1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHÁM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

58 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 8,12 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

Dé tai: QUAN LY NHA NUGC VE AN TOAN VE SINH THUC PHAM TREN DIA BAN TINH THAI BINH

NGANH DAO TAO: KINH TE

CHUYEN NGANH: QUAN LY KINH TE

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

~ Họ và tên: TS Nguyễn Thị Hương Giang - Họ và tên: Nguyễn Thu Hà

~ Bộ môn: Quản lý kinh tế -L 8 K54F5

Trang 2

TÓM LƯỢC

Thue phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người

; nhưng cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm nếu như không đảm bảo 4 p tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của con sống và phát triển được vệ sinh và an toàn Án toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang là vị tức xúc của mỗi người, vì nó tác động trực

người Ở Việt Nam, công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảng quản lý rất rộng

lớn và phức tạp, đan xen với nhau bởi rất nhiều hoạt động Trên địa bản tỉnh Thái Bình,

công tác quản lý nhà nước về ATVSTP luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, tạo được những chuyển biến rõ rệt, tích cực

trên toàn diện các lĩnh vực của vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn nhiều khó

khăn, thách thức Nắm bắt được tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh Thái Bình,

cùng với quá trình thưc tập tại Sở Công thương tỉnh Thái Bình, hiểu được tầm quan trọng

của quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, em làm đề tài khóa luận: "Quản lý

nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình” Đề tài khóa luận viết

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự

hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trường Đại học Thương mại, cô giáo hướng dẫn, sự động viên của gia đình, bạn bè

Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu trường Đại học Thương mại, phòng đào tạo đại học, phòng công tác sinh viên đã tạo mọi điều kiện cho em học tập và rèn luyện tại trường

Em xin bảy tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Thị Hương Giang, người đã

trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá

trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Sở Công thương tỉnh

Thái Bình đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập, và hỗ trợ cung cấp tài liệu để

em có cơ sở thực tiễn hoàn thành khóa luận

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ em trong quá tình học tập và hoàn thành khóa luận

Trang 4

MỤC LỤC TÓM LƯỢC DANH MUC TU VIET TAT LOI MG DAU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực

phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình 2 Tống quan các công trình nghiên cứu có liên quan:

3 Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Bde šNloflunghilh ÀfÑÄisuasennaaoiraiattitdatoShtiintiiritiatundgacgiaSiE 6 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu: cceireisririseiioeueeu Ổ 4 Phạm vi nghiên cứu: 5 Phương pháp nghiên cứu %.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: $.2 Phương pháp lý thuyết nền: $3 Phương pháp phân tích dữ

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

CHUONG |: MOT SO LÝ LUAN CO BAN CUA QUAN LY NHA NUGC VE AN TOAN VE SINH THUC PHAM O CAP DIA PHUONG

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khải niệm an toàn vệ sinh thực phẩm:

Trang 5

1.2.3 Sự cần thiết của việc quản {ý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm ở ME ÄWĐNE oeeeeeeeeesenreennearreerninnsetodibidaresoniputeotioimasreebseeosnsSTEE 1.3 Nội dung, nguyên lý của quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm cấp địa phương l6 1.3.1 Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm cấp địa phương 16 1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm cấp địa phưương: -ccccccccccSrrrthhrrriririrrrirriirro 18

CHUONG 2: THUC TRANG QUAN LY NHA NUGC VE AN TOAN VE SINH THUC

PHAM TREN DIA BAN TINH THAI BINH 20

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình 20

j0

2.1.1 Khái quát tình hình kinh tê - xã hội của tỉnh Thái Bình:

2.1.2 Tổng quan về tình hình quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

trên địa bàn tỉnh Thái Bình: -s-tteereeretrerrrrererrrerrree 2I

2.2 Phân tích thực trạng vấn đề quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực

phẩm tỉnh Thái Bình -24

2.2.1 Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm

tỉnh Thái Bình: .24

2.2.2 Thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực

phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bìni 2.2.3 Thực trạng thanh tra, kiểm tra đối với an toàn vệ sinh thực phẩm trên dja bàn tỉnh Thái Bình: -34 2.3 Đánh giá thị địa bàn tỉnh Thái trạng quan lý nhà nước về an toàn vệ sinh thị nh phẩm trên cae 37 38

2.3.3 Nguyên nhân cơ bảm: àeeceireirerorie 39

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIEN QUAN LY NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ

Trang 6

3.1.1 Mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Binh: 42 3.1.2 Phương hướng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình: 44 32 Cácgi trên địa bàn tỉnh Thái Bình ¡ pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm -44 3.2.1 Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác chỉ đụo điền hành về vệ sinh an toàn thực phẩm: 45 45

3.2.2 Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác tuyên truyền, giáo dụ

3.2.3 Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm -45

pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

3.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện đào tạo, tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm: 46

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tính Thái Bình

3.3.1 Kiến nghị đối với Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm liên ngành .47 3.3.2 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Thái Bình .47

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIÊU, HÌNH VE

Bang 2.1: Các tiêu chí về thông tin ATVSTP mà người sản xuất, tiêu dùng và người bán hàng nhận được (trang 32)

Bảng 2.2: Tình hình thanh tra, kiếm tra ATVSTP tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018-6/2021 (trang 34) Bảng 2.3: Tình hình xử lý vi phạm ATVSTP tỉnh Thái Bình từ 2018-6/2021 (trang 35) Bảng 2.4: Các nội dung vi phạm ATVSTP chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thái Bình (trang 35)

lều đồ 2.1: Đánh giá của người sản xuất, chế phẩm về công tác QLNN về VSATTP (trang 31)

Biểu đồ 2.2: Đánh giá hiệu quả sử dụng các phương pháp QLNN về ATVSTP

trên địa bàn tỉnh Thái Bình (trang 33)

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT | STT Từ viết tắt | Tiếng Việt | 1 ATTP An toàn thực phẩm

| 2 ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm

| 3 |BŒb Ban chi dao

| 4 |BCĐTƯATTP Ban chỉ đạo trung ương an toàn thực phẩm

| 5 HĐND Hội đồng nhân dân

| 6 NDTP Ngộ độc thực phâm

[7 |QINN | Quan lý nhà nước

Trang 9

LỜI MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

trên địa bàn tỉnh Thái Bình

An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề vô cùng quan trọng và cắp thiết đối với toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bởi vì nó liên quan trực tiếp đến

sức khỏe và tính mạng con người Theo Tổ chức Y tế Thể giới, ngộ độc thực phẩm (NĐTP) chính là nguyên nhân đã gây ra rất nhiều các trường hợp tử vong

người trên toàn thế giới Ngộ độc do thực phẩm luôn là vấn đề bức xúc ở khắp nơi trên

thế giới, đặc biệt ở các quốc gia đang và chậm phát triển Ở Việt Nam, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề hết sức cấp bách, các vụ ngộ độc thức ăn hoặc thực phẩm chế

biến do không đảm bảo an toàn đang diễn biến phức tạp, chưa có xu hướng giảm và xảy ra thường xuyên Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biết

phức tạp, nhu cầu,

phương thức mua sắm của người dân thay đổi, việc kinh doanh, mua bán thực phẩm online vỉ phạm pháp luật có xu hướng gia tăng; việc ngăn ngừa thực phâm nhập lậu, thực

phẩm giả còn hạn chế, khó quản lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu

dùng Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, tính riêng trong năm 2020, toàn

è ATTP, xử lý

10.077 cơ sở với tổng số tiền phạt là 48,6 tỷ đồng Ngành nông nghiệp đã kiểm tra 40.036

ngành y tế đã kiểm tra 406.278 cơ sở, phát hiện 58.317 cơ sở vỉ phạm

cơ sở, xử phạt hành chính 2.737 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp với số tiền phạt là 19,1 tỷ đồng Theo thống kê, trong năm 2020, toàn quốc ghỉ nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm làm 3.094 người mắc và 30 trường hợp tử vong, tăng cả số vụ và số ca mắc so

với năm 2019 Đặc biệt, số vụ ngộ độc thực phẩm độc hại ở khu công nghiệp, trường học, đám cưới, đám giỗ và tại gia đình gia tăng Trong sáu tháng đầu năm năm 2021, toàn

quốc ghỉ nhận 42 vụ ngộ độc thực phâm làm 902 người mắc và 5 trường hợp tử vong Thực tế đó đã đặt ra những khó khăn, thách thức trong vấn đề quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta

Ở Việt Nam hiện nay, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm được lãnh đạo các cấp

quan tâm và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong s

nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Việc nhà nước ban hành pháp lệnh về thú y, pháp lệnh về

'Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật về thủy sản, pháp lệnh về chất lượng hàng hóa, Luật Bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật An toàn thực phẩm đã nâng cao vai trò quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò của UBND các cấp Mới đây,

Trang 10

nhằm tiếp tục đây mạnh công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, Thủ tướng Chính

phủ đã ban hành Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 tăng cường trách nhiệm quản lý nhà

nước về an toàn thực pi n trong tình hình mới, chỉ rõ trách nhiệm và nhiệm vụ đối với

mỗi cơ quan quản lý, các ngành, cấp tại địa phương, đồng thời thể hiện quyết tâm của

