Luận văn Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng tại KHDN tại NHTM; phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại KHDN tại Vietcombank Phú Thọ trong giai đoạn 2017-2019; từ đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong chất lượng tín dụng KHDN của Vietcombank Phú Thọ,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1
TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
— El z-
NGUYEN THE THUC
CHAT LUQNG TIN DUNG KHACH HANG DOANH NGHIEP TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ THỌ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi
cảm kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Tác giả luận văn
Trang 3Trước hết, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Xuân Dũng,
người đã tận tình hướng dẫn tôi về mặt khoa học để tơi hồn thành luận văn nay
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân về những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và giúp đỡ tận tình đề tơi hồn
thành bài luận văn thạc sỹ của mình
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo, các phòng ban của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chỉ nhánh Phú Thọ, Ngân
hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọđã cung cấp thông tin phục vụ cho việc phân tích cũng như những lời góp ý để tơi hồn thành bài luận văn
Tôi xin tỏ lòng biết ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã thường xuyên động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi những lúc khó khăn nhất đề tơi
vượt qua và hồn thành khóa học đào tạo thạc sỹ:
Tác giả luận văn
Trang 4MUC LUC LOICAM DOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐÀ!
CHUONG 1:CO SO LY LUAN VE CHAT LUQNG TIN DUNG KHACH HANG DOANH NGHIEP TAINGAN HANG THUONG MAL
1.1 Tỗng quan tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 9
1.1.1 Khai niệm và đặc điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp 9 1.1.2 Phân loại tín dụng khách hàng doanh nghiệp 12 1.2 Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 14 1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 14 1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 16
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
21 1.3.1 Các nhân tố chủ quan 21 1.3.2 Các nhân tổ khách quan 24 1.4 Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của một số Chỉ nhánh NHTM và bài học kinh nghiệm cho Vietcombank Phú Thọ
26
1.4.1 Kinh nghiệm của một số Chỉ nhánh NHTM: 26 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Iietcombank Phú Thọ 29
CHUONG 2:THUC TRANG CHAT LUQNG TIN DUNG KHACH HANG
Trang 5
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 32 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân lực 33 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 35 2.2 Thực trạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Phú Tho 39 2.2.1 Các sản phẩm dịch vụ và quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Phú Thọ 39 2.2.2 Kết quả cung cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Phú Thọ 47 2.3 Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại tcombank Phú Thọ 52 2.3.1 Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo chỉ tiêu định lượng 52 2.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo chỉ tiêu định tính 68 2.4 Đánh giá về chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ietcombank Phú Thọ 74 2.4.1 Những kết quả đạt được 74 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 76
CHUONG 3:GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUQNG TIN DUNG KHACH HANG DOANH NGHIEP TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN
NGOAI THUONG CHI NHANH PHU THO 82 3.1 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ietcombank Phú Thọ 82
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Phú Thụ 83
Trang 6
3.2.2 Tăng cường giám sát, kiểm soát khoản vay: đó 3.2.3 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân sự 89 3.2.4 Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn 91 3.2.5 Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ 94
Trang 8DANH MUC BANG
Bang 2.1: Thống kê nguồn nhân lực tại Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 -
2019 35
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019 36 Bảng 2.3: Kết quả cho vay của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019 37 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 -2019 38 Bảng 2.5: Dư nợ cho vay KHDN của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019 49 Bảng 26: Thị phần cho vay KHDN của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019 SI Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019 3 Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng KHDN của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 -2019 s9
Bảng 2.9: Nợ quá hạn KHDN của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019 61 Bảng 2.10: Nợ xấu KHDN của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019 62 Bảng 2.11: ích lập dự phòng rủi ro tín dụng KHDN của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019 64 Bang 2.12: Ty trọng cho vay KHDN có TSĐB của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 -2019 65 Bảng 2.13: Lãi cho vay KHDN chưa thu được của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 -2019 67
Bảng 2.14: Thống kê mô tả mẫu khảo sát 69 Bảng 2.15: Đánh giá của KHDN về sự tin cậy 70 Bảng 2.16: Đánh giá của KHDN về sự đáp ứng 7 Bảng 2.17: Đánh giá của KHDN về năng lực phục vụ 72
Bang 2.18: Danh gia của KHDN về sự đồng cảm 73
Trang 9Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Vietcombank Phú Thọ 34 Hình 22: Quy trình tín dụng Khách hàng doanh nghiệp 42
Hình 23: Số lượng KHDN vay vốn của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 -
2019 48
Hình 24: Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN trong tổng dư nợ cho vay của Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 -2019 50 Hình 2.5: Thị phần cho vay KHDN của các Chỉ nhánh NHTM trên dia ban tỉnh Phú
Tho nam 2019 52
Hình 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN phân theo kỳ hạn tại Vietcombank Phú Tho giai đoạn 2017 - 2019 54 Hình 27: Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN phân theo loại hình doanh nghiệp tại Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 -2019 55 Hình 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN phân theo lĩnh vực kinh doanh tại Vietcombank Phú Thọ giai đoạn 2017 -2019 57
Trang 10
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
NGUYEN THE THUC
CHAT LUQNG TIN DUNG KHACH HANG DOANH NGHIEP TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã ngành: 8340201
TOM TAT LUAN VAN THAC Si TAI CHÍNH - NGÂN HÀNG
HA NOI - 2020
Trang 11Tinh cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành quả đáng khích lệ Tăng trưởng kinh tế cao, quan hệ quốc tế được mở rộng, ôn định chính trị
và xã hội Đạt được những thành quả đó là nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta nói chung và của các thành phần kinh tế nói riêng Những thành qu:
có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội
cho đầu tư phát triển đất nước
Cùng với sự phát triển đó, hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp
(KHDN) Các NHTM là trung gian thanh to:
quan trọng trong cung ứng vốn cho nền kinh tt
là trung gian tai chính, đóng vai trò cho các KHDN Các KHDN đóng
sự phát triển của các doanh nghiệp là tiền đề
