1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn

64 410 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 670,5 KB

Nội dung

Luận văn : Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Toàn cầu hoá đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới Và

Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu đó Toàn cầu hoá đã mở racho các doanh nghiệp, các tổ chức những cơ hội mới nhưng đồng nghĩa với nó là việccác doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thử thách mới với sự cạnh tranh ngày càngkhốc liệt của nền kinh tế thị trường Trước thực trạng đó câu hỏi đặt ra đối với các nhàquản lý là làm thế nào để xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh, từ đó đưa doanhnghiệp mình có thể tồn tại và phát triển bền vững Có rất nhiều yếu tố quyết định khảnăng cạnh trạnh của doanh nghiệp, trong đó tài chính doanh nghiệp là một yếu tố đóngvai trò rất quan trọng Điều này không chỉ đúng về mặt lý luận mà trong thực tế đãđược kiểm nghiệm ở rất nhiều các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các công ty và tập đoànlớn trên thế giới Tuy nhiên, thực tế ở nước ta phân tích tài chính doanh nghiệp vẫn cònlà vấn đề chưa được các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư đúng mức Đặc biệt là ở cácdoanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Việc tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho cácdoanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh là cơ sở ra những quyết định hợp lý Về mặt nội bộ, công ty tiến hànhphân tích tài chính để có thể hoạch định và kiểm soát hiệu quả hơn tình hình tàichính công ty Để hoạch định cho tương lai giám đốc tài chính cần phân tích vàđánh giá tình hình tài chính hiện tại và những cơ hội cũng như thách thức có liênquan đến tình hình hiện tại của công ty, phân tích tài chính công ty còn giúp giámđốc tài chính có biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hình tài chínhcông ty, nhờ đó, có thể gia tăng sức mạnh của công ty trong việc thương lượng vớingân hàng và các nhà cung cấp vốn, hàng hoá và dịch vụ bên ngoài.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp, kết hợp với kiến thức lý luận tiếp nhận được ở trường và tài liệu tham khảo

thực tế cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS MaiVăn Bưu, ban giám đốc công ty, cùng toàn thể các anh chị phòng tài chính kế toán

công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam, em đã chọn

chuyên đề “ Các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệptại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam”.

Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương chính sau đây:

Trang 2

Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

Chương II: Thưc trạng nội dung phân tích tài chính tại công ty cổ phần tưvấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam

Chương III: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện nội dung phântích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị ViệtNam

Trang 3

Chương I

Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1 Hoạt động tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệpvới các chủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu baogồm:

Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước:

Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với

Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.

Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính:

Quan hệ này thể hiện qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ Trênthị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốnngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn.Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trã lãi cổ phần cho các nhà tàitrợ Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng sốtiền tạm thời chưa sử dụng.

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác:

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp

khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động Đây là thị trườngmà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… Điều quantrọng là thông qua thị trường doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hoá,dịch vụ cần thiết cung ứng trên thị trường Trên cơ sở đó doanh nghiệp tiến hànhhoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiếp thị nhằm thoã mãnnhu cầu thị trường.

Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp:

Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh, giữa cổ đông và người

quản lý, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn, giữa cổ đông và chủ nợ Cácmối quan hệ này được thể hiện thông qua các chính sách của doanh nghiệp như:chính sách phân phối thu nhập, chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, cổ tức,…

Tài chính doanh nghiệp là cơ sở để tích tụ, tập trung các nguồn lực tài chính

nên nó gắn liền với quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ cho xã hội.

Trang 4

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng của doanhnghiệp nhằm giải quyết vấn đề kinh tế phát sinh trong quá trình được biểu hiện dướihình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận,tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.

1.2 Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm

Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp vàcông cụ để thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lýdoanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanhnghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết địnhquản lý phù hợp.

1.2.1.2 Ý nghĩa và mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữukhác nhau, đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vựckinh doanh Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanhnghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, nhà đầu tư, khách hàng,…kể cả các cơ quan nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau Đối với chủ doanhnghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năngphát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp,… Do đó họ quantâm đến mọi hoạt động của doanh nghiệp Đối với chủ ngân hàng và chủ nợ khác,mối quan tâm chủ yếu của họ là đánh giá khả năng thanh toán, khả năng trả nợ hiệntại và tương lai của doanh nghiệp Đ ối với các nhà đầu tư khác họ quan tâm đến cácyếu tố rủi ro, lãi suất, khả năng thanh toán.

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báocáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua hệ thống các phươngpháp, công cụ và kỹ thuật phân tich, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độkhác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát, lại vừa xem xét một cáchchi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa raquyết định tài chính, quyết định đầu tư và tài trợ phù hợp.

Như vậy, mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích tài chính doanh nghiệplà rút ra thông tin cho việc ra quyết định quản lý, lựa chọn phương án kinh doanh hiệu

Trang 5

1.2.2 Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin, trongđó nguồn thông tin từ báo cáo tài chính là chủ yếu Vì vậy các báo cáo tài chínhphải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, số liệu phản ánh trung thực, chính xác đầy đủvà kịp thời.

1.2.2.1 Bảng cân đối kế toán Mẫu số B.01 – DN

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tàichính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định.

Kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia thành 2phần: Tài sản và nguồnvốn được trình bày dưới dạng 1 phía (bảng cân đối báo cáo) hoặc 2 phía (bảng cânđối kế toán) Mỗi phần được bố trí các cột “mã số” để ghi mã số của các chỉ tiêutrên bảng CĐKT, cột “số đầu năm”, “số cuối kỳ” để ghi giá trị từng tài sản, nguồnvốn tại các thời điểm đầu năm và cuối kỳ báo cáo Cả 2 phần tài sản và nguồn vốnđều bao gồm hệ thống các chỉ tiêu tài chính phát sinh, phản ánh từng nội dung tàisản và nguồn vốn Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng mục, khoản theo trình tựlogic, khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý và phân tích tài chính doanh nghiệp Mô tả bảng CĐKT theo sơ đồ khái quát sau:

Bảng cân đối kế toán mô tả tại một thời điểm nhất định

Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

- Vốn bằng tiền- Khoản phải thu- Tồn kho

- Nợ ngắn hạn- Nợ dài hạn

- Hữu hình- Vô Hình

- Hao mòn tài sản cố định- Đầu tư dài hạn

- Vốn góp- Quỹ và dự trữ

- Lợi nhuận không phân phối- Phát hành cổ phiếu mới

Nội dung trong bảng CĐKT phải thoã mãn phương trình: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

1.2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DN

Trang 6

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hìnhtài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định Đó là kết quả hoạt độngsản xuất, kinh doanh của toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từng loại hoạtđộng kinh doanh (sản xuất, kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường).Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình hoạt độngnghĩa vụ với nhà nước của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó.

