1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài " Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý trong giai đoạn hiện nay " pptx

78 2,9K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 433,5 KB

Nội dung

Hoạt động tự phê bình và phê bình trong tập thể lãnh đạo cấp ủy và đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý đã thể hiện rõ mục đích, tính chất tự phê bình và phê bình tro

Trang 1

ĐỀ TÀI

Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường

vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý trong giai đoạn

hiện nay

Trang 2

MỤC LỤC

Trang Mở đầu ……… ………… ……… 4

1 Tính cấp thiết của đề tài……….……… 4

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …… ……… 7

5 Kết cấu của luận văn ……… ………… 8

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tự phê bình và phê bình……… 9

1.1 Khái niệm cán bộ và cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý 9 1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về tự phê bình và phê bình 11 1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tự phê bình và phê bình 12 1.4 Tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình trong giai đoạn hiện nay 21 Chương 2: Thực trạng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy Quốc Oai quản lý 24 2.1 Khái quát về kinh tế - xã hội - văn hoá huyện Quốc Oai………… 24

2.2 Tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý 25 2.3 Đánh giá chung……… 40

Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy Quốc Oai quản lý 50 3.1 Phương hướng, mục tiêu chung……… 50

3.2 Một số giải pháp cơ bản ……… 51

Kết luận……… 73

Tài liệu tham khảo……… 76

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đảng cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhânđồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc ViệtNam, là Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước ta, Đảng lấy chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọihoạt động Trong suốt 82 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng đã lãnh đạonhân dân ta làm cách mạng, giành độc lập tự do cho đất nước và nhân dân ta.Mục tiêu của Đảng là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xãhội dân chủ, công bằng, văn minh Đảng đã khởi xướng công cuộc đổi mớiđất nước, sau 26 năm đã đưa Việt Nam thu được các thành tựu rất quan trọngtrên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…Trong tình hình thế giới biến đổi không lường, công cuộc đổi mới đất nước ta

có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức Để Đảng cóvai trò, trình độ ngang tầm lãnh đạo đất nước trong xu thế phát triển của thếgiới và khu vực, phải không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càngtrong sạch, vững mạnh Một trong những giải pháp quan trọng là thực hiệnnghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình

Qua quá trình hoạt động, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: tựphê bình và phê bình là quy luật phát triển, là thuộc tính bản chất của mộtchính đảng cách mạng, là công cụ sắc bén để giáo dục rèn luyện cán bộ, đảngviên và củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng Vì vậy, tự phê bình vàphê bình luôn là việc làm không thể thiếu trong sinh hoạt và hoạt động củaĐảng Tự phê bình, phê bình giúp cho cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng thấyđược những ưu điểm, khuyết điểm của mình, qua đó tìm cách khắc phụckhuyết điểm, phát huy ưu điểm, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấucủa tổ chức đảng và cán bộ đảng viên Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng viết: "Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững

Trang 4

mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnhđốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức vànăng lực lãnh đạo Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng,tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng Thường xuyên tựphê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệquan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hoạt động chia rẽ, bè phái…”1 Đạihội XI cũng thẳng thắn đánh giá: “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củakhông ít tổ chức đảng còn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ,sinh hoạt đảng chưa nề nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phêbình yếu”2.

Chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cáccấp của Đảng có vai trò quyết định chất lượng tự phê bình và phê bình trong

các cấp bộ Đảng Trong giai đoạn hiện nay cần tiếp tục đưa tự phê bình, phê

bình trong các cấp ủy và tổ chức đảng từ Trung ương đến các cơ sở thành nềnnếp thường xuyên và theo định kỳ, không làm qua loa chiếu lệ hình thức

Đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (HàNội) quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, tổ chứcthực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện Việc thực hiện nghiêm túc, cóchất lượng chế độ tự phê bình và phê bình của Đảng trong đội ngũ cán bộđảng viên của Đảng bộ huyện nói chung, trong đội ngũ cán bộ thuộc diện Banthường vụ Huyện uỷ quản lý nói riêng là biện pháp có ý nghĩa trực tiếp quyếtđịnh việc nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng, tác phong và năng lựccông tác cho đội ngũ cán bộ

Bên cạnh những ưu điểm, còn tồn tại một số mặt hạn chế như: chấtlượng kiểm điểm tự phê bình và phê bình chưa cao, nhất là kiểm điểm phần tưtưởng chính trị, đạo đức lối sống chưa sâu, chưa tự giác bộc lộ những tồn tại,yếu kém khuyết điểm Hầu như không có trường hợp nào qua tự phê bình và

1 Đảng cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2011, tr 89, 90.

2 Đảng cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Sđd, tr 174.

Trang 5

phê bình chỉ ra được những tập thể và cá nhân sai phạm đến mức phải xemxét xử lý kỷ luật

Nguyên nhân của những thiếu sót, khuyết điểm trên đây được Ban

Chấp hành Đảng bộ huyện chỉ ra khá rõ, trên nhiều mặt, nhưng đáng chú ýnhận định sau:

Tính tự giác, gương mẫu, dũng cảm thành khẩn của một số ít đồng chícán bộ chủ chốt chưa cao; tinh thần đấu tranh, xây dựng của đội ngũ cán bộđồng cấp, của đảng viên thiếu mạnh dạn, thẳng thắn, còn né tránh Công tácquản lý cán bộ lâu nay thiếu chặt chẽ, cấp ủy nắm cán bộ chưa chắc nên chưa

có gợi ý, yêu cầu kiểm điểm cụ thể và sâu sắc, tinh thần trách nhiệm, tính tiềnphong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên còn hạn chế Một bộ phận cán bộ,đảng viên lợi dụng chức quyền và sơ hở trong cơ chế, chính sách để tham ô,nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân Tính chiến đấu, vai trò lãnh đạo ởmột số tổ chức đảng yếu, thậm chí có nơi bị tê liệt Đấu tranh tự phê bình vàphê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) của nhiều tổ chứcđảng, nhiều cán bộ, đảng viên còn yếu nên ít phát hiện được tham nhũng,tiêu cực ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình, cá biệt có nơi còn vi phạmnguyên tắc của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến nội

bộ mất đoàn kết

Nhận thức được yêu cầu bức thiết trên, qua thời gian được đào tạochương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính tại Học viện Chính trị -Hành chính khu vực I, được tiếp thu những kiến thức lý luận cùng với nhữngkinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác tại địa phương, với mong

muốn kết hợp lý luận và thực tiễn, tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng tự

phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý trong giai đoạn hiện nay” làm luận

văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

Trang 6

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn vềchất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện BanThường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý hiện nay, đề xuất phươnghướng, quan điểm và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tự phêbình và phê bình của đội ngũ cán bộ này.

2.2 Nhiệm vụ

- Dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm của Đảng cộng sản Việt Nam, nêu ra các quan niệm và tiêu chí đánh giáchất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện BanThường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý trong giai đoạn hiện nay

- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng tự phê bình và phê bình của độingũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý từ năm 2006 đếnnay, xác định rõ nguyên nhân của những thực trạng trên Qua đó nêu lênnhững kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong tự phê bình

và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Huyện uỷ quản lý

- Đề xuất những phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng caochất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện BanThường vụ Huyện uỷ quản lý trong giai đoạn hiện nay

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

3.1 Cơ sở phương pháp luận

Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các luật, văn bản pháp quy của cóliên quan đến chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp: điều tra, khảo sát thực

tế, phân tích, tổng hợp, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là chất lượng tự phê bình và phê bình của độingũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý

Trang 7

- Thời gian từ năm 2006 đến nay

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu gồm 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tự phê bình và phê bình.

Chương 2: Thực trạng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ

thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy Quốc Oai quản lý

Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tự phê

bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủyQuốc Oai quản lý

Trang 8

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH

1.1 Khái niệm cán bộ và cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý

1.1.1 Khái niệm cán bộ

“Cán bộ” là một từ được du nhập vào Việt Nam khoảng nửa đầu thế

kỷ XX Ban đầu, từ “cán bộ” được dùng trong quân đội để phân biệt giữachiến sĩ và người chỉ huy (từ cấp tiểu đội trở lên) Về sau từ “cán bộ” đượcdùng để chỉ tất cả những người thoát ly gia đình đi hoạt động kháng chiến đểphân biệt với nhân dân Trong một thời gian dài, ở Việt Nam hầu như từ “cánbộ” được dùng thay thế cho từ công chức Theo cách hiểu thông thường hiệnnay cán bộ được coi là tất cả những người làm việc trong bộ máy của Đảng,chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang Trong quan niệm hành chínhđược coi là những người có mức lương từ bậc cán sự trở lên, để phân biệt vớinhững nhân viên có mức lương dưới cán sự

Theo sách “Từ điển tiếng Việt”, Cán bộ có 2 nghĩa:

“1 Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước.

