THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG VIỆC KINH DOANH MÁY TÍNH VÀ THIẾT BỊ VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY TAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của Công ty Tam Tinh (Trang 45 - 53)

KINH DOANH MÁY TÍNH VÀ THIẾT BỊ VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY TAM TINH.

IV.1. Thực trạng về khả năng cạnh tranh trong kinh doanh máy tính và các thiết bị văn phòng của Công ty Tam Tinh trên thị trường hiện nay.

Công ty hiện chủ yếu nhập khẩu các loại máy tính, linh kiện máy tính và thiết bị văn phòng từ Đông Nam Á và một lượng nhỏ được sản xuất từ Mỹ và Châu Âu với các hãng nổi tiếng như IBM, Compaq, DELL, Acer , MSI, LG, Sam Sung, BenQ… Các loại máy tính nhập khẩu của công ty luôn được thẩm định về mặt kỹ thuật và chất lượng bởi các kỹ sư và chuyên gia có trình độ nên các mặt hàng này của công ty luôn đảm bảo về chất lượng và gây dựng được uy tín với rất nhiều bạn hàng. Số lượng tiêu thụ máy tính và các thiết bị văn phòng của công ty đã tăng liên tục kể từ khi công ty tiến hành hoạt động kinh doanh mặt hàng này và đặc biệt tăng nhanh trong những tháng năm 2007.

Bảng 3: Lượng nhập máy tính của Công ty Tam Tinh trong ba năm từ 2005 đến 2007: Đơn vị: chiếc Hãng máy tính 2005 2006 2007 Compaq 30 30 36 IBM 10 25 30 BenQ 145 160 215 LG 190 200 260 Acer 32 50 62 Sam Sung 140 165 235 DELL 25 40 60 MSI 90 123 175 Tổng 662 793 1073

( Nguồn: báo cáo của công ty Tam Tinh )

Các đối tác và khách hàng chính của mặt hàng máy tính và các thiết bị văn phòng của công ty liên tục được mở rộng và hiện nay vẫn tiếp tục duy trì, chọn lựa và ký kết các hợp đồng mua bán máy tính và thiết bị văn phòng với công ty.

Máy tính và các thiết bị văn phòng của công ty đang chiếm lĩnh được ngày càng nhiều thị phần và được nhiều công ty và doanh nghiệp trong nước đánh giá cao, quan tâm và đề nghị ký kết các hợp đồng mua bán và đặt hàng với công ty.

IV.2. Thực trạng của việc thực hiện các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh các thiết bị văn phòng và máy tính của công ty Tam Tinh .

IV.2.1. Thực trạng việc thực hiện các tiêu chí về kỹ thuật, chất lượng và mẫu mã của các thiết bị văn phòng và máy tính của Công ty.

Chủng loại các mặt hàng máy tính và thiết bị văn phòng của công ty rất đa dạng và được thay đổi liên tục theo kiểu dáng và mẫu mã, và một điều rất quan trọng là việc nâng cao hệ thống xử lý của máy tính luôn được ưu tiên hàng đầu thông qua việc liên tục nhập khẩu những loại máy tính có cấu hình cao. Việc thay đổi chủng lọại sản phẩm như thay đổi kiểu dáng, giá cả hay thay đổi để tạo ra những sản phẩm có tính năng, cấu hình cao hơn là cần phải thực hiện. Tuy nhiên vấn đề là sẽ thay đổi như thế nào theo từng phần hay toàn bộ ngay lập tức. Thay đổi từng phần sẽ cho phép công ty xem xét được phản ứng từ người tiêu dùng và các đại lý đối với mẫu mã, sản phẩm mới. Điểm bất lợi của thay đổi từng bộ phận là đối thủ cạnh tranh sẽ thấy được những thay đổi đó và bắt đầu hiện đại hóa, thiết kế lại danh mục sản phẩm của họ. Do đó thời điểm cải tiến sản phẩm sao cho việc cải tiến không quá sớm (do đó nó làm tổn hại đến việc tiêu thụ của các sản phẩm hiện có) hay quá muộn (sau khi đối thủ cạnh tranh đã tạo dựng được uy tín với những sản phẩm mới), cần phải được công ty nghiên cứu, xem xét một cách tỉ mỉ. Thay đổi model thường xuyên liên tục có cấu hình cao sẽ gây được ấn tượng tốt về máy xịn đối với người tiêu dùng cuối cùng, do đó sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Mẫu mã mà công ty chọn lựa rất phong phú và kiểu dáng thì đa số là kiểu dáng của các loại máy và thiết bị Đông Nam Á, Mỹ và Châu Âu và toàn là những hãng máy tính nổi tiếng như COMPAQ, IBM, DELL, Acer , MSI, LG, Sam Sung, BenQ…

