THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang (Trang 33 - 34)

2.5.1 Thuận lợi

- Công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát theo cơ chế quản lý xuất, nhập khẩu của Chính phủ.

- Được ưu đãi về thuế xuất khẩu, được khấu trừ đầu vào theo quy định của thuế VAT, các thiết bị nhập về để đầu tư cho phát triển sản xuất và xuất khẩu thì được miễn thuế nhập khẩu.

- Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề đã giúp bổ sung, duy trì được doanh thu mỗi khi một lĩnh vực gặp bất lợi, nhất là đối với xuất khẩu. Do tổ chức hoạt động khép kín từ sản xuất, thu mua, chế biến đến tiêu thụ đã góp phần hạn chế được rủi ro và những bất lợi của thị trường.

- Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các đơn vị và các ngành có liên quan nhất là những ngân hàng như cho vay tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất ưu đãi, tài trợ thu mua, tạm trữ lúa gạo nên đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh.

- Thời gian gần đây, công ty được ngành thương mại hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

- An Giang nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn, sản xuất được nhiều sản phẩm hơn.

- Công ty đang tập trung đầu tư cho lĩnh vực chế biến các mặt hàng nông, thủy sản gắn với việc phát triển thị trường nên từng bước đã chiếm lĩnh được thị phần, xác lập các khu vực tiêu thụ trong và ngoài nước.

2.5.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi chủ yếu nói trên, công ty còn gặp một số khó khăn như sau:

- Thông tin thị trường nước ngoài còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và các nguồn thông tin đại chúng.

- Công ty với các bạn hàng truyền thống là chính, chưa có đủ khả năng và kinh phí để tiếp cận và mở rộng thị trường mới.

- Thị trường nội địa được quảng bá, đầu tư nhiều, nhưng còn hạn hẹp. Một số mặt hàng tiêu thụ nội địa như thức ăn gia súc đang bị cạnh tranh về giá và chính sách khuyến mãi của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

- Không đủ khả năng về vốn trước khi thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu (thu mua, chủ động nguồn hàng…), nguồn vốn lưu động chỉ đáp ứng 10 – 12% so với nhu cầu.

- Thị trường xuất khẩu gạo đang bị cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…

- Giá cả nguyên liệu thường xuyên biến động ảnh hưởng đến giá thành xuất, nhập khẩu.

- Bên cạnh việc thực hiện vai trò chủ đạo trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trọng yếu để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, công ty còn được giao nhiệm vụ triển khai các dự án phục vụ mục tiêu chuyển dịch như: khoai mì, bò giống, bò sữa… các dự án này có thời gian hoàn vốn khá dài, khả năng sinh lời thấp, công ty phải bù lỗ ở những năm đầu trong giai đoạn ổn định đàn và năng suất.

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)