2 Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức,

phân biệt với người thường, không có chức vụ”3

Nội hàm của định nghĩa này với nghĩa thứ nhất: Cán bộ không chỉ baogồm những người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhànước mà trong cả hệ thống chính trị có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lênmới gọi là cán bộ và được hình thành thông qua đào tạo tại trường Số cán bộ

có trình độ thấp hơn (trung cấp, sơ cấp) gọi là nhân viên Với nghĩa thứ 2:Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức kể cả cán bộtrong hệ thống chính trị thông qua con đường bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm

3 Hoàng Phê (chủ biên): “Từ điển tiếng Việt”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988, tr 125 - 126.

Trang 9

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ

rõ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giảithích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dânchúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách chođúng”4

Điều 4, khoản 1 của Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán

bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương

từ ngân sách nhà nước”

1.1.2 Quan niệm về cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.

Với tư cách là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị, Huyện uỷQuốc Oai lãnh đạo mọi mặt hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chínhtrị theo nguyên tắc: lãnh đạo tập thể, phân công cá nhân phụ trách Nghĩa là,toàn bộ các hoạt động ở huyện đặt dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, nhưnglãnh đạo bằng việc định ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ công tác của

hệ thống chính trị; bằng công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác kiểmtra của Đảng Trên cơ sở đó, Huyện uỷ ra quyết định lãnh đạo, phân công cho

cá nhân các đồng chí huyện uỷ viên tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo củaHuyện uỷ

Trên cơ sở nguyên tắc lãnh đạo này, hầu hết các đồng chí Huyện uỷviên đều được phân công hoặc giới thiệu ứng cử vào các chức vụ chủ chốt,trọng yếu trong các cơ quan nhà nước, mặt trận và các tổ chức chính trị - xãhội ở huyện theo luật định Những cán bộ này, trên cương vị huyện uỷ viên,

họ là thành viên ban lãnh đạo của đảng bộ, thực hiện sự lãnh đạo chính trị ởhuyện Nhưng trên cương vị người quản lý hay phụ trách một cơ quan, đoàn

Trang 10

thể quần chúng, họ phải hoạt động tuân theo pháp luật, điều lệ của tổ chứcquy định rõ chức trách, nhiệm vụ được giao Khi nói tới cán bộ thuộc diệnBan Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai quản lý là nói trước hết tới các đồng chícán bộ lãnh đạo chủ chốt hoạt động trong hệ thống chính trị ở huyện Nhữngcán bộ này thường là người đứng đầu, hoặc giữ vị trí chủ chốt trong các tổchức, các cơ quan, có vai trò là người định hướng, chi phối và quyết định sựphát triển của tổ chức, cũng như khả năng hoàn thành chức trách, nhiệm vụcủa tổ chức đó

Cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai quản lý baogồm chức danh sau: Ủy viên thường vụ, Trưởng ban, Phó trưởng ban Đảng, Ủyviên Ủy ban kiểm tra; Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dânhuyện; Chủ tịch, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, cấp trưởng, cấp phó các đoànthể chính trị - xã hội huyện; Giám đốc, phó giám đốc các trung tâm; Chủ tịch,Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận huyện; Hiệutrưởng, Phó hiệu trưởng các trường trực thuộc huyện Hiện nay số lượng cán

bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai quản lý gần 700 đồng chí

1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về tự phê bình và phê bình

Tự phê bình và phê bình trong Đảng, một nguyên tắc xây dựng Đảngquan trọng, quy luật phát triển Đảng đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác - Lênin nghiên cứu và luận giải trên nhiều nội dung quan trọng C.Mác,Ph.Ăngghen cho rằng, tự phê bình và phê bình là rất cần thiết cho hoạt động

và phát triển bình thường của Đảng Cộng sản Ăngghen nhấn mạnh: Việcđảng phê bình hoạt động đã qua của mình là việc làm tuyệt đối cần thiết vàbằng cách đó, đảng học cách hoạt động tốt hơn

V.I.Lênin coi tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của đảngcách mạng Tự cao, tự đại, không thấy những sai lầm, khuyết điểm của mình,giấu giếm những sai lầm, khuyết điểm ấy là một trong những nguyên nhânlàm giảm sút sức chiến đấu của đảng Thái độ của một chính đảng đối vớinhững sai lầm, khuyết điểm của mình là một tiêu chuẩn chắc chắn nhất để

Trang 11

xem đảng ấy có nghiêm túc không, có thực sự làm tròn nghĩa vụ với giai cấpmình và với quần chúng lao động không V.I.Leenin viết: “tự phê bình và phêbình là một việc tuyệt đối cần thiết cho hết thảy mọi chính đảng sống và đầysức sống Không gì tầm thường bằng chủ nghĩa lạc quan tự mãn”5 và “tất cảnhững đảng cách mạng đã bị tiêu vong cho tới nay đều bị tiêu vong vì tự cao

tự đại, vì không biết nhìn rõ cái gì tạo nên sức mạnh của mình và sợ sệt,không dám nói lên những nhược điểm của mình Còn chúng ta, chúng ta sẽkhông bị tiêu vong, vì chúng ta không sợ nói lên những nhược điểm củachúng ta và những nhược điểm đó, chúng ta sẽ học được cách khắc phục”6.V.I.Lê-nin cũng khẳng định: “Sai lầm cũng dạy chúng ta nhiều bài học Tronglĩnh vực này cũng như trong các lĩnh vực khác, chúng ta nói rằng chúng ta sẽhọc tập bằng tự phê bình”7

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam

về tự phê bình và phê bình

1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình

Kế thừa, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch

sử mới, Hồ Chí Minh cho rằng: “Tự phê bình và phê bình” vừa là quy luậtphát triển Đảng, vừa là nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng Trong các tác phẩm,bài viết của mình, vấn đề này được Người thể hiện hai quan điểm:

- Người nhấn mạnh tự phê bình và phê bình, xem đây như vũ khí sắcbén để Đảng thường xuyên trở nên trong sạch, vững mạnh

- Có khi, Người đặt “phê bình” trước “tự phê bình”, nhiều hơn cả là

“tự phê bình” trước “phê bình” - đây không phải là ngẫu nhiên, mà có dụng ý.Dụng ý thể hiện trước hết cần coi trọng tự phê bình, muốn phê bình ngườikhác thì phải tự phê bình mình trước

Điểm xuất phát của Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình là dânchủ và nhân đạo Bản chất của nó là xây dựng, vươn tới sự hoàn mỹ, thúc đẩy

5 V.I.Lênin Toàn tập, tập 10, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1979, tr 395 - 396.

6 V.I.Lênin Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tr 141.

Trang 12

tiến bộ, là cách mạng và khoa học, là vì nhân dân, vì sự đoàn kết nhất trí trongtoàn Đảng Do đó, bản chất của tự phê bình và phê bình là hướng tới cái đẹp,cái tốt.

Sự cần thiết phải thực hiện tự phê bình và phê bình vì con người ai

cũng có khuyết điểm, thiếu sót, chỉ khác nhau ở mức độ nặng hay nhẹ, ở trạngthái biểu hiện mà thôi, “người đời không phải là thần thánh, không ai tránhkhỏi khuyết điểm”8 “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phảibiết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân vàphần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”9 “Thang thuốchay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình”10, nếu không thực hiện điềunày thì cũng như người có bệnh nếu giấu giếm tật bệnh trong mình, khôngdám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mạng

Hồ Chí Minh hiểu rõ Đảng bao gồm đủ các giai tầng trong xã hội và

có tính cách mạng rất cao như: trung thành, rất kiên quyết, hy sinh và rất vĩđại Song Đảng là một phận của xã hội, cũng không tránh khỏi những tậptục, tính nết, khuyết điểm, thói xấu của xã hội lây ngấm và “không phải làngười người đều tốt, việc việc đều hay” Do vậy, trong Đảng cần thườngxuyên tự phê bình và phê bình như con người luôn cần không khí để sống

Mục đích tự phê bình và phê bình theo Hồ Chí Minh không đồng

nghĩa với trừng trị, phê phán Với Người, phê bình chỉ là sự mổ xẻ một cănbệnh mang ý nghĩa như một sự khởi nguồn của một quá trình để chữa lànhcon bệnh, làm cho con người tồn tại, phát triển khoẻ mạnh Vì vậy, sự “mổxẻ” chỉ có ý nghĩa khi nó đạt tới cái thiện và cái đẹp

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa,giúp nhau tiến bộ Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn Cốtđoàn kết và thống nhất nội bộ”11 để hành động đúng hơn, làm việc hiệu quả vàchất lượng cao hơn Do đó, mỗi cán bộ đảng viên hàng ngày phải kiểm điểm,

8 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 166.

9 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Sđd, tr 558.

10 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Sđd, tr 262.

11 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Sđd, tr 232.

Trang 13

tự phê bình, tự sửa chữa như rửa mặt mỗi ngày Được như thế, trong Đảng sẽluôn khẻo mạnh, không có bệnh tật gì.