IV.2.2. Các hoạt động của công ty nhằm thực hiện tiêu chí mức độ phù hợp về giá cả đối với các thiết bị văn phòng và máy tính của công ty trên thị trường.

Để có thể bán tốt cần có được nguồn hàng tốt và cần phải có các tiêu chí về chất lượng cũng như về các dịch vụ sau khi bán hàng, vì thế công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá bán ra thông qua việc tổ chức tốt công tác tạo nguồn, mua hàng, và hoàn thiện các nghiệp vụ dự trữ, bảo quản hàng hoá trong kho trước khi mang ra bán trên thị trường. Để làm tốt công tác này trước hết công ty cần tiến hành có trình tự và nghiêm túc các hoạt động từ việc nghiên cứu mặt hàng của khách hàng, nghiên cứu thị trường nguồn hàng và lựa chọn bạn hàng cho đến khi ký kết các hợp đồng kinh tế mua hàng và tổ chức thực hiện hợp đồng mua hàng. Tổ chức tốt hệ thống thông tin từ nguồn hàng về Công ty bằng cách cử đại diện ở nhiều nơi, hợp tác chọn cộng tác viên hoặc bằng quan hệ thường xuyên với các đơn vị nguồn hàng... để chuẩn bị tốt hàng đáp ứng cho mọi nhu cầu của khách hàng một cách liên tục không bị gián đoạn. Làm tốt các nghiệp vụ bảo quản hàng hoá trước khi đem ra bán trên thị trường. Đối với việc bảo quản hàng hoá ở công ty hiện nay thì phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, nâng cấp hệ thống nhà kho của đơn vị theo yêu cầu bảo quản và tầm quan trọng của các mặt hàng kinh doanh. Vì thực tế số lượng và chủng loại máy tính và các thiết bị văn phòng của công ty rất phong phú đa dạng nên công ty nên phân chia chúng thành các loại khác nhau tuỳ thuộc sự biến động và tính chất quan trọng của chúng, trên cơ sở đó có biện pháp bảo quản và theo dõi thích hợp. Đối với mỗi bộ phận cần có đội ngũ các nhân viên chuyên trách trong việc bảo quản hàng hoá, phải thường xuyên đào tạo để tiếp cận với những phương pháp và phương tiện và bảo quản hàng hoá hiện đại, có hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn hàng hiện nay của công ty là khá ổn định với các mặt hàng của các hãng có tên tuổi trên thị trường máy tính thế giới. Điều này tất nhiên là rất

có lợi cho kinh doanh với chi phí nhập khẩu có, sẽ làm tăng giá bán của sản phẩm trên thị trường trong nước. Điều này chỉ phù hợp với những người có thu nhập gọi là khá cao trong khi đại bộ phận người Việt Nam có thu nhập trung bình hoặc trung bình khá, do đó đưa ra một quyết định mua máy tính là khá khó khăn. Công ty cần có biện pháp giảm giá đầu vào bằng cách nhập thử máy trong khu vực tìm được các đối tác trong khu vực để có danh mục sản phẩm tin cậy được với giá cả phải chăng.

Hiện nay, mức giá của một số loại máy tính và thiết bị của công ty đưa ra chỉ mới có khả năng cạnh tranh với các công ty máy tính nổi tiếng đắt tiền trong khi đó lại tương đối cao so với các hãng máy tính Đông Nam Á trên thị trường hiện nay.

Bảng 4: Bảng giá một số mặt hàng hiện bị giảm khả năng cạnh tranh của công ty Tam Tinh

Đơn vị tính: 1000VND

Chủng loại Phân loại Giá

Công ty Thị trường Máy tính PC Compaq -5300 5.850 5.800 HP 7300 6.500 6.400 Máy in Laser HP-2015D 7.150 7.050 RX3000 In Phun 2.600 2.460 Kim EPSON 5.480 5.320

(Nguồn: Báo giá các mặt hàng của công ty)

Nhìn vào bảng giá trên đây ta thấy rằng mức giá của một số loại máy tính và thiết bị của công ty đưa ra là cao hơn so với giá của thị trường. Điều đó đồng nghĩa với khả năng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh đối với các mặt hàng này là kém hơn rất nhiều so với các đối thủ ở trên thị trường.

