CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC KX04:
"LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỔI MỚI
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ
VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HOI’ DE TAI KX.04.01:
"NHỮNG QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI'
Chi nhiém dé tdi: PGS Bui Dinh Thanh
Trang 3-"Vấn dê tổ chức xã hội không thể được giải quyết bằng những lời hoa mỹ dựa trên một lÿ trởng ít hay nhiêu mơ hồ vê công bằng, mà chỉ có thể bằng những nghiên cứu khoa học để từn ra cách giữ tỷ lệ cân xứng giữa phương tiên và mục đích, và đối với mỗi con người, là tỷ lệ cân
xứng giữa sự HỖ lực và nhọc nhãn với sự hưởng thụ, lầm thế nào để sự tối thiểu vê nhọc nhân và nỗ lực bdo dam
được cho số lượng người đông nhất có thể có được một cuộc sống dễ chịu tối đa"
Vilfredo Pareto
NHỮNG HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Đại hội lấn thứ VỊ của Đảng đã dạt vấn để chính
sách xã hội đứng với tẩm quan trọng của nó trong sự
nghp đổi mới đất nước với mạc đích cao nhất là vì cuộc sống tốt đẹp của con người Gẩn đây Hội nghị lấn thứ tư Ban chấp hành trung tương Đảng khóa VII đã có những Nghị quyết quan trọng vê một sổ vấn dé cấp bách tực tiếp liên quan đến nhiệm vụ nâng cao chất lượng sống
của con người như tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; mội số nhiệm vụ ván hóa văn nghệ những
nam trước mắt những vấn dể cấp bách của sự nghiệp
cham sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; chính sách dân
số vẫ kế hoạch hóa gia dùnh, công tác thanh niên trong thởi tỳ mdi
Chng với các Nghị quyết nói trên Đảng và Nhà nước
đã giao cho Viện khoa học xã hội Việ Nam củng với
nhiêu cơ quan khoa học khác nghiên cứu một loạt chương
trùh khoa học - công nghệ cấp nhd nước có ý nghĩa to
lớn về thực tiễn nhảm phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời dại mớt Chương trùìh khoa học công nghệ cấp Nhà nước mạng
mã số KX.04 là mội trong những chương trinh nói trên với
nội dung "NHững luận cứ khoa học cho việc đổi mới các
chính sách xã hội và việc quản lý thực hiện các chính
sách xã hội
Chương trình KX.1 bao gồm 17 để tài - ĐỂ hoàn thành
tốt chương trừh đó nói chung và các để tài nói riêng vấn dé quan trọng dấu tiên là cẩn xác định những vấn dé
phương pháp luận và phương pháp lâm cơ sở cho việc
Trang 5Trên tính thẩn dé, Ban chil nkiém chuong trinh KX-04
củng với các chỉ nhiệm dé tdi đã phối hop chuẩn bị
và tổ chức một cuộc hội thảa khoa học vào tháng 11-1992 để tao đổi ý kiến và kinh nghiệm vệ các vấn dé phương pháp luận và phương pháp cẩn chủ trọng
Nội dụng cuộc hội thảo khá phong phú; tuy” nhiên, đây là một lĩnh vực khoa học khó côn mới đối với nhiều
cán bộ nghiên cứu khoa học của ta Do đó, b^' cạnh
những vấn dể bước đầu đã dạt được nhận thic thống
nhất, côn có những nhận thúc kiến giải khác nhau wrong
một số vấn dể Kết luận chung của cuộc hội thả¿ là trên
cơ sở những kết quả bước đầu đã dạt dược phải tiếp
tực nâng cao trà độ lý luận và hiểu biết sâu thực tẾ
hơn nữa Những vấn dé đó chỉ có thể dẩn dan được
khác phục trong quá trừnh di sâu vào công việc
Theo dé nghi chung của các chủ nhiệm để tải thuộc
chương trìh KX.04 chúng tôi cho in tập kỳ yếu hội thảo
khoa học sau khỉ sửa chia, hoàn, chinh cíc băn báo
cáo và tham luận để những cơ quan và cán bộ quan tâm
đến các vấn dê này có một tải liệu tham khảo
Mong rang tập tải liệu nảy có thể giáp íh phir: ada cho công việc điểu tra, khảo sát xã hội của ching ta
Chứng tôi cũng nhận thuíc được đẩy đủ những sự hạn chế và thiểu sót không tránh khỏi khi biển soạn tập tài liệu này và rất hy vọng nhận được Hiưững nhận xét
góp y, phé binh quỷ báu của các nhà nghiên cứu khoa
học các nhà hoạch định chính sách cũng nh nhưng
nhà lãnh dạo và quản lý các ngành ở trang wong và
Trang 6Lời phát biểu khai mạc Hội thảo
"NHỮNG QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHAP
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI"
GS Pham Xudn Nam Phó Viên trưởng Viện Khoa học xa hội VN Chủ nhiệm chương trùnh KX - 04 Thưa các đồng chí và các bạn!
Tủ sau Đại hội VI của Đáng đến nay, cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước đã bước đâu đem lại những chuyển biến quan trọng trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Trong đó, theo tôi, nổi lên ba chuyển biến sau:
Một là tù nên kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp can bản dựa trên chế đô công hữu dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điểu tiết của nhà nước
Hai ld từng bước thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, đồng thời xây dựng một nhà nước pháp quyền
Trang 7các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu cho hòa
bình, độc lập và phát triển"GŒ2
Ba chuyển biến này hợp thành một lực đẩy chung góp phần khác phục những hậu quả nặng nề của bệnh náng vội, chủ quan duy ý chí, hoặc bảo thủ tri trệ của thời gian qua, đưa đất nước từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoãng kinh tế-»xã hội kéo dài, dần đi vào thế ổn định, chuẩn bị cho giai doan phát triển năng động hơn vững chắc hơn trong những năm sau
Tiếp nối những thành quả của mấy năm trước, tỷ lệ tang trưởng đáng khích lệ mà chúng ta đạt được trong
năm 1992 trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, lưu
thông phân phối, xuất - nhập khẩu càng lãm cho chúng ta tin tưởng vào triển vọng phát triển tốt đẹp của đất nước Có nhà quan sát nước ngoài đã đặt ra câu hỏi: "Vì sao Việt Nam một đất nước bị tàn phá nạng nể trong nhiều
năm chiến tranh, vốn được xem là người em út nghèo khổ
trong "cộng đồng XHCN" trước đây hiện vẫn đang ở
trong hoàn cảnh bị Mỹ cấm vận, lại có tốc độ phát triển
cao, thanh toán được nạn đói, trở thành một trong những
nước xuất khẩu gạo lớn nhất, kiểm chế được lạm phát và
giữ vững được ổn định xã hội?)
