ, công chức không có năng lực mà phải đảm nhiệm công việcquá sức mình thì hiệu quả công việc không cao.

 Chế độ chính sách

Chế độ chính sách bao gồm chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãingộ đối với cán bộ, công chức Trong cơ chế thị trường hiện nay thì chế độ, chínhsách ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thực tế chothấy khi thu nhập của con người không tương xứng với công sức của họ bỏ ra hoặckhông có chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng ngoài tiền lương đối với cán bộ,công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đựơc giao thì họ dễ sinh ra chán nản, thiếutrách nhiệm với công việc, thậm chí có khi còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạnnhư tham nhũng, hối lộ Vì vậy nếu chế độ tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếpcho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội thì chắc chắn sẽ góp phần nângcao chất lượng cán bộ, công chức

 Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát

Quản lí, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức về các mặt nhận thức tư tưởng,năng lực công tác, các mối quan hệ xã hội, đạo đức, lối sống…là những nội dung

vô cùng khó khăn và phức tạp Vì mỗi cán bộ, công chức có hoàn cảnh công tác,mối quan hệ xã hội khác nhau Tuy nhiên nếu làm tốt công tác này thông qua cáchình thức kiểm tra, giám sát như của cơ quan, của nhân dân, của chi bộ nơi cán bộ,công chức đang cư trú thì sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức

1.2.2 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Pháp luật là một hệthống các chế tài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân Quản lýNhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế là nguyên tắc hiến định Nguyêntắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước phải dựa trên cơ sở phápluật Điều đó có nghĩa là hệ thống hành chính nhà nước phải chấp hành luật và cácquyết định của Quốc hội trong chức năng thực hiện quyền hành pháp; khi ban hành

Trang 8

quyết định quản lý hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật.Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước phápluật Nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có những sai phạm trong hoạt động quản lýgây thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của công dân thì phải chịu trách nhiệm trước phápluật và phải bồi thường thiệt hại cho công dân.  

Trong thực tế, một số cơ quan hành chính nhà nước chưa chủ động trongviệc xác lập cách thức, nguyên tắc quản lí, thiếu sáng tạo trong việc vận dụng quyđịnh pháp luật khi giải quyết các vấn đề của thực tiễn Một số nơi lại theo đuổinhững cách làm riêng biệt, gắn với lợi ích của ngành, địa phương mà không tính tớilợi ích của toàn xã hội, phá vỡ các chuẩn mực và trật tự được công nhận Thước đohiệu quả của quản lý hành chính nhà nước chưa được chú trọng đúng mức, nghiêng

về định lượng hơn là định tính, không đánh giá thỏa đáng tác động của các yếu tốmôi trường, văn hóa, đạo đức trong quản lý hành chính, đây cũng là những khíacạnh dễ gây nên phản ứng từ phía xã hội và thường rất khó khắc phục hậu quả Đểxảy ra hiện tượng này là do trình độ quản lý hành chính nhà nước của nhà quản lýcòn hạn chế, không thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật, các chính sách, chủtrương đường lối của Đảng

Nói đến bộ máy quản lý hành chính thì không thể không nói đến nhân tố conngười - ở đây là cán bộ, công chức Nếu cán bộ, công chức có năng lực, có phẩmchất chính trị, chuyên môn, đạo đức tốt thì mọi công việc của cơ quan, tổ chứcđược thực hiện nhanh chóng, ngược lại cán bộ, công chức kém về năng lực, phẩmchất đạo đức, tha hoá về lối sống, tham nhũng, cửa quyền… thì tất yếu bộ máy hoạtđộng kém hiệu quả Cán bộ, công chức phải đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cánhân, phải sống và làm việc theo tinh thần “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"

Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ, công chức là mộtnội dung quan trọng trong công tác cán bộ; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTrung ương Đảng khóa X về Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nângcao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của cán bộ, công chức, đặc biệt kỹnăng hành chính”; Luật cán bộ, công chức được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4

Trang 9

thông qua cũng đã nhấn mạnh  “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức cótrách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạonguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức”.

