1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng

101 1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 695,5 KB

Nội dung

Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Những thành tựu phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng trong những

năm qua, có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) FDI thực sự trở thành một nguồn vốn quan trọng cho phát triển,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở ra nhiều ngành nghề,sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, tạo thêmviệc làm, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển quan hệ kinh tếđối ngoại của thành phố ven biển miền Trung Khu vực có vốn đầu tư nướcngoài đã và đang trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng của thành phố,đóng góp ngày càng tăng trong tổng sản phẩm của thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, hoạt động FDI những năm qua còn bộc lộ nhiều mặt yếukém Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra triển vọng vàthách thức lớn trên nhiều lĩnh vực trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX (nhiệm kỳ

2006-2010) đã đặt ra yêu cầu: Thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt các cơchế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi với tiếp tụcnghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trườngthông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) [2, tr.60].

Nâng cao sự tác động tích cực của FDI đối với phát triển KT-XH thànhphố sẽ góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16-10-2003 của

Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳCNH, HĐH đất nước, hoàn thành mục tiêu: đưa thành phố Đà Nẵng trở

thành “một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hộilớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịchvà dịch vụ;… phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầutrong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phốcông nghiệp trước năm 2020”.

Trang 2

Nghiên cứu sự tác động FDI đối với phát triển KT-XH trong thời gianqua ở thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng caosự tác động tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đối với KT-XH của Đà

Nẵng là rất cần thiết Do vậy, vấn đề “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoàivào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng” được chọn làm đề tài nghiên

cứu của luận văn

2 Tình hình nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung là vấn đề được nhiều học giảquan tâm nghiên cứu Ở Việt Nam đã xuất bản nhiều sách, báo, công trìnhnghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam như:

- Những vấn đề giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quảđầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Nguyễn Khắc Thân, Chu Văn Cấp

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trần

Xuân Tùng, Nxb Chính trị quốc gia H.2005).

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam (Nguyễn

Anh Tuấn, Nxb Tư pháp, H.2005).

- Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ởViệt Nam (CIEM SIDA, Nxb Khoa học kỹ thuật, H.2006).

Các đề tài trên đã nghiên cứu bản chất và xu hướng vận động của đầu tưtrực tiếp nước ngoài, đề ra một số giải pháp trong thu hút, quản lý FDI ở Việt Nam.

Trang 3

Đặc biệt, đã có một số công trình nghiên cứu vấn đề thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài trên địa bàn Đà Nẵng được công bố giúp chung ta có cái nhìntương đối rõ hơn tình hình, triển vọng của hoạt động đầu tư nước ngoài củathành phố ven biển miền Trung này như:

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng (Luận án Thạcsỹ kinh tế của Nguyễn Hữu Chiến H.1999);

Một số giải pháp cơ bản nhằm thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nướcngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (đề tài khoa học cấp thành phố- Trungtâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng- ĐN 2003).

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề: “Tác động đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng” dưới góc

độ khoa học kinh tế - chính trị Do đó, đề tài luận văn này là cần thiết vàkhông trùng lặp với các công trình đã công bố.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Tìm giải pháp nâng cao sự tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cựccủa FDI vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng

3.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đầu tư trực tiếp nước ngoài;

- Thực trạng sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với pháttriển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng;

- Tìm ra nguyên nhân những sự tác động tích cực cũng như tiêu cực củađầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng;

- Đề ra các giải pháp để nâng cao tác động tích cực của FDI đối với đầutư trực tiếp nước ngoài.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.Đối tượng khảo sát: các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng,

tình hình KT-XH có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trang 4

Phạm vi khảo sát: địa bàn thành phố Đà Nẵng, thời gian từ khi thành

phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, để trở thành đơn vịhành chính trực thuộc trung ương (năm 1997-nay)

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng HồChí Minh và những quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia,phân tích, tổng hợp, so sánh…, đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả của mộtsố công trình nghiên cứu có liên quan.

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Đánh giá sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với KT-XH ởthành phố Đà Nẵng kể từ khi Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộcTrung ương đến nay;

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao sự tác động tích cực của đầutư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố trong thời gian tới.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơquan liên quan.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.

Trang 5

Chương 1

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ –XÃ HỘI

1.1 BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Khái niệm đầu tư (Investment)

Có nhiều cách hiểu đầu tư, nhưng thông thường đầu tư được coi là “bỏvốn (tiền của, sức lao động, thì giờ…) vào một công cuộc” [11, tr.257]; hoặclà việc “nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hìnhthành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”[11, tr.257], nhằm đạt đượcnhững kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.

Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm, khái niệm, định nghĩa về đầu tư,trong đó có 2 khái niệm tiêu biểu về đầu tư như sau:

 Đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm

tạo ra năng lực vốn lớn hơn Trên bình diện doanh nghiệp, đầu tư là việc di

chuyển vốn vào hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lại một khoản tiền lớn hơn  Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời giantương đối dài (từ 2 năm trở lên) nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích KT-XH.

Theo những định nghĩa trên, thì hoạt động đầu tư phải có các đặc trưngsau: đầu tư là một hoạt động tài chính (bỏ vốn thu lợi nhuận), vốn đầu tư cóthể là tiền hoặc tài nguyên nói chung; đầu tư là hoạt động trong khoảng thờigian tương đối dài; đầu tư hoạt động bỏ vốn hiện tại, nhằm thu lợi trong tươnglai, vì thế đầu tư có tính rủi ro cao.

Tóm lại, đầu tư là hoạt động bỏ vốn trong một thời gian tương đối dàinhằm thu được lợi nhuận (hoặc các lợi ích KT-XH) Vốn đó từ nhiều nguồnkhác nhau như quỹ tích luỹ của tái sản xuất xã hội hoặc thu hút từ nướcngoài dưới nhiều hình thức.

Trang 6

Người bỏ vốn đầu tư được gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư, chủ đầu tưcó thể là cá nhân, tổ chức hay nhà nước Nếu phân loại đầu tư theo quan hệquản lý của chủ đầu tư, thì có thể chia làm hai loại đầu tư:

“Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và

tham gia quản lý hoạt động đầu tư” (điều 3, Luật Đầu tư)

“Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ

phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thôngqua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếptham gia quản lý hoạt động đầu tư”(điều 3, Luật Đầu tư)

1.1.2 Đầu tư nước ngoài

1.1.2.1 Khái niệm đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài hình thức di chuyển vốn từ nước này sang nước khácnhằm mục đích kiếm lời Đầu tư nước ngoài có một số đặc điểm khác với đầutư nội địa đó là:

Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài, điều này sẽ có liên quan đến các

quy định về xuất nhập cảnh, về phong tục tập quán, ngôn ngữ ;

Các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới, đặc điểm này liên

quan đến các chính sách, pháp luật về hải quan và cước phí vận chuyển;

Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa, tư liệu sản xuất, tài nguyênthiên nhiên nhưng được tính bằng ngoại tệ, đặc điểm này liên quan đến chính

sách tài chính và tỷ giá hối đoái của các nước tham gia đầu tư

Quan niệm đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước theo Luật Đầu tư

năm 2005 của nước ta là: “Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước

bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư

tại Việt Nam” “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào

Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt độngđầu tư” (điều 3, Luật Đầu tư).

1.1.2.2 Hình thức biểu hiện của đầu tư nước ngoài

- Vốn ODA, đây là nguồn viện trợ song phương hay đa phương dưới dạngviện trợ không hoàn lại hay lãi suất và thường đi kèm theo điều kiện về chính trị

Trang 7

- Vốn tín dụng thương mại, chủ yếu là nhằm hỗ trợ cho hoạt độngthương mại, xuất nhập khẩu giữa các nước.

- Vốn đầu tư từ việc bán cổ phiếu, trái phiếu cho người nước ngoài(Foreign Portfolio Investment) Thực chất là người nước ngoài tham gia đầutư vào các công ty đã phát hành ra cổ phiếu, trái phiếu

- Vốn FDI, là nguồn vốn đầu tư khá phổ biến hiện nay của nước ngoài(có thể là tư nhân, tổ chức, hay nhà nước hoặc là sự phối hợp) đầu tư vào mộtquốc gia nào đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận là chủ yếu, thông qua hoạtđộng sản xuất kinh doanh ngay tại nước nhận đầu tư

Các hình thức đầu tư trên đều được các nhà đầu tư nước ngoài vận dụnglinh hoạt nhằm đem lại hiệu quả cao Trên thực tế, nguồn vốn ODA và FDIphổ biến hơn, hai nguồn này đều có vị trí quan trọng theo quan điểm của từngnước, ở từng thời điểm.

1.1.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.3.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Có nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Quỹ Tiền tệ quốc

tế (IMF): FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nướckhác (nước nhận đầu tư) không phải nước mà doanh nghiệp đang hoạt động(nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp.

Theo Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD)

thì: FDI là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một phápnhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đốivới một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI, hoặc chinhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp).

