1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HẢI DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

107 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 13,79 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYÊN ĐỨC TỒN

CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

ĐÔNG HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Trang 2

NGUYEN BUC TOAN

CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG KHACH HANG DOANH NGHIEP TAI NGAN HANG TMCP

CONG THUONG VIET NAM - CHI NHANH

DONG HAI DUONG

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng

Mã số : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT

Trang 3

Em xin cam đoan: Em đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Em cam kết rằng nghiên cứu này là do em thực hiện và không vi

phạm yêu ự trung thực trong học thuật

Hải Dương, ngày tháng - năm 2020

Trang 4

LOL CAM ON

Trong suốt thời gian thời gian thực hiện nghiên cứu dé tai, em đã nhận được

rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thay cô ở Khoa Sau Dai học - Trường Đại Học “Thương Mại với tri thức và tâm huyết của mình đề truyền đạt vốn kiến thức quý báu

cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn TS Đặng Thị Minh Nguyệt đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện giúp em hoàn thành đẻ tài đúng tiến độ Trong quá

trình tìm hiểu và thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc

chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn học cùng lớp để luận văn của em được hoàn thiện hơn

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẢ DANH MỤC BẢNG BIÊU ĐANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐÀU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tai

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

ah

Rw

6 Két cau luan vai

CHUONG 1 - MOT SO LÝ LUẬN CƠ BẢN VE CHAT LUQNG TiN DUNG

KHACH HANG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1 Tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 7 1.1.1 Khách hàng doanh nghiệp sceeeeereetrerererrrrrrrrrrrre 7 T(liäi Ngắn NGhÀ Ni ôig NÀÄÏcuaiaahanhĩGgdghh ghi gữngaiogịgHa and gang 9 1.1.3 Tín dụng khách hàng doanh nghiệp -<ceeeeeeeereeerrrrre 10 1.2 Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 17

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 19 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHDN

Trang 6

1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại Vietinbank - CN Thủ

Thiêm sen Hee " " 30

1.4.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tin dụng KHDN tại Vieinbank CN Ba Đình

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank~ CN Đông Hải Dương 32 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -

CHI NHÁNH ĐÔNG HAI DUONG -34

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đông Hải Dương 34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triên 34 2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức và chite néing Mhigm VU wuss 34 37 2.2 Thực trạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công

2.1.3 Kết quả hoạt động qua các năm của chỉ nhánh

thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đông Hải Dương

322.1 Thi hìnN dù nộ HN ẢẶNg LcaaosadiangGikohitd hà ha ghHễ gõ HH ghiH ghi ghgagg 37 2.2.2 Kết quả hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp 4Š 2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đông Hải Dương „46

3.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 46

2.3.2 Các chỉ tiêu định tính ñ = (Hinti400g0806 —

2.4 Đánh giá chung về Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đông Hải Dương 8 2.4.1 Những kết quả đạt được

3.4.2 Một số tôn tại và nguyên nhân cceerrrriiirirriiiirrrii 60 CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHAP NHAM NANG CAO CHAT LUQNG

TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG VIET NAM - CHI NHANH DONG HAI DUONG „67

Trang 7

hàng doanh nghiệp 67

3.1.3 Mục tiêu quản lý và nâng cao Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 69 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đông Hải Dương 69)

3.2.1 Giải pháp về quy trình nghiệp vụ eccccscceroo.ØĐ)

3.2.2 Giải pháp về chính sách tín dụng 74

3.2.3 Ngăn ngừa và giải quyết dứt điềm nợ quá hạn đối với các doanh nghiép .79 3.2.4 Hồn thiện hệ thơng thơng tìn tin dụng ngân hàng và nâng cao kỹ năng thu

thập thông tin 82

3.2.5 Thực hiện 161 cng tec Marketing ngén Rang accesses 83

3.3 Kién nghi „85

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 85

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 46

Trang 8

DANH MUC TU VIET TA’ KHDN Khách hàng doanh nghiệp

NHTM Ngân hàng thương mại

TTDNCV Tăng trưởng dư nợ cho vay

TSĐB Tai sản đảm bảo

TCTD Tổ chức tín dụng

TMCP Thương mại cô phần

Trang 9

DANH MUC BANG BIEU

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019 37 Bảng 2.2: Dự nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp sec 38 Bang 2.3: Dư nợ cho vay KHDN theo loại hình doanh nghiệp 41 Bảng 2.4: Dư nợ cho vay KHDN theo kỳ hạn cs-eeeeeeeeeeeece 42

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay KHDN theo ngành kinh tế 44

Bảng 2.6: Thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN 46

Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng của KHDN 4

Bang 2.8: Ty lệ no qué han cud KHDN 48

Bang 2.9: Tỳ lệ nợ xâu của KHDN 30

Bảng 2.10: Lãi cho vay chưa thu được của KHDN ccccee SI Bảng 2.6: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHDN ececcsrree 32 Bảng 2.12: Quỹ dự phòng rủi ro của KHDN 3 Bảng 2.13: Kết quả khảo sát chất lượng tín dụng của KHDN tại Vietinbank Đông

Hai Duong 56

DANH MỤC SƠ ĐÒ

Trang 10

những bước phát triển vượt bậc đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội

lất nước Đặc biệt trong những năm qua, ngành ngân hàng còn là công cụ dic lực hỗ trợ Nhà nước trong việc kiềm chế, đây lùi lạm phát, ồn định đồng tiền, giá cả hàng hoá

Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chủ yếu va quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của các ngân hàng

Tin dung là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yêu và cũng là hoạt động tiềm ản nhiều

rủi ro Rai ro tin dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời và quan trọng nhất mà ngân hàng thương mại cũng như các tô chức tài chính trung gian khác phải đối mặt Hậu quả của rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn có tác động và ảnh hưởng nghiêm

trọng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế xã hội nói chung Do đó, bắt cứ lúc nào rủi ro tín dụng cũng luôn mang tính thời sự và việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng là vấn đề sống còn được quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại

Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đông Hải Dương (Vietinbank Đông Hải Dương), Ban giám đốc của chỉ nhánh đã có sự quan tâm nhất định đến việc tăng trưởng tín dụng, nhờ đó, đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế

của nên kinh tế trên địa bàn nhưng chất lượng tín dụng thì chưa được đảm bảo Tỷ lệ

nợ xấu, nợ tiềm ân rủi ro trong những năm qua vẫn còn tồn đọng và ngày càng có xu hướng tăng, trong đó, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất Do đó, để đảm bảo cho Vieinbank Đông Hải Dương luôn phát triển một cách bền vững và hiệu quả thì chỉ nhánh phải luôn bám sát và thực hiện đúng theo định hướng: mở rộng, tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng Từ định hướng đó, việc lựa chọn đề tài “Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công

Trang 11

hàng doanh nghiệp Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Nguyễn Hữu Mạnh Cường (2015) với đề tài Phân tích tình hình cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việ văn thạc c lý luận về cho vay

sỹ, Đại học Đà Nẵng Nghiên cứu đã hệ thống hoá

khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại trong nên kinh tế thị trường Trên cơ sở đó phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chỉ nhánh Đắk Lắk để chỉ ra những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chỉ nhánh

Vương Hồng Hà (2103) với đề tài Chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng đâu tư và phát triển Việt Nam — Chỉ nhánh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa một

cách cụ thê cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng bán lẻ, đồng thời, vận dụng cụ thể

vào BIDV Bắc Giang

Nguyễn Thị Hằng (2013) với đề tài Nâng cao chất lượng cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện tài

chính Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích thực trạng và chỉ phí sử dụng cho hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Từ đó đánh giá những kết quả đạt được và rút ra nguyên nhân của những bắt hợp lý trong hoạt động cho vay KHCN Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay KHCN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Nguyễn Đăng Quang (2018) với đề tài Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh

Nam Định, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện ngân hàng Trong b nghiên cứu nay,

Trang 12

số thu nợ, dư nợ cho vay, tỷ lê nợ xấu, nợ quá hạn và chỉ tiêu lợi nhuận cho vay trên tổng dư nợ cho vay đối với KHDN Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với KHDN tại Agribank Nghĩa Hưng

Nguyễn Thanh Mai (2016) với đề

Phát triển tín dụng KHDN tại Ngân hàng Nong nghiệp và Phát triển nông thôn - Chỉ nhánh Gia Lâm, Luận văn thạc sỹ,

Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nghiên cứu này đã đánh giá

tông thê hoạt động tín dụng KHDN trên 3 khía cạnh chính là khách hàng, dịch vụ và Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chưa đi sâu vào vấn đề

kênh phân ph

chất lượng dịch vụ của từng dịch vụ tín dụng KHDN cụ thể, đây cũng là hạn chế

của đề tài nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu đã phần nào hệ thống hoá được cơ sở lý luận liên quan đến chất lượng tín dụng KHDN tại NHTM Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu lại hướng đến một đối tượng, phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu riêng nên không thể áp dụng các giải pháp của các công trình nghiên cứu trước đó đề chất lượng tín dụng KHDN tại Vietinbank Đông Hải Dương Thêm vào đó, chưa có công

trình nghiên cứu nào về chất lượng tín dụng KHDN

¡ Vieinbank Đông Hải

Dương trong giai đoạn 2017-2019 được công bó Do đó, đề tải thể hiện tính mới và

không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về chất lượng tín dụng KHDN:

tại Vietinbank Đông Hải Dương, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại Chỉ nhánh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề hoàn thành mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như

sau:

Trang 13

tín dụng KHDN, chất lượng tín dụng KHDN tại Vietinbank Đông Hải Dương Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân vẻ chất lượng tín dụng KHDN tại Chỉ nhánh

- Đề tài đưa ra các quan điểm và định hướng nâng cao Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp Đồng thời, đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại Vietinbank Đông Hải Dương

4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về chất lượng tín dụng KHDN của Vieinbank Đông Hải Dương

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu chất lượng tín dụng KHDN của Vietinbank Đông Hải Dương Trong phạm vi nghiên cứu và quy mô của để tài, luận văn tập trung nghiên cứu về chất lượng tín dụng KHDN của Vietinbank Đông Hải Dương

+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu về chất lượng tín dụng KHDN của Vietinbank Đông Hải Dương

+ Về thời gian: Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019; đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại Vietinbank Đông Hải Dương đến năm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

- Các giáo trình, bài giảng, sách tham khảo liên quan đến đề tài

- Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới tên đề tài luận văn

Trang 14

- Tài liệu nội bộ của Vieinbank Đông Hải Dương: Báo cáo thường niên giai đoạn 2017 đến 2019; Báo cáo tín dụng và nhân sự Vietinbank Đông Hải Dương giai đoạn 2017 đến 2019

5.1.2 Thu thập dữ

êu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu qua phương pháp khảo sát khách hàng Để có cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Đông Hải Dương một cách khách quan, tác giả đã được Ban lãnh đạo Chỉ nhánh hỗ trợ đề tiến hành điều tra ngẫu nhiên 100 khách hàng trong tông số 300 khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng (tỷ lệ mẫu được chọn ngẫu

nhiên là 20%) bằng Phiếu khảo sát chất lượng tín dụng (Kèm theo Phiếu khảo chất

lượng tín dụng tại phụ lục 01) Số phiếu phát ra là 100 phiếu và số số phiều thu về là 100 phiếu hợp lệ

Thời gian khảo sát: Tháng 4/2020, 5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 3.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích

dữ liệu Để

\n dụng phép so sánh trong phân tích tình hình tín dụng trong cho vay

đối với KHDN của chỉ nhánh cần quan tâm đến điều kiện so sánh, tiêu chuẩn so

sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như kỹ thuật so sánh

Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu phân tích phải đảm bảo tính chất so sánh được Đó là sự thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường Bên cạnh đó cần phải có ít nhất 2 chỉ tiêu để so sánh được với nhau

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh Việc xác định số gốc để so sánh tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích, nhà phân tích thường sử dụng các gốc như sau:

Trang 15

trước + Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích Khi đó, tiến hành so sánh giữa thực tế với kế

hoạch của chỉ tiêu

Kỹ thuật so sánh trong phân tích tài chính thể hiện qua các trường hợp sau:

+ So sánh bằng số tuyệt đối đề thấy được sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích

+ So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %

3.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được qua điều tra bằng phỏng vấn, tác giả tổng hợp các ý kiến của chuyên gia về chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp Những thông tin này giúp tác giả bổ sung thêm các nhận xét, đánh giá và là căn cứ giúp đưa ra các giải pháp về chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Vietinbank Đông Hải Dương đến năm 2025

