Tình hình quản lý và sử dụng vốn của toàn công ty

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang (Trang 49 - 54)

III. CÁC KHOẢN PHẢI THU 75.785 51,24 90.171 47,81 84.691 47,

1. Hàng mua đang đi đường 12 0,

3.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng vốn của toàn công ty

Theo hướng quản trị doanh nghiệp hiện đại, mọi việc đều có tương quan dây chuyền và mọi hoạt động của doanh nghiệp phải được nhìn nhận một cách tổng thể.

3.2.3.1 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty là xem việc phân bổ vốn của toàn công ty cho từng khoản mục vốn cố định và vốn lưu động như thế nào. Bảng 3.12: Phân tích tình hình phân bổ vốn (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 Vốn Sử Dụng

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

I. Vốn lưu động 147.894 49,55 188.612 55,02 176.464 55,111. Vốn bằng tiền 1.979 0,66 5.042 1,47 7.797 2,44 1. Vốn bằng tiền 1.979 0,66 5.042 1,47 7.797 2,44 2. ĐTTCNH 5.000 1,56 3. Các khoản phải thu 75.785 25,39 90.171 26,30 84.691 26,45 4. Tồn kho 64.526 21,62 84.460 24,64 75.062 23,44 5. TSLĐ khác 5.604 1,88 8.938 2,61 3.914 1,22 II. Vốn cố định 150.578 50,45 154.215 44,98 143.733 44,89 1. Tài sản cốđịnh 125.142 41,93 127.212 37,11 122.989 38,41 2. ĐTTCDH 12.711 4,26 13.309 3,88 4.049 1,26 3. CPXDCBDD 12.726 4,26 13.694 3,99 16.695 5,21 Tổng vốn 298.473 100 342.826 100 320.197 100

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Tổng giá trị tài sản của công ty năm 2002 tăng lên 44.354 triệu đồng điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, quy mô về vốn tăng. Trong đó:

Vốn lưu động tăng 40.717 triệu đồng (188.612 - 147.894), số tỷ trọng tăng 5,47% (55,02% - 49,55%). Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do:

- Vốn bằng tiền của công ty tăng 3.063 triệu đồng, số tỷ trọng tăng 0,81%. Do tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty tăng, công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền này vào quá trình lưu thông.

- Các khoản phải thu tăng 14.386 triệu đồng, số tỷ trọng tăng 0,91%, do công ty đã đầu tư nhiều vào các khoản phải thu, tình hình thu hồi công nợ chưa tốt, vốn bị ứ khá lớn.

- Hàng tồn kho tăng 19.934 triệu đồng, số tỷ trọng tăng 3,03%. Do trong năm công ty dự trữ một lượng hàng hóa, thành phẩm lớn, hàng hóa gửi bán nhiều.

- Tài sản lưu động khác tăng 3.334 triệu đồng, số tỷ trọng tăng 0,73%, chủ yếu do gia tăng từ các khoản tạm ứng, đây là biểu hiện chưa tốt.

Vốn cố định của công ty tăng 3.636 triệu đồng, tuy nhiên số tỷ trọng giảm 5,47%, bởi vì trong năm công ty chỉ chú trọng đầu tư vào tài sản lưu động - vốn lưu động. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các khoản mục trong vốn cố định. Cụ thể:

- Tài sản cốđịnh tăng 2.070 triệu đồng, số tỷ trọng giảm 4,82%, mặc dù vậy tài sản cố định trong năm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tài sản.

- Đầu tư tài chính dài hạn: cũng giống như tài sản cố định các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng về số tuyệt đối 598 triệu đồng, nhưng tỷ trọng giảm 0,38%, tuy công ty có quan tâm đến liên doanh, liên kết và đầu tư ra bên ngoài nhưng mức độ chưa cao và hiệu quả từ việc liên doanh liên, kết còn thấp.

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: tương tự như các khoản mục khác trong vốn cố định, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 968 triệu đồng, tỷ trọng giảm 0,27%. Công ty đã đầu tư thêm vào một số công trình và một số khác đã hoàn tất đưa vào sử dụng làm tăng giá trị tài sản cố định.

Tóm lại, trong năm 2002 công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, tăng quy mô vốn trong đó chú trọng đầu tư vào vốn lưu động.

Năm 2003, tổng giá trị tài sản của công ty giảm 22.630 triệu đồng, tương ứng giảm 6,6% so năm 2002 do những bất lợi khách quan từ phía thị trường công ty đã thu hẹp quy mô kinh doanh, giảm đầu tư thêm vốn.