vai trò là xương sống của nên kinh tế
cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Tỷ trọng dư nợ KHDN tại các NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn Vì vậy, quan tâm đến chất lượng tín dụng nói chung và đối với KHDN nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng không những đối với NHTM mà
còn đối với nền kinh tế
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, với điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn Theo UBND tỉnh Phú Thọ (2019), tính đến hết năm 2019,
trên dia ban tình có 11.588 công ty và doanh nghiệp đang hoạt động đóng trên 13
quận huyện, tập trung chủ yếu tại thành phó Việt Trì, với đa phần là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Trong những năm qua, hoạt động của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, xuất phát từ nhiều yếu tố: ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu phi, quy mô nền kinh tế tại địa phương,
nhỏ, số lượng khách hàng ít
Trang 12một số hạn chế nhất định như: hoạt động cho vay KHDN vẫn chưa tương xứng với
khả năng của Chỉ nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, tỷ tệ trích lập dự phòng rủi ro cao, khiến cho lợi nhuận của Chỉ nhánh bị ảnh hưởng Vẫn còn
một số cán bộ tín dụng (CBTD) chưa thể hiện được thái độ chuyên nghiệp trong
công tác phục vụ KHDN, còn gặp nhiều lúng túng khi giải quyết vấn đề Điều này dẫn đến công tác đảm bảo chất lượng tín dụng KHCN của Chỉ nhánh gặp nhiều rào
cản, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn Với những bài
học lịch sử trong quá khứ và những biến động bất lợi của ngành ngân hàng luôn nhắc nhở rằng, nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng luôn luôn hiện hữu và có khả năng đe dọa lớn tới sự phát triển bền vững của Vietcombank Phú Thọ
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Chất lượng tín dụng khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chỉ nhánh Phú
Thọ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, với mong muốn tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dung KHDN tai Chi nhánh Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng KHDN tại NHTM;
~ Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ
trong giai đoạn 2017 — 2019; từ đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân trong chất lượng tín dụng KHDN của Vietcombank Phú Thọ
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại
Vietcombank Phú Thọ đến năm 2025
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối trợng nghiên cứu
Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn về chất lượng tín dụng KHDN tại NHTM
Pham vì nghiên cứu
Trang 13thông qua các chỉ tiêu định tính (đánh giá của KHDN)
+ Phạm vi không gian: Luận văn khảo sát số liệu, tình hình về chất lượng tín
dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ
+ Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2017 đến năm 2019; Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 5-6 năm 2020; Đề xuất giải pháp đến năm 2025
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cắp và sơ cấp nhằm phân tích thực trạng
chất lượng tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ
« _ Dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Những báo cáo nội bộ của Vietcombank Phú Thọ về kết quả hoạt động kinh
doanh chung, các sản phẩm dịch vụ nói chung và hoạt động tín dụng KHDN
- Những văn bản pháp lý của NHNN liên quan đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng KHDN nói riêng
- Những tài liệu, văn bản hướng dẫn, văn bản quy trình, quy định, của
Vietcombank về các nội dung liên quan đến hoạt động tín dụng KHDN
~ Những luận văn, luận án, nghiên cứu tại các tạp chí khoa học có liên quan đến hoạt động tín dụng KHDN tại các Chỉ nhánh NHTM
- Những sách giáo khoa, giáo trình liên quan đến hoạt động tín dụng KHDN tại NHTM như Nghiệp vụ NHTM, Quan tri NHTM, Tín dụng ngân hàng, và các giáo trình có liên quan
« _ Dữ liệu sơ cấp
Tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua khảo sát khách hàng sử
dụng dịch vụ tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ Việc khảo sát được thực
hiện nhằm thu thập những đánh giá của KHDN vay vốn về chất lượng dịch vụ tín
Trang 14iv
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Mẫu khảo sát được lựa chọn dựa trên danh sách KHDN đang có quan hệ vay vốn với Chỉ nhánh,
được Vietcombank Phú Thọ cung cấp Số lượng KHDN được khảo sát: 200 doanh
nghiệp, thu hồi và rà soát được 184 phiếu khảo sát hợp lệ, đảm bảo chất lượng để tiến hành phân tích
Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 2 phần chính Phần 1 liên quan đến những
thông tin chung về KHDN, như: lĩnh vực hoạt động, thời gian sử dụng dịch vụ tín
dụng tại Chỉ nhánh, tần suất giao dịch, các kênh thông tin mà KHDN biết đến dịch
vụ tín dụng của Vietcombank Phú Thọ, Nội dung chính của phiếu khảo sát được
trình bày trong phần 2, tập trung vào đánh giá của KHDN về chất lượng dịch vụ tín
dụng KHDN của Vietcombank Phú Thọ, các nội dung như: (1) Sự tin cậy, (2) Sự đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4) Sự đồng cảm, (5) Phương tiện hữu hình, (6) Lai
suất và phí Thời gian khảo sát: tiền hành từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2020
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý thông qua phần mềm Excel Các
phương pháp phân tích được tác giả sử dụng như sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để phân tích mô tả thực trạng
các vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng KHDN của Vietcombank Phú Thọ từ số liệu thứ cấp và sơ cáp Thống kê mô tả đặc điểm của đối tượng khảo sát và đánh giá của KHDN về chất lượng tín dụng KHDN tại Chỉ nhánh
- Phương pháp so sánh, đánh giá: là việc nghiên cứu mức độ biến động của các
chỉ tiêu về số lượng và tỷ trọng qua các kỳ phân tích Điều kiện so sánh là các số
liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung, đơn vị đo lường, phương pháp
tính toán Qua đó, kết quả so sánh đánh giá là cơ sở để phân tích thực trạng chất
lượng tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ
~ Phương pháp phân tích thông tin: sau khi đã thu được số liệu đã qua xử lý
Trang 15Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia làm 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
Trong chương này, luận văn đã đi sâu vào khái quát cơ sở lý luận về chất
lượng tín dụng KHDN tại NHTM: (1) Tổng quan tín dụng KHDN tai NHTM; (2)
Chất lượng tín dụng KHDN tại NHTM; (3) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
tín dụng KHDN và (4) Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng tín dụng KHDN của một số Chỉ nhánh NHTM và bài học kinh nghiệm cho Vietcombank Phú Thọ Đây là cơ sở nền tảng quan trọng để luận văn thực hiện các phân tích trong chương 2
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ
Nội dung chương 2 làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ trong giai đoạn 2017-2019 thông qua các chỉ tiêu đánh giá
đã được tông quan ở Chương 1 Bằng những số liệu thứ cấp, cùng số liệu sơ cấp từ kết quả khảo sát KHDN, chương 2 đã rút ra được những kết quả đạt được và nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân trong chất lượng tín dụng KHDN tại Chỉ nhánh trong
giai đoạn vừa qua Cụ thể như sau:
Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2017-2019, Vietcombank Phú Thọ đã có những sự quan tâm,
