1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những rào cản trong hoạt động m& a tại việt nam

20 688 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • KẾT LUẬN

  • Tài liệu tham khảo:

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN ĐỀ NHỮNG RÀO CẢN TRONG HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM Giảng Viên : Phạm Thu Hà Học viên : Cao Xuân Hoàn Lớp : 12AQTKD-HL 2 LỜI MỞ ĐẦU Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp M&A là nghiệp vụ không còn xa lạ ở các nước có nền kinh tế phát triển, trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Trên thế giới, các hoạt động M&A đã trải qua những thăng trầm, làn sóng M&A diễn ra mạnh mẽ và song hành cùng với những giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng. Bước vào thế kỉ XXI, nền kinh tế thế giới tiếp tục chứng kiến một làn sóng M&A mới, dưới những hình thức đa dạng và với quy mô lớn chưa từng có. Làn sóng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nền kinh tế phát triển mà còn lan tỏa sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, … Trong những năm gần đây hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đã khá quen thuộc với các doanh nhân Việt Nam. Đặc biệt từ năm 2006, chứng kiến sự đột phá của thị trường chứng khoán thì hoạt động này càng được quan tâm nhiều hơn. Với những bước đầu phát triển như vậy thì khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động này còn đang được các cơ quan nhà nước soạn thảo. Sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán đang góp phần kiến tạo một thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Sử dụng chiến lược M&A để gia tăng giá trị doanh nghiệp là điều mà doanh nhân và nhà đầu tư nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, có không ít những rào cản trong việc thực thi chiến lược này. Đó cũng là những vấn đề mà tôi đang quan tâm và muốn tìm hiểu. Hy vọng qua bài chuyên đề này, tôi sẽ mang đến cho các bạn một bức tranh tổng quan về những rào cản trong việc thực thi chiến lược M&A tại Việt Nam. 3 1. Tổng quan về M&A: 1.1. Khái niệm: Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam được quy định theo Luật doanh nghiệp 2005 như sau: • Hợp nhất doanh nghiệp: hai hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị hợp nhấp) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. • Sáp nhập doanh nghiệp: một hoặc một số công ty cùng lợi (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Luật doanh nghiệp không đề cập đến việc mua lại doanh nghiệp. Trong khi Luật cạnh tranh 2004 có đưa ra định nghĩa việc mua lại doanh nghiệp và liên doanh như sau: • Mua lại doanh nghiệp là việc doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. • Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. 1.2. Phân loại: UNCTAD (2000) (Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc) cũng phân loại các hình thức M&A dựa vào chức năng của các công ty thành viên: • M&A theo chiều ngang (horizontal mergers): là sự sáp nhập giữa các công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường. Ví dụ: Thương vụ sáp nhập trị giá 58 triệu USD giữa JP Morgan và BankOne trong lĩnh vực tài chính với mục tiêu kết dính lĩnh vực đầu tư ngân hàng và thương mại không ổn định của JP Morgan với kinh doanh thẻ tín dụng và khách hàng dễ dự đoán của BankOne • M&A theo chiều dọc (vertical mergers): Là sự sáp nhập hoặc mua lại của hai hay nhiều công ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc về phía sau hoặc về cả hai phía của công ty sáp nhập trên chuỗi giá trị đó. Sáp nhập theo chiều dọc có 2 loại là: _ Backward: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất 4 _ Forward: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối Ví dụ: Thương vụ công ty UCB