1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang

89 674 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Luận Văn: Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang

Trang 1

MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách kinh tế, các chính sách về tự do hóa thương mại - đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã và đang hoàn thiện dần cơ chế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển phù hợp với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa Song song với việc cải cách kinh tế, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuẩn bị cho lộ trình gia nhập AFTA, một sân chơi khu vực nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn Thực tiễn đặt ra như vậy, đòi hỏi nền kinh tế của Việt Nam trong những năm tiếp theo phải thật sự vững mạnh, thật sự phát triển

Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với công cuộc cải cách mậu dịch, tự do hóa trong thương mại đòi hỏi nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và cho từng doanh nghiệp đang là vấn đề lớn Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh hết sức khốc liệt để có thể tồn tại, để có được chỗ đứng trên thương trường mà một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp là sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất, là làm thế nào huy động nguồn ngân quỹ với chi phí thấp, điều kiện và phương tiện thanh toán nhanh nhất… Tựu trung lại, doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới có thể đứng vững được trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai

Như chúng ta đã biết, kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực hoạt động không thể thiếu ở bất kỳ một quốc gia nào, là chiếc cầu nối giữa thị trường quốc gia và thị trường quốc tế Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, năng suất lao động tăng lên, tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho người lao động… giữ vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của một đất nước

Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Mặt hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu hằng năm chiếm một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu

Để duy trì được thành quả này “buộc” các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản phải hoạt động thật sự hiệu quả, phải sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có, cải tiến máy móc, thiết bị để không ngừng nâng cao năng suất lao

Trang 2

động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành… Và vấn đề trên hết là phải sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, được sự đồng tình của ban lãnh đạo công ty, Trường Đại Học An Giang, Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh và sự nhiệt tình chỉ dẫn của thầy Nguyễn Trí Tâm, tôi quyết định nghiên cứu đề tài:

“Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang”

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Để thấy được tình hình và hiệu quả sử dụng vốn, đề tài đặt ra những mục tiêu cần nghiên cứu sau:

- Thực trạng sử dụng vốn của công ty

- Thông qua kết quả kinh doanh để thấy được hiệu quả sử dụng vốn

- Một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Quá trình tiếp xúc tại công ty cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về công ty, đánh giá khách quan hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thấy được cách thức sử dụng vốn tại công ty, nguồn vốn đó được huy động ra sao, được sử dụng như thế nào trong những năm qua, có mang lại hiệu quả như mong muốn hay không, hiệu quả mang lại cao hay thấp… Tóm lại, mục tiêu muốn nghiên cứu là hiệu quả sử dụng vốn của công ty, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tiếp theo

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 3

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có thể rõ hơn thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh Như chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan như: chính sách, pháp luật của Nhà nước, áp lực cạnh tranh, thị trường…, nhân tố chủ quan như: chi phí, giá cả, lợi nhuận…, nhưng một chừng mực nào đó đề tài chỉ đi sâu phân tích những nội dung sau:

− Cấu trúc vốn của công ty

− Tình hình biến động của công ty − Khả năng đảm bảo nguồn vốn − Kết quả kinh doanh của công ty − Phân tích một số chỉ tiêu tài chính

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Có nhiều phương pháp tiếp cận để phân tích vấn đề về vốn của công ty Đề tài đã chọn những phương pháp sau:

Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu Nó cho ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đánh giá được một cách khách quan

Trang 4

tình hình của công ty, những mặt phát triển hay chưa phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả, để từ đó đưa ra cách giải quyết, các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Kinh doanh là một quá trình phức tạp, diễn ra liên tục, lâu dài Muốn đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cần phải có thời gian nghiên cứu, đi sâu vào thực tiễn, vào từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Song, hạn chế về mặt thời gian đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi vốn cố định và vốn lưu động của công ty và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm, từ đó cho thấy cách sử dụng vốn và hiệu quả của chúng

CHƯƠNG 1

Trang 5

Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra các hoạt động kinh doanh Vốn được xem là số tiền ứng trước cho kinh doanh Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp có thể vận dụng các hình thức huy động và đầu tư vốn khác nhau để đạt được mức sinh lời cao nhất nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của pháp luật

Vốn được biểu hiện là một khoản tiền bỏ ra nhằm mục đích kiếm lời Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện của toàn bộ tài sản doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Hai nguồn cơ bản hình thành nên vốn kinh doanh là: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

1.1.1.1 Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu biểu hiện quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp đối với các tài sản hiện có ở doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu được tạo nên từ các nguồn:

- Số tiền đóng góp của nhà đầu tư - chủ doanh nghiệp

- Lợi nhuận chưa phân phối - số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài hai nguồn chủ yếu trên, vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, các quỹ dự phòng…

1.1.1.2 Nợ phải trả

Nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các khoản phải trả phải nộp khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả, nộp như: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải trả khách hàng, các khoản phải nộp cho Nhà nước

1.1.2 Phân loại vốn

Trang 6

Như khái niệm đã nêu, chúng ta thấy vốn có nhiều loại và tùy vào căn cứ để chúng ta phân loại vốn:

- Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia làm hai loại: Vốn hữu hình và vốn vô hình

- Căn cứ vào phương thức luân chuyển, vốn được chia làm hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động

- Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia làm hai loại: Vốn ngắn hạn và vốn dài hạn

- Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được hình thành từ hai nguồn cơ bản: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

- Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia làm hai loại: Vốn thực (còn gọi là vốn vật tư hàng hóa) và vốn tài chính (hay còn gọi là vốn tiền tệ) Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình với các chu kỳ được lập đi lập lại, mỗi chu kỳ được chia làm nhiều giai đoạn từ chuẩn bị sản xuất, sản xuất và tiêu thụ Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn được luân chuyển và tuần hoàn không ngừng, trên cơ sở đó nó hình thành vốn cố định và vốn lưu động mà chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn vai trò của chúng

1.1.2.1 Vốn cố định

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có tư liệu lao động, đó chính là đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị… chúng giữ vai trò là môi giới trong quá trình lao động

Trong nền sản xuất hàng hóa, việc mua sắm hay quản lý tư liệu lao động phải sử dụng tiền tệ Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh phải ứng trước một số tiền vốn nhất định về tư liệu lao động Số vốn này được luân chuyển theo mức hao mòn dần của tư liệu lao động Khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu lao động vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong thời gian sử dụng chúng bị hao mòn dần Vì vậy, giá trị của tư liệu lao động phụ thuộc vào mức độ hao mòn vật chất được chuyển dịch dần từng bộ phận vào sản phẩm mới Bộ phận giá trị chuyển dịch của tư liệu lao động hợp thành một yếu tố chi phí sản xuất của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được thực hiện Vì có đặc điểm trong

Trang 7

quá trình luân chuyển, hình thái vật chất của tư liệu lao động không thay đổi, còn giá trị thì luân chuyển dần, cho nên bộ phận vốn ứng trước này là vốn cố định

Từ những nhận định đã nêu ta thấy:

Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về những tư liệu lao động chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một lần luân chuyển (hoặc hoàn thành một vòng tuần hoàn) Vốn cố định phản ánh bằng tiền bộ phận tư liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp Tư liệu lao động lại là cơ sở vật chất của nền sản xuất xã hội Chính vì thế, vốn cố định có tác dụng rất lớn đối với việc phát triển nền sản xuất xã hội

Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp có sự khác nhau ở chổ: khi bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp có vốn cố định giá trị bằng giá trị tài sản cố định Về sau, giá trị của vốn cố định thấp hơn giá trị nguyên thủy của tài sản cố định do khoản khấu hao đã trích