Chính phủ trong đảm bảo an toàn thực phẩm đến với mọi người dân

Thai Binh là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh

hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Trong những

năm qua, công tác quản lý nhà nước về ATVSTP luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của

ngành chức năng, các địa phương, công tác quản lý nhà nước về ATTP đã kiểm soát hiệu quả, bảo đảm ATTP trong các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm Tuy nhiên,

theo báo cáo, toàn tỉnh Thái Bình hiện có 5.330 cơ sở sản xuất, chế

ic SO,

lến thực phẩm thuộc:

quản lý ngành Công Thương Số lượng cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh lớn, đa

dạng về chủng loại sản phẩm, hàng hóa trong khi đó kinh phí dành cho công tác lấy mẫu kiểm nghiệm phục vụ công tác hậu kiểm không đáp ứng được yêu cầu Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ làm công tác bảo đảm ATVSTP còn mỏng, cán bộ làm công tác quản lý nhà

nước về ATVSTP chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm cùng lúc phải đảm nhiệm nhiều lĩnh vực

Việc phân định và xác định loại hình cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chưa cụ thé, vì

cấp quản lý về ATTP còn gặp vướng mắc Vi ậy việc phân

lấy mẫu phục vụ đánh giá, kiểm soát nguy cơ gây mắt an toàn thực phẩm và làm căn cứ dé xử lý vi phạm còn ít, chưa phản ánh

đúng thực trạng về công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh Đây là một số khó khăn

trong công tác quản lý nhà nước về ATVSTP hiện nay của tỉnh Thái Bình Vì

được xem xét là một vấn đề nổi cộm cần giải quyết hiện nay Do đó, em lựa chọn nghiên ây, quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình

cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tinh Thai Binh” trong khóa luận tốt nghiệp

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan:

Ngô Quang Độ (2019), Quản lý nhà nước về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Đồng Đa, thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương Mại Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nhà nước của quận Đồng Đa

lề vệ sinh an toàn thực phẩm Tác giả đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước

Trang 11

về vệ sinh an toàn thực phẩm của quận Đống Đa, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại tại

quận Đồng Đa như: các văn bản phục vụ cho công tác quản lý ban hành chậm, thiếu đồng bộ ý thức chấp : công tác thanh tra, xử lý vi phạm chưa thường xuyên; công tác tuyên truyền nâng cao Từ đó tác giả

nh pháp luật về VSATTP trên địa bàn quận còn hạn chế,

đề xuất các giải pháp hoàn thiện QUNN về VSATTP tại quận Đồng Đa trong thời gian tới và đưa ra một số kiên nghị đối với cấp quản lý, hiệp hội, hiệp đoàn có liên quan

Vii Thi Hương Giang (2018), Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các bắp ăn

tập thể trên địa bàn thành phó Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, luận văn thạc sĩ, trường Đại học

Thương Mại Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực

phẩm các bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Tác giả chỉ ra: tinh

Ha Nam đã xây dựng hệ thống chính sách phục vụ QLNN về ATTP, đầu tư cơ sở vật chất

cũng như nguồn vốn vào công tác quản lý, công tác thanh tra kiểm tra đạt kết quả tốt, tiền

hành giám sát nguy cơ ô nhiễm NĐTP thường xuyên tại các bếp ăn tập thể, tích cực trong công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về ATTP Tuy nhiên, còn tình trạng chồng chéo về chính sách và tổ chức thực hiện; công tác tuyên truyền, xử lý vỉ phạm chưa có hiệu quả; thiếu sự phối hợp của các cơ quan trong quản lý, thanh kiểm tra về ATTP Nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý ATTP tại các bếp ăn tập thể tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam: rà soát, mã hóa cơ sở dữ liệu các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trên dia ban; tăng cường giáo dục, truyền thông, nâng cao ý thức trách nhiệm về ATTP; cập nhật thông tin, công khai các hành vi vi phạm, khuyến cáo người tiêu đùng; tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm tại các bếp ăn tập thể trên địa bản an toàn thực phẩm trên địa bàn quận nhà nưới

Trần Thị Thu Hién (2018), Quan

Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương Mại Luận văn

đã hệ thống một số vấn đẻ lý luận về quản lý nhà nước về ATTP tại địa phương, phân tích

và đánh giá thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà

Nội; từ đó để xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn “Tác giả đã chỉ ra những vấn đề nỗi bật trong công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quậ

Nam Từ Liêm Thứ nhất, quận Nam Từ Liêm đã xây dựng hệ thống chính sách phục vụ

QLNN về ATTP, công tác thanh tra kiểm tra đạt kết quả tốt, quận luôn chủ động trong đầu tư cơ sở vật chất vào công tác quản lý; tuy nhiên do quy mô về dân số và địa bàn phức tạp, nhu cầu của người dân quá lớn nên công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận

Trang 12

còn vô vàn khó khăn Thứ hai, người tiêu dùng cần nâng cao kiến thức để có thể nhận biết

và chọn lọc thực phẩm đảm bảo vệ sinh, tránh mua phải thực phẩm kém chất lượng; cũng

như có trách nhiệm báo cáo với các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quận Nam Từ

Liêm nếu phát hiện ra các hành vi vi phạm đề kịp thời giải quyết Thứ ba,

xuất chế biến cần có những biện pháp nhằm đảm bảo ATTP theo đúng tiêu chuẩn được các cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận; đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh, tránh gây tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến toàn xã hội

Ngô Thị Xuân (2014), Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn

huyén Théi Thuy, tỉnh Thái Bình, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương Mại Luận văn

thông qua những lý luận cơ bản về QLNN về VSATTP cấp địa phương đề phân tích thực

trạng QLNN về VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Binh, từ đó tác giả rút ra những đánh giá về vấn đề quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thứ nhất, số lượng văn bản pháp luật quy định về VSATTP nhiều, và khá đầy đủ; tuy nhiên, nhiều văn bản chưa rõ rằng và có sự chồng chéo dẫn đến việc phổ biến các văn bản và các kiến thức về VSATTP không máy hiệu quả Thứ hai, nhận thức của người trực

tiếp sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy vé VSATTP

còn thấp; trong khi đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra về an toàn thực phẩm còn quá ít chỉ 1-2 lần/năm, hầu như chỉ diễn ra đối với các tháng vì hành động bảo vị 'VSATTP Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong huyện là khá tốt, các đợt kiểm tra đều có đủ các cơ quan ban ngành; tuy nhiên, công tác triển khai ở cấp xã còn nhiều bắt cập, sự lỏng lẻo trong quản lý

Nguyễn Văn Anh (2017), Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn

quận 8, thành phố Hô Chí Minh, luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc Gia Theo

nghiên cứu của tác giả, hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa

bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại nhiều hiệu quả, sức khỏe của người dân

được đảm bảo, tình trạng ngộ độc thực phẩm được hạn chế tối đa Các điều kiện

VSATTP tại các chợ trên địa bàn quận 8 được đảm bảo, các siêu thị và các cửa hàng thực

phẩm hiện đại được đầu tư xây dựng, trở thành nơi cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại sự yếu kém trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận, khi chưa kiểm soát được những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, nhiều cơ sở giết mô gia súc, gia cầm vẫn hoạt động trái

Trang 13

phép, Trước thực trạng về QLNN về VSATTP quận 8, tác giả đã đề xuất những giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên

dia ban quan 8, thành phố Hồ Chí Minh

3 Đối tượng, mục tiêu và nị 3.1 Đối tượng nghiên cứu:

m vụ nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với vấn để an toàn vệ sinh thực

phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình 3.2 Mục tiêu nghiên cứu :

Mục tiêu chính của khóa luận là đề xuất giải pháp có căn cứ khoa học nhằm hoàn thiện

quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, các nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài bao gồm: - Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với an toàn vệ sinh thực phẩm ở cấp địa phương - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình

~ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực

phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình

4, Pham vi nghiên cứu:

Không gian nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về ATVSTP trên phạm ví tỉnh Thái Bình

Thời gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về ATVSTP

trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 6 năm 2021, từ đó đề xuất giải pháp kế hoạch đến năm 2030

Trang 14

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Khóa luận thu thập, phân loại tài liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề quản lý

nhà nước về ATVSTP trên địa bàn tỉnh Thái Bình như: các đề án, đề tài, sách tham khảo,