6 Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương I - Một số lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại

Chương 2 - Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Đông Hải Dương

Trang 16

THUONG MAI

1.1 Tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khách hàng doanh nghiệp

1.1.1.1 Khải niệm

Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nảo là một doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định với một giá trị nhất định Điều ấy cũng là đương nhiên, vì rằng mỗi tác giả đứng trên

nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp đẻ phát biều ~ Xét theo quan điểm luật pháp:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản,

có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh

nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sách

thực thi

~ Xét theo quan điểm chức năng:

Doanh nghiệp được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị

trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy (M.Francois Peroux)

~ Xét theo quan điểm phát tri

Trang 17

Doanh nghiệp được các tác giả nói trên xem rằng doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tỏ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất,

thương mại, tổ chức, nhân sự

Từ cách nhìn nhận như trên có thê phát biểu về định nghĩa doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội

1.1.1.2 Đặc điềm

-Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó do Nhà nước khẳng định và xác định Việc khăng định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh tế, một mặt nó được nhà nước bảo hộ với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội Đòi hỏi doanh ngi

phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong việc thanh tốn những khoản cơng nợ khi phá sản

hay giải thé

~ Doanh nghiệp là một tô chức sống trong một thẻ sống (nền kinh tế quốc dân)

gắn liền với địa phương nơi nó tồn tại

Trang 18

phương đó

- Doanh nghiệp có chức năng sản xuất và kinh doanh, hai chức năng này liên chẽ với nhau và tạo thành chu trình khép kín trong hoạt động của

doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có mục tiêu kinh tế cơ bản là lợi nhuận tối đa muốn đạt được

điều đó doanh nghiệp phải tìm cách thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng

tốt hơn

- Doanh nghiệp làm ăn kinh đoanh trong cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh tồn tại và phát triển Muốn làm được điều đó phải chú ý đến chiến lược kinh doanh thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh trong từng giai đoạn

1.1.2 Ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khải niệm

Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại nhưng tựu trung lại, có thể hiểu ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi và cho vay tiền, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác (Mishkin, 2001) Luật Các Tổ chức tín dụng nướ

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), quy định: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín

dụng có thể được thực hiện tắt cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật

này Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Tổng quát lại thì Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất — đặc biệt là tin dung, tiết kiệm và các dịch vụ

thanh toán — và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất định so với bất kỳ một tổ

2004)

gân hàng thương mại vẫn có điểm khác biệt so với

Trang 19

đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng 1.1.2.2 Đặc điểm

Trong khi các ngân hàng thương mại hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu

từ công chúng thì các công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty Vì thế, rủi ro xảy ra đối với ¡ chính chủ yếu là do nội ng ty te đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, ít ảnh hưởng tới cộng đồng 1.13 Tín dụng khách hàng doanh nghiệp 1.1.3.1 Khái niệm

Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự

hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hoá Tín dụng ra đời là một tất yếu, khách quan của nền kinh tế xã hội

Mặc dù hoạt động tín dụng ra đời rất lâu nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa thống nhất khi định nghĩa về tín dụng

Theo Các Mác thì: Tín dụng dưới hình thái biểu hiện của nó là sự tín nhiệm ít

nhiều có căn cứ đã khiến cho người này giao cho người khác một số tư bản nào đó dưới hình thái hàng hoá hoặc được đánh giá thành một số tiền nhất định Số tiền này bao giờ cũng phải được trả lại trong một thời gian đã được ấn định

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì: Tín dụng là một phạm trù kinh

tế thể hiện môi quan hệ giữa người đi vay và người cho vay Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyên giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định Đến kỳ hạn trả nợ người đi vay có

trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền hoặc hàng hoá đã vay, có kèm hoặc không kèm một khoản lãi

Trang 20

lãi), thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi

Còn Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chỉ phí nhất định Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng không cung cắp tín dụng

dưới hình thức hàng hoá

Theo Luật

tổ chức tín dụng (2010) quy định cụ thẻ về hoạt động tín dụng và cấp tín dụng của TCTD như sau: Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động đê cấp tín dụng Cấp tín dụng là việc tô chức

tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn

trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác

Như vậy, tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong việc vay và cho vay giữa các ngân hàng, các TCTD với các pháp nhân và cá nhân, được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi

Trong phạm vi của luận văn, có thể hiểu: Tín dụng khách hàng doanh nghiệp là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng doanh nghiệp sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tải chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác

1.1.3.2 Phân loại

Trong nền kinh tế hiện đại, tín dụng khách hàng doanh nghiệp có phạm vi hoạt

động rộng và đa dạng, việc phân loại chỉ có tính chất tương đối Trên cơ sở các căn cứ phân loại khác nhau ta có các hình thức tín dụng khác nhau

+ Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

Căn cứ theo tiêu thức này người ta chia tin dụng thành 3 loại:

Trang 21

vì trong một thời gian ngắn ít có những biến động xảy ra và ngân hàng thường luôn dự tính được những biến động đó Tín dụng ngắn hạn bao gồm chiết khấu, thấu chỉ,

tín dụng ứng trước và tín dụng bồ sung vốn lưu động

Tín dụng trung và đài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên I năm Loại tín vốn cho đầu tư

dụng này chủ yếu được sử dụng để

dựng các nhà máy mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay ) Loại tín dụng này thường có mức độ rủi ro lớn do khó lường trước được những biến động có thê xảy ra

+ Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

Căn cứ theo tiêu thức này tín dụng được chỉa thành hai loại:

Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay

như thể chấp, cằm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba

Tín dụng không có bảo đảm (tín chấp): là loại tín dụng không có tài sản thế

chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay von dé quyết định cho vay

+ Căn cứ phương thức hoàn trả nợ vay

Theo phương thức hoàn trả nợ vay, thì tín dụng có thê được chia làm hai loại:

tín dụng hoàn trả một lần, và tín dụng trả góp,

Tín dụng hoàn trả ác khoản tín dụng được hoàn trả một lần vào thời gian xác định trong hợp đồng tín dụng, lãi vay có thể được hoản trả theo thỏa thuận trong hợp đồng, chẳng hạn theo tháng, theo quý hoặc theo năm

Tín dụng trả góp: Việc hoàn trả được tiến hành định kỳ, các khoản này có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau, tùy theo thỏa thuận và được thực hiện theo

nguyên tắc trả dần trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng 1.1.3.3 Đặc điểm của tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Trang 22