Nhiều chủ trương, giải pháp lớn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức được thể chế hóa, cụ thể hóa và từng bước đi vào cuộc sống Công tácnâng cao chất lượng cán bộ, công chức đã có những đổi mới về nội dung, phươngpháp và cách làm, mang lại một số kết quả tích cực: hệ thống các quy định, quy chế

về quản lý và phân cấp quản lý cán bộ được bổ sung, đổi mới; các khâu của côngtác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức được thực hiện ngày càng đồng bộ; dânchủ, công khai trong công tác cán bộ được mở rộng trên cơ sở bảo đảm nguyên tắcÐảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời đềcao trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu tổ chức trong hệ thống chínhtrị Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung được nâng lên cả về trình độchuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và năng lực thực hiện nhiệm vụ Cán bộtrẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số được quan tâm hơn; đội ngũ cán bộlãnh đạo chủ chốt các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng; trình độ, kiến thức vànăng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngày càng được nâng cao Phần lớn cán bộ,công chức giữ gìn được phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống, trung thành với

sự nghiệp cách mạng của Ðảng, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 09/02/2007 khoá

X đến nay, bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể từng bướcđược đổi mới, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ theo quy định Đội ngũ cán bộ,công chức được nâng lên cả về chất lượng và chuyên môn, cơ bản có sự đồng bộ về

cơ cấu như: tỷ lệ nữ, trẻ, về độ tuổi tương đối hợp lý, thể hiện sự đổi mới và kếthừa giữa các thế hệ; có số đông là đảng viên

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặttrận Tổ Quốc và các đoàn thể có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, bản thân và gia đình chấp hành tốtchủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước Trình độ nhận thức, trình độ lý luận

Trang 10

được nâng lên, tiếp cận và xử lý nhanh những nhiệm vụ được giao kể cả nhiệm vụmới đòi hỏi độ tư duy cao Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo cảchuyên môn và lý luận chính trị nên đã phát huy tốt chuyên môn, nghiệp vụ trêncác lĩnh vực công tác được giao, có trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, hăng hái

đi đầu trong hoạt động thực tiễn, năng động sáng tạo trong lãnh đạo quản lý, nhìnnhận và giải quyết tốt kịp thời các vấn đề đặt ra ở cơ sở Luôn coi trọng chất lượng

và hiệu quả công việc

Từ khi thực hiện chương trình tổng thể Cải cách hành chính đến nay, có thểnói, công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã có bướctiến bộ rõ rệt Điều đó thể hiện ở chỗ, công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chứctiếp tục được cải cách theo hướng phân công, phân cấp rơ hơn Thẩm quyền vàtrách nhiệm trong việc bổ nhiệm, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chứcđược xác định rõ cho người đứng đầu cơ quan hành chính và thủ trưởng đơn vị sựnghiệp, dịch vụ công

Chúng ta tiếp tục phân biệt rõ hơn đội ngũ cán bộ, công chức trong hệthống chính trị nước ta: cán bộ qua bầu cử, công chức hành chính, viên chức sựnghiệp, cán bộ giữ chức vụ lănh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyêntrách và công chức cấp xã Trên cơ sở đó, xác định những yêu cầu, tiêu chuẩn vềtŕnh độ, năng lực, phẩm chất, cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đãi ngộ thíchhợp Chúng ta cũng đã rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn chức danh côngchức hiện có để từ đó điều chỉnh cũng như ban hành mới một số chức danh, tiêuchuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức Cho đến nay, có hơn 200 chứcdanh tiêu chuẩn cán bộ, công chức đang được sử dụng; góp phần quan trọng vàocông tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức cũng có những bước tiến rõ rệt Việc triển khai công tác này tậptrung vào thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-

2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Tổng số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn Ikhoảng 2.510.000 lượt người, trong đó có 407.000 lượt người đã qua đào tạo về lýluận chính trị, 894.000 lượt người đã qua đào tạo về kiến thức quản lý nhà nước,

Trang 11

1.076.000 lượt người đã qua đào tạo về chuyên môn, 37.000 lượt người đã qua đàotạo về ngoại ngữ và 96.000 lượt người đã qua đào tạo về tin học Một kết quả khácđáng chú ý là sau cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-

2009, trong năm 2004 đã có gần 292.000 đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đượcbồi dưỡng trang bị kiến thức và kỹ năng hoạt động

Nhìn một cách tổng thể, phải thừa nhận rằng, chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức đã từng bước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu củacông cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế

1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nhànước pháp quyền hiện nay thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứngđược yêu cầu và nhiệm vụ mới là yêu cầu khách quan và cấp bách hiện nay

Như chúng ta đã biết cán bộ, công chức trong Huyện ủy là những người trựctiếp tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy hoạch định đường lối, chủ trương,chính sách nhằm đưa địa phương phát triển trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội Họ làngười thường xuyên phải tiếp xúc nhân dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhândân, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước Vì vậy đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện

ủy phải là những người thực sự chuẩn mực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kể

cả đạo đức lối sống

Thực tế cho thấy nhìn chung cán bộ, công chức của huyện uỷ đã có sựtrưởng thành về nhiều mặt Nhiều cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ lẫn trình độ chính trị đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao Bêncạnh đó một số cán bộ, công chức đã bộc lộ những yếu kém, bất cập so với yêu cầunhiệm vụ được giao, một số khác lười học tập, ít rèn luyện, giải quyết công việccòn lúng túng, thường dựa vào kinh nghiệm đã không còn phù hợp với giai đoạnhiện nay Ngoài ra, không ít cán bộ, công chức có biểu hiện sa sút về phẩm chấtchính trị; dao động về mục tiêu, lí tưởng cách mạng; thoái hoá, biến chất về đạođức, lối sống đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Trang 12

Trước thực tế nêu trên, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay Tuy nhiên, với quan điểm xây dựngđội ngũ không phải là “xoá” toàn bộ để “xây” mới lại mà xây dựng trên cơ sở kếthừa có chọn lọc; vì thế công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccủa Huyện ủy huyện Mỹ Đức là tất yếu khách quan Mặt khác, trong tình hình mớihiện nay, đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hộinhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu thì yêu cầu nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức của cả nước nói chung, của huyện Mỹ Đức nói riêngcàng trở nên tất yếu, cấp bách để không chỉ lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà còn lãnhđạo, chỉ đạo nhân dân thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Như vậy việc nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

Ý nghĩa lí luận: Làm sáng tỏ một số khía cạnh về phương diện lí luận trong

khi nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay nói chung, và chấtlượng đội ngũ cán bộ công chức nói riêng ở huyện ủy Huyện Mỹ Đức, Thành phố

Hà Nội

Ý nghĩa thực tiễn: Việc đi sâu nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta nắm

được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Từ việc nắm được thực trạng

đó sẽ cung cấp những cứ liệu, khuyến nghị hữu ích cho các nhà lãnh đạo, nhà quản

lí, các nhà hoạch định chính sách có kế hoạch, biện pháp khắc phụ những mặt hạnchế còn tồn tại và tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được nhằm hoàn thànhmục tiêu chung của đất nước đó là: Xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ,công bằng, văn minh

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HUYỆN ỦY HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Đặc điểm của huyện Mỹ Đức

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

 Vị trí địa lý

Huyện Mỹ Đức nằm phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, phía Đông giáphuyện Ứng Hòa, ranh giới là con sông Đáy, phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ PhíaTây giáp các huyện của tỉnh Hòa Bình: Lương Sơn (ở phía Tây Bắc), Kim Bôi (ởphía chính Tây), Lạc Thủy (ở phía Tây Nam) Phía Đông giáp huyện Kim Bảng củatỉnh Hà Nam

Diện tích tự nhiên của huyện là 230,0 km²

Điều kiện tự nhiên

Huyện Mỹ Đức là một vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằngBắc Bộ Phía Nam là vùng núi đá vôi hang động Karst, có vẻ đẹp nổi tiếng, là khuthắng cảnh chùa Hương Huyện còn có hồ nước lớn là hồ Quan Sơn, nằm trên địaphận xã Hợp Tiến ở rìa phía Đông có sông Đáy từ Bắc xuống Nam, sang tỉnh HàNam

Về khí hậu: Mỹ Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,

mưa nhiều, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam

Về thủy văn: Mỹ Đức có dòng sông Đáy chảy qua – kéo dài từ Bắc xuống

Nam và sang tỉnh Hà Nam Ngoài ra huyện còn có mạng lưới sông ngòi nhỏ vớicác ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông

Trang 14

chính xuống thấp Đây là điều kiện quan trong góp phần quan trọng để phát triểnkinh tế của huyện.

