Chuong 1
NHẬP MƠN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1 Khái niệm, các giá trị và mục tiêu của chính sách xã hội 1.1.1 Quan niệm về chính sách xã hội
1L1.L1 Xã hội
Là một phạm trù với hàm nghĩa rất rộng Cho đến nay, có nhiều định nghĩa về phạm trù này và còn tén tại sự khác biệt khá lớn giữa các trường phái mắc - xít và ngoài mác - xit
Quan điểm Mác - Lê nin cho rằng “xã hội không phải gồm các cá nhân, mà xã hội biểu hiện tống số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối với nhau”!,
Nhà xã hội học nỗi tiếng của phương Tây, A.Giđens, trong sách giáo khoa “§ociology” - Xã hội học, xuất bản năm 1997, định nghĩa: “Một xã hội là một nhóm người chung sống trên cùng một lãnh thổ nhất định, họ là chủ
thể của một hệ thống quyền lực chính trị, họ ý thức rõ về bản sắc của nhóm
mình trong sự phân biệt với nhóm người khác”?” Nhà Xã hội học Mỹ I
Robertson trong sách giáo khoa “%Xã hội học” cũng cho rằng: “Xã hội là một tập hợp cư dân chung sống trên cùng một lãnh thổ, trong cùng một hệ thống
chính trị và chia sẻ một nền văn hóa chung” |
Theo Từ điển Xã hội học, xuất bản năm 1994 viết: “Khi nói tới khái
niệm xã hội, người ta nói tới “một đơn vị xã hội độc lập” với tư cách một hệ
thống tương đối chặt chẽ, bao gồm những quan hệ kinh tế (từ sản xuất đến phân phối tiêu dùng), những quan hệ chính trị và pháp luật, những quan hệ
văn hóa và ứng xử với tác động qua lại rất mật thiết của chúng, trong một
không giai và thời gian nhất định” 1.112 Chính sách
Theo Từ điển tiếng Việt: “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cu thé nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
' C.Mác và Ph.Ăngghen: Toản tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 4ó, tr 355
” A.Giden: Xã hội hoc, 1997, tr 585 _ ;
Trang 4
_ hình thực tế mà đề ra”
Theo tác giải Vũ Cao Đàm: “chính sách là một tập hợp biện pháp được
thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thê quản lý đưa ra, trong đó
tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động
của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” Theo tác giả thì khái niệm “hệ thống xã hội”
được hiểu theo một ý nghĩa khái quát Đó có thê là một quốc gia, một khu vực
hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trường
Cũng có một định nghĩa khác, “chính sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân”
Như vậy, phân tích khá! nệm “chính sách” cho thấy:
- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chú thể quản lý đưa ra; - Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và
tình hình thực tế;
~ Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất
định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành
đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng
1.1.1.3 Chính sách xã hội
CSXH là một vấn đề đã được nghiên cứu và giảng dạy từ lâu nhất là ở các nước phát triển và đang phát triển Tuy nhiên, cho đến nay người ta vẫn chưa
đưa ra một khái niệm thống nhất về chính sách xã hội
CSXH là một khái niệm không mang tính hệ thống mà mang tính lịch sử Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về CSXH, tùy theo góc độ nghiên cứu, tiếp cận vấn đề "xã hội" theo nghĩa rộng hay hẹp
Theo nghĩa rộng, CSXH là quan điểm, đường lối phát triển tổng thể mọi mặt đời sống xã hội con người, mà thực chất là phát triển một chế độ xã hội Còn theo nghĩa hẹp, CSXH là chính sách quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội - một phân hệ lĩnh vực trong hệ thống quản lý và phát triển quốc gia, cùng với các chính
Trang 5
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: CSXH là một bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính đảng hay chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội CSXH bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội”
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) chỉ rõ: “CSXH bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc ””
Tuy vậy, ở nước ta chính sách xã hội là vẫn đề còn khá mới Quan niệm
về chính sách xã hội đã được nêu trong một số các văn bản pháp quy, trong các bài viết các công trình nghiên cứu, nhưng cũng còn chưa thống nhất, thiếu chiều sâu về mục tiêu cũng như các hợp phần mà nó hướng tới Mặc dù có sự khác
nhau về mặt ngôn từ, nhưng tất cả các khái niệm về chính sách xã hội cũng có
một số điểm thống nhất:
Thứ nhất, chính sách xã hội có liên hệ chặt chẽ với các hoạt động của
hệ thống phúc lợi
Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá đặc điểm này bởi các chính sách khác, về bản chất không được coi là chính sách xã hội như chính sách quốc phòng cũng có thể đóng góp đáng kế hoặc thậm chí rất lớn cho phúc lợi khi nó mang lại nền an ninh quốc gia mà mọi người dân được sống trong điều kiện hoà bình và xã hội 6n định
Thứ hai, chính sách xã hội mang tính đa ngành, äa lĩnh vực, có moi quan hệ chặt chế với các chính sách khác, nhất là chính sách kinh tế
Thực tiễn cho thấy, rất khó để phân chia ranh giới trong một số lĩnh vực nhất định của chính sách xã hội Việc hiểu đúng các lực lượng quyết định
* Hội đồng quốc gia biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam:7ừ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995, tập
1, tr.478
* Ding Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ VI Ñxb Sự thật, H, 1287, tr 86 Phúc lợi xã hội là hệ thống các lợi ích và các dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người nhàn duy trì và phát triển xã hội, trong đó những bộ phận cơ bản là thu nhập và an sinh xã hội, các dịch vụ y tê, giáo dục và đào tạo, việc làm và nhà ở
Trang 6kết quả chính sách trong các lĩnh vực này thường phải dựa vào việc xem xét
các chính sách khác không thuộc lĩnh vực chính sách xã hội theo cách hiểu
thông thường của nó Điều này thể hiện tính đa lĩnh vực của chính sách xã hội
Hay nói cách khác, chính sách xã hội có thể mang trong nó nhiều lĩnh vực
khác nhau Chẳng hạn nhiều tác giả cho rằng chính sách thu nhập, chính sách việc làm là các bộ phận của hệ thống chính sách xã hội, song cũng có nhiều
tác giả coi những chính sách này thuộc về lĩnh vực kinh tế và chính sách kinh tế hơn là thuộc về chính sách xã hội Tương tự như vậy, chính sách tư pháp
hình sự cũng có sự pha trộn giữa chính sách xã hội và nghiên cứu luật pháp Sự trộn lẫn này càng làm cho ta thấu hiểu thêm các khó khăn khi định nghĩa chính sách xã hội Chính vì thế, Clif Alcock, Sarah Payne, Michael Sulliva (2000) đã nói “Tất cả các chính sách của chính phủ đều có nhân tổ xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là cho rằng mọi chính sách của chính phủ đều
_ là chính sách xã hội” |
Cùng với tính đa lĩnh vực, chính sách xã hội còn có tính đa ngành Điều
này thể hiện ở chỗ, khi nghiên cứu chính sách xã hội phải sử dụng các kỹ
thuật và kỹ năng của nhiều ngành khoa học khác như xã hội học, quán lý xã hội, kinh tế học, chính trị học, hoạch định chính sách và lịch sử Đặc điểm này cho thấy chính sách xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với các chính sách khác, đặc biệt là với chính sách kinh tế
Rõ ràng, muốn trả lời thoả đáng những vấn đề trên đòi hói phải kết hợp
cả chính sách kinh tế và chính sách xã hội Hơn nữa, khi xem xét vai trò của
Nhà nước đối với nền kinh tế, các nhà nghiên cứu mọi trường phái đều có ý tưởng coi chính sách xã hội là phụ thuộc, thậm chí là phát sinh từ chính sách kinh tế Điều này xuất phát từ chỗ yếu tố quyết định chủ yếu đối với phúc lợi xã hội là kinh tế Vai trò của nhà nước trong việc chuyển nguồn lực sang các
chính sách xã hội được xem là có mối quan hệ qua lại và thậm chí phụ thuộc
vào vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế
Chúng ta cũng không nên đơn giản khi nhìn vào một vấn đề nào đó nảy
sinh trong điêu kiện kinh tê - xã hội của một xã hội cụ thê ma di dén kêt luận
Trang 7chính sách xã hội như là sự phản ứng lại với các vẫn đề nảy sinh đó Bởi lẽ tự
bản thân nó, chính sách xã hội đã tác động lên đặc tính của các vấn đề xã hội
Chang hạn, việc cung cấp nhà ở của Nhà nước có thể được xem như là sự phản ứng lại việc thiếu thị trường cung cấp nhà ở, nhưng nó cũng làm biến đổi đặc tinh của thị trường đó Phản ứng qua lại giữa chính sách và xã hội là phức tạp Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta cần có kiến thức tổng hợp về kinh tế học, xã hội học nhằm giúp cho việc hiểu được những gì xảy ra, cũng như các quan điểm lịch sử nảy sinh những vấn đề xã hội đó
Thứ ba, chính sách xã hội là hệ thống có tính chất mở
Điều này thể hiện ở chỗ phạm vi chính sách xã hội không phải là cố định, bất biến mà nó biến đổi tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ và trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau Với tư cách là hệ thống các biện pháp tác động vào phúc lợi của công dân, chính sách xã hội có thể có
những hạt nhân chung cho mọi nước, mọi thể chế xã hội, mọi thời kỳ và trình
độ phát triển; song, bên cạnh đó cũng có các chính sách đặc thù, phù hợp với mỗi thể chế chính trị, mỗi thời kỳ và trình độ phát triển cụ thể của xã hội Ví dụ, chính sách xoá đói, giảm nghèo có thể là vấn đề quan tâm lớn đối với các nước kém và đang phát triển hiện nay nhưng sẽ không còn là vấn đề cấp bách đối với các nước phát triển Chính vì thế mà ngày nay, ở các nước phát triển người ta nói nhiều đến tăng hoà nhập và giảm tách biệt xã hội hơn là đề cập đến xoá đói, giảm nghèo
Như vậy, với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu học thuật, hiểu chính
sách xã hội là một vẫn đề phức tạp, phong phú, đa dạng Người ta khó có thể mô tả nó bằng một khái niệm đơn giản Tuy nhiên, dù có sự khác nhau như thế nào thì các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng tương đối thống nhất ở ý tưởng coi chính sách xã hội là tổng thể các mục tiêu, các biện pháp nhằm tác động đến phúc lợi của người dân và toàn xã hội
Như vậy, chính sách xã hội với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu học
Trang 8
nghiên cứu trên thé giới cũng tương đối thống nhất ở ý tưởng coi chính sách xã hội là tổng thể các mục tiêu, các biện pháp nhằm tác động đến phúc lợi của người dân và toàn xã hội
Từ đó có thể hiểu, chính sách xã hội là tổng thể các hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp được thể chế hóa bằng pháp luật của
Nhà nước để giải quyết những vấn đê xã hội đặt ra trong một thời gian và không
gian nhất định, nhằm tăng cường phúc lợi, bảo đảm công bằng xã hội và tạo
điều kiện cho người dân hòa nhập vào sự phát triển xã hội
1.1.2 Các giá trị - mục tiêu của chính sách xã hội
Mặc dù còn có nhiều tranh luận, nhưng trong thực tế, các hiện tượng xã
hội như đói nghèo, bắt bình đẳng, công bằng xã hội và sự tách biệt xã hội của các nhóm người cùng với các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề này
được quan tâm rất cao trong lĩnh vực chính sách xã hội Theo đó, người ta
quan tâm tìm hiểu xem liệu các chính sách đưa ra nhằm tới các giá trị gì? Nó có đạt được các mục tiêu mong muốn và có hiệu quả hay không có hiệu quả?