(1) Dảng cộng sản Việt nam Văn kiện Đại hội toần quốc lấn thứ 7 Nxb Sự thật 1991, tr 147
(2) Té Tin tức (Nga) 10-1992 Dẫn theo Tải liệu tham khảo đặc biệt
Trang 8Nhiều nhà báo phương Tây cũng đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong mấy năm gần đây
Nhưng vì chủ yếu quan sát tử bên ngoài, nên những người có nhận xét tương tự kể trên thưởng dễ thấy nổi lên những thành tựu về kinh tế Còn chúng ta là những người trong cuộc, chúng ta thấy rất rõ rằng: Trong khi
nền kinh tế có sự khởi sác đáng kể, thì hàng loạt vấn đề
xã hội dường như lại vận động theo chiều bất lợi: tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức bủng nổ, sự phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo diễn ra phức tạp, nạn thất nghiệp đã trở thành vấn đề nhức nhối của hàng triệu gia đỉnh,
giáo dục và y tế chưa chặn được đà xuống cấp, đạo đức
xói mòn, các hiện tượng tiêu cực xã hội (như tham những,
buôn lậu) lan trần, trong khi đó nhiều hậu quả xã hội
nặng nề của chiến tranh còn lâu mới giải quyết xong
Chính trong các lĩnh vực xã hội nói trên, nhiều vấn để
lý luận và thực tiễn đang đồi hỏi phải giải đáp: liệu những tệ nạn xã hội có phải là bạn đồng hành không tránh khỏi của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường không? Phải chăng để đạt được sự tăng trưởng kinh tế thì tất yếu phải hi sinh công bằng xã hội? phải chăng cần chấp nhận con đường đạt tảng trưởng kinh tế trước rồi sé din dần giải quyết những vấn đề xã hội sau?
Hoặc có cách nào vừa dạt được sự tăng trưởng kinh tế
cao, vừa có các chính sách xã hội nhằm thực hiện mục
tiêu phân đạo trong phát triển?
Trang 9Để giải quyết những vấn đề trên đây, Đảng và Nhà nước ta đã để ra nhiêu chính sách và biện pháp quan trọng
Song bên cạnh một số kết quả nhất định, nhiều chính sách xã hội chưa được đề ra, hoặc đã để ra rồi nhưng
không đi được vào cuộc sống
Chính là nhằm khác phục thiếu sót đó, mà một trong
30 chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước,
chương trình KX.04 đã được xây dựng với mục tiêu tiến
hành điểu tra, khảo sát, nghiên cứu để cung cấp luận cứ
khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội và cơ chế
quản lý việc thực hiện chỉnh sách xa hội từ nay đến 1995 và nhìn xa đến nam 2000
Đề cương chung của chương trình và một hệ thống 16
dé tài đã được xây dựng, thuyết minh, bảo vệ và thông
qua
Nhưng khi bát tay vào thực hiện, thì ban chủ nhiệm
chương trình cũng như hầu hết các chủ nhiệm đề tài đều tỏ ra lo lắng là làm sao từng đề tài và toàn chương trinh sau 2-3 năm tiến hành nghiên cứu se đạt tới chất lượng và hiệu quả mong muốn, không chỉ nhằm góp phần cung
cấp căn cứ lý luận và thực tế cho các cơ quan hoạch định
chính sách xã hội, mà điểu quan trọng hơn là để cho những chính sách đó đi được vào cuộc sống giải quyết
được những vấn để xã hội nóng bỏng hiện nay, và có khi
Trang 10một số vấn để xã hội này được giải quyết thì lại đòi hỏi giải quyết tiếp các vấn đề xã hội khác mới nảy sinh
Nhưng để đạt tới chất lượng khoa học cao và hiệu quả
thực tế mong muốn thì tiền để và điểu kiện quan trọng
là phải xác định đúng đối tượng nghiên cứu, làm sáng tỏ hàng loạt khía cạnh phương pháp luận và phương pháp tiếp cận đối tượng đó
Cuộc hội thảo Những quan điểm lý luận, phương pháp ludn về đổi mới chính sách xã hội và cơ chế quản lý việc thực hiện chín sách xã hội được tổ chức hôm nay là
nhằm thực hiện một bước yêu cầu đó
Nội dung những vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chính sách xã hội rất đa dạng, phong phú, mà báo cdo dé din cia GS Bui Dinh Thanh sẽ để cập đến một cách chỉ tiết
Theo tôi, những vấn đề chủ yếu là:
1- Chính sách xã hội là gì? Mục đích, yêu cầu, nội
dụng của nó thế nào? Các tiêu chí của nó ra sao?
2- Mối liên hệ giữa chính sách xã hội và các chính sách kinh tế, chính trị văn hóa tư tưởng cần được
nhận thức thế nào? Ở đây cần làm rõ cái riêng và cái
chung, sự lách biệt và sự đan xen, những điểm khác nhau và những điểm trùng khớp giữa các chỉnh sách đó Nói cách khác là cần chỉ ra tính độc lập tương đối và tính phụ thuộc của chính sách xã hội với các chính
Trang 11sách khác của nhà nước (hoặc có khi của một cộng
đồng nào đó)
3- Đặc biệt, cần tập trung lý giải sự tác động qua lại giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội Việc nghiên
cứu sự tác động nảy cin lam rõ hệ quả xã hội của các
chính sách kinh tế, hệ quả kinh tế của các chính sách xã
hội và có khỉ cả hệ quả xã hội của chính sách xã hội này hay chính sách xã hội khác
Ví dụ: Việc sớm xóa bỏ quyền sở hữu ruộng dất của người nông dân sản xuất nhỏ, xây dựng một nền nông nghiệp tập thể hóa cả về TLSX và lao động, đông thời quản lý tập trung tất cả mợi khâu của quy trinh sản xuất và phân phối sản phẩm bình quân một cách nóng vội chủ quan như thời gian trước đây đã khiến cho người nông
dân lao động vốn gắn bó máu thịt với đồng ruộng trở nên
thờ ơ với nó Khẩu hiệu "H7 lì nhà, xã viên là chả" chỉ là lời nói suông Có lúc, có nơi người nông dân vẫn bỏ
mặc, chạy chợ kiếm an
Như vậy một chính sách kinh tế không đúng có thể
đưa đến hậu quả xã hội nặng nể, thậm chí có thể triệt
tiêu cả động lực của sự phát triển
Về điều này, chúng ta có khuyết điểm là đã không
chú ý tới lời cảnh cáo sau đây của C.Mác nói ràng: Nếu
Trang 12hữu như vậy hồn tồn khơng phải là sự chiếm hữu thật sự mà là sự phủ định một cách trừu tượng, toàn bộ thế
giới văn hóa và văn mình, quay trở về tính giản dị không tự nhiên của con người nghèo khổ và không có nhu cầu, con người này không những không vượt lên trình độ của
chế độ tư hữu mà còn chưa đạt tới chế độ đó" (
Nhưng tù khi thực hiện chế độ "khốn 10', hộ gia đỉnh
nơng dân được coi là "đơn vị sản xuất tự chủ" có quyền sử đụng ruộng đất ổn định lâu dài thì đức cần củ, sự khéo léo, tính năng động của ngưởi nông dân đã được khôi
phục và trở thành động lực quan trọng của phát triển
nông nghiệp trong những nam gần day
Tuy vậy, việc định kỳ chia lại ruông đất của HTX bình quân theo nhân khẩu ở nhiều nơi lại là một nhân tố kích thích cho việc tăng dân số quá mức dẫn dến tỉnh trạng thiếu công ăn việc làm và nhiều vấn để xã hội khác ở
nông thôn, từ đó mà hạn chế nhiều thành quả của sự
tang trưởng
Tóm lại, việc thực hiện một chính sách kinh tế hay chính sách xã hội đòi hỏi phải có cái nhìn toàn diện