Tiêu thức phân biệt FDI với hoạt động đầu tư nội địa thường tập trungvào các đặc trưng sau:

- Về vốn góp, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng một lượng vốn tối

thiểu theo quy định của mỗi nước nhận đầu tư để có quyền trực tiếp tham giađiều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh;

Trang 8

- Về quyền điều hành quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ

thuộc vào mức vốn góp, nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì quyền hànhhoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý;

- Về phần chia lợi nhuận, dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ,

đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ cáckhoản đóng góp

Từ những quan niệm trên có thể hiểu FDI là sự di chuyển vốn quốc tếdưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốnvào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điềuhành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinhnghiệm quản lý nhằm mục đích thu lợi nhuận

1.1.3.2 Các hình thức cơ bản của FDI

Có nhiều tiêu thức để xác định hình thức FDI, về cơ bản là:

Thứ nhất, xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân làm hai hoặc đầu tư

theo chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang: là việc một công ty tiếnhành đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợithế cạnh tranh một loại sản phẩm nào đó Với lợi thế này họ muốn tìm kiếmlợi nhuận cao hơn ở nước ngoài nên đã mở rộng và thôn tính thị trường nướcngoài Hình thức này thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền mà Mỹ, Nhật Bảnđang dẫn đầu việc đầu tư này ở các nước phát triển

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc: Với mục đích khai thácnguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đaicủa các nước nhận đầu tư Các nhà đầu tư thường khai thác các lợi thế cạnhtranh đó để hoàn thiện qua lắp ráp ở nước chủ nhà Sau đó các sản phẩm đượcbán trên thị trường quốc tế Đây là hình thức khá phổ biến của hoạt động đầutư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển

Thứ hai, xét về hình thức sở hữu, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có

các hình thức sau:

Trang 9

+ Doanh nghiệp liên doanh: đây là hình thức FDI, qua đó pháp nhân mớiđược thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp mới này do haihoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liêndoanh Hình thức này có các đặc trưng: pháp nhân mới được thành lập theohình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luậtcủa nước chủ nhà Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là mộtpháp nhân riêng Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lậpvới các bên tham gia Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liêndoanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại Mỗibên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanhtrong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định

+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: đây là doanh nghiệp thuộcquyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toànbộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý,điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp: đây là hình thức đầu tưtrực tiếp, hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên(gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt độngkinh doanh ở nước nhận đầu tư, trong đó quy định trách nhiệm và phân chiakết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệpliên doanh hoặc pháp nhân mới Hình thức này không làm hình thành mộtcông ty hay một xí nghiệp mới Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhânđộc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nhà nước

Ngoài ba hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các côngtrình xây dựng còn có hình thức:

+ BOT: là một phương thức đầu tư trực tiếp, thực hiện trên cơ sở vănbản được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nướcngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để xây dựng kinh doanh côngtrình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn kinh doanh,

Trang 10

nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nước chủ nhà công trình đó mà khôngnhận bồi hoàn bất kỳ khoản nào

Hợp đồng BOT thường được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài,cũng có thể được thực hiện bằng vốn nước ngoài và phần góp vốn của chínhphủ hoặc các tổ chức, cá nhân của nước chủ nhà

+ BTO: là phương thức đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhànước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng,kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tưnước ngoài chuyển giao công trình cho nước chủ nhà Nước chủ nhà có thể sẽdành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhấtđịnh để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý

+ BT: là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kếtgiữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nướcngoài, để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhàđầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà Chính phủnước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khácđể thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

Các hình thức BOT, BTO, BT có ưu điểm là thu hút vốn đầu tư vàonhững dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốntrong thời gian khá dài Như vậy sẽ làm giảm áp lực cho ngân sách, đồng thờilại có được các công trình hoàn chỉnh để phát huy các nguồn lực khác nhằm pháttriển KT-XH Tuy nhiên, với các phương thức này, nước chủ nhà khó tiếp nhậnkinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến và khó kiểm soát công trình

Ngày nay, cùng với sự gia tăng của dòng vốn FDI, thì ngày càng xuấthiện nhiều hình thức đầu tư mới, đa dạng nhằm đưa lại hiệu quả cao cho nhàđầu tư và nước nhận đầu tư

1.1.3.3 Xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay

FDI phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thương mại thếgiới Toàn cầu hóa kinh tế ngày càng thúc đẩy sự phát triển các luồng vốn

Trang 11

FDI, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của vốn đầu tư thông qua di chuyển sản xuất,kinh doanh đến địa điểm có lợi nhất về chi phí và tiêu thụ Vai trò của cáccông ty xuyên quốc gia ngày càng tăng lên trong quá trình phân bổ và dichuyển các dòng vốn FDI trên thế giới Ngày nay, sự vận động của FDI biểuhiện trên một số xu hướng sau:

Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng,vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và trở thành một hình thức quantrọng trong hoạt động đầu tư của các quốc gia trên thế giới

Theo báo cáo của UNCTAD về đầu tư thế giới, tổng vốn lưu chuyểnquốc tế trong mấy thập kỷ vừa qua tăng mạnh với mức tăng bình quân khoảng20 - 30%/năm Những năm 1970, vốn FDI toàn thế giới mới ở mức khoảng 25tỷ USD, đến thời kỳ năm 1980 - 1985 đã tăng gấp đôi, đến năm 1995 đã đạtmức 235 tỷ USD Năm 2000, cùng với đà phục hồi của kinh tế thế giới saumột thời gian ngừng trệ do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính -tiền tệ Châu Á (1997 - 1999) vốn FDI đạt đến mức kỷ lục, vượt ngưỡng 1.000tỷ USD, trong đó có phần tăng mạnh do xu hướng sáp nhập và mua lại cáccông ty, hình thành các công ty, tập đoàn khổng lồ chưa từng có trước đây.Năm 2001, FDI giảm xuống mức 760 tỷ USD và năm 2002 giảm tiếp, chỉ còn543 tỷ USD do trào lưu mua lại, sáp nhập công ty đã giảm xuống và ảnhhưởng của tình trạng trì trệ, suy thoái của kinh tế thế giới, sự phục hồi chậmchạp của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU)

Nhìn chung, luồng vốn FDI đã có khối lượng lớn, chiếm tỷ trọng đángkể và trở thành bộ phận quan trọng trong tổng vốn đầu tư và tài chính, sự tiếnbộ nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin và viễnthông, đã tạo ra những khả năng mới cho các hoạt động đầu tư nước ngoàidiễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn, là cơ sở của sự gia tăng quy mô và tính đachiều, đa dạng của hoạt động FDI.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành một xu thế kháchquan, tác động đến sự phát triển của tất cả các nước, thì việc Việt Nam mở

Trang 12

cửa thu hút FDI đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết để tăng cường tiềm lựckinh tế, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ và quản lý, góp phần mở rộngthị trường, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước.

Sự phân bổ dòng vốn FDI không đều, phần lớn tập trung ở các nướccông nghiệp phát triển, dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tuycó chiều hướng tăng lên nhưng tỷ trọng còn rất nhỏ bé

Cũng theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1999 các nướcphát triển chiếm 76,5% trong tổng số 865 tỷ USD vốn FDI toàn cầu, trong khicác nước đang phát triển chia nhau số vốn còn lại (khoảng 192 tỷ USD); năm2000, thu hút vốn FDI của các nước đang phát triển được cải thiện, đạt trên200 tỷ USD trong tổng số khoảng 1.200 tỷ USD FDI toàn cầu; năm 2001 và2002, khoảng 80% lượng vốn FDI toàn cầu được đầu tư giữa các nước côngnghiệp với nhau, các nước đang phát triển chỉ tiếp nhận được khoảng 20%lượng vốn còn lại EU là nguồn cung cấp FDI lớn nhất và chủ yếu là trao đổitư bản trong nội bộ khối; vốn đầu tư ra ngoài EU lại hướng trước hết vào Mỹ.Mỹ cũng là nhà cung cấp FDI thuộc loại lớn nhất, nhưng đồng thời cũng lànước tiếp nhận FDI hàng đầu thế giới (cho đến trước năm 2002).

Trước xu thế trên, để thu hút được nhiều FDI phục vụ cho sự nghiệpCNH, HĐH, chúng ta cần phát huy những lợi thế của nước ta như: chính trịổn định, KT-XH phát triển, môi trường đầu tư đang được cải thiện, các yếu tốđầu vào sản xuất rẻ

Dòng vốn FDI đang chịu sự chi phối và kiểm soát chủ yếu bởi cácTNCs của các nước phát triển.

Mặc dù ngày càng có sự đa dạng hóa trong các đối tác và chủ thể thamgia vào quá trình luân chuyển FDI, nhưng thực chất dòng vốn FDI quốc tếhiện nay đang bị chi phối bởi các công ty xuyên quốc gia ở các nước pháttriển Các công ty xuyên quốc gia trở thành những chủ thể đầu tư trực tiếp vớikhối lượng kiểm soát trên 90% tổng FDI toàn thế giới, đồng thời là lực lượng

Trang 13

chủ yếu vận hành những mảng lớn của nền kinh tế thế giới, nắm vững nguồnvốn tài chính, kỹ thuật, nắm giữ các ngành kinh tế then chốt và mũi nhọn,kiểm soát thương mại quốc tế theo thống kê, các công ty xuyên quốc gia nắmgiữ gần 40% sản lượng công nghiệp; 60% ngoại thương, 80% kỹ thuật mớicủa thế giới tư bản Chỉ tính riêng 100 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới(tất cả đều thuộc Mỹ, EU và Nhật Bản) đã chiếm 1/3 FDI toàn cầu và tổng tài sảnở nước ngoài của các công ty này đã lên tới 1.400 tỷ USD, sử dụng 73 triệu laođộng, trong đó lao động ở nước ngoài là 12 triệu, chiếm trên 16%

Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia tiếp tục vươn ra các khu vực khácnhau trên thế giới với quy mô FDI ngày càng lớn, đóng vai trò ngày càngquyết định đối với lĩnh vực này Bên cạnh việc giữ vững các khu vực đầu tưtruyền thống như Châu Âu, Bắc Mỹ, các công ty xuyên quốc gia đang giatăng hoạt động đầu tư vào những địa bàn mới đầy triển vọng Đặc biệt, tất cảcác công ty xuyên quốc gia đều đẩy mạnh đầu tư vào khu vực châu Á Đâycũng là địa bàn ưu tiên đầu tư hàng đầu của Nhật Bản, hàng thứ hai của Mỹ (sauChâu Âu) và hàng thứ ba của các nước Châu Âu (sau Bắc Mỹ và Châu Âu)

