1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

31 1.2K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận Văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Trang 2

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 0

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Một số khái niệm liên quan: 5

1.1.1.Vốn đầu tư nước ngoài: 5

1.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment): 5

1.1.3 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (ODA= Official Development Assistance) 6

1.1.4 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI = Foreign Portfolio Investment) 8

1.2 Giới thiệu về tỉnh Bình Dương: 9

1.2.1Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: 9

1.2.2Kinh tế: 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG 12

2.1 Tình hình thu hút vốn FDI tại Bình Dương: 12

2.2 Những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư: 14

2.3 Một số dự án lớn mới dược cấp phép đầu tư gần đây: 17

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP 20

3.1 Những giải pháp nhằm tăng cao khả năng thu hút vốn FDI: 20

3.1.1 Về luật pháp, chính sách: 20

3.1.2 Về thủ tục hành chính: 20

3.1.3Về xúc tiến đầu tư (XTĐT) và hợp tác quốc tế: 20

3.1.4Về lao động - tiền lương: 21

Trang 3

3.3.6 Đẩy mạnh công tác marketing, kêu gọi nhà đầu tư: 25

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

rong tình hình hiện nay, khi mà Việt Nam đã trở thành một thànhviên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới – WTO, có thể nóichúng ta đang đứng trước muôn vàn những cơ hội để phát triểnnền kinh tế nước nhà, để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệpphát triển Tuy nhiên, để thực hiện được những mục tiêu trên, chúng ta phảidựa vào rất nhiều yếu tố Chỉ dùng nội lực của mình thôi thì không đủ,chúng ta phải biết tận dụng ngoại lực một cách tối đa

Chính vì thế, để tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển thì

vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cần phải được chú trọng mộtcách đặc biệt “Làm sao để “kéo” các nhà đầu tư về phía mình” Đó là

một câu hỏi mà cả Chính phủ lẫn các địa phương đang ra sức giải đáp Trong số các địa phương thành công nhất trong chính sách thu hútvốn đầu tư nước ngoài, chúng ta không thể không nhắc đến tỉnh BìnhDương Bình Dương là một trong tứ giác phát triển kinh tế trọng điểm củaphía Nam cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Do đó,Bình Dương đóng vai trò rất quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tếcủa miền Nam nói riêng và của cả nước nói chung.

Với chính sách ưu đãi, những kế hoạch “thu hút vốn” đúng đắn, rõ

ràng và có tính khả thi cao, Bình Dương đã tạo được lòng tin của các nhàđầu tư Thông qua đó, tỉnh đã thu hút được một số vốn đáng kể từ các nhàđầu tư nước ngoài để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, khảnăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Bình Dương còn chưa tương xứngvới tiềm năng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trang 5

Là những sinh viên theo học về lĩnh vực kinh tế, đứng trước sự chuyểnmình hội nhập của đất nước Nhóm 3 - ĐHQT 2A đã cùng nghiên cứu và rútra một số nhận xét, một số quan điểm của riêng mình về vấn đề trên Bài

Tiểu luận: “Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu

tư nước ngoài tại Bình Dương” sẽ trình bày những nhận xét và quan điểm

ấy với hi vọng sẽ giúp các bạn, cũng như từng cá nhân trong nhóm tích lũyđược thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho quá trình học tập sau này

Chắc chắn với kiến thức và kinh nghiệm chưa đầy đủ, Bài Tiểu luậnsẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Rất mong quý Thầy cô và các bạn giúpđỡ, đóng góp những ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm để Bài Tiểu luận thêm hoànchỉnh.

Nhóm 3 – ĐHQT 2A

Trang 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Một số khái niệm liên quan:1.1.1 Vốn đầu tư nước ngoài:

Ngoại trừ việc sử dụng nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế thì việc sử dụng và quản lý tốt nguồn vỗn nước ngoài cũng là một chìa khóa quan trọng đối với sựu phát triển của một quốc gia.