IV.2.3. Thực trạng việc thực hiện các hoạt động Marketing để thúc đẩy nhu cầu của khách hàng.

Marketing là công cụ quan trọng để giúp cho công ty hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Nó được coi là điều kiện để lựa chọn các hướng phát triển, tận dụng thời cơ kinh doanh, thích nghi với thi trường, có đối sách linh hoạt và hiệu quả cạnh tranh Marketing còn là một nghệ thuật để trinh phục khách hàng, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường làm cho doanh nghiệp tăng trưởng không ngừng nhờ những thắng lợi trong cạnh tranh. Như vậy Marketing có vai trò to lớn trong việc tăng khả năng cạnh tranh cho công ty.

Việc kinh doanh máy tính là công việc đòi hỏi nhiều yêu cầu cao. Về phương diện vốn - một chiếc máy tính cá nhân bình thường cũng là cả số tiền rất lớn so với thu nhập của người Việt Nam chúng ta. Thêm vào đó tuy rằng máy tính bản thân là rất tối ưu về mặt thiết kế nhưng lại hay gặp trục trặc về phương diện điều hành phần mềm khi khách hàng đủ mạnh về mặt tài chính thì lại thêm vấn đề là cần các công cụ giải pháp chuyên biệt. Vì vậy việc xây dựng hệ thống phần mềm và công ty cung cấp phần mềm đáp ứng được giải pháp cho họ khi sử dụng là vấn đề quan tâm của công ty.

Uy tín của công ty đối với khách hàng là điều đặc biệt quan trọng, để có thể kinh doanh lâu dài công ty phải nghĩ đến chữ tín đối với khách hàng. Khi đi tiếp thị cho công ty thì các nhân viên Marketing luôn phải đặt chỉ tiêu cố gắng giữ gìn uy tín của công ty đối với khách hàng. Khi đã có được danh tiếng uy tín tốt thì việc gặp gỡ tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn và có khi khách hàng còn tự tìm đến với công ty. Ở công ty, các nhân viên Marketing luôn áp dụng triệt để các mục tiêu mà công ty luôn cố gắng kiến tạo cho khách hàng, do đó khách hàng của công ty không chỉ là những khách hàng cũ mà khách hàng tự tìm đến rất nhiều. Để gây uy tín của công ty, công ty luôn

cố gắng trung thực lễ phép, đúng hẹn, bán hàng tốt, bảo hành và hướng dẫn khách hàng một cách tận tình chu đáo. Công ty luôn đào tạo một đội ngũ nhân viên Marketing có kiến thức chuyên môn vững vàng.

Công ty tập chung lỗ lực vào việc tạo ra chuỗi mặt hàng và chương trình tiếp thị rất khác biệt vì vậy được thị trường xem như người lãnh đạo trong nghành công ty theo đuổi chiến lược này là có sở trường về nghiên cứu phát triển mẫu mã kiểu phẩm và tiếp thị. Công ty tập chung vào phục vụ một vài tuyến thị trường hơn là theo đuổi toàn bộ thị trường. Công ty nắm bắt được nhu cầu của khúc tuyến này và theo đuổi giá cả, dị biệt hóa sản phẩm hoặc cả hai trong từng khúc thị trường.

Nhãn hiệu sản phẩm công ty chọn để bán được người tiêu dùng chấp nhận, đứng trên góc độ sản phẩm là một yếu tố cực kỳ quan trọng, do đó để bán được hàng công ty luôn xác định nhãn hiệu cạnh tranh đối cới sản phẩm của mình là sản phẩm gì từ đó có các chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Công ty xác định rõ ràng đoạn thị trường mục tiêu trong nước là những tổ chức cá nhân có nhu cầu về sản phẩm tin học và có khả năng mua, khả năng thanh toán. Công ty chủ động thay đổi giá mà chủ yếu là hạ giá bán trong một số trường hợp nhằm tăng lượng tiêu thụ.