Để trả lời điều này, ba vẫn đề sau được xem là các giá trị - mục tiêu chính
sách xã hội phải làm rõ là:
Thứ nhát: phúc lợi xã hội do các chính sách xã hội đưa ra đã được cải thiện hay chưa, hoặc cải thiện đến mức độ nào, hoặc được cải thiện nhanh hay chậm
Thứ hai: chính sách đưa ra có tạo cơ hội để người dân được hưởng công bằng xã hội hay làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng đối với đối tượng thụ hưởng? Và mức độ bất bình đẳng này có chấp nhận được hay không
Thứ ba: Các chính sách xã hội đưa ra có bảo đảm cho người dân được hòa nhập vào hoạt động thường nhật của xã hội hay làm cho họ ngày càng bị lún sâu vào tình trạng bị tách biệt xã hội
Do đó, để hiểu các giá trị - mục tiêu của chính sách xã hội, cần phải
làm rõ ba vấn đề then chốt là phúc lợi xã hội, công bằng xã hội và hòa nhập xã hội
1.1.2.1 Phúc lợi xã hội
Trang 9Cho dén nay, khái niệm phúc lợi xã hội chưa có sự thống nhất Một số
người đồng nhất hai khái niệm chính sách xã hội và phúc lợi xã hội, coi rằng đây là hai khái niệm có thể được sử dụng thay thế nhau (Ginsburg, 1992) Chính điều này làm cho người ta có thể xem các hoạt động của hệ thống phúc lợi xã hội giống như là chính sách xã hội Hiện nay, ngay ở các nước phát triển có lịch sử nghiên cứu về chính sách xã hội khá lâu, việc phân biệt giữa
phúc lợi xã hội và chính sách xã hội - vẫn không rõ ràng Sự đồng nhất này
cũng xuất hiện trong một số công trình nghiên cứu gần đây của các tác giả ở nước ta
Vì vậy, cần có sự phân biệt giữa khái niệm chính sách xã hội và phúc
lợi xã hội Về bản chất, chính sách xã hội là hệ thống các quan điểm mục tiêu,
nguyên tắc, biện pháp tác động đến phúc lợi của người dân Như vậy, phúc lợi xã hội là mục tiêu của chính sách xã hội, là kết quả thực thi hệ thống chính
sách xã hội mang lại, chứ không phải là chính sách xã hội
Tuy còn nhiều quan niệm khác nhau, nhưng ngày nay, nhiều nghiên cứu khá thống nhất với nhau khi xem xét nội hàm của phúc lợi xã hội Theo
đó, hệ thống phúc lợi cung cấp các nhu cầu về an sinh xã hội, nhà ở, y tế,
công tác xã hội và giáo dục cùng với các dịch vụ khác giống với dịch vụ xã hội, như việc làm, các dịch vụ pháp lý hay thoát nước
Hay hệ thống phúc lợi xã hội thông thường bao gồm 5 nhóm lớn do hệ thống chính sách xã hội mang lại như thu nhập và an sinh xã hội; dịch vụ y tế,
các dịch vụ xã hội cá nhân; dịch vụ giáo dục; việc làm; và cung cấp nhà ở
(Robert F.Drake)
Theo nghĩa đó, thuật ngữ hệ thống phúc lợi xã hội là hệ thống các chương trình, lợi ích và các dịch vụ giúp cho mọi người để đáp ứng các
nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì và phát triển xã hội
Một hệ thống chính sách xã hội phù hợp là hệ thống chính sách có khả năng làm tăng phúc lợi xã hội cho mọi người dân, được thể hiện ở việc tăng thu nhập và sử dụng các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu con người Đây là
Trang 10
thúc đây sự phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đẩy mạnh xoá đói, giảm
nghèo, phát triển các hệ thống dịch vụ xã hội phục vụ đời sống nhân dân
1.1.2.2 Công bằng xã hội
Công bằng xã hội là khái niệm còn có nhiều ý kiến khác nhau
Theo C.Mác, CBXH không đồng nhất với bình đẳng xã hội Trong khi
thực hiện CBXH, chúng ta vẫn chưa thực hiện được bình đẳng xã hội CBXH và
bình đẳng xã hội tuy có nội dung gần giống nhau, nhưng đó là hai khái niệm có nội hàm khác nhau: Bình đẳng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa người và
người trong xã hội không chỉ về phương diện kinh tế mà cả về các phương diện pháp lý, chính trị, văn hoá , dù năng lực, vai trò, sự cống hiến của người này
khác người kia
Còn CBXH là sự ngang bằng nhau giữa người và người trong xã hội chủ yếu về phương diện phân phối sản phẩm xã hội theo nguyên tắc: cống hiến lao động ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau
Như vậy, CBXH chính là một yếu tố cầu thành bình đẳng xã hội và thực hiện CBXH là để hướng tới bình đẳng xã hội
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) lại cho rằng nội dung bao hàm của CBXH là công bằng về cơ hội phát triển, thể hiện ở sự công bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với mỗi cá nhân hay mỗi chủ thể Đến lượt nó, công bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển bao hàm cả sự công bằng trong phân phối các điều kiện sản xuất và công bằng trong phân phối tư liệu tiêu dùng (phân phối thu nhập)
Ngoài ra, CBXH còn được hiểu:
Công bằng như là quyền được phép Theo cách hiểu này, công bằng dựa trên ba nguyên tắc: công bằng trong việc chiếm hữu, công bằng trong giao dịch, trao đổi và công bằng trong điều chỉnh (Robert F Drake)
Công bằng trong chiếm hữu là những lợi ích mà con người có được một cách chính đáng và không làm cho ai bị thiệt hại, hoặc nghèo đi (người ta gọi đó là công bằng giành được) Điểm đáng chú ý ở đây là việc chiếm hữu này sẽ là không công băng nêu chúng tạo ra sự độc quyên
Trang 11Công bằng trong giao dịch hoặc trao đổi (hay chuyển giao) chỉ có thể chính đáng nếu chúng là tự nguyện Đồng thời, chuyền giao tự nguyện là công bằng chỉ ở nơi mà chúng không ngăn cản người khác thực hiện các hoạt động rn chuyén giao tuong tu
Céng bang trong diéu chỉnh liên quan đến việc sắp đặt ỗn thỏa các tình huống tạo thành các bắt công của hai nguyên tắc đầu
Công bằng vị lợi “công bằng” bằng việc giả định rằng nó sẽ có được trong bất kỳ quyết định hay hành động gì mang lại điều tốt nhất Người ta gọi đó là công bằng vị lợi Theo Mill, mục đích của cuộc sống là hạnh phúc và thước đo được xác định theo niềm vui, nỗi đau Công bằng có nghĩa là điễu
tốt lớn nhất, với số lớn nhất mang lại cho con người Thoạt đầu, dường như khái niệm rõ ràng là hợp lý, đơn giản và có thé str dung dugc Tuy nhién, khi ap dụng công thức ctia Mill vao thuc té, trong các điều kiện cụ thể, nguoi ta nhận thấy có sự bất công, vi phạm đến lợi ích của những người còn lại trong
cộng đồng
Khái niệm vị lợi về công bằng này thừa nhận rằng quyền của các cá nhân phải được ủng hộ bởi toàn xã hội vì quyền này áp dụng cho tất cả các cá nhân; theo đó quan điểm đối xử công bằng được ủng hộ Quan điểm điều tốt lớn nhất với số lớn nhất vì vậy được duy trì ở cấp vĩ mô và nhiều khi quan niệm đó cũng được chấp nhận ở cấp vi mô khi người ta thực thi một quyền nào đó Tuy nhiên, điều tốt lớn nhất với số lớn nhất cho một cá nhân có thể dẫn đến sự vi phạm nào đó của điều tốt chung Việc từ chối một quyén nào đó mà một cá nhân có được trong một tình huống cụ thé cũng có thể tạo ra tiền lệ, đe dọa đến quyền tương tự cho tất cả các cá nhân khác Trong điều kiện đó, sự vi phạm sẽ không tạo ra điều tốt lớn nhất với số lớn nhất cho xã hội
Công bằng như là sự thôa thuận giữa các cá nhân, hay như là “khế ước” Trong cuỗn Lý fhuyết về công bằng, John Rawls (1972) đã chú ý đến
quá trình cũng như kết quả của công bằng xã hội Theo đó, ông đưa ra hai
nguyên tắc của sự công bằng cơ bản Nguyên tắc thứ nhất, mỗi cá nhân có quyền ngang nhau đối với toàn hệ thống, có các quyền tự do cơ bản ngang
Trang 12nhau, tương hợp với quyển tự do tương tự cho tất cả mọi người Nguyên tắc thứ hai, các bất bình đẳng kinh tế và xã hội phải được sắp xếp sao cho chúng: a) có lợi lớn nhất cho những người bị bất lợi nhất, phủ hợp với nguyên tắc tiết kiệm công bằng: và b) được gắn với các chức vụ và vị trí tạo điều kiện cho tất cả mọi người được bình đẳng hợp lý về cơ hội Người ta còn gọi đó là nguyện tắc “tối đa hóa cái tối thiêu” cho những người bị thiệt thòi, yếu thé trong xã hội
Ở nước ta vấn đề công bằng xã hội cũng được nhiều nhà nghiên cứu để cập đến Một trong những nghiên cứu tiêu biểu là công trình khoa học cấp nhà nước KHXH03.06 về “Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ với công bằng trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa - lý luận, chính sách và giải pháp” của GS.TS Phạm Xuân Nam Trong đó, tác giả cho rằng, “Công bằng xã hội là một giá trị định hướng để con người thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về đời sống vat chat va tinh than trong
mối quan hệ phân phối sản phẩm xã hội tương đối hợp lý giữa các cá nhân và nhóm xã hội, phù hợp với cống hiến của mỗi người và với khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định”
