1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Luan van thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc bổ nhiệm cán bộ thuộc diện ban thường vụ huyện ủy quản lý

108 670 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 646 KB

Nội dung

Để bổ nhiệm đúng cán bộ phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dânchủ TTDC, do tập thể quyết định, đồng thời phát huy trách nhiệm của từngthành viên lãnh đạo, thực sự coi trọng vai trò

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[27, tr.269]; “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[27, tr.273] Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIIIkhẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắnliền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốttrong công tác xây dựng Đảng” [13, tr.66]

Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu, nhiều việc, từ tìm hiểu, tuyểnchọn cán bộ đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, quản lý,đánh giá, chăm sóc sức khỏe và đời sống, khen thưởng, kỷ luật cán bộ Cáckhâu công việc đó liên kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau nhằm xây dựngđội ngũ cán bộ có đủ số lượng và chất lượng cao đáp ứng nhiệm vụ cáchmạng Trong các khâu đó, việc bổ nhiệm cán bộ vào chức danh lãnh đạo,quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả vàchất lượng của các khâu công việc khác

Để bổ nhiệm đúng cán bộ phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dânchủ (TTDC), do tập thể quyết định, đồng thời phát huy trách nhiệm của từngthành viên lãnh đạo, thực sự coi trọng vai trò, quyền hạn của người đứng đầucác tổ chức, các cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ

Nguyên tắc TTDC trong công tác cán bộ phải được thể chế hóa thànhcác quy chế, quy trình để thực hiện đúng và thống nhất Những nhận xét, kếtluận về cán bộ và quy trình xem xét bổ nhiệm cán bộ nhất thiết phải do cấp ủy

cơ quan lãnh đạo có có thẩm quyền, quyết định, sau khi đã lắng nghe đầy đủ ýkiến của các cơ quan có liên quan, ý kiến đóng góp của cán bộ, nhân dân vàviệc tự phê bình của cán bộ; kết hợp đúng đắn chế độ tập thể với trách nhiệm

cá nhân, dân chủ thật sự, không dân chủ hình thức; huy động mọi cấp, mọi

Trang 2

ngành phối hợp với cơ quan tham mưu giúp cấp ủy làm công tác quản lý cán

bộ Trong những năm qua, việc thực hiện hệ thống các quy chế, quy định, quytrình về công tác cán bộ của Đảng nói chung, trong bổ nhiệm cán bộ nói riêng

ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng.Các quy chế đó đã phát huy dân chủ, thực hiện nhiều hình thức công khai lấy

ý kiến của cán bộ cấp dưới, của tập thể, của nhân dân tham gia xây dựng độingũ cán bộ góp phần khắc phục một phần khuyết điểm trước đây coi công táccán bộ chỉ là việc riêng của một số người, của cơ quan tổ chức, tạo ra bướctiến bộ đáng kể trong công tác cán bộ

Tuy nhiên, chất lượng thực hiện các quy chế, quy trình bổ nhiệm chưacao và chưa đồng đều Còn tình trạng trên là do chưa có sự thống nhất caotrong nhận thức đối với những quan điểm chủ yếu về tiêu chuẩn cán bộ, chưathực sự lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu về phẩm chất

và năng lực cán bộ; cách đánh giá cán bộ chung chung, thiếu cụ thể, hìnhthức, máy móc, thiếu căn cứ xác đáng Không ít cấp ủy, tổ chức đảng vàngười lãnh đạo nắm không chắc, đánh giá không đúng cán bộ; thiếu kháchquan, thành kiến hẹp hòi, định kiến với những người trung thực, có tinh thầnđấu tranh thẳng thắn Một số bước trong quy trình xem xét bổ nhiệm thựchiện chưa thật chặt chẽ, hoặc hình thức, nặng nề không cần thiết Chưa thựchiện tốt quy trình dân chủ, công khai và minh bạch trong bổ nhiệm cán bộ.Còn để xảy ra tình trạng lợi dụng dân chủ tung dư luận xuyên tạc, gây nhiễuthông tin, làm lẫn lộn trắng đen Do quản lý cán bộ chưa tốt, một số cấp ủy và

cơ quan quản lý không hiểu đúng cán bộ, không theo dõi kịp thời những diễnbiến tư tưởng và hành động của cán bộ, nên đã bố trí một số cán bộ phẩm chấtđạo đức kém vào những cương vị lãnh đạo quan trọng, dẫn đến vi phạm kỷluật, thậm chí vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và làmgiảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng

Trong bối cảnh trên, cần có một sự nghiên cứu toàn diện về việc tổchức thực hiện đúng nguyên tắc TTDC, các quy chế, quy định, quy trình về

Trang 3

công tác bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy (BTVHU)quản lý ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa Từ những phân tích trên, tác

giả lựa chọn đề tài "Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay" để làm luận văn thạc sĩ Đây

là vấn đề cấp thiết, phù hợp với nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng hiệnnay và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua, việc nghiên cứu khoa học về nguyên tắc TTDC,xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, thực hiện nguyên tắc TTDCtrong bổ nhiệm cán bộ đã được nhiều nhà nghiên cứu và các nhà hoạt độngchính trị quan tâm ở dưới nhiều góc độ khác nhau như:

- Nguyễn Phú Trọng: Phải chăng nguyên tắc tập trung dân chủ đã lỗi

thời ?, Nxb CTQG, Hà Nội, 1990.

- Đậu Thế Biểu: Vận dụng sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ của

V.I.Lênin, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990.

- Phạm Văn Thắng: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng tổ

chức và hoạt động của Đảng bộ quân đội hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ khoa

học lịch sử, Hà Nội, 1996

- Phạm Văn Huỳnh: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng - nội

dung, những nhân tố tác động, khuyết điểm và kiến nghị, Tạp chí Nghiên cứu

lý luận, số 6 – 1990.

- Trần Trung Quang: Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong

điều kiện mới, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2 – 1990.

- Nguyễn Văn Tốn: Lại bàn về tập trung dân chủ, Tạp chí Nghiên cứu

lý luận, số 4 – 1991.

- Nguyễn Phú Trọng: Để đản bảo dân chủ trong Đảng, Tạp chí Cộng

sản, số 11 – 1990.

Trang 4

- Nguyễn Thị Thắng: Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp

quận, huyện thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2006

- Nguyễn Quang Huy: Xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban

Thường vụ Quận ủy Tây Hồ thành phố Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2006.

- Trần Văn Thuận: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận của

thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2005.

- Trương Thị Bạch Yến: Chuẩn hóa đội ngũ cấp ủy viên quận, huyện

của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay Luận văn thạc sĩ khoa học

chính trị, Hà Nội, 2006

- Tăng Nghĩa: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị

cấp huyện ở Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay Hà Nội, 2006.

- Nguyễn Hồng Vân: Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt cấp quận ở

thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội, 2000

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến vấn đề xâydựng đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện BTVHU quản lý, hoặc là ở dạngchung nhất, hoặc ở một vài khía cạnh về thực hiện nguyên tắc TTDC trong bổnhiệm cán bộ thuộc diện BTVHU quản lý, chưa có công trình nào đi sâunghiên cứu có hệ thống dưới góc độ một luận văn khoa học về thực hiệnnguyên tắc TTDC trong bổ nhiện cán bộ thuộc diện BTVHU quản lý ở cáchuyện miền núi của một tỉnh cụ thể như đề tài luận văn Tuy nhiên, trongnhững công trình đã được công bố có những nội dung có liên quan đến đề tàiđược tác giả luận văn tham khảo có kế thừa, chọn lọc

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là đề xuất những phương hướng, giải pháp

góp phần thực hiện đúng nguyên tắc TTDC trong việc bổ nhiệm cán bộ

Trang 5

thuộc diện BTVHU quản lý ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa tronggiai đoạn hiện nay

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Trình bày rõ quan niệm về nguyên tắc TTDC và việc thực hiệnnguyên tắc TTDC trong công tác cán bộ của Đảng

- Phân tích những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện nguyên tắcTTDC khi bổ nhiệm cán bộ thuộc diện BTVHU quản lý ở các huyện miền núicủa tỉnh Thanh Hóa thời gian qua

- Đề xuất các giải pháp khả thi thực hiện đúng nguyên tắc TTDC trong

bổ nhiệm cán bộ thuộc diện BTVHU quản lý ở các huyện miền núi tỉnhThanh Hóa

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực

tiễn thực hiện nguyên tắc TTDC trong việc bổ nhiệm cán bộ thuộc diệnBTVHU quản lý ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu 11 huyện miền núi tỉnh

Thanh Hóa; thời gian nghiên cứu từ năm 1999 (từ khi có quy định về phâncấp quản lý cán bộ, quy chế đánh giá cán bộ, quy chế bổ nhiệm cán bộ của BộChính trị khóa IX) đến nay

Bổ nhiệm có bổ nhiệm chức vụ, bổ nhiệm ngạch công chức Luận vănchỉ đề cập việc bổ nhiệm cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý

Bổ nhiệm cán bộ bao gồm bổ nhiệm lần đầu, bổ nhiệm lại; đối với cácchức danh được giao chức vụ theo quy trình bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử,khi trúng cử thì cấp có thẩm quyền chuẩn y Luận văn tập trung nghiên cứuloại bổ nhiệm lần đầu đối với các chức danh lãnh, đạo quản lý trong các cơquan đảng, chính quyền, chuyên môn

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng

Trang 6

sản Việt Nam về nguyên tắc TTDC nói chung, thực hiện nguyên tắc TTDCtrong công tác cán bộ của Đảng nói riêng.