nhằm đạt tới kết quả tối ưu, mà không hoặc ít gây ra
những tác đông ngược chiều
Để làm sáng tổ những vấn đề nêu trên, chúng ta không thể dừng lại ở một số nhận thức lý luận trửu
Trang 13tượng, cũng không thể thỏa mãn với việc khảo sát những vấn đề xã hội theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa", hoặc chỉ nghe báo cáo, phản ảnh theo ngành dọc
Điều quan trọng là phải quấn triệt quan điểm thực
tiễn và quan điểm hệ thống
Cụ thể là:
1 Phải đi sâu vào thực tế cuộc sống, khảo sát kỹ lưỡng
những vấn đê cơ cấu xã hội và chính sách xã hội trong hoàn cảnh cụ thể của nó, từ đó mà có thể nhận dạng đúng thực trạng xã hội với tất cả tính đa dạng, phong phú
và phức tạp của nó
Bởi vì xã hội là một cơ thể sống, gồm hàng triệu yếu
tố đan xen, đang vận động và thay đổi không ngừng
Sự vận động và thay đổi nây cảng sâu sắc hơn trong
điểu kiên chuyển đổi cơ chế và chuyển đổi cơ cấu của
bản thân nền kinh tế
2 Phải tiếp cận đối tượng môt cách hệ thống, tổng thể, dạt những vấn đê xá hội và chính sách xa hdi trong mối quan hệ qua lại hữu cơ với thiết chế chính trị co cấu kình tế, giá trị đạo đúc, tuyên thống văn hóa của dân tộc cúng nhự những động tác của chính sách mở của với bên ngoài
Tách rời chính sách xã hội khỏi các mối quan hệ của
nó thì sẽ rất để rơi vào phiến diễn "chỉ thấy cây mà
Trang 14Ngoài những quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận chung, việc áp dụng đúng đán các phương pháp cụ thể có tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng của công trình nghiên cứu
Trong các phương pháp nghiên cứu về chính sách xã
hội, phương pháp điểu tra xã hội học chiếm một vị trí
ưu trội,
Nhưng không nên hiểu đơn giản phương pháp điều tra xã hội học chí là phương pháp "äng-két", mà còn có một loạt phương pháp điều tra xã hội học khác
Đặc biệt cần làm rõ phương pháp nào cần được áp dụng đối với đối tượng nào, nhằm mục đích gi, qui trình
của nó ra sao, kỹ thuật thực hiện và thao tác cụ thể của nó như thế nào?
Nhiều tham luận sẽ góp phần làm sáng tỏ những điều đó,
Thưa các đồng chí và các bạn!
Cần thừa nhận thẳng thắn râng: trừ một số ít chuyên
gia xã hội học được đào tạo có hệ thống và ít nhiều có
kinh nghiệm thực tế, đa số chúng ta ở đây, trong đó có
tôi, còn rất, mới mẻ trong lĩnh vực xã hội học Nói một
cách hình ảnh, nhiều người trong chúng ta chưa hẳn đã là
"cựu binh" trong các lĩnh vực khoa học khác, nhưng thật
Trang 15Do đấy việc học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng nhau là
Tất quan trọng
Cuộc hội thảo này mới chỉ là mở đầu Chác chán
chúng ta còn phải tiến hành nhiều cuộc hội thảo nữa
Toản bộ chương trình phải làm như vậy Mỗi để tài
cũng cần tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp luận và phương pháp phù hợp với đối tượng cụ thể của mình Chỉ có như vậy, mỗi để tải và toàn bộ chương trình KX.04 của chúng ta mới mong đạt tới chất lượng và hiệu quả tốt
Cuối cùng, xin chúc hội thảo của chúng ta thành cơng
Trang 16CHÍNH SÁCH XÃ HỘI MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PGS Bui Đình Thanh Tổ Chuyên viên cấp cao Viện KHXH Chủ nhiệm dé tdi KX.04.01
Đặt vấn để: Ngay từ khi nội dung chương trình KX.04 được duyệt và trong quá trỉnh tuyển chọn các để tài thuộc chương trình, vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đã được tất cả chúng ta nhận thức là hết sức quan trọng, có ý nghĩa góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả của các công trình nghiên cứu Phân lớn phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của các đề tài thuộc công trình KX.04 đều bao hàm nội dung
gần bó chặt chế với môn xã hội học
Nếu như môn khoa học xã hội này đã có quá trình lịch
sử 150 năm kể từ khi ra đời tác phẩm đầu tiên của Auguste Comte được xem như là người khai sinh cho môn
xã hội học thì ở nước ta mên xã hội học chỉ mới hình thành khaqảng 15 năm trở lại đây Nó còn rất trẻ, còn yếu
về các mặt lý luận, phương pháp, tổ chức, đội ngủ cán bộ, nhưng khi bát tay vào các đề tài của chương trình KX.04, chúng ta không phải xuất phát từ con số không Từ Viện
xã hội học và nhiều Viện khác thuộc Viện khoa học xã
Trang 17hội và nhân van), Vién Méc - Lénin va tu tudng H6 Chi Minh, Học viên Nguyễn Ái Quốc, Viện nghiên cứu dư luận xã hội, Ban khoa giáo trung ương, đến nhiều trường
đại học trong cả nước, Bộ lao động thương binh xã hội
cùng nhiều Ban nghiên cứu, nhiều Bộ của Đảng và Nhà
nước, Tổng cục thống kê và các cơ quan thông tin, báo
chí đã có không ít những công trình điểu tra, nghiên cứu về nhiều mặt của đời sống xã hội, đã tích lũy được
một số kết quả và kinh nghiệm bước đầu
Tuy nhiên, khi bát tay vào công việc nghiên cứu, ban chủ nhiệm chương trình cũng như tất cả các chủ nhiệm
để tài đêu rất lo vì nhận thức đây là một công việc rất
khó, một gánh nặng gãy vai so với yêu cầu của Đảng và Nhà nước Nếu chúng ta cùng nhau hợp lực ghé vai vào thì gánh nạng đó sẽ đỡ đi
Day là lý do của cuộc hội thảo này
Chúng ta không nghĩ ràng cuộc hội thảo này sẽ giải
quyết được mọi vấn đê khó khan về phương pháp luận và phương pháp mà chúng ta gặp phải trong khi thực hiện nhiệm vy cia minh
Trong nghiên cứu khoa học, mở ra một cuộc tranh
luận về những vấn đề nây sinh là điều kiện để đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển Chúng tôi hy vọng là sẽ
Trang 18quan trọng để triển khai có kết quả các dé tài nghiên cứu
của chúng ta
Trong bản đề cương gợi ý này và phân nào có tính chất thông tin, chúng tôi sẽ để cập đến hai phần: phân thứ nhất về một số vấn dé phương pháp luận và phần thứ hai về một số vấn để phương pháp Trong mỗi phần,
sẽ có những báo cáo và tham luận của các đồng chí dự
hội thảo đi sâu vào tùng mặt và từng khía cạnh của phương pháp luận và phương pháp
1 Một số vấn đê phương pháp luận
Vấn dé đầu tiên của bất cứ một môn khoa học xã hội nào cũng là phải xác định những khái niệm cơ bản liên quan đến đổi tượng nghiên cứu cua minh
Trong chương trình nghiên cứu của chúng ta nói chung cũng như của từng đề tài nói riêng, có rất nhiều khái niệm cần được xác định Trong bản để cương này,
chúng tôi chỉ để cập đến những vấn dé có tính chất chung nhất
1 - Khái niệm dau tiên cần xác định là vn dé xế hội
Thế nào là vấn đề xã hội?