đặc điểm sau:

- Đối tượng khách hàng đa dạng vì các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều

lĩnh vực khác nhau Do đó nhu cầu vay vốn đề đáp ứng cũng đa dạng và phong phú, từ việc cho vay trong lĩnh vực xây dựng đối với các doanh nghiệp xây lắp hay cho vay lĩnh vực đầu tư chăm sóc cây công nghiệp đối với các doanh nghiệp sản xuất cả phê, cao su

- Mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh

doanh, mở rộng quy mô sản xuất như vay vốn đề mua nguyên liệu phục vụ sản xuất,

mua sắm tài sản có định, xây dựng nhà xưởng, đổi mới thiết bị và áp dụng những, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh với các khoản vay có giá trị lớn và có thể rất lớn

- Thủ tục và quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp phức tạp hơn vì tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với cá nhân Bên cạnh đó giá trị khoản vay lớn và tài sản đảm bảo thường phức tạp, khó định giá hơn vì hầu hết tài

sản doanh nghiệp thường thế chấp chính nhà máy, dụng cụ sản xuất của mình

- Nguồn trả nợ của người vay từ tiền bán hàng (T-H-T'), lợi nhuận, khấu hao

và các nguồn thu hợp pháp khác

- So với tín dụng đối với KHDN và hộ kinh doanh, khách hàng doanh nghỉ

có hệ thống thông tin tốt hơn, chặt chẽ hơn do đều có hệ thống thông tin kế toán,

báo cáo tài chính Các thông tin tài chính được khách hàng cung cắp từ các báo cáo

tài chính, báo cáo thuế Tùy thuộc vào báo cáo tài chính có được kiểm tốn hay

khơng, uy tín tổ chức kiểm toán mà chất lượng thông tin tài chính khách hàng cung cấp cao hay thấp,

~ Rủi ro xảy ra từ tín dụng khách hàng doanh nghiệp thường gây ra tôn thất lớn cho ngân hàng thương mại Do đó, các lãnh đạo NHTM rất quan tâm đến quản trị rủi ro các khoản tín dụng khách hàng doanh nghiệp

1.1.3.4 Vai trò của tín dựng khách hàng đoanh nghiệp của NHTM a Góp phân thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển

Trang 23

vốn của doanh nghiệp phải đồng thời tổn tại cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu

thông nên hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở doanh

nghiệp Từ đó tín dụng góp đã phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, là nguồn cung ứng vốn cho doanh nghiệp, tổ

chức và cá nhân trong nên kinh tế khác, với mục tiêu mở rộng sản xuât kinh

doanh đối với từng doanh nghiệp thì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối

quan tâm hàng đầu được đặt ra Để đây mạnh tiến độ sản xuất, doanh nghiệp không,

chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự có mà còn phải biết tận dụng những dòng chảy khác

của vốn trong xã hội

Tín dụng đã chứng tỏ là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế Bên cạnh đó, tín dụng còn là công cụ thúc đầy tích tụ vốn cho doanh nghiệp, tô chức trong nền kinh tế Có thể nói, trong mọi nền kinh tế — xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn nói trên của nó:

- Đối với doanh nghiệp: vốn vay luôn chiếm một vị trí đáng kể trong cơ cấu

vốn lưu động và cố định của các doanh nghiệp Nói cách khác, vay vốn ngân hang

là công cụ tài trợ vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và góp phần thúc day phát triển kinh tế và đầu tư - Đối với dân chúng: vay vốn ngân hàng là cầu nói giữa tiết - Đối với toàn xã vay vốn ngân hàng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng

b Góp phân ồn định tiền tệ, giá cả

Khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tận dụng những,

nguồn vốn nhãn rỗi trong xã hội, tín dụng khách hàng doanh nghiệp đã trực tiếp làm

Trang 24

thành kế hoạch sản xuất kinh doanh lam cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng khách hàng doanh nghiệp góp phần làm

ồn định thị trường giá cả trong nước

e Góp phân ôn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ồn định trật tụ

Đây là hệ quả tất yếu của hai vai trò nêu trên: nền kinh tế phát triển trong một

môi trường ồn định về tiền tệ là điều kiện để sản xuất hàng hoá và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thoả mãn nhu cầu đời sống của các thành viên trong xã hội

Mặt khác, do tín dụng khách hàng doanh nghiệp cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội do đó có thể thu hút được nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới thúc đây tăng trưởng kinh tế

dL Là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự tôn tại và phát triển của doanh nghiệp

Sự sinh lời của đồng tiền, đó là mong muốn của những ai nắm giữ nó Trên

thực tế, những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay đề kiếm lãi, còn

doanh nghiệp cũng vì mục đích sinh lời của vốn mà cần vay thêm tiền đê mở rộng

sản xuất kinh doanh Với tư cách là trung gian dẫn vốn, ngân hàng đã giải quyết được mâu thuẫn đó Với hoạt động đi vay để cho vay, ngân hàng đã tạo cơ hội cho rộng sản xuất kinh doanh các chủ doanh ngÌ có thể thành lập công ty hoặc mở bằng việc vay vốn e Góp phân tăng tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Theo quy luật khách quan, trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là một

Trang 25

đáp ứng thì mục đích chiểm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên đễ dàng hơn

£ Góp phân nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp

Thực chất, ngân hàng cũng là doanh nghiệp kinh doanh, nhưng ở dạng kinh doanh tiền tệ hoạt động theo cơ chế vay để cho vay, nghĩ:

là, ngân hàng cũng phải

đi vay, phải đi vay, phải tiền hành huy động vốn và có quy định thời hạn trả Vì vậy, trước khi ký kết hợp đồng vay vốn, ngân hàng tiến hành thâm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp rất kỹ càng và ngân hàng chỉ cho vay đối với những khách hàng có kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả, tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn

Yêu cầu này của ngân hàng thúc đây các doanh nghiệp quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng vốn, giảm chỉ phí sản xuất, tăng vòng quay vốn tạo điều kiện nâng cao

khả năng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp

Mặt khác, thông qua hoạt động cho vay, vốn vay ngân hàng được cung cấp kịp thời tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, vòng quay vn được luân chuyền thuận lợi và nhanh chóng, thúc đây hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2 Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Chất lượng của san pl ich vu duoc hiểu là toàn bộ tính năng của sản

phẩm, dịch vụ phù hợp với điều kiện quy định nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu xã

hội Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một trong những nhiệm vụ quan

trọng nhất của các doanh nghiệp, đặc biệt trong kinh tế thị trường cạnh tranh,

doanh nghiệp muốn tổn tại và phát triển thì trước hết cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội

Chất lượng tín dụng được hiểu một cách khái quát nhất đó là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển

kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của tổ chức tín dụng cung cấp sản

phẩm tín dụng đó

Trang 26

vay và người cho vay, liên quan đến nhiều chủ thê kinh tế và có vai trò cực kỳ to lớn trong nền kinh tế nên chất lượng tín dụng được đẻ cập dưới nhiều góc độ khác

nhau Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, chất lượng tín dụng được đề cập dưới

góc độ ngân hàng cho vay at doi Đối với ngân hàng: Nguyên tắc co ban nl ¡ hoạt động tín dụng ngân

hàng đó là vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn Nên nói đến chất lượng tín dụng là nói đến khoản tín dụng được bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời

hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chỉ phí nghiệp vụ thấp, tăng khả nang

cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục

vụ tăng trưởng và phát triên

Nếu xét trên quan điểm của ngân hàng: chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm

vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng của mỗi Ngân hàng, khả

năng thu hồi nợ đúng hạn, đầy đủ và có lãi, đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị

trường của ngân hàng đó

Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng

sinh lời của hoạt động tín dụng Ngân hàng

Như vậy, chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp được hiểu như sau:

Chat lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng đối với tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

Chất lượng tín dụng có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng Chất lượng tín dụng không chỉ đảm bảo an toàn cho hoạt động của mỗi

ngân hàng mà còn cho cả hệ thống ngân hàng nói chung

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Trang 27

động có hiệu quả sẽ tác động trở lại đối với sản xuất hàng hóa, làm cho lưu thông

hàng hóa không bị ách tắc, chu kỳ sản xuất được rút ngắn, tăng vòng quay vốn, tiết

kiệm được vốn và chỉ phí, giá cả hàng hóa giảm, hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn và từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như lợi ích của toàn xã hội

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì huy động vốn và

cho vay là hai hoạt động cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Ở các nước trên thế giới hoạt động tín dụng thường mang lại khoảng trên 50% nguồn thu cho ngân hàng, trong khi đó ở Việt Nam con số này chiếm khoảng trên 70% Điều đó cho thấy nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chiếm tỷ trọng

lớn nhất của các ngân hàng Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng đã trở thành vấn để sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Sự yếu kém về chất lượng tín dụng luôn trở thành nguy cơ gây nên sự phá sản của ngân hàng, thậm chí gây cản trở cả hệ thống ngân hàng do hiệu ứng dây chuyền

Chính vì vậy trong hoạt động của mình, các NHTM luôn lấy chất lượng tín

dụng làm tiêu thức quan tâm hàng đầu sau đó mới đến các tiêu chí khác Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng thê hiện qua một số điểm sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho các ngân hàng đảm

bảo an toàn vốn, tải sản của mình cũng như của khách hằng gửi tiền Có như vậy thì

ngân hàng mới bảo toàn và phát triển được nguồn vốn, đồng thời có đảm bảo được an toàn thì ngân hàng mới thu hút được khách hàng gửi tiền từ đó mới có đủ vốn để phát triển tín dụng

Thứ hai, nâng cao chất lượng tín dụng thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt

động kinh doanh ngân hàng không nâng cao chất lượng tín dụng sẽ dẫn đến phát sinh các khoản nợ quá hạn hoặc các khoản nợ không thu hồi được và ngân hàng phải lầy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp cho các khoản tín dụng này Chất lượng tín dụng càng thấp thì ngân hàng càng phải trích và sử dụng nhiều dự phòng rủi ro do đó mà lợi nhuận giảm, dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ giảm

Trang 28

việc nâng cao chất lượng tín dụng không được coi trọng, xuất hiện rủi ro thì sẽ dẫn

đến việc luân chuyển vốn trong nền kinh tế trì trệ, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng

trưởng và phát triển của nền kinh tế 1.2.3 Các chỉ tỉ 1.2.3.1 êu đánh giá chất lượng tín dụng khách hang doanh nghiệp

ic chi tiêu định lượng

s# Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng khơng hồn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng

đúng hạn Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của

NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Ty lệ nợ quá hạn đối — _ Dư nợ quá hạn KHDN x 100%

với KHDN Tổng dư nợ tín dụng KHDN °

Xét về mặt bản chất, tin dung là sự hoàn trả, do đó tinh an toàn là yếu tố quan

trọng bậc nhất để cầu thành chất lượng tín dụng Khi một khoản vay không được trả

đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang

nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ xấu có khả năng mắt vốn Như vậy, tỷ lệ nợ quá

hạn cảng cao thì NHTM càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mat vốn, mắt khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp

Tỷ lệ nợ xấu đối với — _ Du ng xu KHDN eit

KHDN Tổng dư nợ tín dụng KHDI °

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà

ngân hàng phải đối mặt Nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có thể đánh giá được

phần nào chất lượng tín dụng của NHTM Nếu chỉ tiêu này cao, ngân hang sẽ bị

đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp Tuy nhiên, nợ quá hạn, nợ xấu là vấn đề

khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Do đó, điều quan trọng là

Trang 29

Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tỏ chức tín dụng Chỉ tiêu này cảng thấp chứng tỏ độ an toàn tín dụng của ngân hàng càng cao

“+ Ty trong du ng cho vay KHDN

Tỷ trọng đư nợ cho — _ Du ng cho vay KHDN

vay KHDN ig dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN phản ánh quy mô dư nợ tín dụng của

x 100%

KHDN trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với KHDN cao cho thấy hoạt động tín dụng đối với KHDN đạt kết quả tốt và ngược lại

+* Tăng trưởng dự nợ cho vay (TTDNCV) KHDN

TTDNCV - DNCV KHDN nam (n) - DNCV KHDN nam (n -1) KHDN DNCV KHDN nam (n -1)

Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN phản ánh quy mô dư nợ tín dụng

x 100% của KHDN năm nay tăng thêm bao nhiêu % so với quy mô dư nợ tín dụng của KHDN năm trước Chỉ tiêu này lớn hơn 0 chứng tỏ quy mô cho vay KHDN ngày càng được mở rộng và ngược lại