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh người sử dụng thông tin có thểkiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệptrong kỳ, so với các kỳ trước và với các doanh nghiệp khác cùng ngành để nhận biếtkhái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động,nhằm đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp.

Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Báo cáo kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh được chia thành 2 phần là phần phản ánh kết quảhoạt động kinh doanh và phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước củadoanh nghiệp.

- Phần phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh: phản ánh kết quả hoạt độngkinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả bất thường của kỳ trước, số phátsinh trong kỳ và số luỹ kế từ đầu năm theo từng cột tương ứng.

Kết quả hoạt động kinh doanh có thể được khái quát theo biểu sau:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Tổng doanh thu

- VAT đầu ra, thuế TTĐB đầu ra, các khoản giảm trừ- Doanh thu thuần

- Giá vốn hàng bán- Lãi gộp

- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp- Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh

- Lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính và các hoạt động khác- Tổng lợi nhuận trước thuế

- Thuế TNDN- Lợi nhuận sau thuế

- Phần tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Gồm các chỉ tiêu phản ánhtình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước theo từng chỉ tiêu nhưnộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,…

Trang 7

1.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) Mẫu số B03 - DN

BCLCTT là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệpnào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp.BCLCTT được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến các luồng tiền vào, ra trongdoanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ BCLCTT cung cấp thông tin về những luồng tiền vào, ra của tiền và coi nhưtiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵnsàng chuyển đổi thành tiền.

Kết cấu báo cáo lưu chuyển tiền tệ được khái quát theo biểu sau:

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Phương pháp gián tiếp

- Lợi nhuận sau thuế

- Khoản điều chỉnh, khấu hao, dự

- Tài sản lưu động- Các khoản phải thu- Hàng tồn kho- Các khoản phải trả- Các khoản bất thường

Phương pháp trực tiếp

- Doanh thu bằng tiền

- Các khoản nợ thương mại đã thu- Tiền đã trả công nhân, nhà cung

- Tiền lãi và thuế đã trả

- Các khoản thu, chi bất thường

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

- Mua tài sản, thiết bị nhà xưởng- Thu do bán tài sản cố định- Lãi thu được

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

- Tiền vay, tăng vốn

- Các khoản đã đi vay đã trả- Lãi cổ phần đã trả

1.2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DN

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tìnhhình sản xuất kinh doanh, chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thờigiải thích them một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày,giải thích một cách rõ ràng, cụ thể.

Trang 8

Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính có thể do nhà nước quyết định, có thể mộtphần do doanh nghiệp lập để tiện cho công việc quản lý và phân tích tài chínhdoanh nghiệp

1.2.3 Phương pháp phân tích tình hình tài chính

Phương pháp phân tích tình hình tài chính bao gồm một hệ thống các công cụvà biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện hiện tượng, các mối quan hệbên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tàichính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp,nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháptỷ lệ.

- Phương pháp so sánh: áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điềukiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, nộidung, tính chất và đơn vị tính toán,…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốcso sánh Gốc so sánh được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, hoặc số bình quân;nội dung so sánh bao gồm:

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xuhướng thay đổi và tình hình tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng hay tụtlùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu củadoanh nghiệp.

+ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành củacác doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốthay xấu.

+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể,so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượngtương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.

- Phương pháp tỷ lệ: phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ củađại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sựbiến đối của các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phảixác định được các ngưỡng, các định mức, để nhận xét đánh giá tình hình tài chínhdoanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp giá trị với các tỷ lệtham chiếu.

Trang 9

phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo các mục tiêuhoạt động của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷlệ về cơ cấu vốn, tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năngsinh lời.

Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận củahoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích,người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phântích của mình.

1.2.4 Nội dung phân tích tài chính

- Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn, tình hình thu, chi trong cácdoanh nghiệp.

+ Diễn biến nguồn vốn, sử dụng tài sản, luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp+ Tình hình vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động

+ Kết cấu vốn và kết cấu tài sản

+ Các chỉ tiêu trung gian tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh- Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp

Nội dung chi tiết trong phân tích tài chính doanh nghiệp được nghiên cứu ở cácphần sau:

1.2.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách nhìn tổng quátnhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm Từ đó nhà quản lý có thểthấy rõ tình hình phát triển của doanh nghiệp cũng như những nguy cơ Qua đó đưara những giải pháp cho doanh nghiệp.

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính căn cứ vào số liệu phản ánh trên bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để thấy được quy mô vốn, cơcấu vốn, tài sản, tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tìnhhình lợi nhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các yếu tố trên thìchưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp Vì vậy cần phải phân tích cáckhoản mục trên bảng cân đối kế toán.

1.2.4.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sảnbao gồm tài sản lưu động (TSLĐ) và tài sản cố đinh (TSCĐ) Để hình thành 2 loạiTS này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm vốn ngắn hạn và vốn dàihạn.

Trang 10

- Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảngthời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các nợ ngắn hạn,nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác Nguồn vốn dài hạn lànguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm vốnchủ sở hữu, nguồn vốn vay nơ trung và dài hạn,…

Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư củanguồn vốn dài hạn và vốn ngắn hạn được đầu tư thành TSLĐ Chênh lệch giữanguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên: VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ và đầu tư dài hạn

Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phục thuộc vào mức độ của VLĐ thườngxuyên Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ta cần tínhtoán và so sánh giữa nguồn vốn với tài sản.

Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ

Hoặc TSLĐ < Nguồn vốn ngắn hạn.

Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên < 0 Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tưcho TSCĐ Doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn,TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán củadoanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSCĐ để thanhtoán nợ ngắn hạn đến hạn trả Trong trường hợp như vậy giải pháp cho doanhnghiệp là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tưdài hạn hoặc thực hiện đồng thời cả 2 giải pháp đó.

Khi nguồn vốn dài han > TSCĐ Hoặc TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn

Tức là vốn lưu động thường xuyên > 0, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầutư vào TSCĐ, phần dư thừa đó đầu tư vào TSLĐ, đồng thời TSLĐ > nguồn vốnngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt Vốn thường xuyênbằng không nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợngắn hạn, tình hình tài chính công ty như vậy là lành mạnh.

Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giátình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết 2 điều cốt yếu :

Một là: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay

không?

Trang 11

Hai là: TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn

vốn dài hạn không?