Đối với nước ta, cần chú trọng đến thu hút FDI từ các TNCs sẽ tận dụngsức mạnh về tài chính, công nghệ và khả năng tiếp cận thị trường thế giới củacác TNCs vào quá trình phát triển KT-XH, hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐHđất nước Mặt khác, Việt Nam hiện là một trong những địa bàn mới đầy triểnvọng để các TNCs nhắm tới đầu tư

Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhậnđầu tư với nhau ngày càng cao Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và tiến

trình toàn cầu hóa làm cho nguồn vốn FDI ngày càng mở rộng và gia tăngnhưng đồng thời nhu cầu thu hút sử dụng FDI ở tất cả các nước Đặc biệt làcác nước đang phát triển cũng ngày càng lớn, dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệtgiữa các nước và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn này Các nước nhận FDI -đặc biệt là các nước vừa phục hồi sau khủng hoảng, các nền kinh tế đang

Trang 14

chuyển đổi và các nước đang phát triển khác có xu hướng tập trung nỗ lựcđẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, mở cửarộng hơn, tạo điều kiện kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi hơn, kích thíchtiêu dùng nội địa, dỡ bỏ bớt những “rào cản” trong các lĩnh vực, kể cả lĩnhvực nhạy cảm như bảo hiểm, viễn thông, năng lượng nhằm thu hút, “lôikéo” FDI

Trong tổng FDI toàn cầu, các nước đang phát triển chỉ tiếp nhận đượctrên 20%, nhưng 2/3 của số đó lại tập trung vào một số nước có điều kiệnthuận lợi và sức hấp dẫn đầu tư cao như Trung Quốc, ấn Độ, Singapore, HànQuốc Hàn Quốc trước đây là nước chủ yếu sử dụng vay nợ nước ngoài đểphát triển Từ cuối những năm 1980 và nhất là sau khủng hoảng tài chính, tiềntệ khu vực đã thay đổi chính sách, chuyển sang mở cửa thu hút mạnh FDI đểcơ cấu lại nền kinh tế Trong đó có việc cơ cấu lại hệ thống các tập đoàn kinhtế, do vậy đã thoát nhanh khỏi khủng hoảng, tạo ra sức sống mới cho nền kinhtế Nhiều nước khác trong khu vực cũng đang tích cực cải thiện môi trườngđầu tư, cạnh tranh trong việc thu hút FDI như Thái Lan, Malaysia, Philippin Hiện nay đang có sự cạnh tranh khá gay gắt về thu hút FDI trong khu vựcđang xuất hiện xu hướng dịch chuyển luồng vốn FDI từ một số nước ASEANsang Trung Quốc

Không chỉ có sự cạnh tranh của các nước tiếp nhận đầu tư, cuộc cạnhtranh giữa các nhà đầu tư cũng không kém phần quyết liệt, tạo cho các nướctiếp nhận đầu tư có khả năng lực chọn Các nhà cung cấp FDI đang “ráo riết”chào mời để có thể nhảy vào những lĩnh vực và thị trường kinh doanh béo bở,những dự án lớn được chính phủ nước sở tại khuyến khích bảo lãnh, bảo hộ

Trong bối cảnh đó, nước ta cần có chiến lược thu hút đầu tư và sử dụngFDI, chiến lược ấy phải phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH Trong đómức độ ổn định về chính trị - xã hội, kết quả của sự nghiệp đổi mới đất nước,hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư là những yếu tố quan trọngquyết định để tăng luồng vốn FDI vào Việt Nam nhằm thực hiện những mục

Trang 15

Hiện tượng “đa biên hóa” trong xu hướng vận động của FDI ngày càngđậm nét, rất nhiều các công trình có sự tham gia của “tập thể” nhiều chủ đầutư Sự tham gia này có thể dưới dạng góp cổ phần hoặc phân nhỏ công trìnhthành các hạng mục đầu tư cho nhiều chủ thể tham gia Tuy nhiên, FDI cũngmang tính cục bộ khu vực, chẳng hạn như các nước EU là những nhà đầu tưhàng đầu thế giới, nhưng phần lớn khối lượng đầu tư được thực hiện ngaytrong nội bộ các nước EU Do các yếu tố về địa lý và văn hóa mà hiện nay,trên thế giới đã hình thành các nhà đầu tư truyền thống của từng khu vực; vídụ: Nam Mỹ là “lãnh địa” của các nhà đầu tư Mỹ, còn Nhật Bản đang nắmgiữ thị phần đầu tư lớn ở Đông Á.

Như vậy, đối tác đầu tư của nước ta trong thời gian tới vừa đa dạng theohướng đa phương, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, vừa tập trung vào các nhàđầu tư có tiềm lực tài chính, công nghệ, có uy tín và kinh nghiệm từ NhậtBản, Mỹ, Trung Quốc

Hầu hết các nước đều tham gia vào cả hai quá trình đầu tư và tiếpnhận đầu tư.

Hầu hết các nước đều tham gia vào cả hai quá trình đầu tư và tiếp nhận

đầu tư Năm 1998, EU đầu tư ra nước ngoài 368 tỷ USD, nhưng cũng tiếp

nhận 230 tỷ USD vốn FDI, là khu vực đầu tư và tiếp nhận đầu tư trực tiếp lớnnhất thế giới Các nước công nghiệp phát triển (G7) chiếm 4/5 tổng FDI toàn

Trang 16

thế giới, nhưng cũng thu hút trên 2/3 tổng vốn FDI toàn cầu

Quá trình phân công lao động và quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giớingày càng sâu sắc, giúp các quốc gia phát huy lợi thế so sánh của mình khitham gia đầu tư ra nước ngoài, đồng thời bổ sung nguồn vốn đầu tư để khắcphục những hạn chế của mình (nhất là về công nghệ và năng lực quản lý đốivới các nước đang phát triển), làm tăng hiệu quả hoạt động kinh tế trong nướcthông qua việc tiếp nhận FDI Đây là cơ sở của sự gia tăng xu hướng đầu tư

Hiện nay, nhiều nước và vùng lãnh thổ đang phát triển, ngoài việc thuhút FDI từ các nước phát triển, cũng vươn lên trở thành những nhà đầu tưquốc tế có uy tín lớn như Singapo, Đài Loan Tuy nhiên chủ đầu tư FDI từcác nước này chủ yếu vào các nước có cùng khu vực địa lý và mang tính chấtchuyển giao một số ngành, cơ sở kinh tế có năng suất lao động thấp, sang cáccác nền kinh tế kém phát triển hơn.

Vì thế, khi tiếp nhận FDI từ các nước này, cần phải xem xét, chọn lọcnhững dự án phù hợp, để có thể đảm bảo tính hiệu quả trong thu hút và sửdụng nguồn vốn FDI phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững và rút ngắnkhoảng cách về trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đối với thế giới.Mặt khác, chúng ta cũng cần mạnh dạn tham gia đầu tư ra nước ngoài để pháthuy lợi thế so sánh của mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.2.1 Quan niệm cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển là quá trình mà qua đó một xã hội người cùng nhau phấn đấuthỏa mãn được các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản và hiện đại Theo nghĩarộng, phát triển KT-XH bao gồm cả khía cạnh chính trị và phát triển con người.

Phát triển KT-XH là sự phát triển, trong đó tăng trưởng kinh tế nhanh,có chất lượng, xã hội ổn định và phát triển, môi trường trong sạch Phát triển

KT-XH nhanh, bền vững đang là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có tínhchiến lược đối với mỗi quốc gia.

Đại hội IX của Đảng đã đưa ra mô hình tổng quát kinh tế của nước ta

Trang 17

trong thời kỳ quá độ là: “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa" Trong mô hình kinh tế này, một mặt, chúng ta sử dụng cơ chế thịtrường với tư cách là thành quả của nền văn minh nhân loại làm phương tiệnđể đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân; mặt khác, đề cao vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước đốivới nền kinh tế nhằm mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh" [12].

Các chủ trương, định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triểnkinh tế xã hội đều hướng đến sự phát triển bền vững, với những mục tiêu:tăng trưởng kinh tế nhanh; xã hội ổn định phát triển; môi trường trong sạch.Ngay từ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng địnhsự gắn kết giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, trong đó coi: trình độphát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưngnhững mục tiêu xã hội lại là mục đích của hoạt động kinh tế Trên cơ sởphát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập quốc dân, từng bước mở rộng quỹ tiêudùng xã hội, làm cho nó giữ vị trí ngày càng lớn trong phát triển sự nghiệpgiáo dục, y tế, văn hóa và các sự nghiệp phúc lợi khác Trong Chiến lược ổnđịnh và phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 1991-2000 được thông qua tại Đạihội VII của Đảng nêu rõ: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và côngbằng xã hội ngay trong từng bước phát triển Đại hội IX của Đảng cũng đã ranhiệm vụ: “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôivới thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo và môi trường, phát triển KT-XH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo giữa môi trườngnhân tạo và môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học" [12, tr.162].

Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xãhội trong phạm vi cả nước, ở từng địa phương, thực hiện tiến bộ và công bằngxã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt chính sáchxã hội trên cơ sở phát triển, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ,

Trang 18

tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển KT-XH [13, tr.101] Với nhận thức về phát triển KT-XH, chúng ta có điều kiện tìm hiểu mốiquan hệ và vai trò của FDI đối với phát triển KT-XH Có thể nói, FDI có tácđộng mạnh mẽ đến phát triển KT-XH của nước tiếp nhận đầu tư trên nhiềumặt: tăng trưởng kinh tế, cán cân thanh toán, phúc lợi xã hội, thu nhập củangười lao động, văn hoá, đạo đức… Sự tác động ấy diễn ra cả hai chiều thuậnvà nghịch đối với nước tiếp nhận đầu tư: có nhiều mặt tích cực, đồng thờicũng có những mặt hạn chế, bất lợi riêng

1.2.2 Những tác động tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội

-FDI có tác động tích cực đến kinh tế – xã hội đối với nước tiếp nhận đầutư trên một số mặt chủ yếu sau đây:

1.2.2.1 FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn chophát triển kinh tế - xã hội

Tăng trưởng kinh tế thường gắn với tỷ lệ đầu tư Vốn đầu tư cho pháttriển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốnngoài nước Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư.Vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếpvà hoạt động FDI Với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tốđặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế Những quốc gia này luôn lâmvào tình trạng thiếu vốn đầu tư, hoạt động sản xuất và đầu tư ở những nướcnày như là một “vòng đói nghèo luẩn quẩn” (theo Paul A Samuelson) Đểphá vỡ vòng luẩn quẩn ấy, các nước nghèo và đang phát triển phải tạo ra

“một cú huých lớn”, mà biện pháp hữu hiệu là tăng vốn cho đầu tư, huy động

các nguồn lực để phát triển nền kinh tế để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn đếnthu nhập tăng

So với những hình thức đầu tư nước ngoài khác, đầu tư trực tiếp nướcngoài có những ưu điểm cơ bản sau đây:

- FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như hỗ

Trang 19

trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khácnhư vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài Do vậy, FDI là hìnhthức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nướctiếp nhận đầu tư

- Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại như đầu tư giántiếp Kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực 1997đã cho thấy, những nước chịu tác động nặng nề của khủng hoảng thường lànhững nước nhận nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịchcơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận, thúc đẩy quá trình này trên nhiều phươngdiện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu cácthành phần kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu công nghệ, cơ cấu lao động

Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp FDIđược coi là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển KT-XH Kểtừ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (1988) đến hết ngày 31/6/2006,nước ta đã thu hút được trên 7.550 dự án (6.390 dự án còn hiệu lực) với mứcvốn đăng ký đạt hơn 68,9 tỷ USD và vốn thực hiện đạt trên 53,9 tỷ USD, vốnđang hoạt động trên 36 tỷ USD Tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực FDIngày càng tăng Nếu năm 1994, ở mức 6,9%, thì năm 2004 là 15,2% và “năm2005 các doanh nghiệp FDI đóng góp 15,9% GDP… gần 10% tổng thu ngânsách nhà nước” [13, tr153] Khu vực FDI đã góp phần quan trọng trong việcthực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành mộtbộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân

1.2.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triểncông nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến

Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI, bởi vì hầu hết các nước đangphát triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp, trong khi phần lớn nhữngkỹ thuật mới được phát minh trên thế giới vẫn xuất phát chủ yếu từ các nước

Trang 20

công nghiệp phát triển Do đó để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nướccông nghiệp phát triển các nước đang phát triển cần nhanh chóng tiếp cận vớicác kỹ thuật mới Có nhiều phương thức chuyển giao công nghệ khác nhaunhư nhập khẩu thiết bị, kỹ thuật, mua hoặc hợp đồng sử dụng bản quyền, sángchế; tự thiết kế và sản xuất theo bản thiết kế tổng thể do bên nước ngoài cungcấp Thực tế cho thấy, FDI là một kênh quan trọng đối với việc chuyển giaocông nghệ cho các nước vừa thiếu vốn, vừa có trình độ phát triển thấp, côngnghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém, đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ Các doanh nghiệp FDI còn có tác dụng phổ biến những công nghệ hiệnđại, công nghệ sạch, giữ gìn môi trường theo các tiêu chuẩn tiên tiến cho cácdoanh nghiệp trong nước, nhờ thế mà thúc đẩy khoa học – công nghệ pháttriển Ngoài ra, do áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI, buộc các doanhnghiệp trong nước phải nhanh chóng học hỏi, vươn lên, đổi mới kỹ thuật,công nghệ, cải tiến quản lý, tăng cường đào tạo cán bộ làm cho tốc độ hiệnđại hóa được nâng lên rõ rệt

Đồng thời, FDI có tác dụng rõ nét hơn các hình thức đầu tư nước ngoàikhác trong việc chấn hưng, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt và sự sôi độngcủa nền kinh tế nước tiếp nhận nhờ gia tăng các nhà đầu tư nước ngoài, kéotheo các dịch vụ cho họ vận tải, khách sạn, văn phòng, nhà hàng ăn uống, vuichơi, giải trí

Tuy nhiên, không chỉ có các nước đang phát triển quan tâm đến yếu tốchuyển giao công nghệ của FDI, mà các nước công nghiệp phát triển cũngđang tìm cách tận dụng ưu điểm này của FDI nhằm hợp lý hóa sản xuất, tậndụng lợi thế so sánh để nâng cao sức cạnh tranh, năng suất và hiệu quả tổngthể của nền kinh tế Những ngành có khả năng cạnh tranh cao thì mở rộng đầutư ra nước ngoài, những ngành trong nước kém sức cạnh tranh thì có thể chodoanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, thậm chí thôn tính hoặc xóa bỏ nhữngdoanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả trong nước Đây cũng là kết quả tất yếucủa quá trình phân công, hợp tác lao động quốc tế, chuyên môn hóa và hợp lý

Trang 21

hóa sự phân bổ các nguồn lực thông qua FDI

Đối với nước ta, hoạt động FDI những năm qua đã góp phần quan trọngtrong nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp FDI và các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế “Đến năm 2002 việc chuyển giao công nghệtrong khu vực có vốn ĐTNN chiếm 90% trong số 200 hợp đồng” [28, tr.186].Nhiều công nghệ mới đã được chuyển giao Ví dụ như: khai thác dầu khíngoài khơi, lắp ráp các tổng đài kỹ thuật số, công nghệ chế tạo máy biến thế,cáp; hệ thống lắp ráp tự động bảng mạch điện tử; sản xuất mô tơ nhỏ; chípđiện tử; công nghệ về viễn thông; nuôi trồng, chế biến một số nông, lâm, thủysản; công nghệ dịch vụ kinh doanh khách sạn.

Sự phát triển công nghệ kỹ thuật cũng tác động mạnh mẽ đến xã hội, cáctiêu chuẩn mới với những đòi hỏi khắt khe hơn trên các lĩnh vực giáo dục, ytế, an tòan thực phẩm, vệ sinh môi trường làm cho chất lượng cuộc sốngkhông ngày càng đươc nâng lên.

1.2.2.3 FDI góp phần thâm nhập thị trường thế giới và khu vực, mởrộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ thể chủ yếu của hoạt động FDI trên thế giới hiện nay là các công

ty, tập đoàn xuyên quốc gia với mạng lưới chân rết toàn cầu; thông qua tiếpnhận đầu tư của các công ty, tập đoàn này, nước sở tại có điều kiện thuận lợiđể tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu,làm quen với tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với nhữngthay đổi trên thị trường thế giới Đó là vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quátrình hội nhập kinh tế quốc tế rất quan trọng của FDI, một nhân tố đẩy nhanhquá trình toàn cầu hóa kinh tế

Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN với uy tín của mình đã giúp hàng hóaViệt Nam thâm nhập thị trường thế giới “Đến nay, hàng hóa Việt Nam đã cómặt trên 140 nước và ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trên thịtrường mới như: EU, châu Mỹ, Trung Đông… góp phần tăng nguồn thu chongân sách… trong 5 năm qua (2001-2005) mỗi năm đóng góp cho ngân sách

Trang 22

gần 1 tỷ USD” [16, tr.111]

Hoạt động FDI góp phần quan trọng đối với đẩy mạnh xuất khẩu và cảithiện cán cân thanh toán Trong đó, xuất khẩu là một trong những giải pháptăng trưởng kinh tế, góp phần tăng thêm thu nhập cho nền kinh tế, từ đó tạođiều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội Thông qua thặng dư xuất khẩu vàchuyển vốn đầu tư vào Việt Nam, hoạt động FDI góp phần vào việc hạn chếthâm hụt của cán cân thanh toán.