+* Tỷ lệ trích lập dự phòng thực tế so với mức trích lập dự phòng phải trích

Tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ càng cao thì hoạt động của ngân hàng, càng được đảm bảo Tỷ lệ trích lập dự phòng thực tế nên cao hơn hoặc bằng mức trích lập dự phòng phải trích nhằm phản ánh đúng sức khỏe tài chính của ngân hàng Tuy nhiên tỷ lệ này nên ở một mức hợp lý để tránh trường hợp bị ứ đọng vốn, thiếu sự linh hoạt trong quay vòng vốn

Nếu tỷ lệ trích lập dự phòng thực tế thấp hơn so với mức trích lập dự phòng, phải trích có nghĩa là rủi ro tín dụng của ngân hàng cao lên, chất lượng tín dụng giảm đi

$# Mức độ tăng trưởng LN từ cho vay KHDN

Mức độ tăng trưởng LN _ Lợi nhuận từ cho vay KHDN oT

tir cho vay KHDN ng dư nợ tín dụng bq °

Ty lệ này cảng cao chứng tỏ lợi nhuận mà cho vay KHDN đem lại cảng lớn -+ TY lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng KHDN

Trang 30

ngân hàng, như vậy tỷ lệ này càng cao thì càng chứng tỏ hiệu quả từ hoạt động tín

dụng của nhóm khách hàng KHDN đối với ngân hàng

Tỷ lệ thu nhập từ cho — _ Thu nhập từ cho vay KHDN se1008

vay KHDN g thu nhap ° s* Lãi ròng trên một đồng vốn cho vay

Lãi rồng trên một Lại nhuận rùng từ chay KHDN a:

đồng vốn cho vay Du ng cho vay binh quan

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng thu được lãi bao nhiêu sau khi trừ di chỉ phí huy động vốn Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã hoạt động hiệu quả 1.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính Các chỉ tiêu định tính thường được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp: Một là, việc chấp hành đầy đủ các bước cần thiết trong quy trình tin dung Day

là cơ sở pháp lý đảm bảo cho món vay được an toàn, hiệu quả Hiện nay, một quy trình tín dụng bao gồm các bước cơ bản sau: lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định và ký hợp động tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng,

Hai là, khả năng thu hút và duy trì lượng khách hàng trung thành: Một ngân hàng không những chỉ cần duy trì được khách hàng truyền thống mà muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì cần phải thu hút phát triển được thêm nhiều khách hàng mới đến vay vốn Điều này phẩn nào phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng

Việc duy trì khách hàng truyền thống đôi khi đòi hỏi sự đầu tư kỹ lượng hơn

cả việc phát triển khách hàng mới Việc ban đầu khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng là thuộc về yếu tố thu hút, nhưng việc duy trì đề tiếp tục nhận

được sự ủng hộ của khách hàng trong các giao dịch thời gian sau mới là yếu tố các

ngân hàng đặc biệt cần quan tâm

Ba là, uy tín ngân hàng: Khách hàng thường đánh giá uy tín của ngân hàng

Trang 31

công nghệ, Nếu một ngân hàng có uy tín đối với khách hàng thì khách hàng sẽ

cảm thấy tin tưởng khi sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng, từ đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng và ngược lại

Cuối cùng, chất lượng dịch vụ khách hàng: Các dịch vụ khách hàng sẽ góp

phần tạo nên sự hải lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ tín dụng của ngân hàng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng Đặc biệt đối với đối tượng,

KHDN, dịch vụ khách hàng lại càng thể hiện sự quan trọng

1.3 Các nhân tô ánh hướng đến chất lượng tín dụng KHDN 1.3.1 Các nhân tố bên trong

1.3.1.1 Các)

a Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp

tổ thuộc về Hội sở chính ngân hàng cho vay

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chỉ phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu qua

nguồn vốn để tài trợ cho các DN, các hộ gia đình và cá nhân phù hợp với luật và các

quy định của NHNN

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một NHTM, trở thành hướng dẫn chung cho CBTD, tạo sự thống nhát trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời Tùy từng điều kiện cụ thể mà NHTM có thể đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp như chú trọng vào nhóm khách hàng là các KHDN hay các DN lớn, các DNNN hay DN quốc doanh, Nếu chính sách tín dụng của ngân hàng chú trọng tới đối tượng khách hàng là các KHDN thì sẽ đưa t, thời hạn vay, thủ tục và các điều kiện vay, tài sản

ra các ưu đãi cụ thể về

đảm bảo, điều kiện giải ngân và điều kiên thanh toán, .cho nhóm khách hàng này,

phát huy được hiệu quả cho vay, nâng cao được chất lượng cho vay đối với đối tượng này Do đó, chính sách tín dụng cần được xây dựng hợp lý, đúng đắn, linh

hoạt để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay và tăng tính cạnh trạnh của

ngân hàng trong việc thu hút khách hàng

Một chính sách tín dụng tốt phải đảm bảo được ba mục tiêu cơ bản:

Trang 32

- Dam bao an toàn trong hoạt động - Sự lành mạnh của các khoản tín dụng

Ngoài ra, sự đa dạng của các sản phâm cho vay có tính ảnh hưởng nhất định

đến chất lượng các khoản vay Các điều kiên cho vay của ngân hàng thường rất chặt

chẽ và nó có thể trở thành rào cản cho KHDN trong việc vay vốn Có những DN c

đủ khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn nhưng lại không dễ dàng đáp ứng các điều kiện cho vay của ngân hàng Vì thế ngân hàng có thể bị bỏ qua các khoản cho vay

tốt, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cho vay của ngân hàng Việc tạo ra các

hình thức cho vay linh động, hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh của KHDN còn giúp ngân hàng đa dạng hóa tài sản của mình, giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động cho vay, tác động nhất định đến chất lượng cho vay

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả

năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối, chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội Điều đó đồng, nghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của NHTM có đúng đắn hay không Để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần có chính sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền

b Quy trình tín dụng đối với KHDN

Quy trình tín dụng là quy định về các bước cần thiết phải thực trong quá

trình tín dụng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng,

nhiệm vụ của cán bộ tín dụng (CBTD) và lãnh đạo ngân hàng có liên quan Quy trình tín dụng bao gồm các bước: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn; phân tích, thẩm định khách hàng về dự án, phương án vay vốn (Nguyễn Minh Kiều, 2013)