Trong quá trình luân chuyển, hình thái hiện vật của vốn cố định vẫn giữ nguyên (đối với tài sản cố định hữu hình), nhưng hình thái giá trị của nó lại thông qua hình thức khấu hao chuyển dần từng bộ phận thành quỹ khấu hao Do đó, trong công tác quản lý vốn cố định phải đảm bảo hai yêu cầu: một là bảo đảm cho tài sản cố định của doanh nghiệp được toàn vẹn và nâng cao hiệu quả sử dụng của nó; hai là phải tính chính xác số trích lập quỹ khấu hao, đồng thời phân bổ và sử dụng quỹ này để bù đắp giá trị hao mòn, thực hiện tái sản xuất tài sản cố định

Sau khi đã ứng trước một số vốn cho tư liệu lao động, để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đối tượng lao động và sức lao động Đây chính là vốn lưu động tại doanh nghiệp

1.1.2.2 Vốn lưu động

Vốn lưu động là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương Trong thực tế vận động, chúng thể hiện thông qua hình thái tồn tại như nguyên vật liệu ở khâu dự trữ sản xuất, sản phẩm đang chế tạo ở khâu trực tiếp sản xuất, thành phẩm, hàng hóa, tiền tệ ở khâu lưu thông

Đối tượng lao động ở doanh nghiệp biểu hiện thành hai bộ phận: một bộ phận là vật tư dự trữ để chuẩn bị sản xuất, một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm tự chế) Hình

Trang 8

thái hiện vật của hai bộ phận này là tài sản lưu động Tài sản lưu động phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất là tài sản lưu động sản xuất

Trong hoạt động kinh doanh, không phải lúc nào sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ ngay Thực tế cho thấy, sau khi sản phẩm hoàn thành, doanh nghiệp phải chọn lọc, đóng gói, tích lũy thành lô hàng, thanh toán với khách hàng… nên hình thành một số khoản vật tư và tiền tệ (thành phẩm, vốn bằng tiền, khoản phải trả…) Những khoản vật tư và tiền tệ phát sinh trong quá trình lưu thông gọi là tài sản lưu thông

Do tính chất liên tục của hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp phải có một số vốn thỏa đáng để mua sắm tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông Cả hai loại tài sản này thay thế lẫn nhau vận động không ngừng để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi Trong nền kinh tế hàng hóa, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ Số vốn ứng trước cho những tài sản này gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp

Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương tồn tại dưới các hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hóa và tiền tệ hoặc đó là số vốn ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông ứng ra bằng số vốn lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiện thường xuyên liên tục Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh Do đặc điểm tuần hoàn của vốn lưu động trong cùng một lúc nó phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Để tổ chức hợp lý sự tuần hoàn của các tài sản ở doanh nghiệp, để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục doanh nghiệp phải có đủ vốn để đầu tư vào các hình thái khác nhau như đã nêu làm cho các hình thái này có mức tồn tại hợp lý và đồng bộ

Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của vật tư Trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư Vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư hàng hóa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít Mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư sử dụng có tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không Vì thế, thông qua tình hình luân chuyển

Trang 9

vốn lưu động còn có thể kiểm tra một cách toàn diện việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp

Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của tài sản quốc gia Tại doanh nghiệp, tổng số vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hệ chặt chẽ với những chỉ tiêu công tác cơ bản của doanh nghiệp Doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết kiệm vốn, phân bổ vốn hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thì với số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là điều kiện để thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách, trả nợ vay, thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.1.3 Cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được thể hiện trên bảng cân đối kế toán, ở đó nó mô tả sức mạnh tài chính của doanh nghiệp: những thứ doanh nghiệp hiện có và các thứ doanh nghiệp còn nợ tại một thời điểm

Dựa vào bảng cân đối kế toán, cụ thể bên phần nguồn vốn sẽ cho ta thấy được cấu trúc vốn của doanh nghiệp: doanh nghiệp đã sử dụng vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vốn vay bao nhiêu và những nguồn vốn được tài trợ từ các lĩnh vực khác bao nhiêu

1.1.4 Vấn đề bảo toàn vốn kinh doanh

Bước vào lĩnh vực kinh doanh là để kiếm lời, phần thu về trước hết phải bù đắp phần vốn đã bỏ ra Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp bảo toàn được vốn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Biểu hiện trên thực tế là quy mô của doanh nghiệp được mở rộng, đời sống nhân viên được cải thiện, mối quan hệ với khách hàng ngày càng tốt đẹp, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước

Thông qua những biểu hiện nêu trên, cho thấy doanh nghiệp đang thịnh vượng, đang trên đà phát triển rất tốt Một lần nữa có thể khẳng định rằng, vấn đề bảo toàn vốn là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Tóm lại, phần phân tích trên đã cho thấy khái quát các vấn đề về cơ cấu vốn ở doanh nghiệp Phần tiếp theo chúng ta tiến hành nghiên cứu tình hình tài chính tại doanh nghiệp

Trang 10

1.2 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Phân tích chung tình hình tài chính là đánh giá khái quát sự biến động cuối năm so với đầu năm về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm rút ra những nhận xét ban đầu về tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn

Thông tin trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, chúng ta tiến hành: - So sánh tổng tài sản giữa đầu năm và cuối năm để đánh giá sự biến động

về quy mô của doanh nghiệp So sánh giá trị và tỷ trọng các bộ phận cấu thành tài sản giữa đầu năm và cuối năm để thấy được nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên

- So sánh tổng nguồn vốn giữa đầu năm và cuối năm để đánh giá mức độ huy động vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh So sánh giá trị và tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nguồn vốn để phát hiện nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên

1.2.2 Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhằm đánh giá tình hình huy động, phân bổ và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn

Theo quan điểm luân chuyển vốn, xét về mặt lý thuyết vốn chủ sở hữu đủ trang trải các loại tài sản đảm bảo cho các hoạt động chủ yếu tại doanh nghiệp mà không cần phải đi vay hay chiếm dụng của đơn vị khác Do đó, ta có cân đối sau:

B.NV = [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.TS+[I+II+III] B.TS (1.1)

Trong đó, NV: nguồn vốn TS: tài sản

Cân đối trên chỉ mang tính chất lý thuyết, thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cân đối (1.1) xảy ra một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp1: vế trái > vế phải Đây là trường hợp vốn chủ sở hữu sử dụng

không hết và doanh nghiệp đang bị đơn vị khác chiếm dụng vốn Chúng ta cần xem xét số vốn bị chiếm dụng có hợp lý hay không

Trang 11

Trường hợp 2: vế trái < vế phải Đây là trường hợp vốn chủ sở hữu không

đủ trang trải cho các hoạt động chủ yếu, doanh nghiệp phải đi vay hay chiếm dụng vốn Vấn đề đặt ra là vốn đi vay hay chiếm dụng có hợp lý hay không Ta có cân đối:

[(1,2)I+II] A.NV+B.NV = [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.TS+[I+II+II] B.TS (1.2)

Cân đối (1.2) cho thấy vốn vay và vốn chủ sở hữu đủ trang trải cho các hoạt động của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế cân đối này ít xảy ra, mà chủ yếu xảy ra một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: vế trái > vế phải Vốn đi vay và vốn chủ sở hữu doanh

nghiệp sử dụng không hết vào các hoạt động và bị đơn vị khác chiếm dụng Trong trường hợp này, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhỏ hơn vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng

Trường hợp 2: vế trái < vế phải Vốn vay và vốn chủ sử hữu không đủ

trang trải doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác Trong trường hợp này, vốn đi chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng

Vốn đi chiếm dụng Vốn bị chiếm dụng [(3→8)I+III] A.NV [III+(1,4,5)V] A.TS+IV B.TS

Vậy, qua phân tích ta có cân đối chung thể hiện tinh thần của bảng cân đối kế toán là:

Một số chỉ tiêu cần xem xét khi phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh:

Trang 12

Doanh thu thuần Tổng vốn sử dụng bình quân =

Số vòng quay

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp, nghĩa là vốn quay bao nhiêu vòng trong năm Hệ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả

Tỷ lệ hoàn vốn (ROI: Return On Investment)

Tổng vốn sử dụng bình quân =

ROI

Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn sử dụng bình quân trong kỳ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy vốn sử dụng có hiệu quả