Trong đời sống bàng ngày của xã hội, xuất hiện biết bao vấn để phải giải quyết về các mặt chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, đạo đức, pháp luật
Đối với các nhà xã hội học, có vấn để xã hội khỉ
Trang 19thấy những dấu hiệu hoặc điều kiện có ảnh hưởng tác động hoặc đe dọa đến chất lượng cuộc sống của họ (chất
lượng cuộc sống ở đây hiểu theo nghĩa rộng) và đòi hỏi
phải có những biện pháp để phòng ngửa, ngăn chặn hoặc
giải quyết tỉnh trạng đó theo hướng có lợi cho sự tên tại và phát triển của cộng đồng (lớn hoặc nhỏ)
2 - Chính sách xã hội chính là một trong những biện
pháp cơ bản để giải quyết các vấn để xã hội
Trên báo chí và các phương tiện thông tin dại chúng trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường dọc hoặc nghe nói đến các đối tượng của chính sách xã hội Đối tượng ở
đây thường được hiểu là gia đình liệt sĩ, những người có
công với cách mạng thương bệnh binh, ngừoi vế hưu
người cô dơn, tàn lật không nơi nương tựa trẻ em mồ côi,v v Khái niệm đó rõ ràng là chưa mang đây dủ tính khoa học Chúng ta cẩn trở lại Nghị quyết Đại hội Đảng
lân thứ Vi trong đó lần đầu tiên chính sách xã hội được
dat đúng vị trí và tẩm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng
Nghị quyết ghi rõ "chính sách xã hôi bao trầm mọi mật
cuộc sống của con người: điều kiện lao động và sinh hoạt
giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp
quan hệ dân tộc Coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi
nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội" Nếu muốn có những luận cứ khoa học làm cơ sở
cho việc hoạch định các chính sách xã hội thì chúng ta
Trang 20cần phải nghiên cứu, phân tích, đi sâu hơn vào khái niệm đúng đán nhưng quá bao quát trên đây
Về khái niệm chính sách xã hội, hiện nay có rất nhiều
ý kiến khác nhau, chẳng khác gì khái niệm về văn hóa, tùy theo cách tiếp cận của từng loại nhà nghiên cứu
thuộc các môn khoa học xã hội khác nhau
Có thể đơn củ một vài ví dụ:
a - Khái niệm của đồng chí Phạm Như Cương:
"Chúng ta hiểu râng chính sách trước hết là một khoa
học, chính sách xã hội phải là thành tựu của những sự
nghiên cứu nghiêm túc của khoa học xã hội trả lời những câu hỏi của cuộc sống Ở dạng hoạt động thực tiễn đặc
thủ này, chính sách xã hội cần phải được xem xét như
một lĩnh vực khoa học đặc thù Bám chắc vào sự vận
động của thực tiễn, khoa học nghiên cứu về chính sách xã
hội cần phải mạnh đạn trả lời những câu hỏi đang đặt ra
từ thực trạng kinh tế xã hội nước ta hiện nay" @)
b - Khái niệm của nhà xã hội học Xô viết V.Z
Rôgôvin: "Với tính cách là mội bộ môn khơa học, chính
sách xã hội là một lĩnh vực trí thức xã hội học, nghiên cứu hệ thống về các quá trình xã hội quyết định hoạt động sống cửa con người trong xã hội, xét theo khả năng tác động quản lý đến các quá trình đó Có đẩy đủ cơ sở để xem chính sách xã hội như lả sự hòa quyện của khoa
(1) Phạm như Cương (chủ biên): Góp phần nghiên cứu chính sách xa
hội Nxb Khoa học xã hội Hà nội, 1988, tr 39-40
Trang 21học và thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự bảo
về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận dụng thực
tiễn những trị thức thu nhận được nhằm mục đích quản lý các quá trình và các quan hệ ay"),
Còn đây là ý kiến của một nhà xã hội học Mỹ nổi
tiếng: "Có một sự tham gia sâu của xã hội học vào việc
hình thành những chính sách xã hội hoặc cải cách thực
tiễn Tư tưởng cho ràng việc nghiên cứu xã hội một cách
có hệ thống có thể là một phương cách trực tiếp dẫn đến một trật tự xã hội ổn định tử cách nhìn theo nh::ng kịch
bản cách mạng của chủ nghĩa Mác cho dến những hình thức mong muốn cải thiện thông thường của khoa học xã hội, đó là một trong những nhân tố có ảnh hưởng dến việc hình thành xã hội học (và các môn khoa học xã hội
khác) sau chiến tranh thế giới H
Trong số những nhà nghiên cứu ít nhất không phải là
mắc xít, sự nghiên cứu có hiệu quả về xã hội học, khua
học chính trị và khoa học kinh tế được chờ đợi nhàm
biến đổi việc hoạch dịnh chính sách trong chính phủ và do đó dẫn đến tiến bộ xã hội và thịnh vượng kinh tế Mối quan hệ giữa nghiên cứu và chính sách được xem như
một công cụ, một phương tiện nhằm mục đích thực tế kiểm sát tổ chức xã hội và biến đổi xã hôi một cách co
hiệu quả
(2) V.Z.Rôgôvin Chính sách xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa
phat triển Nxb Nauka Mockba
tin KHXH neil
ret a |
Số lụa L8 đổ |
Trang 22Việc tiến hành nghiên cứu xã hội xét về góc cạnh thực
tiễn cho phép các nhà hoạch định chính sách hiểu biết thể giới xã hội một cách tốt hơn
Như vậy rõ rằng là nghiên cứu xã hội học góp phần tó
biệu quả vào việc hoàn thiện những mục liêu chính sách
trong nhiều lĩnh vựcG,
c - Tôi cũng xin đóng góp một nhận thức vào khái
niệm về chính sách xã hội nhằm mở rộng quá trình thảo
luận Phải chăng trong khái niệm chính sách xã hội, không thể thiếu những yếu tố hợp thành cơ bản sau đây: a - Chủ thể đạt ra chính sách xã hội: tổ chức chính trị lãnh đạo (ở nước ta là Đảng cộng sản), Nhà nước và các tổ chức hoạt đông xã hội
b - Nội dung các chính sách xã hội dựa trên những
quan điểm, tu tưởng chỉ đạo và thể chế nào?
c - Đối tượng của chính sách xã hội (chung, riêng, đặc
biệt)
d - Những mục tiêu nhằm đạt tới
Nói một cách nôm na là phải trả lời 4 câu hỏi: a - Ai đạt ra chính sách xã hội?
b - Đạt chính sách xã hội cho ai?
c - Nội dung các chính sách xã hội là gì?
d - Chính sách xã hội nhằm mục đích gì?