1.2.4.3 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp

Tiềm lực về vốn và quy mô tài sản là yếu tố hết sức quan trọng trong việc tạonên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Song việc phânbổ tài sản như thế nào, cơ cấu có hợp lý không mới là điều kiện tiên quyết Có nghĩalà lượng vốn nhiều sẽ không đủ mà phải đảm bảo sử dụng như thế nào để nâng caohiệu quả Muốn vậy cần phải xem xét kết cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệpcó hợp lý không

- Phân tích kết cấu tài sản:

Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ vẫn phải xem xét tỷ trọngcác loại tài sản trong tổng số tài sản và xu hướng biến động của việc phân bổ tàisản Điều này được đánh giá dựa vào ngành nghề kinh doanh và tình hình biến độngcủa từng bộ phận, tuỳ loại hình kinh doanh mà xem xét tỷ trọng từng loại tài sảnchiếm trọng số cao hay thấp.

Khi đánh giá sự phân bổ TSCĐ và ĐTDH trong tổng tài sản kết hợp với tỷ suất đầutư để phân tích chính xác và rõ nét hơn.

Tỷ suất đầu tư = Tổng TSCĐ và đang đầu tư x 100Tổng số tài sản

Tỷ suất này phản ánh tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung vàmáy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp Cho biết năng lực sản xuất và xuhướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngànhkinh doanh cụ thể.

Ngoài việc phân tích đánh giá tình phân bổ vốn cần phân tích cơ cấu vốn đểđánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinhdoanh và những khó khăn mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt.

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trongtổng số cũng như xu hướng biến động của chúng Nếu VCSH chiếm tỷ trọng cao thì cơbản doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập củadoanh nghiệp đối với chủ nợ là cao Ngược lại nếu nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong

Trang 12

tổng vốn của doanh nghiệp thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệpsẽ thấp Điều này được thể hiện rõ thông qua chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ.

Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu x 100Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệpcàng cao hay mức độ tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản doanhnghiệp có đều được đầu tư bằng nguồn vôn chủ sở hữu.

Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x 100Tổng nguồn vốn

Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệpkhác hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh Tỷ suất này càng nhỏcàng tốt, nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp.

1.2.4.4 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu vềkhả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phảnánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong thời kỳ vớicác khoản phải thanh toán trong kỳ Nếu hoạt động tài chính tốt thì sẽ ít công nợ,khả năng thanh toán cao, vốn ít bị chiếm dụng Ngược lại nếu hoạt động tài chínhkém thì dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thukéo dài, doanh nghiệp mất tự chủ trong kinh doanh và không còn khả năng thanhtoán nợ đến hạn và có khả năng dẫn đến tình trạng phá sản.

- Các tỷ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của tổchức.

Thông thường các nhà phân tích tài chính nghiên cứu các tỷ số nhất định củabáo cáo tài chính để đinh hướng Một trong những mối quan tâm hàng đầu của cácnhà đầu tư là liệu tổ chức có khả năng trả các khoản nợ khi chúng đến hạn haykhông?

+ Khả năng thanh toán hiện thời:

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của tổ chức, nó chỉ ra phạm vi,quy mô và các yêu cầu của chủ nợ sẽ được trang trải bằng những tài sản lưu động

Trang 13

có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn trả nợ

Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng TSLĐNợ ngắn hạn

Tổng tài sản lưu động: Là toàn bộ tài sản lưu động có của tổ chức đến thờiđiểm lập báo cáo tài chính, tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển đổithành tiền trong vòng một thời gian nhất định và thường là dưới 1 năm.

Nợ ngắn hạn: Là toàn bộ các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm kể từ ngày lậpbáo cáo tài chính.

Tỷ số thanh toán hiện thời của tổ chức được sử dụng để đánh giá khả nănghoàn trả nợ ngắn hạn khi đáo hạn, các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốnlưu động ròng hay tài sản lưu động ròng.

TS lưu động dòng = Tổng TS - Nợ ngắn hạn + Khả năng thanh toán nhanh:

Trên thực tế có rất nhiều doanh nhiệp Cho nên thử nghiệm của chúng ta đòihỏi phải có nhiều thay đổi để thực sự có tác dụng trong quá trình phân tích cácdoanh nghiệp thuôc các ngành và lĩnh vực khác nhau.

Tỷ lệ thanh toán nhanh = TSLD - Dự trữ tồn khoNợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụthuộc vào việc bán tài sản dự trữ.

+ Khả năng thanh toán tức thời:

Tỷ lệ thanh toán vốn bằng tiền = TiềnNợ ngắn hạn

Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung và dài hạn (nợ phải trả) đếnhạn trả tiền.

Trang 14

- Các tỷ số về công nợ: được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ khoản thu so với phải trả = Tổng số nợ phải thu x 100Tổng số nợ phải trả

Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% thì số vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vị khác ít hơnsố vốn bị chiếm dụng.

Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quảcủa việc thu hồi công nợ Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòngluân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn Tuynhiên số vòng quy các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởngđến khối lượng hàng tiêu dùng do phương thức thanh toán khá chặt chẽ.

Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian kỳ phân tích (360ngày)Số vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết để thu được các khoản phải thu cần một thời gian là baonhiêu.

1.2.4.5 Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn

Các chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định của mộtdoanh nghiệp bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và tổng vốn nói chung, bởi vìnền kinh tế thị trường đòi hỏi phải so sánh doanh thu tiêu thụ với việc bỏ vốn v àokinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau như: tài sản cố định, tài sản dự trữ (tồnkho), các khoản phải thu, vì giữa các yếu tố đó đòi hỏi phải có một sự cân bằng nhấtđịnh.

Trang 15

Vốn có định là biểu hiện bằng tiền của những tài sản cố định tham gia vào quátrình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Vốn cố định tham gia vào các chu kỳkinh doanh và giá trị hao mòn được chuyển dịch dần vào từng phần giá trị sảnphẩm, chuyển hoá thành vốn lưu động.

Bên cạnh việc phân tích tình huy động và sự biến đổi của vốn cố định trong kỳcần phải phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Vì nguồn vốn này gắn liền với dựtồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh của doanh nghiệp người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần về tiêu thụ SPSố dư bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn tài sản cố định tham gia vào quá trình sảnxuất tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ.

Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận thuầnTSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ đem lại bao nhiêu đông lợi nhuận thuần.Số hao phí TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ

Doanh thu thuần (hay lợi nhuận thuần)

Chỉ tiêu này cho biết để có một đông doanh thu hay 1 đồng lợi nhuận cần baonhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.