Có 3 hình thức vốn đầu tư nước ngoài:+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)+ Đầu tư gián tiếp nươc ngoài (FPI)+ Hình thức hỗ trợ phát triển (ODA)

1.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment):

Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vàonước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay côngty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Lợi ích từ FDI:

+ Bổ sung cho nguồn vốn trong nước.

+ Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Thu hút FDI từ cáccông ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ vàbí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và pháttriển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn

+ Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từcác công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của côngty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệlàm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công laođộng khu vực Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham giamạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.

Trang 7

+ Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Thu hút cácDN nước ngoài đến sản xuất kinh doanh tại đất nước mình giúp chongừoi lao động gia tăng thu nhập, nâng cao trình độ kỹ thuật và nhậnthức.

+ Nguồn thu ngân sách lớn: các khoản thu từ thuế từ các DN cóvốn đầu tư nước ngoài sẽ là một nguồn thu lớn.

1.1.3 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (ODA= Official Development

Assistance)

Được xem như là viện trợ chính thức Các khoản đầu tư này thường làcác khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài mà các nước hoặc các tổ chức thế giới dành cho một nước nào đó

Những quốc gia có nguồn vốn ODA lớn:

Hình 1.1: Danh sách các nước cung cấp ODA lớn trên thế giới, 2004.Ưu điểm của ODA:

+ Lãi suất thấp (dưới 2%, trung bình từ 0.25%năm).

+ Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm).

Trang 8

+ Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA

Nhược điểm của ODA:

+ Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một số những“điều kiện” mà nước cung cấp ODA đưa ra theo tiến trình giải ngân như:hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước và bảng thuếxuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ Nước tiếp nhận ODA cũng đượcyêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoámới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trựctiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khảnăng sinh lời cao

+ Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèocũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàntoàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo Ví nhưcác dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trảcho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quácao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường laođộng thế giới)

+ Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậudịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ Cụ thể là nước cấp

hoá, dịch vụ do họ sản xuất

+ Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODAnhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận,đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ cóthể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia

Trang 9

+ Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODAphải hoàn lại tăng lên

+ Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quyhoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độquản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý,điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tưbằng nguồn vốn này còn thấp có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tìnhtrạng nợ nần.

1.1.4 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI = Foreign Portfolio Investment)

- Là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới Nó chỉ các hoạt độngmua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời Hình thức đầu tư này khôngkèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanhnghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ưu điểm của FPI:

+ Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làmgiảm chi phi vốn thông qua việc đa dạng hoá rủi ro

+ Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa

+ Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chínhsách của chính phủ

- Nhược điểm của FPI:

+ Nếu dòng FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơivào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng), nhất là các thịtrường tài sản tài chính của nó

Trang 10

+ Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nênno sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương vàrơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bêntrong cũng như bên ngoài nền kinh tế

+ FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hốiđoái.

Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, nhóm chỉ xin đề cập đến nguồn vốnFDI tại tỉnh Bình Dương.

1.2 Giới thiệu về tỉnh Bình Dương:

1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

tỉnh Sông Bé cũ từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước,phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh TâyNinh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thịxã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km, lại nằmtrên các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia đã được đầu tư, nângcấp và mở rộng như Quốc lộ 1, 13, 14, đường sắt Bắc – Nam và tuyếnđường xuyên Á.

 Với diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nướcvà xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), đất đai bằng phẳng, nền địa chất ổnđịnh vững chắc, quỹ đất còn lớn, có nguồn tài nguyên, Bình Dương có nhiềuthế mạnh về nông sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng đáp ứng cho sản xuấtcông nghiệp, xuất khẩu.

1.2.2 Kinh tế:

Trang 11

 Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sửhình thành Sài Gòn - Đồng Nai, từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đimở cõi"

các nhà đầu tư” và các chính sách biện pháp thông thoáng nhằm phát huy

tiềm năng thế mạnh sẵn có của tỉnh, Bình Dương phút chốc trở thành địaphương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cảnước.

