Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

302 9 0
Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển kinh tế quá “nóng” dựa trên khai thác tài nguyên thiên niên đã khiến cho nhiều quốc gia phải đối mặt với các vấn đề an ninh môi trường, kinh tế và con người. Trong bối cảnh đó, mô hình tăng trưởng xanh ra đời và ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách bởi tăng trưởng xanh giúp giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững của môi trường. Trong mô hình tăng trưởng xanh mà các quốc gia trên thế giới đang theo đuổi không thể thiếu một cầu nối quan trọng đó là các ngân hàng xanh. Ngành ngân hàng là một trong những kênh cung cấp dịch vụ tài chính chủ yếu cho các dự án công nghiệp như sản xuất thép, xi măng, hóa chất…là những ngành đang gây ra lượng phát thải carbon lớn nhất. Mặc dù ngành ngân hàng không bao giờ được xem là một ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường song quy mô hoạt động hiện nay của ngành này đã làm gia tăng đáng kể lượng carbon trong hoạt động nội bộ do sử dụng năng lượng lớn (chiếu sáng, thiết bị điện, in ấn…). Bên cạnh đó thông qua các tác động bên ngoài bằng các khoản tín dụng tài trợ cho các dự án gây tác động xấu đến môi trường sinh thái đã khiến cho ngành này gián tiếp gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường. Với hoạt động có tác động đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, việc phát triển dịch vụ NHX sẽ là những nỗ lực đầu tiên giúp các ngân hàng tiến hành các khía cạnh liên quan đến bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang phải đối mặt với không ít các thách thức của tiến trình phát triển như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an sinh xã hội.. Trong thời gian qua, nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu tài nguyên thô. Điều đó đã làm cho cường độ phát thải carbon của Việt Nam liên tục gia tăng. Theo Báo cáo chỉ số phát triển thế giới của World Bank (2020) Việt Nam có tốc độ phát thải khí nhà kính nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với cường độ carbon gia tăng 48% trong giai đoạn 2004 – 2014, tốc độ này của Việt Nam đã cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc – nơi được coi là có tốc độ tăng trưởng phát thải nhanh nhất thế giới. Môi trường bị đe dọa một cách trầm trọng, biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang gây ra các tác động tiêu cực đến đời sống con người và tạo ra áp lực trong việc phát triển kinh tế bền vững. Do vậy, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng xanh là một xu thế tất yếu. Ngày 25 tháng 9 năm 2012 Chính phủ đã ban hành quyết định số 1393/QĐ – TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược này đã chỉ rõ “Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền và tổ chức xã hội...góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân” Để thực hiện thành công chiến lược này, cần có sự phối hợp của các bộ, ban ngành, đặc biệt là sự đóng góp rất quan trọng của các NHX. Tuy nhiên, tại Việt Nam khái niệm NHX còn khá mới và chỉ được đề cập trong khoảng vài năm trở lại đây. Hiện tại chúng ta chưa có một NHX đúng nghĩa, trong hệ thống NHTM Việt Nam, hoạt động NHX đã phát triển ở một số khía cạnh nhất định. Cụ thể việc phát triển dịch vụ NHX được thực hiện thông qua một số dịch vụ giao dịch trực tuyến đã đảm bảo được một số tiêu chí quan trọng và có thể được xếp vào hoạt động NHX như ngân hàng trực tuyến, thanh toán bằng thẻ…hoặc các khoản tín dụng xanh tài trợ cho dự án đầu tư xanh. Gần đây nhất, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong số các ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp các gói tín dụng xanh cho nền kinh tế. Là một ngân hàng thương mại lớn với tổng tài sản đạt 1.515.685 tỷ đồng, với 190 chi nhánh và 815 phòng giao dịch, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có năng lực và điều kiện nhất định trong việc phát triển dịch vụ NHX. Trên thực tế, Ngân hàng đã cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử như Internet banking, Mobile banking… để tăng tiện ích cho khách hàng, giúp tiết kiệm tài nguyên và giảm thải ra môi trường, đồng thời trong hoạt động cấp tín dụng, Ngân hàng cũng đã tham gia tài trợ cho các dự án BVMT, xem xét các yếu tố MT-XH trong các dự án. Dư nợ tín dụng xanh của BIDV hiện nay chiếm khoảng 5,8% trong tổng dư nợ của Ngân hàng này và cao hơn trung bình của ngành là 3%. Mặc dù con số này còn khá khiêm tốn nhưng so với hệ thống ngân hàng, BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong và tích cực trong việc phát triển dịch vụ NHX và có đã có những thành công nhất. Trong thời gian qua, ngoài việc cung cấp tín dụng xanh cho khách hàng, BIDV còn là NHTM duy nhất trong hệ thống thực hiện vai trò ngân hàng bán buôn nguồn vốn tín dụng xanh của Ngân hàng Thế giới tài trợ thông qua các dự án tài chính nông thôn; dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VNSAT) với quy mô vốn lên tới 650 triệu USD. Có thể thấy rằng cho đến nay BIDV vẫn giữ vai trò là ngân hàng đầu tàu trong việc triển khai các dịch vụ NHX. Các dịch vụ này là bộ phận quan trọng trong việc phát triển dịch vụ NHX nói riêng và xây dựng NHX nói chung. Tuy nhiên, so với yêu