Bên cạnh nguồn vốn cố định của doanh nghiệp thì nguồn vốn lưu động cũnghết sức quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh Vì nó giúpcho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường.Do đó việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động là hết sức quan trọng trongphân tích tài chính doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động là hình thái giá trị thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà thờigian sử dụng, luân chuyển và thu hồi ngắn thường dưới một chu kỳ kinh doanh nhưvốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho.

Khi phân tích tình hình vốn lưu động của doanh nghiệp cần xem xét sự biếnđộng và đánh giá hợp lý về tỷ trọng của nó chiếm trong tổng nguồn vốn kinh doanh.Để đánh giá tình hình sử dụng vốn người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau.

Trang 16

Hiệu suất sử dụng TSLĐ = Doanh thu thuầnTSLĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vôn TSLĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần.

Mức sinh lời của TSLĐ = Lợi nhuận thuầnTSLĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợinhuận thuần trong kỳ.

Khi phân tích cần tính ra các chỉ tiêu rồi so sánh giữa kỳ phân tích này với kỳphân tích trước Nếu các chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốntăng lên và ngược lại.

Phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động:

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn lưu động không ngừngluân chuyển thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất Đẩy nhanh tốcđộ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để xácđịnh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuầnTổng vốn lao động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong năm Nếu sốvòng quay lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cao và ngược lại.

Thời gian của một vòng luânchuyển vốn lưu động =

Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số ngày của một vòng quay vốn lưu động Vòng quay củamột vòng càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng cao.

1.2.4.6 Phân tích tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của doanh nghiệp,đánh giá khả năng quản lý của một tổ chức và là yếu tố quan trọng đối với các nhàđầu tư.

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm:

Trang 17

Doanh lợi tiêu thụ = Lợi nhuận ròngDoanh thu tiêu thụ

Lợi nhuận ròng là phần lợi nhuận còn lại sau khi doanh thu khấu trừ tổng chiphí và phần thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi là lợi nhuận sau thuế).

Doanh lợi vốn:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng vốn được đầu tư Doanh lợi vốn = Lợi nhuận ròng

Toàn bộ vốn Doanh lợi vốn tự có:

Đo lường mức doanh lợi trên mức tự đầu tư của tổ chức.Doanh lợi vốn tự có = Lợi nhuận ròng

Vốn tự có

1.2.4.7 Phân tích tình hình bảo toàn và phát triển vốn

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thi cần phải có vốn, nhưng muốnquá trình sản xuất kinh doanh đó được đảm bảo và đem lại hiệu quả thì cần phải bảotoàn và phát triển vốn Mục tiêu của bảo toàn và phát triển vốn là đảm bảo hoạtđộng sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, nguồn vốn là nền tảng phát triểncủa doanh nghiệp.

Việc phân tích khả năng bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp được tiếnhành bằng cách so sánh vốn phải bảo toàn và số vốn đã được thực hiện tại từng thờiđiểm Nếu số vôn bảo toàn cao hơn thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốncho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên đây là cơ sở lý luận về nội dung phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp được áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung, khi tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, đăc điểm sảnxuất kinh doanh cũng như thông tin mà người sử dụng muốn có mà người phân tíchcó thể có những chỉ tiêu phân tích khác nhau

Trang 18

Sự trưởng thành và phát triển của Công ty tư vấn xây dựng Công nghiệp và Đô

thị Việt Nam (V.C.C)(nay là Công ty CP tư vấn Xây dựng công nghiệp và Đô thịViệt Nam) Từ Tổ Thiết kế Công nghiệp, tiếp đến là Phòng Thiết kế Công nghiệpcủa Viện thiết kế Kiến trúc thuộc Bộ Kiến trúc đến sự ra đời Viện thiết kế Côngnghiệp, qua nhiều lần thay đổi chức năng, nhiệm vụ, nay là Công ty tư vấn xâydựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (V.C.C) đã trải qua 40 năm Các kiến trúc sưtrưởng thành gắn liền với sự lớn mạnh của Công ty V.C.C và sự nghiệp xây dựng -kiến trúc của đất nước Trưởng thành không những chỉ thể hiện ở tăng trưởng về sốlượng mà còn thể hiện ở sự lớn mạnh về khả năng trình độ nghiệp vụ và năng lựcthiết kế, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của kỹ thuật xây dựng hiện đại và thẩm mỹ ngàycàng cao.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VCC

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị ViệtNam (VCC)

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam consultant joint stock corporation for industialand urban construction.

- Trụ sở chính: Số 10 Hoa Lư – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội- Tel: 04.22205788

- Fax: 04.22206366

- Email: vcc@vcc.com.vn

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam được thànhlập trên cơ sở chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theoquyết định số 248/QĐ- BXD ngày 07/02/2007 của Bộ Xây Dựng.

Tiền thân của Công ty là Viện thiết kế Công nghiệp- Bộ Xây Dựng, được Chínhphủ thành lập ngày 09/10/1969 theo quyết định số 201/CP do Phó Thủ Tướng ĐỗMười ký.

Trang 19

VCC là doanh nghiệp loại I hoạt động trong phạm vi cả nước theo giấy ghứngnhận đăng ký kinh doanh số 0103017088 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố HàNội cấp ngày 04 tháng 5 năm 2007.

Do thành tựu đạt đươc trong 40 năm hoạt động trên lĩnh vực tư vấn xây dựng, VCCđã được Nhà nước và Bộ Xây Dựng tặng thưởng nhiều huân chương, cờ và bằngkhen Những thành tích nổi bật là:

- Huân chương độc lập hạng Nhì năm 2004.- Huận chương độc lập hạng Ba năm 1999.- Huân chương lao động hạng Nhất năm 1994.- Huân chương lao động hạng Nhì năm 1986.- Huân chương lao động hạng Ba năm 1981.

- Cờ thi đua 10 năm đổi mới, Bộ Xây Dựng 1990- 2000.