đầu tư, định hướng trong việc mở rộng cho vay KHDN, đi kèm với đảm bảo chất
lượng tín dụng KHDN Chỉ nhánh đã không ngừng thực hiện nhiều chính sách, giải
pháp nhằm phát triển và giữ vững chất lượng tín dụng KHDN trong thời gian vừa qua, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chung trong hoạt động cho vay của Chỉ
nhánh Một số kết quả mà Chỉ nhánh đã đạt được là
Thứ nhất, cơ cấu dư nợ tín dụng KHDN phân theo kỳ hạn và theo lĩnh vực cho
Trang 16vi
nâng cao chất lượng tín dụng KHDN Giai đoạn 2017-2019, dư nợ tin dung KHDN
ngắn hạn luôn chiếm trên 80%, đảm bảo đồng vốn của Chỉ nhánh quay vòng nhanh,
đảm bảo tính thanh khoản cao, hạn chế RRTD đối với các khoản vay dài hạn Bên
cạnh đó, việc dư nợ cho vay KHDN rất thấp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản cũng giúp Chỉ nhánh tránh được rủi ro có thể xảy ra khi cho vay đối với ngành đặc thủ này
Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu KHDN của Chỉ nhánh được khống chế
ở mức thấp trong giai đoạn vừa qua Bằng những nỗ lực và sự quyết liệt trong công
tác thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Chỉ nhánh luôn được giữ ở mức thấp Năm 2019, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu lần lượt là 0,6%
và 0,56% tông dư nợ cho vay KHDN Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức
khuyến cáo của NHNN Đây thật sự là một kết quả đáng ghi nhận của Chỉ nhánh
trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng
Thứ ba, dư nợ cho vay KHDN hằng năm luôn tăng trưởng ở mức cao, giữ vững thị phần cho vay KHDN trên địa bàn Theo đó, dư nợ cho vay năm 2018 tăng 22,60%, năm 2019 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước Thị phần cho vay KHDN của Vietcombank Phú Thọ cũng liên tục gia tăng, từ 9,3% năm 2017 lên tới 10,96%
năm 2019, tiếp tục giữ vững vị thế thứ 2 toàn thị trường tỉnh Phú Thọ trong công tác
cho vay KHDN
Thứ tư, tỷ trọng cho vay KHDN có TSĐB ở mức cao, góp phần đảm bảo chất
lượng tín dụng KHDN của Chỉ nhánh Năm 2017 tỷ trọng cho vay KHDN có TSĐB là 98%, năm 2018 giảm nhẹ còn 97% và năm 2019 tăng thành 99% Tỷ trọng cho vay có TSĐB chiếm đến 99% giúp Chỉ nhánh có thể chủ động hơn trong quá trình
xử lý nếu như các khoản vay của KHDN có vấn đề, giúp hạn chế được rủi ro tín
dụng trong cho vay KHDN
Thứ tư, uy tín của ngân hàng trong hoạt động cho vay DNNVV đã được sự
thừa nhận từ chính các KHDN Điều nảy được thể hiện trong kết quả khảo sát, khi các tiêu chí trong yếu tố sự tin cậy đều được KHDN đánh giá khá cao, chẳng hạn
Trang 17luôn bảo mật thông tin của khách hàng” (3,88 điểm), “Ngân hàng thực hiện đúng
cam kết” (3,85 điểm)
Những hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, cơ cầu dư nợ cho vay KHDN phân theo quy mô doanh nghiệp chưa
thật sự hợp lý Hiện tại, Vietcombank Phú Thọ chủ yếu cho vay đối với các KHDN
có quy mô vừa và lớn, với tỷ trọng lên tới hơn 70% trong cả giai đoạn 2017-2019 Trong khi đó, dư nợ cho vay KHDN có quy mô nhỏ chỉ chiếm chưa tới 30% Mặc
dù điều này thể hiện uy tín của Chỉ nhánh trong mối quan hệ tín dụng với các KHDN lớn trên địa bàn, nhưng cũng gây rủi ro nhất định, đe dọa chất lượng tín
dụng của Chỉ nhánh, bởi sự lệ thuộc vào một số khoản vay lớn của các KHDN lớn
Thứ hai, vòng quay vốn tín dụng KHDN thấp hơn vòng quay vốn tín dụng chung của Chỉ nhánh Cụ thể, vòng quay vốn tín dụng KHDN của Chỉ nhánh trong,
các năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 3,04; 3,48 và 3.4, trong khi đó, con số này đối
với tín dụng chung của Chỉ nhánh là 3.41; 3.97 và 3,71 Điều này cho thấy, Chỉ
nhánh cần có những cải thiện để nâng cao vòng quay vốn tín dụng KHDN
Thứ ba, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xáu KHDN mặc dù ở mức thấp nhưng lại có xu hướng tăng nhanh Cụ thê, năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu chỉ là 0,39% và 0,03% Nhưng đến năm 2019, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu lần lượt là 0,6% và 0,56%
Điều này xuất phát từ một số khoản vay KHDN của Chỉ nhánh trong năm 2018, 2019 phát sinh nợ xấu, bởi những nguyên nhân đến từ chính ngân hàng cũng như
các nguyên nhân bên ngoài
Thứ tư, tỷ lệ trích lập dừ phòng rủi ro KHDN tăng nhanh Năm 2017, tỷ lệ
trích lập dự phòng rủi ro KHDN là 0,8% tổng dư nợ, đến năm 2019 đã tăng lên đến
1,31%, cao hơn so với mức trích lập dự phòng rủi ro chung cho cả Chỉ nhánh Nếu
tính con số tuyệt đối, trích lập dự phòng rủi ro KHDN năm 2019 là 63 tỷ đồng (tăng
79,87% so với năm 2018) Điều này là bởi nhiều khoản nợ KHDN của Chỉ nhánh
Trang 18viii
Thit nam, lãi cho vay KHDN chưa thu được có xu hướng gia tăng Năm 2017,
con số này là 4.34 tỷ đồng (tương ứng với tỷ lệ 0,12%), năm 2018 là 6,21 tỷ đồng
(tương ứng là 0,14%) và năm 2019 là 29,85 tỷ đồng (tương ứng 0,62%) Nếu tính
theo số tuyệt đối, lãi cho vay KHDN chưa thu được năm 2019 là 29,85 tỷ đồng (tăng 380,49% so với năm 2018) Điều này cũng xuất phát từ công tác thu hồi nợ và nợ xấu tăng nhanh trong năm 2019
Thứ sáu, một số nội dung chất lượng tín dụng KHDN không nhận được sự
đánh giá cao từ khách hàng Cụ thể: Ngân hàng giải quyết khiếu nại của khách hàng nhanh chóng, kịp thời (3,47); Cán bộ tín dụng trả lời thoả đáng các thắc mắc của khách hàng (3.48); Ngân hàng có các tài liệu, sách, ảnh giới thiệu về dịch vụ ngân
hàng rất cuốn hút (3,48); Cán bộ tín dụng ngân hàng có trang phục đẹp, lịch sự
(G47)
Những hạn chế trên đòi hỏi Vietcombank Phú Thọ cần xác định rõ những,
nguyên nhân gây ra, để từ đó có những giải pháp hiệu quả khắc phục nhằm nâng, cao chất lượng tín dụng trong thời gian đến
Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan
như sau:
~ Nguyên nhân chủ quan
+ Nguồn nhân lực của Vietcombank Phú Thọ chưa đáp ứng được yêu cầu
công việc
+ Việc kiểm soát các khoản cho vay KHDN trước, trong và sau cho vay vẫn
chưa được thực hiện đồng bộ, bài bản
+ Tổn tại một số bắt cập trong quá trình thâm định, kiểm tra TSĐB
+ Năng lực của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chỉ nhánh còn hạn chế
~ Nguyên nhân khách quan
+ Sự minh bạch trong việc cung cấp thông tin của khách hàng vay vốn
+ Nền kinh tế tỉnh Phú Thọ cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, giá đầu vào của các loại
Trang 19hưởng nặng đến ngành nông nghiệp, tác động lan toan dén xu hướng tiêu dùng của người dân, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên các KHDN
+ Một số KHDN, đặc biệt là các DNNVV hạn chế về năng lực tài chính, hoạt
động kinh doanh
+ Sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bản trong việc mở rộng tín dụng KHDN
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chỉ
nhánh Phú Thọ
Trong chương 3, căn cứ vào thực trạng chất lượng tín dụng KHDN của Vietcombank Phú Thọ trong giai đoạn 2017-2019, cùng với định hướng nâng cao
chất lượng tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ trong giai đoạn tiếp theo
Trong phạm vi thâm quyền của Chỉ nhánh (Chỉ nhấp cấp I, hạng I của Vietcombank
Việt Nam), luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
KHDN của Vietcombank Phú Thọnhư: Tuân thủ thực hiện đúng các quy trình tín
dụng; Tăng cường giám sát, kiểm soát khoản vay; Nâng cao năng lực, phẩm chất
của đội ngũ nhân sự; Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn; Tăng cường
hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ Bên cạnh đó, luận văn đã đề xuất các kiến
để