Nhìn chung, có nhiều cách lý giải khác nhau về công bằng Một số coi nó như là các quyền con người không thê nhượng lại, một số lại coi đó như là
khế ước xã hội, trong khi đó một số khác lại ủng hộ chuẩn mực vị lợi Mỗi
cách lý giải có sự hợp lý của nó Vì vậy để xem xét vấn đề công bằng, người ta phải trả lời các câu Công bằng của ai; Cơ sở hợp lý của nó là gì; Trả lời có tính thuyết phục những câu hỏi đó có ý nghĩa rất quan trọng
Theo chúng tôi, công bằng xã hội là sự bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi con người trong xã hội trước những quyền tối thiểu của công dân
(về thu nhập, y 6, giao duc, dong thuế ), và có cơ hội như nhau khi tiếp cận
đối với các vấn đề xã hội
Nói tới công bằng về phân phối thu nhập trong điều kiện kinh tế thị trường, không chỉ liên quan tới sự bình đẳng trong phân phối thu nhập căn cứ
Trang 13
người có sức lao động không làm thì không hưởng, mà còn liên quan chat chế
đến tình trạng sở hữu nguồn lực đầu vào để phân chia thu nhập
1.1.2.3 Hòa nhập xã hội và tách biệt xã hội
Hòa nhập xã hội và tách biệt xã hội là những vấn đề đang được các
quốc gia phát triển ưu tiên giải quyết Day là hai khái niệm trái ngược nhau
nhưng lại có chung một ý nghĩa là chỉ ra xu hướng biến đổi (tiến bộ hay tụt hậu) của các vấn đề xã hội cả về phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Hòa nhập xã hội càng tăng lên thì tách biệt xã hội càng giảm xuống, nhờ đó xã hội biến đổi theo hướng tiễn bộ
Khái niệm về hòa nhập xã hội được nêu lên trong “Báo cáo quốc gia của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển xã hội” tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội, Copenhagen 6 ngày 12 tháng 3 năm 1995 Theo đó, Chính phủ công bố: Mục tiêu của chính sách hòa nhập xã hội của Việt Nam là phan đấu từng bước tạo cơ hội bảo đảm sự bình
đẳng cho mọi người về các quyền lợi chính trị, kinh tế và các dịch vụ xã hội
về học tập, chữa bệnh, hưởng thụ văn hóa, bảo đảm tuổi già Đối tượng của
chính sách này tập trung trước hết vào các nhóm xã hội quan trọng bị thiệt
thòi và dễ bị tổn thương (Chính phủ, 1995)
Hòa nhập xã hội và tách biệt xã hội liên quan đến hoạt động thường
nhật của con người cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Con người và các nhóm có thể được hội nhập hay bị tách biệt khỏi những thứ khác nhau như tiếp cận việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ cung cấp nước, nhà ở, tài sản, tuyến công dân, quyền dân chủ, sự giao tiếp xã hội, sự kính trọng Nhiều nghiên cứu đã phân tích cụ thể về các vấn đề này một cách riêng lẻ
Trang 14cũng như tách biệt xã hội
Không chỉ trong các xã hội khác nhau, hòa nhập xã hội và tách biệt xã hội được hiểu theo những cách khác nhau, mà ngay trong một xã hội, cũng
tồn tại những quan điểm khác nhau về sự hòa nhập xã hội và tách biệt xã hội Ví dụ, đối với những người theo đạo Hồi thì việc con gái che mặt là việc hết sức bình thường, vì vậy các nhóm Hồi giáo ở Pháp thách thức luật cấm con gái mang mạng che mặt tới trường |
Suy dén cùng, hòa nhập xã hội là mục tiêu sâu xa của hệ thống các
chính sách xã hội Bởi lẽ, kết quả của việc nâng cao phúc lợi cũng như bảo đảm công bằng trong hưởng thụ phúc lợi là đưa con người được hòa nhập
Vào cuộc sống cộng đồng trên mọi phương diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
1.2 Các nguyên tắc của chính sách xã hội
Ở mỗi một thê chế chính trị khác nhau, các nguyên tắc của chính sách xã hội cũng có sự khác nhau Các chính sách được công bó là mang tính xã
hội có thể nâng cao mức phúc lợi cho đối tượng thụ hưởng, nhưng chúng cũng có thé la công cụ nhằm đạt được các mục tiêu khác mà gây tổn hại cho
lợi ích của dân chúng Thực tế cho thấy, có nhiều cuộc thảo luận về tác động của chính sách xã hội đã đề xuất: khi ban hành chính sách phúc lợi không nên xuất phát từ sự quan tâm về con người nhằm đáp ứng nhu cầu, mà các chính sách phúc lợi được ban hành là sự phản ứng lại đối với những bất ôn xã hội
Tất cả điều này phụ thuộc vào việc lựa chọn các nguyên tắc chính sách Có
thể nêu lên bốn nguyên tắc cơ bản là: Một là: ỗn định hoặc thay đổi;
Hai là: đối xử công bằng với tất cả mọi người hay tạo đặc quyền cho một nhóm người cụ thể;
Ba là: đây mạnh bình đẳng hoặc mở rộng bắt bình đẳng;
Bồn là: thúc đẩy tập hợp các giá trị theo hướng thống nhất (đơn nhất) hay điều chỉnh các giá trị theo hướng đa dạng
Trang 15
thay đổi nhất định hoặc có thê nhằm chống lại sự thay đổi Các nguyên tắc
chính sách vì sự ôn định sẽ duy trì, hỗ trợ các chuẩn mực, các giá trị phố biến
hiện thời Khi làm như vậy, các nguyên tắc chính sách này có xu hướng loại trừ hay hạ thấp bất kỳ tập hợp các giá trị và chuẩn mực ủng hộ sự cạnh tranh để tạo ra biến đổi Việc tin vào duy trÌ sự ôn định là tốt hay xấu sẽ phụ thuộc
vào những gì đang được bảo vệ Chẳng hạn, một xã hội mở, linh động, sẽ ủng
hộ các cơ hội bình đẳng, để khoan dung với các niềm tin tôn giáo và văn hóa khác nhau, chấp nhận tôn trọng quyền và tự do cá nhân, không phân biệt màu da hay tín ngưỡng của người đó
Các nguyên tắc chính sách có thể được thiết kế theo hướng Ổn định sẽ duy trì địa vị cũ của một nhóm nào đó, trao đặc quyền cho một số người ở nhóm này, trong khi đó lại tạo ra su bat lợi cho những người khác Tuy nhiên, thiết kế chính sách theo xu hướng thay đổi cũng có thể mang lại kết quả này Chẳng hạn, việc đưa nguyên tắc bình đẳng áp dụng vào một xã hội vốn có truyền thống tuân thủ theo một tôn tỉ trật tự sẽ làm phương hại cho những người được hưởng đặc quyền đặc lợi trong một xã hội trước đây
Đặc quyền hay đối xử công bằng: Các nguyên tắc có thể ủng hộ việc cư xử công bằng cho tất cả công dân hay có thể duy trì đặc quyền cho một số người này và gây phương hại đến người khác Chẳng hạn trong giáo dục, hay y tế, việc thiết kế chính sách theo hướng ưu tiên cung cấp các dịch vụ giáo dục chất lượng cao cho con em người giàu, hoặc cung cấp các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ tốt hơn cho những người giàu là những ví dụ về tính đặc quyền chứ không phải là công bằng trong thiết kế chính sách
| Bình đẳng và bất bình đẳng: Các nguyên tắc thiết kế có thể dẫn chính
sách đến sự khác biệt giữa các nhóm dân cư, có tác động (có ý hoặc không cố
Trang 16
khuyến khích nhằm làm theo cách của họ trong thế giới và trong chừng mực tuân thủ theo pháp luật họ sẽ được tự do tăng của cải, tài sản và phạm vi hoạt động của mình Bắt bình đẳng hầu như sẽ phát sinh trong các điều kiện này và nó sẽ dường như đó là việc bình thường trong một nhà nước được tổ chức
theo kiểu tự do Tuy nhiên, với một nhà nước tôn thờ chủ nghĩa tập thể, thì _
bất bình đẳng luôn được coi là vấn đề không mong muốn
Tuy vậy, hiện nay tại nhiều nước phương Tây, trong khi nhắn mạnh
quyền tự trị của các cá nhân lại vẫn tán thành việc cung cấp mang tính tập thé
hoặc tập trung hóa các dịch vụ phúc lợi cơ bản nhất định như giáo dục, y tế và an sinh xã hội Quan điểm chính ở đây là mức độ bình đẳng và bất bình đẳng sẽ chịu tác động của mức độ đặc quyền và bất lợi cho phép trong một xã hội, và đến lượt nó sẽ chịu tác động bởi mục đích của các nguyên tắc đang sử dụng khi hoạch định chính sách phát triển đến mức nào |
Thống nhất hay da dạng: Nhiều xã hội phương Tây đang ngày càng đa dạng, thể hiện ở chỗ xã hội bao gồm các cộng đồng, chủng tộc, tín ngưỡng và văn hóa khác nhau Trong các nhà nước này có các giá trị và nguyên tắc đa chiều, bởi họ ủng hộ và khuyến khích sự đa dạng Nhưng cũng có các giá trị và nguyên tắc có xu hướng áp đặt theo một hướng thống nhất, ta cũng có thể gọi đó là những nguyên tắc “đơn nhất” Nguyên tắc “thống nhất” thì đơn giản và dễ xác định hơn song nó có thê tạo ra sự độc quyền, tạo cơ sở cho sự bất bình đẳng
Nguyên tắc đa dạng thường là phức tạp, khó xác định, khó quản lý song chúng
có ý nghĩa thúc đây và gắn với bình đẳng cơ hội Thêm vào đó, tính đa dạng có thê mang lại những cư xử một cách công bằng cho các nhóm xã hội này
Tóm lại, việc xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội phải