Đối tượng trực tiếp của tự phê bình và phê bình, theo Người là việcchứ không phải người Phê bình việc làm sai, không những không đem lại lợiích cho dân cho nước, mà còn có hại cho cách mạng, cho nhân dân Quanđiểm “phê bình việc chứ không phê bình người” làm cho con người không bịrơi vào cái “tôi” vị kỷ, thấp hèn, thù hận, tranh giành được thua, ghen ghétgiữa con người với nhau Phê bình việc là sự gột rửa “cái bên ngoài” conngười, không cho nó ngấm vào bên trong trở thành bản chất, làm “ô nhiễm”con người Tự phê bình và phê bình theo Hồ Chí Minh như dùng khăn, xàphòng để gột rửa cái nhơ bẩn bám con người, chứ không phải cắt bỏ thân thểcon người

Tự phê bình và phê bình như uống thuốc trị bệnh, uống rồi lại phải bồi

bổ cho khoẻ mạnh Tầm cao trí tuệ của Người thể hiện ở nâng cao con người,

là phát huy tính tích cực, chủ động của con người trong công việc và cuộcsống Người nói: cần tự phê bình là chính, phải phê bình mình trước, phê bìnhngười sau, chỉ có tự phê bình mình thì người mới dám phê bình mình, đặc biệtđối với cán bộ lãnh đạo Tự phê bình và phê bình là để giúp cho mỗi người tựhoàn thiện mình, để cho con người vươn tới chân, thiện, mỹ

Tự phê bình và phê bình liên quan trực tiếp đến đoàn kết trong nội bộĐảng Mục đích của tự phê bình và phê bình là nhằm tăng cường sức mạnhđoàn kết trong Đảng Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Muốn đoàn kết chặt chẽ làphải thật thà tự phê bình, thành khẩn phê bình đồng chí và những người xungquanh, phê bình, tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến càng đoàn kết.Đoàn kết, phê bình, tự phê bình thật thà để đi đến đoàn kết hơn nữa”12

Thái độ đối với tự phê bình và phê bình, theo Hồ Chí Minh là: “lý lẽ

phân minh, nghĩa tình đầy đủ”, phải xuất phát từ “tình đồng chí yêu thươnglẫn nhau”, thấm đượm “lòng nhân ái”, phải thành khẩn, kiên quyết và có văn

Trang 14

hoá Tự phê bình và phê bình “phải ráo riết”, “triệt để, thật thà, không nểnang, không thêm bớt” Phê bình không phải là cơ hội để soi mói nhau, nhằm

“lật đổ nhau”, hay làm mất mặt nhau trước tập thể Phê bình phải thực hiệncông khai, như vậy mới tránh được thái độ “bưng mắt bắt chim”, thái độ “giấubệnh sợ thuốc”…

Kỷ luật của Đảng ta là kỷ luật tự giác, nên sự thành khẩn trong tự phêbình và phê bình là đòi hỏi tiên quyết trong công tác xây dựng Đảng Hồ ChíMinh luôn nhấn mạnh quan điểm: nếu không kiên quyết thực hiện tự phê bình

và phê bình thì giống như con người có bệnh nhưng không uống thuốc

Tình yêu thương là yêu cầu quan trọng trong phê bình để tiếp cận vàthực hành chân lý, làm cho con người tự nguyện đón nhận tự phê bình và phêbình như tiếp nhận một chất kích thích để sinh trưởng, chứ không phải coi nónhư một cái gì đó rất đáng ghê sợ, cần đề phòng Càng không thể coi đó là âmmưu, thủ đoạn để đối xử, kèn cựa giữa những người đồng chí với nhau Tựphê bình và phê bình chỉ thực sự có kết quả khi có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúngđắn của cấp trên, đồng thời được cấp dưới và đông đảo quần chúng nhân dânủng hộ, hưởng ứng một cách chân thành với tinh thần xây dựng Làm đượcnhư vậy, tránh được việc kẻ xấu “tô vẽ thêm để phá hoại Đảng”, tránh được

“thái độ của đảng viên và cán bộ thoái hoá lợi dụng để đạt mục đích tự tư, tựlợi của họ” và khắc phục được thái độ ươn hèn, yếu ớt “ba phải”, thủ tiêu đấutranh, “sao cũng mặc”, “sao cũng được”, “sao cho xong chuyện thì thôi”;tránh được căn bệnh chủ quan hay thái độ “đối với những người mắc sai lầm,khuyết điểm như đối với hổ mang, thuồng luồng” Để tự phê bình và phê bìnhđạt hiệu quả cao cần phải có sự chỉ đạo, lãnh đạo tập trung thống nhất của cấptrên và sự tham gia tích cực của cấp dưới, của quần chúng nhân dân

Tự phê bình và phê bình phải có “tính chất xây dựng”, “không mỉamai, nói xấu”, không trù dập người phê bình Đối với người phê bình phải chỉ

ra được cụ thể những ưu, nhược điểm của đồng chí từ đó tìm cách giúp đỡ họ,đồng thời phải luôn chịu trách nhiệm về những lời nói của mình Trong phê

Trang 15

bình phải chú ý tới thái độ dân chủ, phải để cho người khác được phát biểu,được nêu lên những sai trái của mình trong nhận thức cũng như hành động.Nhiều người phát biểu sẽ chỉ ra được đầy đủ những ưu, nhược điểm của mình,vấn đề sẽ được xem xét một cách đầy đủ và toàn diện, từ đó mỗi người tựhoàn thiện mình thông qua sự giúp đỡ của người khác và nỗ lực của bản thân

Trong phê bình phải bình tĩnh, không nôn nóng, không hình thức, “

có gì cứ bình tĩnh bảo nhau, bàn với nhau Càng cáu càng khó nghe Muốndân chủ tốt, kỷ luật cao, cán bộ phải gương mẫu tự phê bình và phê bình Vídụ: Bác và các chú khai hội với nhau, Bác tự phê bình trước thì các chú mớidám phê bình Các chú có khuyết điểm, Bác phê bình lại Mục đích tự phêbình và phê bình là để học cái hay, tránh cái dở, chứ không phải để nói xấunhau”13 Phê bình “những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổquốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái thiệntrong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời”14

Thực hành tự phê bình và phê bình cần công khai, thật sự dũng cảmPhê bình phải từ cấp dưới lên và cấp trên phải nêu gương tự phê bình để cấpdưới noi theo Hồ Chí Minh thường nhắc nhở các đồng chí của mình: tôi làmđiều xấu, các đồng chí trông thấy, lại lấy cớ “nể” cụ không nói, là tôi mangnhọ mãi Nhọ ở trên trán thì không quan trọng, nhưng nếu có vết nhọ ở trong

óc, ở tinh thần, mà không nói cho người ta sửa tức là hại người

Về Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh cho rằng: một Đảng mà dấu diếmkhuyết điểm của mình là một Đảng hỏng Một Đảng có gan nhận khuyết điểmcủa mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàncảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm

đó Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính

Từ những quan điểm của Hồ Chí Minh, có thể khái quát bốn thái độcủa cán bộ đảng viên trong tự phê bình và phê bình như sau:

13 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 446 - 447.

Trang 16

Một là, đối với những đồng chí có giác ngộ chính trị cao thì tự mình

phê bình rất thật thà, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm Khi phê bình ngườikhác các đồng chí ấy luôn thành khẩn, nhiệt tình, đối với những người mắckhuyết điểm dù nặng hay nhẹ mà không chịu sửa chữa thì các đồng chí ấy đấutranh kiên quyết, không nể nang Đối với thái độ này, theo Hồ Chí Minh

“chúng ta phải học tập tinh thần và tác phong của các đồng chí ấy”, đồng thờiphải tuyên truyền rộng rãi để mọi người đều biết và noi theo

Hai là, có một số người bị phê bình, giáo dục nhiều lần mà không chịu

sửa đổi, vẫn “cứ ỳ ra” Theo Người, đối với hạng người này, chúng ta phải cóthái độ nghiêm khắc, phải mời họ ra khỏi Đảng, để tránh “con sâu làm rầu nồicanh”, không cho họ có cơ hội làm mất đoàn kết, làm tha hoá Đảng, không để

nó trở thành một nguy cơ đối với Đảng cầm quyền

Ba là, có một bộ phận không nhỏ, đối với người khác thì luôn có thái

độ phê bình đúng đắn, nghiêm túc, rất “Macxit”, nhưng trong tự phê bìnhmình thì quá yếu Các đồng chí ấy không dám mạnh dạn công khai tự phêbình, không vui lòng tiếp thu sự phê bình của người khác, không kiên quyếtsửa chữa các khuyết điểm của mình, thường vin vào những “lý do kháchquan” để tự biện hộ, né tránh Các đồng chí ấy mắc vào chủ nghĩa tự do,mang “một ba lô chủ nghĩa cá nhân”, sợ mất thể diện, uy tín Hiện tượng nàythường xảy ra với những cán bộ, đảng viên làm công tác lãnh đạo, phụ tráchnhững công việc quan trọng trong Đảng, Nhà nước Với thái độ này, Đảngcần có hướng giáo dục, giúp đỡ họ trở nên tốt hơn, để họ có quan điểm đúngđắn về tự phê bình, dám chịu trách nhiệm đối với những công việc, hành độngcủa mình trước đồng chí, trước Đảng và nhân dân Mục đích cuối cùng là phảigiúp họ hoàn thiện mình, để họ thực sự trở thành những người hữu ích, có thểcống hiến được nhiều hơn cho cách mạng, cho nhân dân

Bốn là, có một số đồng chí lợi dụng phê bình để nói xấu, làm mất uy

tín, danh dự người khác, hay phê bình “lung tung, không chịu trách nhiệm”,

vì lợi ích bản thân mình, do bởi tham quyền lực, địa vị và danh tiếng Một số

Trang 17

đồng chí vì nể nang, lo sợ không dám phê bình người khác, rơi vào “chủnghĩa ba phải” Đối với các đồng chí này, Đảng cần có biện pháp giáo dục họ,nếu không cần kiên quyết đưa họ ra khỏi Đảng, nhằm làm trong sạch đội ngũcán bộ đảng viên, trong sạch nội bộ Đảng.