Để bán được hàng công ty tiến hành các hoạt động quảng cáo, công ty quảng cáo qua các tạp trí chuyên nghành: Tin Học Đời Sống, Tin Học Ngân Hàng, Tin Học Điện Tử... công ty thường gửi thư, Fax đến tận tay các khách hàng được coi là tiềm năng nhất. Thời gian quảng cáo rải đều trong năm. Công ty ít sử dụng phương tiện quảng cáo ngoài trời tăng cường quảng cáo trên các phương tiên thông tin đại chúng, khuyếch trương kêu gợi các lợi ích các lợi ích của sản phẩm - để hấp dẫn khách hàng tiềm năng.

IV.3. Phân tích và đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thiết bị văn phòng và máy tính của công ty hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối thủ cạnh tranh chính và lớn nhất của công ty hiện nay là công ty Phát triển và đầu tư công nghệ FPT, Công ty Trần Anh… Đây là công ty lớn và đang có uy tín hàng đầu ở Việt Nam trong các hoạt động kinh doanh tin học nói chung và hoạt động kinh doanh máy tính và các thiết bị văn phòng nói riêng.

Do FPT được thành lập vào những ngày đầu của công nghiệp máy tính ở Việt Nam đó là vào năm 1986. Hai năm sau đó trở thành công ty máy tính mạnh nhất ở Hà Nội, nên phương châm của Công ty trên tất cả các lĩnh vực là không chỉ cung cấp cho khách hàng về máy tính mà còn cung cấp cho khách hàng giải pháp tổng thể mà họ cần. Lĩnh vực hoạt động của Công ty bao trùm từ kinh doanh tiếp thị, bảo hành, bảo trì tới đào tạo. Công ty Tam Tinh có đội ngũ nhân viên trẻ - đây là triển vọng đồng thời cũng là một lợi thế về nguồn nhân lực của công ty trong cạnh tranh.

Công ty cho rằng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh lợi hại nhất do đó công ty lựa chọn các nhãn hiệu sản phẩm của các công ty máy tính nước ngoài để kinh doanh. Công ty xác định đối thủ cạnh tranh là công ty FPT, công ty này đã ăn sâu vào tiềm thức của đa bộ phận người dân nên việc cạnh tranh gặp rất nhiều khó khăn.

Công ty đã đối đầu trực tiếp với đối thủ cạnh tranh bằng cách tiếp thị trực tiếp gửi Fax, thư quảng cáo đến các doanh nghiệp công ty điện tử đã và đang bán sản phẩm máy tính và các thiết bị văn phòng. Đồng thời công ty gửi thư quảng cáo đến các công ty khác để giới thiệu và báo giá của sản phẩm máy tính và các thiết bị hiện có của mình.

Trong mỗi đoạn thị trường riêng biệt công ty áp dụng các chính sách khác nhau tùy theo từng loại đối với khách hàng.

Công ty tập trung đến khách hàng công nghiệp lớn mua theo dự án hợp đồng, đồng thời cũng không quên quan tâm đến thị trường người tiêu dùng mua với khối lượng nhỏ và ngày càng hạn chế dần. Đó là đoạn thị trường tiềm năng mà công ty sẽ chiếm lĩnh và sẽ lấp chỗ trống thị trường bởi vì nền kinh tế phát triển người dân cũng có nhu cầu về mặt hàng này và muốn được thoả mãn.

Công ty cũng nhận thấy rằng thị trường máy tính không bao giờ bão hòa ở mức độ như các thị trường khác do Công Nghệ Thông Tin liên tục phát triển, đây chính là nguồn lực để công ty mạnh dạn đầu tư về nhà xưởng, đào tạo... để công ty có sức cạnh tranh hơn các công ty khác.

Bên cạnh đó là hàng loạt các công ty chuyên kinh doanh về máy tính và thiết bị văn phòng như: Digiland VN Ltd, công ty Tech Corp, công ty Lavico, công ty 3C…., đặc biệt là các công ty máy tính Đông Nam Á đang hoạt động trên thị trường trong nước cũng gây không ít khó khăn cho Công ty Tam Tinh do giá cả cạnh tranh cũng như mẫu mã không thua kém nhưng công ty đã cố gắng vươn lên để tạo được niềm tin cho khách hàng chọn sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của Công ty Tam Tinh (Trang 45 - 53)