Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty Afie

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang (Trang 36 - 40)

3.1.2.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn

Tài sản và nguồn vốn của công ty luôn biến động qua các năm, đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn cho chúng ta thấy những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình biến động đó.

Bảng 3.2: Cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003 Đơn vị: Triệu đồng 2002/2001 2003/2002 2001 2002 2003 Giá trị % Giá trị % Tổng Tài Sản 298.473 342.826 320.197 44.354 14,86 -22.630 -6,60 TSLĐ&ĐTNH 147.894 188.612 176.464 40.717 27,53 -12.148 -6,44 TSCĐ&ĐTDH 150.578 154.215 143.733 3.636 2,41 -10.482 -6,80 Tổng Nguồn Vốn 298.473 342.826 320.197 44.354 14,86 -22.630 -6,60 VỐN CSH 63.108 88.429 79.828 25.321 40,12 -8.601 -9,73 NỢ PHẢI TRẢ 235.364 254.397 240.368 19.033 8,09 -14.029 -5,51

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta rút ra được những nhận định ban đầu như sau:

Tổng tài sản của công ty năm 2002 tăng lên so năm 2001 là 44.354 triệu đồng, điều này cho thấy công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh; trong năm, công ty đã mua sắm thêm tài sản cố định dẫn đến tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty tăng 2,41% tương ứng 3.636 triệu đồng, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng đáng kể 40.717 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 27,53% về số tương đối so năm trước; tổng nguồn vốn của công ty năm 2002 tăng lên so năm 2001 là 44.354 triệu đồng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng về tổng nguồn vốn là do vốn chủ sở hữu tăng 40,12% tương ứng 25.321 triệu đồng, nợ phải trả tăng 8,09% tương ứng 19.033 triệu đồng, việc gia tăng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cho thấy công ty đã cố gắng phát huy khả năng huy động vốn, tiếp tục bổ sung thêm vốn kinh doanh đảm bảo cho các hoạt động của công ty được diễn ra một cách bình thường. Năm 2003 tổng tài sản của công ty giảm 22.630 triệu đồng là do công ty đã thanh lý bớt một số tài sản cố định không cần thiết, giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm 10.482 triệu đồng, hay giảm 6,8%; tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong năm cũng giảm 12.148 triệu đồng, tương ứng 6,44%; tổng nguồn vốn giảm 22.630 triệu đồng. Cho thấy quy mô kinh doanh có chiều hướng thu hẹp lại; thêm vào đó là khả năng huy động vốn cũng giảm, cụ thể vốn chủ sở hữu đã giảm 9,73%, tương ứng với 8.601 triệu đồng, nợ phải trả giảm 14.029 triệu đồng, hay giảm 5,51%.

Để đánh giá cụ thể tình hình biến động trên ta đi vào phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.

3.1.2.2 Tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Theo quan điểm của vốn luân chuyển, vốn chủ sở hữu hoàn toàn có khả năng trang trải cho mọi hoạt động của công ty. Điều này có xảy ra đối với công ty Afiex hay không chúng ta tiến hành xét cân đối sau:

Xét mối quan hệ cân đối giữa B.Nguồn vốn (vế trái) với [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.Tài sản+[I+II+III] B.Tài sản (vế phải). Căn cứ vào từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán của công ty, thay vào (1.1) ta có được bảng số liệu sau:

Bảng 3.3: Tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

(Từ năm 2001 đến 2003)

Đơn vị: Triệu đồng

Vế trái Vế phải Chênh lệch

Năm 2001 63.108 220.377 -157.269

Năm 2002 88.429 245.364 -156.935

Năm 2003 79.828 233.561 -153.733

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Năm 2001 nhu cầu về vốn cho các hoạt động của công ty 220.377 triệu đồng, vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng 63.108 triệu đồng không đảm bảo được cho các hoạt động của công ty là 157.269 triệu đồng, do đó công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Năm 2002 nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh lên đến 245.364 triệu đồng, vì vậy vốn chủ sở hữu cũng tăng, đạt 88.429 triệu đồng, mức cao nhất từ trước đến nay; tuy nhiên, vốn chủ sở hữu vẫn không kham nổi, công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác để đáp ứng cho nhu cầu vốn để kinh doanh là 156.935 triệu đồng. Năm 2003 vốn chủ sở hữu không đủ trang trải, công ty lại phải tiếp tục đi vay vốn của các đơn vị khác; mặc dù vậy mức độ không đảm bảo của vốn chủ sở hữu đã giảm, cụ thể công ty chỉ đi vay thêm 153.733 triệu đồng.