SA của Bỉ hoạt động trong lĩnh vực hóa dược và sản phẩm thực vật mua lại công ty Celltech Group nghiên cứu thương mại vật lí và sinh học với giá 2,7 tỷ. M&A theo kiểu tập đoàn (conglomerate mergers): xảy ra khi hai hay nhiều công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình- mở rộng kinh doanh sang những lĩnh vực khác không liên quan-tiến hành sáp nhập lại với nhau. Ví dụ: Công ty General Electric của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, phân phối và máy biến thế đã mua lại công ty Amersham Plc của Anh hoạt động trong lĩnh vực các sản phẩm sinh học, sản phẩm chẩn đoán loại trừ với giá 9,6 tỷ. Ngoài ra UNCTAD (2011) còn đưa ra cách phân loại theo động cơ gồm 2 loại thân thiện (Friendly) thù nghịch (Hostile). • M&A theo kiểu thân thiện:là trường hợp ban giám đốc công ty mục tiêu (bị mua lại) đồng thuận và ủng hộ trong giao dịch mua lại đó (tức không dùng các biện pháp chống lại thương vụ diễn ra) • M&A theo kiểu thù nghịch:là trường hợp ban giám đốc công ty mục tiêu không đồng ý và dùng các biện pháp chống thâu tóm. Xét về phân vùng địa lý, M&A có thể chia làm 2 loại là: • M&A nội địa:là những giao dịch của những công ty trong 1 quốc gia nhất định (không có việc kết hợp tài sản xuyên biên giới) • M&A xuyên biên giới:là những giao dịch diễn ra sự trao đổi hoặc kết hợp tài sản của các công ty không chỉ nằm trong lãnh thổ 1 quốc gia (xuyên biên giới). 1.3. Nguyên tắc và động cơ của hoạt động M&A: 1.3.1.Nguyên tắc Trong hoạt động mua lại và sáp nhập, có một số nguyên tắc chủ yếu sau đây: • Nguyên tắc cơ bản: M&A phải đảm bảo làm tăng giá trị cho các cổ đông mà việc duy trì trạng thái cũ không đạt được. • Nguyên tắc tổng giá trị: Giá trị của công ty mua sau hoạt động M&A phải lớn hơn tổng giá trị của công ty trước đó cộng với giá trị công ty bán. Thông qua nguyên tắc này, mua lại và sáp nhập đảm bảo rằng giá trị liên kết phải luôn là có lợi. • Nguyên tắc thị giá: Là nguyên tắc được áp dụng để định giá cổ phiếu của một công ty trong hoạt động mua lại và sáp nhập. 5  Nguyên tắc 1: (Giá trị liên kết của mỗi cổ phiếu bên mua + Giá cổ phiếu bên bán trước M&A ) > Giá cổ phiếu bên bán bán cho bên mua > Giá cổ phiếu bên bán trước M&A.  Nguyên tắc 2: Giá cổ phiếu bên mua sau M&A > Giá cổ phiếu bên mua trước M&A 1.3.2.Động cơ Nhìn chung, khi tiến hành mua lại và sáp nhập, các công ty, tổ chức xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể khái quát thành một số động cơ chính, bao gồm : 1) Mua lại hoặc sáp nhập là một phương thức rất hữu hiệu khi thâm nhập thị trường, tạo dây chuyền sản xuất hay công nghệ mới cũng như việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng, bành trướng thế lực. Sử dụng M&A khi gia nhập thị trường, đặc biệt là ở các nước đang và kém phát triển, chi phí mà một công ty bỏ ra ít hơn nhiều so với việc đầu tư mới. Đồng thời, hầu hết các đơn vị tiến hành M&A còn tận dụng các thiên đường thuế để thực hiện chuyển giá, lách hàng rào mậu dịch hoặc tối thiểu hoá các khoản thuế phải trả. Song song với thuận lợi về chi phí trên là việc cắt giảm các khâu tiếp xúc thị trường, tạo khách hàng quen thuộc, thích nghi với luật pháp, quy định mới, tìm kiếm nguồn nguyên liệu …mà hình thức này mang lại đã khiến nhiều đơn vị tiến hành M&A. 2) Bên cạnh việc gia tăng giá trị tài sản cho mình, các công ty khi mua lại hoặc sáp nhập còn vì mục tiêu có thêm nguồn lao động chất lượng cao, sở hữu các tài sản trí tuệ mới thoả mãn nhu cầu của thị trường, phân tán độ rủi ro trong công tác đầu tư nghiên cứu, … 3) Các xu hướng thay đổi trong ngành là một trong các động cơ thúc đẩy hoạt động M&A. Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, không ít ngành đòi hỏi sự cải tiến liên tục về công nghệ, sự cạnh tranh gay gắt như trong ngành tài chính ngân hàng chẳng hạn, hay các áp lực về kiểm tra chi phí trong ngành công nghiệp tiêu dùng…Sự sáp nhập giữa các công ty, tổ chức sẽ đáp ứng được yêu cầu của các xu thế tất yếu trên. 4) Các định chế tài chính lớn như các tổ chức tín dụng, ngân hàng…sử dụng M&A để đầu tư vào lĩnh vực ngoài chuyên môn một cách hợp pháp nhằm tạo được tiếng nói riêng, từ đó đa dạng hoá nguồn lợi nhuận thu được. Thông thường thì hình thức này chỉ áp dụng với các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng. 5) “Thương hiệu” cũng là một yếu tố được các bên đặc biệt quan tâm khi có ý định mua lại và sáp nhập. Để tiến hành M&A, thông thường chi phí mà bên mua trả cho tài sản “Thương hiệu” là không nhỏ, tuy nhiên họ hướng đến mục tiêu chiếm được một thị phần mới với nhiều khách hàng, đối tác trung thành hay các mối quan hệ khác mà vốn dĩ trước đó thuộc về bên bán. Từ đó, các công ty, tổ chức ngoài việc mở rộng thế lực còn có thể tăng cường sức cạnh tranh với các đối thủ khác. Lợi ích của M&A Cải thiện tình hình tài chính Củng cố vị thế thị trường Giảm thiểu chi phí ngắn hạn Tận dụng quy mô dài hạn 6 Cải thiện tình hình tài chính Tăng thị phần Giảm thiểu trùng lặp trong mạng lười phân phối Tối ưu hóa kết quả đầu tư công nghệ Tăng thêm vốn sử dụng Tăng khách hàng Tiết kiệm chi phí hoạt động Tận dung kinh nghiệm thành công của các bên Khả năng tiếp cận thêm nguồn vốn Tận dụng quan hệ khách hàng Tiết kiệm chi phí hành chính quản lý Giảm thiểu chi phí chung cho từng đơn vị sản phẩm Chia sẻ rủi ro Tận dụng khả năng bán chéo sản phẩm Giảm thiểu chi phí khi mua với khối lượng lớn Tăng cường tính minh bạch Tận dụng kiến thức sản phẩm để tạo cơ hội kinh doanh mới Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngoài ra, một số vụ mua lại và sáp nhập hiện nay còn nhằm mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc đôi khi vì một mục đích chính trị-kinh tế nhất định. Trên thực tế, trong mỗi trường hợp cụ thể, hoạt động M&A lại bắt nguồn từ nhiều động cơ khác nhau ảnh hưởng đến đặc trưng, cấu trúc, giá trị của các thương vụ đó. 1.4. Quy trình mua lại và sáp nhập M&A là một quá trình bao gồm nhiều diễn biến phức tạp. Tính đến thời điểm hiện tại, xét về cơ sở lý luận khoa học thì cũng đã có khá nhiều các quy trình được đưa ra như quy trình 3 giai đoạn, 4 giai đoạn, 5 giai đoạn,…, mỗi quy trình được chia theo các tiêu chí khác nhau. Còn dựa trên cơ sở thực tiễn, một số công ty tư vấn M&A cũng nêu các quy trình riêng của mình, tiêu biểu là hãng tư vấn Arthur Young với quy trình gồm 8 bước; FPT Securities với quy trình gồm 3 bước thực hiện,…và đặc biệt là quy trình của công ty chuyên về tự động hoá và năng lượng ABB. Tuy nhiên, bằng cách hiểu đơn giản nhất thì chúng ta có thể xem xét M&A với những giai đoạn chính được tóm tắt trong bảng sau: Pha trước giao dịch Pha giao dịch Pha hợp nhất Hoạch định chiến lược Xác định kỳ vọng Chuẩn bị nguồn lực Kế hoạch lộ trình Liên hệ và sàng lọc Thẩm định mục tiêu Giao dịch Kết thúc giao dịch Các khía cạnh hợp nhất Tiến hành hợp nhất Kiểm soát sau hợp nhất 7 Cụ thể hơn, tôi sẽ đi vào phân tích quy trình M&A trên hai phương diện người mua và người bán. 1.4.1. Quy trình của người mua Quá trình lên kế hoạch và thực hiện mua lại của người mua thông thường bao gồm những bước sau: 1. Xây dựng các mục tiêu khi tiến hành mua lại: Bên mua sẽ xác định tại sao mình mua lại; các mong muốn như cải thiện được vị trí trong kinh doanh, có tăng hiệu quả và lợi nhuận, giá trị mà các cổ đông nhận được, tài sản trí tuệ, hệ thống phân phối, khả năng tăng trưởng, sức cạnh tranh so với đối thủ,…được đảm bảo như thế nào. 2. Song song với việc đề ra các mục tiêu trong một thương vụ M&A, bên mua cũng tiến hành việc phân tích các lợi ích kinh