Ngoài ra, FDI còn góp phần tích cực hòan thiện, nâng cao nghiệp vụquản lý xuất nhập khẩu theo tiến trình hội nhập quốc tế: như hải quan, thựchiện lộ trình cát giảm thuế; nâng cao hệ thống kinh tế - kỹ thuật xuất nhậpkhẩu như: thương mại điện từ, ngân hàng điện tử, vận tải (cảng công ten nơ,hệ thống vận tải bồn dầu theo tiêu chuẩn quốc tế, cầu cảng, hàng không )

Với sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI, kim ngạch xuất khẩu ViệtNam tăng nhanh, góp phần nâng mức tăng kim ngạch xuất khẩu lên 16% năm2005 Nếu như giai đoạn 1990-1995 kim ngạch xuất khẩu khu vực ĐTNN đạttrên 1,12 tỷ USD thì giai đoạn 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ (chiếm 25% kimngạch xuất khẩu cả nước) Đến giai đoạn 2001-2005, xuất khẩu của khu vựcFDI (không kể dầu thô) đạt mức 33,8 tỷ USD, chiếm trên 33% tổng giá trịxuất khẩu của cả nước Nếu tính cả xuất khẩu dầu thô, tỷ lệ này đạt gần 55%.Khu vực FDI chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18% tổngvốn đầu tư toàn xã hội Với sự tăng trưởng của xuất khẩu, cán cân thương mạikhu vực FDI luôn thăng dư: trong năm 1995 là 5 triệu USD, năm 2002 là1,184 triệu USD và năm 2003 là 1,3 triệu USD

1.2.2.4 FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồnnhân lực

FDI góp phần giải quyết việc làm:

Bằng việc tăng nguồn vốn đầu tư xã hội, FDI tác động đến cung – cầulao động; nó không những trực tiếp thu hút và sử dụng lao động, mà còn giántiếp tạo thêm việc làm cho các ngành dịch vụ và cho các ngành công nghiệp

Trang 23

phụ trợ trong nước

Ở nước ta, FDI đã trực tiếp thu hút, giải quyết số lượng việc làm cho xãhội Số người lao động trong các doanh nghiệp FDI tăng lên hàng năm Cuốinăm 1993 số lao động trong các dự án FDI chỉ có 49.892 lao động, thì đếncuối năm 2004 là 739.000 người, tăng 15 lần so với năm 1993 Giai đọan1993-2004 bình quân mỗi năm số lao động trong khu vực FDI tăng thêm66,18 nghìn lao động”

Cùng với việc phát triển của khu vực FDI, nhiều lĩnh vực, ngành nghềsản xuất, cung ứng dịch vụ cho khu vực này cũng phát triển theo Như vậy, sẽnâng cao khả năng tạo việc làm, giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp Hiện nay, vớichính sách tăng dần tỉ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của các doanh nghiệpFDI các ngành sản xuất ô tô, xe máy, giày da, may mặc… đã xuất hiện thêmnhiều doanh nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệpFDI, tạo ra nhiều việc làm Tùy theo lĩnh vực sản xuất, số việc làm do doanhnghiệp FDI gián tiếp tạo ra tương đối lớn Năm 2002 số lao động gián tiếp dodoanh nghiệp FDI tạo ra là 553.570, bằng với số lao động đang trực tiếp trongkhu vực FDI Đến cuối năm 2004, các doanh nghiệp FDI thu hút 77 vạn laođộng trực tiếp và 1,5 triệu lao động gián tiếp

FDI góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư liên quanđến cả số lượng và chất lượng lao động FDI đã góp phần quan trọng trongviệc nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp của laođộng Việt Nam Nhiều doanh nghiệp FDI đã tạo điều kiện cho lao động nướcta nâng cao tay nghề, tiếp cận kỹ năng, công nghệ và kinh nghiệm quản lýtiên tiến, rèn luyện kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp tại doanh nghiệphoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài “Hiện nay, trình độ, năng lực của 6000 cánbộ quản lý, 25.000 cán bộ kỹ thuật và trình độ tay nghề của hàng vạn lao độngở các doanh nghiệp CVĐTNN được nâng lên rõ rệt” [16, tr.113].

Việc cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, thúc đẩy các doanh nghiệp

Trang 24

trong nước đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, tăng cường cán bộ, thu hútnhân tài, nâng cao trình độ, năng lực của lao động cũng góp phần rất lớn trongviệc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.

1.2.3 Những tác động tiêu cực của FDI đối với kinh tế – xã hội

Bên cạnh những mặt tích cực, FDI có thể gây ra tác động bất lợi chonước tiếp nhận, cần phải lưu ý:

1.2.3.1 Mất cân đối trong đầu tư

Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng

có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động và sử dụng tối đa vốn trongnước Từ đó, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư (giữa vốn trong nướcvà vốn nước ngoài), có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốnnước ngoài, vào nhà đầu tư nước ngoài (kể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ, đầumối cung cấp vật tư, nguyên liệu, thị trường sản phẩm ) Nếu tỷ trọng FDIchiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bịảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc.

1.2.3.2 Lợi dụng biện pháp chuyển giá để trốn thuế gây thiệt hại cho ngân sách và người tiêu dùng, gây sức ép cạnh tranh đến các doanh

nghiệp trong nước

Các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng lợi thế của mình đối vớidoanh nghiệp ở nước tiếp nhận, nhất là trong trường hợp liên doanh, để thựchiện biện pháp “chuyển giá” (transfer pricing) thông qua cung ứng nguyên vậtliệu, chi tiết, linh kiện, bộ phận, sản phẩm dở dang với giá cao, thu lợi ngay từkhâu này, làm cho giá thành sản phẩm cao một cách giả tạo, giảm lợi nhuận,thậm chí gây ra “lỗ giả, lãi thật”, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và giảmthu ngân sách của nước sở tại Cụ thể:

- Khai tăng giá trị tài sản góp vốn Đây là hiện tượng khá phổ biến Gầnđây, Công ty Giám định quốc tế SGS (Thụy sĩ) tiến hành giám định thí điểm14 dự án FDI theo hình thức liên doanh tại Việt Nam thì đã có 8 dự án chủ

Trang 25

đầu tư báo thiết bị nhập khẩu cao hơn 10-20% giá thực tế

- Mua nguyên liệu, vật liệu và các yếu tố sản xuất đầu vào khác cao hơngiá thực tế.

- Quản lý và sử dụng chi phí không hợp lý Ví dụ chi phí tiếp thị, quảngcáo rất lớn so với yêu cầu thực tế Chẳng hạn như Công ty Cocacola chi choquảng cáo, khuyến mại, phân phối sản phẩm, quản lý hành chính của liêndoanh chiếm tới 41,8% doanh thu so với 20% doanh thu được phê duyệt tạiluận chứng kinh tế ban đầu.

- Trốn thuế Ở nước ta hiện nay “những vi phạm pháp luật về thuế vẫncòn diễn ra phổ biến, dưới nhiều hình thức khác nhau Lợi dụng sự kémhiểu biết về chế độ kế tóan nước ngoài và trình độ ngoại ngữ yếu của cán bộthuế, các công ty này áp dụng hình thức kế tóan đa dạng, phức tạp nhằm bịtmắt, qua mặt cán bộ thuế Nhiều công ty hạnh tóan lỗ cao, khai thấp thunhập so với thực tế để giảm thuế thu nhập phải nộp”[16, tr.124].

Ngoài việc lợi dụng “chuyển giá”, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước,doanh nghiệp FDI còn gây sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước.Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, công nghệ, các doanh FDItạo ra sự cạnh tranh khốc liệt đến các doanh nghiệp trong nước Các doanhnghiệp trong nước nếu không đủ mạnh dễ bị mất thị phần, làm ăn thua lỗ,thậm chí phá sản Đôi khi, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực hiệnchính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, chịu lỗ trong giai đoạnđầu và các hình thức cạnh tranh không bình đẳng khác để loại trừ đối thủ cạnhtranh độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn át các doanh nghiệp trongnước, làm cho một ngành hoặc một số ngành sản xuất trong nước không pháttriển được

1.2.3.3 Nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ

Lợi dụng trình độ công nghệ thấp và quản lý yếu kém của nước chủ nhà,một số nhà đầu tư nước ngoài thông qua con đường FDI để tiêu thụ những

Trang 26

máy móc, thiết bị lạc hậu, thậm chí đã thải loại sang nước tiếp nhận FDI.Thực tế ở nhiều nước cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tácnước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã quasử dụng (được tân trang) hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý Nếu khôngcó những quy định và sự kiểm soát chặt chẽ, nước nhận FDI dễ trở thành “bãithải công nghệ” của các công ty xuyên quốc gia, gây thiệt hại to lớn cho nềnkinh tế

Ở Việt Nam tình trạng trên đang là vấn đề cần chú ý Theo báo cáo củaBộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường năm 2002: qua thẩm định 727 máymóc, thiết bị của 42 liên doanh với nước ngoài, thì có 72% sản xuất từ 1960,trong đó 2/3 thiết bị đã khấu hao hết; đa số công nghệ nhập vào ngành cơ khí,hóa chất, công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm thuộc loại thông dụng, phổbiến ở nhiều nước; không ít dự án thiết bị, công nghệ nhập vào phần nhiều cũkỹ, lạc hậu.

Do vậy, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thu hút và quản lýnguồn vốn FDI cần có các biện pháp hữu hiệu để có thể giảm thiểu tình trạngtiếp nhận công nghệ lạc hậu, thiết bị, máy móc cũ, năng suất thấp gây thiệt hạicho nền kinh tế

1.2.3.4 Tác động tiêu cực đến vấn đề xã hội

Sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các công ty xuyênquốc gia có khả năng gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về KT-XH như làmtăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhândân, tăng mức độ chênh lệch phát triển trong một vùng hoặc giữa các vùng Đặc biệt, sự gia tăng số lượng dự án FDI, bao giờ cũng kèm theo sức ép vềcác chính sách an sinh xã hội, trật tự an toàn cho nước chủ nhà Việc đầu tưcho an sinh xã hội cũng đòi hỏi chi phí ngân sách không nhỏ, như: xây dựngnhà ở, trường học, y tế, công trình văn hóa – xã hội, vệ sinh môi trường, cácdịch vụ công khác…

Đặc biệt, hiện tượng các chủ doanh nghiệp FDI lợi dụng sự thiếu hiểu

Trang 27

biết của các cơ quan, cán bộ quản lý và người lao động, kẽ hở của chính sách,pháp luật Việt Nam để khai thác triệt để sức lao động của công nhân; ở nhiềunơi còn có hành động đối xử bất công, xúc phạm nhân phẩm người lao động,gây mâu thuẫn, phản kháng của công nhân như xô xát, đình công, lãn công…