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp kết hợp

giữa lý luận thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lô-gích Ngoài ra, luậnvăn cũng sử dụng một số phương pháp của xã hội học, phương pháp hệ thống,phỏng vấn sâu

6 Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

- Đánh giá khách quan thực trạng việc thực hiện nguyên tắc TTDCtrong bổ nhiệm cán bộ thuộc diện BTVHU quản lý ở các huyện miền núi tỉnhThanh Hóa

- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần thực hiện đúngnguyên tắc TTDC trong bổ nhiệm cán bộ thuộc diện BTVHU quản lý ở cáchuyện miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu để các cấp ủy, cơ quan tổ chức cán bộ tham khảo cho việc nâng cao chất lượng bổ nhiệm cán bộ thuộc diệnBTVHU quản lý trong giai đoạn hiện nay

-7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 7

Chương 1 NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG BỔ NHIỆM CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY QUẢN LÝ

Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA - NHỮNG VẤN ĐỀ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG BỔ NHIỆM CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY QUẢN LÝ

1.1.1 Khái quát về nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng

1.1.1.1 Vị trí, tầm quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ

TTDC là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các đảngcộng sản Song, nguyên tắc này không chỉ đóng khung trong đảng cộng sản,

mà khi giành được chính quyền, nó đã được thực hiện trong quản lý và hoạtđộng của nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và của nhiều tổ chức chính trị -

xã hội trong chế độ XHCN

Nguyên tắc TTDC được C Mác và Ph Ăng-ghen nêu ra lần đầu vàonăm 1847 trong việc tổ chức “Liên minh những người cách mạng”; sau đó,được tiếp tục khẳng định trong tổ chức “Liên minh công nhân quốc tế” (Quốc

tế I) do chính C Mác sáng lập vào năm 1864 và cùng với Ph Ăng-ghen lãnhđạo tổ chức này nhằm đáp ứng nhu cầu của của phong trào công nhân là phảithống nhất lực lượng trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, bảođảm sự ổn định, nhất trí và tính tổ chức của đội tiên phong

V.I Lênin là người kế thừa và phát triển sáng tạo nguyên tắc TTDCphù hợp với những điều kiện lịch sử và thời đại mới Tại nước Nga, năm

1895, V.I Lênin thành lập tổ chức “Liên minh chiến đấu giải phóng giai cấpcông nhân”, mầm mống đầu tiên cho sự ra đời của đảng cộng sản ở Nga, hoạtđộng trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân ở Nga Năm

1898, V.I Lênin thành lập Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga, năm 1918,đổi tên thành Đảng Cộng sản (bôn-sơ-vích) Nga Đây là lần đầu tiên trên thếgiới, một đảng cộng sản được thành lập

Trang 8

Nguyên tắc TTDC được V.I Lênin đề cập sâu từ năm 1905 Vàonăm này, tại Hội nghị Trung ương Đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga,V.I Lênin đề nghị đưa nguyên tắc TTDC vào chương trình nghị sự của Hộinghị và được Hội nghị chấp thuận Tuy nhiên, tại Hội nghị, nguyên tắcTTDC vẫn chưa được đưa vào Điều lệ của Đảng Công nhân dân chủ-xã hộiNga, vì còn có những ý kiến khác nhau Năm 1906, Đảng Công nhân dânchủ-xã hội Nga họp Đại hội từ ngày 23-4 đến ngày 8-5 để thống nhất lựclượng và nguyên tắc tổ chức của Đảng Tại Đại hội này, V.I Lênin trìnhbày “Cương lĩnh hành động” của Đảng Người viết: “nguyên tắc tập trungtrong Đảng hiện nay được mọi người thừa nhận” [25, tr.279] Đại hội nhấttrí thông qua Điều lệ mới của Đảng Điều lệ ghi rõ: “Tất cả các tổ chứcđảng phải được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ” [11, tr.313].Như vậy, nguyên tắc TTDC lần đầu tiên được ghi trong Điều lệ của mộtđảng cộng sản vào năm 1906.

V.I Lênin thường viết “dân chủ” là tính từ giải nghĩa cho danh từ “tậptrung”, nên khi dịch ra tiếng Việt là “tập trung dân chủ” Còn Chủ tịch Hồ ChíMinh thường viết “dân chủ tập trung” Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II(năm 1951) của Đảng ta do Người trình bày ghi rõ: “Về tổ chức, Đảng Lao

động Việt Nam theo chế độ dân chủ tập trung” [28, tr.174] Đây chỉ là cách

viết theo văn phong khác nhau (phương Tây và Hán ngữ), còn về thực chấtquan niệm của V.I Lênin và của Hồ Chí Minh là thống nhất

TTDC là một nguyên tắc xây dựng Đảng đã được kiểm nghiệm lâu dài

và có hiệu quả nhất đối với việc xây dựng tổ chức; là cơ sở vững chắc chohoạt động của các đảng cộng sản và đảng công nhân Nguyên tắc TTDC bắtnguồn từ tính chất của bản thân đảng cộng sản với tư cách là một một tổ chứcchính trị thống nhất về cả tư tưởng, đường lối, tổ chức và hành động V.I.Lênin viết: “Trong cuộc đấu tranh để giành chính quyền, giai cấp vô sảnkhông có vũ khí nào hơn là sự tổ chức” [24, tr.490]

Trang 9

Tại Việt Nam, thuật ngữ “nguyên tắc tập trung” xuất hiện lần đầu tiênvào năm 1929 Trong Điều lệ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (gọi tắt làThanh niên) - một trong các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam -được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội (tháng 5-1929) ghi: “Hội tổ chức theo nguyên tắc tập trung” [14, tr.120] Tiếp đó,tháng 6 - 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng họp Đại hội lần thứ nhất (Đạihội thành lập), thông qua Điều lệ Đảng, trong đó ghi: “Đảng Cộng sản tổ chứctheo lối dân chủ tập trung” [14, tr.220] Tại Đại hội lần thứ nhất (Đại hộithành lập, tháng 11- 1929), An Nam Cộng sản Đảng thông qua Điều lệ Đảng,trong đó ghi: “Đảng tổ chức theo dân chủ tập trung” [14, tr.360] Trong “Điều

lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam” được thông qua Hội nghị thành lậpĐảng ngày 03-02-1930 chưa ghi nguyên tắc TTDC Tháng 10-1930 Trungương Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất, quyết định đổi tên Đảng thành ĐảngCộng sản Đông Dương và thông qua “Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương”,trong đó ghi: “Đảng Cộng sản Đông Dương cũng như các chi bộ của Quốc tếCộng sản phải tổ chức theo lối dân chủ tập trung” [15, tr.119] Điều lệ Đại hội

I Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 3-1935), Điều lệ Đại hội II Đảng Laođộng Việt Nam (tháng 2-1951) đều ghi nguyên tắc tổ chức của Đảng là “dânchủ tập trung” Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội III (năm 1960), Đạihội IV (năm 1976), Đại hội V (năm 1981), Đại hội VI (năm 1986), Đại hộiVII (năm 1991), Đại hội VIII (năm 1996), Đại hội IX (năm 2001), Đại hội X(năm 2006) đều ghi: “Đảng tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ” và xácđịnh TTDC là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng Về mặt nhà nước, Điều 6,Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992, ghi: “Quốc hội, Hộiđồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt độngtheo nguyên tắc tập trung dân chủ” [36, tr.178]

Đảng ta nhận thức rõ việc tổ chức sinh hoạt nội bộ của Đảng trên cơ sởTTDC là sự bảo đảm có tính chất quyết định trong việc vạch ra đường lối,

Trang 10

chiến lược, sách lược; trong việc hình thành các cơ quan lãnh đạo và tạo ranhững tiền đề cần thiết để bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được đúnghướng và phát triển.

Trong Đảng đều có chung nhận thức là, thực hiện TTDC đúng đắn sẽdẫn đến sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thể hiện sự sinh hoạtchặt chẽ và đoàn kết nội bộ; Đảng được xây dựng và hoạt động trên cơ sởnguyên tắc thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức Cơ quan lãnh đạo caonhất là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Trong thời gian giữa hai Đại hội,

sự lãnh đạo của Đảng tập trung vào Ban Chấp hành Trung ương Những nghịquyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng là sản phẩm kết tinh trí tuệ củatoàn Đảng Khi nghị quyết của Đại hội Đảng và nghị quyết của Hội nghị BanChấp hành Trung ương Đảng đã được thông qua thì trở thành “pháp lệnh” đốivới các tổ chức đảng và đảng viên Nghị quyết đó chính là thành quả của mộtquá trình thảo luận đóng góp dân chủ trong Đảng Nghị quyết đúng và đi vàocuộc sống là sự thể hiện một cách đầy đủ nguyên tắc (chế độ) TTDC trongĐảng và trong sinh hoạt của Đảng Vì vậy, nếu xem nhẹ, buông lỏng hoặcthực hiện không đúng nguyên TTDC sẽ gây những thiệt hại nghiêm trọng đếnnăng lực hoạt động của Đảng, đến vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng của Đảngtrong xã hội, thậm chí dẫn đến Đảng bị tan rã

Một trong những đặc trưng cơ bản của đảng vô sản kiểu mới là thừanhận và thực hiện triệt để nguyên tắc TTDC trong tổ chức, sinh hoạt nội bộ vàtoàn bộ hoạt động của mình Đây không chỉ là một nguyên tắc tổ chức cơ bảnđối với đảng vô sản chân chính, mà còn là một quy luật và nhu cầu của quátrình phát sinh, phát triển và trưởng thành của đảng

Với tư cách là một đảng cầm quyền, vai trò, năng lực và sức chiến đấucủa Đảng ta một phần cơ bản và quyết định bởi mức độ nhận thức và khảnăng thực hiện nguyên tắc TTDC Đây là một trong những nhân tố quyết định

sự sống còn của Đảng gắn với sự thành bại của công cuộc đổi mới xây dựng

Trang 11

chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta Đây cũng chính

là một trọng tâm chống phá của kẻ thù nhằm thúc đẩy sự tự tan vỡ của Đảng

Mặc dù trên thế giới có ý kiến khác nhau, nhưng Đảng ta trước sau như một khẳng định, Đảng được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc TTDC

1.1.1.2 Bản chất và nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ

Dù diễn đạt là “tập trung dân chủ” hay “dân chủ tập trung” thì đây vẫn

là một nguyên tắc hoàn chỉnh chứ không phải là sự lắp ghép cơ học giữa haithành tố “tập trung” và “dân chủ” V.I Lênin viết:

Chế độ tập trung hiểu theo nghĩa thực chất dân chủ, đã baohàm khả năng - khả năng này do lịch sử tạo ra lần đầu tiên - phát huymột cách đầy đủ và tự do không những các đặc điểm của địa phương

mà cả những sáng kiến của địa phương, tính chủ động của địaphương, tính chất muôn hình muôn vẻ của các đường lối, của cácphương pháp và phương tiện để đạt mục đích chung [26, tr.186-187] Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

Đảng tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung Nghĩa là: cóĐảng chương thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất Cá nhân phảiphục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phụctùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương [29, tr.229]

Rõ ràng, nguyên tắc TTDC là một chỉnh thể thống nhất, nguyên tắc nàyhướng tới sự tập trung thống nhất, nhưng là tập trung trên cơ sở dân chủ,mang tính chất dân chủ; bảo đảm, củng cố và tăng cường tập trung phải đặttrên cơ sở giữ vững, mở rộng và phát huy dân chủ Đến lượt mình, dân chủtrong nguyên tắc TTDC chỉ được thực hiện đúng đắn và đầy đủ bằng sự bảođảm và chế ước bởi tập trung; mở rộng và phát huy dân chủ không có mụcđích gì khác ngoài việc hướng tới củng cố sự tập trung trong Đảng

Nói cụ thể, tập trung trên cơ sở dân chủ, mang tính chất dân chủ là sựtập trung trí tuệ ý chí và quyền lực của đa số, thiểu số phải phục tùng; là sự

Trang 12

tập trung gắn liền giữa cấp trên và cấp dưới, cấp trên lắng nghe và tôn trọngcấp dưới, kiểm tra cấp dưới và cấp dưới tự giác phục tùng cấp trên, giám sátcấp trên Đồng thời, tập trung trên cơ sở dân chủ, được quyết định bởi nềntảng dân chủ là sự tập trung do toàn thể đảng viên kiến lập nên, không phải domột ai đó ban phát hoặc một nhóm nào có quyền thâu tóm; là sự tập trung của

ý chí, trí tuệ, quyền lực của đa số tạo nên một cách thống nhất và tự giác chứkhông phải là thứ tập trung được thiết lập một cách độc đoán, cưỡng bức nào

đó Nó khác hẳn, đối lập với mọi thứ: tập trung quan liêu, độc đoán chuyênquyền; tập trung nhằm trấn áp cấp dưới, trấn áp đảng viên, thoát ly cơ sở, xarời thực tiễn, tập trung theo kiểu hình hành “đẳng cấp” trong Đảng

Mặt khác, dân chủ phải hướng tới tập trung, bảo vệ và giữ vững tậptrung; là việc bảo vệ, tôn trọng quyền bình đẳng và phát huy trí tuệ, sự đónggóp của các đảng viên trong trong việc bàn bạc, thảo luận và quyết định cáccông việc của Đảng, không phân biệt đảng viên giữ chức vụ hoặc không giữchức vụ, đảng viên trẻ hoặc đảng viên có nhiều tuổi đảng; là sự tự do phát huymọi sáng kiến, kinh nghiệm của đảng viên, của các tổ chức đảng nhằm tậptrung cao nhất trí tuệ của toàn Đảng Đó cũng là sự mở rộng những conđường, phương pháp một cách đa dạng và rộng rãi đối với tất cả các đảngviên, các tổ chức của Đảng nhằm tạo nên sức mạnh chung bằng sự đoàn kếtthống nhất, hướng vào việc thực hiện mục tiêu, lý tưởng chung của toànĐảng, chứ không phải thứ dân chủ cực đoan mưu toan tạo ra sự chia rẽ bèphái, phân tán cục bộ phá vỡ sự đoàn kết thống nhất của Đảng, biến tổ chứcđảng thành câu lạc bộ bàn cãi suông, mất khả năng hành động thống nhất

Như vậy, nguyên tắc TTDC là một chỉnh thể không thể chia cắt, dù xét dưới bất kỳ góc độ nào Tập trung đúng đắn phải dựa trên nền tảng dân chủchân chính và để đảm bảo mở rộng dân chủ đúng đắn; đến lượt mình, dân chủtrong nguyên tắc TTDC phải là dân chủ hướng tới tập trung, có mục đích, cóđịnh hướng, có lãnh đạo và tổ chức

Trang 13

Trong nhận thức, cần tránh cách hiểu siêu hình, giản đơn rằng nguyên tắcTTDC là sự kết hợp giữa hai mặt đối lập là tập trung và dân chủ, vì nếu hiểu nhưvậy sẽ đi đến kết luận: muốn tăng cường tập trung phải giảm bớt dân chủ, muốn

mở rộng dân chủ thì phải nới lỏng tập trung Trong thực chất, TTDC một mặtđối lập với phân tán, tự do vô chính phủ, vô tổ chức, vô kỷ luật; mặt khác, đốilập với tập trung độc đoán, chuyên quyền “Tập trung” và “dân chủ” trongnguyên tắc TTDC không đối lập với nhau, hạn chế lẫn nhau, bài trừ lẫn nhau

Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: TTDC là nguyên tắc cơ bản trong tổchức và sinh hoạt đảng, thuộc bản chất của Đảng, là một tiêu chí để phân biệtchính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đảng cách mạng chân chính vớicác đảng phái khác Phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận đảng cộng sản từbản chất Xóa bỏ nguyên tắc này là phá hoại sức mạnh của Đảng từ gốc Kinhnghiệm cho thấy, ở đâu và lúc nào xa rời nguyên tắc TTDC thì Đảng khôngcòn sức mạnh; hoặc rơi vào độc đoán, hoặc trở thành một câu lạc bộ, mởđường cho chủ nghĩa cơ hội, bè phái, vô chính phủ đủ loại hoạt động, cuốicùng làm tan rã Đảng về tổ chức, cũng tức là thủ tiêu bản thân Đảng Kẻ địchđang rất muốn và kích động chúng ta rơi vào tình trạng đó Thực tế đã cókhông ít đảng, nội bộ rối loạn hoặc tan rã chỉ vì vi phạm nguyên tắc TTDC, savào cái bẫy “đa nguyên, đa đảng” Trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng taluôn yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên coi trọng, thực hiện đúng nguyêntắc TTDC, xem đây là một nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của Đảng

Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về nguyên tắc TTDC, từ bài học gần đây của các đảng anh em và quahoạt động thực tiễn, Đảng ta đã chỉ rõ:

Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:

1 Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thựchiện tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách

2 Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểutoàn quốc Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại

Trang 14

hội đảng viên Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh dạo của Đảng làBan Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ,chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).

3 Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt độngcủa mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới;định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chứcđảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình

4 Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết củaĐảng Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cánhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đạihội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương

5 Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trịthi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tánthành Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiếncủa mình Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảolưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toànquốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không đượctruyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng Cấp uỷ có thẩmquyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử vớiđảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số

6 Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc về phạm viquyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết củacấp trên [18, tr.16-19]

1.1.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, trong bổ nhiệm cán bộ

1.1.2.1 Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ

Nội dung khái quát của nguyên tắc TTDC trong công tác cán bộ đượcĐảng ta khẳng định:

Trang 15

Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũcán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thốngchính trị và người đứng đầu tổ chức Cấp ủy, tổ chức đảng có thẩmquyền phải chủ trì và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ theođúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định; xác định rõtrách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệmcủa người đứng đầu trong công tác cán bộ [16, tr.293-294].

Nội dung cụ thể của nguyên tắc này là:

- Đảng đề ra đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách và quy chếquản lý công tác cán bộ; lãnh đạo và kiểm tra các cấp, các ngành tổ chức thựchiện; trực tiếp quản lý cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức của hệthống chính trị như cán bộ lãnh đạo các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang,đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế - xã hội; quản lý cán bộ theo chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước và điều lệ của đoàn thể

- Đảng thực hiện đường lối, chính sách cán bộ thông qua các tổ chứcđảng (ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy ) và đảng viên trong cơ quan nhànước và các đoàn thể nhân dân, thực hiện đúng quy trình, thủ tục, pháp luậtcủa Nhà nước và điều lệ của các đoàn thể và tổ chức xã hội

- Phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp ủy và các tổ chứcđảng, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của cácngành, các cấp, coi đây là một trong những công việc quan trọng bậc nhất củalãnh đạo công tác cán bộ

- Những vấn đề về chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụngđiều động, đề bạt, khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ nhất thiết phải do cấp ủy

có thẩm quyền quyết định theo đa số

- Mọi tổ chức đảng và cán bộ đảng viên phải “nghiêm túc chấp hànhcác nghị quyết của cấp uỷ về cán bộ và công tác cán bộ; cá nhân phải chấphành quyết định của tập thể; tổ chức đảng cấp dưới phải chấp hành quyết địnhcủa tổ chức đảng cấp trên” [13, tr.78]

Trang 16

- Nguyên tắc TTDC trong công tác cán bộ phải được thể chế hóa, cụthể hóa thành các quy chế, quy định, quy trình Những nhận xét, kết luận vềcán bộ nhất thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền quyết định sau khi đã lắngnghe đầy đủ ý kiến của các cơ quan có liên quan, ý kiến đóng góp của nhândân và tự phê bình của cán bộ Kết hợp đúng đắn chế độ tập thể với tráchnhiệm cá nhân, dân chủ với tập trung, không dân chủ hình thức Huy độngmọi cấp, mọi ngành phối hợp với cơ quan tham mưu giúp cấp ủy làm tốt côngtác cán bộ.