tế, tài chính mà mình sẽ đạt được. 3. Xây dựng một nhóm làm việc gồm các nhà quản lí, luật sư, kế toán, tìm ứng cử viên, các công ty mục tiêu. Nhóm này sẽ đảm nhận vai trò : Định hướng cho chiến dịch mua lại Liên hệ, tìm kiếm, thẩm định những người bán tiềm năng Định giá, đàm phán, thoả thuận các hợp đồng và văn bản pháp luật 4. Thực hiện điều tra và phân tích các ứng cử viên chính. Công việc này thường được thực hiện thông qua hệ thống môi giới trung gian giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường 5. Thực hiện đàm phán bước đầu và đánh giá sơ bộ các mục tiêu đã lựa chọn 6. Lựa chọn cấu trúc giao dịch 7. Xác định nguồn lực tài chính cần thiết cho giao dịch 8. Tiến hành bỏ thầu và đàm phán chi tiết 9. Lấy ý kiến thống nhất của bên mua, bên bán và bên thứ ba 10. Lập văn bản pháp lý 11. Chuẩn bị giao dịch 12. Thực hiện giao dịch 13. Đàm phán những nhiệm vụ và trách nhiệm sau giao dịch 14. Thực hiện hợp nhất 1.4.2. Quy trình của người bán 1. Quyết định bán : Để đưa ra quyết định bán thì bên bán cần • Tìm hiểu về động lực, mục tiêu của mình; xem xét các cơ hội, rủi ro, cái được, cái mất khi tiến hành giao dịch • Xây dựng nền tảng giá trị cho công ty mình trước khi rao bán. Với những công ty thực hiện được bước này bằng một kế hoạch cụ thể thì sẽ thu được nhiều lợi ích hơn so với những công ty không có quá trình xây dựng nền tảng giá trị mà thay vào đó là sự khủng hoảng, bế tắc về tài chính, thị trường,… • Cân nhắc kĩ các yếu tố về thời gian và thị trường 8 2. Tổ chức lại công việc: • Kiểm toán pháp lí và quản lí công việc nội bộ, thực hiện dưới sự hướng dẫn của các cố vấn. • Thiết lập các giá trị sơ bộ cho bên bán • Chuẩn bị đưa ra tài liệu chào bán 3. Thực hiện chiến lược marketing : • Chiến lược này được hoạch định trên cơ sở hướng tới những người mua đạt tiêu chuẩn. Điều này giúp các công ty giảm thiểu được các chi phí về marketing, tiết kiệm thời gian, công sức đồng thời nâng cao tính khả thi của thương vụ M&A. • Tạo quy trình chọn lọc hợp lí để thu hẹp số lượng ứng cử viên, từ đó có chiến lược marketing ưu việt nhất có thể. • Tiến hành hoạt động marketing 4. Lựa chọn đối tác • Chọn đối tác thích hợp nhất • Đàm phán sơ bộ với các đối tác để các bên nắm được yêu cầu, nguyện vọng của nhau. • Lập hợp đồng bảo mật để ngăn chặn các rò rỉ về thông tin • Tiến hành thẩm tra sơ bộ : đánh giá thẩm định khả năng tài chính cũng như đáp ứng các điều kiện của bên mua 5. Thực hiện giao dịch • Lập tài liệu chào bán chi tiết hơn • Đàm phán mở rộng, điều chỉnh các chiến lược • Hình thành cấu trúc giao dịch • Dàn xếp với nhóm làm việc của người mua về thẩm định pháp lí và chiến lược • Thẩm định người mua 6. Kết thúc giao dịch • Đàm phán về những văn bản pháp lí cuối cùng • Đáp ứng những điều kiện để thực hiện giao dịch • Có được sự đồng thuận từ bên thứ ba 7. Những vấn đề giải quyết sau khi thực hiện giao dịch • Giám sát việc đền bù và thu nhập từ kết quả kinh doanh sau khi thực hiện • Hỗ trợ kế hoạch kết hợp sau khi thực hiện • Hỗ trợ các kế hoạch kết hợp sau khi thực hiện • Các vấn đề khác 1.5. Vai trò Hoạt động M&A với việc thiết lập thêm các mối quan hệ, tăng cường thêm vốn, tăng cường đội ngũ nhân sự giỏi, bí quyết công nghệ cùng với hệ thống sẵn có khiến doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A được nâng cao năng lực quản trị, điều hành, giảm chi phí đầu tư, tăng doanh thu, thoát khỏi nguy cơ phá sản và có tiềm lực và thuận lợi để phát triển lớn mạnh, với lợi thế cạnh tranh cao hơn. Cụ thể, doanh nghiệp thua lỗ và sức cạnh tranh yếu, sau hoạt động M&A sẽ khiến họ tránh thua lỗ, phá sản và nâng cao sức cạnh tranh; doanh 9 nghiệp đang hoạt động bình thường, sau hoạt động M&A sẽ giúp mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị trường và tăng cơ hội kinh doanh; bên cạnh đó, đối với nhà đầu tư mới, hoạt động M&A là cách thức hiệu quả tiết kiệm thời gian trong việc bắt đầu một dự án. 1.5.1. Nâng cao hiệu quả: Thông qua M&A các công ty có thể tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô gộp thị phần, giảm chi phí và bổ sung tích hợp các nguồn lực của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công nghệ, cơ sở khách hàng. Ví dụ: Trong giai đoạn khó khăn của ngành hàng không, Delta Air Lines (Mỹ) đã mua lại Northwest Airlines với giá 2,9 tỷ USD, trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới hiện nay với 75.000 nhân viên và lịch bay tới 375 thành phố. Hãng này có khả năng tăng doanh thu khoảng 2 tỷ USD/năm do cắt giảm chi phí và mở rộng quy mô. 1.5.2. Tăng quy mô nhanh chóng và thống lĩnh thị trường : Các công ty đang họat động hiệu quả thường muốn mau chóng tăng quy mô để chiếm lĩnh thị trường không chỉ trong ngành kinh doanh của mình mà còn nhảy vào các ngành đang có tiềm năng khác. Những tập đoàn như GE của Mỹ, Chungho Holdings của tỷ phủ Li Ka Shing của Hong Kong, là những ví dụ điển hình. Giảm chi phí gia nhập thị trường: ở những thị trường có sự điều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, thì những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm những công ty đã hoạt động trên thị trường. Những ngành như sản xuất bia, ngành bảo hiểm, sản xuất ô tô của Việt Nam có sự bảo hộ rất mạnh, do vậy các công ty nước ngoài muốn nhảy vào thường chọn hình thức M&A. Thực hiện chiến lược đa dạng hóa và dịch chuyển trong chuỗi giá trị: Nhiều công ty chủ động thực hiện M&A để hiện thực hóa chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hoặc mở rộng thị trường của mình. Khi thực hiện chiến lược này, công ty sẽ xây dựng được cho mình một danh mục đầu tư cân bằng hơn nhằm tránh rủi ro phi hệ thống. Các Tập đoàn Thép Trung Quốc đang tìm các mua các công ty khai thác Mỏ của Úc và Nam Phi là ví dụ về động lực này. 1.5.3. M&A để hút vốn và nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài Khi nguồn lực sản xuất - kinh doanh quan trọng là đất đai đều thuộc về các doanh nghiệp trong nước thì M&A sẽ là con đường ngắn nhất để hút vốn nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thị trường M&A có mối quan hệ biện chứng. Việc thu hút được lượng FDI nhiều hay ít phụ thuộc không nhỏ vào việc thiết lập, vận hành và phát triển thị trường M&A, và ngược lại, thị trường M&A giúp cho FDI xâm nhập nhanh nhất vào thị trường. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể tách rời việc xây dựng, phát triển thị trường M&A. 1.5.4. Ngân sách nhà nước tăng đáng kể: 10 [...]... doanh nghiệp trong nước 2.2 Rào cản trong các thương vụ M &A tại Việt Nam Việc M &A tại Việt Nam đang gặp rất nhiều rào cản, khiến tỷ lệ thành đạt c a giao dịch, cũng như sự sát nhập c a 2 công ty khác văn h a sau khi hoàn tất giao dịch, sẽ gặp nhiều thách thức lớn lao cho cả 2 bên mua và bán Sau đây là 8 rào cản chính yếu mà 2 bên phải đương đầu Nhiều yếu tố khác dù nhỏ hơn cũng có thể “giết” một giao... http://maf.vn/kien-thuc/hoi-dap/nhung-thuan-loi-va-kho-khan -trong- hoat-dongma.html http://www.qlct.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=5104&lang=vi-VN http://www.baodautu.vn/portal/public/vir/baivietdoanhnghiep/repository/collaboratio n/sites%20content/live/vir/web %20contents/chude/doanhnghiep/moitruongkinhdoanh/c8784 4a4 7f000001009ba213b45bda a1 http://www.baomoi.com/Ba-thach-thuc-cua-MA-tai-Viet -Nam/ 126/1757935.epi... đ a ra những thông tin có lợi cho doanh nghiệp mình, còn những thông tin thực sự cần thiết thì lại không được công bố Từ đây đã tạo ra một rào cản làm hoạt động M &A ch a thực sự sôi động và thách thức này cũng là một