dựa trên sự lựa chọn các nguyên tắc cụ thể Theo đó, chính sách hướng tới
Trang 17
1.3 Nhà nước, hệ thống và quá trình chính sách xã hội | Về bản chất, chính sách xã hội là những gì mà hệ thống phúc lợi thực
hiện và nhà nước được xem như là nhà cung cấp phúc lợi “đương nhiên” cho
công dân Trong quá trình cung cấp phúc lợi cho công dân, các giá trị - mục tiêu của chính sách xã hội là cơ sở cho các định hướng hành động của nhà nước Vấn đề là ở chỗ, tác động của nhà nước đến phúc lợi của người dân theo hướng nào; Nâng phúc lợi xã hội của người dân đến mức độ nào; Đối tượng nào được nhà nước hướng tới để nâng phúc lợi; Những lĩnh vực nào
cần được chú ý dé người dân được hoà nhập vào cuộc sống thường nhật; Tat
cả những hành động này của nhà nước được định hướng bởi các giá trị - muc tiêu và nguyên tắc của chính sách xã hội |
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều có xu hướng cho rằng, nghiên cứu chính sách xã hội là nghiên cứu vai trò của nhà nước trong mỗi quan hệ với phúc lợi của công dân Ở đây có hai vẫn đề đặt ra cần phải làm rõ: Mớt là, vì phúc lợi của công dân chịu tác động bởi các hành động của chính họ và bởi các hành động của người khác, bao gồm hành động của các tổ chức tập thé
thuộc các loại khác nhau, vậy vai trò của nhà nước trong mỗi quan hệ với
phúc lợi có gì khác Hai là, các loại hành động nào tác động lên phúc loi
Vấn đề thứ nhất; phản ánh đặc điểm của phúc lợi xã hội là một khái
niệm mở, nó được hình thành và phát triển theo quá trình phát triển xã hội Trước đây, người ta chỉ nhìn nhận phúc lợi xã hội là như những lợi ích do nhà nước mang lại cho công dân mà công dân không phải trả tién Chang han,
theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, phúc lợi xã hội là một bộ phận thu nhập
quốc dân được sử dụng nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh than của các thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân phối ngoài thu nhập theo lao động Phúc lợi xã hội bao gồm những chỉ phí xã hội trả tiền hưu trí, các
loại trợ cấp bảo hiểm xã hội, học bồng cho học sinh, những chi phí học tập
không mat tiền, những dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo, _ Phúc lợi xã hội theo cách nhìn nhận như thế là kiểu phúc lợi xã hội do nhà
Trang 18
phạm vi trách nhiệm bảo đảm phúc lợi xã hội cho công dân
Tuy nhiên, sự phát triển xã hội ngày càng cao thì hệ thống các chương trình, lợi ích và các dịch vụ giúp con người đáp ứng các nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì và phát triển xã hội cũng ngày càng mở rộng, các chủ thể cung ứng và đối tượng thụ hưởng phúc lợi xã hội cũng có sự thay đổi Trong xã hội hiện đại, bản thân công dân vừa là đối tượng nhưng cũng vừa là chủ thê bảo
đảm phúc lợi cho mình, trên cơ sở sử dụng tốt hơn nguồn lực, cải thiện điều kiện làm việc và tăng thu nhập cho bản thân và gia đình Tương tự như thé,
các tập thé, cdc tổ chức xã hội phát triển chuyên cung ứng các dịch vụ xã hội cá nhân cho trẻ em, người giả, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như tàn tật, Một nghề mới là công tác xã hội theo đó cũng xuất hiện, các tô chức từ thiện, tình nguyện cũng phát triển mạnh mẽ tham gia vào việc cung ứng các
dịch vụ xã hội cá nhân Như thế, việc tổ chức cung ứng các dịch vụ phúc lợi được đa dạng hoá, bao gồm cả nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân
Mặc dù vậy, ngay ở các nước phát triển, nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng hơn trong việc bảo đảm phúc lợi xã hội cho công dân của mình Vai trò quan trọng hơn đó thể hiện ở hai điểm: 1) Nhà nước phải chịu trách nhiệm chính trong việc hoạch định ra hệ thống chính sách xã hội, trong tô
chức thực thi chính sách xã hội, trong tổ chức phân tích, đánh giá chính sách
có sự tham gia của người dân và các tô chức xã hội; 2) Hơn nữa, chỉ tiêu cho phúc lợi xã hội từ ngân sách nhà nước phải chiếm tỷ lệ cao, ít nhất là quá nửa
trong tổng chi tiêu cho phúc lợi xã hội của toàn xã hội
Vấn đề thứ hai, đề chỉ rõ các hoạt động nào tác động đến chính sách xã
hội, chúng ta cần sử dụng quan niệm phân tích quá trình chính sách theo chu kỳ, bao gồm quá trình hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách, phân tích
đánh giá chính sách Từ đó, quá trình chính sách xã hội không chỉ đơn thuần là nghiên cứu xã hội và các vẫn đề của nó, mà nó liên hệ mật thiết với cách thức
_ giải quyết, cải thiện các vấn đề xã hội, gắn với sự thành công hay thất bại của các chính sách được thiết kế và tổ chức thực thi nhằm tăng phúc lợi và sự thịnh
Trang 19tính đến mức độ phù hợp của các cơ cấu và các thé chế tổ chức thực thi 1.3 1.Hệ thẳng chính sách xã hội
1.3.1 1 Quan niệm về hệ thống chính sách xã hội
Hiện nay còn có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách xã hội, nên cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về hệ thông chính sách xã hội
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội Copenhagen 6
ngày 12 tháng 3 năm 1995, trong Báo cáo quốc gia của Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển xã hội, viết: “Từ năm 1992 trở
lại đây Việt Nam đã tập trung đề ra nhiễu chính sách lớn cho lĩnh vực xã hội
quan trọng như: giải quyết việc làm, dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm
sóc sức khỏe nhân dán, văn hóa thông tin, giáo đục - đào tạo, bảo vệ môi
trường, chong tệ nạn xã hội Đồng thời cũng sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách đối với các đối tượng cần quan tâm như: phụ nữ, trẻ em, thanh niên,
người về hưu, người có công với đất nước, dong bào các dân tộc thiểu SỐ,
người tàn tật”
Theo ông Đàm Hữu Đắc (năm 2010), hệ thống chính sách đó bao gồm
3 những chính sách rất cơ bản như phát triển nguồn nhân lực, việc làm, xoá đói,
giảm nghèo, chính sách ưu đãi người có công, chính sách dân số, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, chính sách an sinh xã hội, chính sách tiền lương và chế độ đãi
ngộ lao động, chính sách bình đẳng giới
Cách tiếp cận như trên được coi là theo các lĩnh vực Ngoài ra, chính sách xã hội còn được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác, như theo các đối tượng
công dân Theo cách tiếp cận này, có thê xây dựng chính sách xã hội đối với người dân nông thôn, chính sách xã hội đối với người dân thành thị, chính
sách xã hội đối với giáo viên, chính sách xã hội đối với thầy thuốc, chính sách
z A
xã hội đối với thanh niên, phụ nữ, người dẫn tộc thiếu số
CSXH là hệ thống mở, các lĩnh vực được chính sách xã hội dé cập đến
ngày càng đa dạng Điều này tuỳ thuộc vào bối cảnh cụ thể và trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, chẳng hạn những vấn đề về dân số, bình ‘dang giới, về gia đình, cung ứng dịch vụ pháp lý, phòng chống tệ nạn xã hội,
Trang 20
va chính sách xã hội trong điều kiện di dân nông thôn - thành thị cũng thuộc
đối tượng và phạm vi chính sách xã hội
1.3.1.2 Phán loại chính sách xã hội
Chính sách xã hội là một vấn đề có phạm vi tiếp cận rất rộng, do đó có nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo tiêu chí được xác định làm căn cứ
phân loại:
Phân loại chính sách theo lứa tuổi có: chính sách đối với người cao tuôi
(hưu trí, người già cô đơn không nơi nương tựa ), chính sách cho trẻ em,
chính sách cho người trong độ tuổi lao động
Phân loại chính sách theo sự tác động đối với từng giai cấp, tầng lớp, bộ phận dân cư trong xã hội có: chính sách đối với công nhân, nông dân, trí thức,
doanh nhân, thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số
Phân loại theo lĩnh vực tác động có các chính sách: chính sách y tế-
chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách giáo dục-đào tạo, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách dạy nghề, chính sách lao động-tiền lương, chính sách
xóa đói, giảm nghèo
Phân loại theo đối tượng thụ hưởng chính sách có: chính sách đối với người nghèo, chính sách đối với người thất nghiệp, chính sách đối với người khuyết tật, chính sách đối với người có công với cách mạng, chính sách đối với người là dân tộc thiêu số
Ngoài ra, có thê phân loại chính sách xã hội theo nguồn kinh phí (chính sách xã hội được đầu tư từ ngân sách nhà nước, chính sách xã hội được thực hiện