(1) Anthony Giddens: Social theory and madern Socialogy (if thuyét xã hội và xã hội học hién dai) Nxb Polity Press Cambridge 1987 tr
Trang 23Dựa trên sự phân tích những yếu tố đó, có thể tạm xác định như sau:
Chính sách xã hội là cụ thể hóa và thể chế hóa bảng pháp luật những đường lối, chủ trương, những biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phủ hợp với bản
chất chế độ xã hội - chính trị, phản ánh lợi ích và trách
nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất và văn hóa, tỉnh thần của nhân dân (ở Việt Nam ngây nay
là nhằm mục tiêu dân giàu, nườc mạnh, xã hội van minh)
3 - Ở đây cần nhấn mạnh mối quan hệ giữa chính sách
xã hội và quản lý xã hội 7
Về mặt lý luận, bất cứ một chế độ xã hội - chính trị nào, một nhà nước nảo cũng đều quan tâm đến vấn để quản lý xã hội
Trong điều kiện lịch sử của nước ta, vấn để quản lý xã hội không tách rời công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình không ngừng đổi mới và hoàn thiện nhiệm vụ quần lý xã hội để giải quyết những vấn để nảy sinh trong xã hội nhàm dạt mục đích thỏa mãn ngày cảng đẩy đủ những nhu cầu về đởi sống vật chất, van hóa và tỉnh thần của nhân dân Tính phức tạp của xã hội nước ta hiện nay là cơ sở khách quan của nhu cầu tất yếu quản lý xã hội một
Trang 24Quản lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của con người đối với cả hệ thống xã hội nói chung hoặc những khâu, những bộ phận của nó nói riêng trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm bảo đảm cho xã hội hoạt động và phát triển tối ưu, đạt tới mục đích đề ra
Quá trình quản lý xã hội một cách khoa học là một
quá trình kết hợp lý luận với thục tiễn, kết hợp những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học với hành động có trách nhiệm và sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, là một quá trình thống nhất của những hành động liên tục
từ việc nghiên cứu để ra các đường lối, chiến lược đến
việc đưa các đường lối, chiến lược đó vào cuộc sống bằng các biện pháp tổ chức, các chính sách xã hội và các biện
pháp khác Quản lý xã hội một cách khoa học đặt ra
những đồi hỏi cao đối với chủ thể quản lý Nhân tố chủ thể quản lý không phải tự hạn chế vào việc tổ chức, để ra các chính sách đối với đối tượng quản lý nhằm hoàn thiện các quan hệ kinh tế và xã hội phù hợp với trình độ phát triển đã đạt được mà nhân tố chủ thể quản lý còn bát buộc phải tự hoàn thiện, tức là phải thay đổi hình thức và ca cẩu tổ chức, phải đưa ra những phương pháp
lãnh đạo mới, những chính sách kích thích mới đổi với hoạt động của con người trên cơ sở những dự đoán khoa
Trang 25Theo tôi, chính sách xã hội bao quát nhiều lĩnh vực rộng
lớn của đời sống xã hội Nó có những chức năng sau đây: a - Tái tạo tiểm năng nhân lực của đất nước thông qua
các chính sách đối với gia đỉnh, bảo vệ sức khỏe con
người, bảo hộ lao động, tổ chức nghi ngơi, giải trí cho các tầng lớp nhân dân, bảo đảm an toàn xã hội
b - Góp phẩm quan trọng vào sự nghiệp xây dựng ha tầng cơ sở của xã hội bao gồm các chính sách về nhà
ở, bảo vệ môi trường, sự phát triển của các cơ sở gián
dục, hoạt động văn hóa, khoa học, nghệ thuật, hệ thống các tổ chúc dịch vụ
c - Giáo dục nâng cao dân trí, tạo thêm nhiều việc làm cho các tầng lớp nhân dân,đặạc biệt là thanh niên, đào tạo
lại người lao động để tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới và
không ngừng nâng cao năng suất lao động
d - Chức năng kích thích sự tiêu thụ Chức năng này
sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và ngược
lại sự phát triển kinh tế sẽ kích thích khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường trong nước, nâng cao mức sông và chất lượng sống của nhân dân
đ - Tao nên sự hình thành mô hình lối sống xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm chủ yếu là sự phát triển toàn điện của cá nhân kết hợp với sự phát triển hải hòa của công đồng trong sự bảo vệ những chuẩn mực và giá trị phù hợp với chủ nghĩa xã hội -
Trang 26đều nhằm phát triển xã hội, dem lại đời sống tốt đẹp cho
con người ˆ
Vấn để quan trọng ở đây là phát triển theo con đường nào, theo mô hình nào?
Từ hơn ba thập kỷ nay, đã có biết bao lý thuyết phát triển được đưa ra (xin xem bài các lý thuyết về phát triển
của giáo sư Đào Thế Tuấn Tạp chí xã hội học số
1-1992) ú
Nếu như trước đây, trong lý thuyết về sự phát triển lịch sử, đã từng tổn tại rất lâu lý thuyết "châu Âu là trung tâm" (Eurocentrisrne), thì có thể nói rằng các lý thuyết về phát triển di có khác nhau đôi chút ở điểm này, điểm khác, nhưng đều xuất phát từ khái niệm lấy vấn đề tăng trưởng kinh tế làm nội dung trung tâm của vấn dé phát triển theo mô hình sẵn có của các nước phương Tây Có thể xem điển hình về lý thuyết đó là Eugene Rostaw (nhà xã hội học Mỹ rất quen thuộc với Việt Nam vỉ ông ta là cố vấn chính trị
của hai đời tổng thống Kennedy và Johnson trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam) với tác phẩm "Các giai đoạn phát triển Một tuyên ngôn không cộng sản"
Trang 27Tiêu chuẩn cơ bản để xét trình độ phát triển như thế rõ ràng là quá hạn hẹp, nên năm 1990, Liên hiệp quốc dã đưa ra những tiêu chuẩn mới để xếp hạng các nước trên thế giới về sự phát triển của con người trên cơ sở ba tiêu chuẩn cơ bản "thu nhập, trình độ giáo dục và tuổi thợ"
Xét theo những tiêu chuẩn đó thì tuy thu nhập của Việt Nam thấp nhưng so với nhiều nước có thu nhập
cao hơn thì Việt Nam lại hơn về trình độ giáo dục và
tuổi thọ (ví như thu nhập của Márôc là 2298 đôia dầu người/năm, tuổi thọ trung bình 62 (Việt Nam 64), tỷ lệ
xóa nạn mù chữ 50%, Ấn Độ thu nhập đầu người năm
1381 đôla, tuổi thọ trung bình 53,4, tỷ lệ xóa nạn mủ
chữ 54%)
Tuy nhiên, khái niệm về phát triển vẫn hiện còn là vấn đề tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học và
hoạch định chính sách trên thế giới
Căn cứ vào thực tế của thế giới trong nhiều thập kỷ
đã qua, nhà xã hội học F E Trainer ở trưởng đại học
New South Wales (Uc) cho rang cdc nude trong thé giới thứ ba không thể phát triển được với tỉnh trạng dân số