trong những yếu tố gia tăng rủi ro cho hoạt động M &A tại Việt Nam Vấn đề thiếu thông tin, thông tin công bố không chính xác và không kịp thời hỗ trợ cho các bên tham gia Thị trường M &A Việt. .. hỗ trợ đối với M &A còn ch a được khai thác triệt để - - 7 Khó khăn xuất phát từ các chủ thể tham gia M &A M &A là hoạt động tương đối phức tạp, ẩn ch a nhiều rủi ro Sự hiểu biết c a các chủ thể tham gia vào thị trường M &A là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đem lại sự thành công cho các thương vụ Tuy nhiên, các chủ thể tham gia vào thị trường M &A (bao gồm: các doanh nghiệp; các nhà... chứng khoán đi xuống và các kênh đầu tư khác tiềm ẩn những rủi ro thì M &A là phương a n được sử dựng nhằm tận dụng khi giá cổ phiếu đi xuống và lợi thế khi định giá công ty  M &A để tăng cường khả năng cạnh tranh 12 Gia nhập WTO đồng ngh a với việc mở c a thị trường cạnh tranh tại Việt Nam Điều này làm cho áp lực nâng cao hiệu quả kinh doanh c a các doanh nghiệp trong nước... chứng chỉ hành nghề Còn tại VN, có rất nhiều "cò" tương tự, nhưng họ không có chức năng hay kinh nghiệm và cũng không được đào tạo 16 Các công ty và hoạt động hỗ trợ cho M &A ở Việt Nam còn nhiều mới mẻ, sơ khai, ch a a dạng Ngoài PWC theo dõi M &A Việt Nam hàng năm chỉ có thêm Manetwork, IDJ và Avalue Điều này khiến cung cầu và thông tin ch a đầy đủ, các cơ hội cũng như quy... nghĩ rằng hoạt động M &A thành công hay không gắn với việc có đạt được th a thuận với mức giá hợp lý hay không, nhưng trên thực tế, thành công c a M &A chỉ có thể được đánh giá từ những kết quả mà M &A mang lại trong suốt quá trình hoạt động sau này c a công ty kể từ khi M &A được ký kết Các nhà đầu tư nước ngoài thì sự am hiểu về phong tục, văn hoá, thị trường, pháp luật Việt Nam ở họ ch a cao, điều này... đã thoái lui nhiều danh mục đầu tư và đây là cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam phát triển M &A trong năm 2012 này Cơ hội lớn đang mở ra trước mắt cho Việt Nam, chúng ta cùng chờ đợi và hi vọng những động thái tích cực nhất từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư để đẩy M &A tại Việt Nam lên một bước phát triển mới 19 Tài liệu tham khảo: • Nguồn luật, quy định: Luật cạnh tranh (2004); Luật doanh nghiệp (2005); Luật... kinh doanh cũng có nhu cầu thực hiện hoạt động mua lại và sáp nhập để mà tận dụng nguồn lực, hệ thống và thị trường sẵn có để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh  M &A để tận dụng lợi thế giá cả Những biến động mạnh cu a kinh tế Việt Nam như lạm phát tăng cao, giá vàng và tỷ giá lên xuống thất thường, thị trường chứng khoán xuống a y đem lại rủi ro cho cách kênh đầu tư Trong. .. mua và cũng có không ít công ty muốn bán nhưng phần nhiều trong số họ không có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ M &A, cũng như không biết được sau M &A sẽ như thế nào, họ không thể tự mình tìm kiếm đối tác phù hợp Họ còn có tâm lý không chịu cởi mở, e ngại cung cấp thông tin Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam ch a thực sự hiểu rõ bản chất c a hoạt động M &A, a phần trong số họ nghĩ rằng hoạt . thức tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước. 2.2 Rào cản trong các thương vụ M& ;A tại Việt Nam Việc M& ;A tại Việt Nam đang gặp rất nhiều rào cản, khiến tỷ lệ thành đạt c a giao dịch,. tổng quan về những rào cản trong việc thực thi chiến lược M& ;A tại Việt Nam. 3 1. Tổng quan về M& ;A: 1.1. Khái niệm: Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam được. ra, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam ch a thực sự hiểu rõ bản chất c a hoạt động M& ;A, a phần trong số họ nghĩ rằng hoạt động M& ;A thành công hay không gắn với việc có đạt được thỏa

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w