Các cấp ủy, tổ chức đảng theo thẩm quyền cần cụ thể hóa để các quyđinh, quy chế, quy trình của công tác cán bộ mà Trung ương đã xác định phùhợp với thực tiễn của từng địa phương, ngành đáp ứng yêu cầu xây dựng độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong

hệ thống chính trị (HTCT) tham gia, phối hợp trong công tác cán bộ làm cơ

sở để thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ

1.1.2.2 Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong bổ nhiệm cán bộ

Cần nói ngay rằng, từ khi trong toàn Đảng đều đã thực hiện công tácquy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, việc bổ nhiệm cán bộ khác căn bản vớikhi chưa có quy hoạch cán bộ Hiện nay, nói chung, cán bộ được xem xét bổnhiệm phải trong diện quy hoạch cả nguồn tại chỗ và cán bộ ở nơi khác, đã cóthời gian bồi dưỡng, thử thách; không phải khi có nhu cầu bổ nhiệm mới giớithiệu cán bộ bất kỳ, chưa được dự kiến Trường hợp điều động, luân chuyểnkết hợp bổ nhiệm (không phải trong quy hoạch từ nguồn tại chỗ) có quy địnhriêng, nhưng nói chung cán bộ đó cũng trong quy hoạch bổ nhiệm giữ chức

vụ cao hơn ở nơi công tác cũ Vì vậy, khâu xem xét bổ nhiệm được bắt đầu từcác cán bộ trong quy hoạch cho từng chức danh

Nguyên tắc TTDC thể hiện trong quá trình xem xét bổ nhiệm cán bộlãnh đạo, quản lý ở những nội dung chủ yếu sau:

Trang 17

Một là: Người đứng đầu và các thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh

đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự đề nghị bổ nhiệm và nêu nhận xét, đánhgiá về cán bộ được đề xuất

Người lãnh đạo, quản lý đề cao trách nhiệm của mình trong việc đềxuất, nhận xét, đánh giá cán bộ, giúp tập thể cấp ủy xem xét, quyết định

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX trình Đại hội

X đã xác định: Thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụlãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng

trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định

Hai là: Cá nhân, tập thể đề nghị bổ nhiệm cán bộ phải có ý thức xây

dựng cao, chịu trách nhiệm về đề nghị của mình

Đây là biện pháp cần thiết để quy trách nhiệm cho những cá nhân và tổchức đề xuất cán bộ bổ nhiệm, nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của ngườilãnh đạo đối với việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, tránh tình trạng dựadẫm, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, khi bổ nhiệm cán bộ sai thì không ai chịutrách nhiệm, đề phòng nguy cơ tư lợi trong công tác cán bộ

Trong trường hợp người lãnh đạo, quản lý không đề xuất, bồi dưỡngđược cán bộ dự nguồn để bổ nhiệm thì họ cũng phải chịu trách nhiệm nhưnhững trường hợp đề xuất bổ nhiệm không đúng, gây hậu quả không tốt

Ba là: Tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận

nhận xét, đánh giá cán bộ một cách dân chủ, công khai trước khi biểu quyết(bằng phiếu kín) đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm

Quyết định bổ nhiệm cán bộ cùng với nhận xét, đánh giá chính thức vềcán bộ đề nghị bổ nhiệm do tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan,đơn vị xem xét, thảo luận quyết định theo đa số đúng theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị Trường hợp không thuộc thẩmquyền theo phân cấp quản lý thì tập thể cấp ủy lãnh đạo cơ quan, đơn vị đềnghị lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định

Trang 18

Bốn là: Cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo các cơ quan có thẩm

quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm một cách dân chủ trên cơ sở phát huyđầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứngđầu cơ quan, đơn vị

Việc đánh giá, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ phải do tập thể cấp ủy và tổchức đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền thảo luận dân chủ vàquyết định theo đa số

Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo có ýkiến khác nhau thì cần báo cáo đầy đủ lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyếtđịnh Trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu hai người có số phiếu ngangnhau thì chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để quyết định bổ nhiệmhoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm

Năm là: thực hiện quy trình bổ nhiệm chặt chẽ qua các bước sau:

- Trước hết, khi cơ quan, đơn vị có nhu cầu, cấp ủy tổ chức đảng phảitrình cơ quan có thẩm quyền về yêu cầu, số lượng và dự kiến phân công côngtác đối với cán bộ sẽ được bổ nhiệm Sau khi được cơ quan có thẩm quyềnđồng ý về chủ trương mới thực hiện các bước tiếp theo

- Người đứng đầu và các thành viên cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự dựkiến bổ nhiệm

Căn cứ quy hoạch cán bộ, những người có trách nhiệm đề xuất nhân sự,tiến hành đánh giá, nhận xét đầy đủ về cán bộ được dự kiến bổ nhiệm làm căn

cứ để lấy ý kiến cán bộ trong cơ quan, đơn vị

- Tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị

Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ tiến hành các bước lấy ý kiến cán

bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị về cán bộ dự kiến bổ nhiệm

Tại các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm phải tiến hành các công việc chínhnhư sau:

+ Nêu mục đích, yêu cầu

+ Công bố tiêu chuẩn cán bộ cần bổ nhiệm

Trang 19

+ Thông báo danh sách cán bộ do tập thể lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lýlịch, quá trình học tập công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm mặtmạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác đối với từngcán bộ được giới thiệu.

Trường hợp người được giới thiệu bổ sung ngoài danh sách nhân sự dolãnh đạo đưa ra lấy ý kiến, thì người giới thiệu phải báo cáo rõ và chịu tráchnhiệm về lý lịch, nhận xét, đánh giá của cá nhân mình về người của mình giớithiệu

+ Lập danh sách lấy phiếu tín nhiệm

+ Ghi phiếu lấy ý kiến (không phải ký tên)

Kết quả phiếu tín nhiệm có giá trị tham khảo quan trọng, là một

trong những căn cứ để xem xét, nhưng không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu để quyết định

- Tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định bổ nhiệm hoặc trình lên cấp trên

bổ nhiệm theo quy định phân cấp quản lý cán bộ

Tập thể lãnh đạo (cấp ủy đảng, lãnh đạo đơn vị) căn cứ ý kiến đề xuấtcủa các cá nhân có trách nhiệm, sự tín nhiệm của tập thể xem xét, đánh giá vàthảo luận một cách toàn diện, sau đó quyết định theo ý kiến của đa số cácthành viên trong lãnh đạo Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa tập thể lãnhđạo và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, thì báo cáo lên cấp trên xem xét,quyết định

Đối với những cán bộ thuộc diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lýthì quy trình nêu trên được bổ sung thêm những yêu cầu cao hơn

Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm cán bộ gặp,trao đổi ý kiến hoặc uỷ quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức -cán bộ gặp, trao đổi ý kiến với nhân sự trước khi quyết định

Quy trình xem xét bổ nhiệm lại cũng cơ bản như quy trình xem xét bổnhiệm lần đầu, gồm các bước chính:

Trang 20

- Cán bộ làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chứctrách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ.

- Tập thể cán bộ, công chức trong đơn vị tham gia ý kiến bằng phiếu kín

- Cán bộ đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ nhận xét,đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không

- Tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyềnquyết định theo phân cấp quản lý cán bộ

1.2 NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG BỔ NHIỆM CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA

1.2.1 Đối tượng cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản

- Quyết định phân công công tác các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành,

ủy viên Ban Thường vụ huyện, thị, thành ủy

- Trên cơ sở đề nghị của đồng chí Bí thư và Thường trực huyện, thị,thành ủy; thảo luận và quyết định: tuyển chọn, bố trí, phân công công tác, giớithiệu ứng cử, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng,

kỷ luật, nhận xét, đánh giá và thực hiện chính sách đối với các chức danh:Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND), Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân(UBND) huyện, thị, thành phố; Trưởng, Phó trưởng ban của huyện ủy; Ủyviên trực HĐND; Chánh, Phó Văn phòng huyện, thị, thành ủy; Trưởng, Phóphòng, Chánh, Phó Văn phòng UBND huyện, thị, thành phố; Chủ tịch, Phó

Trang 21

chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và Trưởng, Phó các đoàn thể, cácđơn vị trực thuộc huyện, thị, thành phố; Bí thư, Phó bí thư, Ủy viên Thường

vụ Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã,phường, thị trấn; Bí thư tổ chức cơ sở đảng trực thuộc

- Quyết định thực hiện quy trình nhân sự các chức danh cán bộ diệnBan Thường vụ huyện, thị, thành ủy quản lý

- Chuẩn bị nhân sự để Ban Chấp hành huyện đảng bộ xem xét, đề nghịBan Thường vụ Tỉnh ủy giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Bí thư, Phó

bí thư huyện, thị, thành ủy; Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện, thị,thành phố; giới thiệu nhân sự bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện,thị, thành phố Giới thiệu bầu bổ sung ủy viên Ban

Thường vụ huyện, thị, thành ủy

- Chuẩn y Ban Chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Thường vụ, Chủnhiệm, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc; chỉ định bổsung Ủy viên Ban chấp hành, khi cần thiết chỉ định Bí thư Ban Chấp hànhĐảng bộ, chi bộ trực thuộc

- Báo cáo cấp có thẩm quyền kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộđương chức và kế cận thuộc diện được phân cấp quản lý và diện Ban Thường

Trang 22

Căn cứ quyết định phân công, phân cấp về quản lý tổ chức bộ máy vàcán bộ nêu trên, đội ngũ cán bộ thuộc diện BTVHU quản lý gồm các nhómđối tượng cụ thể như sau:

Một là: Đội ngũ cán bộ công tác đảng, bao gồm các chức danh: Ủy

viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, ủy viên Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy;Trưởng, Phó các ban đảng (không phải là ủy viên BTVHU); Chánh, Phó Vănphòng Huyện ủy; Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trịhuyện; các đồng chí Bí thư (không phải là ủy viên Thường vụ Huyện ủy) vàcác Phó bí thư và Ủy viên Thường vụ cấp ủy trực thuộc Huyện ủy

Hai là: Đội ngũ cán bộ chính quyền và lãnh đạo, quản lý các cơ quan

hành chính, sự nghiệp bao gồm các chức danh: Phó chủ tịch HĐND, Phó chủtịch UBND, Ủy viên thường trực HĐND huyện; Trưởng, Phó phòng, Chánh,Phó văn phòng UBND huyện; Trưởng, Phó giám đốc Đài truyền thanh -truyền hình huyện; Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục thườngxuyên; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú; Chủtịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, thị trấn

Ba là: Đội ngũ cán bộ mặt trận và các đoàn thể nhân dân bao gồm các

chức danh: Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ và Trưởng, Phó các đoànthể chính trị - xã hội cấp huyện

1.2.2 Đặc điểm việc bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện

ủy quản lý

Việc bổ nhiệm các chức danh cán bộ thuộc diện BTVHU quản lý vừa

có xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, vừa có xem xét để giới thiệu ứng cử