2.1.2 Đặc điểm xã hội

Đơn vị hành chính của huyện Mỹ Đức gồm 1 thị trấn (thị trấn Đại Nghĩa) và

21 xã Có thể nói thị trấn Đại Nghĩa (trước đây là thị trấn Tế Tiêu) là một trung tâmkinh tế, chính trị, văn hóa lớn của huyện

Huyện Mỹ Đức có tuyến quốc lộ 21B chạy từ Hà Đông, qua thị trấn Tế Tiêu,sang tỉnh Hà Nam; đồng thời có dòng sông Đáy chảy dài từ Bắc xuống Nam tạođiều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế giữa các vùng miền bằng cảđường thủy và đường bộ

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức huyện ủy huyện Mỹ Đức

2.2.1 Thực trạng

Tổ chức bộ máy của huyện uỷ huyện Mỹ Đức bao gồm:

+ Lãnh đạo Huyện uỷ : 01 Bí thư Huyện uỷ; 02 Phó Bí thư Huyện uỷ

+ Ban Tổ chức: 06 đồng chí

+ Ban Tuyên giáo: 04 đồng chí

+ Uỷ ban kiểm tra: 04 đồng chí

+ Ban Đảng: 06 đồng chí

+ Văn Phòng: 13 đồng chí

Nhìn chung tổ chức bộ máy của huyện uỷ như thế là khá hợp lí Tuy nhiên,qua đánh giá hiệu quả công việc có thể thấy thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức qua các nội dung sau:

Trang 15

 Những thành tựu đã đạt được

 Về phẩm chất đạo đức

Tuy còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng nhìn chung, đa số cán bộ,công chức vẫn giữ được phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, có tinhthần rèn luyện, học tập vươn lên, không tham ô lãng phí, nêu cao ý thức kỉ luật vàthể hiện tinh thần trách nhiệm đối với các lĩnh vực công tác được giao, có ý thứcgiáo dục gia đình, người thân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước Trong sinh hoạt đa số cán bộ, công chức đều giữ được mối quan hệ gầngũi với quần chúng nơi công tác cũng như nơi cư trú đồng thời tạo được sự tínnhiệm của nhân dân Bên cạnh đó còn một số ít cán bộ, công chức do hiểu sai vềchủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và một vài cán bộ dothiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao nên đã được cơquan nhắc nhở, giáo dục và kỉ luật với hình thức khiển trách

Trang 16

Trình độ năng lực của cán bộ công chức không ngừng được nâng lên, điều

đó thể hiện qua bản số liệu sau:

Trang 17

Vì thế , cần gấp rút tổ chức cho cán bộ, công chức tiếp tục học tập nâng cao trình

độ năng lực

 Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Hầu hết cán bộ, công chức trong huyện uỷ đều tích cực phấn đấu, vượt quanhững khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao Tích cực làm tốt công tác thammưu cho Thường vụ Huyện uỷ đề các chủ trương chính sách đúng đắn và triển khai

Trang 18

có hiệu quả để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.Tuy nhiên tính nhạy bén, chủ động còn hạn chế Một số cán bộ, công chức cònthiếu kinh nghiệm thực tiễn, một số mặt chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụmới, trình độ chuyên môn - nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức còn hạn chế,

từ đó đã ảnh hưởng đến chất lượng lãnh đạo của Huyện uỷ nên hiệu quả công việcđôi lúc chưa được như mong muốn Qua đánh giá cán bộ, công chức hằng năm chothấy có trên 100% cán bộ, công chức được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

* Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được lãnh đạo Huyện uỷđặc biệt quan tâm nên đã đem lại những kết quả khả quan Phần lớn cán bộ, côngchức được đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch Chất lượng cán bộ, công chức mànhất là trình độ học vấn được nâng lên rõ rệt Năm 2001, trong cơ quan còn 8 đồngchí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học đã được động viên đi học bổ túc văn hoá

và đến nay trong cơ quan có 100% cán bộ, công chức đạt trình độ học vấn 12/12.Bên cạnh đó việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng chính trịcũng rất được quan tâm Một số đồng chí đã được cử đi học các lớp trung cấp, caohọc, đại học chuyên ngành theo diện quy hoạch và đào tạo nguồn hoặc đi học theonguyện vọng của bản thân Công tác nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, côngchức rất được huyện uỷ quan tâm đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu Đây chính làđiều kiện thuận lợi cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.Bên cạnh đó, một số cán bộ, công chức lười học tập, thiếu ý thức phấn đấu hoặc dokinh tế gia đình eo hẹp nên đã không quyết tâm học tập để nâng cao trình độ nănglực Vì vậy, tiến độ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức còn chậm, chưa đáp ứngđược yêu cầu của thời kì mới Tính từ năm 2001 đến nay, trong huyện uỷ đã có sốlượt người được đi đưa đi đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Bổ túc:

+Trung học phổ thông: 1

- Bồi dưỡng quản lí nhà nước: 12

Ngày đăng: 18/03/2014, 22:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w