Và đô thị Việt Nam

Một phần của tài liệu Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 57)

II. Nguồn kinh phí và các quỹ

và đô thị Việt Nam

Quản lý tài chính công ty liên quan đến việc ra quyết định đầu tư, quyết định

nguồn vốn và phân chia cổ tức. Các quyết đinh này được thực hiện ở hiện tại nhưng lại liên quan đến tương lai của công ty. Do vậy, giám đốc tài chính cần hiểu được tình hình tài chính trước khi đưa ra quyết định. Muốn vậy giám đốc tài chính có thể thực hiện phân tích báo cáo tài chính của công ty. Về mặt nội bộ công ty cũng có thể tiến hành phân tích tài chính để có thể hoạch đinh, và kiểm soát hiệu quả hơn tình hình tài chính của công ty. Để hoạch định cho tương lai giám đốc tài chính cần phân tích và đánh giá tình hình tài chính hiện tại và những cơ hội cũng như thách thức có liên quan đến tình hình hiện tại của công ty. Đứng trên quan điểm của nhà quản lý phân tích báo cáo tài chính nhằm cả 2 mục tiêu vừa dự báo tương lai vừa đưa ra những hành động cần thiết để cải thiện tình hình hoạt động công ty. Sau đây là đinh hướng và một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính công ty.

3.1. Định hướng hoàn thiện

3.1.1. Hoàn thiện về công tác tổ chức phân tích tài chính tại công ty

Phân tích báo cáo tài chính ở các công ty ở Việt Nam ít khi được tiến hành vì mục tiêu đánh giá và kiểm soát bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty mà chủ yếu do ngân hàng hay công ty chứng khoán là những người bên ngoài công ty thực hiện. Đồng thời phân tích báo cáo tài chính tại các công ty ở Việt Nam cũng gặp một trở ngại lớn là không có dữ liệu bình quân ngành để so sánh. Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa của việc đánh giá tình hình tài chính công ty. Tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp đô thị Việt Nam cũng vậy việc phân tích tình hình tài chính công ty chưa được chú trọng nhiều. Công tác tổ chức là khâu hết sức quan trọng trong quá trình quản lý cũng như phân tích tình hình tài chính công ty. Công ty chưa có giám đốc chuyên phụ trách lĩnh vực tài chính, bộ phận phân tích tài chính cũng chưa được hình thành. Mà công việc phân tích chủ yếu là của phòng tài chính kế toán, chuyên môn cũng như kinh nghiệm phân tích tài chính còn nhiều hạn chế. Để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả cao hơn công ty cần hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy công ty, chuyên môn hoá giám đốc phụ trách tài chính và bộ phận phân

tích, đánh giá, giám sát tình hình tài chính công ty, đông thời bộ phận này được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Công tác phân tích báo cáo tài chính phải được thực hiện thường xuyên, và thông báo các kết quả phân tích báo cáo tài chính lên ban giám đốc kịp thời, đồng thời nắm bắt tình hình tài chính của ngành, trong nước và trong khu vực.

3.1.2. Hoàn thiện về phương pháp phân tích tài chính tại công ty

Do công tác tổ chức, bộ phận phân tích tài chính còn nhiều hạn chế, năng lực phân tích còn thấp nên phương pháp phân tích còn đơn điệu. Việc phân tích báo cáo tài chính tại công ty chưa có sự kết hợp các phương pháp một cách chặt chẽ. Chủ yếu sử dụng phướng pháp so sánh giữa các thời kỳ với nhau. Số liệu chủ yếu là số liệu thô. Chưa có sự so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, thời kỳ phân tích còn ngắn, chủ yếu là 2 năm, chưa có sự so sánh với bình quân ngành. Để nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính công ty cần phải kết hợp chặt chẽ các phương pháp phân tích với nhau, đồng thời kéo dài thời kỳ phân tích để thấy được xu thế biến động của vấn đề phân tích, thường là 5 năm. Phải có sự so sánh giữa số liệu thực hiện và số liệu kỳ kế hoạch để từ đó đưa ra các giải pháp cũng như điều chỉnh kế hoạch một cách hợp lý. Đồng thời phải có sự so sánh với số liệu bình quân ngành. Liên tục đổi mới, cập nhật các phướng pháp phân tích nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính ở công ty.