phát triển với tỷ lệ cao, nợ nần chồng chất, các tài
nguyên về năng lượng, sinh vật và môi trưởng ngày càng
cạn kiệt Do đé, nhiều nước trước đây đã có bước phát
Trang 28nào không được gắn với phát triển: tài nguyên con người và phát triển,môi trường và phát triển, văn hóa và phát triển, phụ nữ, thanh niên và phát triển Viện nghiên cửu các vấn đề Đông nam Á ở Singapore có cả một chương trình nghiên cứu về Dân tộc và phát triển, tôn giáo và phát triển
Đó là những nội dung rất gần với để tài thuộc chương
trình của chúng ta Chúng ta có thể đóng góp cả về mật lý luận và thực tiễn về chiến lược phát triển dựa trên
kinh nghiệm của Việt Nam
Xin giới thiệu với các đồng chí tham khảo bản tuyên bố Manila tháng 1-1989 (xem South South Bulletin tháng 1-1992 dang toàn văn) nhân Hội nghị của nhân dân các nước châu Á - Thái bình dương về Hòa bình và phát triển với nội dung rất tiến bộ, gần gũi với các quan điểm của Việt Nam về chiến lược phát triển
Riêng tôi có suy nghĩ như sau: trong chừng mực mà sự phát triển bao hàm trong nó những nội dung khác, ngoài nội dung kinh tế, và nó được xem như là sản phẩm thực tế những hoạt động của các tác nhân xã hội trong tổng thể của chúng thỉ có thể khẳng định rang không có phát triển nếu không duy tri va phát triển được bản sác van hóa và bản sắc dân tộc (hai cái nảy rất gắn bó hữu cơ với nhau), không có phát triển nếu không có binh
đẳng và công bang xã hội, không có sự tham gia hoạt động chính trị và xã hội của các tầng lớp nhân dân, dân
Trang 29chủ hóa sâu sác đời sống xã hội, cả về kinh tế và xã hội,
không có phát triển nếu không có sự quan tâm và để cao trách nhiệm bảo vệ môi trường (bao gồm cả môi trường sinh thái và môi trường xã hội)
5 - Mối quan hệ giửa chính sách xã hội với cơ cấu xã hội Tâm quan trọng của việc nghiên cứu cơ cấu xã
hội đã được khẳng định từ lâu bởi vì bất cứ một hệ
thống xã hội nào, đều là một quá trình gần liền với các biến đổi sâu sác trong cơ cấu xã hội, đặc biệt là trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta đang chuyển từ một chế độ xã hội quan liêu, bao cấp sang một chế độ phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành: theo cơ chế thị trưởng có sự quản lý, điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chỉ nghĩa
Khi nghiên cứu các chính sách xã hội, không thể
không gắn chúng với cơ cấu xã hội, vỉ chính sách xã hội hướng vào những nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội, các cộng đồng dân tộc (lớn hay nhở), các tồn giáo và những quan hệ giữa các tổ chức xã hội đó Xét theo quan điểm đó thì chúng ta không thể bảng lòng với việc dừng lại chỉ nghiên cứu ba thành phần cơ bản của xã hội như từ trước đến nay vẫn nói là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa
Trong xã hội nước ta đang diễn ra một sự phân tầng rất nhanh chóng và sâu sác cân được nghiên cứu phan
tích, cả về mặt lý luận và thực tiển Khái niệm về giai
cấp công nhân hiện nay được đặt ra như thế nào? ở các
nước có trình độ phái triển cao, cuộc tranh luận về công
Trang 30nhân cổ trắng và công nhân cổ xanh dã lùi về dĩ vãng Lucien Sève, nhà triết học Pháp ngày nay đưa ra khái
niệm người lao động tap thể trước sự xâm nhận sâu của
khoa học và công nghệ vào quá trình làm ra sản phẩm (Travailleur collectif) trong khi đó thì André gor3 lại đưa ra khái niệm "vĩnh biệt giai cấp vô sản" vì theo ông ta, trong nền sản xuất hiện đại, không còn khái niệm giai
cấp vô sản như thời Marx nữa, hoạc có chăng là có một
"giai cấp vô sản mới" (néoprolétariat) nhưng với chức năng xã hội hoàn toàn khác trước
Về trí thức, cúng đang có những cuộc tranh luận trên thế giới Đáng chú ý là quan điểm của Alvin Gouldner trong tác phẩm "Tương lai của trí thức và sự đang nổi lên của một giai cấp mới” đã đánh giá cao sự thâm nhập và
tỏa rộng của trí thức trong các mặt hoạt động của đời
sống xã hội và đang có xu thế trở thành một giai cấp mới
Trong các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo phụ nữ, thanh
niên, chuẩn mực xã hội và giá trị cũng đếu có những
cách tiếp cận mới, những quan điểm mới mà chúng ta
cân tham khảo, nghiên cứu để giải quyếL tốt những nội dung có liên quan đến các để tài thuộc chương trình của
chúng ta
6 - Mối quan hệ giữa các chính sách xã hội và công bàng xã hội
Đây là một vấn để lớn còn có nhiều nhận thức, kiến giải khác nhau Điểu đó là tất yết vì không thể có một sự công bảng tuyệt đối cho tất cả mọi thành viên trong xã hội Công bảng xã hội phải mang tính lịch sử cụ thể,
Trang 31không thể thoát ly trình độ kinh tế, chính trị van hóa
mà xã hội đã đạt được
Trước đây, theo cách làm cũ của ta theo mô hình của
Liên xô, công bằng xã hội được hiểu và thực hiện theo kiểu bình quân, đặc biệt là về các mặt phúc lợi xã hội
Điều đó không phải là không có mặt tốt, nhưng không thể tổn tại được vì nó ngân cần sản xuất và xã hội phát triển Sau đó, lại có nhiều ý kiến tán dương mô hình của Thụy Điển và các nước Bác Âu Trên thực tế họ đã giải quyết tốt vấn để phúc lợi xã hội mà sản xuất vẫn phát triển Tuy nhiên, huy chương nào cũng có mật
trái Việc Nhà nước đánh thuế thu nhập cao để điều tiết
lại và tăng phúc lợi cho người có thu nhập thấp (tương đối) khó tránh được hậu quả là tốc độ phát triển chậm lại, tính năng động tích cực của người lao động va nang suất lao động giảm
Vấn đề đặt ra là phải tìm được sự cân đối giữa công
bảng xã hội và phát triển kinh tế Xét đến cùng chỉ có phát triển kinh tế tỐt mới có thể thực hiện được công bang x4 hội tốt và ổn định xã hội
Thực hiện được điểu đó quả thật không đơn giản nhất là trong điều kiện cụ thể của nước ta, nơi mà áp lực dân số còn cao (hiện nay đã hơn 70 triệu người), những hậu quả chiến tranh còn rất nặng nề với hàng triệu gia đình liệt sĩ,
Trang 32dựng và bảo vệ tổ quốc với một bên là những bọn mọt dân, hại nước, làm ăn phi pháp, thu nhập bất minh, tham những có tổ chức Chính những cái đó gây nên sự bất bình, công phẫn, không đồng tình (dissensus) trong xã hội mà các tổ chức của Đảng và Nhà nước phải đặc biệt quan tâm