Khâu quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng là phân tích trước khi cấp tín dụng, ký hợp đồng tín dụng Công việc này đòi hỏi sự chặt chẽ, chính xác, có thực tế, nhưng cũng yêu câu sự linh hoạt, nhạy cảm nghề nghiệp tránh phần

Trang 33

khách hàng tiềm năng NHTM phải cân nhắc giữa tính an toàn và tính sinh lời trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, khi chọn được mục đích cụ thẻ thì cần có hướng đi đồng bộ trong tắt cả các khâu của quy trình

Việc kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm bắt diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những điều chỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra

Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện ra những biểu hiện bất lợi có thể xảy ra với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẻ giảm thiếu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có những hiệu quả

tích cực đến chất lượng tín dụng,

Quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho quá trình thực hiện diễn ra hiệu quả hơn, giảm bớt thời gian, chỉ phí, giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, một quy

trình tín dụng cụ thể, chỉ tiết sẽ là phương tiện đắc lực để ngân hàng kịp thời tìm ra

các sai sót, theo sát tình trạng khoản cấp tín dụng Quy trình tín dụng cần được xây dựng một cách thống nhất toàn chỉ nhánh nhưng cũng cần có sự linh hoạt với từng khoản tín dụng, sự linh hoạt này sẽ có ảnh hưởng tốt đến chất lượng các khoản vay cl t lượng kiểm soát nội bộ Ban kiểm sốt bộ phận quan trọng khơng thê thiếu trong co n tổ chức của NHTM Kiểm soát nội bộ là hoạt động mang tính thường xuyên và

thiết đối với mọi NHTM Thông qua kiểm soát nội bộ, các nhà lãnh đạo của ngân

hàng sẽ nắm được tỉnh hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, từ đó đề ra những biện pháp giải quyết kịp thời Các quy chế, thể lệ và nguyên tắc cho vay nếu cán bộ không nắm vững sẽ gây ra những tốn thất, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng, các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong quy chế tín dụng cũng như quy trình tín dụng

Trang 34

CBTD, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng

d Quản trị rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính Đó là khả năng không chỉ trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến thời hạn phải thanh toán Một trong

những hoạt động chính của NHTM là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có

rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn

hay tính thanh khoản thấp (Nguyễn Minh Kiều, 2013) Trên thực tế, rủi ro tín dụng,

biểu hiện ở ba dạng:

- Khách hàng làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ

- Giá trị tài sản thế chấp bị giảm giá và không thể bù đắp lại toàn bộ giá trị khoản vay khi phát mãi

- Ngân hàng tập trung quá nhiều vốn cho vay một hay một nhóm khách hang, khi các khách hàng này gặp phải rủi ro do những biến động kinh tế sẽ gây ảnh hưởng lớn tới ngân hàng

Rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng có mối quan hệ nghịch chiều với nhau

Khi rủi ro tín dụng được hạn chế thì chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao Quan ly

Trang 35

các nghiệp vụ của mình một cách nhanh chóng, chính xác trong việc quản lý, theo doi khách hàng, cập nhật và bảo mật thông tin về khách hàng, tiết kiệm thời gian và chỉ phí giao dich cho DN, tạo tâm lý tin tưởng cho DN, từ đó ảnh hưởng tới việc thu hút các DN tốt, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh cho ngân hàng

1.3.1.2 Các yếu tô thuộc về chỉ nhánh ngân hàng cho vay

a Kha nang thu thập, phân loại và xử lý thông tin các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp

Thông tin tín dụng khách hàng là yếu tố cơ bản trong quản ly tin dung, bao

ôm các thông tin về tình hình tài chính, uy tín, trình độ quản lý, năng lực pháp lý của khách hàng NHTM có thẻ mua hoặc tìm kiếm thông tin tín dụng qua các kênh trung gian (cơ quan quan ly, cdc ban hang, chi ng ca cde DN, cc co quan quan ly và tư vấn) Các thông tin này được thu thập càng nhanh chóng, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro cảng tốt, đảm bảo được chất lượng cho các khoản tín dụng

b Chất lượng cán bộ tín dụng

CBTD là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng Vì thế, chất lượng đội ngũ CBTD là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung

và trong hoạt động tín dụng nói riêng

CBTD mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tỉnh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cũng góp phần quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng CBTD giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính chân thực của báo cáo tài chính, tính khả thi của dự án, phát hiện ra các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng (ví dụ như: lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiều nơi, sửa chữa báo cáo tài chính ), từ đó phân tích được năng lực tài chính thật sự của khách hàng để quyết định xem có cho khách hàng đó vay vốn hay không

Trang 36

trường kinh tế - xã hội, đường lối phát triển của đất nước, tình hình thị trường tài

chính - tiền tệ để có thể dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra, từ đó

tư vấn cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp Điều này

cũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM

1.3.2 Các nhân tỗ bên ngoài

PB Ode

tô thuộc về môi trường hoạt động - Môi trường kinh tế

Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế, từng giai đoạn và biến cố kinh tế đều có những tác động đến hoạt động của ngân

hang Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ hoàn trả được vốn vay ngân hàng đúng hạn cả gốc và lãi tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao Ngược lại trong thời kỳ suy

thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng không được đầu tư hiệu quả, ảnh hưởng,

đến khả năng trả nợ của khách hàng Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng

Sự phù hợp giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với mức lợi nhuận của các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng ngân hàng Với mức lãi suất cao, chỉ phí trả lãi lớn sẽ là yếu tố làm cho giá thành sản phẩm dịch vụ tăng cao (nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay ngân hàng), trong khi đó giá bán thì lại phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường nên rất khó tăng theo, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh nên sẽ khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng do đó mà chất lượng tín dụng cũng giảm sút

Nằm ở vị trí thuận lợi khi là điểm kết nối giữa Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải

Trang 37

49 dự án đầu tư mới trong nước với tổng số vốn trên 2.752 tỷ đồng; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dat 334 triệu USD Toàn tỉnh có 1.568 DN mới thành lập với số vốn đăng ký 6.482 tỷ đồng, tăng 30,1% về số lượng DN và tăng 77,7% về số vốn đăng ký Chính điều này đã làm tăng sự phát triển của khu vực kinh tế công nghiệp,

giúp nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao, thúc đây sự phát triển hoạt