ài báo khoa học chuyên ngành, các luận văn thạc sỹ, đồng thời thu thập, phân loại ic văn bản nhà nước về ATVSTP nói chung và những văn bản nhà nước được tỉnh Thái Bình áp dụng nói riêng đã ban hành như: Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị

quyết, Thông tư, liên quan đến ATVSTP và quản lý nhà nước về ATVSTP

trực tuyến trên Internet của Tổng cục thống

Dé tài còn khai thác và sử dụng các số liệ

kê, Bộ Y tế, các tổ chức Chính phủ, đồng thời sử dụng các quan điềm, đánh giá, nhận định của các chuyên gia về vấn đề quản lý nhà nước về ATVSTP tại Thái Bình đã công

bố

Sau khi có các dữ liệu thứ cấp, tiễn hành đánh giá, lựa chọn, sử dụng dữ liệu phù hợp,

kết hợp với phỏng van, hình thành nên khung lý thuyết nghiên cứu đồng thời sử dụng đẻ

đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn tinh Thai Binh giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 6 năm 2021

%2 Phương pháp lý thuyết

Phương pháp lý thuyết nền là một trong số những phương pháp được thực hiện nhiều trong nghiên cứu định tính Phương pháp này được hiểu một cách đơn giản là phương

pháp dựa trên những dữ liệu cơ bản để tạo ra lý thuyết Các lý thuyết này được hình thành

và phát triển dựa trên sự thu thập và phân tích thông tin của nhà nghiên cứu

ấn đề quản lý nhà nước

Nha nghiên cứu tiến hành thu thập, tập hợp dữ liệu về

toàn vệ sinh thực phẩm, rồi sau đó tìm kiếm ý nghĩa của những dữ liệu đó Nhà nghiên cứu có thể sử dụng những công cụ phù hợp như: phỏng vấn, quan sát trực quan để có thể thu thập được thông tin về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm cấp địa

phương

$.3 Phương pháp phân tích dữ lí

Để phân tích dữ liệu thu thập trên, khóa luận tập trung vào phương pháp phân tích

thống kê truyền thống, sử dụng bảng tính excel Khi sử dụng phương pháp này, các dữ

liệu xử lý bằng phần mềm excel, tổng hợp phân tích dựa trên các phương pháp thống kê

Trang 15

truyền thống, sử dụng bảng tính đề so sánh, khái quát hóa số liệu để đưa ra kết luận chung

nhất về thực trạng vấn đẻ quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn tỉnh Thái Bình Đồng thời sử dụng các công cụ biểu đỏ, đồ thị, bảng biểu để trình bày các dữ liệu t kê và đưa ra các kết luận nghiên cứu về vấn quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn tỉnh Thai Binh g quát hóa + cách khoa học, phục vụ cho việc phân loại, so sánh, tổng hợp hóa, kh: 6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục và các danh mục, đề tài còn bao gồm có 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản quản lý nhà nước vẻ an toàn vệ sinh thực phẩm ở cấp địa phương Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước vẻ an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

Trang 16

CHƯƠNG 1: MỘT SÓ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ

AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHÁM Ở CÁP ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm an toàn vệ sinh thực phẩm:

Theo điều 2, Luật an toàn thực phâm năm 2010, khái niệm an toàn thực phâm được định nghĩa: “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm đề thực phâm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”

inh an toàn là tiêu chuẩn đầu tiên của thực phẩm Để tăng lợi thế cạnh tranh trên

thị trường thương mại quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng chống sự ô nhiễm của các loại vỉ sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia gây ảnh hưởng c khỏe người tiêu dùng

An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng,

đề mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra An toàn vệ sinh thực phẩm cũng

bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện đề tránh các

nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng, Hiểu theo nghĩa rộng, an toàn vệ sinh thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực

phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng

An toàn vệ sinh thực phâm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hư hỏng, biến chất, bị giảm chất lượng hoặc chất lượng kém; thực phẩm không chứa các tác nhân hóa học, sinh

học hoặc vật lý quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật bị bệnh có

thể gây hại cho người sử dụng

An toàn vệ sinh thực phẩm được đặt trong tất cả các khâu của chuỗi thực phẩm, từ quá „ để đảm

bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chúng ta phải làm tốt ở tất cả các khâu của chuỗi thực trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyền, phân phối đến sử dụng Vì vậ)

phẩm

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước đối w

phương:

¡ an toàn vệ sinh thực phẩm ở cấp địa

Thân Danh Phúc (2015, tr.22) nêu rõ: *Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và

nước

điều chỉnh bằng quyền lực nị với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của

con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực

Trang 17

hiện những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và các mục tiêu đã xác định trong từng

giai đoạn phát triển của đất nước”

Quản lý nhà nước về kinh tế là quá trình tác động có tổ chức và bằng quyền lực của nhà nước tới nền kinh tế nhằm sử dụng có

u quả

ác nguồn lực trong và ngoài nước, tận dụng tốt nhất các cơ hội có thể có để đạt mục tiêu đã xác định vẻ phát triển kinh tế của

đất nước trong từng giai đoạn

Quản lý nhà nước về thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nước kinh tế, đó là sự tác

ng có hướng đích, có tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại đến các đối tượng quản lý là thương nhân và chủ thể kinh tế khác cùng với hoạt động trao đổi mua bán của họ thông qua việc sử dụng các công cụ, chính sách,

nguyên tắc và phương pháp quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong từng giai đoạn phát

triên

Từ những khái niệm trên có thê đưa ra khái niệm: Quản lý nhà nước đổi với an toàn vệ

sinh thực phẩm ở cấp địa phương là hoại động của các cơ quan nhà nước, sử dựng quyền

lực nhà nước tác động lên các chủ thể có liên quan đến việc đảm bảo am toàn vệ sinh thực

phẩm cấp địa phương (đơn vị sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng ), nhằm định hướng dân dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vẫn đề ATVSTP; đảm bảo cho thực phẩm sạch

sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng

1.2 Một số lý thuyết của quan lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm ở cấp

địa phương

1.2.1 Đặc diém của quản lý nhà nước vỀ an toàn vệ sinh thực phẩm cấp địa phương

An toàn vệ sinh thực phâm là một lĩnh vực của quản lý nhà nước về kinh tế do đó nó

mang những đặc điểm chung và những đặc thù riêng:

Thứ nhất, quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là hoạt động quản lý mang,

tính quyền lực nhà nước Đây là đặc trưng cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước so với

hoạt động quản lý của các chủ thể khác Quyền lực nhà nước cho phép chủ thể nhà nước

ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tác động đến các chủ thê trong xã hội có liên quan đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bắt buộc các chủ thê này phải

tuân theo Sử dụng quyền lực nhà nước cho phép cơ quan nhà nước thực hiện chức năng

Trang 18

quản lý nhà nước về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, có quyền thanh tra, kiểm tra và áp dụng các hình thức xử lý theo pháp luật đối với những hành vi vi phạm quy định về an toàn thy pl Khi ý thức về an toàn vệ sinh thực pl của các chủ thể trong xã hội

chưa cao thì vi ir dung quyén lực nhà nước là một biện pháp hữu hiệu để đảm bảo an

toàn vệ sinh thực phẩm

Thứ hai, quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm ở cấp địa phương là hoạt động có tính thống nhất Bộ máy quản lý được tỏ chức thành một khối thống nhất từ trung ương

a phương, c

đến phân công cho các sở ban ngành và cho các huyện, xã, điề

vừa đảm bảo tính thống nhất trong quản lý vừa đảm bảo phù hợp với đặc thù của từng địa này

phương Tính thống nhất còn thể hiện ở việc khi các cơ quan địa phương ban hành các văn bản quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương mình thì phải phù hợp với quy định của cơ quan cắp trên, đồng thời phải chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo an

toàn vệ sinh thực phẩm của địa phương mình đối với cơ quan quản lý cấp trên

Thứ ba, quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là hoạt động mang tính liên tục Hoạt động quản lý nhà nước cần phải đảm bảo tính liên tục, kịp thời để có thé đáp

ứng được sự vận động không ngừng của đời sống xã hội Đối với công tác đảm bảo an

toàn vệ sinh thực phẩm cũng phải quản lý một cách thường xuyên, liên tục thì mới có thể đảm bảo được chất lượng của thực phẩm từ đó mới có thể đảm bảo được sức khỏe cho người tiêu ding, vì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của con người diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, việc kinh doanh, buôn bán thực phẩm cũng diễn ra hàng ngày do đó hoạt động quản lý của nhà nước cũng phải đảm bảo tính liên tục

Thứ tư, hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật Khi các chủ thể nhà nước được trao quyền để quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm thì không có nghĩa là họ có thể quản lý một cách tùy tiện, hay áp đặt ý chí của họ vào công tác quản lý mà mọi hoạt động của các chủ thể quản lý phải tuân theo quy định pháp luật, không được làm trái với các quy định của pháp luật

Hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là hoạt động rất phức tạp

Hiện nay có rất nhiều chủ thể trong xã hội sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tuy nhiên

không phải cơ sở kinh doanh nào cũng đăng ký với nhà nước, những cơ sở kinh doanh tự

phát hay những người kinh doanh nhỏ lẻ rất nhiều và rất khó đẻ quản lý Mặt khác với sự

phát triển của kinh tế như hiện nay, các loại thực phẩm rất đa dạng và phong phú, điều