nghị cho NHNN và ngân hàng Vietcombank Việt Nam trong việc tạo điều kiệ nâng cao chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay KHDN tại các NHTM nói
Trang 20KET LUAN
Hoạt động cho vay KHDN ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong
nền kinh tế, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của bản thân NHTM mà còn có ảnh hưởng tới kinh tế mỗi đất nước Ngay trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, KHDN vẫn là đối tượng doanh nghiệp được quan tâm, nhận được nhiều sự hỗ trợ giúp đỡ từ các ngân hàng Và trong bất kỳ hoàn cảnh
nào, khi cho vay với các KHDN, chất lượng tín dụng luôn là vấn đề được các ngân
hàng quan tâm hàng đầu Mặc dù được Chính phủ, các cơ quan ban ngành, các hiệp
hội quan tâm hỗ trợ tuy nhiên KHDN vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong đó đáng kể là vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng
Thông qua việc phân tích số liệu thứ cấp về thực trạng chất lượng tín dụng đối
với KHDN của Vietcombank Phú Thọ trong giai đoạn 2017 ~ 2019 và kết quả khảo
sát 184 KHDN, luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế trong chất lượng tín dụng KHDN của Chỉ nhánh
Để phát triển hoạt động cho vay KHDN trong thời gian tới, Vietcombank Phú
Thọ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: (1) Tuân thủ thực hiện đúng các quy trình tín dụng; (2) Tăng cường giám sát, kiểm soát khoản vay; (3) Nâng cao năng lực,
phẩm chất của đội ngũ nhân viên; (4) Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn;
(5) Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Cuối cùng, luận văn đã đề xuất các kiến nghị cho NHNN và ngân hàng
Vietcombank Việt Nam trong việc tạo điều kiện để nâng cao chất lượng tín dụng
Trang 21
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
—£1
NGUYEN THE THUC
CHAT LUQNG TIN DUNG KHACH HANG DOANH NGHIEP TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN NGOAI THUONG VIET NAM CHI NHANH PHU THO
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HANG MÃ NGÀNH: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS VŨ XUÂN DŨNG
HÀ Nội - 2020
Trang 221 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nên kinh tế nước ta đã đạt được những thành quả đáng
khích lệ Tăng trưởng kinh tế cao, quan hệ quốc tế được mở rộng, ôn định chính trị
và xã hội Đạt được những thành quả đó là nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta nói
chung và của các thành phần kinh tế nói riêng Những thành quả ấy có sự đóng góp
không nhỏ của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội
cho đầu tư phát triển đất nước
Cùng với sự phát triển đi thống Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp
(KHDN) Các NHTM là trung gian thanh to:
quan trọng trong cung ứng vốn cho nền kinh tế, cho các KHDN Các KHDN đóng
là trung gian tài chính, đóng vai trò
vai trò là xương sống của nền kinh tế, sự phát triển của các doanh nghiệp là tiền đề cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Tỷ trọng dư nợ KHDN tại các NHTM thường, chiếm tỷ trọng lớn Vì vậy, quan tâm đến chất lượng tín dụng nói chung và đối với KHDN nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng không những đối với NHTM mà
còn đối với nền kinh tế
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, với điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn Theo UBND tỉnh Phú Thọ (2019), tính đến hết năm 2019,
trên dia ban tình có 11.588 công ty và doanh nghiệp đang hoạt động đóng trên 13
quận huyện, tập trung chủ yếu tại thành phó Việt Trì, với đa phần là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Trong những năm qua, hoạt động của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, xuất phát từ nhiều yếu tố: ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu phi, quy mô nền kinh tế tại địa phương,
nhỏ, số lượng khách hàng ít
Trang 23với khả năng của Chỉ nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, tỷ tỆ trích lập dự phỏng rủi ro cao, khiến cho lợi nhuận của Chỉ nhánh bị ảnh hưởng Vẫn còn một số cán bộ tín dụng (CBTD) chưa thể hiện được thái độ chuyên nghiệp trong
công tác phục vụ KHDN, còn gặp nhiều lúng túng khi giải quyết vấn đề Điều này dẫn đến công tác đảm bảo chất lượng tín dụng KHCN của Chỉ nhánh gặp nhiều rào
can, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn Với những bài
học lịch sử trong quá khứ và những biến động bắt lợi của ngành ngân hàng luôn nhắc nhở rằng, nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng luôn luôn hiện hữu và có khả năng đe dọa lớn tới sự phát triển bền vững của Vietcombank Phú Thọ
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Chất lượng tín dụng khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chỉ nhánh Phú
Tho” lam đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, với mong muốn tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại Chỉ
nhánh
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tại Việt Nam, nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về chất lượng
tín dụng nói chung và chất lượng dich vu tín dụng KHDN nói riêng Cụ thể như sau
Đỗ Đức Hiệp (2016) với luận văn “Chất lượng cho vay đối với khách hàng
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam — Chỉ nhánh Thăng Long ” Nghiên cứu đã tập trung phân tích chất lượng cho vay của KHDN,
đặc biệt tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với các KHDNỀ
vừa và nhỏ của NHTM Theo đó, các nhóm chỉ tiêu bao gồm định tính và định
lượng Một số chỉ tiêu định lượng như: dư nợ tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu của ngân
hàng, nợ nhóm 1, dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo, vòng quay vốn tín dụng, hiệu
suất sử dụng vốn, tỷ lệ lãi treo Cuối cùng, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay KHDN vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Kỹ
Trang 24Lê Thị Thanh Mỹ (2017) với luận án “Hoàn thiện phân tích chất lượng tin dụng tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định” Nghiên cứu đã tiến hành giới thiệu hệ thống các NHTM trên địa bản tỉnh Bình Định, trong đó, nhắn mạnh phân tích thực trạng 22 NHTM trên địa bàn nghiên cứu thông qua các
nội dung về phân tích chất lượng tín dụng: tổ chức phân tích, công cụ và kỹ thuật phân tích, nội dung phân tích, đồng thời thống kê mức độ cần thiết của các chỉ tiêu
phân tích chất lượng tín dụng Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã rút ra kết luận: hiện tại,
NHNN chưa đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng một cách thống nhất, chưa tính tốn và cơng bố được các thông số tài chính mang tính chuẩn mực
để hướng dẫn cho các NHTM xác định và có cơ sở thực hiện (ngoài các chỉ tiêu
mang tính chất khống chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng) Từ đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích chất
lượng tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định
Trường Văn Giang, Trần Hữu Đào (2019) với bài báo “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dung tại Ngân hàng TMCP Nông nghiệp & Phát triển nông thôn -
Chỉ nhánh Cẩm Mỹ, tính Đông Nai" (Agribank Chỉ nhánh Cảm Mỹ) Bài báo đã phân tích chất lượng tín dụng tại Agribank Chỉ nhánh Cảm Mỹ trong giai đoạn 2016 — 2018 thông qua các chỉ tiêu: nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, số
lượng khách hàng bình quân trên một CBTD Thông qua số liệu thứ cấp từ phía Chỉ