 Để đạt được kết quả khả quan trên, chính sách “trải thảm đỏ” củatỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả Dưới góc nhìn của nhà đầu tư FDI, BìnhDương hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cộng với hạ tầngcông nghiệp được đầu tư tốt nên vẫn là điểm đến lý tưởng để đầu tư.

tế, thu hút đầu tư nước ngoài Năm 2008, dù tình hình kinh tế toàn cầu cónhiều biến động theo chiều hướng không thuận lợi, nhưng thành công vềkinh tế của tỉnh phải nói đến lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).Đây là kết quả đáng tự hào và minh chứng Bình Dương vẫn là mảnh đất lành

thu hút các doanh nghiệp FDI

 Nét nổi bật trong việc thu hút vốn FDI của Bình Dương năm 2008 làxu hướng gia tăng vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệcao, ít thông dụng lao động và sản phẩm được sản xuất có khả năng cạnhtranh tốt Điều này vừa tạo sự cân bằng trong việc thu hút đầu tư và phù hợpvới định hướng quy hoạch, phát triển công nghiệp bền vững của BìnhDương.

Trang 12

 Mục tiêu kinh tế của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010 Đại hội Đạibiểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII năm 2006 đã nêu mục tiêu phấnđấu thời kỳ 2006-2010 về kinh tế của tỉnh như sau:

- Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15%

- Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷđồng, tương đương 2,9 tỷ USD

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng

- Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp: 65,5%; dịch vụ: 30%; nôngnghiệp: 4,5%

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14-15%/năm

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả thời kỳ đạt 3 tỷ USD - Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp giảm xuốngcòn 15-16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41% Với tốcđộ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là 35%/năm (2001-2005) thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về đíchtrước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

 Để đạt được các mục tiêu phát triển này, ngoài nội lực và sự vươnlên của chính mình, Bình Dương mong muốn và mời gọi sự góp sức của bạnbè xa gần, các nhà đầu tư trong và ngoài nước và của tất cả những ai nhận ra

Bình Dương là nơi “đất lành chim đậu”.

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG

2.1 Tình hình thu hút vốn FDI tại Bình Dương:

 Trong những năm gần đây, nền kinh tế Bình Dương phát triển rất ấntượng, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 15% và trởthành một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển năng động nhấttrong vùng kinh tế động lực phía Nam và của cả nước Quá trình phát triểnđó có sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tếcó nguồn vốn đầu tư FDI được sử dụng hiệu quả nhất vào quá trình sản xuấtcông nghiệp, tạo bước đột phá đưa nền kinh tế Bình Dương phát triển vớitốc độ cao

Dương đang tiếp tục nỗ lực cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa", đơn

giản các thủ tục cấp phép, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tạođiều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đến đầu tư và sản xuất kinhdoanh tại địa phương.

 Tính đến giữa năm 2008, lũy kế vốn đầu tư thực hiện của các doanhnghiệp trong các KCN của tỉnh ước đạt hơn 1,8 tỉ USD, chiếm khoảng 49%số vốn đăng ký So với năm 2007, số dự án đi vào hoạt động tăng 81 dự án,đạt 135% kế hoạch năm 2008.

 Năm 2008, FDI chảy vào tỉnh Bình Dương đạt 11 tỉ USD, với tỷ lệgiải ngân đạt 64% Bình Dương thu hút thêm hơn 2 tỷ USD vốn FDI, kếtquả này nâng nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh lên gần 11 tỷ USD với hơn1.800 dự án, bình quân 6 triệu USD/dự án, nhưng số vốn các dự án đầu tư đãtăng lên so với trước Có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh; các

Trang 14

quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu về số lượng dự án và vốn đầu tư là ĐàiLoan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia

vốn FDI, trong đó có 21 dự án đầu tư mới với tổng vốn hơn 206 triệu USD,và 28 dự án bổ sung vốn thêm hơn 108 triệu USD Tuy ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tế khiến cho mức thu hút này chỉ bằng 46% cùng kỳ,nhưng cũng đã đánh dầu được sự nổi trội của Bình Dương khi mà lượng tiềnvà số dự án trên cả nước có nguồn vốn này giảm 40% so với cùng kỳ.