Trang 19

này gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước Do đó, đòi

hỏi các cơ quan nha nước cần phải có sự phối hợp một cách chặt chẽ mới có thê vừa đảm bảo được chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm vừa có thể tạo được hành lang pháp lý

thuận lợi cho sự phát triển của các chủ thể kinh doanh thực phẩm Từ đó tạo nên động lực

thúc đây xã hội phát triển và tăng thêm niềm tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước

1.2.2 Các phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực

phẩm cấp địa phương

Phương pháp quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm cấp địa phương:

Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý của tô chức

Hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phâm cấp địa phương là hoạt động rất phức tạp và có phạm vi rất rộng, do đó muốn quản lý có hiệu quả thì cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp sao cho mang lại hiệu quả nhất Để thực hiện quản lý nhà

nước về ATVSTP cấp địa phương, Nhà nước cần phải thực hiện kết hợp các phương

pháp: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục thuyết phục

- _ Phương pháp hành chính:

Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của nhả nước thông qua các

quyết định dứt khoát và có tính bắt buộc trong khuôn khổ luật pháp lên các chủ thể sản

xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà nước trong quản lý vấn đề ATVSTP

Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu các đối tượng

vi phạm sẽ bị xử lý Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép

đưa ra các tác động hành chính đúng thầm quyền của mình

Phương pháp hành chính được dùng đẻ điều chỉnh các hành vi mà hậu quả của nó có

cho nhà nước Trong trường hợp những hành vi này diễn ra khác với ý muốn của nhà nước, có thể gây ra những nguy hại nghiêm trọng cho xã hội thì nhà nước phải sử dụng phương pháp cưỡng chế dé ngay lập tức đưa hành vi đó tuân theo một chiều hướng nhất định, trong khuôn khỏ chính sách, pháp luật về kinh tế

Trang 20

Hiện nay, nhiều chủ thể kinh doanh tại địa phương mặc dù ý thức được tác hại của việc

kinh doanh thực phẩm kém chất lượng nhưng vì lợi nhuận mà vẫn cố tình vi phạm các

quy định trong sản xuất kinh doanh do đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải sử dụng biện

pháp cưỡng chế, bắt buộc các chủ thê này ngừng ngay các hành vi gây ảnh hưởng đến

tính mạng và sức khỏe người tiêu dùng

-_ Phương pháp kinh tế:

Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của nhà nước, dựa trên những lợi kinh doanh thực phẩm thậm chí là người tiêu dùng thực phẩm ở địa phương, nhằm làm cho đối ích kinh tế có tính hướng dẫn lên các chủ thể là chủ các cơ sở sản xuất, chế biế:

tượng này tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động không bằng cưỡng chế hành chính mà bằng lợi ích, tức là nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng đề họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ Có thể thấy đây là phương pháp quản lý tốt nhất đề thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế

Trong hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP cấp địa phương, các cơ quan nhà nước có thể ban hành những chính sách như miễn, giảm thuế cho các chủ thể kinh doanh thực phẩm sạch, đầu tư hỗ trợ vốn kinh doanh cho các chủ thê kinh doanh thực phâm sạch hoạt động, điều này làm cho các chủ thê sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch thấy được lợi ích

từ đó từ bỏ kinh doanh những thực phẩm kém chất lượng ~ _ Phương pháp giáo dục, thuyết phục:

Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong

việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Phương pháp giáo dục mang tính thuyết phục cao, không dùng sự cưỡng chế, không

dùng lợi ích vật chất mà là tạo ra sự nhận thức về tính tắt yếu khách quan đề chủ thể tự

giác thi hành nhiệm vụ Phương pháp giáo dục sử dụng giáo dục đường lồi, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Giáo dục ý thức lao động sáng tạo, hiệu quả Xây dựng tác phong lao động trong thời đại công nghiệp hóa — hiện đại hóa

Trang 21

Đặc trưng của phương pháp này là giáo dục thuyết phục từ đó nâng cao trách nhiệm

ý thức về sự nguy hại trong việc kinh doanh buôn bán thực

của người dân địa phương

phẩm kém chất lượng của các chủ thẻ kinh doanh đối với sức khỏe con người và sự phát

triển của đất nước

Công cu quan lý nhà nước vẻ an toàn vệ sinh thực phẩm cấp địa phương:

Nha nước sử dụng quyền lực của mình trong điều hành và quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm cấp địa phương thông qua ban hành và áp dụng các công cụ pháp luật, công cụ kế hoạch hóa, công cụ chính sách và các quy định khác để tác động tới các chủ

thể người bán, người mua trên thị trường Sự tác động của hệ thống QLNN về ATVSTP

đến đối tượng trao đổi luôn đặt trong mi quan hệ với môi trường cụ thể, xác định trong từng thời ky

~_ Công cụ pháp luật:

Quản lý bằng pháp luật là quản lý bằng sức mạnh của những quyền uy khách quan kết

hợp với sức mạnh quyển uy của nhà nước Với tư cách là một công cụ quản lý nhà nước

về an toàn vệ sinh thực phâm cấp địa phương, pháp luật ATVSTP bao gồm tông thể các văn bản pháp luật liên quan tới vấn đề an toàn thực phâm cấp địa phương Nó được thê hiện trong hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm do các cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự nhất định

Pháp luật về an toàn thực phẩm cấp địa phương đóng vai trò tạo ra khung pháp lý ôn

định, chính thức về an tòan vệ sinh thực phẩm; xác lập một trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh; bảo vệ, hỗ trợ chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu

dùng ở địa phương

~ Công cụ kế hoạch hóa:

Kế hoạch là một chương trình hành động của chủ thê quản lý bao gồm việc xác định

mục tiêu, các điều kiện và thách thức, biện pháp cần thiết đẻ thực hiện và đạt được mục

tiêu đó n cách tối ưu Công cụ kế hoạch hóa về an toàn vệ sinh thực phẩm cấp địa phương là các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về mục tiêu, biện pháp và các đảm bảo vật chất cần thiết để thực hiện mục tiêu an toàn thực phẩm đặt ra

trong một thời kỳ nhất định (5 năm, 10 năm, ) Kế hoạch ATVSTP cấp địa phương đề ra

Trang 22

cho người sản xuất và người tiêu dùng thực phẩm những phương án kinh doanh, hoạt

động để phù hợp với nhu cầu thị trường, đạt lợi nhuận cao và phát triển bề vững

Công cụ kế hoạch hóa giúp cho chủ thể sản xuất và người dân địa phương biết được mục tiêu và lựa chọn giải pháp thích hợp để đạt tới mục tiêu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, đồng thời tạo ra khuôn khổ, đường hướng để mọi người dân địa phương hành

động tự giác, chủ động và thống nhất trong an toàn vệ sinh thực phẩm

-_ Công cụ chính sách:

Chính sách kinh tế là tổng thê các quan điềm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thê của đất nước Công cụ chính sách về an toàn vệ sinh thực phẩm cấp địa phương góp phần định hướng

hành vi của các chủ thể hướng tới mục tiêu ATVSTP cắp địa phương Chính sách

ATVSTP được ban hành đề giải quyết những vấn đề bức thiết phát sinh về an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm ở địa phương, điều tiết sự mắt cân đối, những hành vi không phù hợp nhằm tạo ra hành lang hợp lý, công bằng, ôn định

trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm ở địa phương

Nhà nước sử dụng các công cụ cũng như đội ngũ thanh tra quản lý ATVSTP cấp địa

phương nhằm thanh tra, kiểm tra, lập lại trật tự sản xuất theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn ATTP của nhà nước Các bộ, ngành có liên quan phói hợp với Bộ Y tế để cùng quản lý các vấn đẻ liên quan đến ATVSTP

1.2.3 Sự cần thiết của việc quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm ở địa phương:

Trong những năm gần đây vấn đề ATVSTP đang diễn ra ngày càng trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại đến tính mạng con người và tiền của

Trước những diễn biến đó thì vai trò của nhà nước trong quản lý an toàn vệ sinh thực

phẩm đặc biệt quan trọng

Trước hết, nhà nước thông qua vi dựng kế hoạch, triển khai và thực hiện

bản pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm để hướng dẫn người tiêu dùng và các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh có định hướng đề sản xuất thực phẩm sạch Ngồi ra, thơng,

Trang 23

ngành và các cấp đề thay mặt nhà nước quản lý chặt chẽ vấn đề ATVSTP Việc xây dựng,

ban hành các văn bản pháp luật về ATVSTP tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức,

doanh nghiệp, cơ sở chế biến và kinh doanh thực phẩm phát triển, đồng thời giảm thiêu

rủi ro trong quá trình chế biến và tiêu dùng thực phẩm, nâng cao sức khỏe con người 'Thứ hai, thông qua việc tô chức, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các chương,

trình kế hoạch có liên quan đến ATVSTP, nhà nước sẽ trực tiếp quản lý vấn đề ATVSTP