Các chức danh bổ nhiệm và bổ nhiệm lại gồm: Trưởng, Phó các ban

đảng; Chánh, Phó Văn phòng Huyện ủy; Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâmbồi dưỡng chính trị huyện; Trưởng, Phó phòng, Chánh, Phó Văn phòngUBND huyện; Trưởng, Phó các cơ quan trực thuộc huyện

Trang 23

Các chức danh giới thiệu ứng cử gồm: ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Chủ

nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; Bí thư, Phó bí thư, Ủyviên Ban thường vụ Đảng uỷ và các tổ chức đảng trực thuộc; Phó chủ tịchHĐND, Phó chủ tịch UBND, Ủy viên thường trực HĐND huyện; Chủ tịch,Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, thị trấn; Chủ tịch, Phóchủ tịch Ủy ban MTTQ, Trưởng, Phó các đoàn thể chính trị - xã hội cấphuyện được BTVHU giới thiệu ứng cử để bầu cử theo quy định của Điều lệĐảng, Điều lệ MTTQ Việt Nam, điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội, Luật

Tổ chức HĐND và UBND

1.2.3 Các bước của quy trình bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường

vụ Huyện ủy quản lý

1.2.3.1 Bổ nhiệm lần đầu

Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác, Thường trực HĐND, Thường trực

UBND, lãnh đạo các ban đảng, Ban Thường vụ các đoàn thể cấp huyện, BanChấp hành các đảng bộ xã, thị trấn, các đảng ủy, chi bộ trực thuộc Huyện ủy(gọi chung là tập thể lãnh đạo) trình BTVHU (bằng văn bản) về chủ trương,

số lượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ được đề nghị bổnhiệm; đề xuất nhân sự cụ thể sau khi BTVHU đồng ý về chủ trương:

Bước 2: Trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và nhận xét, đánh giá

cán bộ, người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cơ quantham mưu (Ban Tổ chức Huyện ủy) tham mưu đề xuất phương án nhân sự

Bước 3: Tập thể lãnh đạo thảo luận, lựa chọn nhân sự và thông qua

nhận xét, đánh giá để lấy ý kiến của cán bộ trong cơ quan, đơn vị Nhu cầu bổnhiệm một người có thể lựa chọn một người hoặc nhiều người

Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến về nguồn nhân sự Thành phần tham gia lấy

ý kiến về nguồn nhân sự được quy định cụ thể cho mỗi chức danh bổ nhiệm,nhưng phải phát huy được dân chủ trong xem xét lựa chọn cán bộ

Trang 24

Trình tự lấy ý kiến gồm các công việc: trao đổi, thảo luận về yêu cầu

bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ; thông báo danh sách do tập thể lãnh đạo giớithiệu, tóm tắt lý lịch, quá trình học tập công tác, nhận xét, đánh giá ưu, khuyếtđiểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển, dự kiến phân công tác; giớithiệu bổ sung nếu có (ngoài danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu);ghi phiếu lấy ý kiến (không phải ký tên) Kết quả phiếu tín nhiệm có giá trịtham khảo quan trọng, là một trong những căn cứ để xem xét, nhưng khôngphải là căn cứ duy nhất và chủ yếu để quyết định

Bước 5: Người đứng đầu cùng với tập thể lãnh đạo: phân tích kết quả

tổng hợp phiếu lấy ý kiến; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếucó); lấy ý kiến bằng văn bản của Ban Thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơquan (những nơi không có Ban Thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổnhiệm; tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự(bằng phiếu kín) Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thànhviên trong trong tập thể lãnh đạo tán thành

Bước 6: Làm tờ trình trình BTVHU xem xét, quyết định bổ nhiệm,

giới thiệu ứng cử hoặc thông báo kết luận cho cấp có thẩm quyền quyết định

Bước 7: BTVHU thảo luận và quyết định bổ nhiệm bằng bỏ phiếu kín.

Ứng cử viên đạt từ nửa số ủy viên BTVHU trở lên đồng ý được bổ nhiệm

1.2.3.2 Bổ nhiệm lại

Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, phải xem xét cóhay không bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu tái ứng cử

Trang 25

Những cán bộ sau khi được bổ nhiệm, vì những lý do cụ thể, như: sứckhỏe không đảm bảo, không phù hợp với điều kiện làm việc, không hoànthành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước thì các cơquan tham mưu đề xuất và cấp lãnh đạo có thẩm quyền cần xem xét, thay thếkịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.

Việc bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu tái ứng cử được tiến hành từng bước,phù hợp với quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ củacác đoàn thể chính trị - xã hội và yêu cầu của từng lĩnh vực, từng cơ quan,đơn vị, từng cơ sở, bảo đảm ổn định và hiệu quả thiết thực

Điều kiện bổ nhiệm lại: cán bộ phải hoàn thành nhiệm vụ trong thờigian giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trongthời gian tới; cơ quan đơn vị có yêu cầu; đủ sức khỏe để đảm nhiệm chức vụ

cũ Những cán bộ tính đến tuổi nghỉ hưu không còn đủ một nhiệm kỳ bổnhiệm lại, nếu vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc thì có thể tiếp tục giữchức vụ cho đến tuổi nghỉ hưu

Quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại:

- Cán bộ phải viết báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chứctrách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ

- Tập thể cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị tham gia đánh giábằng phiếu kín

- Cán bộ đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ nhận xét,đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không Tập thể lãnh đạo xemxét quyết định và đề nghị BTVHU xem xét quyết định theo thẩm quyền

1.2.4 Nội dung cụ thể của nguyên tắc tập trung dân chủ trong bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Căn cứ Quyết định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán

bộ, Quyết định ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng

Trang 26

cử của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, các BTVHU phải xây dựng vàban hành Quy chế bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử vào vị trí lãnh đạo,quản lý trong HTCT của huyện theo thẩm quyền được phân cấp quản lý Quychế này phải bảo đản thực hiện đúng các nguyên tắc, quy định, hướng dẫn củaĐảng về bổ nhiệm cán bộ và đúng nguyên tắc TTDC.

Nội dung cụ thể của nguyên tắc TTDC trong bổ nhiệm cán bộ diệnBTVHU quản lý ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm:

Một là: Người đứng đầu tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ

quan, đơn vị trực thuộc huyện đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá về cán

bộ được đề xuất Nếu người được giới thiệu là cán bộ công tác trong cơ quan,đơn vị thì nói chung phải nằm trong quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm

Người đứng đầu và tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn

vị trực thuộc huyện phải đề xuất, nêu ý kiến nhận xét, đánh giá về cán bộđược giới thiệu

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị - với trách nhiệm được tập trung ở vaitrò chức trách của mình - phải thể hiện chính kiến riêng bằng việc đề xuấtnhân sự, nêu ý kiến đánh giá của mình về từng cán bộ trong quy hoạch vàchính thức giới thiệu nhân sự đề nghị bổ nhiệm Việc này thể hiện cả quyền

và trách nhiệm của người đứng đầu, tránh tình trạng dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể,thậm chí là sự né tránh trách nhiệm, sợ va chạm, mất lòng Có thể ý kiến đề xuất,đánh giá của người đứng đầu về nhân sự giới thiệu xem xét bổ nhiệm chưa chínhxác, nhưng nhất thiết người đứng đầu phải thực hiện nghĩa vụ này trước cấp ủy,

tổ chức đảng Qua ý kiến của người đứng đầu, tập thể đánh giá được người đứngđầu có sâu sát không, nắm cán bộ trong quy hoạch có chắc không, có xử lý đúngcác thông tin liên quan và các dư luận về cán bộ hay không

Trong các cuộc họp để lấy ý kiến ở hội nghị cán bộ chủ chốt cơ sở, ởhội nghị cấp ủy cơ sở, người đứng đầu cũng phải chính thức thay mặt tập thểlãnh đạo đề xuất và nêu ý kiến nhận xét đối với các cán bộ trong quy hoạch và

Trang 27

cán bộ đề nghị xem xét bổ nhiệm Đặc biệt, tại hội nghị xem xét quyết định

bổ nhiệm, người đứng đầu phải nêu dự kiến kết luận về người được đề xuất

bổ nhiệm và đánh giá về toàn bộ quy trình lấy ý kiến tín nhiệm

Hai là: Cá nhân thành viên tập thể lãnh đạo phải nêu cao ý thức xây

dựng, chịu trách nhiệm về đề nghị nhân sự và ý kiến đánh giá về nhân sự

Đây là một việc rất hệ trọng và là một sự thể hiện rõ nguyên tắc TTDCtrong bổ nhiệm cán bộ Việc đề xuất đúng nhân sự và đánh giá đúng về nhân

sự đề nghị bổ nhiệm giúp cho việc thảo luận được đúng hướng và tập thể lãnhđạo đi đến quyết định đúng Vì vậy, tại tất cả các hội nghị trong quy trình xemxét bổ nhiệm cán bộ diện BTVHU quản lý ở các huyện miền núi của tỉnhThanh Hóa, các thành viên trong tập thể lãnh đạo phải hết sức thận trọng, cânnhắc kỹ trước khi phát biểu giới thiệu nhân sự và nhận xét về nhân sự đượcgiới thiệu, chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình, đặc biệt cầntránh tình trạng dựa dẫm, phát biểu theo ý kiến của người khác, không nói rõchính kiến của mình, phát biểu mang tính cảm tính, nêu dư luận mà chưa xácminh, phát biểu tâng bốc người này, chê bai người kia do động cơ cá nhân

Ba là: Tập thể cấp ủy đảng; tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị phải thảo

luận nhận xét, đánh giá cán bộ một cách thực sự dân chủ, công khai trước khibiểu quyết đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm

Trên cơ sở ý kiến đề xuất của người đứng đầu, tập thể lãnh đạo thảoluận, bàn bạc về ý kiến nhận xét của người đứng đầu đối với từng cán bộtrong quy hoạch, về đề xuất của người đứng đầu đối với nhân sự đề nghị bổnhiệm Tập thể lãnh đạo có thể tán thành hoặc không tán thành đối với đềxuất của người đứng đầu Nếu ý kiến đề xuất của người đứng đầu thuộc thiểu

số, thì người đứng đầu phải phục tùng ý kiến của đa số tập thể lãnh đạo; tậpthể giới thiệu người khác trong quy hoạch hoặc chưa giới thiệu ai để lấy ýkiến