1.3.1 Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận

1.3.1.1 Chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu về từ các hoạt động của mình trong kỳ kinh doanh, bao gồm: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường

Chỉ tiêu doanh thu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu doanh thu luôn đứng đầu):

- Doanh thu là nguồn chủ yếu để trang trải các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ kinh doanh Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng quy mô kinh doanh

- Là nguồn đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước

- Ở khía cạnh nào đó chỉ tiêu doanh thu còn phản ánh “chữ tín trong kinh doanh” của doanh nghiệp

1.3.1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của mình hoặc đó là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ chi phí của hoạt động đó

Trang 13

- Chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng trong kỳ - Là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất xã hội

- Lợi nhuận cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sức mạnh và triển vọng tài chính của doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu “hấp dẫn” để thu hút vốn đầu tư

Từ hai chỉ tiêu trên, chúng ta tính được các tỷ số về doanh lợi Đây là chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, phản ánh kết quả của hàng loạt các chính sách và quyết định của doanh nghiệp, là đáp số cuối cùng về hiệu năng quản trị doanh nghiệp

Doanh lợi tiêu thụ (ROS: Return On Sale)

Doanh lợi tiêu thụ phản ánh mức sinh lời trên doanh thu, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Có thể dùng nó để so sánh với tỷ số của các năm trước hay của doanh nghiệp khác cùng ngành

ROS

Doanh lợi vốn tự có (ROE: Return On Equity)

Doanh lợi vốn tự có phản ánh hiệu quả của vốn tự có hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu

Vốn tự có =

ROE

Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này, bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp

1.3.2 Hiệu quả kinh doanh

1.3.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả luôn là vấn đề được mọi doanh nghiệp và toàn xã hội quan tâm Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu đề ra

Trang 14

1.3.2.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng

Hiệu quả kinh tế chính là mục tiêu hàng đầu mà mọi cá nhân, mọi tổ chức khi tiến hành kinh doanh đều mong muốn đạt được Hiệu quả kinh tế được thể hiện thông qua lợi nhuận thu được tối đa trên chi phí tối thiểu, nó góp phần bổ sung vốn kinh doanh, tăng quy mô sản xuất, tích lũy ngoại tệ, tăng thu ngân sách, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh quan trọng của đất nước Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần cũng cố cán cân thanh toán quốc tế của đất nước

Tóm lại, mỗi đơn vị kinh doanh là một tế bào của nền kinh tế, do vậy đơn vị hoạt động có hiệu quả thì nền kinh tế cũng đạt hiệu quả Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước

1.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định biểu hiện giá trị bằng tiền của các loại tài sản cố định ở doanh nghiệp, thể hiện quy mô của doanh nghiệp Tài sản cố định nhiều hay ít, chất lượng hay không chất lượng, sử dụng chúng có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp Một số chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định: đo lường việc sử dụng vốn cố định

(1.9)

Hiệu quả kinh doanh

Kết quả “đầu ra” Chi phí “đầu vào”=

Trang 15

Tỷ lệ sinh lời vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định có thể tạo ra

bao nhiêu đồng lợi nhuận

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: cho biết 100 đồng tài sản cố định bỏ

ra mang về cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận

Giá trị TSCĐ x 100% =

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: đo lường việc sử dụng tài sản cố

định như thế nào, càng cao càng tốt

Hiệu suất sử

dụng TSCĐ = Giá trị TSCĐ Doanh thu

1.3.4 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động

Vốn tiền tệ là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng… Đây chính là hình thái biểu hiện của vốn lưu động tại doanh nghiệp

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động được biểu hiện bằng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn được gọi là hiệu suất luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm, nói lên tình hình tổ chức các mặt hoạt động của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp có hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ có hiệu quả hay không hiệu quả

Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp, nó được dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có thể dùng các chỉ tiêu sau:

Trang 16

- Số vòng quay vốn lưu động: cho biết tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong kỳ (thường là một năm)

(1.13) - Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động: cho biết số ngày bình quân cần

thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay trong kỳ

(1.14) - Hiệu suất một đồng vốn hàng tồn kho: cho biết một đồng vốn hàng tồn

kho bình quân góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần

(1.15) - Mức doanh lợi vốn lưu động: cho biết một đồng vốn lưu động có thể tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế

(1.16)

1.3.5 Hiệu quả sử dụng lao động

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng của đất nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, đội ngũ nhân lực có tài và được sử dụng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:

Năng suất lao động bình quân (NSLĐBQ): cho biết một nhân viên

làm ra bao nhiêu tiền trong năm

(1.17)

Lương bình quân: bình quân người lao động nhận được bao nhiêu

tiền/tháng

(1.18) Số ngày trong kỳ

Số vòng quay vốn lưu động

Kỳ luân chuyển bình

Doanh thu thuần trong kỳ

Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ

NSLĐBQ =

Tổng quỹ lương 12 x Số LĐBQ =

Lương bình quân

Trang 17

Hiệu quả sử dụng tiền lương: chỉ tiêu này cho thấy chi phí trả 1 đồng

tiền lương cho người lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tổng quỹ lương x 100% =

tiền lương

Sau khi đã thấy được khái quát tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Để hoạt động kinh doanh được duy trì liên tục ta phải làm rõ tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Đây là vấn đề thực sự cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hay không

1.4 TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 1.4.1 Tình hình thanh toán

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn tồn tại các khoản phải thu và phải trả Tình hình thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích tình hình thanh toán để đánh giá tính hợp lý về các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân của sự đình trệ trong thanh toán, giúp doanh nghiệp làm chủ được tình hình tài chính, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển

1.4.1.1 Phân tích các khoản phải thu:

thu và tổng vốn

Các khoản phải thu

Tổng vốn x 100% =

Đây là chỉ tiêu cho thấy có bao nhiêu % vốn thực chất không tham gia vào hoạt động kinh doanh trong tổng vốn huy động được, phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp

Để thấy rõ hơn tình hình thu hồi công nợ, ta cần so sánh tổng giá trị các khoản phải thu với giá trị từng khoản phải thu giữa đầu năm và cuối năm

1.4.1.2 Phân tích các khoản phải trả:

Trang 18

Các chủ nợ thường mong muốn tỷ số này thấp vừa phải Ngược lại, doanh nghiệp lại muốn tỷ số này cao

Để thấy được tình hình chi trả, ta cần so sánh tổng nợ phải trả với từng khoản nợ phải trả giữa đầu năm và cuối năm

1.4.2 Khả năng thanh toán

1.4.2.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là cho thấy tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không

Mọi doanh nghiệp đều phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời nợ ngắn hạn, duy trì đủ các loại hàng tồn kho để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi

Vốn luân chuyển là số chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn Vốn luân chuyển phản ánh bằng số tiền được tài trợ từ các nguồn lâu dài mà không đòi hỏi chi trả trong khoảng thời gian ngắn

Tuy nhiên, quy mô của vốn luân chuyển chưa phải là căn cứ tốt để đánh giá khả năng thanh toán ở doanh nghiệp Do đó, để đánh giá khả năng thanh toán ta cần xét đến các chỉ tiêu sau

Khả năng thanh toán hiện hành (Rc)

Rc = Tài sản lưu độngNợ ngắn hạn (1.22) Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Trong nhiều trường hợp, tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh khoản; bởi nếu hàng tồn kho là loại hàng khó bán, doanh nghiệp khó biến chúng thành tiền để trả nợ Do đó, chúng ta cần xét đến khả năng thanh toán khi không có sự tham gia của hàng tồn kho

Khả năng thanh toán nhanh (Rq)

Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thật sự của doanh nghiệp và được tính theo công thức:

Rq = Tài sản lưu động - Hàng tồn khoNợ ngắn hạn (1.23)

Trang 19

Khả năng thanh toán bằng tiền (Rm)