 Trong những năm gần đây, các KCN Bình Dương tiếp tục phát triển,nhiều KCN mới được thành lập, nâng tổng số KCN quy hoạch đến năm2010 là 24 KCN (không kể 2 KCN Việt Nam – Singapore 1, 2) với tổng diệntích được phê duyệt là 6.840,68 ha (tăng gấp 1,4 lần so với cùng kỳ), trongđó bao gồm 21 KCN hiện hữu với tổng diện tích 5.130 ha và 3 KCN mới cóchủ trương đầu tư như KCN Bàu Bàng, KCN An Tây, KCN Bình DươngXanh Chủ đầu tư của 21 KCN đã tập trung 908 tỷ đồng cho việc đầu tư cơsở hạ tầng, tập trung chủ yếu ở các KCN mới như Kim Huy, Mỹ Phước 3,Đồng An II, Sóng Thần 3 Trong số này, các KCN có tỷ lệ thực hiện vốn đầutư cao là Sóng Thần 2, Đồng An II, Sóng Thần 3.

 Xu hướng thu hút đầu tư chuyển hướng tập trung vào các ngành cơkhí, điện, điện tử từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, NhậtBản, Mỹ; đặc biệt thu hút đầu tư đã tập trung chủ yếu vào KCN Mỹ Phước,nơi có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh Đứng đầu quốc gia, vùng lãnh thổ đầutư là Hàn Quốc với 21 dự án và xếp theo vốn đầu tư thì Thái Lan dẫn đầu

 Công tác xúc tiến đầu tư được tăng cường và là hoạt động thườngxuyên, liên tục; bước đầu, đã thu hút được một số nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳvà Châu Âu, tuy số lượng còn ít, nhưng ngành nghề đầu tư vào KCN có

Trang 15

công nghiệp cao như cơ khí, công nghiệp điện, điện tử Điều này, đã gópphần trong việc định hướng ngành nghề, thu hút đầu tư vào các KCN trongthời gian tới.

lực, trong đó 250 dự án có vốn đầu tư trong nước (bao gồm cả các chinhánh) và 480 dự án có vốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư thực hiện của cácdoanh nghiệp là 1.511.382.794 USD (đạt 51% tổng vốn đầu tư đăng ký).Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN đạt kết quả cao,doanh thu đạt 56,76% kế hoạch năm Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài nổi trội hơn với doanh thu tăng gần 48%, kim ngạch xuất khẩu tăng86,87%, kim ngạch nhập khẩu tăng 61,97% và nộp thuế tăng 101,32% sovới cùng kỳ.

 Hiện có 493 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh(đạt tỷ lệ 68% trên tổng số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động) trong đó307 doanh nghiệp FDI và 186 doanh nghiệp trong nước, giải quyết nhiềuviệc làm cho hơn 149.000 lao động So với cùng kỳ năm trước, cả đầu tưtrong và ngoài nước vào các KCN đều tăng và vượt hầu hết các chỉ tiêu kếhoạch năm 2007.

2.2 Những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư:

 Trong buổi hội thảo liên kết phát triển chính sách và cơ chế quản lý

vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khi đề cập đến “Hiện tượng Bình

Dương”, tiến sĩ Trần Du Lịch - Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, nói:

“Về chính sách thu hút đầu tư, chính quyền Bình Dương có một sự trọng thịthật sự Tôi cảm nhận tỉnh rất khát khao mời gọi các nhà đầu tư Và, lãnhđạo tỉnh nhận thức được rằng, muốn vậy, phải đổi mới cơ chế, thủ tục hành

Ngày đăng: 06/12/2012, 08:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Danh sách các nước cung cấp ODA lớn trên thế giới, 2004. Ưu điểm của ODA: - Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương
Hình 1.1 Danh sách các nước cung cấp ODA lớn trên thế giới, 2004. Ưu điểm của ODA: (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w