Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang (Trang 84 - 89)

II. NGUỒN KINH PHÍ QUỸ KHÁC 89 0,03 228 0,07 189 0,

2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 219 0,07 16 0,00 489 0,

4.2.3 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Một số biện pháp quản lý vốn lưu động:

+ Định kỳ phải kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý.

+ Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó.

+ Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn lưu động cũng như vốn cố định), công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ nội bộ.

Đối với ngân hàng: công ty cần có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư hàng hóa…Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài.

Đối với ngân sách: công ty cần đưa ra những phương hướng phát triển, các luận án kinh tế vừa phát triển công ty vừa phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành trái phiếu công ty cho công nhân viên.

- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

+ Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý không phải quá cao như hiện nay; không để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn. Công ty có thể sử dụng mua hàng trả tiền sớm để hưởng chiết khấu, giảm giá, trả bớt các khoản nợ…

+ Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ, đôn đốc, nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu. Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

+ Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng khách hàng từ chối thanh toán, dây dưa trong thanh toán.

+ Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi, hoa hồng giảm giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn… Trong chừng mực nhất định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền ngắn lại, giảm các khoản phải chi để dự trù phải thu nợ khó đòi, giảm tổn thất nợ khó đòi sẽ tiết kiệm được chi phí.

+ Tính toán nhu cầu tiêu thụ để dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý, tránh được tình trạng hàng tồn kho quá cao.

+ Những vật tư, hàng hóa tồn động lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng, công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ động trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.

+ Công ty cũng có thể giảm lượng hàng ký gửi ở các của hàng, đại lý bằng cách cho họ hưởng hoa hồng cao hơn nếu như họ có biện pháp giải quyết nhanh lượng hàng hóa này.

- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dụng lao động:

+ Công ty nên tinh gọn lại bộ máy quản lý, phải chú trọng vào công tác sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với khả năng, đảm bảo đúng người, đúng việc được như vậy thì mới có khả năng nâng cao năng suất lao động.

+ Khoán quỹ lương trên cơ sở lợi nhuận. Kích thích tính năng động, chủ động nâng cao năng suất lao động của từng đơn vị cũng như của mỗi cá nhân.

+ Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ lao động hợp lý…

Các biện pháp trên hy vọng rằng sẽ mang lại những tác dụng nhất định góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, nó sẽ vô hiệu nếu như không được triển khai và tiến hành đồng bộ.

KẾT LUẬN

Quá trình phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang cho thấy trong lĩnh vực này đang được cải thiện dần; hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào ổn định, có hiệu quả, luôn mang lại lợi nhuận, điều này thể hiện sự nỗ lực, gắng bó của tập thể cán bộ công nhân viên trong công tác. Công ty đạt hiệu suất sử dụng vốn cao, nhưng hiệu quả chưa cao do phí còn lớn trong quá trình hoạt động, chưa tiết kiệm được tối đa các khoản chi phí này, vì vậy mà hiệu quả kinh doanh chưa cao.

Hiệu quả kinh doanh là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh là vấn đề “sống còn” đối với một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh cao, tức lợi nhuận càng cao.

Công ty hoàn toàn có điều kiện đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, gia tăng sản lượng tiêu thụ, tiếp tục thu về lợi nhuận cao hơn, đời sống công nhân viên ngày càng được cải thiện, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để đạt được mục tiêu này công ty cần phát huy tối đa những mặt mạnh đồng thời khắc phục các yếu kém, hạn chế trong công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường… và quan trọng hơn hết là công ty phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn do hiện nay công ty đang trong tình trạng thiếu vốn phải gánh vác một tỷ lệ nợ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.

Thời gian tới đòi hỏi công ty phải nổ lực nhiều hơn nữa từ chính bản thân mình, đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh và các ban ngành có liên quan để đạt được hiệu quả cao trong sử dụng vốn, trong sản xuất, kinh doanh, đưa đơn vị phát triển bền vững về mọi mặt.

KIẾN NGHỊ

Tiến trình hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu, khách quan. Bên cạnh những thuận lợi, công ty đang phải đương đầu với các thách thức lớn, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở thị trường nội địa mà cả nước ngoài. Qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn của công ty, tác giả xin có một số kiến nghị sau:

Đối với Nhà nước:

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu. Có các chính sách ưu đãi về thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu.

- Nhà nước cần giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và thâm nhập thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

- Thành lập Quỹ hỗ trợ cho hàng nông sản xuất khẩu để giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu nông sản khi mặt hàng nông sản bị giảm giá.

- Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình liên kết “bốn nhà”, gắn kết doanh nghiệp với nông, ngư dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Hiện nay, tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu nói chung, kinh doanh xuất, nhập khẩu nông sản nói riêng rất hỗn loạn, gây không ít thiệt hại cho kinh doanh xuất, nhập khẩu Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước nên có đầu mối thông tin về giá cả, thị trường cho người sản xuất, xuất, nhập khẩu biết.

- Ngân hàng cần có chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu nông sản, cho vay phù hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi. Tạo điều kiện cho những doanh nghiệp tập trung vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, phát huy tối đa khả năng của nguồn vốn vay.

Đối với công ty:

- Định hướng lại thị trường tương lai, tự tìm thị trường xuất khẩu trực tiếp, không phụ thuộc quá nhiều vào một khu vực thị trường. Tăng cường công tác nghiên cứu, tham gia các kỳ hội chợ, xúc tiến thương mại với bạn hàng nước ngoài, nhưng phải chọn lọc và đánh giá được hiệu quả tham gia.

- Thị trường nội địa có nhiều tiềm năng tiêu thụ mặt hàng thủy sản chế biến, công ty cần có kế hoạch khai thác và đầu tư hợp lý vào thị trường rộng lớn này.

- Xúc tiến nhanh việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm.

- Đối với các nhà máy, xí nghiệp hoạt động kém hiệu quả, phải bù lỗ, công ty cần có hướng khắc phục, nếu không chuyển biến tích cực đề nghị giải thể.

- Nghiên cứu và đề xuất lộ trình cổ phần hóa đối với những đơn vị hội đủ điều kiện cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)