Nợ ngắn hạn

Cho thấy lượng tiền dùng để thanh toán

Hệ số quay vòng các khoản phải thu: phản ánh tốc độ chuyển đổi các

khoản phải thu thành tiền mặt

Số dư bình quân các khoản phải thu

H =

Hệ số H càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, điều

này là tốt cho doanh nghiệp vì không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu

Tuy nhiên, H quá cao đồng nghĩa với kỳ hạn thanh toán ngắn, có ảnh hưởng lớn

đến việc tiêu thụ sản phẩm

Kỳ thu tiền bình quân: đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán

tiền hàng Cho thấy khi sản phẩm tiêu thụ thì bao lâu doanh nghiệp thu được tiền

bình quân

Các khoản phải thu

Doanh thu thuần x 360 =

Các khoản phải thu ở đây chủ yếu là khoản phải thu khách hàng

Vòng quay tồn kho: là số lần mà hàng hóa tồn kho được bán ra trong

kỳ

Tồn kho =

Hệ số này cao chứng tỏ hàng tồn kho của doanh nghiệp luân chuyển nhanh, không bị ứ động Tuy nhiên, nếu vòng quay tồn kho rất cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp có thể khiến cho mức tồn kho đó không đủ đáp ứng kịp thời cho những hợp đồng tiêu thụ của kỳ sau, làm ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 20

1.4.2.2 Khả năng thanh toán dài hạn

Khả năng thanh toán lãi vay: đo lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh

do việc sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay như thế nào

Lãi vay =

Tỷ số thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo nợ vay dài hạn của doanh nghiệp Các chủ nợ cho vay dài hạn, một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi vay, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu x 100% =

Tóm lại, qua đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn cũng như hiện trạng thanh toán của doanh nghiệp, một lần nữa cho chúng ta thấy khả năng đảm bảo vốn kinh doanh của đơn vị, thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn

Trang 21

Đến năm 1992 căn cứ điều 12 Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 388_HĐBT ngày 20/11/1991 và NĐ 156 HĐBT ngày 07/5/1992 của HĐBT, theo đó giải thể Công ty Lâm sản tách một bộ phận nhập vào Công ty Xuất nhập khẩu nông thủy sản An Giang UBND tỉnh An Giang sau khi thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã có Quyết định số 528/QĐUB ngày 02/11/1992 thành lập Công ty Xuất nhập khẩu nông thủy sản An Giang

Trong thời gian này công ty liên tục phát triển, hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế tỉnh nhà, vào ngân sách địa phương, thu hút nhiều lao động nhàn rỗi, khai thác tốt các thế mạnh của tỉnh, trở thành một trong những công ty nhà nước hàng đầu của địa phương

Để phù hợp với tình hình thực tế, nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển cũng như khả năng quản lý UBND tỉnh đã tách bộ phận thủy sản của công ty hình thành một đơn vị mới và ra Quyết định số 69/QĐUB ngày 29/01/1996 đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

Những năm qua, Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang đã từng bước vượt khó khăn, thách thức để đứng vững trên thương trường và tiếp tục phát triển

- Tên giao dịch: Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (ANGIANG AGRICULTURE AND FOODS IMPORT – EXPORT COMPANY)

- Tên viết tắc: ANGIANG AFIEX CO

- Trụ sở chính: 34_36 Hai Bà Trưng TP Long Xuyên Tỉnh An Giang

Trang 22

- Điện thoại: 076.841021_076.841590 Fax: 076.843199 - Email: xnknstpagg@hcm.vnn.vn

- Chi nhánh đại diện tại TP Hồ Chí Minh: 32/3 Nguyễn Huy Lượng Quận Tân Bình TP Hồ Chí Minh

- Điện thoại: 08.8431472_08.8431473 Fax: 08.8412639 - Email: afiex@fmail.vnn.vn

- Vốn pháp định (2003): 66.999.403.402 đồng Chia theo nguồn hình thành:

- Ngân sách cấp: 50.222.026.099 đồng - Tự bổ sung: 16.776.377.303 đồng

Chia theo mục đích sử dụng:

- Vốn cố định: 55.133.639.396 đồng - Vốn lưu động: 11.865.764.006 đồng

2.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN 2.2.1 Chức năng

Công ty Afiex chuyên sản xuất, chế biến, kinh doanh gạo, nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chăn nuôi, thức ăn cho gia súc và thủy sản, thuốc thú y, thi công xây dựng công trình và kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác chế biến lâm sản, kinh doanh đồ gỗ gia dụng, hàng bách hóa tổng hợp, hàng điện máy và thiết bị điện tử, phân bón, giống cây trồng vật nuôi, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ khai báo Hải quan và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Thời gian qua công ty đã triển khai những dự án tập trung cho chế biến nông thủy sản và phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà

Hoạt động xuất nhập khẩu:

- Xuất khẩu: gạo, nông sản, thủy sản…

- Nhập khẩu: phân bón, thuốc thú y, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, hóa chất, hàng kim khí điện máy và hàng tiêu dùng khác

Trang 23

Hoạt động liên doanh:

- Công ty TNHH Sài Gòn – An giang (SAGICO): liên doanh trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh siêu thị tại An Giang Vốn góp 15 tỷ đồng

- Công ty Dầu khí MEKONG: liên doanh giữa tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Công ty góp vốn 3,7 tỷ đồng

- Sử dụng hiệu quả tiềm năng sẵn có

- Thực hiện đầy đủ các cam kết của hợp đồng mua bán ngoại thương và các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty

- Thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, phân công lao động hợp lý, đảm bảo công bằng xã hội, các chế độ về quản lý tài sản

- Không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên

2.2.3 Quyền hạn

- Công ty có quyền quản lý và sử dụng vốn, đấi đai, tài nguyên và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao

- Công ty được quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu và xuất, nhập khẩu ủy thác các mặt hàng nông sản thực phẩm, hóa chất và một số mặt hàng tiêu dùng khác

- Được chủ động ký kết các hợp đồng xuất, nhập khẩu trong khuôn khổ chức năng ngành nghề pháp luật cho phép

- Tổ chức thu mua, gia công chế biến các mặt hàng xuất khẩu, trao đổi mua bán trong nước theo quy định hiện hành

- Công ty có quyền đầu tư, liên doanh, góp vốn cổ phần

- Mở rộng quy mô kinh doanh tùy theo khả năng của mình, tự lựa chọn thị trường xuất, nhập khẩu

Trang 24

- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của từng thời kỳ, tạo điều kiện thuận lợi làm cơ sở cho sự phát triển bền vững, lâu dài

Khối nghiệp vụ: có các phòng ban Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp:

- Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ, chính sách khác theo quy định

- Tham mưu cho giám đốc về xây dựng, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của công ty và các phòng, ban Thực hiện việc tiếp nhận, điều động, bố trí, sắp xếp, nâng lương, bổ nhiệm khen thưởng và kỷ luật theo quy định của Nhà nước

- Lập kế hoạch tiền lương và xây dựng cơ chế khoán quỹ lương hàng năm

Phòng Kế toán tài vụ:

- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định hiện hành

- Quản lý vốn, nguồn vốn, tài sản, vật tư, hàng hóa, bảo toàn và phát triển vốn

- Hạch toán kinh doanh chính xác, phân tích hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng năm

- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm

Phòng Kế hoạch và đầu tư:

- Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu

- Thẩm định các dự án đầu tư và theo dõi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 25

- Tham mưu cho Giám đốc về các kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề trình các dự án đầu tư

Ngoài ra, công ty còn tham gia góp vốn liên doanh, thành lập hai công ty liên doanh:

- Liên doanh Thương mại SAGICO - Công ty Liên doanh dầu khí Mekong

Khối sản xuất: gồm các xí nghiệp trực thuộc: Xí nghiệp Xuất khẩu lương thực:

- Với 10 cụm kho tồn trữ, bảo quản và chế biến lương thực - Năng lực kho chứa: 65.000 tấn gạo