Trang 28

Nội dung này đòi hỏi, một mặt, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vịphải dân chủ tôn trọng ý kiến của các cấp ủy viên, thành viên ban lãnh đạo cơquan, đơn vị, không áp đặt ý kiến cá nhân và có thái độ thiên kiến đối với ýkiến của người khác; mặt khác, các cấp ủy viên, thành viên ban lãnh đạo cơquan phải nêu cao ý thức trách nhiệm, mạnh dạn và thẳng thắn phát biểu đúng

và hết ý kiến, suy nghĩ của mình Điều quan trọng nhất là người chủ trì cáchội nghị xem xét và bổ nhiệm cán bộ phải tạo được không khí cởi mở, nghiêmtúc, nhưng không căng thẳng; thoải mái, nhưng không vô tổ chức Hội nghịcàng dân chủ, các thành viên tham gia ý kiến đầy đủ trách nhiệm thì việc đánhgiá về cán bộ đề nghị bổ nhiệm càng toàn diện, chính xác, khi quyết địnhcàng chắc chắn, vì mọi vấn đề liên quan đã được xem xét cặn kẽ, công khai

Ý kiến khác nhau về một cán bộ là điều bình thường, không vì sợ nêu ra các ýkiến khác nhau mà hạn chế dân chủ, thảo luận qua loa, chiếu lệ

Bốn là: Cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo các cơ quan có thẩm

quyền quyết định đề nghị bổ nhiệm cán bộ; tập thể BTVHU xem xét, quyếtđịnh bổ nhiệm cán bộ phải phát huy tối đa dân chủ trên cơ sở đề cao tráchnhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu

Đây là bước quyết định bổ nhiệm cán bộ, vì vậy là bước đòi hỏi phảithực hiện nghiêm túc, đúng đắn nhất nguyên tắc TTDC Có thể các bướctrước đó còn có điều này hay điều khác chưa thực hiện thật đầy đủ, nhưng đếnbước xem xét, quyết định thì không được phép có sai sót

Trước khi triệu tập hội nghị xem xét quyết định bổ nhiệm cán bộ, ngườiđứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo rà soát lại toàn bộ quy trìnhcác bước đã tiến hành, nếu thấy bước nào thực hiện chưa đúng, có vi phạmnguyên tắc TTDC thì kiên quyết yêu cầu tiến hành lại, hoặc không đưa ra xemxét Cơ quan tổ chức giúp người đứng đầu cấp ủy, tập thể lãnh đạo trong côngviệc này

Trang 29

Hồ sơ về việc xem xét bổ nhiệm cán bộ phải gửi trước cho các ủy viênBTVHU, các thành viên ban lãnh đạo cơ quan, đơn vị để nghiên cứu Hộinghị chỉ tổ chức họp khi có đủ số thành viên dự họp theo quy định.

Tại các hội nghị này, việc xem xét bổ nhiệm phải tiến hành từng trườnghợp một để các thành viên có thể phát biểu hết ý kiến của mình Các thànhviên tham dự hội nghị phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của mìnhđối với việc bổ nhiệm cán bộ bằng việc phát biểu ý kiến nhận xét, đánh giá;nêu ra những điểm chưa rõ về cán bộ đề nghị bổ nhiệm để người đứng đầu và

cơ quan tổ chức - cán bộ giải trình làm rõ; cân nhắc bỏ phiếu quyết định.Người chủ trì hội nghị phải thật sự dân chủ, khuyến khích các thành viên tậpthể lãnh đạo phát biểu hết và thẳng thắn ý kiến của mình, không áp đặt chủquan, tạo điều kiện để các thành viên đối thoại công khai nếu có ý kiến khácnhau, không vội kết luận khi còn có người muốn phát biểu, hoặc có vấn đềcòn chưa được làm rõ Chỉ nhân sự được hội nghị nhất trí mới đưa vào để bỏphiếu quyết định

Hội nghị BTVHU thảo luận tập thể, công khai về mọi vấn đề liên quanđến nhân sự dự kiến bổ nhiệm, quyết định đã bỏ phiếu hay chưa và quyết địnhbằng bỏ phiếu kín Kết quả bỏ phiếu của BTVHU là quyết định có giá trị caonhất, tất cả các ủy viên BTVHU, kể cả Bí thư, cũng phải chấp hành

Năm là: Trong trường hợp ý kiến của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan,

đơn vị khác với ý kiến của các thành viên cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan,đơn vị thì cần báo cáo đầy đủ, trung thực các ý kiến khác nhau đó lên cấp trên

có thẩm quyền xem xét, quyết định Trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệuhai người có số phiếu ngang nhau cho một chức danh, thì chọn nhân sự dongười đứng đầu giới thiệu để quyết định

Trường hợp nay thường ít xảy ra, nhưng thường là trường hợp gay cấn,nhạy cảm, nhất là ở nơi có tình trạng mất đoàn kết, vì vậy càng được tiếnhành hết sức chặt chẽ, thận trọng theo đúng nguyên tắc TTDC

Trang 30

Khi gặp tình huống này, người đứng đầu - với sự tham mưu của cơquan tổ chức - cán bộ - cần tỉnh táo, cân nhắc lại thật kỹ ý kiến và lập trườngcủa mình trên tinh thần tất cả vì lợi ích chung, tôn trọng tập thể, đồng thời tìmhiểu rõ những nguyên nhân có ý kiến khác nhau, thực chất của các ý kiếnkhác nhau Người đứng đầu có vai trò, trách nhiệm trong việc bổ nhiệm ngườigiữ cấp phó của mình và người đứng đầu cấp dưới trực tiếp, nhưng công táccán bộ nói chung, việc bổ nhiệm cán bộ nói riêng là công việc của tập thểlãnh đạo Do vậy, khi có ý kiến khác nhau giữa người đứng đầu và các thànhviên ban lãnh đạo, thì phải báo cáo lên cấp trên xem xét, quyết định Nếu cứquyết định một cách gò ép là sai nguyên tắc TTDC và sẽ gây mất đoàn kết nộibộ.

Sáu là: Thực hiện đúng đắn, chặt chẽ quy trình trong bổ nhiệm cán bộ.

Vì cán bộ diện BTVHU quản lý ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa rấtđông, đa dạng, có cả đề nghị bổ nhiệm và diện BTVHU bổ nhiệm, nên mỗiloại có quy trình đề nghị và quyết định riêng

Quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh

ủy quản lý

Khi cần bổ sung chức danh Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịchHĐND, Chủ tịch UBND huyện, thực hiện theo các bước như sau:

- Trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức) xin chủ trương và

dự kiến phân công công tác đối với cán bộ được đề nghị giới thiệu ứng cử.Sau khi được được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý về chủ trương, BTVHUthực hiện các bước tiếp theo

- Tổ chức hội nghị BTVHU: Trên cơ sở nguồn nhân sự trong quy hoạch

và nhận xét, đánh giá cán bộ, BTVHU thảo luận lựa chọn, thống nhất nhân sự(bỏ phiếu kín), để giới thiệu trước hội nghị cán bộ chủ chốt

- Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy ý kiến Thành phần hội nghị

gồm: Các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Chủ tịch, Phó Chủ

Trang 31

tịch HĐND, UBND; trưởng, phó ban, phòng, đoàn thể cấp huyện; Bí thư đảng

ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã, thị trấn và bí thư các tổ chức đảngtrực thuộc

Tại hội nghị, thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủtrương thực hiện quy trình nhân sự; trao đổi về tiêu chuẩn và yêu cầu giớithiệu cán bộ ứng cử; thông báo nguồn nhân sự trong quy hoạch và nhân sự doBTVHU chuẩn bị, tóm tắt lý lịch, quá trình công tác, đánh giá ưu điểm,khuyết điểm, triển vọng phát triển, dự kiến phân công công tác; các đại biểutham dự hội nghị trao đổi, thảo luận, ghi phiếu giới thiệu

Kết quả phiếu tín nhiệm có giá trị tham khảo quan trọng, là một trongnhững căn cứ để Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xem xét, quyết định giới thiệu

- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện: Trên cơ sở nhân sự doBTVHU chuẩn bị và kết quả giới thiệu tín nhiệm của hội nghị cán bộ chủchốt, Ban Chấp hành bàn bạc, thảo luận, thống nhất nhân sự và tiến hành bỏphiếu giới thiệu Phiếu được kiểm và công bố tại hội nghị Nhân sự được giớithiệu với số phiếu quá bán, lập hồ sơ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Quy trình giới thiệu ứng cử bổ sung ủy viên Ban Thường vụ và chỉ định bổ sung ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện

- BTVHU trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức) xin chủtrương bổ sung ủy viên Ban Thường vụ; chủ động thực hiện quy trình nhân sự

bổ sung ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ huyện

- Tổ chức hội nghị BTVHU: Trên cơ sở nguồn nhân sự trong quy hoạch

và nhận xét, đánh giá cán bộ, BTVHU bàn bạc, thảo luận, thống nhất nhân sự(bỏ phiếu kín) chuẩn bị nhân sự để giới thiệu trước hội nghị Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện

- Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện: Trên cơ sở nhân sự

do BTVHU chuẩn bị, Ban Chấp hành bàn bạc, thảo luận, thống nhất và tiếnhành bỏ phiếu giới thiệu nhân sự bổ sung ủy viên Ban Thường vụ, bổ sung ủyviên Ban Chấp hành Phiếu được kiểm và công bố tại hội nghị Nhân sự giới

Trang 32

thiệu với số phiếu đạt quá bán, lập hồ sơ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy đềnghị chỉ định bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành, hoặc đề nghị bầu bổ sung ủyviên Ban Thường vụ.