từ nguồn hợp tác và viện trợ quốc tế, chính sách xã hội từ sự đóng góp của cộng đồng), chính sách xã hội theo phương pháp và công cụ của chính sách
Từ việc phân loại trên, hệ thống chính sách xã hội hướng đến 5 nhóm CSXH lớn để bảo đảm phúc lợi xã hội là: 1) Chính sách thu nhập, giảm nghèo
và an sinh xã hội; 2) Chính sách việc làm; 3) Chính sách cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường: 4) Chính sách cung ứng các dịch vụ xã hội cá nhân; 5) Chính sách đối với người có công
Trang 21
1.3.2 Quy trình chính sách xã hội
Quy trình quản lý Nhà nước đều được tiến hành theo những giai đoạn cơ bản như: hoạch định chính sách, phân công phân nhiệm, tổ
chức thực thi chính sách, kiểm tra, điều chỉnh chính sách Quy trình
chính sách xã hội là một quy trình quản lý Nhà nước, nên cũng hội tụ đủ tất cả những yếu tố ở trên, có thể biểu hiện thông qua sơ đồ sau: (1) Hoạch định chính sách (2) Tổ chức } 3) Phối kết triên khai (3) hợp thực hiện Phôi kế (5) Điều chỉnh chính sách (4) Kiểm tra, giám sát (1)Hoạch định chính sách
Hoạch định chính sách quyết định nội dung, cách thức, tiến độ
thực hiện, cũng như mục tiêu chính sách và cuối cùng là kết quả chính sách Mặt khác, hoạch định chính sách giúp toàn bộ quá trình
thực hiện đi đúng hướng, không bị chệch mục tiêu do sự tác động
và thay đổi của hồn cảnh mơi trường
(2)Tổ chức thực hiện chính sách
Tổ chức thực hiện chính sách có ý nghĩa làm cho chính sách vận hành, là điều kiện đủ để có một chính sách thành công Nó bao gồm một loạt các hoạt động như:
- Tổ chức cơ cầu bộ máy thực thi
- Xây dựng chương trình hành động, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết và thời gian để thực thi chính sách
Trang 22
(3)Chỉ đạo, phối kết hợp trong quá trình thực hiện chính sách - Sự phối kết hợp theo chiều dọc
- Sự phối kết hợp theo chiều ngang - Sự phối kết hợp lồng ghép
(4)Thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách
Nội dung và tiến trình kiểm tra bao gồm các bước sau đây: - Thứ nhất, thiết lập thang đo
- Thứ hai, tiến hành đo lường kết qua - Thứ ba, phát hiện sai lầm
(5)Điều chỉnh chính sách
1.4 Vai trò của chính sách xã hội trong quản lý xã hội
1.4.1 Chính sách xã hội là một nhân tổ amnhr hưởng thúc đẩy sự phát
triển của xã hội, thông qua việc tạo điều kiện phát triển và khai thác tiềm
lực con người
Điều đó xuất phát trước hết từ vai trò của con người, của nguồn lực
con người với sức sáng tạo vô tận đối với sự phát triển xã hội Chính sách xã hội giải quyết những vấn đề xã hội, do đó tạo điều kiện phát triển và
khai thác triệt để tiềm lực con người cho sự phát triển Vai trò nảy ngày
càng to lớn khi đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhân loại đang bước sang thiên niên kỷ của trí tuệ, thời kỳ đòi hỏi hơn bao giờ hết phải phát triển mạnh mẽ trí tuệ và khai thác tối đa trí tuệ con người cho sự phát triển
1.4.2.Chính sách xã hội là công cụ góp phân điều chỉnh sự khác biệt về cơ cấu xã hội để hướng tới sự công bằng, bình đẳng về vị thế, vai trò và lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội
Hiện nay bất kỳ một quốc gia nào cũng có cơ cấu xã hội phức tạp với nhiều nhóm xã hội mà vị thế, vai trò, lợi ích giữa các nhóm xã hội đôi khi mâu thuẫn nhau Sự tác động nhiều mặt của kinh tế cũng làm nảy sinh các vấn đề xã hội, cơ cấu xã hội không còn phù hợp và đặt ra nhiều vẫn đề mà đòi hỏi mọi người phải quan tâm giải quyết Để đảm bảo xã hội phát triển
Trang 23
trong sự ổn định nhất thiết phải có chính sách xã hội hợp lý và giải quyết
thỏa đáng các mối quan hệ xã hội trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác
nhau như: quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, quan hệ giữa các dân
tộc trong cơ cấu xã hội — dân tộc đến hiện tượng diễn tiến xã hội: sự xuất
hiện, phát triển hay sự suy thoái của mỗi nhóm, tầng lớp người trong xã hội,
sự mất cân đối về phân bé dân cư, sự biến chuyển về vai trò, vị trí của con người, nhóm cũng như các quan hệ giữa các giai tầng, sự vận động và biến
đổi của các loại hình nghề nghiệp, với vấn đề lao động và việc làm của
nguồn lao động Chính vì vậy, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp
như một công cụ để khắc phục những phân hóa, mâu thuẫn và khác biệt xã hội, để điều tiết các quan hệ xã hội nhằm phát huy khả năng của toàn xã hội vào những mục tiêu chung
1.4.3.Chính sách xã hội là công cụ góp phân điều chỉnh sự khác biệt
trong sản xuất và tải sản xuất xã hội
Một chính sách xã hội hợp lý có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển xã hội phải luôn luôn phù hợp với điều kiện kinh tế của quốc gia vào thời
điểm đó, đảm bảo sự thống nhất giữa các cơ sở xã hội với chính sách kinh tế tạo điều kiện để thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kính tế với
tiến bộ xã hội
1.4.4.Chính sách xã hội là công cụ góp phần điều chỉnh phân phối và phân phối lại thu nhập xã hội
Phân phối và phân phối lại thu nhập là quá trình liên quan đến sản
xuất và trao đổi, tiêu dùng, nó chỉ phối mạnh mẽ quan hệ lợi ích giữa
người với người, giữa các nhóm và cộng đồng với nhau
1.4.5.Chính sách xã hội là cầu nối giữa tăng trưởng kinh tế và tiễn bộ xã hội
Tăng trưởng kinh tế là một cơ sở để tạo ra sự tiễn bộ xã hội Tuy nhiên,
sự tăng trưởng, phát triển kinh tế không tự động trực tiếp dẫn đến sự tiến
bộ xã hội Sự tăng trưởng kinh tế phải qua các chính sách xã hội mới tạo ra sự tiên bộ xã hội Việc công bô chỉ sô phát triên con người, biêu hiện của
Trang 24sự tiến bộ xã hội của các nước thông qua tổ chức phát triển Liên hợp quốc đã chứng mỉnh điều đó Nhờ có các chính sách xã hội tốt nên các chỉ số phát triển con người về y tế chăm sóc sức khoẻ và chỉ số về trình độ giáo
dục quốc dân của nước ta đạt cao, khiến chỉ số HDI của nước ta đạt vị trí
trung bình trên thế giới
1.4.6.Chính sách xã hội còn là công cụ để thực hiện cơ chế thị trường
Nếu xét trên phương diện kinh tế, từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có điều tiết thì các phương pháp và hình thức tô chức kinh tế của nước ta có nhiều nét tương đồng như ở các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới Tuy nhiên sự khác nhau cơ bản ở đây là tính chất xã hội, đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa của sự
phát triển nước ta mà mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
dân chủ và văn minh Chính sách xã hội của nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện ngày một tốt hơn sự công bằng xã hội và tiến bộ xã hội Vai trò này được thê hiện trên các mặt:
- Khắc phục và hạn chế các khuyết tật của kinh tế thị trường về phân
tầng xã hội và phân hoá giàu nghèo, tạo điều kiện cho những người
thiệt thòi có điều kiện vươn lên hoà nhập với cộng đồng:
- Thực hiện sự công bằng trong phân phối và thu nhập theo nguyên tắc phân phối theo lao động;
- Tạo ra những cơ hội như nhau cho tất cả các tầng lớp dân cư và cá nhân phát huy tài năng, tham gia lao động, tham gia vào các sự nghiệp
giáo dục đào tạo, văn hoá, y tế, thê dục thể thao và các hoạt động chính trị xã hội khác;
- Tạo lập nếp sống lành mạnh, văn minh, duy trì và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc, góp phân bảo đảm sự phát triên bên vững của đât nước
Trang 25
Chuong 2:
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
2.1 Khái niệm và vai trò của hoạch định chính sách xã hội 2.1.1 Khải niệm hoạch định chính sách xã hội
Đối với mỗi loại chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng, một quy trình chính sách bao gồm toàn bộ quá trình từ lúc nghiên cứu đề xuất, ban hành, tổ chức thực hiện một chính sách cho đến khi hoàn thành việc
thực hiện chính sách đó Trong quy trình Ấy, hoạch định chính sách là giai đoạn đầu tiên, có tính quyết định đối với toàn bộ các giai đoạn khác và sự
thành công của một chính sách
Hoạch định chính sách xã hội là quá trình bao gồm việc nghiên cứu ,đề ra một chính sách với các mục tiêu, giải pháp, công cụ nhằm giải quyết vấn đề chính sách và việc thể chế hoá chính sách đó
2.1.2.Vai trò của hoạch định chính sách xã hội