- Công suất chế biến: 250.000 tấn gạo/năm

Xí nghiệp Chế biến thức ăn gia súc:

- Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, công suất 30.000 tấn/năm - Hệ thống máy sấy 20 tấn/giờ

- Kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu: 10.000 tấn

Xí nghiệp Đông lạnh thủy sản:

Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, công suất 4.000 tấn thành phẩm/năm, có thể mở rộng 8.000 tấn/năm

Xí nghiệp Bột mì:

- Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì, công suất chế biến 18.000 tấn bột/năm, gắn liền việc quản lý trực tiếp và đầu tư nguyên liệu

- Diện tích: 4.000 ha chuyên canh trồng khoai mì

Xí nghiệp Xây dựng và chế biến lâm sản:

- Có nhiệm vụ khai thác, vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản; nhận thực hiện thầu, thi công các công trình, kho bãi, trang trí nội thất và quy hoạch khu dân cư

- Doanh thu xây lắp hàng năm đạt gần 15 tỷ đồng

Trang 26

Xí nghiệp Dịch vụ chăn nuôi:

- Chuyên cung cấp heo giống và heo thịt Số lượng đàn gia súc có mặt thường xuyên là 1.000 con đực và nái giống

Các Trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá:

- Trại heo giống Vĩnh Khánh, quy mô 1.000 con heo nái sinh sản - Trại bò giống Tri Tôn, quy mô 1.000 con bò cái giống lai Sind - Trại bò sữa Châu Thành, quy mô 300 con bò sữa

Khối kinh doanh:

Các cơ sở thuộc khối kinh doanh:

Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Cửa hàng kinh doanh bách hóa tổng hợp Cửa hàng điện máy & thiết bị điện tử Cửa hàng thức ăn gia súc và thuốc thú y

Những bộ phận này thực hiện các chức năng sau: - Thực hiện đầu ra cho sản phẩm

- Giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước - Mở rộng quan hệ hợp tác

- Tiếp thị để hỗ trợ sản xuất phát triển

Trang 27

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

XN Xuất khẩu lương thực XN Thức ăn gia súc

XN Đông lạnh thủy sản

XN Bột mì

XN Xây dựng chế biến lâm sản

XN Dịch vụ chăn nuôi Các Trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá

Phòng Kinh doanhxuất nhập khẩu

Cửa hàng bách hóatổng hợp

Cửa hàng thức ăngia súc, thuốc thú y

Cửa hàng điện máy

Phòng Kế hoạch

đầu tư

PhòngKế toán

tài vụ Phòng

Tổ chức hành chính

Ban Giám Đốc

KHỐI NGHIỆP VỤ

Trang 28

2.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.4.1 Kết quả kinh doanh từ năm 2001 đến 2003

Những năm qua, thị trường có nhiều chuyển biến phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động của công ty, nhất là thị trường xuất, nhập khẩu Song, công ty đã cố gắng duy trì mức hoạt động và tiếp tục phát triển, thể hiện qua kết quả sau:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh từ năm 2001 đến năm 2003

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2001 đến 2003

Đồ thị 2.1: Doanh thu của công ty từ năm 2001 đến 2003

Trang 29

Doanh thu cả năm 2002 tăng 112,98 tỷ đồng, tương ứng 27,40% và lợi nhuận tăng 0,53 tỷ đồng, tương ứng 14,93% so năm 2001; năm 2003 là 774,35 tỷ đồng, tăng 35,43%, tương ứng 202,57 tỷ đồng so năm 2002, lợi nhuận năm 2003 giảm so năm 2002, chỉ đạt 3,81 tỷ đồng, giảm 0,23 tỷ đồng, tương ứng 5,7%

Để thấy rõ nguyên nhân của sự biến động này, chúng ta đi vào tình hình hoạt động cụ thể của công ty

Bảng 2.2: Kết quả doanh thu xuất khẩu và nội địa

Đơn vị: Tỷ đồng

2001 2002 2003 Chỉ tiêu

Doanh thu xuất khẩu 196,10 43,69 241,22 42,19 270,02 34,87Doanh thu nội địa 252,70 56,31 330,57 57,81 504,33 65,13

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu

Bảng 2.3: Tình hình tăng giảm doanh thu xuất khẩu và nội địa

Đơn vị: Tỷ đồng

2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu

Doanh thu xuất khẩu 45,12 23,01 28,8 11,94Doanh thu nội địa 77,86 30,81 173,77 52,57

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu

Biến động doanh thu của công ty qua bảng số liệu như sau:

Năm 2001, doanh thu của công ty đạt 448,8 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm 43,69%, tương đương 196,10 tỷ đồng Doanh thu nội địa chiếm 56,31% trong cơ cấu tỷ trọng doanh thu của công ty Sang năm 2002, tổng doanh thu của công ty đạt 571,78 tỷ đồng, tăng 122,98 tỷ đồng hay tăng 27,40% so năm 2001

Trong năm này, dù sản lượng gạo xuất khẩu giảm, nhưng sự bù đắp kịp thời từ mặt hàng thủy sản đã làm cho doanh thu xuất khẩu tăng 23,01%, tương đương 45,12 tỷ đồng, bên cạnh đó giá cả một số sản phẩm thức ăn gia súc tăng, tạo hiệu ứng chung cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy sản xuất thức ăn gia súc phát triển, sản lượng tiêu thụ tăng cao, doanh thu bán lẽ tăng dẫn đến doanh thu nội địa tăng đạt 330,57 tỷ đồng, tăng 30,81% so năm 2001, tương ứng 77,86 tỷ đồng

Trang 30

Năm 2003, doanh thu của công ty tiếp tục tăng đạt 774,35 tỷ đồng, tăng 35,43% so năm 2002 Mặc dù doanh thu xuất khẩu có tăng, nhưng tỷ trọng trong tổng doanh thu của năm giảm, chỉ chiếm 34,87% Nguyên nhân chủ yếu do: vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa tại Mỹ; các rào cản kỹ thuật khi nhập vào thị trường EU; sản lượng tiêu thụ giảm… Tuy nhiên, đây cũng là năm mà các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu nói chung đã bắt đầu khai thác thị trường nội địa Doanh thu nội địa của công ty 504,33 tỷ đồng, chiếm 65,13% tổng doanh thu, tăng 52,57%, tương đương 173,77 tỷ đồng so năm 2002

Tóm lại, doanh thu của công ty có biến động theo chiều hướng gia tăng Năm 2003, dù gặp khó khăn nhưng doanh thu vẫn đạt ở mức cao, đây là biểu hiện tốt, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn

2.4.2 Kết quả xuất, nhập khẩu

2.4.2.1 Kim ngạch xuất, nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng

Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu

Đơn vị: USD

2001 2002 2003 Chỉ tiêu

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1 Gạo 12.243.011 89,24 11.202.780 70,00 10.058.060 59,312 Thủy sản 1.476.646 10,76 4.802.010 30,00 6.245.010 36,83

1 Bã đậu nành 2.359.890 45,76 2.177.500 59,97 4.569.510 76,622 Cám các loại 79.000 1,53 1.117.370 18,733 Bột các loại 22.241 0,43 133.210 3,67 212.010 3,554 Bắp vàng 958.392 18,58 823.350 22,68

6 Gỗ 80.265 1,56 147.970 4,08 12.810 0,217 Khác 1.657.025 32,13 295.510 8,14

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu

Đối với xuất khẩu:

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là gạo và thủy sản, bên cạnh đó còn có tinh bột và nếp Qua bảng số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu luôn biến động, cụ thể:

Trang 31

Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 13.719.656 USD với hai mặt hàng chủ lực là gạo 12.243.011 USD, chiếm 89,24% kim ngạch xuất khẩu năm; thủy sản 1.476.646 USD, chiếm 10,76%

Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng 2.285.134 USD, tương đương tăng 16,66%, chủ yếu từ mặt hàng thủy sản gấp 2,25 lần năm 2001