1.3.2 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tự phê bình và phê bình

Công cuộc đổi mới đất nước trong 26 năm qua đã giành được nhiềuthành tựu to lớn, đã và đang tạo ra thế và lực mới cho đất nước Để có nhữngthành tựu to lớn đó trước hết là sự lãnh đạo của Đảng, nhưng Đảng muốn lãnhđạo được thì bản thân phải trong sạch, vững mạnh, luôn đổi mới, chỉnh đốnngang tầm với nhiệm vụ và đòi hỏi mới của lịch sử Nhận thức được điều này,tại các Đại hội VI, VII, Đảng ta luôn có sự quan tâm lớn đến công tác xâydựng Đảng, đặc biệt từ Đại hội VIII đến nay, nhiệm vụ xây dựng Đảng, trong

đó thực hiện tự phê bình và phê bình được xem là nhiệm vụ then chốt bêncạnh xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm Các Nghị quyết Hội nghị Trungương 3, 5, 6 (lần 2) khoá VIII, đều đề cập sâu sắc, toàn diện vấn đề này

Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII ra nghị quyết về một số vấn

đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, mở rộng và đẩy mạnh cuộc vậnđộng xây dựng chỉnh đốn Đảng, trong đó Ban Chấp hành Trung ương đặc biệtchú ý thực hiện cuộc vận động tự phê bình và phê bình trong Đảng nhân kỷniệm 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhờ sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Ban Chấp hành trung ương, cáccấp uỷ, tổ chức cơ sở Đảng đã tích cực đẩy mạnh cuộc vận động xây dựngchỉnh đốn Đảng, đặc biệt thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng Quaquá trình triển khai thực hiện, tuy chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhưng

đã đạt được nhiều thành quả lớn và kinh nghiệm quan trọng, đó là:

- Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của tự phê bình vàphê bình trong Đảng Tự phê bình và phê bình thực sự trở thành nền nếp,phong cách sinh hoạt hàng ngày của toàn Đảng, mỗi đảng viên

Trang 18

- Góp phần phát hiện, ngăn ngừa kịp thời nhiều việc làm sai trái, tăngcường đoàn kết nội bộ Đã xử lý kỷ luật Đảng, Nhà nước đối với không ít cán

bộ đảng viên sai phạm, kể cả cán bộ cấp cao, những biện pháp này vừa có tácdụng răn đe và giáo dục cán bộ đảng viên đồng thời được nhân dân đồng tìnhủng hộ

- Bằng nhiều biện pháp khác nhau, Đảng đã cố gắng và bước đầu đưanguyên tắc tự phê bình và phê bình vào cuộc sống hàng ngày, vào trong mọi

cơ quan, tổ chức Đảng và trong mỗi cán cán bộ đảng viên, biến nó thành mộtnguyên tắc trong sinh hoạt Đảng thường xuyên, liên tục

- Góp phần làm trong sạch, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chứcĐảng, mỗi cán bộ đảng viên Phần lớn đảng viên đã tích cực, tự giác tự phêbình và phê bình góp phần nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cánhân

Để thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, qua đó góp phần xây dựngĐảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thực hiện thắng lợi côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần thực hiện tốt những nộidung sau:

- Tiến hành nghiêm túc và thường xuyên tự phê bình và phê bình theođúng điều lệ Đảng và tinh thần chỉ thị của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trungương 6 (lần 2) khóa VIII, tránh lối làm việc hình thức, chiếu lệ cho xong việc

Yêu cầu của tự phê bình và phê bình phải đạt được: nói thật, nói hếtnhững sai lầm, khuyết điểm đã mắc phải trước tổ chức Đảng và công khaitrước nhân dân Việc xử lý những sai lầm, khuyết điểm phải được tiến hànhcông minh và theo phương châm “trị bệnh cứu người” Dần làm cho mọingười thấy rõ kết quả tự phê bình và phê bình ngoài việc trị bệnh cứu người,còn có tác dụng “tôi luyện” thêm phẩm chất, năng lực lãnh đạo và tổ chứcthực hiện chủ trương đường lối của Đảng cho đội ngũ cán bộ đảng viên Đồngthời qua đó giúp Đảng lựa chọn được những cán bộ đủ đức, đủ tài để gánhvác nhiệm vụ cách mạng

Trang 19

- Tự phê bình và phê bình phải nói đầy đủ hai mặt: ưu và khuyết điểm

về thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện chủ trương đườnglối của Đảng, Nhà nước; về quan điểm, lập trường, tư tưởng, chính trị, đạođức lối sống và tác phong công tác của cán bộ đảng viên Đối với khuyết điểmphải nói hết, nói đúng, không né tránh, không nể nang, không đổ lỗi chokhách quan hoặc cho người khác Cần trình bày rõ nguyên nhân đưa đến sailầm, khuyết điểm Khi đã được tập thể Đảng, quần chúng góp ý phê bình phảibáo cáo đầy đủ, trung thực lên cấp trên để tùy theo mức độ mà xử lý theo quyđịnh điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước Cần có những hình thức khenthưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên, tập thể có thành tích, giúp họ kịpthời phát huy hơn nữa những thành tích trong công tác

- Kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây là chính, coi trọng giáodục, nâng cao nhận thức để phát huy ưu điểm, ngăn ngừa sai phạm Qua tựphê bình và phê bình, từng cán bộ đảng viên ở các cấp cần tự xem xét mình

có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, tư cách là cán bộ đảng viên của Đảng nữahay không; nếu không thì phải tự nguyện rút khỏi vị trí đương nhiệm, chịuhình thức kỷ luật tương xứng, hoặc xin ra khỏi Đảng để đảm bảo tổ chứcĐảng luôn trong sạch, vững mạnh

- Việc thi hành kỷ luật đối với những cán bộ đảng viên cần thông báocông khai trước tổ chức đảng và nhân dân Việc làm này hết sức cần thiết đểquần chúng nhân dân thấy rõ sự nghiêm minh của Đảng và sự tôn trọng củaĐảng đối với quần chúng; biết lắng nghe ý kiến đúng đắn của nhân dân từ đógóp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân

- Phát động phong trào rộng rãi, sâu sắc, liên tục trong nhân dân bằngtất cả các phương tiện thông tin đại chúng để nêu gương người tốt, việc tốt,lên án những khuyết điểm, lỗi lầm của những người vi phạm kỷ luật Đảng,pháp luật của Nhà nước Bất cứ ai, ở cương vị nào cũng phải tuân theo phápluật Công khai, minh bạch là cách làm tốt nhất để tiến hành tự phê bình và

Trang 20

phê bình Cán bộ đảng viên đặc biệt là những người có chức có quyền phảithực sự là tấm gương sáng trong tự phê bình và phê bình.

- Làm theo phương pháp Hồ Chí Minh: làm trong sạch từ trong nội bộĐảng và trong các cơ quan Nhà nước, bắt đầu từ trên để kiểm tra, lãnh đạodưới, để nhân dân tin và tham gia phê bình cán bộ đảng viên Loại bỏ, trừngtrị ngay những con sâu dân, mọt nước, những kẻ làm ô danh Đảng và thamnhũng, cơ hội để nêu gương cho người khác

- Mọi đảng viên, nhất là các cấp ủy viên phải luôn nhận thức đúng, đủ

về vai trò, tầm quan trọng, mục đích tự phê bình và phê bình, từ đó có sựchuẩn bị chu đáo về mọi mặt và tiến hành thật nghiêm túc, thẳng thắn, trungthực tự phê bình và phê bình Phát huy vai trò, thực hiện tốt chức năng “cầmcân nảy mực” của từng cấp ủy viên, bí thư trong thực hiện tự phê bình và phêbình, đồng thời làm tốt công tác theo dõi, kiểm tra việc tiếp thu phê bình, sửachữa khuyết điểm của từng đảng viên sau khi đã tự phê bình và được góp ýkiến phê bình của chi bộ Đảng

1.4 Tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình trong giai đoạn hiện nay

Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) ban

hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” Nghị

quyết khẳng định phải tiếp tục tiến hành củng cố, xây dựng Đảng, nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta, coi đây là vấn đề sống còncủa Đảng ta, chế độ ta Cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình rất cao vớiNghị quyết cũng như nội dung bài phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị củađồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đặc biệt là vấn đề tự phê bình vàphê bình được nhấn mạnh trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị: “Lâu naychúng ta vẫn nói, tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển củaĐảng, là vũ khí sắc bén để xây dựng Đảng, để giáo dục, rèn luyện cán bộ,đảng viên.Thực tế cũng có không ít tập thể và cá nhân làm tốt việc này

Trang 21

Nhưng nhìn chung, do chỉ đạo không tốt, do ý thức tự giác của một số cán bộ,đảng viên không cao, cho nên kết quả còn hạn chế”…

Cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, phấn khởi vì đồng chí Tổng

Bí thư của Đảng đã nêu “trúng” giải pháp quan trọng và căn bản nhằm xâydựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới, đó là thường xuyên tự phêbình và phê bình trong sinh hoạt Đảng Thực hiện tốt việc này mới có thểngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sốngcủa một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản

lý các cấp

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi nước ta bước vào xây dựngnền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, công tác tự phê bình và phê bìnhtrong Đảng làm không được thường xuyên, nền nếp Một số tổ chức Đảng vàcán bộ, đảng viên có sai lầm, khuyết điểm nhưng không được phê bình, nhắcnhở kịp thời nên dẫn đến sai lầm nghiêm trọng Công tác tự phê bình và phêbình thực hiện chưa thường xuyên, nặng về hình thức; bên cạnh xu hướngđúng đắn, lành mạnh, đã thấy một số dạng tự phê bình và phê bình khôngđúng đắn, thiếu nghiêm túc như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đãnêu ra Đó là biến cuộc họp tự phê bình và phê bình thành nơi “ca tụng” lẫnnhau hoặc “đấu đá”, “hạ bệ” nhau với những động cơ không trong sáng!