Khâu hoạch định chính sách xã hội có vai trò quan trọng đối với nâng cao tính khoa học và thực tiễn của chính sách Hoạch định chính sách xã hội nhằm tạo ra các chính sách hợp lý, đáp ứng một số yêu cầu nhất định của giải quyết các vấn đề xã hội Các chính sách xã hội hợp lý phải được thê chế hóa, thông qua những văn bản quy phạm pháp luật nhất định
Trên thực tế thì kết quả của giai đoạn hoạch định chính sách xã hội
chưa phải hoàn toàn đầy đủ để giải quyết các vấn đề thực tiễn, mới là một
sản pham duct dạng văn bản được soạn thảo trên các ý tưởng và những thông tin thống kê, điều tra mẫu, mà các chuyên gia hoạch định chính sách xã hội nắm được và được cấp có thâm quyền thông qua để đưa vào áp dụng trong thực tiễn Muốn đưa chính sách xã hội vào áp dụng hiệu quả trong cuộc sống và đạt được các mục tiêu đề ra của chính sách, cần phải thực hiện các công việc tiếp theo là tổ chức thực hiện chính sách và điều chỉnh chính sách khi cần thiết để phủ hợp với thực tiễn
Trang 26Việc hoạch định chính sách xã hội có ý nghĩa quyết định đối với toàn
bộ chu trình của chính sách xã hội, bởi những lý do sau:
- Giai đoạn hoạch định chính sách xã hội là cơ sở, tiền đề để tiến
hành các giai đoạn sau của quy trình chính sách xã hội Cần phải xác cần thiết để đạt tới mục tiêu đó
- Sản phẩm của giai đoạn hoạch định chính sách xã hội là thang đo để đánh giá toàn bộ quy trình thực hiện chính sách Các mục tiêu được
đặt ra trong chính sách xã hội (về kết quả, tiễn độ, kinh phí, nhân lực, )
sẽ là cơ sở để so sánh với từng khâu, từng giai đoạn của thực thi chính
sách Từ đó nhà quản lý có căn cứu chuẩn xác để đánh giá, phát hiện sai
lệch trong quá trình triển khai chính sách xã hội vào cuộc sống
- Đòi hỏi cần giải quyết những vấn đề xã hội trong từng thời kỳ phát triển của một quốc gia Đối với nước ta là việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước và hội nhập mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa
- Tạo ra cơ hội cho người lao động và dân cư tiếp cận được các dịch
vụ xã hội và quản lý các rủi ro xã hội một cách đúng đắn, hiệu quả Tận
dụngg các cơ hội thuận lợi trong nước và quốc tế để giải quyết các vấn đề
xã hội của đất nước, nhằm đạt các mục tiêu xã hội xác định
2.2 Cơ sở của hoạch định chính sách xã hội
2.1.1 Tĩnh khoa học nhân văn trong hoạch định chính sách xã hội
Tính khoa học nhân văn thể hiện ở việc khi hoạch định, thiết kế chính sách phải coi trọng yếu tố con người Các chính sách xã hội phải đặt con người ở vị trí trung tâm, xuất phát từ con người và phục vụ con
người Mục tiêu cuôi cùng và cao nhât của mọi chính sách xã hội là vì con người, vì sự tiên độ xã hội
định trước mục tiêu cần đạt, cách thức, biện pháp tiến hành và công cụ
Trang 27
2.1.2 Tính hệ thống trong hoạch định chính sách xã hội
Trong hệ thống chính sách của nhà nước, các chính sách bao giờ cũng có quan hệ mật thiết với nhau, cùng hướng đến mục tiêu chung là
phát triên xã hội, phát triên con người
Các nhà hoạch định chính sách xã hội phải có cái nhìn tổng thẻ, khi thiết kế các chính sách phải đặt chính sách xã hội trong mối quan hệ với các chính sách khác
Ví dụ: chính sách xóa đói giảm nghẻo liên quan trực tiếp đến chính
sách lao động việc làm, thu nhập; chính sách tín dụng cho vay vốn;
đến chính sách giáo dục đào tạo; chăm sóc y tế; phòng chống tệ nạn xã
hdi, v,v
Việc hoạch định một chính sách xã hội mới bổ sung vào hệ thống các chính sách hiện hành có thể làm tăng hiệu quả, hiệu lực của toàn bộ các chính sách Mặt khác, nếu xây dựng chính sách xã hội mà thiếu tính hệ thống thì chính sách xã hội mới có thể mâu thuẫn với các chính sách hiện hành, gây nên khó khăn cho công tác quản lý
2.1.3.Tính định hướng chính trị và những qui định pháp luật hiện hành trong hoạch định chính sách xã hội
Căn cứ định hướng đường lối, chính sách của đảng cầm quyển và hệ thống pháp luật hiện hành và tuân thủ các quy định pháp luật Hệ thống luật pháp do Nhà nước ta ban hành là sự thể chế hóa cương lĩnh, chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng
Những quy định hiện hành cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách
xã hội những quy chuẩn xây dựng chính sách, đề ra các mục tiêu, xây
dựng chương trình, dự án, để thực thi chính sách trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với thể chế Đồng thời, chính sách xã hội cũng là nguồn tạo ra những thể chế pháp luật mới, các quy phạm pháp luật được thi hành
Trang 28
2.1.4 Hoạch định chính sách xã hội phải dựa trên cơ sở những điều
kiện kinh tế hiện có của quốc gia
Khi hoạch định mỗi chính sách xã hội đều phái xem xét khả năng của
nền kinh tế, mức độ tăng trưởng và phát triển kinh tế Bởi, hoạch định
chính sách xã hội cũng phải tính đến khả năng đáp ứng tai chinh cia nén _ kinh tế cũng như thu nhập và mức sống của dân cư và người lao động khi tham gia vào các chính sách xã hội
2.1.5.Tính lịch sử trong hoạch định chính sách xã hội
Các chính sách xã hội được hoạch định phù hợp cho từng thời kỳ phát triển kinh tế — xã hội nhất định, nhằm thực hiện những mục tiêu xã hội nhất định của từng thời kỳ lịch sử của một quốc gia Đối với từng quốc
gia, các vấn đề xã hội luôn có sự vận động phát triển, nên khi có một
chính sách xã hội không phù hợp hoặc khiếm khuyết lớn, Nhà nước cần có
chính sách mới hoặc thực hiện việc điều chỉnh, bố sung chính sách Do đó, trong quá trình nghiên cứu hoạch định và thực thi chính sách xã hội cần phải phân tích, đánh giá đúng các điều kiện lịch sử cụ thể để đưa ra những
chính sách phù hợp với từng thời kỳ, tránh hoạch định chính sách mang tính chủ quan duy ý chí
2.3 Quy trình hoạch định chính sách xã hội
Hoạch định chính sách là một quy trình bao gồm tập hợp các công việc
được thực hiện theo một trình tự như sau : ( 1) Xác định vấn đề chính sách
(2) Xác định mục tiêu của chính sách
(3) Xây dựng các phương án chính sách
(4) Lựa chọn phương án chính sách tối ưu
(5)Thông qua và quyết định chính sách (1) Xác định vẫn đề chính sách
Vấn đề của chính sách xã hội là những mâu thuẫn nảy sinh trong
đời sông xã hội, sự xuât hiện một nhu câu cân thay đôi hoặc giữ nguyên
Trang 29
hiện trạng đòi hỏi cần có sự tác động của Nhà nước Như vậy, vấn đề
chính sách có thể là những vấn đề thường xuyên nhưng quan trọng, hoặc những bức xúc trong đời sống ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định mà gây kìm hãm hoặc cản trở sự phát triển xã hội
Ví dụ: đối với các nước đang phát triển, đó là vấn đề nghèo đói, _
nguồn nhân lực chất lượng thấp, an sinh xã hội yếu kém, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nảy sinh các vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường sinh thái, thiên tai,
(2) Xác định mục tiêu của chính sách
Xác định mục tiêu trong hệ thống thuộc chính sách xã hội: cần phải
xác định tất cả các mục tiêu và đối với mỗi mục tiêu cần phải xác định tất
cả các cấp bậc của mục tiêu Nhưng trong thực tế, người ta thường chỉ xác định những mục tiêu cơ bản nhất, những mục tiêu mà người ta thấy rằng là quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề và hướng tới mục tiêu và mục tiêu chung của tổ chức Đối với mỗi mục tiêu người ta thường xác định 3 cấp độ: cấp độ lớn nhất, trung bình và thấp nhất
Lựa chọn các mục tiêu ưu tiên cho chính sách xã hội: vì hệ thống
của chính sách xã hội thường là đa mục tiêu, trong khi đó luôn luôn tồn tại những giới hạn trong thực tế, gồm:
o_ Giới hạn của sự cho phép (có hợp pháp không, những người khác có chấp nhận nó hay khơng?)
©o_ Giới hạn của các nguồn lực sẵn có
o_ Giới hạn của những cam kết trước đó o_ Giới hạn của những thông tin sẵn có (3) Xây dựng các phương ún chính sách
Các nguyên tắc xây dựng các phương án chính sách bao gôm:
(1) Xác định tất cả các phương án chính sách có thể thực hiện được mục tiêu: nghiên cứu đưa ra toàn bộ các phương án chính sách xã hội mà mỗi phương án đêu có khả năng giải quyết được các vân đề xã hội theo mục
tiêu chính sách đã xác định
Trang 30(2)Đối với một phương án phải xác định các giải pháp thực hiện mục
tiêu, trả lời cho những câu hỏi:
- Làm gì đề thực hiện mục tiêu?
= -_ Làm thế nào để thực hiện mục tiêu?
- _ Thực hiện mục tiêu bằng những công cụ, nguồn lực nào?