nhánh, luận văn đã làm rõ những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về chất lượng tín
dụng tại Chỉ nhánh Qua đó, các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chỉ nhánh Cảm Mỹ được tác giả đề xuất là: Nâng cao chất lượng cán bộ thấm định; Hoàn thiện quy chế cho vay; Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng; Thực hiện tốt công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vay; Hồn thiện
cơng tác bảo đảm tiền vay; Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu
Nguyễn Thị Hương Lan (2019) với luận văn “Nâng cao chất lượng tin dung khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chỉ nhánh Quảng Bình” (Vietcombank Chỉ nhánh Quảng Bình) Luận văn đã làm rõ cơ
Trang 25tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, tỷ lệ nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay; chỉ tiêu định tính: khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của
KHDN, chất lượng phục vụ của CBTD, khả năng nâng cao uy tín của NHTM trong việc cho vay, khả năng bán chéo sản phẩm của NHTM, khả năng mở rộng quan hệ
với khách hàng mới Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng KHDN của một số ngân hàng và bài học rút ra đối với Chỉ nhánh đang nghiên cứu Thông qua
việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng KHDN tại Chỉ nhánh trong giai đoạn 2016 — 2018, kết hợp với số liệu khảo sát 165 KHDN, tác giả đã đánh giá được
những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế Những giải pháp mà tác giả đề xuất để nâng cao chất lượng tín dụng KHDN là: tăng cường vốn giá rẻ để cho
vay, tuân thủ thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, thực hiện các biện pháp
phòng ngừa và hạn chế rủi ro, tăng cường hiệu lực công tác kiểm tram kiểm soát, giám sát trước trong và sau cho vay, tổ chức nhân sự
Hoang Thi Luyến (2019) với luận văn “Nang cao chất lượng tín dụng khách
hàng doanh nghiệp tại Phòng giao dịch Thị xã Quảng trị - Vietinbank Quang Tri”
Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng KHDN, trong đó, các chỉ tiêu mà luận văn dùng đê đánh giá chất lượng tín dụng KHDN tại Chỉ nhánh là: các chỉ tiêu định lượng (vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, lãi cho
vay chưa thu được, tỷ trong cho vay có tài sản đảm bảo, quỹ dự phòng rủi ro, tỷ trọng cho vay 10 khách hàng lớn nhất); các chỉ tiêu định tính (khả năng hoàn trả gốc và lãi của người vay, quản lý rủi ro tín dụng, tình hình sử dụng vốn vay của ngân
hàngm cơ cấu dư nợ, khả năng thu hút khách hàng) Sau khi đánh giá chất lượng tín dụng KHDN tại Chỉ nhánh trong giai đoạn 2016-2018, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau: giải pháp về chính sách tín dụng, giải pháp về quy trình nghiệp vụ, ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn đối với
Trang 26năng thu thập thông tin, thực hiện tốt công tác marketing ngân hàng, giải pháp về nhân sự, giải pháp về công nghệ
Tóm lại, có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về chất lượng tín dụng khách
hàng nói chung và chất lượng tín dụng KHDN tại các NHTM nói riêng Mỗi nghiên
cứu lại tiếp cận chất lượng tín dụng tại những khía cạnh khác nhau của vấn đề này Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã đưa ra được những chỉ tiêu đánh giá chất
lượng tín dụng KHDN, bao gồm các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng
Nhiều nghiên cứu cũng tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát trực tiếp KHDN về công tác tín dụng KHDN tại các NHTM Đây sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả phân tích chất lượng tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ
Bên cạnh đó, tính đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu nào được thực
hiện tại Vietcombank Phú Thọ về chất lượng tín dụng KHDN Do đó, đề tài này
được thực hiện sẽ có ý nghĩa trong việc kế thừa các cơ sở lý luận của các công trình nghiên cứu đi trước, áp dụng vào một địa bàn nghiên cứu mới là Vietcombank Phú Thọ
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng KHDN tại NHTM;
~ Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ
trong giai đoạn 2017 — 2019; từ đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân trong chất lượng tín dụng KHDN của Vietcombank Phú Thọ
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại
Vietcombank Phú Thọ đến năm 2025 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 27+ Phạm vi không gian: Luận văn khảo sát số liệu, tình hình về chất lượng tín
dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ
+ Phạm vi thời gian: Đề tải tiền hành thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2017 đến năm 2019; Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 5-6 năm 2020; Đề xuất giải pháp đến năm 2025
5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm phân tích thực trạng
chất lượng tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ
© _ Dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Những báo cáo nội bộ của Vietcombank Phú Thọ về kết quả hoạt động kinh
doanh chung, các sản phẩm dịch vụ nói chung và hoạt động tín dụng KHDN tại Chỉ nhánh
- Những văn bản pháp lý của NHNN liên quan đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng KHDN nói riêng
- Những tài liệu, văn bản hướng dẫn, văn bản quy trình, quy định, của Vietcombank về các nội dung liên quan đến hoạt động tín dụng KHDN tại các Chỉ nhánh
~ Những luận văn, luận án, nghiên cứu tại các tạp chí khoa học có liên quan
đến hoạt động tin dụng KHDN tại các Chỉ nhánh NHTM từ trước đến thời điểm
hiện tại
- Những sách giáo khoa, giáo trình liên quan đến hoạt động tín dụng KHDN tại NHTM như Nghiệp vụ NHTM, Quản trị NHTM, Tín dụng ngân hàng, và các giáo trình có liên quan
Trang 28Tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua khảo sát khách hàng sử
dụng dịch vụ tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ Việc khảo sát được thực
hiện nhằm thu thập những đánh giá của KHDN vay vốn về chất lượng dịch vụ tín
dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Mẫu khảo sát được lựa chọn dựa trên danh sách KHDN đang có quan hệ vay vốn với Chỉ nhánh,
được Vietcombank Phú Thọ cung cấp Số lượng KHDN được khảo sát: 200 doanh
nghiệp, thu hồi và rà soát được 184 phiếu khảo sát hợp lệ, đảm bảo chất lượng đề tiến hành phân tích
Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 2 phần chính Phần I liên quan đến những
thông tin chung về KHDN, như: lĩnh vực hoạt động, thời gian sử dụng dịch vụ tín
dụng tại Chỉ nhánh, tần suất giao dịch, các kênh thông tin mà KHDN biết đến dịch
vụ tín dụng của Vietcombank Phú Thọ, Nội dung chính của phiếu khảo sát được
trình bày trong phần 2, tập trung vào đánh giá của KHDN về chất lượng dịch vụ tín
dụng KHDN của Vietcombank Phú Thọ, các nội dung như: (1) Sự tin cậy, (2) Sự đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4) Sự đồng cảm, (5) Phương tiện hữu hình, (6) Lãi
suất và phí Tác giả sử dụng thang do Likert 5 mức độ đề lượng hóa đánh giá của KHDN đối với nội dung cụ thể phản ánh chất lượng dịch vụ tín dụng KHDN của Chỉ nhánh (với 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập/Bình thường; 4: Đồng ý và 5: Rất đồng ý)
Thời gian khảo sát: tiền hành từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2020
3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý thông qua phần mềm Excel Các
phương pháp phân tích được tác giả sử dụng như sau:
~ Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để phân tích mô tả thực trạng
các vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng KHDN của Vietcombank Phú Thọ từ số liệu thứ cấp và sơ cáp Thống kê mô tả đặc điểm của đối tượng khảo sát và đánh giá của KHDN về chất lượng tín dụng KHDN tại Chỉ nhánh
Trang 29
pháp tính toán Qua đó, kết quả so sánh đánh giá là cơ sở dé phân tích thực trạng chất lượng tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Thọ
~ Phương pháp phân tích thông tin: sau khi đã thu được số liệu đã qua xử lý
bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đánh giá, tác giả sẽ áp dụng các phương,
pháp suy luận, biện chứng duy vật, so sánh, tông hợp, phân tích bảng, đồ thị; từ đó
đưa ra được những đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
KHDN tại Vietcombank Phú Thọ 6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại
ngân hàng thương mại;
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng Thương mại Cô phần Ngoại thương Việt Nam Chỉ nhánh Phú Thọ;
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Trang 30CHUONG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Có nhiều khái niệm tín dụng của NHTM đã được đưa ra bởi nhiều nhà
nghiên cứu qua nhiều cách tiếp cận khác nhau:
‘Theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2007), tín dụng theo nghĩa rộng: “bao
gồm hai mặt là huy động vốn và tiến hành cho vay Trong hoạt động thực tiễn, quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đa dạng nhưng ở bắt cứ dạng nào tín dụng cũng, luôn là một quan hệ kinh tế của nền sản xuất hàng hoá, nó tồn tại và phát triển gắn
liền với sự tồn tại và phát triển của những quan hệ hàng hoá - tiền tệ Mục đích và
tính chất của tín dụng do mục đích và tính chất của nền sản xuất hàng hoá quyết
định Sự vận động của tín dụng luôn luôn chịu sự chỉ phối của các quy luật kinh tế
của phương thức sản xuất trong xã hội đó”
Theo Phan Thị Cúc (2008), tín dụng NHTM là quan hệ chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn và tài sản từ NHTM cho khách hàng trong một thời hạn nhất
định với một khoản chỉ phí nhất định Tín dụng của NHTM có những đặc trưng như
sau: Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn và tài sản từ người sở hữu sang
người sử dụng; Tài khoản giao dịch trong tín dụng NHTM bao gồm hai hình thức là
cho vay bằng tiền và cho thuê (bất động sản và động sản); Sự chuyển nhượng theo
nguyên tắc hoàn trả theo thời gian như trong hợp đồng thỏa thuận giữa khách hàng,
và NHTM; Giá trị hoàn trả bao gồm các góc, lãi và phí tín dụng; Sự chuyên nhượng,
phải dựa trên cơ sở pháp lý như hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng, trong đó,
Trang 31“Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), tín dụng là quan hệ giữa các bên về việc vay
mượn một tài sản gồm tài sản thực, tài sản tài chính hay uy tín Theo đó, hình thức
cấp tín dụng của NHTM là việc thỏa thuận để tô chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả
bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
‘Theo Dang Huong Giang (2018), tin dung NHTM là giao dịch tài sản giữa
NHTM (tô chức tín dụng) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền
kinh tế), trong đó NHTM (tô chức tín dụng) chuyên giao tài sản cho bên đi vay sử
dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm
hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho NHTM (tổ chức tín dụng) khi đến hạn
thanh toán Theo đó, tín dụng NHTM có đặc điểm là dựa trên sự tin tưởng, tính hoàn trả, tính có lãi và tính rủi ro
Trong nghiên cứu, luận văn tiếp cận khái niệm tin dụng của NHTM như sau:
Là quan hệ chuyên nhượng quyền sử dụng vốn và tài sản giữa NHTM với các nhà
tô chức và cá nhân (bên đi vay) Trong đó các NHTM chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách
nhiệm hồn trả vơ điều kiện cả vốn gốc và lãi cho NHTM khi đến hạn thanh toán
Dựa vào khái niệm tín dụng được trình bày ở trên: Tín dụng KHDN hay còn gọi là tín dụng doanh nghiệp được hiểu là quan hệ vay mượn giữa một bên là ngân hàng và một bên là các doanh nghiệp Trong mối quan hệ đó, ngân hàng đóng vai trò là người cho vay trong trường hợp ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền; còn khi ngân hàng nhận tiền gửi của doanh nghiệp thì ngân hàng đóng vi trò là người đi vay Do vậy, trong mối quan hệ tín dụng khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng và doanh
nghiệp có thê hoán đồi vị trí cho nhau tùy vào từng trường hợp (Ngô Thanh Phúc,
2012)
Trên góc độ ngân hàng là người cho vay, doanh nghiệp là người đi vay, tín dụng KHDN là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với các doanh nghiệp trong nền
Trang 32lượng giá trị từ nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu (có thê dưới hình thức hàng,
hóa hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên
đã thỏa thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả
1.1.1.2 Đặc điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Tín dụng KHDN của các NHTM có các đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, đối tượng khách hàng đa dạng Do các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, vì vậy, nhu cầu vay vốn đề đáp ứng cũng đa dạng và rất phong phú, từ việc cho vay trong lĩnh vực xây dựng đối với các doanh nghiệp xây lắp hay cho vay lĩnh vực đầu tư chăm sóc cây công nghiệp đối với các doanh
nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cà phê, cao su hoặc các cây nông nghiệp khác
Thứ hai, quy mô tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn Do mục đích sử dụng
vốn của doanh nghiệp là đê đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất như vay vốn dé mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản có định, xây dựng nhà xưởng, dồi mới thiết bị và áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh nên những khoản vay thường có giá trị lớn
Thứ ba, thủ tục và quy trình cho doanh nghiệp phức tạp Điều này xuất phát từ
việc tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với các cá nhân Bên cạnh đó, giá trị khoản vay lớn và tài sản đảm bảo thường phức tạp, khó định giá do
hầu hết các tài sản mà doanh nghiệp thế chấp thường là nhà máy, dụng cụ sản
xuất
Thứ tu, khách hàng doanh nghiệp thường có hệ thống thông tin tốt hơn, chặt
chẽ hơn khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh Các thông tin tài chính này có được
từ hệ thống thơng tin kế tốn, báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các văn bản liên
quan Đây là một trong những nguồn thông tin cơ bản để ngân hàng đánh giá cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp
Thứ năm, rủi ro xảy ra đối với các doanh nghiệp thường gây ra tổn thất lớn
cho các NHĩM Bởi các khoản vay của các KHDN thường có quy mô lớn, nên nếu
Trang 33hề nhỏ Do đó, lãnh đạo các NHTM thường rất quan tâm đến công tác quản trị rủi ro
cho vay khách hàng doanh nghiệp
1.1.2 Phân loại tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau Để sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả thì phải tiến
hành phân loại tín dụng Có thể nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng KHDN, song
thực tế các nhà kinh tế học thường phân loại theo các tiêu thức sau:
1.1.2.1 Theo thời hạn tín dụng
Phân chia theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, vì thời
gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả
năng hoàn trả của khách hàng Theo thời gian, tín dụng doanh nghiệp được phân chia thành:
- Tín dụng KHDN ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống đựợc sử dụng dé bi dip sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp
- Tín dụng KHDN trung hạn: Theo quy định hiện nay của NHNN Việt Nam,
tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 đến 5 năm, còn các nước trên thế giới, loại tín
dụng này có thời hạn đến 7 năm Tín dụng trung hạn chủ yếu sử dụng đề đầu tư mua
sắm tài sản cố định (TSCĐ) như phương tiện vận tải, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị,
công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ
và thời hạn thu hồi vốn nhanh ”
- Tín dụng KHDN dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm (ở Việt
Nam), trên 7 năm (đối với các mước trên thế giới) Tín dụng dài hạn đáp ứng các nhu cầu dài hạn như tài trợ cho công trình xây dựng, các thiết bị, phương tiện vận
tải có quy mộ, giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu,
'Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì nhiều khoản tín
dụng không xác định trước được chính xác thời hạn Phân chia tín dụng doanh nghiệp theo thời gian có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng vì thời gian liên quan
mật thiết đến tính sinh lợi và an toàn của tài sản
Trang 3413
và đài hạn Các ngân hàng chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp
Tín dụng trung và dài hạn có tỷ trọng thấp hơn do rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này như kỳ hạn và tính ôn định của nguồn vốn, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trong trung và dài hạn
1.1.2.2 Theo hình thức đảm bảo
Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng KHDN được chia làm hai loại
- Tín dụng KHDN có bảo đảm: Là hình thức cấp tín dụng có tài sản hoặc người bảo lãnh đứng ra làm đảm bảo cho khoản nợ vay Ngân hàng nắm giữ tài sản
của người vay để xử lý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng Hình thức này được áp dụng đối với
những khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng Mặc dù là có tài sản đảm
bảo, nhưng hình thức tín dụng này vẫn có độ rủi nhất định vì tài sản có thê bị mắt
giá hay người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình
- Tín dụng KHDN không có bảo đảm: Là loại tin dụng không có tài sản thé
chấp, cầm có, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba Việc cấp tín dụng chỉ
dựa vào uy tín của bản thân khách hàng Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu
quả sử dụng tiền vay của người vay, khách hàng không được phép giao dịch với bất
kỳ ngân hàng nào khác Mặc dù, không có tài sản đảm bảo, nhưng đây là một loại tín dung ít rủi ro cho ngân hàng, vì khách hàng phải có uy tín rất lớn và khả năng trả
nợ rất cao thì mới được cấp tín dụng mà không cần đảm bảo
1.1.2.3 Theo đối tượng khách hàng
- Tín dụng đối với KHDN lớn: Ö đây khách hàng của ngân hàng sẽ là các
doanh nghiệp tầm cỡ có uy tín cao trên thị trường, việc phân nhóm doanh nghiệp thế nảo là lớn tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng dựa trên quy mô tổng
nguồn vốn và số lao động bình quân năm Khả năng gặp rủi ro trong tín dụng là thấp nhưng lãi suất ngân hàng được hưởng sẽ không cao do phải cạnh tranh với các
Trang 35khách hàng đem lại thu nhập lớn nhất trong khối khách hàng doanh nghiệp
(KHDN), được các NHTM rất quan tâm và ưu đãi
- Tín dụng KHDN vừa và nhỏ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng
ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người Đây cũng là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường với sức cạnh
tranh không cao và luôn có nhu cầu được tài trợ vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục, đây là đối tượng hứa hẹn nhiều tiềm năng cho
ngân hàng
1.1.2.4 Theo mục đích của tín dụng
Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng KHDN được chia làm các loại
- Tín dụng phục vụ SXKD công - thương nghiệp: là các khoản tín dụng cấp cho các KHDN để trang trải các chỉ phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, máy
móc thiết bị, trả thuế và chỉ trả lương trong ngành công nghiệp, thương nghiệp - Tin dungmua bán bắt động sản: là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động
sản, chẳng hạn như tín dụng ngắn hạn cho xây dựng nhỏ và sửa chữa nhà cửa, tín
dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, cơ sở dịch vụ, trang trại
~ Tín dụngsản suất nông nghiệp: là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoụch mùa màng và chãn
nuôi cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong lĩnh vực nông nghiệp
- Tín dụng kinh doanh xuất nhập khẩu: là các khoản tín dụng cấp cho các KHDN có nhu cầu tài trợ vốn kinh doanh thương mại quốc tế, kinh doanh xuất nhập
khẩu, kinh doanh biên mậu và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác có liên quan
1.2 Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng khách hàng doanh nại Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp
với sự phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với khả năng của ngân hàng, và số vốn vay
Trang 3615
dam bảo khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đủ và đúng hạn, đồng thời, khách hàng vay có thể trang trải đủ chỉ phí và có lợi nhuận, khối lượng sản phẩm hàng hóa
hữu ích cung cấp cho xã hội tăng (Lê Thị Mận, 2010)
Như vậy, khi xem xét chất lượng tín dụng của ngân hàng nói chung và đối với
KHDN nói riêng, cần tính đến ba nhân tố: NHTM, KHDN và nền kinh tế (Nguyễn Minh Kiều, 2011)
- Xét từ giác độ NHTM: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phủ hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng và phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi Chất lượng hoạt động tín dụng phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý va gia tăng, dư nợ ngày cảng tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm
bảo đúng quy định và hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn hạn, trung và dai hạn trong nền kinh tế
- Xét từ giác độ KHDN: thông qua quan hệ lâu dài với KHDN, sự am hiểu
KHDN sẽ làm cho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu tín dụng của ngân hàng, đảm bảo thỏa
mãn nhu cầu hợp lý về vốn cho họ Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, chất lượng
là yêu cầu hàng đầu, vì vậy, chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng, lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản không phiền hà, thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tín dụng phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, góp phần
làm lành mạnh tài chính khách hàng
- Xét từ giác độ nên kinh tế: Hoạt động tín dụng trong những năm gần day phản ánh rõ nét sự năng động của nền kinh tế khi chuyển sang cơ chế mới với nhiều
khái niệm mới, nội dung mới đề đạt được sự thống nhất về nhận thức và tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Tín dụng phục vụ sản xuất kinh
Trang 37Như vậy, chất lượng tín dụng là một chi tiêu tổng hợp, phản ảnh mức độ thích
thê hiên sức mạnh của
nghỉ của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài,
một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh đề tồn tại Hay nói cách khách, chất lượng tín dụng KHDN là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu vay vốn
hợp lý của KHDN, phủ hợp với chính sách tín dụng, bảo đảm an toàn và mang lại