ở địa phương Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra cũng như công tác quản lý tại các mm diễn ra các hoạt động buôn bán, tiêu dùng thực phẩm Kiểm soát về sản xt thực phẩm Sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước giúp các tỏ chức, doanh nghiệ la điểm, các trung,

t, chế biến cũng như tiêu dùng của tất cả các mặt hàng

cá nhân đễ dàng tiếp nhận các thông tin vé chiến lược, chính sách, kế hoạch, dự

án và thông hiểu các quyết định của nhà nước

Thứ ba, nhà nước sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra, Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm cáp tỉnh, huyện, xã đề quản lý vấn đề ATVSTP Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thành tra, kiểm tra lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn ATVSTP của nhà nước Thông qua kiểm tra, các chủ thể quản lý tự

điều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATVSTP, co

quan quan lý cấp trên có thể thường xuyên xem xét tình hình, triển khai nhiệm vụ cho cơ quan cắp dưới

Thứ tư, nhà nước tô chức, tuyên truyền giáo dục về ATVSTP cho nhân dân đề nâng cao ý thức và hiều biết về vấn đề này Tổ chức các tháng hình động về ATVSTP đề đây mạnh công tác phòng chống, công tác tuyên truyền giáo dục đạt hiệu quả, góp phần nâng

cao nhận thức người dân

Trang 24

Thứ nhất, nhà nước xây dựng, ban hành pháp luật và các chiến lược, chính sách, quy

hoạch, kế hoạch về an toàn vệ sinh thực phẩm Đây là nội dung quan trọng nhất trong

hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các cơ

quan nhà nước và các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm ở địa phương Nhà nước thu thập dữ liệu, kết quả về ATVSTP tại địa phương, sau đó phân tích nghiên cứu, tiền hành

xây dựng các văn bản pháp luật phù hợp Trong quá trình làm, có sự tham gia của các cơ

quan ban ngành , sự bàn bạc kỹ lưỡng để đưa ra những văn bản pháp luật tốt nhất về

ATVSTP Đồ

Sản xuất, chế tượng chủ yếu mà các văn bản hướng tới là các cơ quan, tổ chức, cá nhân m kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, cũng như nâng cao ý

thức cho người tiêu dùng

Thứ hai, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm Sau khi xây dựng và ban hành các pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm thì tổ chức thực hiện chính là hoạt động đưa pháp luật và các chiến lược, chính sách vào thực tiễn Bản chất

chức và quản lý hoạt động ATVSTP của cơ quan nhà nước và tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật này đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng để hướng dẫn họ thực hiện đúng quy định Tỏ chức thực hiện quản lý tác động trực tiếp tới thành công hay thất bại của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý về ATVSTP Đề tổ chức có hiệu

quả cần đảm bảo đầy đủ nguồn lực, triển khai các văn bản đúng trình tự, khoa học, hiệu

quả

Thứ ba, thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm cấp địa phương: là hoạt động kiểm tra chuyên ngành, thanh tra ATTP do ngành y tế, nông nghiệp, công thương thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra Hoạt động thanh tra điều kiện an toàn thực

phẩm được phân công cụ thể cho từng cơ quan trong bộ máy quản lý, từ trung ương đến

địa phương; quy định rõ quyền hạn của các cơ quan trong thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sản xuất kinh doanh thực phẩm trên thị trường nước ta Việc thanh tra, kiêm tra được thực hiện đúng quy định về thủ tục, thời gian nhằm kịp thời phát hiện sai

phạm để xử lý nghiêm các vi phạm

Thứ tư, xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm: sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thì tùy theo mức độ vi phạm của chủ thê sản xuất, kinh doanh sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành Các hành vi vi phạm về ATVSTP có

thể chịu các mức phạt như: cảnh cáo hoặc phạt tid „ tịch thu công cụ dụng cụ vi phạm, thu

hồi giấy phép kinh doanh

Trang 25

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh:

thực phẩm cấp địa phương:

Nhận thức, tầm nhìn của người tiêu dùng vẻ an toàn vệ sinh thực phẩm

An toàn thực phẩm đã trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, người sản xuất, chế biến, người quản lý các cắp chính quyền An toàn thực phẩm không chỉ góp vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn là nhân tổ

sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Những nhận thức chưa đúng đắn của người tiêu dùng về ATVSTP đang là một trong những nguyên nhân làm gia tăng thiệt hại về người và tài sản của chính mình cũng như của toàn xã hội

quan trọng ảnh hưởng

Yếu tố đầu tiên là do phong tục, tập quán của người dân địa phương thường hay mua hàng ở những nơi tiện cho mình nhất, ở khu chợ truyền thống đông người Các sản phâm hàng ngày mua thường của hộ gia đình khác bán ra với sự gia công bằng tay hoặc bằng

máy thô sơ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Người tiêu dùng chưa nhận thức

được mối nguy hiểm bởi thói quen tiêu dùng trên Những sản phẩm chưa qua kiểm duyệt có thể mang lại một mối nguy hại lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, đôi khi trong số

những thực phẩm đó còn mang mam bệnh ảnh hưởng đến giống nòi

Yếu tố thứ hai là do tâm lý người tiêu dùng thích sử dụng sản phẩm tươi sống Trong

quá trình vận chuyên thực phẩm phải sử dụng các chất bảo quản để thực phẩm được tươi sống Người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tươi sống, đây cũng chính là nguyên nhân cho các cơ sở kinh doanh thực phâm sử dụng nhiều chất bảo quản hơn đối với sản phẩm của mình

Yếu tố thứ ba do nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về các loại thực phâm phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân tăng lên Điều này khiến cho việc cung các loại hàng thực phẩm ở địa phương

tăng lên nhanh chóng, xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm

chưa qua kiểm định về chất lượng ATVSTP, hoặc chưa có giấy chứng nhận an toàn vệ

sinh thực phẩm hoạt động, Hàng loạt những cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực

phẩm mọc lên do thị yếu của người tiêu dùng gây nhiều khó khăn cho các cơ quan QLNN

ở địa phương

Trang 26

Yếu tố thứ tư là việc nhận thức về ATVSTP của người dân địa phương chưa cao Họ

không thấy được mức độ nguy hiểm của các loại thực phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh

và vẫn tiêu dùng các loại thực phẩm mắt vệ sinh do giá rẻ, tạo điều kiện cho các cơ sở sản

xuất kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, sử dụng nhiều chất bảo quản và phụ gia tăng, lên, gây ra mối nguy hiểm lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng Điều này cũng cho thấy việc các cơ sở sản xuất kinh doanh không đủ tiêu chuẩn vệ sinh phát triển ngày càng nhiều là do vẫn có người tiêu dùng mua các loại thực phẩm này Đây cũng là một thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Nhóm các yếu tổ vẻ tô chức bộ máy quản lý, trình độ, năng lực, phẩm chát đạo đức

của cán bộ quản lý:

Thứ nhát, số lượng và chất lượng nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm ở địa phương Số quản lý có chuyên môn về ATVSTP còn rất ít, trong khi địa bàn quản lý rộng, đông dân cư, khó kiểm soát việc trao đổi, mua bán thực phẩm

Thứ hai, trách nhiệm của các cấp các ngành trong công tác quản lý nhà nước về ATVSTP ở địa phương Việc quản lý của một số bộ phận còn chưa đạt yêu cầu Nguyên nhân do một số văn bản pháp luật chưa có hiệu lực cao, năng lực quản lý còn bạn chế,

công tác quản lý ATVSTP còn chậm đổi mới

Bên cạnh đó, việc thiếu về nguồn kinh phí và cơ sở vật chất hiện đại cũng gây trở ngại

lớn trong công tác quản lý nhà nước về ATVSTP Đề kiểm tra chất lượng của các thực

phẩm có đạt ATVSTP hay không cần sự hỗ trợ rất lớn từ các phương tiện máy móc hiện

đại Nếu chỉ dựa vào quan sát, sẽ không thể thấy được các mối nguy hiểm ẩn sâu trong

thực phẩm đó do sự dụng chất bảo quản, chất phụ gia, chất làm tươi sống, thuốc trừ

sâu, Hơn thế nữa, nguồn kinh phí dành cho quản lý về ATVSTP còn thấp dẫn đến hiệu

quả đạt được chưa cao

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VE AN TOAN VE

SINH THỰC PHÁM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

24 Tống quan tình hình và các nhân tố ảnh hướng đến vấn đề quan lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình

3.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình:

Giai đoạn 2016-6/2021, bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đối mặt với

không ít thách thức Trong tỉnh Thái Bình, những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế cùng

với những thiệ

hại do dịch bệnh Covid-19, thiên tai gây ra đã ảnh hưởng lớn đến phát

triển kinh tế của tỉnh Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Tinh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế của tỉnh cơ bản ôn định và đạt được những kết quả tích cực

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển khá toàn diện, có sự chuyên dịch tích

cực trong cơ cấu các ngành và nội bộ ngành; xây dựng nông thôn mới được thực hiện