- Tuy nhiên, trên thực tế, có những sự hạn chế về mặt thời gian, thông tin, nguồn lực nên chỉ xác định được một số phương án như:
- Phương án để nhận biết, dễ thực hiện
- Phuong 4n giải quyết những vấn đề xã hội mang tính ngắn hạn, thường xuất phát từ những kinh nghiệm của người khác
- - Những phương án mà ngay từ đầu mà chúng ta đã nhận ra rằng tốt nhất
(3)Việc đưa ra những phương án chính sách xã hội đòi hỏi các nhà
hoạch định phải:
- _ Dựa trên những cơ sở lý luận vững chắc để giải quyết nhữung vấn đề trong những điều kiện nhất định
- Dựa trên cơ sở về mặt thực tiến, cần có đầy đủ, chính xác, kịp
thời, những thông tin về mơi trường bên ngồi và bên trong của hệ thống mà ta sẽ xây dựng |
- _ Dựa vào ý kiến chuyên gia,
(4)Xây dựng các phương án chính sách phải dựa trên cơ sở:
- Mục tiêu của chính sách
- Kha nang về nguồn lực có thể huy động: tài chính, cơ sở vật
chất, phương tiện kỹ thuật, con người, thời gian,
(5)Khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì của chính sách xã hội cũng cần có
nhiều phương án để lựa chọn, phải xác định được các điều kiện khách
quan và chủ quan chi phối nó để đảm bảo chấp nhận được
Trang 31
(4)Lwa chọn phương án chính sách tối wu
Trên lý thuyết: phương án chính sách xã hội được coi là phương án có
ích nêu nó đen lại lợi ích cho một nhóm đôi tượng và không làm hại dén ai
Thực tiễn: là phương án xét về tổng thể thì chỉ phí nhỏ hơn lợi ích Công cụ quan trọng đề đánh giá là phương pháp phân tích chỉ phí — lợi ích
Trên thực tế, toàn bộ quá trình hoạch định chính sách xã hội là quá trình liên tục lựa chọn trên cơ sở những căn cứu và phân tích cần thiết, từ lựa chọn vân đề chính sách, lựa chọn mục tiêu chính sách, lựa chọn các giải pháp, công cụ giải quyết vấn đề, đến lựa chọn một phương án chính sách hợp lý nhất để thông qua và đưa vào thực thi
Khi có nhiều phương án đưa ra thì phương án chính sách được lựa chọn cuôi cùng phải đáp ứng được những hệ thông các tiêu chuẩn sau:
oO Phương án thực hiện được mục tiêu hoặc ảnh hưởng mạnh nhất đến mục tiêu đề ra (tức là một phương án tạo ra những
thay đổi nhỏ, nhưng lien tục, do đó khả năng được chấp nhận của nó tăng lên)
Phương án có khả năng tác động vào nguyên nhân vấn đề Phương án có mức chỉ phí tốt nhất |
Phương án tối đa hóa những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực
Phương án có khả năng tạo ra được sự hưởng ứng tích cực
nhất không những của đối tượng hưởng lợi từ chính sách mà
của cả xã hội
(5) Thông qua và quyết định chính sách
Việc thông qua chính sách xã hội ở các nước tư bản thường do các chính đảng cầm quyền quyết định, thể hiện ý chí của đảng trong điều hành xã hội Do đó, quá trình thông qua chính sách xã hội ở những nước
này về thực chất là quá trình đấu tranh giữa các đảng phái và sự vận động
hành lang để tranh giành sự ủng hộ cho chính sách của đảng phái mình
Trang 32Ở nước ta, việc dự thảo chính sách xã hội thường do các cơ quan chức năng Nhà nước tiến hành đảm bảo đi đúng định hướng, đường lối của Đảng Trình tự này gồm các bước:
- Tùy thuộc vào lĩnh vực tác động, tầm ảnh hưởng, Nhà nước sẽ
chỉ định một hoặc một và cơ quan cụ thể chịu trách nhiệm dự thảo chính sách xã hội đó (ví dụ như Bộ lao động Thương binh và
Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ) Các bản dự thảo này sau khi hoàn thành được đệ trình lên cơ quan nhà nước có
thẳm quyền xem xét, thảo luận và thông qua tại các hội ghị chính
thức (Quốc hội, Chính phủ hoặc Bộ)
- Các cơ quan có thâm quyền tiến hành đánh giá Thảo luận trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, đặc
biệt là trưng cầu ý kiến của đối tượng hưởng lợi hay chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ chính sách Trên cơ sở đó, nhà hoạch định bổ
sung hoàn chỉnh đề án chính sách trước khi nó được chính thức thông qua và ban hành rộng rãi
- _ Thông qua chính sách tại các hội nghị chính thức
- Quyết định chính sách bằng văn bản, tức thể chế hóa chính sách thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định, Quyết định, Thông tư, và đăng công báo về việc
Trang 33Chuong 3
TO CHUC THUC HIEN CHINH SACH XA HOI
3.1.Khái niệm, vị trí tổ chức thực biện chính sách xã hội 3.1.1 Khái niệm tổ chức thực hiện chính sách xã hội
Tổ chức thực hiện chính sách xã hội là quá trình tổ chức và thúc đây các hoạt động áp dụng các chính sách xã hội vào cuộc sống nhằm tạo ra kết quả thực tế thông qua các hoạt động có tô chức của các cơ quan
chức năng nhà nước về quản lý xã hội,nhằm hiện thực hoá những mục
tiêu mà chính sách xã hội đề ra
3.1.2.Vị trí của việc tổ chức thực hiện chính sách xã hội
Tổ chức thực hiện chính sách xã hội có vị trí vô cùng quan trọng quyết định phần lớn sự thành công của một chính sách xã hội Một chính sách xã hội dù tốt đến đâu đi nữa mà khâu thực hiện kém hiệu quả thì mục
tiêu chính sách sẽ không thực hiện được Tổ chức thực hiện chính sách
là điều kiện quyết định để đưa chính sách vào cuộc sống
Nếu quá trình thực hiện chính sách được tiến hành yếu kém, việc áp dụng không đồng bộ, không đầy đủ sẽ có nguy cơ gây phản tác dụng đối với chính sách Điều này gây ra những bắt lợi về mặt chính trị, xã hội, cũng như những khó khăn cho nhà nước
Quá trình tổ chức thực hiện chính sách còn là cơ sở để phát hiện những khiếm khuyết, những thiếu sót, hạn chế hay những điểm chưa phù hợp của
chính sách đề từ đó các cơ quan nhà nước có căn cứ đề điều chỉnh, làm cho
chính sách ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống |
3.2.Cac yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách xã hội
3.2.1 Tính phức tạp của vẫn đề xã hội cần giải quyết
Trong từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội có rất nhiều vẫn đề xã hội cần xây dựng chính sách Nếu một chính sách xã hội nhằm giải quyết
Trang 34
đề xã hội phức tạp, quy mô đối tượng lớn, có liến quan đến nhiều lĩnh vực thì quá trình thực hiện chính sách đó thường khó khăn, đòi hỏi mất nhiều
thời gian, công sức Nguyên nhân là do chính sách đó đòi hỏi sự phối
hợp của nhiều chủ thể, ban ngành, sử dụng một tập hợp chính sách, chương trình, dự án một cách đồng bộ, thống nhất nhau
3.2.2.Trình độ dân trí trong xã hội
Xã hội càng văn minh hiện đại, nhận thức con người cảng tiến độ, trình độ dân trí càng cao, mức sống dân cư cao (GDP bình quân/người, chỉ
số HDI cao, .) thì càng thuận lợi cho việc thực hiện chính sách xã hội, cũng
như luật pháp Nhà nước
Để tổ chức thực hiện chính sách xã hội, đòi hỏi các chính sách xã
hội phải được phổ biến và tranh thủ sự hưởng ứng của nhân dân, nhưng sự
nhận thức, hiểu biết chính sách xã hội lại phụ thuộc vào trình độ học vấn của từng người, nhóm người
3.2.3.Khả năng kinh tế của quốc gia
Khả năng kinh tế của quốc gia có ảnh hưởng đến tổ chức thực
hiện chính sách xã hội Đối với quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, tăng
trưởng kinh tế cao, thì Chính phủ sẽ có khả năng lớn hơn, bớt khó khăn
hơn trong việc thực hiện các chính sách xã hội, nhất là các chính sách giảm nghèo, bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
3.2.4.Trình độ công nghệ của quốc gia
Trình độ công nghiệp của quốc gia phát triển, hiện đại cũng có tác động thúc đây việc tổ chức thực hiện chính sách xã hội Ngày nay, đặc biệt là
sự phát triển của ngành công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong tổ
chức thực hiện, giám sát thực hiện các chính sách xã hội
3.2.5.Tình hình chính trị của quốc gia
Trang 35thay đổi Quốc hội, Chính phú thì một chính sách xã hội có thể bị đình chỉ
không thực hiện trong thực tế Ngược lại, trong một quốc gia có môi trường chính trị ổn định, xã hội hòa bình thì việc tổ chức thực hiện các chính
sách xã hội có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao, do có tính đồng thuận xã
hội cao |
3.2.6.Tình hình quốc tế tác động đến thực hiện chính sách xã hội
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các biến động kinh tế, chính trị, xã hội
của khu vực và thế giới ngày càng có tác động đáng kế đến việc thực hiện chính sách xã hội của một quốc gia Ngoài ra, nhờ chính sách hội nhập
quốc tế mạnh mẽ của một quốc gia còn tranh thủ được các nguồn tài trợ tài chính của các Chính phú, tổ chức, cá nhân nước ngoải cho việc triển khai tô chức thực hiện các chính sách xã hội
3.2.7.Yếu tổ bộ máy và đội ngũ công chức,viên chức làm nhiệm vụ tổ
chức thực thi chính sách xã hội
Việc tô chức thực hiện một chính sách xã hội vào cuộc sống đạt kết quả phụ thuộc vào yếu tố tổ chức bộ máy và năng lực hoạt động của cơ quan chức năng và các công chức, viên chức thực thi chính sách xã hội Đó là
các cơ quan trong bộ máy hành pháp - những người chủ yếu và trực tiếp thực thi chính sách công