Vấn để công bảng xã hội không thể giải quyết một sớm, một chiều và chỉ bằng các chính sách xã hội, của Nhà nước Điều quan trọng hơn là phải đơng viên được
tồn xã hội tham gia Tiểm lực của dân tộc với các đức tính tử tâm, thiện chí, sống có nghĩa, có tình đã được lịch
sử đất nước chứng minh và nếu được phát huy sẽ có khả năng rất lớn góp phần giải quyết vấn để
7 - Mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh' công
cuộc đổi mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Quá trình đó gần liền với các thay đổi rất sâu sắc và
nhanh chóng trên mọi mặt của đời sống xã hội Thực
tiễn trong mấy chục năm qua, đặc biệt là từ khi thống nhất đất nước đến nay cho thấy muốn xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội, một trong những nhiệm vụ quan
trọng là phải biết quản lý xã hội một cách khoa học về cả hai mặt vĩ mô và vi mô
Trang 33chưa chú trọng mạt chính sách xã hội Đại hội lần thứ
VI của Đảng lân đầu tiên đã dua van dé đó vào báo cáo chính trị và Nghị quyết
Song từ nghị quyết đến fhực tiễn cuộc sống không phải đơn giản, dễ dàng Các kỳ họp của Ban chấp hành trung ương Đảng và Quốc hội sau đó đều nghiêm túc đánh giá
là nhiều vấn để xã hội cấp bách chậm được giải quyết,
thậm chỉ một số vấn đề còn nghiêm trọng hơn
Trên thực tế, phải thửa nhận râng không riêng gì ở nước ta, mà ở nhiều nước trên thế giới, thậm chí ở những nước có trỉnh độ phát triển kinh tế cao, nhiều vấn để xã hội cũng vẫn làm đau đầu, buốt óc các nhà lãnh đạo đất nước và quản lý xã hội
Về mặt phương pháp luận, sự kết hợp giữa mặt kinh tế và mạặt xã hội là v4 cùng quan trọng trong công tác
thực tế của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan cua
Đảng và cơ quan về kế hoạch hóa `
Trên thực tế, điều đó thể hiện trong việc chuẩn bị và
thẩm tra qua thực nghiệm đối với các dự thảo nghị
quyết, trong việc lựa chọn những phương hướng tốt nhất để lãnh đạo các quá trình kinh tế và xã hội, trong việc
dy đoán những kết quả về mặt xã hội của những quyết
định với các vấn để kinh tế, thậm chí cả về các vấn để chính trị tư tưởng
Theo quan điểm ấy, những công trình nghiên cứu xã hội học (nếu được tiến hành tốt, có chất lượng) có một tầm quan trọng lớn lao đổi với việc xây dựng các kế
hoạch kinh tế và xã hội
Trang 34Điều cần nhấn mạnh ở đây là việc tiếp cận các vấn
để kinh tế cũng như việc tiếp cận các vấn để xã hội chỉ
là những cách đề cập khác nhau đối với việc nghiên cứu một quá trình độc nhất, có quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và thâm nhập vào nhau Vì vậy, khi nói đến mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội thì không phải là nhấn mạnh những gì phân chia, ngăn cách
hai lĩnh vực ấy của khaa học về con người, mà phải
nhấn mạnh những gì gắn bó chúng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, về cách giải quyết những vấn đề mà từng môn một tách ra không đủ sức giải quyết
Một lối tiếp cận như vậy là đặc biệt quan trọng dẫn đến những kết luận của những người chuyên nghiên cứu
các khoa học về can người tạo thành cơ sở khoa học cho
chủ thể lãnh đạo và quản lý định ra được những phương hướng phát triển đúng đán của xã hội
II - Một số vấn để phương pháp nghiên cứu xã hội
học
Phương pháp nghiên cứu xã hội học là một vấn dé hết súc rộng lớn về quy mô và phong phú về nội dung Đã có hàng loạt bộ sách công phu viết về vấn đề này,
và cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học trong
thời đại ngày nay, không ngừng xuất hiện những phương pháp mới Trong bài này, tôi chỉ để cập đến một số vấn dé có tính chất chung
1 - Bất cứ ngành nào trong khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng chỉ có thể trở thành môn khoa học
khi nó xây dựng được một hệ thống hoàn chinh các khái
Trang 35niêm cho phép có thể hướng vàn việc tiến hành quan
sát, điều tra, thực nghiệm
Nói một cách khác, môn khoa học xã hội nào cũng phải
đi trên hai chân: phương pháp luận và phương pháp tiếp
cận đối tượng nghiên cứu Khái niệm phương pháp luận và
phương pháp có thể khác nhau giữa các nhà nghiên cứu
khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng, nhưng
tổng hợp lại, có thể nêu lên mấy nhận xét chung:
a- Phương pháp luận bao gồm hệ thống khung quy chiếu những quan điểm lý luận (những quan điểm lý luận
này thường được gắn với hệ tư tưởng) và khái niệm khoa
học, những hoạt động của tư duy khoa học độc lập với
mọi sự nghiên cứu có nội dung cụ thể nhằm nhận thức được bản chất đối tượng nghiên cứu
b- Phương pháp là cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách có tổ chức, có hệ thống Phương pháp bao giờ cũng cụ thể, cũng gần với một nội dung riêng biệt
Do đó, việc chọn phương pháp nào thích hợp cho một
nội dung để tài nghiên cứu là hết sức quan trọng
Nhiều nhà nghiên cứu đã khái quát lại một cách đơn
giản sự khác nhau giữa phương pháp luận và phương
pháp như sau: trong khi phương pháp luận phải giải đán câu hỏi cái gi? (quoi?) thi phương pháp phải trả lời câu hỏi như thế nào? (comment?)
Trang 36quá trình tiến hành một cuộc điều tra xã hội học, những quan điểm lý luận và phương pháp luận thường xuyên làm nền tư tưởng chỉ đạo các phương pháp điểu tra, và ngược lại, việc thực hiện nghiêm túc, sáng tạo các phương pháp điều tra nhiều khi có tác động trở lại giúp vào việc điều chỉnh, bổ sung các quan điểm phương pháp luận cần thiết
2 Mọi công trình nghiên cứu trong khoa học nói
chung, khoa học xã hội nói riêng đều cần sử dụng những phương pháp có tính khoa học nghiêm túc có thể áp
dụng vào những vấn đề nghiên cứu thuộc cùng loại hình
và với những điều kiện tương tự Đó là những công cụ kỹ thuật (outils techniques) Việc lựa chọn những kỹ thuật
đó phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu mà mục tiêu
nghiên cứu lại gắn với phương pháp nghiên cứu Từ sự
phụ thuộc lẫn nhau đó mà thường nảy sinh sự lẫn lộn
giữa phương pháp và kỹ thuật Cũng có nhà nghiên cứu xã hội học như Jacqnes Leclercq thay từ kỹ thuật bằng cách thúc (procédé)
Lẩy gì làm tiêu chuẩn để phân biệt giữa phương pháp và kỹ thuật (boạc cách thức)?