đồng bộ và đạt kết quả quan trọng Ngành trồng trọt đã hình thành và phát triên nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung cùng loại sản phâm, quy mô lớn Chăn muôi phát triển

theo hướng sản xuất hàng hoá Tính đến năm 2020, toàn tỉnh Thái Bình có 828 trang trại chăn nuôi và trên 7.200 gia trại; có 04 doanh nghiệp đang thực hiện liên kết hợp tác với gần 30 chủ trang trại chăn nuôi, với quy mô liên kết trên 10 nghìn con lợn và hàng trăm nghìn con gia cằm Ngành chăn nuôi của tỉnh Thái Bình ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Covid - 19, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường

Sản xuất công nghiệp và đầu tư xây dựng tăng trưởng khá; cơ cầu lại các ngành sản

xuất đạt kết quả bước đầu Tỉnh Thái Bình đã triển khai thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu

lại ngành công thương, trong đó tập trung phát triển một số ngành công nghiệp theo hướng sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, từng bước xây dựng thương hiệu, sức cạnh tranh của sản phẩm Một số dự án công nghiệp quy mơ lớn hồn thành đầu tư đúng tiền

định như: Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, Nhà máy sản xuất Amôn nitat, Hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Đã hoàn thành Đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh đến năm 2020 và giai đoạn 2020-2030, trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hoàn thành lập quy hoạch điều chỉnh, quy hoạch phân khu mở rộng

6, đi vào sản xuất kinh doanh ôn

Trang 28

một số khu công nghiệp (như Tiền Hải, Thaco-Thái Bình, Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Gia Lễ, Cầu Nghìn) Hoạt động của doanh nghiệp trong Khu kinh tế và các khu công nghiệp cơ bản ơn định; tồn tỉnh hiện có 208/293 dự án tại Khu kinh tế va các khu

công nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Thương i - dịch vụ tinh Thai Binh phát triển theo hướng văn minh, hiện đại Công tác quan lý tài chính ngân sách được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết cầu hạ tầng thương mại tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị và thói quen tiêu dùng của người dân Một số trung tâm thương mại i

chợ, khách sạn cao cấp đã hoàn thành đưa vào khai thác có hiệu quả Dia ban tinh hi 218 chợ, 13 siêu thị, 01 trung tâm thương mại cùng hệ thống cửa hàng thương mại đa dang (Vinmart+, MonkeyFruits, ) Các ngành địch vụ cơ bản phát triển khá mạnh Du

lịch phát triển đa đạng các loại hình gắn với phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; các thông, ngân hàng, bảo hiểm ngày càng phỏ biến, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân Sáu tháng đầu năm 2021,dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dich vụ tiêu dùng tăng 7,6%, tổng kim ngạch xuất nhập khâu hàng hóa tăng 26,9%, lượng hành khách vận chuyển tăng 1 1,5%, lượng hàng hóa

vận chuyền tăng 10,6% so cùng kỳ

Tình hình kinh tế giai đoạn 2016-6/2021 với những bước phát triển toàn diện, đạt nhiều thành tựu quan trọng là điều kiện tiền đề cho sự phát triển trong những năm tới

Thái Bình sẽ tiếp tục đồi mới cơ cấu nền kinh tế và các ngành sản xuất gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh

bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trường, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo hướng văn

minh, hiện đại để phát triển hơn nữa trong tương lai

2.1.2 Tong quan về tình hình quan lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

trên địa bàn tỉnh Thái Bình:

Tình trạng mắt vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay đang

diễn ra rất nghiêm trọng và phức tạp Đặc biệt trong năm 2019, ngay từ đầu năm dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh và lây lan nhanh ở các tỉnh miền bắc, dẫn đến nguy cơ sử

dụng thực phẩm khơng an tồn cho học sinh các trường mẫu giáo, trường tiêu học ăn bán

Trang 29

trữ

các cơ sở cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh ăn uống, dịch vụ ăn uống bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp Trong bối cảnh dịch bệnh Co-vid 19 đang diễn ra như hiện nay

và dự báo còn tiếp tục diễn biến phức tạp thì việc đảm bảo an toàn thực phẩm càng trở

niên quan trọng và cân thiết dé

dịch bệnh ìng cao sức để kháng của cơ thể, góp phần phòng, chống

Trước thực trạng đó dé đảm bảo ATVSTP, Luật An toàn thực phẩm đi vào cuộc sống,

cũng như để nâng cao kiến thức hiểu biết của người dân về ATVSTP Thời gian qua, với

chức năng nhiệm vụ được giao, Chỉ cục ATVSTP tỉnh Thái Bình cùng với UBND tỉnh,

BCP liên ngành ATTP tỉnh, Sở Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành các đơn

vị trong ngành, các cắp chính quyền cơ sở; đẩy mạnh, đa dạng hóa các hoạt động thông

tin truyền thông trên địa bàn toàn tỉnh về điều kiện bảo đảm ATTP; cách lựa chọn, nhận

diện thực phẩm an toàn; những hành vi bị cắm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực

phẩm; tuyên truyền nâng cao trách nÌ

êm của người sản xuất cũng như người tiêu dùng thực phẩm Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, chú trọng công tác hậu kiểm chất lượng ATTP của các sản phẩm thực phẩm, đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm hành chính vẻ công tác ATTP trên dia ban tỉnh

Để triển khai công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Công Thương Thái

én Chi thi số 08-CT/TWvà Kết luận số 11-KL/TW của

Ban Bí thư *Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới” Ban hành các văn bản chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của Sở, các

phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, phòng Kinh tế thành phó thực hiện công tác tuyên

truyền, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, tập trung vào các đợt cao điểm: Tết Nguyên đán và

mùa Lễ hội Xuân; Tháng hành động vì an toàn thực phẩm; Tết Trung thu Triển khai Kế

hoạch số 265/KH-BCĐTƯATTP ngày 09 tháng 3 năm 2021 của Ban chỉ đạo liên ngành

“Trung ương về an toàn thực phẩm và Kế hoạch số 54/KH-BCĐ ngày 26 tháng 3 nim

2021 của Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Thái Bình vẻ triển khai “Tháng

hành động vì an toàn thực phâm”, Sở Công Thương ban hành Kế hoạch số 12/KH-SCT

ngày 29 tháng 3 năm 2021 về “Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh, năm 2021” Theo đó, ngành Công Thương tỉnh đã thành

Trang 30

pháp luật về ATTP (chiếm 40 %), 512 cơ sở chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp

luật về ATTP (chiếm 60 %4),

Theo thống kê hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình có hơn 12.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý 5.163 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực

phẩm Để đảm bảo ATVSTP, Chỉ cục ATVSTP tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật

về đảm bảo ATTP tại các bếp ăn tập thể của 50 doanh nghiệp ở 5 khu công nghiệp và

cụm công nghiệp; kiểm tra chuyên ngành công tác chấp hành các quy định bảo đảm

ATTP tại 420 bếp ăn tập thể ở trường mầm non, trường tiểu học bán trú trên địa bàn toàn

tỉnh và kiểm tra hơn 9.600 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh ăn uống, dịch vụ ăn uống

ở tuyến tỉnh và huyện thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Y tế

Công tác bảo đảm ATTP giai đoạn 2011-2021, ngành Công Thương Thái Bình đã đạt

được những kết quả nhất định, không để xảy ra vụ ngộ độc tại các cơ sở sản xuất, kinh

doanh thuộc lĩnh vực quản lý; công tác quản lý nhà nước về ATTP của địa phương thực

hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh, các Sở, ngành, gắn liền trách

nhiệm của lãnh đạo địa phương với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân ô chức thâm định và cấp 340 lượt Giấy chứng ni

dân về ATTP; tổ

ATTP cho 87 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 250 cơ sở sản xuất thực phẩm, tiếp nhận 350 bản tự công bố sản phẩm; tổ chức tổng cộng 35 lớp tập huấn kiến thức về ATTP thu hút

sự tham gia của 3.420 người, trong đó 1.000 tiểu thương tại các chợ trên địa bản tỉnh, 2.420 người là chủ cơ sở, người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

thuộc quản lý của ngành Tham gia lớp tập huấn, học viên được trang bị kiến thức về bảo

dim ATTP; các quy định của pháp luật về ATTP của Chính phủ, Bộ Công Thương ban

hành Hàng năm tô chức các khóa đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP, hội nghị chia sẻ

kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về ATTP cho tổng cộng 668 lượt cán bộ công chức, viên chức, cán bộ chuyên trách lĩnh vực ngành Công Thương quản lý của 7

Chỉ thị số 08- CT/TW của Ban Bí thư, các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân đã nhận thức sâu sắc hơn về tằm quan trọng của công tác bảo đảm ATTP trong tình hình mới Hệ thống tổ chức

quan lý nhà nước về an toàn thực phẩm từng bước được kiện toàn, hoàn thiện để đáp ứng