3.1.3. Hoàn thiện về nội dung phân tích tài chính tại công ty

Nội dung phân tích tài chính là yếu tố hết sức quan trọng, phản ánh kết quả phân tích tình hình tài chính công ty, để từ đó đưa ra các kế hoạch tài chính cũng như các giải pháp tài chính cho công ty. Hiện tại nội dung phân tích tài chính tại công ty còn đơn giản và chưa có chiều sâu. Để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về tình hình tài chính công ty cần hoàn thiện nội dung phân tích hơn nữa.

3.1.3.1. Hoàn thiện đánh giá khái quát tình hình tài chính

Công ty mới chỉ tập trung vào sự tăng giảm tổng tài sản, nguồn vốn, hay sự tăng giảm của tổng tài sản, nguồn vốn, mà chủ yếu ở đây là số liệu thô, chưa có xử lý nhiều. Việc đánh giá này chưa thấy rõ được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để việc đánh giá khái quát tình hình tài chính đạt hiệu quả hơn công ty cần phân tích số liệu đã qua xử lý, phân tích quy mô nguồn vốn, tài sản cũng như lượng tăng giảm chúng để từ đó đưa ra các giải pháp.

3.1.3.2. Hoàn thiện phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

Việc phân tích của công ty mới chỉ dừng lại ở việc dựa trên quan điểm luân chuyển vốn, mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thô số liệu nguồn vốn, tài sản. Chưa làm thấy rõ tình hình nguồn vốn của công ty cũng như tài sản. Để nắm bắt được mối quan hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán để có cái nhìn rõ hơn về tình hình tài chính công ty thì cần phải phân tích rõ phần tài sản và nguồn hình thành tài sản, mối quan hệ giữa chúng.

3.1.3.3. Hoàn thiện phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn

Công ty mới chỉ phân tích kết cấu tài sản nguồn vốn trong 2 năm, để thấy rõ kết cấu tài sản, nguồn vốn cũng như xu hướng biên động của nó cần kéo dài thời kỳ phân tích lên 5 năm. Vì trong khoảng thời gian 2 năm thì chưa đủ cơ sở để đưa ra các nguyên nhân cho tình hình biến động đó cũng như chưa dự báo được xu hướng biến động của tài sản, nguồn vốn.

3.1.3.4. Hoàn thiện phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Về mặt phương pháp và nội dung phân tích thì việc phân tich tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty là khá tốt. Song việc phân tích chỉ dừng lại ở 2 năm, chưa có sự so sánh với trung bình ngành. Công ty cần kéo dài thời kỳ phân tích, có sự so sánh với số liệu bình quân ngành. Khả năng thanh toán của công ty là một chỉ số hết sức quan trọng không chỉ đối với công ty mà còn đối với các đơn vị có quan hệ kinh tế với công ty. Việc đánh giá chỉ tiêu này cần được tiến hành trong thời gian dài thường là 5 năm để thấy rõ xu hướng biến động của chỉ tiêu.

3.1.3.5. Hoàn thiện phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn

Việc phân tích, đánh giá của công ty mới chỉ dừng lại ở 2 năm, mới chỉ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn, chưa cho thấy khả năng huy động vốn của công ty, chưa làm rõ lượng hàng tồn kho trong công ty. Để việc phân tích đạt hiệu quả hơn, là cơ sở cho việc ra quyết định chính xác hơn việc phân tích các chỉ tiêu này cần được tiến hành trong thời gian khoảng 5 năm để thấy rõ xu thế biến động của nó, phân tích và làm rõ nguồn gốc của lượng hàng tồn kho. Vì lượng hàng tồn kho là cần thiết đối với công ty nhưng nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều thì việc sản xuất kinh doanh của công ty đã có vấn đề cũng như hiệu quả sử dụng vốn là thấp, còn nếu lượng hàng tồn kho quá thấp thì không đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