Tóm lại, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là gạo và thủy sản Tuy nhiên, hai mặt hàng này đang chịu cạnh tranh rất quyết liệt trên thị trường nên công ty đã chủ động đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, tìm thêm thị trường mới nhằm đảm bảo kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng

Đối với nhập khẩu:

Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2001 là 5.156.813 USD, trong

đó bã đậu nành chiếm tỷ trọng cao nhất 45,76%, tương đương 2.359.890 USD, được dùng để chế biến thức ăn gia súc và tiêu thụ nội địa Tiếp đến là bắp vàng nhập từ Trung Quốc đạt 958.392 USD, chiếm 18,58%; các mặt hàng còn lại là cám, bột các loại, gỗ Trong năm, sở dĩ kim ngạch nhập khẩu đạt ở mức cao là do công ty nhập thiết bị xáng thổi của Hà Lan trị giá 1.634.344 USD, chiếm 31,69% tỷ trọng

Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 3.630.940 USD, giảm 1.525.873 USD Nguyên nhân là do cơ cấu mặt hàng nhập ít và giảm hơn năm 2001, cụ thể bã đậu nành, các mặt hàng cám và bột các loại Năm 2003, kim ngạch tăng trở lại đạt 5.964.100 USD do nhu cầu sản xuất và chế biến thức ăn gia súc tăng, lượng tiêu thụ nội địa tăng

Tóm lại, trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, công ty đã hạn chế nhập những mặt hàng trong nước có khả năng cung ứng, các mặt hàng còn lại chủ yếu là nguyên liệu dùng cho sản xuất xuất khẩu và phục vụ thị trường nội địa

Trang 32

2.4.2.2 Kim ngạch xuất, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh

- Trực tiếp 5.156.813 3.630.940 5.964.100- Ủy thác

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu

Bảng 2.6: Tình hình tăng giảm kim ngạch xuất, nhập khẩu

- Trực tiếp -1.525.873 -30 2.333.160 64,26- Ủy thác

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu

Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đạt 13.719.657 USD, trong đó xuất khẩu trực tiếp chiếm 66,45% Năm 2002 xuất khẩu tăng 16,66% tương ứng 2.285.133 USD Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu trực tiếp giảm do một số bạn hàng truyền thống giảm sản lượng nhập khẩu, công ty phải cạnh tranh với một số nước xuất khẩu trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ… Thị trường xuất khẩu trực tiếp trong năm 2003 có những chuyển biến tích cực, kim ngạch đạt 14.591.780 USD, tăng 85,12% so năm trước Tuy gặp phải một số khó khăn nhất định nhưng công ty đã chủ động tìm đối tác mới và tranh thủ lại các khách hàng cũ như một số nước Châu Âu là Anh, Hà Lan, Bỉ…

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm qua đạt được tương đối khá Tuy nhiên, công ty cần phải chủ động tìm bạn hàng xuất khẩu trực tiếp nhiều hơn, vì đây là loại hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao

Trang 33

2.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 2.5.1 Thuận lợi

- Công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát theo cơ chế quản lý xuất, nhập khẩu của Chính phủ

- Được ưu đãi về thuế xuất khẩu, được khấu trừ đầu vào theo quy định của thuế VAT, các thiết bị nhập về để đầu tư cho phát triển sản xuất và xuất khẩu thì được miễn thuế nhập khẩu

- Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề đã giúp bổ sung, duy trì được doanh thu mỗi khi một lĩnh vực gặp bất lợi, nhất là đối với xuất khẩu Do tổ chức hoạt động khép kín từ sản xuất, thu mua, chế biến đến tiêu thụ đã góp phần hạn chế được rủi ro và những bất lợi của thị trường

- Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các đơn vị và các ngành có liên quan nhất là những ngân hàng như cho vay tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất ưu đãi, tài trợ thu mua, tạm trữ lúa gạo nên đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh

- Thời gian gần đây, công ty được ngành thương mại hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

- An Giang nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp Những năm gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn, sản xuất được nhiều sản phẩm hơn

- Công ty đang tập trung đầu tư cho lĩnh vực chế biến các mặt hàng nông, thủy sản gắn với việc phát triển thị trường nên từng bước đã chiếm lĩnh được thị phần, xác lập các khu vực tiêu thụ trong và ngoài nước

Trang 34

- Thị trường nội địa được quảng bá, đầu tư nhiều, nhưng còn hạn hẹp Một số mặt hàng tiêu thụ nội địa như thức ăn gia súc đang bị cạnh tranh về giá và chính sách khuyến mãi của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài

- Không đủ khả năng về vốn trước khi thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu (thu mua, chủ động nguồn hàng…), nguồn vốn lưu động chỉ đáp ứng 10 – 12% so với nhu cầu

- Thị trường xuất khẩu gạo đang bị cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…

- Giá cả nguyên liệu thường xuyên biến động ảnh hưởng đến giá thành xuất, nhập khẩu

- Bên cạnh việc thực hiện vai trò chủ đạo trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trọng yếu để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, công ty còn được giao nhiệm vụ triển khai các dự án phục vụ mục tiêu chuyển dịch như: khoai mì, bò giống, bò sữa… các dự án này có thời gian hoàn vốn khá dài, khả năng sinh lời thấp, công ty phải bù lỗ ở những năm đầu trong giai đoạn ổn định đàn và năng suất

2.6 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY NĂM 2004

2.6.1 Mục tiêu chủ yếu

Từ kết quả sản xuất, kinh doanh đã đạt được trong năm 2003, trên cơ sở đánh giá khả năng và nhu cầu thị trường công ty đặt ra những mục tiêu chủ yếu phải đạt được trong năm 2004 như sau:

Tổng doanh thu cả năm là 655.000 triệu đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 396.580 triệu đồng, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo và thủy sản đông lạnh Lợi nhuận ước tính của cả năm 2004 là 5.000 triệu đồng

Ngoài ra, công ty còn có các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2004 như: đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy Chế biến đông lạnh; đầu tư nhà máy Chế biến viên cá nổi, các dự án khu dân cư đô thị…

Trang 35

2.6.2 Định hướng hoạt động

Ban lãnh đạo công ty nhận định, năm 2004 sẽ có những thuận lợi cơ bản, nhưng đồng thời tiếp tục phát sinh nhiều khó khăn thách thức Công ty đề ra những giải pháp cơ bản để hoàn thành mục tiêu đặt ra

- Tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống và từng bước mở rộng thị trường mới, khách hàng mới

Về tổ chức phát triển sản xuất:

- Trong công tác tổ chức phát triển sản xuất, từng đơn vị phải rà soát lại năng lực sản xuất của mình và nhanh chóng điều chỉnh các khâu bất hợp lý với mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành

- Xí nghiệp Đông lạnh, xí nghiệp Lương thực phải khẩn trương rà soát lại năng lực thu mua nguyên liệu, năng lực chế biến để chủ động nguồn cung ứng Xí nghiệp Đông lạnh cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác tiếp thị và sẵn sàng cho cuộc bầu chọn danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao trong năm 2004

Về công tác quản lý và điều hành:

- Duy trì mối quan hệ thông tin thường xuyên giữa bộ phận nghiệp vụ văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc

- Trong quan hệ giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu với Phòng kinh doanh, cần nhanh chóng củng cố, thống nhất việc chỉ đạo điều hành đảm bảo thông suốt trong giao dịch với khách hàng

- Chú trọng đầu tư cho nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập cho lực lượng cán bộ chủ chốt và lực lượng chất xám thông qua việc trả lương; thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng hòa giải của công ty theo quy định