Thông thường, kỹ thuật chỉ được sử dụng trong những giai đoạn tác nghiệp hạn chế (thí dụ: phỏng vấn là một kỹ thuật) còn phương pháp là một phương cách tư duy bao gồm nhiều tác nghiệp, nhiều kỹ thuật
Trang 37hội nói chung vả xã hội học nói riêng trên thế giới ngày
nay, những phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu ngày cảng nở rộ Đó cũng là diều dễ hiểu vì các đối tượng của các môn khoa học xã hội ngày cảng mở rộng, sự thâm nhập
giữa khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã
hội ngày càng đi vào chiều sâu Trong khi đó thì ở ta việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật điều tra xã hội học còn đơn sơ, nghèo nàn, phan lớn chỉ quanh quẩn với kỹ thuật điều tra xã hội hoc bang ban ang - két
Trong vấn để này cũng lại nảy sinh một nghịch lý: điểu tra bằng ảng két là rất tốn kém trong khi kinh phí dành
cho nghiên cứu khoa học chỉ có hạn
Đó là một mâu thuẫn, một khó khăn lớn mâ để tải
nào cũng nêu lên
Có thể tìm lối thoát bâng cách não?
Theo tôi, trước hết phải giải phóng tr tưởng khỏi nhận
thức hỉnh như xem cách điều tra bảng bản ăng két là hựp
lý nhất và có hiệu quả nhất Tôi không có ý cho rằng không cần điều tra bằng bản ãng két mà chỉ muốn nỏi ràng đó không phải là phương pháp duy nhất trong điều
tra xã hội học
Chúng ta phải cố gắng học tập và dần dần sử dụng thành thạo các phương pháp và kỹ thuật khác trong diểu tra xã hội học Ở đây, chỉ xin gợi ý về một vải điểm để tham khảo:
Trang 38a- Trong nhiều trưởng hợp, để đạt hiệu quả cao của
diéu tra, cẩn sử dụng phương pháp phỏng vấn theo chiều sâu (in-depth interview) hoặc phỏng vấn lập trung vào
một mục tiêu (Íocused interview)
b- Một phương pháp rất thông dụng ở các nước
phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ, Anh là "khảo sát xã hội"
(social survey) Về thực chất, dây cũng là một loại hình ang kết, nhưng nhằm thu nhập những thông lin đẩy đử
nhất có thể có được về những cộng đồng xã hội khác
nhau, về các thành phố, vùng địa lý, nhóm nghề nghiệp Khi phương pháp khảo sát xã hội đó được vận dụng để nghiên cứu một trường hợp riêng biệt nào đó thì người ta
xem, đó là phương pháp diéu tra đối tượng riêng biệt
(étude de cas, case study)
Trong phương pháp này, người ta có thể sử dụng cả những tư liệu của cá nhân như thư từ, tự thuật nhằm làm rõ tính cụ thể điển hình của nhân vật trong một bối cảnh xã hội nhất định Phương pháp này đã được sử dụng lấn đầu tiên bởi W.IThoemas và F.Znaniecki để viết nên tác phẩm xã hội học nổi tiếng "Người nông dân Ba lan ở châu Âu và châu Mỹ" xuất bản thành ba tập trong những nam (1918-1920) Tác phẩm này đã có ảnh
hưởng lớn đến xã hội học Mỹ
c- Phương pháp nghiên cứu chuyên khảo hoặc chuyên
Trang 39Tủ một đối tượng hẹp, LePlay sau đó đã sử dụng phương pháp chuyên khảo sang những đối tượng rộng hơn như vùng lãnh thổ, các dân tộc
d- Phương pháp thăm dò dư luận xã hội hiện nay cũng đã dược dùng phổ biến và đã tỏ rõ hiệu quả trong việc
giúp các nhà lãnh đạo chỉnh trị làm tốt hơn nhiệm vụ
quản lý kinh tế, quản lý xã hội Trong lĩnh vực này người ta thưởng nói đến vai trò và tác dụng của các viện điều tra dư luận xã hội nổi tiếng như Gallup, Harris
Tổng kết kinh nghiệm hang tram nam hoạt dộng các viện đó đã có thể xây dựng thành những mẫu chủ (échantilon maitre master sample) hội tụ trong chúng những nét đặc trưng tiêu biểu nhất về các mạt dân tộc,
lịch sử, văn hóa, nghề nghiệp, tâm lý xã hội Do dó số
mẫu điều tra không nhiều, nhưng kết quả dạt dược
thường là khá chính xác
đ- Một phương pháp khác cũng khá phổ biến là khảo sát lại (panel) một vấn đề đã được điều tra trước do mọt
thời gian (5 năm, 10 năm) để kiểm tra kết quả của những lần trước và những vấn để mới nảy sinh
e- Phương pháp lịch sử: sử học với tư cách là một môn khoa học tái tạo lại quá khứ bàng những tư liệu tổng hợp những hoạt động và trí thức chứa đựng những kinh nghiệm của con người với tư cách là chủ thể của xã hội Nhà xã hội học im thấy ở đó những tư liệu cần thiết
cho việc hiểu biết xã hội hôm qua va hom nay Jacques
Trang 40phương pháp 'lịch sử rất quan trọng đối với các nhà
nghiên cứu xã hội học
Tuy nhiên, phải biết sử dụng phương pháp này với một tỉnh thần phê phán, vừa phải thấy những ưu điểm, vừa phải thấy những mặt hạn chế của nó
g- Phương pháp so sánh: chúng ta đều biết rằng khác với khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, phương
pháp thực nghiệm xã hội là mội điều rất khó thực hiện,
nhiều lắm cũng chỉ có thể làm trong mot phạm vi han chế nảo đó Để thay thế cho phương pháp thực nghiệm xã hội, nhà xã hội học có thể sử dụng phương pháp so sánh, từ nghiên cứu những vấn để cụ thể của xã hội mà rút ra những yếu tố ổn định, những hàng lượng có tính trừu “tượng và chung nhất để giải thích các vấn để xã hội Emile Durkheim đã đánh giá rất cao phương pháp này,
xem đó "thật sự là một thực nghiệm xã hội gián tiếp"
h- Phương pháp biện chứng: phương pháp này được xem như là phương pháp có nhiều điểm ưu việt vì nó xem xét các hiện tượng xã hội trên một quan điểm tổng thể, có hệ thống theo sự phát triển của lịch sử, trong mối
quan hệ và tác động qua lại giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng, và xuất phát từ sự quan sát khách quan quá trỉnh vận động của các mâu thuẫn thống nhất thể hiện hàng ngày trong đời sống xã hội quanh ta
¡- Phương pháp thống kê có vai trò và vị trí rất quan
trọng trong nghiên cứu xã hội học Nếu người ta điễn đạt