3.1.3.6. Hoàn thiện phân tích tình hình lợi nhuận

Việc phân tích tình hình lợi nhuận của công ty mới chỉ đơn thuần dừng lại ở việc so sánh số liệu của 2 năm, việc so sánh như vậy chưa thể thấy được xu hướng biến động của tình hình lợi nhuận, chưa có sự so sánh giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện. Để có cái nhìn tổng quát và chính xác hơn về tình hình lợi nhuận công ty cần tiến hành phân tích, so sánh chỉ tiêu giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện, cũng như phải kéo dài thời kỳ phân tích lên khoảng 5 năm để thấy được tình hình lợi nhuận của công ty. Đồng thời có thể đưa ra một số chỉ tiêu để thấy rõ xu hướng biến động của tình hình lợi nhuận và nguyên nhân dẫn đến các xu hướng đó.

3.1.3.7. Hoàn thiện phân tích tình hình bảo toàn và phát triển vốn

Việc phân tích của công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, so sánh đơn giản số liệu nguồn vốn của công ty qua 2 năm. Để thấy rõ tình hình bảo toàn và phát triển vốn của công ty cần phân tích trong thời gian dài, cũng như phân tích tỷ trọng của các loại vốn để thấy được cơ cấu nguồn vốn của công ty.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại công ty

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc phân tích tình hình tài chính công ty. Đứng trên góc độ nhà đầu tư và cổ đông, chỉ tiêu ROE hay lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông là rất quan trọng. Đứng trên góc độ nhà quản lý công ty em xin đưa ra một số giải pháp sau để hoàn thiện việc phân tích tài chính công ty. Ngoài việc hoàn thiện các nội dung phân tích đã được trình bày như trên thì công ty có thể sử dụng một số loại hình phân tích sau nhằm hoàn thiên nội dung phân tích tài chính công ty.

3.2.1. Phân tích tài chính dựa vào mục đích

- Phân tích nhu cầu nguồn vốn công ty:

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhu cầu về vốn cho hoạt đông sản xuât kinh doanh ngày càng lớn và nguồn vốn luôn là vấn đề khiến ban giám đốc công ty phải đau đầu. Vốn là điều kiện tiên quyết cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc phân tích nhu cầu nguồn vốn là hết sức quan trọng.

- Phân tích tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của công ty:

Tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của công ty phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vây việc đánh giá các chỉ tiêu này là hết sức cần thiết.

- Phân tích rủi do kinh doanh của công ty:

Rủi do là yếu tố khách quan, song con người có thể hạn chế các rủi do. Vì vậy để hạn chế rủi do trong kinh doanh công ty cần phân tích, đánh giá các yếu tố có thể gây rủi do đối với công ty.

- Phân tích nhu cầu nguồn vốn của công ty

- Phân tích tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của công ty - Phân tích rủi do kinh doanh của công ty

Quyết định nhu cầu nguồn vốn của công ty

Thương lượng với nhà cung cấp vốn

3.2.2. Phân tích tài chính dựa vào loại phân tích

Hiện nay kĩ thuật phân tích tỷ số là được sử dụng nhiều nhất, và được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích

Bước 2: Xác định đúng số liệu từ báo cáo tài chính để lắp vào công thức tính Bước 3: Giải thích ý nghĩa của chỉ số vừa tính toán

Bước 4: Đánh giá chỉ số vừa tính toán (cao, thấp hay phù hợp) Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính công ty

Bước 6: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số tài chính

Bước 7: Đưa ra các khuyến nghị để khắc phục hoặc cũng cố các tỷ số tài chính Bước 8: Báo cáo phân tích

Trên đây là một số giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại

Một phần của tài liệu Định giá hợp lý hoạt động mergers and acqhisitions – M&A tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w