ân cơ sở đủ điều kiện

huyện, thành phố, 241 xã, phường, thị trắn Sau 10 năm triển khai thực

Trang 31

yêu cầu nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao chất

lượng đời sống của nhân dân

Đảm bảo ATVSTP là việc làm thường xuyên, là một trong những nhiệm vụ chiến lược

để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người Để công tá

tỉnh Thái Bình triển khai hiệu quả trong thời gian tới cần có sự vào cuộc quyết liệt,

quản lý nhà nước về ATVSTP tại

thường xuyên của các cấp chính quyền, ngành chức năng: tăng cường truyền thông đẻ nâng cao ý thức của mỗi người dân khi sử dụng chế biến thực phẩm, đồng thời phát huy

sức mạnh của truyền thông nhằm xóa bỏ cơ sở chế biến tiêu thụ thực phẩm khơng an tồn

cũng là đảm bảo cho lợi ích, sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội

2.2 Phân tích thực trạng vấn đề quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình

2.2.1 Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm

tỉnh Thái Bình:

'Văn bản pháp luật quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được ban hành bởi các cơ quan trung ương và được cụ thẻ hóa thành các văn bản riêng tại tỉnh Thái Bình:

Thứ nhất, văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm do cấp trung ương ban

hành

An toàn vệ sinh thực phâm là một trong những lĩnh vực phổ biến và chịu sự điều chỉnh

của nhiều cơ quan thông qua các văn bản pháp luật Có rất nhiều văn bản quy định về an

toàn thực phẩm, từ Luật được ban hành bởi Quốc hội cho đến các Nghị định được ban

hành bởi chính phủ và kèm theo các Thông tư được ban hành từ ba cơ quan chính trong

Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp

việc quản lý An toàn thực phẩm hiện nay là:

và Phát triển nông thôn thì những văn bản quy định về đảm bảo vệ sinh thực phẩm được

dùng phổ biến nhất là:

Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khoá XI, kỷ hop thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định về

quyền và nghĩa vụ củ á nhân trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; quy

định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và

nhập khâu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm: quy định về kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chan

Trang 32

và khắc phục sự cố về an tồn thực phẩm; thơng tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Nam 2018, chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn

thực phẩm thay thế cho Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ Nghị định này quy

định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm vẻ: thủ tục tự công bố sản

phẩm, thủ tục đăng ký bản công bồ sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm biển đổi gen, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu, ghỉ nhãn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm, truy xuất

nguôn gốc thực phẩm, phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Nghị định 115/2018/NĐ-CP xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thắm quyền xử phat vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm Vỉ phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy

định tại Nghị định này bao gồm: vỉ phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với

sản phẩm thực phẩm; vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phải trong

sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; vi phạm quy định về quảng cáo,

thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm: phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm: truy xuất

nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm khơng an tồn

Thơng tư 25/2019/TT-BYT quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế Theo Thông tư, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm

thực phẩm theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau, bảo đảm theo dõi và nhận

diện được công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phâm Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo lô

sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm cần truy xuất Khi thực hiện truy xuất nguồn gốc

sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực

phẩm sử dụng thông tin được trích xuất từ hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Trang 33

đo cơ sở thiết lập theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này và các nguồn

thông tin khác có liên quan

Thông tư 43/2018/TT-BCT Thông tư quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc

ông thương có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 Bộ Công thương về các nội dung: cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn trách nhiệm của Bộ Thông tư quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm củ

thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ quan kiểm tra nhà nước n toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; chỉ định cơ sở kiếm nghiệm thực

v

phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng: thu hồi và xử lý sau thu

hồi đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn

Kế hoạch 265/KH-BCĐTƯATTP triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 do Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm ban hành

hoạch triển khai với nội dung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bảo đảm an toàn điều

kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, đụng cụ sơ ché, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân

trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an tồn, nói khơng với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng hiểu đúng, tìm hiểu kỹ các thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dùng, đúng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gửi tin bài về hoạt động triển khai Tháng hành động tại địa phương để đăng trên website của các Bộ, ngành

Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ vẻ việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp thực hiện nghiêm túc đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm; tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ

chức cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng

Trang 34

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về an toàn vệ sinh thực phẩm cắp trung ương, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình dựa trên nhu cau va tinh hình thực tế của địa phương, đưa ra các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa phương hướng

hoạt động cho thành phố và các huyện trực thuộc

Quyết định 03/2021/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý

nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình Quyết định này ban hành kèm theo quy định về: Phân công, phân cắp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực

phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình của Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,

Sở Công thương, UBND huyện, thành phó, xã, phường, thị trấn; và quy định phối hợp

thanh tra, kiểm tra, xử lý sự cố về an toàn thực phẩm

Quyết định 780/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành , các Tiêu ban và

tổ công tác giúp việc Ban Chỉ dao liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Thái Bình UBND tỉnh Thái Bình quyết định kiện toàn các Ban Chỉ đạo, Tiểu ban và tô công tác gồm trưởng, ban, phó ban, các thành viên và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ

phận

Ngày 15/3/2021, Sở Y tế Thái Bình đã ban hành Kế hoạch số 20/KH-SYT về việc bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm

năm 2021; với mục đích tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản

lý nhà nước, cơ quan, đơn vị chuyên môn trong việc bảo đảm về an toàn thực phẩm; nâng cao kiến thức của người dân về an toàn thực phẩm và phòng, chống

ngộ độc thực phẩm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Ngày 26 tháng 3 năm 2021, Ban chỉ đạo liên ngành An toàn thực phẩm tỉnh Thái Bình

ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021 số

54/KH-BCD với chủ đề "Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

trong tinh hình bình thường mới" Mục tiêu của Tháng hành động là: Tăng cường công

tác thông tỉn, truyền thông chính xác, kịp thời về an toàn thực phẩm đề cao vai trò, trách

nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP Đẩy

mạnh công tác kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực

Trang 35

toàn Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự

giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm

Thực hiện Kế hoạch số 2069/KH-BCĐTƯATTP ngày 30/12/2020 của BCP liên ngành

Trung ương về an toàn thực phẩm; Chỉ cục an toàn vệ sinh thực phẩm tham mưu Sở Y tế, Ban chỉ đạo liên ngành an toản thực phẩm tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch số 18/KH-

BCD ngay 22/01/2021 về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2021;

với mục đích: Tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn trong việc đảm bảo ATTP Kịp thời phát hiện, chắn chỉnh, xử

kinh doanh thực hiện

lý các trường hợp vi phạm; tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở sản x

các quy định của Luật ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành

Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh Thái Bình ban hành kế hoạch số 135/KH-BCĐ về việc bảo

đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân năm 2021; với mục tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiêm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và

Lễ hội Xuân 2021

Như vậy, có thẻ thấy tỉnh Thái Bình đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ,

kịp thời theo từng thời điểm, phù hợp với nội dung các văn bản cấp trên ban hành, gi

quyết các vấn đề nôi cộm, phản ánh của nhân dân, báo chí, góp phan đảm bảo an toàn vệ

sinh thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình

2.2.2 Thực trạng tổ chức, thực hiện quản {ý nhà nước về an toàn vệ sinh thực

phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình:

Thang 03/2021, UBND tinh Thai Bình ban hành quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhả nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình Cụ thé:

- Sở Y tế: là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh, có trách

nhiệm tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh về chủ trương, cơ chế chính sách, quy hoạch, kế

hoạch, chương trình, đề án, dự án, các giải pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

trên địa bản tỉnh theo lĩnh vực được phân công Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về

an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm: bếp ăn tập thể, căng tin

phục vụ ăn uống tại các doanh nghiệp trong, ngồi khu cơng nghiệp, và các trường đại

Trang 36

học, cao đăng, bệnh viện đa khoa cắp tỉnh và cấp huyện, trung tâm điều dưỡng; các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bỏ sung trên địa bàn tỉnh

~ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn

thực phẩm tỉnh chịu trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành

Nông nghiệp được phân công, phân cấp quản lý theo Điều 63 của Luật An toàn thực

„ khoản 8, 10 Điều 36 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Thực hiện quản lý an toàn

thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối; quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mí

kinh doanh đối với sản pi

phải

sơ chế, chế biển, bảo quản, vận chuyền, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản; quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa im Va cơ sở sản xui đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm

- Sở Công Thương: Là thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực ngành g Thương quản lý Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm lĩnh vực ngành Công Thương quản lý trên địa bản tỉnh

theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: Thực hi

quản lý nhà nước

chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa

bàn theo quy định tại Điều 65 của Luật An toàn thực phẩm Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ

đạo liên ngành an toàn thực phâm của huyện, thành phó; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo các nội dung được phân công, phân cắp tại quy định này Lãnh đạo, chỉ đạo, t6 chức thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành, giám sát điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý Tổ chức thực hiện công tác

thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn Quản lý các cơ sở kinh doanh

thức ăn đường phố, các cơ sở sản xu

kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ và các cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành lập đoàn kiểm tra, phối hợp với các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành cấp trên kiểm tra việc tuân thủ các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý

Trang 37

Công tác quản lý nhà nước về ATVSTP tỉnh Thái Bình nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các p có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, thu hút được sự iến kiến thức tham gia của nhiều đoàn thể, lội Hoạt động tuyên truyền pÏ pháp luật về ATTP được chú trọng triển khai từ tỉnh đến cơ sở Các ban ngành xát