Công ty đã tham gia thiết kế nhiều công trình dân dụng lớn, yêu cầu kỹ thuậtcao, tiêu chuẩn quốc tế hiện đại, có ý nghĩa chính trị, bảo mật an ninh quốc phòng,các công trình nhóm A,B,C như: Trường Đại học Huế, Đài truyền hình Hải Dương,…Bên cạnh đó, công ty còn thiết kế nhiều những đồ án Quy hoạch chung xây dựngđô thị và quy hoạch chi tiết lớn như: Quy hoạch chung thị xã Cửa Lò – Nghệ An;Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết khu kinh tế Cửa khẩu 19 – Đức Cơ – GiaLai; Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ Vietnam Singapore tại Hải Phòng…

Công ty VCC đã tham gia tư vấn thiết kế nhiều công trình về lĩnh vực côngnghiệp trên cả nước như các nhà máy xi măng, các nhà máy gạch Ceramisc, các nhàmáy gạch lò Tuynen và các công trình vật liệu xây dựng khác như nhà máy xi măngBỉm Sơn, nhà máy xi măng Sơn La, nhà máy gạch Quảng Ngãi…

Công ty có đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinhnghiệm, đã dành được nhiều giải thưởng của Nhà nước, đang liên doanh hợp tác vớitư vấn thiết kế nước ngoài, đảm nhận tư vấn thiết kế nhiều dự án lớn nhà cao tầng,trong đó có dự án văn phòng nhà ở cao cấp Vinaconex I tại phường Trung Hòa,quận Cầu Giấy, Hà Nội, Tháp ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam tại Đà Nẵng…

Các dự án xây dựng do VCC thực hiện bao gồm mọi ngành nghề kinh tế, phụcvụ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống từ các tỉnh thành ở phía Bắc đến các tỉnh phíaNam, Vcc còn tham gia thiết kế công trình ở nước ngoài như Lào, Campuchia.Nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế đã đem lại cho VCC uy tín cả trong và ngoài

Trang 20

nước, tín nhiệm nhất là về chất lượng chuyên môn, và thái độ trân trọng nghềnghiệp với đối với khách hàng.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ

- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn chuẩn bị đầu tư: lập các dự án tiền khả thi, cung cấp

hoặc đầu mối cung cấp các số liệu thong tin tới thủ tục hành chính, nguồn vốn đốitác và các số liệu kinh tế kĩ thuật, công nghệ môi trường.

- Thực hiện quản lý dự án: Chọn lựa dự án đầu tư, lập kế hoạch chương trình triểnkhai, điều hành dự án, lựa chọn đối tác và liên doanh, liên kết, lập hồ sơ mời thầu,đánh giá hồ sơ dự thầu.

- Thực hiện nhiệm vụ thực thi dự án: Tổng thầu tư vấn và xây dựng, thi công cảitạo và thực nghiệm, thi công nội ngoại thất, giám sát thi công, hỗ trợ kỹ thuật

- Thực hiện nhiệm vụ thiết kế quy hoạch: Lập quy hoạch chung các thành phố,thị trấn, thị tứ,…, quy hoạch chi tiết khu đô thị, khu công nghiệp, mạng lưới hạ tầngkỹ thuật.

- Thực hiện nhiệm vụ thiết kế công trình và khu công trình: Công trình, nhà ở,công trình công cộng, thiết kế hạ tầng khu công nghiệp và khu đô thị.- Thực hiện nhiệm vụ khảo sát và đo đạc: Khảo sát địa chất thuỷ văn, địa chất côngtrình, đo đạc địa hình

- Thực hiện các nhiệm vụ về khoa học công nghệ và thong tin: Nghiên cứu khoahọc kỹ thuật về kiến trúc và xây dựng, tiêu chuẩn quy phạm thiết kế, chuyển giao vàáp dụng tiêu chuẩn công nghệ, tin học trong tư vấn và thiết kế,…

2.1.3 Đặc điểm kinh doanh

- Tổng thầu tư vấn các dự án có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tại ViệtNam.

- Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu đô thị, khucông nghệ cao, khu kinh tế đặc thù, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và điểm dâncư nông thôn.

- Lập, thẩm tra báo cáo đầu tư, dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ thuậtcác công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, hạtầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp.

- Thiết kế, thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công cáccông trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, cầu, cảng, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuậtkhu công nghiệp và khu đô thị, hàng không và thông tin liên lạc.

Trang 21

- Lập, thẩm tra tổng dự toán và dự toán các công trình công trình công nghiệp,dân dụng, giao thông, cầu, cảng, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khuđô thị, hàng không và thông tin liên lạc.

- Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng; tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về thiết kế,thi công xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị; giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiếtbị công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị và khucông nghiệp; xác định hiện trạng; đánh giá nguyên nhân sự cố và giải pháp xử lýcông trình xây dựng.

- Khảo sát địa hình, địa chất, địa chất thủy văn của các công trình: công nghiệp,dân dụng, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bưu chính viễn thông, khu đô thị và khucông nghiệp.

- Đo đạc, đo vẽ bản đồ địa hình; độ lún; đo độ nghiêng; đo độ chuyển dịch vàđịnh vị công trình.

- Thí nghiệm xác định chỉ tiêu kỹ thuật của đất, đá, nền móng, công trình xâydựng; kiểm định các cấu kiện xây dựng và chất lượng công trình.

- Tư vấn thiết kế đường dây và trạm biến thế điện, trang âm, thông tin liên lạc chocác công trình xây dựng.

- Tư vấn, thiết kế hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải; khai thác nướcngầm và xử lý chất thải rắn.

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môitrường.

- Thiết kế, thi công trang trí trí nội, ngoại thất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtthi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng giao thông, thủy lợi và hạtầng kỹ thuật đô thị Xử lý nền móng các loại công trình.

- Đầu tư vào kinh doanh bất động sản, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu đô thị,khu công nghiệp và vệ sinh môi trường; đầu tư kinh doanh và chuyển giao côngnghệ xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Tư vấn xin giấy phép đầu tư dự án, thành lập doanh nghiệp.

- Tư vấn về kinh tế, tài chính và đất xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng.- Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.- Bồi dưỡng và tập huấn về công tác tư vấn xây dựng.

- Dịch vụ dịch thuật

Trang 22

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý VCC

2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Trang 23

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VCC

Trang 24

Để tổ chức quản lý các đơn vị phù hợp với luật pháp hiện hành, đáp ứng đượcyêu cầu sản xuất kinh doanh cũng như đặc thù của tư vấn Công ty cần phải sắp xếplại một số đơn vị sản xuất theo hướng chuyên môn hóa sâu đồng thời vừa đa dạnghóa theo sự điều hành của công ty Vì vậy, mô hình tổng quan của Công ty là: Côngty mẹ - Công ty con và các đơn vị phụ thuộc.

Công ty VCC tổ chức quản lý theo kiểu tham mưu trực tuyến và chức năngtheo trách nhiệm cụ thể mà các phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưngphối hơp chặt chẽ với nhau để đảm bảo cho hoạt động của công ty thông suốt.

- Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyết

định cao nhất của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam

- Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty

để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, không thuộc thẩmquyền Đại hội cổ đông Có quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trunghạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty.

- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội cổ dông bầu và bãi nhiệm trong đó có ít

nhất là môỵ thành viên chuyên môn về kế toán hoặc kiểm toán; nhiệm kỳ ban kiểmsoát cùng với nhiệm kỳ Hội đồng quản trị.