Trên đây là một số tác động tiêu cực của FDI Tuy nhiên, những tácđộng gây ảnh hưởng đến KT-XH ra sao, mức độ thế nào, còn phụ thuộc vàoyếu tố chủ quan của nước chủ nhà Nếu chúng ta có sự chuẩn bị kỹ lưỡng,

đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, thì có thể hạn chế, giảm thiểu đượcnhững tác động tiêu cực, bất lợi, phát huy mặt tích cực của FDI cho tiến trìnhphát triển KT-XH của đất nước

1.3 KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT FDI ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

-1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cải cách mở cửa năm 1978 đếnnay, nền kinh tế Trung Quốc đã có sự biến đổi mạnh mẽ với tốc độ tăngtrưởng cao liên tục trong nhiều năm, GDP tăng bình quân 9,5% Trong cácyếu tố tác động tạo ra mức tăng trưởng cao như vậy có sự đóng góp quantrọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài Với 40-45 tỷ USD/năm những năm1990-2000 và 53 tỷ USD năm 2005 (gần 60% lĩnh vực sản xuất và 24% làlĩnh vực bất động sản), Trung Quốc đã trở thành nước tiếp nhận FDI khoảng30% tổng các luồng FDI vào tất cả các nước đang phát triển

Tuy có một số tác động tiêu cực, nhưng về cơ bản FDI đã có những tácđộng tích cực đến kinh tế – xã hội của Trung Quốc Tận dụng được FDI,Trung Quốc có điều kiện để cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp,hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách với thế giới về khoa học – côngnghệ, thúc đẩy cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế Năm 2001, khu vực FDIđóng góp 1/3 tổng sản lượng công nghiệp, 1/5 giá trị gia tăng công nghệ cao,51,5% xuất khẩu, thu hút gần 23 triệu lao động Các khu vực kinh tế vốn lạchậu ở phía Trung và Tây Trung Quốc, nhờ FDI đã dần dần phát triển trên cơ

Trang 28

sở phát huy các ưu thế về lao động và tài nguyên dồi dào của Trung Quốc.Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát huy tác dụngtích cực và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đối với phát triển KT-XH ở TrungQuốc như sau:

Một là, nhất quán quan điểm phát triển dựa trên nguồn lực bên trong vàbên ngoài, kiên trì theo đuổi mục tiêu cải cách và mở cửa, cân đối giữa nguồn

lực trong nước và nước ngoài, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mộtcách chủ động, hợp lý và hiệu quả, coi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàilà một bộ phận cấu thành của nền kinh tế XHCN

Nhờ vậy, nền kinh tế phát triển cân đối, vừa phát huy được nguồn nội lực,vừa tranh thủ được nguồn ngoại lực (mà chủ yếu từ FDI) để phát triển KT-XH

Hai là, mở cửa từng bước, hợp lý và vững chắc Với việc mở cửa từng

bước, hợp lý và vững chắc, Trung Quốc đã đảm bảo mục tiêu đẩy nhanh quátrình hội nhập, nhưng hạn chế những thiệt hại cho doanh nghiệp các các ngànhkinh tế trong nước, giữ vững được an ninh kinh tế, giữ vững môi trường

Ba là, thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và đầu tưnước ngoài Sự thống nhất môi trường pháp lý đầu tư, vừa là cơ sở để nhà nước

quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI,đồng thời là cơ sở để các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoàihoạt động, ứng xử trên thương trường một cách bình đẳng và minh bạch

Bốn là, thu hút FDI từ cộng đồng người Hoa trên thế giới Nhân tố này

là đặc trưng riêng tạo nên sự thành công của Trung quốc trong thu hút và pháthuy tính tích cực của FDI Trên thực tế có hơn một nửa tổng các luồng vốnFDI đi vào Trung quốc có nguồn gốc từ Hong Kong, Singapore và Đài Loan,phần lớn các dự án từ luồng vốn này đều có thiện chí trong đầu tư xây dựngphát triển quê hương

1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 29

(VCCI): Bình Dương hiện là tỉnh đứng đầu trong bảng xếp hạng năng lựccạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006 Tính đến tháng 6-2006, toàn tỉnh BìnhDương đã có 1.203 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầutư gần 5,6 tỷ USD, trong đó có 559 dự án FDI đầu tư trong các khu côngnghiệp (KCN) tập trung với tổng vốn 2,83 tỷ USD

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm gần 70% tổng nguồn vốn đầu tưphát triển thời kỳ 1998 – nay FDI là một trong những nguồn lực quan trọng tácđộng tích cực vào tăng trưởng GDP, với tốc độ từ 14,57% năm 1999 lên 15,2%năm 2004 Mặt khác nó còn góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng CNH, HĐH Các dự án FDI hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế:97,5% số dự án trong ngành công nghiệp (tập trung ngành công nghiệp chế biến,ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, gas, khí đốt), 1,2 tổng số dự án ởngành dịch vụ và 0,83% số dự án ngành nông, lâm nghiệp.

Khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ Nhiều công nghệmới đã được nhập vào tỉnh như: lắp ráp sản xuất ô tô, sản xuất tổng đài điệnthoại kỹ thuật số, sản xuất cáp quang, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử,với trình độ công nghệ bằng hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có trongnước Nhờ tiếp cận với các công nghệ mới, thiết bị hiện đại, phương pháp quảnlý tiên tiến đã dần dần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh

FDI đã làm tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu, tiếp cận với thị trường quốctế, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập Tổng giá trị hàng xuất khẩu củacác doanh nghiệp FDI hiện nay đã đạt 1.348 triệu USD Giá trị xuất khẩu củacác doanh nghiệp FDI trên địa bàn chiếm 60% doanh thu doanh nghiệp Cơcấu sản phẩm xuất khẩu chuyển từ nông sản và bán thành phẩm sang các sảnphẩm công nghiệp và tinh chế, nhiều ngành sản xuất nguyên nhiên liệu tại địaphương và hệ thống sản xuất, dịch vụ và công nghiệp phụ trợ ra đời vừa đẩynhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa phát huy được những nguồn lực sẵn cócủa tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động trọng và ngoài tỉnh…

Nhiều dự án FDI đã đầu tư vào lĩnh vực bưu chính viễn thông, giao

Trang 30

thông vận tải, năng lượng, làm đường cao tốc, đã góp phần cải thiện rõ rét hệthống giao thông, bộ mặt đô thị, nâng cấp nhanh chóng cơ sở hạ tầng - kỹthuật của tỉnh Ngược lại, hạ tầng – kỹ thuật ngày càng tốt thúc đẩy phát triểnKT-XH của tỉnh, tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, đồngthời cũng là điều kiện thuận lợi tiếp tục thu hút FDI, góp phần đưa BìnhDương là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút ĐTNN.

Nhìn chung, hoạt động FDI trong thời gian qua, đã có nhiều tác độngtích cực tới quá trình tăng trưởng KT-XH của tỉnh Bình Dương Sự hiện diệncủa các nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố tích cực để tạo ra môi trường kinhdoanh năng động cho Bình Dương FDI đang thực sự trở thành một bộ phậnquan trọng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, góp phần vào việc giải quyếtnhững mục tiêu KT-XH của tỉnh Tuy vậy, hoạt động FDI còn có một số tácđộng tiêu cực chính đối với KT-XH tỉnh Bình Dương như sau:

Một là, FDI gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế FDI chỉ tập

trung vào công nghiệp ở lĩnh vực sản xuất nước giải khát, hoá mỹ phẩm, giàyda, may mặc và các vùng thuận lợi có cơ sở hạ tầng tốt và gần TP Hồ ChíMinh như Thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An

Hai là, tác động không tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước.

Với trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và khả năng về vốn còn thấpnên các doanh nghiệp trong nước thường thua thua thiệt, phá sản trong cuộccạnh tranh này với các doanh nghiệp nước ngoài (trong đó có FDI) Bên cạnhđó, trong các doanh nghiệp liên doanh, chúng ta cũng thường thua thiệt nếucác liên doanh này làm ăn kém hiệu quả, khi đó phải dùng vốn góp để khấutrừ vào phần thua lỗ.

Ba là, tác động xấu đến môi trường Vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị,

đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, rác thải rắn, nhất là rác thải công nghiệp cóxu thế gia tăng, do có tốc độ đô thị hoá và mật độ công nghiệp cao, đang trởthành vấn đề cấp bách cần giải quyết.

Bốn là, FDI làm sự gia tăng dân số cơ học gây sức ép đến yêu cầu phát

Trang 31

triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, như nhu cầu nhà ở, điện, nước sinhhoạt và một loạt vấn đề xã hội cần giải quyết như đảm bảo trật tự, an toàn xãhội, hệ thống dịch vụ công…

Năm là, các tranh chấp lao động giữa giới chủ và người lao động trongcác FDI ngày càng tăng, và chậm được giải quyết Vì thế thường dẫn đến

đình công, bãi công trái pháp luật, gây mất trật tự, trị an, và làm ảnh hưởngđến sản xuất, thiệt hại cho người lao động và uy tín của doanh nghiệp.