Mục đích của tự phê bình và phê bình là giúp nhau phát huy ưu điểm,đẩy lùi những mặt xấu, tiêu cực Khi tiến hành tự phê bình và phê bình phảinêu rõ cả ưu điểm và khuyết điểm, phải khách quan, trung thực đồng thời coitrọng tính nhân văn, tạo lập văn hoá phê bình; hướng vào phê bình việc làmchứ không phải phê bình người Sự phê bình, nhắc nhở với động cơ trongsáng chân thành sẽ giúp những đảng viên mắc khuyết điểm tự điều chỉnh,phòng tránh tiêu cực có hiệu quả Làm sao những lời mỉa mai, châm chọc, vụlợi động cơ cá nhân khi phê bình phải nhường chỗ cho tính trung thực, kháchquan, lẽ phải, tình thương và lòng nhân ái

Trang 22

Để đưa Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện

nay” vào cuộc sống, cần thường xuyên quán triệt nghiêm túc thật thà tự phê

bình và phê bình Trung ương Đảng, các cấp uỷ đảng phải có cơ chế quy định

cụ thể chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng, nhất là ở chi bộ, gắn vớiviệc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Hàng tháng,hàng quý có chế độ để cấp trên tự phê bình trước cấp dưới, cán bộ chủ chốt tựphê bình trước cán bộ, đảng viên Cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu

cơ quan, đơn vị phải thật sự gương mẫu trong tự phê bình và phê bình Đây làđiều hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay, bởi vì đảng viên và quầnchúng biết rõ những ưu điểm, khuyết điểm, sai lầm của cán bộ lãnh đạo.Họ sẽnhìn vào cán bộ lãnh đạo của mình để noi gương, có cách ứng phó cho phùhợp Vì vậy người càng ở vị trí quan trọng, càng giữ chức vụ cao càng phảigương mẫu, nghiêm túc

Có thể khẳng định hiệu quả của chế độ tự phê bình và phê bình phầnlớn phụ thuộc thủ trưởng cơ quan, đơn vị và các cán bộ lãnh đạo Bên cạnh đócũng cần phát huy dân chủ để quần chúng, nhân dân phê bình, góp ý cán bộ,đảng viên và tổ chức đảng Đảng ta là đảng của dân, vì nhân dân mà phục vụ,

do đó phải liên hệ mật thiết với quần chúng.Tình trạng tổ chức đảng, đảngviên ít liên hệ gắn bó với nhân dân trên địa bàn, nơi cư trú đang làm cho đảngviên xa rời quần chúng là khuyết điểm cần khắc phục

Một điểm nữa là công tác kiểm tra, giám sát, xử lý việc thực hiện chế

độ tự phê bình và phê bình Khi đã có cơ chế, quy định của đảng về chế độ tựphê bình và phê bình thì cũng cần có cơ chế kiểm tra, giám sát và thực hiệncác quy định Đồng thời xử lý những vi phạm quy định cũng như sự khôngthật thà, thiếu nghiêm túc hay những hành động trả thù, trù dập, ức hiếp…đốivới những người thẳng thắn đấu tranh phê bình Bảo vệ những người thẳngthắn, thật thà, dám đấu tranh vì lẽ phải cũng là một trong những vấn đề cấpbách để cho công tác tự phê bình và phê bình đạt hiệu quả như mong muốn;biến Nghị quyết của Đảng thành hiện thực trong cuộc sống

Trang 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG VỤ

HUYỆN ỦY QUỐC OAI QUẢN LÝ

2.1 Khái quát về kinh tế - xã hội - văn hoá huyện Quốc Oai

2.1.1 Vị trí địa lý, dân số huyện Quốc Oai

Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâmthành phố khoảng 20km Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện HoàiĐức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ vàphía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ

Huyện Quốc Oai có diện tích: 147,01km2, dân số: 163.355 người(năm 2010), có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm một thị trấn Quốc Oai

và 20 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, LiênTuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, ĐồngQuang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành,Cộng Hòa, Đông Xuân

2.1.2 Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,31%, tăng3,1% so với nhiệm kỳ trước Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tíchcực: năm 2005 tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng38,22%; dịch vụ - du lịch 23,57%; nông - lâm - thuỷ sản 38,21%; năm

2010 tỷ trọng tương ứng là 42,34 % - 31,81% - 25,85% (mục tiêu Đại hội

XX là 46%-32%-22%); thu nhập bình quân đầu người từ 4,697 triệu đồngnăm 2005, đến năm 2010 ước đạt 12,39 triệu đồng (vượt 2,89 triệu đồng sovới mục tiêu Đại hội XX đề ra)

2.1.3 Văn hoá xã hội

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền được đổimới cả nội dung, hình thức, chất lượng được nâng lên, thu hút được sự

quan tâm của quần chúng nhân dân Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

Trang 24

dựng đời sống văn hóa” được chú trọng Số gia đình được công nhận gia

đình văn hóa đạt 85% (đạt mục tiêu Đại hội XX đề ra); có 62/93 làng đượccông nhận là làng văn hóa, (vượt mục tiêu Đại hội XX 1,6%); 35 cơ quanđược công nhận là cơ quan văn hóa; tăng 29 cơ quan so với năm 2005 Cácthiết chế văn hoá được đầu tư, văn hoá vật thể và phi vật thể được quan tâmbảo tồn và phát triển, đã hoàn thiện biên soạn cuốn "Lịch sử Văn hoá huyệnQuốc Oai"

2.1.4 Quốc phòng An ninh

Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được quan tâm chỉ đạo.Hàng năm đều hoàn thành các chỉ tiêu về tuyển chọn, gọi công dân nhậpngũ; làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ, đảngviên và huấn luyện lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ Tổ chứcthành công diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

An ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững, trật tự an toàn xã hộiđược đảm bảo Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triểnkhá và đạt nhiều kết quả Các mô hình tự quản về an ninh trật tự, như: dòng

họ tự quản, câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội được nhânrộng, đã phát huy tác dụng trong công tác giữ gìn an ninh trật tự Triển khai

có hiệu quả Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh quốcgia, Nghị quyết 09 của Chính phủ về chương trình quốc gia phòng, chốngtội phạm, chương trình quốc gia về phòng, chống ma tuý và các nghị quyếtcủa Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông

2.2 Tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý

Trang 25

chỉnh đốn Đảng, lãnh đạo Huyện uỷ đã thường xuyên chỉ đạo sâu sát hoạtđộng quan trọng này ở các đảng ủy trực thuộc Huyện uỷ Nhờ vậy chấtlượng hoạt động tự phê bình và phê bình đã đạt được nhiều kết quả.

2.2.1.1 Hoạt động tự phê bình và phê bình trong tập thể lãnh đạo

cấp ủy và đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý đã thể hiện rõ mục đích, tính chất tự phê bình và phê bình trong Đảng

Về mục đích sinh hoạt tự phê bình và phê bình của tập thể cấp ủy vàđội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý, có thể nói,thực chất tự phê bình và phê bình của tập thể cấp ủy chính là tự phê bình vàphê bình của các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ, các đồng chíHuyện uỷ viên giữ các trọng trách trong hệ thống chính trị toàn huyện

Qua thực tế hoạt động tự phê bình và phê bình ở đảng bộ huyệnnhững năm qua nhận thấy: hầu hết các tập thể cấp ủy trên cơ sở và cán bộlãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý đều nhận thức được: tự phêbình và phê bình là một sinh hoạt thường xuyên trong Đảng bộ, được tiếnhành trong sinh hoạt nội bộ của Đảng, từ chi bộ đảng cho đến cấp ủy cáccấp Vì là sinh hoạt nội bộ của Đảng, nên việc cán bộ lãnh đạo tự phê bìnhtrước tập thể đảng viên và phê bình đồng chí của mình trong sinh hoạt đảng

là cần thiết để giúp đỡ lẫn nhau tiến bộ

Để phát huy đầy đủ vai trò tự phê bình và phê bình trong đội ngũcán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý phục vụ nhiệm vụchính trị của đảng bộ và phục vụ công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo Huyện

uỷ đã chỉ đạo việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộlãnh đạo phải gắn với cương vị chức trách công tác được giao Tập trunglàm rõ những ưu điểm và khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy vàcủa huyện uỷ viên thực hiện nhiệm vụ chính trị cương vị công tác củamình Lấy việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước, nghị quyết của cấp trên và cấp mình làm căn cứ chủ yếu

để đánh giá xem xét những thành tựu và khuyết điểm gặp phải

Trang 26

Nhìn chung các đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý đã kiểm điểm khásâu sắc việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, đã chỉ ra đượcnhững tồn tại khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phâncông; cá nhân từng đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý khi kiểm điểm lànghiêm túc.

Trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã thể hiện rõ các tínhchất cơ bản của tự phê bình và phê bình trong Đảng như tính Đảng, tính chânthành công khai, tính giáo dục Các đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý đãtiến hành kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị; các ý kiến thamgia đóng góp, phê bình của tập thể cấp ủy tập thể lãnh đạo đối với cán bộlãnh đạo, quản lý được tổng hợp công khai trước hội nghị; các thành viên

dự hội nghị kiểm điểm đóng góp ý kiến cho từng đồng chí với tinh thầnthẳng thắn, xây dựng thể hiện tình đồng chí, nhiều đồng chí được 100%thành viên dự hội nghị đóng góp ý kiến làm rõ ưu điểm, khuyết điểm củađồng chí có lý, có tình làm cho người được phê bình dễ tiếp thu mà vẫn thểhiện sự chân tình và nghiêm túc

Như vậy, các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt diện huyện ủyquản lý chẳng những phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình nghiêm túctrong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, còn phải tự phê bình

và phê bình trong tập thể cán bộ lãnh đạo đơn vị mình phụ trách được tiếnhành công khai, dân chủ thẳng thắn

2.2.1.2 Hoạt động tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh

đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý đã tuân thủ đúng hình thức, quy trình, phương pháp tự phê bình và phê bình trong Đảng và yêu cầu của Trung ương

Căn cứ vào hướng dẫn và kế hoạch kiểm điểm tự phê bình và phêbình của Huyện uỷ đối với tập thể lãnh đạo và đội ngũ cán bộ lãnh đạo củađảng bộ nói chung, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lýnói riêng, Ban Chấp hành đảng bộ huyện đã chỉ đạo xây dựng và thực hiệnnghiêm túc các hình thức, quy trình, phương pháp tự phê bình và phê bình

Trang 27

- Về các hình thức tự phê bình và phê bình:

Các cuộc sinh hoạt tự phê bình và phê bình đều được diễn ra côngkhai, dân chủ trong sinh hoạt đảng và hội nghị cán bộ do cấp ủy triệu tập.Đối với tập thể lãnh đạo Huyện uỷ (Ban Chấp hành Đảng bộ huyện) và BanThường vụ Huyện uỷ, việc tự phê bình và phê bình được thực hiện thườngxuyên theo sinh hoạt cấp ủy thường kỳ, trong tổng kết năm, tổng kết giữanhiệm kỳ, cuối nhiệm kỳ và kiểm điểm theo hướng dẫn, gợi ý của lãnh đạohuyên Đối với cá nhân các đồng chí lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện

uỷ quản lý phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình thường xuyên trongsinh hoạt chi bộ, trong ban lãnh đạo đơn vị mình phụ trách và ban thường

vụ, trong hội nghị cán bộ chủ chốt do Huyện uỷ triệu tập Hoạt động tự phêbình và phê bình của cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản

lý được thực hiện dưới các hình thức sau:

+ Kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ trước hội

- Đối với cá nhân cán bộ lãnh đạo chủ chốt huyện:

Các đồng chí bí thư, phó bí thư Huyện uỷ; chủ tịch, phó chủ tịchHội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện; các đồng chí ủy viên Thường

vụ Huyện uỷ kiểm điểm tự phê bình và phê bình trước chi bộ, trước tập thểban thường vụ và trước tập thể lãnh đạo cơ quan

- Các đồng chí Huyện uỷ viên giữ các chức vụ khác trong hệ thốngchính trị huyện như chủ tịch, bí thư các đoàn thể chính trị xã hội, trưởng,phó các ban của Huyện uỷ… kiểm điểm tự phê bình và phê bình trước chi

Trang 28

ủy chi bộ và tập thể cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành nơi cán bộ sinh hoạt.Như vậy, dù là kiểm điểm tự phê bình và phê bình của lãnh đạo Huyện uỷhay của cá nhân cán bộ lãnh đạo huyện, thì sinh hoạt tự phê bình và phê bìnhđều diễn ra trong sinh hoạt các tổ chức đảng và trong tập thể đảng viên - cán

bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị Điều này hoàn toàn đúng với quy định củaĐảng: tự phê bình và phê bình của Đảng diễn ra trong sinh hoạt nội bộ củaĐảng

- Về quy trình, phương pháp tự phê bình và phê bình của huyện ủy

và của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý, thực

tế cho thấy:

Tất cả các Đảng ủy trực thuộc huyện ủy đều đã xây dựng và thựchiện quy trình tự phê bình và phê bình trong tập thể lãnh đạo cấp ủy vàtrong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện huyện ủy quản lý theocác bước như sau:

Đối với tập thể lãnh đạo cấp ủy và tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vịviệc tự phê bình và phê bình được thực hiện theo trình tự:

+ Tập thể cấp ủy quán triệt rõ mục đích, ý nghĩa, quy trình, phươngpháp tự phê bình và phê bình trong phạm vi tổ chức đảng và ban lãnh đạo cơquan

+ Ban Thường vụ Huyện uỷ dự thảo báo cáo tự phê bình và phê bìnhcủa Huyện uỷ để cán bộ lãnh đạo huyện và các đảng bộ trực thuộc Huyện uỷphê bình góp ý Sau đó tổng hợp các ý kiến thành báo cáo tự phê bình và phêbình của Huyện uỷ, và được trình bày trước hội nghị Đảng bộ

+ Báo cáo tự phê bình của tập thể Ban thường vụ Huyện uỷ được trìnhbày trước tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Các ủy viên Ban Chấp hànhđảng bộ tham gia phê bình Ban thường vụ Huyện uỷ trong hội nghị

+ Lãnh đạo Huyện uỷ gợi ý, chỉ đạo Ban Thường vụ hoặc cá nhân cácđồng chí ủy viên Thường vụ tự phê bình và phê bình những nội dung cần làm rõ

Trang 29

+ Sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình, tất cả các kết luận đềuđược biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín và gửi báo cáo bằng văn bản vềthành phố.

Đối với cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý,việc tự phê bình và phê bình được thực hiện theo trình tự sau:

+ Cá nhân cán bộ tự kiểm điểm theo nội dung yêu cầu trước tập thểcấp ủy, tập thể cán bộ

+ Báo cáo tóm tắt ý kiến kết luận, phân loại đảng viên của chi bộ, kếtquả phân loại cán bộ tại hội nghị tập thể lãnh đạo của đơn vị

+ Tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo tham gia đóng góp ý kiến cho từngđồng chí

+ Đồng chí chủ trì hội nghị tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá

+ Biểu quyết đánh giá, phân loại cán bộ đảng viên bằng phiếu kín(theo mẫu)

+ Đồng chí chủ trì (bí thư cấp ủy) tổng hợp kết quả, báo cáo trước hộinghị

+ Sau khi tự phê bình và phê bình, từng đồng chí cán bộ bổ sung bản

tự kiểm điểm, các ý kiến nhận xét và kết quả phân loại gửi về Ban Thường vụHuyện uỷ để đánh giá phân loại cán bộ theo phân cấp quản lý Tự phê bìnhcủa ủy viên Ban Thường vụ Huyện uỷ gửi về Ban Tổ chức Thành ủy

Về biện pháp tổ chức thực hiện sinh hoạt tự phê bình và phê bình cómấy điểm đáng chú ý sau:

+ Tự phê bình và phê bình thường xuyên trong sinh hoạt đảng, ở cáchội nghị chi bộ hàng tháng, hội nghị Ban thường vụ, Ban Chấp hành đảng bộtheo định kỳ Ở các hội nghị này, đều có phần kiểm điểm tự phê bình và phêbình chung của tập thể đảng (cấp ủy hoặc thường vụ) liên quan đến nhiệm vụcông tác của đơn vị và của huyện, và có thể có tự phê bình và phê bình đốivới các đồng chí cán bộ chủ chốt liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của

tổ chức đảng

Trang 30

+ Kiểm điểm tự phê bình và phê bình cán bộ, đảng viên hàng năm + Tự phê bình và phê bình của cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với đánhgiá phân loại cán bộ công chức hàng năm, phương pháp tổ chức này cũngtheo đợt sinh hoạt và được chỉ đạo chặt chẽ của Ban Thường vụ Huyện uỷ

Đánh giá việc xây dựng và thực hiện quy chế tự phê bình và phê bìnhcủa cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý Vấn đề này đãđược Huyện uỷ kết luận: Thực hiện quy trình kiểm điểm, các đồng chí cán bộlãnh đạo quản lý đã tiến hành kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo cơ quan đơnvị; các ý kiến tham gia đóng góp, phê bình của tập thể cấp ủy, tập thể lãnhđạo đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý được tổng hợp công khai trước hội nghị;sau đó tập thể lãnh đạo, tập thể thường vụ cấp ủy bỏ phiếu kín đánh giá phânloại từng đồng chí, kết quả phân loại được công bố ngay tại hội nghị

2.2.1.3 Hoạt động tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh

đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý đạt yêu cầu về nội dung, đã làm rõ được những ưu điểm, khuyết điểm chủ yếu và chỉ ra được biện pháp khắc phục

Căn cứ vào hướng dẫn và chỉ đạo nội dung kiểm điểm tự phê bình vàphê bình của Huyện uỷ, xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tiễn các đảng bộtrực thuộc Huyện uỷ, qua thực tiễn những năm qua thấy rằng nội dung hoạtđộng tự phê bình và phê bình của tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo và của đội ngũcán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý hướng vào các nội dung:

- Đối với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, nội dung kiểm điểm đi sâuvào ba vấn đề lớn sau đây:

+ Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: việc nhận thức, quán triệtchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghịquyết của Huyện uỷ trong xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp tổchức thực hiện Với công tác xây dựng Đảng, kiểm điểm công tác đấu tranhchống quan liêu tham nhũng, cơ hội, cục bộ, chống tuyên truyền xuyên tạc,kiểm điểm công tác xây dựng quản lý đội ngũ cán bộ đảng viên Kiểm điểm

Trang 31

việc phát hiện, giải quyết và xử lý những vụ việc bức xúc, nổi cộm trong cơquan đơn vị.