- Tổng giám đốc : Tổng giám đốc công ty có thể là một thành viên Hội đông quản trị

và là người đại diện theo pháp luật của Công ty; Tổng giám đốc là người điều hànhcông việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quảntrị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiệnquyền và nhiệm vụ được giao.

- Các phó Tổng giám đốc: Các phó Tổng giám đốc không trực tếp điều hành các

phòng ban chức năng và các đơn vị sản xuất mà chỉ thực hiện các phần việc doTổng giám đốc ủy quyền

- Văn phóng công ty: chịu trách nhiệm về công tác quản lý cán bộ công nhân viên

trong Công ty, tổ chức sắp xếp công việc với trình dộ tay nghề của từng người,đồng thời chịu trách nhiệm các công việc hành chính khác.

Văn phòng Công ty ( có một chánh văn phòng và một phó văn phòng giúp việc)bao gồm các bộ phận:

+ Hành chính công ty+ Tổ chức nhân sự+ Lao động tiền lương.

Trang 25

- Các phòng ban chức năng phục vụ: Mỗi phòng đều có một trưởng phòng và một

phó phòng.

+ Phòng quản lý khoa học – kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về công việc như thườngtrực hội đồng khoa học kỹ thuật, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm nhiệm thưviện lưu trữ điều hành công việc sản xuất, quản lý khoa học kỹ thuật; chịu tráchnhiệm trước Tổng giám đốc về chất lượng sản phẩm tư vấn, xây dựng.

+ Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo tinh fhình sản xuất kinh doanh,lập kế hoạch, báo cáo, phân tích tình hình thực hiện sản xuất giúp Tổng giám đốccóbiện pháp quản lý thích hợp, thanh quyết toán công trình, điều độ sản xuất.

+ Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ quản lý các loại vốn, tổ chức công tác thốngkê kế toán, hạch toán chính xác kịp thời và đầy đủ, xác định lỗ lãi hoạt đông kinhdoanh của Công ty, đối chiếu công nợ với chủ đầu tư; tổ chức vay vốn và thanh toáncác khoản với ngân sách Nhà nước, Ngân hàng, khách hàng Tính và thanh toánlương, các khoản bảo hiểm, cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty.

- Các trung tâm, xí nghiệp trực thuộc: Được công ty cho phép thành lập các bộ

phận quản lý, thực hiện chế độ quản lý hạch toán nội bộ, đồng thời chịu trách nhiệmtrực tiếp trong hoạt đông sản xuất kinh doanh, đảm bảo nghĩa vụ nộp các khoản chiphí, thuế các loại, làm tròn nghĩa vụ tư khâu đầu vào của sản xuất đến kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh.

2.2.2 Mối quan hệ giữa các đơn vị, bộ phận trong doanh nghiệp

- Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của công

ty mẹ đối với công ty con phù hợp với điều lệ, luật doanh nghiệp nên đã đạt đượchiệu quả cao, không có sự chồng chéo, áp đặt vì vậy đã tạo điều kiện cho công tyhoạt động tốt.

- Mối quan hệ trực tuyến: Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc trực tiếpquản lý các đơn vị trực thuộc, các phòng chức năng phục vụ Điều này tạo điều kiệnthuận lợi cho lãnh đạo công ty trong việc nắm bắt tình hình, lãnh đạo các đơn vịtrực thuộc Mặt khác các đơn vị trực thuộc có nhiều cơ hội gặp gỡ với lãnh đạocông ty, có thể trao đổi trực tiếp về các khó khăn, vướng mắc.

- Mối quan hệ giữa các đơn vị chức năng: Các đơn vị đều thực hiện nhữngcông việc của mình song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện cácchương trình dự án, sự phối hợp trong công việc Điều này được thể hiện rõ trongquy trình kinh doanh của công ty như sau:

Trang 26

Sơ đồ quy trình kinh doanh của công ty

2.2.3 Mối quan hệ và các yếu tố môi trường kinh doanh

Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp đã và đang

đối mặt với cạnh tranh gay gắt Điều này đã tạo cơ hội và thách thức cho các doanhnghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh VCC nhận thức rõ điều đó, VCC ngàycàng nỗ lực trong việc đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhận lực chất lượng cao,từng bước hoàn thiện công tác tổ chức, bộ máy tổ chức của công ty nhằm đối phóvới những thách thức, khó khăn.

VCC theo đuổi chính sách kết hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư có tiềm năng vàcác đối tác truyền thống, nắm bắt cơ hội để tiếp tục mỏ rộng thị trường Tiếp tụcliên doanh liên kết với các công ty tư vấn trong và ngoài nước để nhận thực hiện cácdự án lớn trong mọi lĩnh vực,…

VCC xây dựng chiến lược phát triển thị trường theo đề án phát triển công ty,Ký hợp đồng với

khách hàng

Phòng kế hoạch chỉ đạo đơn vị thực hiện

Các đơn vị tiến hành tổ chức thực hiện công việc được giaoPhòng quản lý kỹ thuật kỹ

thuật nghiệm thu khối lượng

và chất lượng công trình

Lập biên bản nghiệm thu thanh toán công

trình

Thực hiện quyết toán, bàn giao công trình và thanh lý hợp

đồng với chủ đầu tư

Trang 27

mở rộng thị trường trong mọi ngành kinh tế, chú trọng các lĩnh vực mới: Nhà caotầng, công trình ngầm, thiết kế đô thị,…

Khuyến khích tất cả các cán bộ, công nhân viên trong công ty tìm kiếm, khaithác công việc và phát triển thị trường, đa rạng hoá sản phẩm tư vấn của công ty,tuy từng bước tiếp tục mở rộng ngành nghề kinh doanh theo đăngs ký kinh doanhcủa công ty cổ phần Thực hiện bình đẳng, công bằng trong cạnh tranh giữa các đơnvị trong công ty, tạo môi trường đoàn kết hiểu biết nhau trong công ty.

2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh và xu thế phát triển của công ty cổ phần tưvấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC)

2.3.1 Tình hình chung

Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các các công ty trong

ngành, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, chịu tác động của suy thoáikinh tế song công ty vẫn duy trì được một số thuận lợi cơ bản sau: Thị trườngtruyền thống của công ty vân được giữ vững và thương hiệu của công ty được cácđối tác đánh giá cao, có khối lượng công việc từ các hợp đồng đã ký chuyển tiếp.Mặt bằng tài chính lành mạnh, công ty đủ vốn cho các hoạt động tư vấn và đầu tưchiều sâu Lực lượng tư vấn của công ty qua nhiều năm được đào tạo, đã cơ bản đápứng được các yêu cầu công việc của nghề tư vấn trong các lĩnh vực truyền thốngcủa công ty.