Vốn lưu động trong năm giảm 12.148 triệu đồng, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản của công ty, tỷ trọng tăng 0,09%. Mặc dù quy mô thu hẹp lại nhưng với tiềm lực và năng lực của mình công ty vẫn tích cực hoạt động để tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Vốn bằng tiền tăng 2.755 triệu đồng, tỷ trọng giảm 0,96% chủ yếu do tiền gửi ngân hàng tăng 4.187 triệu đồng (7116 - 2929). Việc gia tăng này làm cho lãi suất tiền gửi của công ty tăng, tuy nhiên cần phải xem lãi suất tiền gửi ngân hàng với lãi suất của hoạt động kinh doanh. Nếu lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất từ hoạt động kinh doanh thì sẽ không hợp lý, công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền

ứ động này vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Xét về khía cạnh thanh toán, lượng tiền tồn quỹ lớn sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty.

- Đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty bắt đầu mua chứng khoán ngắn hạn với giá trị là 5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,56% cho thấy công ty vẫn có xu hướng mở rộng đầu tư. Tuy nhiên, chưa đánh giá được vấn đề này do phải chờ xem hiệu quả đầu tư nếu tăng lên thì việc đầu tư vào chứng khoán là tích cực.

- Các khoản phải thu giảm 5.480 triệu đồng. Đây là biểu hiện tốt, cho thấy công ty đã thu hồi được công nợ của năm trước, tuy nhiên số tỷ trọng vẫn tăng 0,15% do khách hàng mua hàng thiếu chịu của công ty vẫn còn ở mức cao.

- Hàng tồn kho giảm 9.398 triệu đồng, tỷ trọng cũng giảm 1,19%, chủ yếu do thành phẩm và hàng hóa tồn kho giảm, hàng hóa công ty gửi bán đã được tiêu thụ, khách hàng đã thanh toán hay đã chấp nhận thanh toán. Điều này khiến tiền gửi ngân hàng và thu khách hàng tăng lên.

- Tài sản lưu động khác giảm 5.025 triệu đồng, tỷ trọng giảm 1,38%, chủ yếu do giảm các khoản tạm ứng, điều này được xem là tích cực, công ty cần phát huy.

Với nguồn lực đầu tư có giới hạn, xu hướng đầu tư cho vốn lưu động tăng thì tất yếu việc đầu tư vào vốn cố định giảm. Cụ thể năm 2003 vốn cố định giảm 10.482 triệu đồng, tỷ trọng giảm 0,09%. Nguyên nhân của tình trạng này do:

- Giá trị tài sản cốđịnh giảm 4.223 triệu đồng, nhưng tỷ trọng tăng 1,3% và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tài sản (38,41%). Mặc dù thu hẹp quy mô nhưng công ty vẫn chú tâm đầu tư cho tài sản cố định, quan tâm đến khả năng kinh doanh lâu dài.

- Đầu tư tài chính dài hạn giảm 9.260 triệu đồng, tỷ trọng giảm 2,62% cho thấy công ty đã thu hẹp đầu tư ra bên ngoài, hạn chế việc liên doanh, liên kết mà sử dụng nguồn lực để đầu tư xây dựng nhà xưởng, sửa chữa máy móc, nâng cấp các cơ sở sản có của mình.

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 3.001 triệu đồng, tỷ trọng tăng 1,22%. Trong năm, ngoài một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, công ty còn đầu tư vào một số công trình khác và nâng cấp một số xí nghiệp.

Tóm lại, năm 2003 công ty đã thu hẹp quy mô kinh doanh, hạn chế đầu tư ra bên ngoài chỉ chú trọng đầu tư nâng cấp những cái sẵn có.

Nhận xét chung:

Tình hình phân bổ vốn của công ty có biến động, xu hướng chung vẫn là vốn lưu động tăng dần, vốn cố định giảm dần. Công ty vẫn quan tâm đầu tư vào tài sản cố định, chú trọng công tác xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất. Việc tăng đầu tư vào vốn lưu động của công ty là điều tất yếu, bởi lẽ suy cho cùng lợi nhuận tạo ra trong kinh doanh chủ yếu là do luân chuyển của tài sản lưu động, vốn lưu động mang lại. Thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động, chúng ta có thể kiểm tra toàn diện các hoạt động kinh doanh của công ty như việc cung ứng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3.2.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn

Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá sự biến động của các loại nguồn vốn của công ty nhằm thấy được tình hình huy động và sử dụng các loại vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, bên cạnh đó còn cho thấy thực trạng tài chính của công ty.

Bảng 3.13: Phân tích tình hình nguồn vốn (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 NĂM CHỈ TIÊU

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

A- NỢ PHẢI TRẢ 235.364 78,86 254.397 74,21 240.368 75,07

I. NỢ NGẮN HẠN 161.692 54,17 172.889 50,43 178.920 55,88

1. Vay ngắn hạn 126.463 42,37 145.958 42,57 143.629 44,86

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)