+ Về chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện: ý thức chấp hành kỷluật, kỷ cương; chấp hành nguyên tắc, quy chế, quy định của Đảng, pháp luậtNhà nước, xây dựng quy chế hoạt động của cấp ủy; kiểm điểm thực hiện chế

độ tự phê bình và phê bình và tiếp thu sửa chữa khuyết điểm sau tự phê bình

và phê bình

+ Về đạo đức lối sống: kiểm điểm công tác quản lý, giáo dục, rènluyện phẩm chất, đạo đức lối sống, nêu cao tính kỷ luật chống quan liêu, thamnhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm trong đội ngũ cán bộ đảng viên; kiểmđiểm thực hiện những điều đảng viên không được làm và xử lý cán bộ đảngviên vi phạm kỷ luật

- Đối với cá nhân cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản

lý, nội dung kiểm điểm đã tập trung vào những vấn đề sau:

+ Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, kết quả thực hiệnnhiệm vụ được giao

+ Quán triệt, chấp hành chỉ thị nghị quyết của Đảng, pháp luật củaNhà nước

+ Thực hiện các nguyên tắc, qui chế, qui định trong sinh hoạt Đảng,trong quan hệ công tác, thái độ phục vụ dân, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lốisống chống quan liêu, tham nhũng, cơ hội

+ Giáo dục người thân trong gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các qui định của khudân cư, xây dựng gia đình văn hóa mới

Đối với cá nhân cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản

lý, thì việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã kiểm điểm khá sâu sắc việcthực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, đã chỉ ra được những tồn tại, khuyếtđiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công; cá nhân từng đồng chícán bộ lãnh đạo, quản lý khi kiểm điểm là nghiêm túc; nhiều ý kiến tham gia

Trang 32

đóng góp trong hội nghị thể hiện tinh thần xây dựng, trách nhiệm, đã chỉ rađược những ưu, khuyết điểm mà cá nhân các đồng chí cán bộ lãnh đạo đãkiểm điểm nhưng chưa sâu, chưa rõ Phương pháp tham gia ý kiến khi phêbình không "đao to, búa lớn", không nâng thành quan điểm, nhẹ nhàng nhưngkiên quyết, có lý, có tình.

Trên cơ sở những nội dung và kết quả đạt được, hoạt động tự phê bình

và phê bình của tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo và cá nhân cán bộ lãnh đạođều đã chỉ rõ phương hướng biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyếtđiểm Đánh giá kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộthuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý, Huyện uỷ kết luận: sau kiểmđiểm tự phê bình và phê bình giữ được đoàn kết thống nhất, từng đồng chíxác định rõ hơn, đầy đủ hơn trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chứctrách, nhiệm vụ được giao, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để tựhoàn thiện mình trong chỉ đạo, điều hành ở cơ quan, đơn vị

2.2.2 Những hạn chế, khuyết điểm

Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu quan trọng và khá toàn diện củahoạt động tự phê bình và phê bình trong tập thể cấp ủy và đội ngũ cán bộthuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai quản lý nêu trên đây, vẫn còntồn tại một số thiếu sót, khuyết điểm như trong báo cáo kiểm điểm của Banchấp hành đảng bộ huyện

Tự phê bình và phê bình trong Ban chấp hành, trong Ban Thường vụ

và Thường trực cấp ủy chưa thường xuyên; các phiên họp Ban chấp hành,Ban Thường vụ và sinh hoạt của Thường trực Huyện uỷ thường dành nhiềuthời gian thảo luận về những vấn đề kinh tế - xã hội, tuy có ý kiến nhận xétgóp ý về sự lãnh đạo điều hành nhưng chưa đậm nét; dành thời gian cho côngtác tự phê bình và phê bình chưa thường xuyên, ngại nói đến việc cụ thể, conngười cụ thể, còn tình trạng nể nang, né tránh

Sinh hoạt tự phê bình và phê bình của tập thể Ban Thường vụ Huyện uỷchưa mạnh, chưa thường xuyên; có trường hợp trong cuộc họp không nói, hoặc

Trang 33

nói không hết ý kiến của mình, nhưng lại nói ra bên ngoài gây dư luận khôngtốt Một số đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện uỷ chưa dành thời giantiếp xúc, lắng nghe và trực tiếp giải quyết công việc với cơ sở và nhân dân,hiệu quả còn hạn chế.

Qua nhận xét trên, hoạt động tự phê bình và phê bình Đảng bộ huyệnQuốc Oai cần phải khắc phục ngay những thiếu sót:

Đối với tập thể lãnh đạo cấp ủy và Ban thường vụ cấp ủy, việc thựchiện tự phê bình và phê bình còn có những thiếu sót khuyết điểm như:

Thứ nhất, việc thực hiện quy trình tự phê bình và phê bình có lúc, có nơi, có đảng bộ chưa thực sự coi trọng, do đó làm hạn chế kết quả tự phê bình và phê bình Kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể lãnh đạo cấp

ủy và của cán bộ đảng viên là chế độ sinh hoạt thường xuyên của Đảng ta.Bản thân hoạt động tự phê bình và phê bình không phức tạp, thậm chí đơngiản và dễ thực hiện Nhưng để hoạt động này có hiệu quả, nghĩa là phải chỉ

rõ những ưu điểm và khuyết điểm của mỗi tập thể và cá nhân trong tự phêbình và phê bình, thì cần phải xây dựng và thực hiện đúng quy trình Quytrình chung đòi hỏi mỗi tập thể và cá nhân tham gia tự phê bình và phê bìnhphải trải qua đầy đủ các bước làm, ở mỗi bước trong quy trình, dù không thực

sự muốn tự phê bình bản thân, không nói lên khuyết điểm của mình, thì sứcmạnh của tổ chức thông qua quy trình vẫn buộc cá nhân phải tự phê bìnhmình Do đó khuyết điểm đầu tiên cần đề cập là khuyết điểm xem nhẹ quytrình, phương pháp tự phê bình và phê bình Biểu hiện cụ thể của khuyết điểmnày là: Xem nhẹ việc quán triệt mục đích, ý nghĩa, quy trình, phương pháp,vai trò tác dụng của kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong xây dựng Đảng

và trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Đây cũng là khuyết điểm xem nhẹcông tác chính trị tư tưởng của các đảng bộ đối với cán bộ, đảng viên trongcác đợt sinh hoạt tự phê bình và phê bình Một số tập thể lãnh đạo và BanThường vụ cấp ủy chưa đầu tư, dành thời gian vật chất cần thiết tập trungchuẩn bị báo cáo kiểm điểm, một số đồng chí bí thư cấp ủy hoặc thủ trưởng

Trang 34

đơn vị chưa trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm (theo quy định) màgiao cho Ban Tổ chức của cấp ủy hoặc cán bộ phụ trách công tác tổ chức củađơn vị chuẩn bị nên nội dung báo cáo còn chung chung, chưa chỉ rõ nhữngtồn tại, khuyết điểm; chưa phân tích kỹ nguyên nhân của những tồn tại khuyếtđiểm đó do đâu và trách nhiệm đó thuộc về tập thể hay cá nhân các đồng chílãnh đạo của đơn vị.

Việc chưa chú ý đúng mức thực hiện quy trình tự phê bình và phêbình của một số cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo biểu hiện ở nhữngmặt sau:

- Còn coi nhẹ quán triệt mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, phươngpháp, quy trình tự phê bình và phê bình trong tập thể đảng viên và cán bộ Ởnhững đơn vị này thường quan niệm giản đơn: là cán bộ lãnh đạo thì tất nhiênphải hiểu ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình trongĐảng, do đó có thể làm lướt hoặc bỏ qua Thực tế cho thấy, ở bất kỳ đốitượng cán bộ, đảng viên nào, cũng cần phải làm tốt công tác tư tưởng trướckhi vào kiểm điểm tự phê bình và phê bình Càng làm tốt công tác tư tưởngcho cán bộ đảng viên trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình thì chất lượng tựphê bình và phê bình càng cao

- Việc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của một số tập thể lãnh đạo và BanThường vụ chưa kỹ, chưa đầu tư đúng mức thời gian và công sức, thậm chíbáo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình còn giao cho cơ quan tham mưuchuẩn bị, do đó: chưa chỉ rõ tồn tại, khuyết điểm, chưa phân tích kỹ nguyênnhân của những tồn tại khuyết điểm đó, chưa quy rõ trách nhiệm cho tập thểhoặc cá nhân:

“Một số tập thể lãnh đạo, Ban thường vụ cấp ủy chưa đầu tư, dànhthời gian, vật chất cần thiết tập chung chuẩn bị báo cáo kiểm điểm; một sốđồng chí Bí thư cấp ủy hoặc thủ trưởng đơn vị chưa trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn

bị báo cáo kiểm điểm theo quy định mà giao cho Ban Tổ chức cấp ủy hoặcđồng chí phụ trách công tác tổ chức cả đơn vị chuẩn bị, nên nội dung báo cáo

Trang 35

còn chung chung, chưa chỉ rõ những tồn tại, khuyết điểm, chưa phân tích rõnguyên nhân của những tồn tại, khuyết điểm đó do đâu và trách nhiệm thuộc

về tập thể hay cá nhân các đồng chí lãnh đạo của đơn vị”

Quy trình tự phê bình và phê bình đòi hỏi tập thể Ban Thường vụ Huyện

uỷ phải chuẩn bị báo cáo dự thảo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Huyện

uỷ, báo cáo dự thảo này được hội nghị cán bộ chủ chốt của Thành phố thamgia góp ý, phê bình để trở thành báo cáo chính thức

- Ở một số cấp ủy, tập thể cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, việcđóng góp ý kiến cho báo cáo kiểm điểm của cấp ủy còn mang nặng tính hìnhthức, nêu thành tích là chủ yếu Nhưng mặt khác, nếu có những ý kiến thamgia đúng mức, có chất lượng thì cũng chưa được xem xét, tiếp thu đầy đủ Cảhai khuynh hướng trên đều làm hạn chế đến chất lượng tự phê bình và phêbình theo quy trình chung

- Ý thức kiểm điểm tự phê bình và phê bình của một số đồng chí cán

bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý chưa cao, chưa thấy đượckhuyết điểm của mình, coi những khuyết điểm mình mắc phải là do tập thể,hoặc do tác động khách quan

Thứ hai, một số cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị chưa chỉ đạo

tự phê bình và phê bình thật tập trung kiên quyết, chưa kịp thời sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm Một số đảng bộ trên cơ sở trực thuộc Huyện uỷ chậm kiện toàn ban chỉ đạo và bộ phận chuyên trách giúp cấp ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa IX.