hiệu quả kinh tế cho NHTM, đồng thời góp phần thúc đây phát triển kinh tế xã hội như một tông thể
Trong phạm vi luận văn này, khái niệm chất lượng tín dụng dựa trên chủ thể là Chỉ nhánh NHTM, do đó, khái niệm chất lượng tín dụng được xét từ góc độ NHTM
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
« _ Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp
Dư nợ cho vay KHDN là số tiền mà KHDN vay đang còn nợ chưa trả tại một thời điểm, hay nói cách khác dư nợ cho vay là số tiền đã phát cho khách hàng vay nhưng chưa thu hồi
Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN được thể hiện theo công thức sau:
= (Dư nợ cho vay,/Tổng dự nợ cho vay KHDN)*100% Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các khoản cho vay KHDN, tính hợp Tỷ trọng dư nợ cho va)
lí trong quá trình cho vay KHDN với các tiêu thức khác nhau Cơ cấu dư nợ cho
vay KHDN cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bào một tỷ lệ hợp lí giữa dư nợ
cho vay ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ, giữa các loại hình doanh nghiệp, các lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động Mỗi hình thức
cho vay KHDN có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt Do đó sự biến đổi về cơ cầu dư nợ cho vay KHDN sẽ kéo theo sự thay đồi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng Nếu cơ cấu dư nợ cho vay KHDN hợp lý, đảm bảo giữa các kỳ hạn, loại tiền,
loại hình doanh nghiệp, thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng thấp, chất
lượng tín dụng KHDN càng cao
Trang 3817
Được xác định bằng doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân của một NHTM
trong thời gian nhất định, thường là một năm
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả
năng tô chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyên của vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thơng hàng hố Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn đề tiếp tục
đầu tư vào các lĩnh vực khác Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản
lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao Tuy nhiên đề có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, các tiêu chuẩn tính toán phải đồng nhất hoặc được quy đổi đồng nhất, vòng quay tín dụng phải tính toán cho từng loại vay, thời hạn vay và từng đối tượng vay cụ thể
« _ Tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp
Nợ quá hạn (NQH) là hiện tượng phát sinh do người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng theo đúng thời hạn đã thỏa thuận
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn/Tổng dư nợ)*100%
Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh của ngân hàng tót, hầu hết các khoản vay của ngân hàng đều sinh lãi và có khả năng thu hồi được Ngược lại, nếu
chỉ tiêu này cao thì hoạt động cho vay của ngân hàng đang không mắy hiệu quả, ngân hàng cần xem lại các biện pháp quản lý nợ, quy trình tín dụng, chính sách tín dụng hay năng lực của đội ngũ nhân viên tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN càng
cao càng thê hiện chất lượng tín dụng KHDN càng thấp « _ Tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp
Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, là những khoản nợ mà khả năng trả nợ của KHDN không còn cao (phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần, nợ quá hạn lâu
Trang 39Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): là các khoản nợ được các NHTM đánh giá
là không có khả năng thu hồi nợ gốc và/hoặc lãi khi đến hạn và có khả năng tồn thất
một phần nợ gốc và lãi; Nợ nhóm 4 (nợ nghỉ ngờ): là các khoản nợ được đánh giá là
khả năng tôn thất cao, không thể thu hồi toàn bộ và NHTM sẽ dự trù phải gánh chịu
tôn thất cho khoản nợ gốc và/hoặc lãi khi đã tính đến giá trị thực tế của TSĐB; Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mắt vốn): là các khoản nợ được đánh giá là không còn kha
năng thu hồi sau mọi nỗ lực của NHTM Thông thường, đây là khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên
Từ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/Tồng dư nợ) x 100%
Tỷ lệ nợ xấu cao thể hiện khả năng thu lại các khoản cho vay sẽ gặp khó khăn đòi hỏi ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết Tỷ lệ nợ xấu càng cao, càng thê hiện chất lượng tín dụng KHDN càng thấp
« _ Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tồn thất
có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết Tỷ lệ dự phòng rủi ro = (Dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ)*100%
Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể Dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 Dự phòng cụ thê tùy theo cấp độ rủi ro mà các tô chức tín dụng trích lập từ 0% đến
100% giá trị của từng khoản vay: Nhóm l: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100% Mức dự phòng cũng phụ thuộc vào loại và giá trị tài sản bảo đảm Giá trị tài sảm bảo đảm càng lớn thì mức dự phòng phải trích lập càng nhỏ Như vậy nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ cảng cao
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chống đỡ suy giảm chất lượng tín dụng của
từng NHTM Để chỉ tiêu này được chính xác thì các Ngân hàng phải thực hiện tốt
việc phân loại nợ theo nhóm đẻ trích lập dự phòng đầy đủ Một số NHTM có hiện tượng che dấu nợ, không chuyên nợ quá hạn, phân loại nợ kém thì chỉ tiêu này sẽ
Trang 4019
« _ Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp có tài săn đảm bảo
Các NHTM đều hoạt động theo nguyên tắc “đi vay đê cho vay” Chính vì vậy
mục tiêu nhất quán trong hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng là phải bảo đảm an
toàn nguồn vốn
Tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm = (Dư nợ cho vay có TSBĐ/Tổng dự nợ)*100%
Trong quan hệ tín dụng, nguồn trả nợ cho NHTM được lấy từ phần thu nhập do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nó bao gồm các chỉ phí lao động
vật hóa (chỉ phí nguyên, nhiên, vật liệu, khấu hao tài sản cố định) và phần giá trị
mới sáng tạo ra Tuy vậy, có nhiều trường hợp sử dụng vốn kém hiệu quả, sản xuất
kinh doanh thua lỗ, phá sản khách hàng không có khả năng trả nợ Đối với các
trường hợp này ngân hàng phải xử lý tài sản bảo đảm đề thu hồi nợ nhằm bảo toàn nguồn vốn cho ngân hàng Vì thế, tỷ trọng cho vay có tài sản càng lớn, nguồn thu
nợ từ xử lý tài sản trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến
không trả được cảng nhiều, qua đó cho thấy mức độ an toàn nguồn vốn cho ngân hang càng được bảo đảm Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì tiềm ẩn rủi ro mắt vốn
cho ngân hàng cảng cao
s _ Lãi cho vay khách hàng doanh nghiệp chưa thu được
Lãi cho vay hiện nay vẫn là nguồn thu nhập chính của các NHTM, do vậy nếu số lượng lãi treo cao sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh Từ đó ta thấy rằng để xem xét chất lượng tín dụng của một NHTM không những phải xem xét về vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn mà còn phải xem xét về số lượng lãi treo
Tỷ lệ lãi cho vay chưa thu được = (Lãi cho vay chưa thu được/Tổng dự nợ)*100% 1.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính trong phạm vi của luận văn là những khía cạnh về chất
lượng dịch vụ tín dụng KHDN mà các NHTM đang cung cấp cho khách hàng Nói
đến chất lượng dịch vụ ngân hàng nói chung va chat lượng dịch vụ tín dụng KHDNỀ
nói riêng là đề cập đến tính tiện ích của dịch vụ Khi chất lượng dịch vụ là khái