Bên cạnh các thuận lợi còn tồn tại một số khó khăn: Về tổ chức: Công ty đangtrong quá trình đổi mới để hoàn thiện và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần;Nhiều công việc phải tiếp tục triển khai đối với trụ sở mới cũng chiếm một phầnthời gian trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Giá tư vấn thấp trong khi các chi phí để tạo sản phẩm đều tăng, lực lượngchuyên gia tư vấn đầu đàn còn mỏng, sự hiểu biết về thông lệ quốc tế trong lĩnh vựctư vấn còn nhiều hạn chế, ít cán bộ giỏi ngoại ngữ.

2.3.2 Cơ cấu lao động của công ty

Sự cạnh tranh ngày càng gay găt của các đối thủ, yêu cầu ngày càng cao củakhách hàng đòi hỏi năng lực ngày càng cao của lãnh đạo công ty cũng như của cánbộ công nhân viên Nhận thức rõ điều này, trong thời gian vừa qua VCC đã tậptrung đào tạo vào con người cụ thể:

- Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp ngành xây dựng, ngoại ngữ, luật phápvà thông lệ quốc tế trong tư vấn đầu tư xây dựng.

- Đào tạo kĩ sư, kiên trúc sư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân đi học

Trang 28

nâng cao về chuyện môn kĩ thuật.

Hiện nay, VCC là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn xâydựng VCC có 382 cán bộ được biên chế vào 18 các phòng nghiệp vụ, các trungtâm, xí nghiệp thuôc các ngành kiến trúc, xây dựng cầu đường, san nền, điện, nước,môi trừơng, cơ khí, kinh tế, luật, ngoại ngữ, Nhiều tiến sĩ và kỹ sư là thành viêncủa hội khoa học kỹ thuật của nhà nước và của nghành xây dựng.

Cơ cấu lao động công ty như sau:

Các cán bộ có trình độ trên đại học 45 người

Cán bộ có thời gian công tác trên 20 năm 80 người Cán bộ có thời gian công tác trên 15 năm 140 người

Nguồn: Tập san giới thiệu về công ty VCC năm 20092.4 Những kết quả đạt được trong 5 năm từ 2005 – 20092.4.1 Đặc điểm tình hình

- Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ Sự xuất

hiện của các khu công nghiệp, khu đô thị ngày càng nhiều Đồng nghĩa với nó làcông tác tư vấn, thiết kế ngày càng trở nên quan trọng Việc nghiên cứu, ứng dụngcác công nghệ mới trong công tác tư vấn, thiết kế là một xu thế tất yếu.

- Yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ làmột thách thức không nhỏ đối với công ty

- Công ty vừa chuyển đối sang hình thức công ty cổ phần nên vẫn trong quá trìnhhoàn thiện cơ cấu tổ chức, sắp xếp bố trí nguồn nhân lực.

- Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến hoạt động tư vấn, thiếtkế của công ty.

Trang 29

- Giá tư vấn thấp trong khi các chi phí để tạo sản phẩm đều tăng, lực lượng chuyêngia tư vấn đầu đàn còn mỏng, sự hiểu biết về thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tư vấncòn nhiều hạn chế, ít cán bộ giỏi ngoại ngữ.

2.4.2 Kết quả một số mặt hoạt động của công ty trong 5 năm từ 2005 – 2009

2.4.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh

- Mặc dù gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, sự cạnh tranh mạnh mẽ của

các công ty, yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, tác động của suy thoái kinh tếsong công ty vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng về doanh thu cũng như lợi nhuận,hoàn thành vượt mức kế hoạch được đưa ra.

- Dưới đây là tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tài chính được kiểmtoán trong vòng 5 năm tài chính (2005 đến 2009):

Trang 30

Tình hình doanh thu của công ty từ năm 2005 đến 2009:

- Việc đầu tư xây dựng trự sở công ty tại số 10 Hoa Lư được tiếp tục thực hiện, đạt

hiệu quả sử dụng cho các hoạt động của công ty.

- Việc đầu tư chiều sâu trang thiết bị phục vụ công tác tư vấn được thực hiện đúngmuc tiêu và kịp thời, góp phần tăng năng suất và chất lượng công tác tư vấn.- Về đội ngũ cán bộ và đào tạo:

Công ty đã ký hợp đồng với nhiều lao động mới, nhiều cán bộ được di chuyển côngviệc, về đào tạo đã định hướng và thong báo kịp thời các chương trình đào tạochuyên ngành tới từng đơn vị trong công ty: Kế hoạch đào tạo cán bộ chủ trì, chủnhiệm dự án được công ty quan tâm, thường xuyên thong báo để các đơn vị cá nhânlựa chọn các khoá đào tạo chuyên ngành Tuy nhiên, ở một số đơn vị do cuốn hútvào công việc sản xuất nên chưa có chương trình, mục tiêu đào tạo cụ thể, dẫn đếnlực lượng trưởng thành còn chậm, thiếu cán bộ chủ trì, chủ nhiệm dự án.- Tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã tích cực tham gia các phong tràothi đua, các phong trong văn thể do công ty và Bộ phát động đạt được kết quả Côngty thường xuyên tham gia đóng góp ủng hộ đồng bào lụt, các quỹ đền ơn đáp nghĩavà các loại quỹ tình nghĩa khác.

- Công ty đối hợp với công đoàn tổ chức tốt các ngày lễ, nghỉ hè, kịp thời khenthưởng động viên các cháu học sinh giỏi và các bà mẹ có con ngoan học giỏi saucác kỳ thi.

2.4.3 Những mặt còn hạn chế

- Sản xuất tuy tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế doc chưa thực sự chiếmlĩnh được một số mảng công việc ở các lĩnh vực mới: Nhà cao tầng, công trình dândụng quản lý dự án,… chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao nhiều cộng vớisức ép tiến độ dẫn đến ở một số công trình không đáp ứng yêu cầu hợp đồng Việc

Trang 31

nghiệm thu, thanh lý, quyết toán hợp đồng còn chậm (cả đối ngoại và đối nội), cònnhiều rủi ro trong việc thu tiền.

- Việc nắm chắc luật doanh nghiệp để xử lý các vấn đề của công ty cổ phần còn hạnchế ở đa phần các thành viên trong công ty, kể cả lãnh đạo công ty Việc bàn giaotài sản từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần còn chưa hoàn thành.- Việc thực hiện quy trình quản lý chất lượng theo ISO chưa được thực hiện theoyêu cầu, ở cả cấp độ công ty và cấp độ đơn vị Việc lập KHCL và thực hiện cònmang tính hình thức, các bộ phận quản lý chưa giám sát được các công việc theoquy trình, dẫn đến có hồ sơ xuất ra khởi công ty không đúng quy trình quản lý chấtlượng và việc kiểm tra đôn đốc tiến độ không đáp ứng yêu cầu.