Sự chỉ đạo của Huyện uỷ và tập thể lãnh đạo các cơ quan đơn vị làmột khâu của quy trình tự phê bình và phê bình trong Đảng, nhưng đồng thời

là nguyên nhân của việc thực hiện tốt hay không tốt các quy trình tự phê bình

và phê bình đã được xây dựng Qua thực tế: "Nơi nào cấp ủy nhận rõ vị tríquan trọng và sự cần thiết của cuộc vận động này, kiên quyết, ráo riết trongchỉ đạo thực hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm thìchắc chắn cuộc vận động sẽ chuyển động mạnh mẽ theo hướng tích cực"

Trang 36

Sự chỉ đạo của Huyện uỷ và lãnh đạo huyện bao gồm cả hai khâu: chỉđạo trên phạm vi rộng, trong suốt quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựngchỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình trong Đảng, trong các đợt sinh hoạt tựphê bình và phê bình theo năm và theo nhiệm kỳ công tác và chỉ đạo điểm chotừng trường hợp cán bộ, cơ quan đơn vị phải kiểm điểm tự phê bình và phê bìnhlàm rõ những vấn đề cụ thể

Thứ ba, trong tiến trình tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý vẫn còn những vi phạm thuộc về tính chất tự phê bình và phê bình trong đảng Bên cạnh những ưu điểm khá nổi

bật trong chấp hành các quy định tự phê bình và phê bình trong Đảng, nhữngquy định này bảo đảm cho sinh hoạt tự phê bình và phê bình theo đúng tínhchất của tự phê bình và phê bình trong Đảng, thì vẫn còn những trường hợpkiểm điểm tự phê bình và phê bình chưa bảo đảm đúng yêu cầu của Đảng

Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý chưathực sự chân thành, công khai tự phê bình và phê bình những khuyết điểm của

cá nhân và của đồng chí mình trong tập thể cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị

Tự phê bình và phê bình gần như mất tác dụng đối với không ít ngườinhất là người có chức, có quyền mà có sai lầm, khuyết điểm Sở dĩ như vậy làvì: những cán bộ, đảng viên này hiểu rõ những việc làm sai trái, cũng như biết

rõ những hậu quả xấu do hành động của họ mang lại, biết rõ sẽ bị xử lý thếnào khi việc làm của họ bị đưa ra ánh sáng Do đó, không bao giờ họ tự giácnhận sai lầm, khuyết điểm mà luôn đối phó tìm cách che giấu đến cùng, cóchứng cứ đến đâu nhận đến đó, không có không nhận

Cơ sở của tất cả những thiếu sót thuộc loại này là chưa tôn trọng tínhchất chân thành, công khai trong tự phê bình và phê bình

- Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý kiểmđiểm tự phê bình và phê bình chưa thiết thực, hiệu quả Tính chất tự phê bình

và phê bình trong Đảng đòi hỏi phải thiết thực, hiệu quả thể hiện ở chỗ: tự

Trang 37

phê bình và phê bình những việc làm cụ thể của đồng chí mình Không đượcphê bình chung chung, phê bình không có nội dung, phê bình để mà phê bình.

Phê bình và tự phê bình của cán bộ chủ chốt thuộc diện Huyện uỷquản lý trong những năm gần đây có các biểu hiện sau: Một số cán bộ lãnhđạo quản lý "chưa kiểm điểm sâu trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiệnchức trách nhiệm vụ được giao gắn với kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo, chỉđạo Kiểm điểm tự phê bình và phê bình của cán bộ lãnh đạo quản lý mà chưagắn với trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thì thật là thiếu sót lớn:

“Trong đánh giá phân loại cán bộ, nhiều đồng chí tự nhận phân loạichưa tương xứng với kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công nhưng đồngchí chủ trì hội nghị cũng không chỉ đạo, phân tích làm rõ, dẫn đến tình trạng

nể nang, xuê xoa trong quá trình bỏ phiếu biểu quyết đánh giá phân loại cánbộ”

Những nhận xét đánh giá nêu trên của Huyện uỷ về thực trạng tự phêbình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo thuộc diện Huyện uỷ quản lý

đã chỉ rõ những biểu hiện vi phạm tính chất thiết thực hiệu quả của tự phêbình và phê bình trong Đảng

Thứ tư, tính tự giác, dũng khí đấu tranh với sai lầm khuyết điểm trong

tự phê bình và phê bình của một bộ phận cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý chưa cao.

Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định tự phê bình và phê bình là quyluật phát triển của Đảng, là công cụ sắc bén để giáo dục, rèn luyện đảng viên

và củng cố đoàn kết thống nhất trong Đảng Song để quy luật tự phê bình vàphê bình phát huy được đầy đủ sức mạnh của nó, cần có những điều kiện

khách quan sau đây: Một là, đội ngũ đảng viên của Đảng phải có tính gương mẫu, tự giác thực hiện tự phê bình và phê bình; hai là, đảng viên phải có

dũng khí đấu tranh với sai lầm khuyết điểm của bản thân và của đồng chímình Thiếu hai điều kiện khách quan đó, quy luật tự phê bình và phê bìnhkhông thể vận hành tốt được

Trang 38

Ở Đảng bộ nào, cấp ủy và tập thể cán bộ lãnh đạo có tính tự giác cao,dám đối mặt với những yếu kém khuyết điểm để đấu tranh khắc phục và sửachữa, thì ở đó, kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình tốt, thiết thực phục

vụ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng bộ ngày càng vững mạnh

Bên cạnh những ưu điểm, những thành tựu đạt được trong kiểm điểm

tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diệnHuyện uỷ quản lý những năm vừa qua, vẫn còn tồn tại những yếu kém,khuyết điểm về tính tự giác, về tinh thần trách nhiệm đấu tranh với sai lầmkhuyết điểm trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo quan trọng này Nhữngkhuyết điểm đó thường được biểu hiện như: “Chưa chỉ rõ được những tồn tại,khuyết điểm chưa phân tích kỹ nguyên nhân chủ quan, khách quan của nhữngtồn tại, khuyết điểm, chưa làm rõ được trách nhiệm của tập thể và cá nhân cácđồng chí lãnh đạo trước những khuyết điểm, yếu kém của đơn vị; hoặc là ý thức

tự phê bình và phê bình của một số đồng chí chưa cao, chưa thấy được thiếu sótkhuyết điểm của mình, coi những khuyết điểm thiếu sót đó là của tập thể hoặc

do yếu tố khách quan”

Nếu cán bộ lãnh đạo, các đồng chí trong Ban Thường vụ cấp ủy, cácđồng chí đứng đầu cơ quan, không tự kiểm điểm nêu rõ khuyết điểm củamình, những khuyết điểm không tự nói ra thì không ai có thể biết, thì khôngthể có đấu tranh phê bình của tập thể giúp đồng chí mình sửa chữa được

Thứ năm, sự phối hợp giữa sinh hoạt tự phê bình và phê bình với công tác kiểm tra, công tác tổ chức, công tác tư tưởng ở một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thật tốt đã hạn chế đến chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý.

Những năm vừa qua Huyện uỷ Quốc oai đã có một số biện pháp tíchcực, gắn tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ đảng viên hàng năm,giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ với phân loại đánh giá cán bộ, đảng viên.Bên cạnh những ưu điểm và thành tựu quan trọng đạt được thì vẫn còn một sốcấp ủy, tổ chức đảng chưa gắn chặt sinh hoạt tự phê bình và phê bình của đội

Trang 39

ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý với công tác kiểmtra, công tác tổ chức và công tác tư tưởng.

Tóm lại, những biểu hiện của loại khuyết điểm này khá đa dạng songđều có điểm chung là thiếu sự phối hợp tự phê bình và phê bình với công táckiểm tra, công tác tư tưởng và công tác tổ chức trong việc chỉ ra khuyết điểm

và sửa chữa những khuyết điểm đó

"về tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5, Trungương 6 (lần 2) khóa VIII đối với các tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảngviên"; Hướng dẫn số 08- HD/TU ngày 8-11-2002 "Về việc kiểm điểm tự phêbình và phê bình năm 2002; Hướng dẫn số 13- HD/TU ngày 29-10-2003 "Vềviệc đánh giá phân loại cán bộ công chức, đảng viên và TCCSĐ gắn với kiểmđiểm tự phê bình và phê bình đối với cán bộ lãnh đạo quản lý năm 2003";Hướng dẫn số 20- HD/TU ngày 15-12-2004 "Về kiểm điểm tự phê bình vàphê bình đối với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cán bộ lãnh đạo quản lý cáccấp gắn với đánh giá cán bộ năm 2004 và cuối nhiệm kỳ" các cấp ủy trên cơ

sở trực thuộc Huyện uỷ đã nghiêm túc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kiểm điểm

tự phê bình và phê bình trên địa bàn toàn huyện đạt được nhiều thành tựuquan trọng

2.3.1 Nguyên nhân của thành tựu

Đạt được những thành tựu nêu trên trong hoạt động tự phê bình và phêbình của tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo và của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủchốt thuộc diện Huyện uỷ quản lý có nhiều nguyên nhân, trong đó có cácnguyên nhân chủ yếu sau:

Ngày đăng: 24/03/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w