Tóm lại, qua phân tích chúng ta nhận thấy: vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm không có khả năng đảm bảo cho các hoạt động chủ yếu, công ty phải đi vay và chiếm dụng thêm vốn từ các đơn vị khác. Tuy nhiên, mức độ đảm bảo của vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần; bên cạnh đó, công ty đang có khuynh hướng thu hẹp quy mô kinh doanh.

Như vậy, qua các năm công ty phải đi vay và chiếm dụng thêm vốn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để đánh giá cụ thể hơn khoản đi vay và chiếm dụng có hiệu quả hay không ta xem xét cân đối sau:

Xét mối quan hệ cân đối giữa [(1,2)I+II] A.Nguồn vốn + B. Nguồn vốn (vế trái) với [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.Tài sản+[I+II+III] B.Tài sản (vế phải). (1.2)

Sau khi xét quan hệ của cân đối (1.2), ta tiếp tục xem xét vốn công ty đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng.

Căn cứ vào từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán của công ty, thay vào (1.2) ta có được bảng số liệu sau:

Bảng 3.4: Vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng

Đơn vị: Triệu đồng

Vế trái Vế phải Chênh lệch

Năm 2001 258.125 220.377 37.748

Năm 2002 296.896 245.364 51.532

Năm 2003 279.361 233.561 45.800

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Bảng 3.5: Vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng

Đơn vị: Triệu đồng

Vốn đi chiếm dụng Vốn bị chiếm dụng

[(3→8)I+III] A. Nguồn vốn [III+(1,4,5)V] A.Tài sản+IV B.Tài Sản

Chênh lệch

Năm 2001 40.347 78.095 37.748

Năm 2002 45.930 97.462 51.532

Năm 2003 40.835 86.635 45.800

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Năm 2001 công ty thiếu một lượng vốn 157.269 triệu đồng, công ty phải đi vay 195.017 triệu đồng. Với khoản vay này cùng với vốn chủ sở hữu công ty sử dụng không hết và đã bị đơn vị khác chiếm dụng. Qua bảng số liệu trên cho thấy: vốn công ty đi chiếm dụng 40.347 triệu đồng; vốn công ty bị chiếm dụng 78.095 triệu đồng; số vốn công ty thực sự bị chiếm dụng là 37.748 triệu đồng (78.095 – 40.347). Năm 2002 vốn chủ sở hữu đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tuy nhiên, do thiếu một lượng vốn 156.935 triệu đồng, công ty đi vay một khoản 208.476 triệu đồng; như vậy, vốn chủ sở hữu kết hợp với khoản vay làm cho công ty thừa một lượng vốn, phần vốn thừa này công ty đã bị đơn vị khác chiếm dụng. Trong

năm này, vốn công ty đi chiếm dụng 45.930 triệu đồng, vốn công ty bị đơn vị khác chiếm dụng 97.462 triệu đồng; vốn công ty thật sự bị chiếm dụng là 51.532 triệu đồng. Năm 2003, nhu cầu vốn kinh doanh của công ty thiếu 153.733 triệu đồng, công ty tiếp tục đi vay 199.533 triệu đồng; với khoản vay thêm này kết hợp với vốn chủ sở hữu đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó còn thừa 45.800 triệu đồng đã bị đơn vị khác chiếm dụng.

Tóm lại, qua việc đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty Afiex từ năm 2001 đến 2003, chúng ta rút ra được nhận xét: vốn chủ sở hữu mặc dù đã có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời nhưng vẫn không đảm bảo cho nhu cầu vốn kinh doanh ngày càng cao, đòi hỏi công ty phải huy động thêm một lượng vốn khá lớn để đáp ứng cho nhu cầu đó, chủ yếu là vay ngắn hạn và vay dài hạn.

Những năm gần đây, thị trường thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp theo chiều hướng bất lợi cho công tác quản lý vốn của công ty. Giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động theo hướng tăng lên gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, các khoản phải thu của công ty luôn tăng do khách hàng chậm thanh toán.

Mặt khác, phân tích chi tiết các khoản chiếm dụng, ta thấy có những khoản công nợ bị chiếm dụng quá hạn so với hợp đồng: ở bộ phận xây dựng công trình; ở bộ phận xuất khẩu thủy sản. Từ đó làm tăng chi phí sử dụng vốn của công ty.

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)