Quy trình giới thiệu Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND huyện

Khi cần bổ sung Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND huyệnthiếu so với số lượng quy định, BTVHU chủ động thực hiện quy trình theocác bước như sau:

- Tổ chức hội nghị BTVHU: Trên cơ sở nguồn nhân sự trong quy hoạch

và nhận xét, đánh giá cán bộ, BTVHU bàn bạc, thảo luận thống nhất nhân sự(bỏ phiếu kín) Nếu nhân sự là ủy viên BTVHU thì báo cáo Ban Thường vụTỉnh ủy (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy) xin chủ trương

- Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện: trên cơ sở nhân sự

do BTVHU chuẩn bị, Ban Chấp hành trao đổi, thảo luận và tiến hành bỏ phiếugiới thiệu Phiếu được kiểm và công bố tại hội nghị, kết quả phiếu giới thiệu cógiá trị tham khảo quan trọng, làm căn cứ để BTVHU xem xét, quyết định

- Tổ chức hội nghị BTVHU: Trên cơ sở nhân sự Ban Thường vụ chuẩn

bị và kết quả giới thiệu của Ban Chấp hành, BTVHU bàn bạc, thảo luận,thống nhất nhân sự (bằng phiếu kín) Phiếu được kiểm và công bố tại hộinghị Nhân sự được giới thiệu với số phiếu đạt quá bán, lập hồ sơ báo cáo:Ban Thường vụ Tỉnh ủy nếu nhân sự là uỷ viên BTVHU; Ban Tổ chức Tỉnh

ủy để thẩm định trước khi BTVHU quyết định giới thiệu để HĐND bầu, nếunhân sự không phải là là ủy viên BTVHU

Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử cán bộ lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương

Căn cứ nhu cầu công tác, Ban Thường vụ các tổ chức đoàn thể, BanThường trực (đối với Ủy ban MTTQ) cấp huyện, Chủ tịch UBND huyện, tậpthể lãnh đạo các ban xây dựng Đảng thuộc Huyện ủy, Trung tâm bồi dưỡngchính trị huyện và tương đương (gọi chung là lãnh đạo cơ quan, đơn vị) thựchiện các bước như sau:

Trang 33

Trình BTVHU (qua Ban Tổ chức Huyện ủy) xin chủ trương về sốlượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ đề nghị bổ nhiệm hoặcgiới thiệu ứng cử.

Sau khi được BTVHU đồng ý về chủ trương; BTVHU giao cho Ban

Tổ chức Huyện ủy chủ trì phối hợp với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực hiệncác bước quy trình như sau:

Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

- Tổ chức hội nghị lãnh đạo cơ quan, đơn vị: Trên cơ sở nguồn nhân sựtrong quy hoạch, nhu cầu công tác, Ban Thường vụ các tổ chức đoàn thể, BanThường trực Ủy ban MTTQ huyện, tập thể lãnh đạo các phòng, ban, ngànhbàn bạc, thảo luận, thống nhất (bỏ phiếu kín), chuẩn bị nhân sự giới thiệu tạihội nghị cán bộ chủ chốt

- Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt Thành phần hội nghị gồm:

+ Đối với việc đề nghị bổ nhiệm Trưởng, Phó các ban của Huyện ủy:các ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan, Bí thư, Phó bí thư các chi bộ;trưởng, phó các ban xây dựng Đảng; trưởng phó các đoàn thể của cơ quan.Đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị thì họp toàn thể cán bộ, viên chứctrong cơ quan

+ Đối với việc đề nghị bổ nhiệm Trưởng, phó các phòng thuộc UBNDhuyện và tương đương: thường trực HĐND, Chủ tịch, các Phó chủ tịchUBND huyện; Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan, Bí thư, Phó bí thư chi bộ;trưởng, phó các phòng ban thuộc UBND huyện; trưởng, phó các đoàn thể của

cơ quan

+ Đối với đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch MTTQ: Các vị ủyviên thường trực; trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện; chủ tịchMặt trận các xã, thị trấn

+ Đối với đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ

nữ, Liên đoàn lao động, Hội Cựu chiến binh, Huyện đoàn, Hội nông dân và

Trang 34

các hội: mở hội nghị Ban Chấp hành mở rộng đến cấp trưởng các tổ chức cơ

sở trực thuộc huyện

Trình tự lấy ý kiến tại hội nghị:

+ Thông báo ý kiến của BTVHU về việc cho tiến hành thực hiện quytrình; nêu rõ lý do, tiêu chuẩn và yêu cầu bổ nhiệm cán bộ hoặc giới thiệu cán

bộ ứng cử

+ Thông báo nguồn nhân sự trong quy hoạch, nhân sự do tập thể lãnhđạo chuẩn bị; tóm tắt lý lịch; nhận xét đánh giá ưu điểm, nhược điểm, triểnvọng phát triền của cán bộ và dự kiến phân công công tác

+ Trao đổi, thảo luận, tiến hành bỏ phiếu giới thiệu Kết quả phiếu giớithiệu có giá trị tham khảo quan trọng, là một trong những căn cứ để tập thểlãnh đạo xem xét, báo cáo BTVHU

- Tổ chức hội nghị cán bộ lãnh đạo:

+ Đối với Mặt trận là hội nghị Ban Thường trực, đối với các đoàn thể làhội nghị Ban Thường vụ Trên cơ sở nhân sự được chuẩn bị, kết quả giớithiệu của cán bộ chủ chốt; tập thể lãnh đạo thảo luận, thống nhất và tiến hành

bỏ phiếu giới thiệu nhân sự Phiếu được kiểm và công bố tại hội nghị, nhân sựđược giới thiệu với số phiếu đạt quá bán, lập hồ sơ báo cáo BTVHU

+ Đối với đề nghị bổ nhiệm Trưởng, Phó các ban xây dựng Đảng,Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trưởng phó các phòng của UBNDhuyện và tương đương: trên cơ sở nhân sự được chuẩn bị, kết quả giới thiệucủa cán bộ chủ chốt; Ban Tổ chức Huyện ủy tập hợp kết quả, đề xuất phương

án nhân sự, báo cáo Thường trực Huyện ủy thảo luận, thống nhất phương ánnhân sự bổ nhiệm, trình BTVHU xem xét, quyết định

Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm, giới thiệunguồn nhân sự; Ban Tổ chức Huyện ủy xin chủ trương của BTVHU

Trang 35

- Sau khi BTVHU đồng ý chủ trương, BTVHU giao Ban Tổ chứcHuyện ủy phối hợp với tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệmtiến hành một số công việc sau:

+ Gặp gỡ cán bộ dự kiến đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu, nhiệm

vụ công tác

+ Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và Thường vụ Đảng ủy (chi ủy)

cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác về chủ trương điều động, luân chuyển;lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và Thường vụ Đảng ủy (chi ủy)đối với nhân sự; xác minh lý lịch

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ thảoluận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết (bằng phiếu kín) Phiếu được kiểm vàcông bố tại hội nghị Nhân sự được giới thiệu với số phiếu đạt quá bán; lập hồ

sơ đề nghị bổ nhiệm báo cáo BTVHU

- Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn bổ nhiệm, nhưng chưa được

cơ quan nơi cán bộ đang công tác nhất trí điều động, thì cơ quan có yêu cầu

bổ nhiệm vẫn có thể báo cáo BTVHU xem xét, quyết định

- Trường hợp cơ quan cấp trên có dự kiến điều động, bổ nhiệm cán bộ

từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì trao đổi ý kiến với tập thể lãnhđạo cơ quan, đơn vị tiếp nhận cán bộ về dự kiến điều động (nếu cơ quan đókhông chủ động đề nghị)

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo đồng ý chủtrương của BTVHU, cơ quan, đơn vị phải thực hiện xong các bước quy trình

và lập hồ sơ nhân sự báo cáo BTVHU (qua Ban Tổ chức Huyện ủy) Nếu vì

lý do khách quan mà cơ quan, đơn vị chưa thực hiện quy trình nhân sự thì báocáo Ban Tổ chức Huyện ủy để tham mưu xin ý kiến chỉ đạo của Thường trựcHuyện ủy

Quy trình giới thiệu ứng cử các chức danh Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn; Bí thư tổ chức cơ sở đảng trực thuộc

Trang 36

Khi cần bổ sung các chức danh Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủtịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn; Bí thư các tổ chức cơ

sở đảng trực thuộc, thực hiện theo các bước như sau:

Ban Thường vụ Đảng ủy (Chi ủy) trình BTVHU (qua Ban Tổ chứcHuyện ủy) xin chủ trương và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ được

đề nghị giới thiệu ứng cử

Sau khi được được BTVHU đồng ý về chủ trương, Đảng uỷ xã, thịtrấn; Đảng uỷ, Chi ủy các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc thực hiện các bướcquy trình nhân sự như sau:

- Tổ chức hội nghị Ban Thường vụ, Chi ủy: trên cơ sở nguồn nhân sựtrong quy hoạch và nhận xét, đánh giá cán bộ, Ban Thường vụ thảo luận lựachọn, thống nhất nhân sự (bỏ phiếu kín), chuẩn bị nhân sự giới thiệu trước hộinghị cán bộ chủ chốt

- Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến Thành phần hội nghị:Đối với xã, thị trấn, các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch,Phó Chủ tịch HĐND, UBND, ủy viên UBND xã, thị trấn; Chủ tịch, Phó chủtịch MTTQ và trưởng, phó các đoàn thể cấp xã; Bí thư chi bộ trực thuộc,trưởng thôn Đối với các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc là hội nghị toàn thểđảng viên

Trình tự lấy ý kiến:

+ Thông báo ý kiến của BTVHU về chủ trương thực hiện quy trìnhnhân sự

+ Trao đổi về tiêu chuẩn và yêu cầu giới thiệu cán bộ ứng cử

+ Thông báo nguồn nhân sự trong quy hoạch và nhân sự do BanThường vụ Đảng ủy, Chi ủy chuẩn bị, tóm tắt lý lịch, quá trình công tác, nhậnxét đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, triển vọng phát triển, dự kiến phân côngcông tác

Trang 37

+ Trao đổi, thảo luận, ghi phiếu giới thiệu Kiểm phiếu và công bố côngkhai kết quả kiểm phiếu Kết quả phiếu tín nhiệm có giá trị tham khảo quantrọng, là một trong những căn cứ để Ban Chấp hành xem xét, quyết định.

- Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Trên cơ sở phản ánh nhân sự doBan Thường vụ, Chi uỷ chuẩn bị và kết quả giới thiệu tín nhiệm của hội nghịcán bộ chủ chốt, Ban Chấp hành bàn bạc, thảo luận, thống nhất nhân sự vàtiến hành bỏ phiếu giới thiệu Phiếu được kiểm và công bố tại hội nghị Nhân

sự được giới thiệu với số phiếu quá bán, lập hồ sơ báo cáo BTVHU

Quy trình giới thiệu ứng cử bổ sung ủy viên Ban Thường vụ và chỉ định bổ sung ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Huyện ủy

Ban Chấp hành Đảng bộ, Chi ủy trực thuộc Huyện ủy làm tờ trình xinchủ trương bổ sung ủy viên Ban Thường vụ; chủ động thực hiện quy trìnhnhân sự bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ, chi ủy viên Quy trình nhân

sự thực hiện như sau: Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành, đối với chi bộ là hộinghị toàn thể đảng viên Trên cơ sở nguồn nhân sự trong quy hoạch và nhậnxét đánh giá cán bộ, Ban Chấp hành, chi bộ bàn bạc, thảo luận, thống nhất vàtiến hành bỏ phiếu giới thiệu nhân sự bổ sung ủy viên Ban Thường vụ, bổsung ủy viên Ban Chấp hành Phiếu được kiểm và công bố tại hội nghị Nhân

sự giới thiệu với số phiếu đạt quá bán, lập hồ sơ báo cáo BTVHU: đề nghị chỉđịnh bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, hoặc đề nghị bầu bổ sung ủy viên BanThường vụ

Việc thẩm định, xem xét, quyết định đối với cán bộ thuộc diện BTVHU quản lý tiến hành như sau:

Thẩm định nhân sự

Các cơ quan, đơn vị làm tờ trình đề nghị bổ nhiệm, giới thiệu cán bộứng cử gửi BTVHU (qua Ban Tổ chức Huyện ủy) để thẩm định Ban Tổ chứcHuyện ủy và các cơ quan có liên quan thẩm định nhân sự theo chức năng,

Trang 38

nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định của mình Trongthời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được yêu cầu, các cơ quan thẩm định nhân

sự gửi ý kiến về Ban Tổ chức Huyện ủy; quá thời hạn trên, nếu không có ýkiến thì coi như đồng ý với đề nghị bổ nhiệm Ban Tổ chức Huyện ủy thẩmđịnh, tổng hợp đầy đủ ý kiến của các cơ quan tham gia thẩm định, xây dựngcác phương án nhân sự, hoàn chỉnh hồ sơ làm tờ trình báo cáo Thường trựcHuyện ủy trước khi trình BTVHU xem xét quyết định

Các cơ quan tham gia thẩm định nhân sự

Ban Tổ chức Huyện ủy gửi văn bản xin ý kiến các cơ quan liên quan vềcác vấn đề sau:

- Thẩm định nhân sự đề nghị bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử:

+ Thường trực HĐND huyện: đối với nhân sự thuộc diện BTVHU quản

lý công tác trong cơ quan HĐND huyện

+ Thường trực UBND huyện: đối với nhân sự bổ nhiệm Trưởng, Phóphòng và tương đương

+ Thường trực Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy: đối với nhân sự bổ nhiệm

và giới thiệu ứng cử các chức danh thuộc BTVHU quản lý

+ Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy: đối với nhân sự bổ nhiệm thuộcdiện BTVHU quản lý khối văn hóa - xã hội

+ Lãnh đạo Ban Dân vận Huyện ủy: đối với nhân sự giới thiệu ứng cửChủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ; Chủ tịch, Phó chủ tịch các đoàn thể; Bíthư, Phó bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện

Trong trường hợp không đồng ý nhân sự Ban Tổ chức xin ý kiến, các

cơ quan trên có thể giới thiệu nhân sự khác thay thế

- Nhận xét đánh giá đảng viên: Đảng ủy, Chi ủy nhận xét, đánh giáđảng viên đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm và giới thiệu vào các chức danhdiện BTVHU quản lý sinh hoạt đảng trong Đảng bộ hoặc chi bộ

Xem xét, quyết định và thực hiện quyết định

Trang 39

- BTVHU xem xét, quyết định (bỏ phiếu kín) việc bổ nhiệm hoặc giớithiệu cán bộ ứng cử.

- Thông báo ý kiến của BTVHU để các cơ quan thực hiện việc bổnhiệm hoặc bầu cử theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, luật pháp của Nhànước, điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo ý kiến củaBTVHU về bổ nhiệm hoặc giới thiệu cán bộ ứng cử:

+ Thường trực UBND huyện thể chế về mặt Nhà nước việc bổ nhiệmcán bộ thuộc diện phân cấp

+ Các tổ chức đảng trực thuộc Huyện ủy, các đoàn thể và MTTQ huyện

tổ chức bầu cử, báo cáo cấp có thẩm quyền chuẩn y

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định, cơ quan, đơn

vị công bố quyết định bổ nhiệm vào kỳ họp thường kỳ gần nhất của cơ quan,đơn vị hoặc triệu tập cán bộ chủ chốt

Bổ nhiệm lại

Khi hết thời gian giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, phải xem xét cóhay không bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu tái ứng cử Những cán bộ sau khiđược bổ nhiệm, nếu vì lý do cụ thể như: sức khỏe không bảo đảm, khônghoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước và diều

lệ của các tổ chức chính trị - xã hội, thì các cơ quan tham mưu đề xuất và cấp

có thẩm quyền xem xét, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ

bổ nhiệm

Điều kiện bổ nhiệm lại: Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ

và vẫn đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới; cơquan, đơn vị có yêu cầu; còn đủ sức khỏe để tiếp tục đảm đương chức vụ cũ

Thẩm quyền bổ nhiệm lại: Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm cán bộ thìcấp đó thực hiện bổ nhiệm lại Những cán bộ tính đến tuổi nghỉ hưu khôngcòn đủ một nhiệm kỳ bổ nhiệm lại, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu công việc thì

Trang 40

lãnh đạo cơ quan, đơn vị báo cáo BTVHU xem xét kéo dài thời gian giữ chức

vụ cho đến tuổi nghỉ hưu Cán bộ không được bổ nhiệm lại được bố trí côngtác khác

Thủ tục bổ nhiệm lại:

+ Trước khi hết thời hạn bổ nhiệm 30 ngày (theo quyết định bổ nhiệmtrước đó) cán bộ làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chứctrách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi lãnh đạo cơ quan, đơn vị,đồng thời gửi BTVHU (qua Ban Tổ chức Huyện ủy)

+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận báo cáo của cán bộ; lãnh đạo

cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện quy trình bổ nhiệm lại Quy trình bổnhiệm lại thực hiện như bổ nhiệm lần đầu

+ Lập hồ sơ nhân sự, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định

Ngày đăng: 08/11/2017, 08:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn An (1999), “Đánh giá, bổ nhiệm và phân cấp cán bộ”, Tạp chí Cộng sản, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá, bổ nhiệm và phân cấp cán bộ”, "Tạpchí Cộng sản
Tác giả: Nguyễn Văn An
Năm: 1999
3. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04-7- 2007 của Bộ Chính trị ban hành “Quy định về phân công, phân cấp quản lý cán bộ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị ban hành “Quy định về phân công, phân cấpquản lý cán bộ
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2007
4. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04-7- 2007 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giớithiệu cán bộ ứng cử
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2007
5. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quyết định số 58-QĐ/TW ngày 07-5- 2007 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 58-QĐ/TW ngày 07-5-2007 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế về chế độ kiểm tra, giámsát công tác cán bộ
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2007
7. Lê Huy Bảo (2003), Điều lệ Đảng từ Đại hội đến Đại hội - lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đảng từ Đại hội đến Đại hội - lý luận và thựctiễn
Tác giả: Lê Huy Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
8. Đậu Thế Biểu (1990), Vận dụng sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ của V.I.Lênin, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ củaV.I.Lênin
Tác giả: Đậu Thế Biểu
Nhà XB: Nxb Thông tin lý luận
Năm: 1990
9. Nguyễn Đức Bình (2004), “Về đánh giá cán bộ lãnh đạo”, Tạp chí Cộng sản, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đánh giá cán bộ lãnh đạo”, "Tạp chí Cộngsản
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 2004
10. Lê Đức Bình (2002), “Đánh giá đúng con người: khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ”, Tạp chí Cộng sản, (19) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đúng con người: khâu quan trọng đầu tiêncủa công tác cán bộ”," Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Lê Đức Bình
Năm: 2002
11. Chủ nghĩa cộng sản khoa học - Từ điển (1986), Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cộng sản khoa học - Từ điển
Tác giả: Chủ nghĩa cộng sản khoa học - Từ điển
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Trung ương 3 (khóaVII)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1992
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấphành Trung ương (khóa VIII)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 1998
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 1998
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
17. Hà Đăng (2002), “Xử lý đúng các mối quan hệ trong công tác cán bộ”, Tạp chí Cộng sản, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý đúng các mối quan hệ trong công tác cán bộ”,"Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Hà Đăng
Năm: 2002
18. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
19. Nguyễn Đức Hạt (2007), “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ”, Tạp chí Cộng sản, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ”," Tạp chíCộng sản
Tác giả: Nguyễn Đức Hạt
Năm: 2007
20. Trần Đình Hoan (2004), “Mấy ý kiến về công tác tổ chức, cán bộ hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy ý kiến về công tác tổ chức, cán bộ hiệnnay”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Trần Đình Hoan
Năm: 2004
21. Phạm Văn Huỳnh (1990), “Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng - nội dung, những nhân tố tác động, khuyết điểm và kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng - nộidung, những nhân tố tác động, khuyết điểm và kiến nghị”, "Tạp chíNghiên cứu lý luận
Tác giả: Phạm Văn Huỳnh
Năm: 1990
22. Thế Hưng (1995), “Khắc phục tư tưởng cục bộ địa phương trong lựa chọn, sử dụng, đề bạt cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khắc phục tư tưởng cục bộ địa phương trong lựa chọn,sử dụng, đề bạt cán bộ”, "Tạp chí Xây dựng Đảng
Tác giả: Thế Hưng
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w