Trang 36

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Năm 2001, tổng vốn của công ty là 298.473 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở

hữu là 63.108 triệu đồng, chiếm 21,14% trong tổng vốn, để hoạt động kinh doanh

diễn ra bình thường công ty phải đi vay và chiếm dụng vốn của đơn vị khác, nợ

phải trả của công ty trong năm là 235.364 triệu đồng, chiếm 78,86% Năm 2002, tổng vốn của công ty là 342.826 triệu đồng, tăng 14,86% so năm trước; trong đó

nguồn vốn chủ sở hữu 88.429 triệu đồng, chiếm 25,79% trong tổng vốn Năm 2003, quy mô vốn của công ty có chiều hướng giảm, cụ thể tổng vốn trong năm

là 320.197 triệu đồng; trong đó vốn chủ sở hữu 79.828 triệu đồng, chiếm tỷ trọng

24,93%

Tóm lại, qua phân tích cơ cấu vốn của công ty cho chúng ta thấy được khái quát sự thay đổi về quy mô vốn của công ty

3.1.2 Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty Afiex

3.1.2.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn

Tài sản và nguồn vốn của công ty luôn biến động qua các năm, đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn cho chúng ta thấy những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình biến động đó

Trang 37

Bảng 3.2: Cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Đơn vị: Triệu đồng

2002/2001 2003/2002 2001 2002 2003

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta rút ra được những nhận định ban đầu như sau:

Tổng tài sản của công ty năm 2002 tăng lên so năm 2001 là 44.354 triệu đồng, điều này cho thấy công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh; trong năm, công ty đã mua sắm thêm tài sản cố định dẫn đến tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty tăng 2,41% tương ứng 3.636 triệu đồng, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng đáng kể 40.717 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 27,53% về số tương đối so năm trước; tổng nguồn vốn của công ty năm 2002 tăng lên so năm 2001 là 44.354 triệu đồng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng về tổng nguồn vốn là do vốn chủ sở hữu tăng 40,12% tương ứng 25.321 triệu đồng, nợ phải trả tăng 8,09% tương ứng 19.033 triệu đồng, việc gia tăng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cho thấy công ty đã cố gắng phát huy khả năng huy động vốn, tiếp tục bổ sung thêm vốn kinh doanh đảm bảo cho các hoạt động của công ty được diễn ra một cách bình thường Năm 2003 tổng tài sản của công ty giảm 22.630 triệu đồng là do công ty đã thanh lý bớt một số tài sản cố định không cần thiết, giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm 10.482 triệu đồng, hay giảm 6,8%; tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong năm cũng giảm 12.148 triệu đồng, tương ứng 6,44%; tổng nguồn vốn giảm 22.630 triệu đồng Cho thấy quy mô kinh doanh có chiều hướng thu hẹp lại; thêm vào đó là khả năng huy động vốn cũng giảm, cụ thể vốn chủ sở hữu đã giảm 9,73%, tương ứng với 8.601 triệu đồng, nợ phải trả giảm 14.029 triệu đồng, hay giảm 5,51%

Để đánh giá cụ thể tình hình biến động trên ta đi vào phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Trang 38

3.1.2.2 Tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Theo quan điểm của vốn luân chuyển, vốn chủ sở hữu hoàn toàn có khả năng trang trải cho mọi hoạt động của công ty Điều này có xảy ra đối với công ty Afiex hay không chúng ta tiến hành xét cân đối sau:

Xét mối quan hệ cân đối giữa B.Nguồn vốn (vế trái) với [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.Tài sản+[I+II+III] B.Tài sản (vế phải) Căn cứ vào từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán của công ty, thay vào (1.1) ta có được bảng số liệu sau:

Bảng 3.3: Tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Năm 2001 nhu cầu về vốn cho các hoạt động của công ty 220.377 triệu đồng, vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng 63.108 triệu đồng không đảm bảo được cho các hoạt động của công ty là 157.269 triệu đồng, do đó công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác Năm 2002 nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh lên đến 245.364 triệu đồng, vì vậy vốn chủ sở hữu cũng tăng, đạt 88.429 triệu đồng, mức cao nhất từ trước đến nay; tuy nhiên, vốn chủ sở hữu vẫn không kham nổi, công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác để đáp ứng cho nhu cầu vốn để kinh doanh là 156.935 triệu đồng Năm 2003 vốn chủ sở hữu không đủ trang trải, công ty lại phải tiếp tục đi vay vốn của các đơn vị khác; mặc dù vậy mức độ không đảm bảo của vốn chủ sở hữu đã giảm, cụ thể công ty chỉ đi vay thêm 153.733 triệu đồng

Tóm lại, qua phân tích chúng ta nhận thấy: vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm không có khả năng đảm bảo cho các hoạt động chủ yếu, công ty phải đi vay và chiếm dụng thêm vốn từ các đơn vị khác Tuy nhiên, mức độ đảm bảo của vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần; bên cạnh đó, công ty đang có khuynh hướng thu hẹp quy mô kinh doanh

Trang 39

Như vậy, qua các năm công ty phải đi vay và chiếm dụng thêm vốn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Để đánh giá cụ thể hơn khoản đi vay và chiếm dụng có hiệu quả hay không ta xem xét cân đối sau:

Xét mối quan hệ cân đối giữa [(1,2)I+II] A.Nguồn vốn + B Nguồn vốn (vế trái) với [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.Tài sản+[I+II+III] B.Tài sản (vế phải) (1.2)

Sau khi xét quan hệ của cân đối (1.2), ta tiếp tục xem xét vốn công ty đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng

Căn cứ vào từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán của công ty, thay vào (1.2) ta có được bảng số liệu sau:

[(3→8)I+III] A Nguồn vốn [III+(1,4,5)V] A.Tài sản+IV B.Tài Sản

Chênh lệch

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Năm 2001 công ty thiếu một lượng vốn 157.269 triệu đồng, công ty phải đi vay 195.017 triệu đồng Với khoản vay này cùng với vốn chủ sở hữu công ty sử dụng không hết và đã bị đơn vị khác chiếm dụng Qua bảng số liệu trên cho thấy: vốn công ty đi chiếm dụng 40.347 triệu đồng; vốn công ty bị chiếm dụng 78.095 triệu đồng; số vốn công ty thực sự bị chiếm dụng là 37.748 triệu đồng (78.095 – 40.347) Năm 2002 vốn chủ sở hữu đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tuy nhiên, do thiếu một lượng vốn 156.935 triệu đồng, công ty đi vay một khoản 208.476 triệu đồng; như vậy, vốn chủ sở hữu kết hợp với khoản vay làm cho công ty thừa một lượng vốn, phần vốn thừa này công ty đã bị đơn vị khác chiếm dụng Trong

Trang 40

năm này, vốn công ty đi chiếm dụng 45.930 triệu đồng, vốn công ty bị đơn vị khác chiếm dụng 97.462 triệu đồng; vốn công ty thật sự bị chiếm dụng là 51.532 triệu đồng Năm 2003, nhu cầu vốn kinh doanh của công ty thiếu 153.733 triệu đồng, công ty tiếp tục đi vay 199.533 triệu đồng; với khoản vay thêm này kết hợp với vốn chủ sở hữu đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó còn thừa 45.800 triệu đồng đã bị đơn vị khác chiếm dụng

Tóm lại, qua việc đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty Afiex từ năm 2001 đến 2003, chúng ta rút ra được nhận xét: vốn chủ sở hữu mặc dù đã có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời nhưng vẫn không đảm bảo cho nhu cầu vốn kinh doanh ngày càng cao, đòi hỏi công ty phải huy động thêm một lượng vốn khá lớn để đáp ứng cho nhu cầu đó, chủ yếu là vay ngắn hạn và vay dài hạn

Những năm gần đây, thị trường thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp theo chiều hướng bất lợi cho công tác quản lý vốn của công ty Giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động theo hướng tăng lên gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh đó, các khoản phải thu của công ty luôn tăng do khách hàng chậm thanh toán

Mặt khác, phân tích chi tiết các khoản chiếm dụng, ta thấy có những khoản công nợ bị chiếm dụng quá hạn so với hợp đồng: ở bộ phận xây dựng công trình; ở bộ phận xuất khẩu thủy sản Từ đó làm tăng chi phí sử dụng vốn của công ty