định công tác bảo đảm ATTP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch triển

khai nhiệm vụ của sở, từ đó đề ra các giải pháp đẻ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Với

đặc điểm là tỉnh có mật độ dân cư cao, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, người dân tập

trung phần lớn ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp của địa phương phần lớn là quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình theo phương thức truyền thống vì vậy, tiềm ấn nhiều nguy cơ về mắt an

toàn thực phẩm Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, bên cạnh việc ban hành văn

bản điều hành, chỉ đạo cắp cơ sở nhằm quản lý an toàn thức phẩm trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyên, bảo quản thực phẩm, công tác thông tin tuyên truyền, phô biến giáo dục pháp luật, thì trong giai đoạn 2018- 6/2021, toàn tỉnh Thái Bình đã kiểm tra 67.831

lượt cơ sở thực phẩm, số cơ sở vi phạm chiếm 28% vụ

tông số tiền phạt trên 4 tỷ đồng,

ệc xử lý hình sự nào liên quan đến an toàn thực phẩm Bên

không có vụ vi nh đó, số vụ

ngộ độc thực phẩm đông người trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng giảm dẫn qua các năm, cơ bản được kiểm soát và hạn chế ở mức thấp nhất

Về sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về ATVSTP, UBND tỉnh

Thái Bình quy định:

~ Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và

các cấp chủ động chủ trì tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm theo phạm vi quản lý được phân công

~ Đối với thanh tra, kiễ ban nhân dân tra liên ngành giao ngành Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân

thanh tra, kiểm tra liên ngành hằng năm

ip ban hành kế hoạch

~ Thực hiện theo đúng nguyên tắc trong thực hiện việc thanh tra, kiểm tra bảo đảm không chồng chéo, nếu kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch

thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra của

cơ quan cấp trên

~ Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức cấp cứu, điều

trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm; phối hợp với các ngành liên quan điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc

Trang 38

- Khi phát hiện sản phẩm thuộc lĩnh vực phân công quản lý của sở, ngành khác vỉ phạm

và có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, Sở Y tế là đơn

nh quản lý thực hiện thanh tra, kiểm tra và kết luận

pháp luật, Chỉ cục ATVSTP tỉnh Thái Bình đã đẩy

mạnh, đa dạng hóa các hoạt động thông tin truyền thông, thông tin cảnh báo mối nguy về

vị chủ trì, phối hợp với các sở, nị

Về công tác tuyên truyền phỏ bị:

ATTP cho người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, băng rôn khẩu

hiệu, tuyên truyền lưu động xuống đến các xã trọng điểm trục đường chính trên địa bàn

cách lựa chọn, nhận diện thực phẩm an toàn;

:hễ biến, kinh doanh thực phẩm; tuyên truyền nâng

những hành vi bị cắm trong sản xu

cao trách nhiệm của người sản xuất cũng như người tiêu dùng thực phẩm; phối hợp với

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về ATTP cho học sinh

tiểu học trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Hội nông dân tỉnh, hội nông dân huyện Quỳnh

Phụ, Kiến Xương, Tiền Hải, Hưng Hà, Thái Thụy tổ chức

pháp luật, kiến thức về ATTP cho hàng nghìn hội viên; phố bị:

luật và kiến thức đảm bảo ATTP cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng trên địa bản toàn tỉnh Thái Bình

Ngày 8/9/2020, Sở Công Thương Thái Bình phối hợp với UBND huyện Đông Hưng với tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh

thực phẩm thu các bộ địa chính xã, thị trắn huyện Dong

Hung Tai budi tập huần, các học viên được phô biến những kiến thức cơ bản vẻ an toàn thực phẩm: các mối nguy cơ ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm; phương pháp bảo đảm an toàn cuộc thi tìm hiểu văn bản các qui định của pháp

thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, cỉ

phẩm và một số quy định của pháp luật liên quan đến sản xuất, chế

toàn, các phụ gia, cách lấy mẫu kiểm nghiệm và phân tích chất lượng thực phẩm; hướng

dẫn thực hiện các thủ tục hành chính: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, bản tự

công bồ sản phẩm Trong tháng 10, 11/2020, Chỉ cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình phối hợp với Phòng giáo dục đào tạo huyện Kiến Xương tổ chức 15 buổi nói chuyện chuyên đề về An toàn thực phẩm cho gần 7500 học sinh tiểu học tại 15 trường trên địa bàn huyện Buổi nói chuyện được diễn ra dưới hình thức giao lưu, trả lời câu hỏi

liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm Qua đó học sinh được tiếp cận với một số kiến

thức, thực hành về an toàn thực phẩm như hướng dẫn rửa tay đúng cách, cách giữ gìn vệ

Trang 39

sinh cá nhân, sử dụng thực phẩm bao gói sẵn đảm bảo an tồn, khơng ăn thức ăn hết hạn sử dụng, thực phẩm có màu sắc sặc sỡ, mùi vị lạ, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm -hức, thực hiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa Công t bàn tỉnh , Kết quả tổ chức, thực Bình rất được quan ta trong những năm gần

hiện quản lý của tỉnh Thái Bình với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được thể hiện thông, qua kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra và sự phối hợp của các cơ quan ban

ngành trong quá trình thực hiện

Theo két quả điều tra, đánh giá người sản xuất, chị kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình, ta thấy có tới 43% người được điều tra cho rằng công

tác QLNN về ATVSTP là chưa hiệu quả, 36% trong só đó cho rằng hiệu quả chỉ ở mức

bình thường và 21% còn lại cho rằng công tác quản lý đạt hiệu quả Từ kết quả trên cho

thấy, trong nhận thức của đa số người được điều tra thì hiệu quả của công tác QLNN về ATVSTP là chưa đạt Một số ít cho rằng đã đạt hiệu quả, còn gần 40% cho rằng ở mức độ

bình thường vì công tác QUNN về ATVSTP không ảnh hưởng gì đến đời sống của họ, thể

hiện qua biêu đồ 2.1 như sau:

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của người sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm về công tác QLNN về VSATTP chưa hiệu quá Bhigu qua bình thường Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Vấn đề ATVSTP ngày càng được nhiều sự quan tâm của người dân, những năm gần đây việc tuyên truyền giáo dục về ATVSTP thấy ở nhiều nơi: Tỉ vi, báo chí, mạng internet điều này cũng cho thấy việc quan tâm của nhà nước đối với sức khoẻ người dân Song thực tế cho thấy công tác tuyên truyền không đạt được nhiều hiệu quả: các cuộc

Trang 40

chương trình này hầu như không có tác dụng đến người dân và cơ sở sản xuất, các vụ ngộ

độc, vi phạm ATVSTP thực phẩm trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra

Bảng 2.1: Các tiêu chí về thông tin ATVSTP mà người sản xuất, tiêu dùng và người bán hàng nhận được | STT Nội dung ` cg cee Tiêu thức eee Số lượng + Két qua Tỷ lệ đánh giá đánh giá 2 a (phiêu) (⁄)

| Ti vi, dai báo, internet |7 56,67

i Nguồn cung cấp | Loa phát thanh 7 23,33

| thông tin [Te toi, ap phich 4 13,30

| | Khéng cé loai nao 2 6,67

| Mức độ cung Thường xuyên - : = 5 16,67

[5 | say cấp thông tin ¡Không thường xuyên — J9 30,33

| Rat it 16 53,33

| 5 Tính thiết thực | Thiét the 6 20,00

của thông tin | Bình thường H 36,67

| Khong thiết thực B 43,33

Nguon: Két qua diéu tra cua tac gia Thực hiện khảo sát với tông số phiếu là 80 Người sản xuất và tiêu dùng cũng như những người bán hàng nhận được các thông tin về ATVSTP chủ yếu qua đài, báo, ti vi chiếm 56,67% Có tới 43,33% người tiêu dùng cho rằng thông tin về ATVSTP là không

thiết thực, và mức độ cung cấp thông tin là không nhiều, không thường xuyên chiếm tới

53,3% Hơn nữa, có tới 78% người sản xuất, tiêu dùng và người bán hàng không biết đến

các văn bản liên quan đến vấn đẻ an toàn thực phẩm và trong những người biết về các văn

bản ATVSTP thì có tới 67% cho rằng hầu hết các văn bản này khó hiểu và khó tiếp thu “Theo đó có tới 43% người sản xuất, tiêu dùng cho rằng công tác QLNN về ATVSTP tại

tỉnh Thái Bình là chưa đạt hiệu quả

Trong quá trình thực hiện QLNN về ATVSTP trên dia ban tỉnh Thái Bình, các phương pháp được các cơ quan quản lý áp dụng như phương pháp hành chính, phương pháp kinh

tế, phương pháp tuyên truyền, dục Kết quả nhận định của người được phỏng vấn về hiệu quả sử dụng các phương pháp được thê hiện qua biểu đồ 2.2

Ngày đăng: 31/10/2022, 03:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w