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc nội bộ trong việc thực hiện các quy chế củacông ty, việc năm bắt và giải quyết tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của người laođộng chưa hiệu quả Việc quản lý lao động (đúng giờ làm,…) ở trong công ty cònlỏng lẻo, thiếu kiểm tra nhắc nhở, chưa xây dựng được tác phong lao động côngnghiệp.

2.4.4 Nguyên nhân

- Công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có nhiều chính

sách đào tạo nguồn nhân lực; Cán bộ công nhân viên trong công ty chưa cập nhậtkiến thức, hoàn thiện mình Nguồn nhân lực trẻ, năng đông của công ty còn nhiềuhạn chế.

- Sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực cũng như thu hút khách hàng củacác công ty tư vấn nước ngoài.

- Năng lực điều hành dự án của cán bộ còn nhiều hạn chế, công tác kiểm tra chấtlượng chưa thật sự đạt yêu cầu.

- Chưa có chiến lược thu hút khách hàng mới mà chủ yếu là các khách hàng truyềnthống.

- Suy thoái kinh tế cũng ảnh hưởng đến công ty, giá tư vấn thấp trong khi giá cácyếu tố đầu vào tăng nhanh.

Trang 32

2.5 Mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh đến năm 2010 và phương hướngchiến lược đến năm 2015

2.5.1 Tình hình kinh tế xã hội trong nước

- Nền kinh tế nước ta chịu ảnh hướng khá mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế thếgiới Với sự lãnh đạo, điều hành của Chính Phủ với nhiều gói kích cầu được đưa ra.Nền kinh tế đã dần thoát khỏi khủng hoảng và có nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại.Lượng vốn đầu tư nước ngoài trong năm vừa qua đẫ đạt con số khá ấn tượng Tuychịu ảnh hưởng khá lớn của suy thoái kinh tế song quá trình công nghiệp hoá – hiệnđại hoá vẫn diễn ra khá nhanh, sự xuất hiện của các khu công nghiệp, khu sđô thịngày càng nhiều, nhiều khu công nghiệp lớn được ra đời, nhu cầu về tư vấn thiết kếcác công trình ngày càng tăng.

- Trong thời gian qua sự leo thang của giá cả đã khiến giá các yếu tố đầu vào tăngtrong khi đó giá tư vấn thấp.

2.5.2 Tình hình kinh tế thế giới

- Về tình hình kinh tế thế giới mặc dù do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầuđã lan ra toàn thế giới, nhưng vẫn được đánh giá sớm hồi phục Theo các dự báogần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trên thế giới như: Mỹ,Nhật, EU có dấu hiệu hồi phục do giá dầu thô và giá nhiều vật tư khác tiếp tục ổnđịnh.

- Nền kinh tế Mỹ chiếm 1/4 GDP của thế giới vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ,do đó ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta và các doanhnghiệp

2.5.3 Mục tiêu tổng quát

- VCC trở thành đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ

mới trong công tác tư vấn, thiết kế quản lý dự án Hoạt động ổn định và phát triểnsản xuất kinh doanh vững chắc theo hướng hội nhập, cạnh tranh trong điều kiệnkinh tế thị trường, đem lại thu nhập cao cho người thu nhập.

- Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lựcquản lý toàn diện đáp ứng yêu cầu của công ty trong giai đoan mới.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức trong công ty, cũng cố các đơn vị trong công ty theo

hướng chuyên môn hoá sâu.

Ngày đăng: 07/12/2012, 11:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định - Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
o cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định (Trang 6)
- Công ty vừa chuyển đối sang hình thức công ty cổ phần nên vẫn trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, sắp xếp bố trí nguồn nhân lực. - Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
ng ty vừa chuyển đối sang hình thức công ty cổ phần nên vẫn trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, sắp xếp bố trí nguồn nhân lực (Trang 27)
Tình hình doanh thu của công ty từ năm 2005 đến 2009: - Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
nh hình doanh thu của công ty từ năm 2005 đến 2009: (Trang 29)
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán công ty năm 2008 và 2009 lập bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty như sau:Nguồn: Báo cáo tài chính công ty - Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
n cứ vào bảng cân đối kế toán công ty năm 2008 và 2009 lập bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty như sau:Nguồn: Báo cáo tài chính công ty (Trang 34)
Từ bảng số liệu trên cũng thấy được tổng TS lưu động của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là 17.174.239.323đ   tương ứng 25%, điều này cho thấy khả  năng thanh toán của công ty có thể tăng song trên thực tế lượng tiền mặt của công ty  đã giảm một lượ - Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
b ảng số liệu trên cũng thấy được tổng TS lưu động của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là 17.174.239.323đ tương ứng 25%, điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty có thể tăng song trên thực tế lượng tiền mặt của công ty đã giảm một lượ (Trang 35)
Qua bảng phân tích trên thấy được nguồn vốn của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 một lượng là 20.908.886.653đ mà chủ yếu là do sự gia tăng của nợ phải  trả,   mà   chủ   yếu   là   khoản   nợ   ngắn   hạn - Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
ua bảng phân tích trên thấy được nguồn vốn của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 một lượng là 20.908.886.653đ mà chủ yếu là do sự gia tăng của nợ phải trả, mà chủ yếu là khoản nợ ngắn hạn (Trang 37)
Để biết sâu hơn về tình hình tài chính và khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và mức độ trong sản xuất kinh doanh của công ty và những khó khăn mà  công ty gặp phải trong khai thác nguồn vốn được phân tích qua các chỉ tiêu sau: - Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
bi ết sâu hơn về tình hình tài chính và khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và mức độ trong sản xuất kinh doanh của công ty và những khó khăn mà công ty gặp phải trong khai thác nguồn vốn được phân tích qua các chỉ tiêu sau: (Trang 38)
Qua phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn thấy được tình hình tài chính cũng tương đối tốt, uy tiến của công ty khá cao - Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
ua phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn thấy được tình hình tài chính cũng tương đối tốt, uy tiến của công ty khá cao (Trang 39)
- Phân tích tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của công ty: - Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
h ân tích tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của công ty: (Trang 56)
- Tình hình tài chính - Tình hình hoạt động  của công ty - Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
nh hình tài chính - Tình hình hoạt động của công ty (Trang 57)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w