3.1.3 Khả năng đảm bảo nguồn vốn

Qua phân tích chung tình hình tài chính của công ty, ta nhận thấy khả năng đảm bảo nguồn vốn của công ty thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.6: Khả năng đảm bảo nguồn vốn từ năm 2001 đến 2003

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Bảng số liệu cho thấy, cũng như hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn của công ty Afiex không đủ trang trải cho các hoạt động, công ty đi vay và chiếm dụng thêm vốn

Ngày đăng: 06/12/2012, 08:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY (Trang 27)
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh từn ăm 2001 đến năm 2003 - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh từn ăm 2001 đến năm 2003 (Trang 28)
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh từ năm 2001 đến năm 2003 - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh từ năm 2001 đến năm 2003 (Trang 28)
Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 2.4 Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu (Trang 30)
Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 2.4 Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu (Trang 30)
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 2.5 Kim ngạch xuất, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh (Trang 32)
2.4.2.2 Kim ngạch xuất, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
2.4.2.2 Kim ngạch xuất, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh (Trang 32)
Bảng 2.6: Tình hình tăng giảm kim ngạch xuất, nhập khẩu - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 2.6 Tình hình tăng giảm kim ngạch xuất, nhập khẩu (Trang 32)
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 2.5 Kim ngạch xuất, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh (Trang 32)
Bảng 3.2: Cân đối tài sản từn ăm 2001 đến 2003 - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.2 Cân đối tài sản từn ăm 2001 đến 2003 (Trang 37)
Nguồn: Bảng cân đối tài sản từn ăm 2001 đến 2003 - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
gu ồn: Bảng cân đối tài sản từn ăm 2001 đến 2003 (Trang 37)
Bảng 3.2: Cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003 - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.2 Cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003 (Trang 37)
3.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY AFIEX 3.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cốđịnh  - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
3.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY AFIEX 3.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cốđịnh (Trang 41)
Bảng 3.7: Kết cấu vốn cố định từ năm 2001 đến 2003 - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.7 Kết cấu vốn cố định từ năm 2001 đến 2003 (Trang 41)
Bảng 3.8: Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.8 Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định (Trang 43)
Xem xét tình hình trang bị tài sản cố định - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
em xét tình hình trang bị tài sản cố định (Trang 44)
Bảng 3.9: Tình hình trang bị và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.9 Tình hình trang bị và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ (Trang 44)
Bảng 3.10: Kết cấu vốn lưu động từn ăm 2001 đến 2003 - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.10 Kết cấu vốn lưu động từn ăm 2001 đến 2003 (Trang 46)
Bảng 3.10: Kết cấu vốn lưu động từ năm 2001 đến 2003 - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.10 Kết cấu vốn lưu động từ năm 2001 đến 2003 (Trang 46)
Bảng 3.11: Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.11 Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động (Trang 49)
3.2.3.1 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
3.2.3.1 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty (Trang 50)
Bảng 3.12: Phân tích tình hình phân bổ vốn - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.12 Phân tích tình hình phân bổ vốn (Trang 50)
Bảng 3.13: Phân tích tình hình nguồn vốn - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.13 Phân tích tình hình nguồn vốn (Trang 54)
Bảng 3.13: Phân tích tình hình nguồn vốn - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.13 Phân tích tình hình nguồn vốn (Trang 54)
Bảng 3.15: Bảng phân tích tốc độ tăng trưởng - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.15 Bảng phân tích tốc độ tăng trưởng (Trang 57)
3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG THANH - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG THANH (Trang 58)
Đồ thị 3.1: Tốc độ tăng trưởng từ năm 2001 đến 2003 - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
th ị 3.1: Tốc độ tăng trưởng từ năm 2001 đến 2003 (Trang 58)
Bảng 3.16: Phân tích các khoản phải thu - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.16 Phân tích các khoản phải thu (Trang 59)
Bảng 3.16: Phân tích các khoản phải thu - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.16 Phân tích các khoản phải thu (Trang 59)
Nguồn: Bảng cân đối tài sản từn ăm 2001 đến 2003 - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
gu ồn: Bảng cân đối tài sản từn ăm 2001 đến 2003 (Trang 60)
Bảng 3.17: Phân tích các khoản phải trả - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.17 Phân tích các khoản phải trả (Trang 60)
Bảng 3.17: Phân tích các khoản phải trả - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.17 Phân tích các khoản phải trả (Trang 60)
Bảng 3.18: Khả năng thanh toán hiện thời. - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.18 Khả năng thanh toán hiện thời (Trang 61)
Bảng 3.18: Khả năng thanh toán hiện thời. - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.18 Khả năng thanh toán hiện thời (Trang 61)
Bảng 3.19: Khả năng thanh toán nhanh - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.19 Khả năng thanh toán nhanh (Trang 62)
Bảng 3.19: Khả năng thanh toán nhanh - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.19 Khả năng thanh toán nhanh (Trang 62)
Bảng 3.20: Khả năng thanh toán bằng tiền - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.20 Khả năng thanh toán bằng tiền (Trang 63)
Bảng 3.20: Khả năng thanh toán bằng tiền - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.20 Khả năng thanh toán bằng tiền (Trang 63)
Bảng 3.22: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.22 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Trang 65)
Bảng 3.22: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.22 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Trang 65)
Bảng 3.23: Hệ số quay vòng các khoản phải thu (Từ năm 2001 đến 2003)  - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.23 Hệ số quay vòng các khoản phải thu (Từ năm 2001 đến 2003) (Trang 66)
Bảng 3.23: Hệ số quay vòng các khoản phải thu  (Từ năm 2001 đến 2003) - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.23 Hệ số quay vòng các khoản phải thu (Từ năm 2001 đến 2003) (Trang 66)
Bảng 3.24: Kỳ thu tiền bình quân - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.24 Kỳ thu tiền bình quân (Trang 67)
Bảng 3.24: Kỳ thu tiền bình quân - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.24 Kỳ thu tiền bình quân (Trang 67)
Bảng 3.25: Vòng quay hàng tồn kho - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.25 Vòng quay hàng tồn kho (Trang 68)
Bảng 3.25: Vòng quay hàng tồn kho - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.25 Vòng quay hàng tồn kho (Trang 68)
Bảng 3.29: Hiệu quả sử dụng vốn - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.29 Hiệu quả sử dụng vốn (Trang 71)
Bảng 3.28: Hiệu suất sử dụng vốn - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.28 Hiệu suất sử dụng vốn (Trang 71)
Bảng 3.28: Hiệu suất sử dụng vốn - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.28 Hiệu suất sử dụng vốn (Trang 71)
Bảng 3.29: Hiệu quả sử dụng vốn - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.29 Hiệu quả sử dụng vốn (Trang 71)
Mục 3.2 đã phân tích tình hình sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, ở đây ta xét đến hiệu quả sử dụng chúng - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
c 3.2 đã phân tích tình hình sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, ở đây ta xét đến hiệu quả sử dụng chúng (Trang 72)
Bảng 3.30: Hiệu quả sử dụng vốn cố định - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.30 Hiệu quả sử dụng vốn cố định (Trang 72)
Bảng 3.32: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.32 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (Trang 75)
Bảng 3.32: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.32 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (Trang 75)
Bảng 3.34: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.34 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 76)
Bảng 3.33: Hiệu suất sử dụng vốn hàng tồn kho - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.33 Hiệu suất sử dụng vốn hàng tồn kho (Trang 76)
Bảng 3.33: Hiệu suất sử dụng vốn hàng tồn kho - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.33 Hiệu suất sử dụng vốn hàng tồn kho (Trang 76)
Bảng 3.34: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.34 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 76)
Bảng 3.35: Hiệu quả sử dụng lao động - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.35 Hiệu quả sử dụng lao động (Trang 78)
Bảng 3.35: Hiệu quả sử dụng lao động - Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang
Bảng 3.35 Hiệu quả sử dụng lao động (Trang 78)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w