cầu của một dịch vụ NHX đúng nghĩa thì dịch vụ NHX của Ngân hàng chưa được phát triển rộng rãi và phổ biến. Vẫn còn một số bất cập nhất định trong việc triển khai đồng bộ dịch vụ NHX tại Ngân hàng như: (i) chưa thành lập được bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro MT-XH theo yêu cầu của Đề án Phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam; (ii) chưa có chiến lược cụ thể trong việc phát triển dịch vụ NHX và xây dựng mô hình NHX; (iii) Hiểu biết của lãnh đạo ngân hàng cũng như năng lực của cán bộ thẩm định dự án đầu tư xanh còn hạn chế...Do đó, Ngân hàng cần có các giải pháp cụ thể phát triển dịch vụ NHX trong tương lai nhằm: Thứ nhất, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam và phù hợp với các cam kết gia nhập các tổ chức quốc tế. Thứ hai, hạn chế một số rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro danh tiếng và rủi ro pháp lý cho ngân hàng khi cho vay các dự án liên quan đến vấn đề môi trường xã hội, nâng cao chất lượng tín dụng cũng như góp phần nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong dài hạn. Thứ ba, giúp ngân hàng phát triển bền vững trước những đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững và những thách thức to lớn của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ vấn đề phát triển dịch vụ NHX ở các ngân hàng thương mại, điển hình là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có ý nghiã quan trọng và hết sức cấp bách. Với những lý do đó, NCS đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở các chỉ tiêu đo lường phát triển dịch vụ NHX và xác định mô hình phát triển dịch vụ NHX, luận án đi đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHX, xem xét các nhân tố chính tác động đến việc phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ thêm các lý luận cốt lõi về phát triển dịch vụ NHX của ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHX của BIDV - Phân tích và đánh giá yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHX, trên cơ sở đó tiến hành khảo sát để thấy được mức độ hiểu biết của các nhà quản lý ngân hàng BIDV về các vấn đề liên quan đến NHX và dịch vụ NHX. Đồng thời tiến hành khảo sát khách hàng để thấy được sự quan tâm, nhu cầu và thực trạng sử dụng dịch vụ NHX của họ. - Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHX tại BIDV, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHX và kết quả khảo sát để tìm ra những kết quả đạt được cũng như một số hạn chế của ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ NHX và nguyên nhân của các hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, có cơ sở khoa học để phát triển dịch vụ NHX của Ngân hàng BIDV. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Dịch vụ NHX được phát triển trên những khía cạnh nào? 2. Các chỉ tiêu nào đo lường sự phát triển dịch vụ NHX? 3. Việc phát triển dịch vụ NHX của ngân hàng TMCP BIDV Việt Nam đã đạt những kết quả nào? 4. Những hạn chế nào trong việc phát triển dịch vụ NHX tại BIDV và nguyên nhân của các hạn chế đó là gì? 5. Sự phát triển dịch vụ NHX bị tác động bởi các nhân tố nào và mức độ tác động ra sao? 6. Để phát triển dịch vụ NHX tại BIDV cần có giải pháp nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: dịch vụ NHX Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ NHX trên hai mảng tín dụng xanh và dịch vụ ngân hàng điện tử Phạm vi thời gian: các thông tin và số liệu thống kê sơ cấp và thứ cấp dùng để nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2020 và đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ NHX đến năm 2025. Phạm vi không gian: luận án nghiên cứu toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: hệ thống hóa, phát triển và làm phong phú thêm những vấn đề lý luận cơ bản về NHX, dịch vụ NHX và phát triển dịch vụ NHX. Đồng thời tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ NHX làm cơ sở cho đưa ra các giải pháp và khuyến nghị. Ý nghĩa thực tiễn: Với những giải pháp có tính khả thi để phát triển dịch vụ NHX của ngân hàng BIDV, luận án sẽ góp phần vào việc phát triển bền vững ngân hàng BIDV Việt Nam trong quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế. Thông qua đó tạo ra sự lan tỏa và thúc đẩy các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng xây dựng và phát triển NHX hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục phụ lục. Luận án có kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở luận về phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại. Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 4: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 5: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG TRẦN THỊ KIM LIÊN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG TRẦN THỊ KIM LIÊN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Thanh Quế TS Hoàng Thị Minh Châu HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập cá nhân Các số liệu, kết nêu luận án trung thực, chưa công bố cơng trình nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng Tác giả Trần Thị Kim Liên MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xii DANH MỤC BẢNG xiv DANH MỤC HÌNH xvi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .xvii LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài .1 Mục đích nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu .5 Ý nghĩa khoa học thực tiễn .6 Kết cấu luận án CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan cơng trình nghiên cứu ngồi nước có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước .7 1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu nước 13 1.1.3 Những giá trị đạt khoảng trống cần nghiên cứu .17 1.2 Phương pháp nghiên cứu .20 1.