động tín dụng cho KHDN của Vietinbank Đông Hải Dương ~ Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách trôi chảy Với vai trò đảm bảo cho việc chuyền từ một nền kinh tế thị trường tự phát, kém tổ chức sang một nên kinh tế thị trường văn minh, pháp luật chính là hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế Vì vậy pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng Một hệ thống pháp luật đồng bộ cộng với ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thẻ tham gia trong quan hệ tín dụng chính là cơ sở đảm bảo cho chất lượng tín dụng được nâng cao

Sự thay đôi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả khâu, chính

năng trả nợ của các doanh nghiệp Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nỉ

sách khuyến khich, han cl

đầu tư đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, của ngân hàng và từ đó tác động đến chất lượng tín dụng Vietinbank luôn chủ trương phát triển đối tượng khách hàng doanh nghiệp Vi thế, có rất nhiều chính sách tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Nhờ đó,

Vietinbank như gói vay ưu đãi 1.000 tỷ, vay với lãi suất tỉ

'Vietinbank Đông Hải Dương cũng dễ dàng phát triển tín dung trong cho vay KHDN nói chung và chất lượng tín dụng KHDN nói riêng

1.3.2.2 Các yếu tô thuộc vẻ khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay ngân hàng để phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu đời sống của mình do vậy mà chất lượng tín

Trang 38

cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập ôn định sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng Các khách hàng lớn của ngân hàng thông thường là các doanh nghiệp Những nhân tố thuộc về phía khách hàng tác động đến chất lượng tín dụng bao gồm:

- Vốn và khả năng tài chính của khách hàng

'Vốn và khả năng tài chính của khách hàng là cơ sở nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có nguồn vốn lớn, có sự tự chủ, ít phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng sẽ có khả năng trả nợ

ngân hàng cao hơn doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng - Trình độ khả năng của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của các doanh nghiệp là khách hàng vay vốn

Đây là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp Trong cơ chế thị

trường để doanh nghiệp đứng vững được đòi hỏi phải giải quyết tốt 3 vấn đề: sản

xuất cái gì, sản xuất như thế nảo và sản xuất cho ai Trong điều kiện trình độ sản

xuất phát triển nhu cầu tiêu dùng thường xuyên thay đôi, môi trường cạnh tranh gay'

gắt với những nguồn lực hạn chế thì quyết định trong kinh doanh cảng khó, nó đòi ng nghiệm và trình độ để có thể đưa ra được quyết định đúng đán, đảm bảo hoạt động hỏi tập thể người lao à đặc biệt là cán bộ lãnh đạo phải có kiến thức, kinh

sản xuất kinh doanh có hiệu quả

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác khả năng phát triển sản xuất của doanh nghiệp, thị hiếu của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp mình cùng với những yếu tố thuận lợi, khó khăn của môi trường, doanh nghiệp sẽ quyết định kế hoạch chiến lược mở rộng, thu hẹp hay ồn định sản xuất, từ đó xây

dựng các kế hoạch cụ thể về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Việc xây dựng các kế

hoạch kinh doanh đúng đắn quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp

Trang 39

của doanh nghiệp và hoạt động marketing

Doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khoa học sẽ nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, tiết kiệm chỉ phí, hạ giá thành sản phẩm Sản phẩm sẽ được nhiều người biết đến và đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng là cơ sở nền tảng để doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch đã đề ra giúp

phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường Khi đó doanh nghiệp sẽ có kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng vòng

quay và hiệu quả sử dụng vốn

- Tư cách, đạo đức của người vay

Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn hoàn trả khoản nợ vay Trong nhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếm đoạt vốn, khơng hồn trả nợ vay mặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ra những rủi ro không nhỏ cho ngân hàng

Các khách hàng DN trên địa bàn hầu hết là các DN vừa và nhỏ Vì vậy, rủi ro

tín dụng cao Thêm vào đó, khách hàng chưa hiểu rõ chính sách tín dụng, gây khó khăn đối với nhân viên ngân hàng Vì vậy, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của chỉ nhánh

Tuy nhiên, số lượng KHDN trên địa bàn khá đông Đây là điều kiện thuận lợi để Vieinbank Đông Hải Dương phát triển hoạt động cho vay đối với KHDN

1.4 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng KHDN của một số chỉ nhánh NHTM và bài học đối với Vietinbank Đông Hải Dương

1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại Vietinbank - CN Thủ Thiêm

Trang 40

Trong công tác thẩm định cho vay khách hàng nói chung và khách hàng cá

nhân nói riêng Chỉ nhánh thực hiện tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận:

- Bộ phận quan hệ khách hàng (front ofice): chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thâm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay;

- Bộ phận thẳm định và phê duyệt khoản vay: Thực hiện phân tích, đánh giá,

định lượng rủi ro trước khi dé xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay

Trong công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay, ngân hàng đã thực hiện kiểm

soát chặt chẽ cả trước, trong và sau khi cho vay Khi kết thúc một hợp đồng cho vay, ngân hảng tiến hành đánh giá một cách nghiêm túc hoạt động cho vay để đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế đề rút kinh nghiệm

Bên cạnh đó, chỉ nhánh đã có các chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với cán bộ làm công tác TD KHDN, gắn lợi ích của người làm TD với hiệu quả đầu tư TD

nhằm nâng cao trách nhiệm và tỉnh thần hào hứng của cán bộ chuyên trách trong

việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng TD cũng như nâng cao chất lượng TD Quy chế thưởng phạt tại ngân hàng được xây dựng gắn liền với hiệu quả làm việc và xử

lý nghiêm minh đối với cán bộ đẻ xảy ra thất thoát vốn, hoặc làm trái những quy tắc

trong cho vay gây ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng, làm mắt uy tín của ngân hàng và giảm chất lượng cho vay tại ngân hang,

1.4.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng KHD\ tại Vietinbank CN Ba Dinh

Trong hoạt động tín dung, dé nâng cao chất lượng tín dụng đối với KHDN,

'Vietinbank Ba Đình đã áp dụng một số bài học kinh nghiệm như:

Ngày đăng: 31/10/2022, 01:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w