1.3.3 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Quảng Nam chỉ thực sựbùng phát vào giai đoạn 2001 - 2005 Đây là giai đoạn có tính chất quyết địnhtrong bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được định hình: Khu côngnghiệp Dung Quất khởi động, thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nammở rộng quy mô đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang thành phố và MỹSơn, Hội An trở thành Di sản văn hóa thế giới…

Chỉ riêng giai đoạn 2001 - 2005, Quảng Nam đã thu hút đến 45 dự ánvới tổng vốn đầu tư 310 triệu USD, tạo việc làm cho 8.300 lao động, đónggóp vào ngân sách tỉnh bình quân 170 tỷ đồng/năm Nhiều dự án lớn đã đi vàohoạt động, kinh doanh có lãi như Khu du lịch Victoria Việt Nam, khách sạnRiverpark, sản xuất các khuôn đúc và bột thạch anh Hoằng Tiệp, khai thác vàchế biến đá xây dựng (Wei Xern Sin Industrial), may xuất khẩu (Triệu Vỹ),sản xuất giày (Rieker), sản xuất nước giải khát (Pepsico), Khu du lịch văn hóalàng quê (BNC)

FDI đã tác động tích cực đến tình hình phát triển KT-XH Quảng Nam.Trước hết, việc thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàntỉnh Quảng Nam đã giải quyết được nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển KT-XH, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trongnước, tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế

Vốn đầu tư của nước ngoài có mặt ở hầu hết tất cả các ngành, đặc biệt là

Trang 32

những ngành mà Quảng Nam có lợi thế FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấungành kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụvà giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu ngành Chất lượng dự án vì vậycũng được nâng lên về mặt công nghệ, môi trường và qui mô

FDI đã thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập, là một trong những kênhđưa các sản phẩm sản xuất từ Quảng Nam xâm nhập thị trường các nước mộtcách có lợi nhất Thông qua thực hiện các dự án đầu tư các nhà đầu tư nướcngoài trở thành cầu nối, là điều kiện tốt để Quảng Nam nhanh chóng tiếp cậnvà tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng nhưtrung tâm kinh tế, kỹ thuật công nghệ mạnh của thế giới Kim ngạch xuấtkhẩu ngày càng tăng, từ 6 triệu USD/năm 2000 lên 74 triệu USD/năm 2005.

Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động kinh doanh có lãi, tạora sự đa dạng về sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng xuấtkhẩu, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, đáng nóilà thu nhập bình quân của người lao động trong khu vực có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài cao nhất trong các khu vực, bình quân khoảng 1,736 triệuđồng/người/tháng

Có thể rút ra ba kinh nghiệm chủ yếu trong việc sử dụng có hiệu quảFDI tại Quảng Nam:

Một là, tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực có thế mạnh như du lịch vàphát triển theo định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướngCNH, HĐH, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọngnông nghiệp.

Hai là, FDI chưa có tác động mạnh đến vùng nông thôn, vùng sâu vùngxa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ba là, tiếp nhận dự án FDI thiếu chọn lọc, nên giảm tính tích cực của

FDI; thực hiện chính sách “rải thảm đỏ'' cho FDI, ưu đãi quá thẩm quyền làmgiảm nguồn thu ngân sách.

Trang 33

Chương 2

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚIPHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÀ NẴNG

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng để trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương từ ngày 1-1-1997, với dân số gần 800 ngàn người, diện tích tự nhiên 1.247 km2, 8 quận huyện (có 2 huyện, trong đó 1 huyện đảo: Hoàng Sa).

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Đà Nẵng nằm ở miền Nam Trung bộ, trêntrục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đườngsắt, đường biển và đường hàng không Thànhphố là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giớinổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánhđịa Mỹ Sơn Trong phạm vi khu vực và quốc tế,Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng

ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đếncác nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông - Tây

Địa hình hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, gồm đồi núi, trung du vàđồng bằng ven biển; có bờ biển dài 30 km, vịnh nước sâu, vùng lãnh hải thềm lụcđịa độ sâu 200 m trải ra 125 km tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợpcho kinh tế biển Bờ biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ xếp vào 1 trong 6bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê,Nam Ô Núi Bà Nà ở tây bắc thành phố cao gần 1500m so với mặt biển, quanhnăm không khí mát mẻ, có nhiệt độ trung bình 200C, được coi như một “tiểu ĐàLạt”, là địa điểm lý tưởng cho du lịch và nghỉ dưỡng Khí hậu Đà Nẵng là nơichuyển tiếp, đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với hai mùa rõ rệt:

Trang 34

mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7; mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 Do địa hìnhdốc, sông suối ngắn, nên mùa mưa thành phố thường bị lũ lụt Thành phố cũngthường xuyên chịu ảnh hưởng của bão (trung bình 8 cơn bão/năm)

2.1.2 Đặc điểm xã hội

Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh so với các tỉnh miềnTrung – Tây nguyên, với đủ 4 loại đường giao thông thông dụng (đường bộ,đường sắt, đường biển và đường hàng không) Từ đây, có các tuyến đườngbiển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới Sân bay hàngkhông quốc tế Đà Nẵng có khả năng đón các loại máy bay hiện đại trên thếgiới Ngoài ra, hệ thống cấp nước, cấp điện và thông tin liên lạc của Đà Nẵngphát triển mạnh và ngày càng được hiện đại hóa, được đánh giá xếp thứ batrong cả nước chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Thành phố có 5 khucông nghiệp (KCN) tương đối hoàn chỉnh

Là trung tâm giáo dục – đào tạo của miền Trung với 7 trường đại học,13 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và một hệ thống trường dạynghề, cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học; Đà Nẵng đào tạo hàng chục nghìn laođộng trẻ mỗi năm Lực lượng lao động của thành phố được đánh giá có chấtlượng hàng đầu của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

So với các tỉnh lân cận, Đà Nẵng có hệ thống tài chính, tín dụng pháttriển hơn hẳn, với 24 chi nhánh, văn phòng của các ngân hàng và công ty chothuê tài chính đang hoạt động.

Trang 35

Đô thị 2.1: Số lượng dự án FDI từ năm 1997-2006

(Nguồn Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 1, trang v)

Đồ thị 2.1 cho thấy tình hình thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng phânlàm hai giai đoạn: giai đoạn giảm sút (từ năm 1997-2000 ) và giai đoạn tăngtrưởng (2001 đến nay) Năm 1997, khi thành phố Đà nẵng trở thành đơn vịhành chính độc lập trực thuộc Trung ương cũng là thời điểm mà thu hút FDIvào Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đang có xu hướnggiảm Nếu năm 1997 thành phố thu hút 06 dự án mới thì đến năm 2000 còn03 dự án và tương ứng với tổng vốn đầu tư cũng giảm từ 477,50 triệu USDxuống 371,15 triệu USD (một số dự án bị rút giấy phép trước thời hạn).

Nguyên nhân, một phần ảnh hưởng khủng hoảng tài chính - tiền tệ khuvực Châu Á Mặt khác, kinh tế các nước ASEAN có nhiều vấn đề sau thờigian tăng tốc và phát triển “nóng” Giai đoạn này, các nhà đầu tư phải điềuchỉnh kế hoạch hoạt động: sợ rủi ro; nguồn vay vốn từ ngân hàng và các tổchức tín dụng gặp khó khăn; e ngại thị trường bị thu hẹp, sức mua giảm…Ngoài ra, chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài trong giaiđoạn này còn thiếu sự ổn định, đôi khi còn chồng chéo, nhất là quy định củacác bộ ngành và địa phương Hơn nữa, trong giai đoạn này xét về cơ sở vậtchất và hạ tầng phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài vào thành phố là cònhạn chế so với các thành phố khác như: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh…ítnhiều đã ảnh hưởng đến thu hút và hoạt động của FDI.

Trang 36

Đến năm 2001, FDI có dấu hiệu khôi phục dần và ngày càng phát triểnmạnh mẽ Giai đoạn năm 2001-2006 (tính đến 30-9-2006) trên địa bàn thànhphố Đà Nẵng có thêm 72 dự án FDI được cấp giấy phép mới với tổng vốn đầutư là 443,5 triệu USD Nếu như giai đoạn năm 1997-2000, thành phố thu hútFDI trung bình 3,5 dự án mới/năm, thì trong thời kỳ 2001-2006 bình quân mỗinăm thu hút gần 11 dự án, gấp hơn ba lần so với giai đoạn trước Tốc độ tăngtrung bình là 39,59%/ năm, cao hơn tốc độ tăng chung của cả nước (33,7%/năm)

Kết quả này đã khẳng định tính tích cực trong chỉ đạo, đổi mới cơ chếvà vận dụng một cách linh hoạt để đẩy mạnh thu hút FDI Thành phố đã lậpdự án gọi vốn, lên danh mục dự án gửi đến các doanh nghiệp, các tập đoànlớn của nước ngoài, tiến hành kết nghĩa với các thành phố lớn của Liên BangNga, Nhật, Mỹ, Australia (xem phụ lục 12, trang XVI)… và mở văn phòngđại diện tại Nhật tạo thuận lợi cho công tác thu hút FDI

2.2.2 Cơ cấu FDI ở thành phố Đà Nẵng

Xét theo cơ cấu vốn FDI ở thành phố Đà Nẵng theo thứ tự tỷ trọng vốn

góp từ cao đến thấp là: 100 % vốn – liên doanh - hợp đồng hợp tác kinhdoanh Thời kỳ đầu đa số doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp liên doanh vớidoanh nghiệp nhà nước Song, số lượng doanh nghiệp liên doanh theo loạihình này giảm theo thời gian Ngược lại doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nướcngoài thì có xu hướng tăng lên Các chủ đầu tư nước ngoài chủ yếu chọn đầutư bằng hình thức 100% vốn Năm 1997 có: 34% doanh nghiệp 100%, 43%doanh nghiệp liên doanh, 2% là doanh nghiệp hợp đồng hợp tác kinh doanh;đến năm 2001 tỷ lệ là 55%-43%-2%, năm 2006 là: 61%-33%-6%.