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, liệu 20 1.2.2 Phương pháp phân tích tài liệu, liệu .21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 24 2.1 Tổng quan ngân hàng xanh dịch vụ ngân hàng xanh .24 2.1.1 Ngân hàng xanh 24 2.1.2 Dịch vụ ngân hàng xanh 33 2.2 Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh ngân hàng thương mại .41 2.2.1 Quan niệm phát triển dịch vụ ngân hàng xanh ngân hàng thương mại 41 2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ ngân hàng xanh NHTM 42 2.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng xanh Ngân hàng thương mại 47 2.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng xanh số ngân hàng thương mại nước học NHTM CP Đầu tư Phát triển Việt Nam .54 2.3.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng xanh ngân hàng nước 54 2.3.2 Bài học NHTM CP Đầu tư Phát triển Việt Nam 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 68 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .69 3.1 Khái quát chung Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam 69 3.1.1 Quá trình hình thành phát triển ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam .69 3.1.2 Mơ hình tổ chức mạng lưới hoạt động BIDV 70 3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam .72 3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng xanh Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam 76 3.2.1 Bối cảnh đời khung khổ pháp lý ngân hàng xanh Việt Nam 76 3.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng xanh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam 83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 104 CHƯƠNG 4: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 105 4.1 Khảo sát nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng xanh NHTM CP Đầu tư Phát triển Việt Nam 105 4.1.1 Giả thuyết mơ hình nghiên cứu .105 4.1.2 Thiết kế nghiên cứu 117 4.1.3 Kết khảo sát .119 4.2 Khảo sát hiểu biết nhà quản lý ngân hàng dịch vụ ngân hàng xanh 135 4.2.1 Kết thống kê mẫu 136 4.2.2 Kết khảo sát 137 4.3 Khảo sát hiểu biết doanh nghiệp dịch vụ ngân hàng xanh nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh .149 4.3.1 Kết thống kê mẫu 150 4.3.2 Kết khảo sát 152 KẾT LUẬN CHƯƠNG 163 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 164 5.1 Đánh giá chung thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng xanh Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam 164 5.1.1 Những kết đạt .164 5.1.2 Một số tồn tại, hạn chế nguyên nhân .169 5.2 Bối cảnh định hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng xanh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 .178 5.2.1 Bối cảnh kinh tế dự báo xu phát triển ngành ngân hàng nói chung BIDV nói riêng .178 5.2.2 Định hướng phát triển dịch vụ NHX Ngân hàng BIDV đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 182 5.3 Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng xanh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam 189 5.3.1 Xây dựng khung chiến lược lộ trình phát triển ngân hàng xanh 189 5.3.2 Nâng cao nhận thức ban lãnh đạo Ngân hàng nhân viên vấn đề liên quan đến ngân hàng xanh dịch vụ ngân hàng xanh .196 5.3.3 Nâng cao hiệu hoạt động ngân hàng .197 5.3.4 Hoàn thiện chiến lược Marketing ngân hàng .198 5.3.5 Giải pháp thúc đẩy tín dụng xanh phát triển BIDV 200 5.3.6 Giải pháp thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển BIDV 212 5.4 Một số kiến nghị 216 5.4.1 Đối với quan quản lý Nhà nước 216 5.4.2 Đối với doanh nghiệp 222 KẾT LUẬN CHƯƠNG 223 KẾT LUẬN 224 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .226 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 228 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ADB ASEAN BIDV BVMT CNTT CP DN DNNVV DPRR DS DV GDP GIB HSTD KNK KPIs KT KTTH MT MT-XH NH NHĐT NHNN NHTM NHTW NHX NL NN PP SL SLKH TCKT TCTC TCTD TD Từ viết đầy đủ Ngân hàng phát triển Châu Á Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam Bảo vệ mơi trường Cơng nghệ thơng tin Chính phủ Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ vừa Dự phòng rủi ro Doanh số Dịch vụ Tổng thu nhập quốc nội Ngân hàng đầu tư xanh Hồ sơ tín dụng Khí nhà kính Hệ thống đánh giá định lượng Kinh tế Kinh tế tuần hồn Mơi trường Mơi trường xã hội Ngân hàng Ngân hàng điện tử Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng Trung Ương Ngân hàng xanh Năng lượng Nhà nước Phân phối Số lượng Số lượng khách hàng Tổ chức kinh tế Tổ chức tài Tổ chức tín dụng Tín dụng PL.24 80% cho chủ

Ngày đăng: 01/11/2022, 17:53

Mục lục

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Mục đích nghiên cứu

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

    6. Kết cấu của luận án

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án