Trong tổ chức thực thi chính sách còn phụ thuộc vào sự phát triển phân
công, phân nhiệm rõ ràng về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, lợi ích của
các cơ quan thực thi chính sách Bên cạnh cơ quan chức năng chính có
trách nhiệm thực thi một chính sách xã hội nhất định, còn cần phải xác định rõ các cơ quan cùng phối hợp thực hiện chính sách xã hội để tạo ra môi
trường đồng bộ, nhịp nhàng trong thực thi chính sách xã hội 3.2.8.Yếu tô thủ tục hành chính
Trang 36
Các thủ tục phải đảm bảo tính ổn định tương đối để không gâ nhiều xáo
trộn cho quá trình thực thi chính sách xã hội Đối với những thủ tục hành chính lạc hâu, rườm rà, ki m hãm việc thực thi chính sách xã hội
thì phải nhanh chóng được thay thế bằng những thủ tục mới hợp lý và
thuận tiện Để làm được điều này, cần tiến hành thực hiện cải cách thủ tục |
hành chính trong các lĩnh vực thực hiện chính sách xã hội như: bảo hiểm xã hội, trong vay tín dụng giảm nghèo trong trợ cấp xã hội,
3.2.9 Yếu tổ khả năng tài chính cho tỗ chức thực hiện chính sách xã hội Đề tổ chức thực hiện một chính sách đòi hỏi phải có nguồn tài
chínhcần thiết Nguồn tài chính để thực thi một chính sach xã hội thường liên
quan đến ngân sách Nhà nước, huy động từ nguồn xã hội hóa (cá nhân, tổ
chức, ) và do nước ngoài viện trợ.Trong đó, cần chú trọng khai thác các
nguồn lực tài chính trong dân nhằm giảm bớt chi phí ngân sách, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với việc thực hiện chính sách xã hội
3.2.10.Yếu tố đồng thuận của nhân dân
Trong tổ chức thực hiện chính sách xã hội cần tiến hành công tác phổ biến tuyên truyền các mặt tích cực của chính sách cho nhân dân Trên CƠ sở đó để tranh thủ thái độ và hành động ủng hộ, hưởng ứng của nhân dân Các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách phải đa dạng, hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu của việc tổ chức chính sách xã hội vào thực tiễn
3.3.Các điều kiện thực thi chính sách xã hội
3.3.1.Chính sách xã hội phải phù hợp với cuộc sống
Một chính sách xã hội được coi là phù hợp với cuộc sống khi nó thỏa mãn các điều kiện đầu tiên là không được trái với những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội Tính khả thi của chính sách phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vấn để mà nó giải quyết có tính thời sự không; đối
tượng chị ảnh hưởng có đại diện cho một cộng đồng xã hội không; mục tiêu của chính sách có góp phần nâng cao đời sống xã hội, phát huy các
nguôn lực xã hội, có thúc đây sự tiên bộ, công băng xã hội không; các giải
Trang 37pháp, công cụ có tính kha dung trong thực tiễn khi giải quyết vấn dé
không
3.3.2.Bộ máy quản lý các vấn đề xã hội đủ hiệu lực, năng lực, phù hợp với nền kinh tế thị trường để thực thi hiệu quả các chính sách xã hội
Để thực thi một chính sách đòi hỏi phải có một hệ thống tổ chức bộ
máy từ trung ương đến các địa phương với một đội ngũ công chức, viên
chức có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết Quá trình phối hợp phải diễn ra đồng bộ, nhịp nhàng, thống nhất, ăn khớp giữa các cấp, các bộ phận
Việc tổ chức thực chi chính sách sẽ hiệu qua hơn nếu được thực hiện
song song với quá trình cải cách hành chính theo hướng tĩnh giảm, gọn nhẹ, tránh gây phiền hà, rắc rối, tránh nảy sinh các bộ phận, quy định gây cản trở đến chính sách
3.3.3.Quyết định đúng đắn của các nhà lãnh đạo
Một chính sách xã hội bao giờ cũng thể hiện ý chí của nhà cầm quyền,
song cũng phải kết hợp hài hòa với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân khác Khi xây dựng một chính sách, các nhà lãnh đạo phải có sự phân
tích, nhìn nhận thật thấu đáo và quyết định một cách có trách nhiệm để đảm
bảo lợi
ích giữa các tầng lớp, giải quyết hiệu quả các khóa khăn, góp phần tạo sự đồng thuận cho cả xã hội Như vậy, những người quyết định chính sách phải có đủ năng lực, phẩm chất, bản lĩnh, quyết tâm, tỉnh thần đám chịu trách nhiệm |
3.3.4.Tổ chức thực hiện chính sách xã hội đảm bảo tính dân chủ
Phải đảm bảo cho các tang lớp nhân dân nắm được, hiểu được, cập nhật được các nội dung của chính sách xã hội Nhân dân phải hiểu được quyện lợi, cũng như nghĩa vụ có liên quan đến chính sách ban hành, đặc biệt là đối
tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách
Dân chủ trong thực hiện chính sách xã hội được thực hiện dưới các hình
thức sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến, hướng dẫn để nhân
Trang 38
dân năm được và biết cách ứng dụng trong thực tế cuộc sông
- Thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” - Thực hiện các biện pháp khuyến khích bằng cả tỉnh thần và vật
chất đối với công dân thực hiện tốt chính sách
3.5.5 Xây dựng và phát triển hệ thống các tổ chức sự nghiệp và dịch vụ cho tổ chức thực hiện chính sách xã hội
Bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước, để thực thi một chính sách xã
hội hiệu quả, cần nghiên cứu thành lập một hệ thống những tổ chức sự nghiệp, dịch vụ chuyên nghiệp liên quan nhằm hỗ trợ nhân dân tiếp cận và vận dụng chính sách vào các trường hợp, hoàn cảnh cụ thể
3.4.Qui trình thực hiện chính sách xã hội 3.4.1 Chuẩn bị triển khai chính sách xã hội
(1) Xác định bộ máy tổ chức thực hiện chính sách:
Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách xã hội phải có đặc điểm sau: Bảo đảm về mặt chính trị, pháp luật;
Có đủ nguồn nhân lực, vật lực, tài lực;
Bảo đảm về thông tin liên quan đến việc tổ chức thực hiện chính sách xã hội;
Sáng tạo, có sự phối hợp đúng đắn giữa cấp, ngành và cơ sở trong
tô chức thực hiện chính sách xã hội;
Bảo đảm hệ thống báo cáo thống kê kế toán và hệ thống kiểm toán
chặt chẽ
Có cơ chế, công cụ kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách trong thực tế, có kế hoạch, phương pháp đánh giá chính sách xã hội một cách khách quan
Trong thực tế, mỗi chính sách xã hội thường liên quan đến nhiều lĩnh
vực và chức năng quản lý xã hội, do đó, thường phải được nhiều cơ quan
đứng ra tổ chức thực hiện, bao gồm:
Cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi một chính
Trang 39Xác định các cơ quan phối hợp trong tổ chức thực thi chính sách xã
(2)Xây dựng chương trình hành động
(3)Ra văn bản hướng dẫn
(4)Tổ chức tập huấn về các nội dung tô chức thực hiện chính sách xã
3.4.2.Chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách xã hội
(1) Phổ biến chính sách
(2)Xây dựng thẩm định,phê duyệt và quản lý các dự án của chính sách (3)Xây dung cơ chế quản lý,sử dụng các quỹ
(4)Tổ chức phối hợp hoạt động của các cơ quan,tô chức để thực thi
chính sách xã hội | (5) Chỉ đạo thực hiện chính sách xã hội
3.4.3.Đánh giá thực hiện chính sách xã hội (1)Thu thập thông tin về thực hiện chính sách
- Đánh giá việc thực hiện chính sách
- Đánh giá ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chính sách
(2)Đánh giá hiệu lực của chính sách Đánh giá hiệu quả của chính sách:
Tính hiệu quả của một chính sách xã hội phải được xem xét cả mặt kinh tế và xã hội Do đó, hiệu quả chính sách xã hội là hiệu quả kinh té - xã
hdi
- Hiệu quả tuyệt đối (hay lợi ích ròng) của chính sách cho ta xác định 2 yếu tố: một là chính sách có thê có giá trị nếu lợi ích ròng là số dương; hai là trong những phương án chính sách có thể có giá trị thì phương án nào là tối ưu hoặc tốt hơn các phương án khác Lợi ích ròng được tính theo công thức: |
Lợi ích ròng =3: Lợi ích - 3 Chi phí
-_ Hiệu quả tương đối của chính sách, được tính bằng công thức: Kết quả - > Chi phi
Hiéu qua =
Trang 403.4.4.Điều chỉnh chính sách xã hội * Nguyên nhân điều chỉnh:
- Thực thi chính sách là một quá trình phức tạp ,thực thi trong một thời
gian dài mới có kết quả mong muốn
- Nội dung của chính sách đề ra có thể có những bất hợp lý,không phù hợp với thực tiễn
- Nhiều yếu tố mới tác động đến thực hiện chính sách * Các nguyên tắc điều chỉnh chính sách xã hội:
- Điều chỉnh chính sách thực hiện khi thực sự cần thiết,khi nếu không điều chỉnh sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế-xã hội của đất nước hoặc sẽ có nguycơ không thực hiện được mục tiêu của chính sách
- Chỉ điều chỉnh chính sách xã hội ở phạm vi cần thiết điều chỉnh
(về mục tiêu,giải pháp,bộ máy tô chức thực hiện .)
- Chỉ điều chỉnh chính sách xã hội trong giới hạn ,phạm vi nguồn lực được bỗ sung cho điều chỉnh |
_* Các loại điều chỉnh chính sách xã hội:
- Điều chỉnh mục tiêu của chính sách xã hội
- Điều chỉnh giải pháp ,công cụ
- Điều chỉnh tổ chức thực hiện chính sách
- Điều chỉnh ngân sách cho việc thực thi chính sách xã hội - Xoá bỏ việc thực thi chính sách
3.4.5Tống kết việc thực hiện chính sách xã hội