Đồ thị 2.2: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư

Trang 37

(Nguồn Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 4, trang viii).Xét theo cơ cấu ngành nghề đầu tư, thì FDI có cơ cấu từ cao đến thấp ở

3 nhóm ngành nghề như sau: công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - du lịch và thuỷsản - nông lâm Cơ cấu này ngày càng phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH thành phố Đà Nẵng Nếu năm 1997, 51% dự án thuộc ngành công nghiệp –xây dựng, 22% dự án ngành dịch vụ - du lịch, 27% dự án ngành thuỷ sản -nông lâm; thì năm 2002 có tỷ lệ tương ứng là: 64% - 18% - 18% và năm 2006:57% - 32 - 11% Như vậy, tỷ trọng ngành ngành công nghiệp - xây dựng, ngànhdịch vụ - du lịch ngày càng tăng, ngành thuỷ sản - nông lâm giảm dần1 Sựchuyển dịch này phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế ngành của thành phố

Xét về cơ cấu không gian đầu tư ( trong và ngoài khu công nghiệp): Các

dự án đầu tư vào KCN không ngừng tăng lên qua các năm, tốc độ tăng bìnhquân số dự án đầu tư vào KCN là 9,78%/năm Nếu các năm trước đây, thànhphố mới có 2 KCN: Hòa Khánh, Liên Chiểu nhưng cũng rất ít các doanhnghiệp đầu tư trong KCN Từ năm 2001 tới nay, thành phố đã dùng vốn ngânsách và các nguồn vốn vay ưu đãi khác đầu tư cho xây dựng 3 KCN: ĐàNẵng, Hòa Cầm và Thủy sản Thọ Quang), nâng cấp cơ sở hạ tầng các KCN.Vì vậy, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng nhà máy trongKCN Đến nay trừ KCN Thuỷ sản Thọ Quang, KCN Hoà Cầm, thì các KCNkhông đáp ứng đủ nhu cầu thuê đất cả các nhà đầu tư, hiện nay thành phốđang phải mở rộng thêm KCN Hòa Khánh.

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI trong và ngoài khu công nghiệp

1() Xemđồthị 2.9 trang 51

Trang 38

(Nguồn Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 4, trang viii)Xét theo cơ cấu đầu tư theo quốc tịch chủ đầu tư: FDI tại thành phố đa

số thuộc các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan; gần đây đã có dự án đầu tưlớn từ các các doanh nghiệp Hàn Quốc (Deawon: 200 triệu USD), một số nhà đầutư khu vực Châu Âu (Metro-Đức 15 triệu USD, Vinacapital - Liên hiệp Anh: 200triệu USD) Đặc biệt trong năm 2006, thành phố Đà Nẵng đã thu hút đượcnhiều dự án FDI từ Nhật Bản

Bảng 2.1: FDI theo quốc gia và vùng lãnh thổ

2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo số liệu tại bảng 2.2 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp FDI giai đoạn từ năm 2001-2005 cho thấy: các doanh nghiệpFDI trên địa bàn thành phố đều hoạt động có hiệu quả trên ba phương diện:

Trang 39

đóng góp thuế, kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

KNXK54.760.45166.351.274 82.156.544 85.250.000 105.000.000Thuế10.361.86610.715.080 10.866.46

0 11.500.000

(Nguồn: Sở Kế hoạch - đầu tư Đà Nẵng, xem phụ lục 3, trang vii)

Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng, trong 5 năm kim ngạch xuấtkhẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 393.518.269 USD, chiếm 30% tổng kimngạch xuất khẩu toàn thành phố Kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi nămcủa một dự án là 1.297.216 USD (giai đoạn 1997-2000 là 1,479 triệu USD)

Các doanh nghiệp FDI đã thu hút 24.000 lao động (lũy kế) và hàngngàn lao động gián tiếp ở các ngành sản xuất phụ trợ, phục vụ cho các doanhnghiệp FDI, lao động thời vụ trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở hạtầng phục vụ cho các dự án đi vào hoạt động.

Hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong 5 năm gần đây đã góp phầnđáng kể vào sự tăng trưởng chung của thành phố, giá trị sản xuất công nghiệptrong các doanh nghiệp FDI đạt trung bình mỗi năm 1.100 tỷ đồng, góp phầnduy trì tốc độ tăng trưởng cao ngành công nghiệp thành phố Dự án FDI gópphần đổi mới công nghệ, phát triển các ngành công nghệ chế biến, nhất là côngnghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao,tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường Nguồn đóng góp vàongân sách từ các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng, giai đoạn 2001- 2005 thungân sách đạt 54.443.411 triệu USD (kể cả xuất nhập khẩu), trung bình mỗi nămthu 18.886.682 USD (tăng gần 30% so với giai đoạn 1997-2000).

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong nhữngnăm qua đã không ngừng phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp của các

Trang 40

doanh nghiệp chiếm từ 20-25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toànthành phố So với toàn thành phố thì khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩuhàng năm chiếm bình quân 25%, nộp ngân sách chiếm tỷ lệ từ 10 – 12%, giảiquyết lao động trên 19%.

2.3 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃHỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.1 Những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội ởthành phố Đà Nẵng

FDI có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của thành phố, huyđộng nguồn lực sản xuất, đóng góp vào GDP, tăng thu nhập của người lao động

2.3.1.1 FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, gópphần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng để phát triển KT-XH trong thờikỳ CNH, HĐH Để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân GDP là 13%/năm giai đoạn2000-2005 và phấn đấu hoàn thành mục tiêu “tăng trưởng GDP 14%-15%/nămgiai đoạn 2006-2010” [2, tr.55] đòi hỏi có nguồn vốn rất lớn Theo quy hoạchphát triển KT-XH thành phố Đà nẵng (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt)ước phải huy động vốn đầu tư thời kỳ 2001-2010 khoảng 95.762 tỷ đồng.

Từ sau khi chia tách tỉnh, trở thành đơn vị trực thuộc Trung ương, dòngvốn FDI vào Đà Nẵng đã góp một phần không nhỏ để đẩy nhanh sự phát triểntăng tốc của thành phố Từ sau năm 2001, vốn FDI được thu hút vào thành phốtăng đều đặn, năm 2001: 231 triệu USD, 2002: 264,4 triệu USD, 2003: 339 triệuUSD, 2005 506,5 USD; cho đến nay, vốn đầu tư luỹ kế lên tới 1,07 tỷ USD

Đồ thị 2.4: Dòng vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng (từ 1997-2006)

Đơn vị tính: triệu USD

Ngày đăng: 05/12/2012, 16:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị 2.1 cho thấy tình hình thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng phân  làm hai giai đoạn: giai đoạn giảm sút (từ năm 1997-2000 ) và giai đoạn tăng  trưởng (2001  đến nay) - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
th ị 2.1 cho thấy tình hình thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng phân làm hai giai đoạn: giai đoạn giảm sút (từ năm 1997-2000 ) và giai đoạn tăng trưởng (2001 đến nay) (Trang 36)
Đồ thị 2.2: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
th ị 2.2: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư (Trang 37)
Đồ thị 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI trong và ngoài khu công nghiệp - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
th ị 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI trong và ngoài khu công nghiệp (Trang 38)
Bảng 2.1: FDI theo quốc gia và vùng lãnh thổ - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.1 FDI theo quốc gia và vùng lãnh thổ (Trang 39)
Đồ thị 2.5: Dòng vốn FDI so với vốn ODA vào thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính: tỷ đồng - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
th ị 2.5: Dòng vốn FDI so với vốn ODA vào thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính: tỷ đồng (Trang 42)
Bảng 2.3: Tỷ trọng của FDI trong GDP trờn địa bàn thành phố Đà Nẵng - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.3 Tỷ trọng của FDI trong GDP trờn địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 43)
Bảng 2.3: Tỷ trọng của FDI trong GDP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.3 Tỷ trọng của FDI trong GDP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 43)
Bảng 2.4: Đóng góp của FDI vào GDP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.4 Đóng góp của FDI vào GDP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 44)
Đồ thị 2.7: Trình độ các thành phần công nghệ ngành cơ khí chế tạo - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
th ị 2.7: Trình độ các thành phần công nghệ ngành cơ khí chế tạo (Trang 45)
Đồ thị 2.8: Trình độ các thành phần công nghệ ngành bia rượu, nước giải khát - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
th ị 2.8: Trình độ các thành phần công nghệ ngành bia rượu, nước giải khát (Trang 46)
Đồ thị 2.9: Trình độ các thành phần công nghệ ngành chế biến lâm sản - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
th ị 2.9: Trình độ các thành phần công nghệ ngành chế biến lâm sản (Trang 46)
Đồ thị 2.10: Cơ cấu ngành của FDI (theo số lượng dự án) - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
th ị 2.10: Cơ cấu ngành của FDI (theo số lượng dự án) (Trang 48)
Đồ thị 2.11: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
th ị 2.11: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI (Trang 52)
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu thành phố Đà Nẵng - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.6 Kim ngạch xuất nhập khẩu thành phố Đà Nẵng (Trang 54)
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu thành phố Đà Nẵng - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.6 Kim ngạch xuất nhập khẩu thành phố Đà Nẵng (Trang 54)
Đồ thị 2.12: Số lượng doanh nghiệp FDI trong và ngoài khu công nghiệp - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
th ị 2.12: Số lượng doanh nghiệp FDI trong và ngoài khu công nghiệp (Trang 55)
Bảng 3.1: Dự bỏo nguồn vốn thu hỳt từ nước ngoài giai đoạn 2001-2010 - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.1 Dự bỏo nguồn vốn thu hỳt từ nước ngoài giai đoạn 2001-2010 (Trang 73)
Bảng 3.1: Dự báo nguồn vốn thu hút từ nước ngoài giai đoạn 2001-2010 - Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.1 Dự báo nguồn vốn thu hút từ nước ngoài giai đoạn 2001-2010 (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w