Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

Những tác động tiêu cực của FDI đối với kinh tế – xã hội

Theo báo cáo của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường năm 2002: qua thẩm định 727 máy móc, thiết bị của 42 liên doanh với nước ngoài, thì có 72% sản xuất từ 1960, trong đó 2/3 thiết bị đã khấu hao hết; đa số công nghệ nhập vào ngành cơ khí, hóa chất, công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm thuộc loại thông dụng, phổ biến ở nhiều nước; không ít dự án thiết bị, công nghệ nhập vào phần nhiều cũ kỹ, lạc hậu. Đặc biệt, hiện tượng các chủ doanh nghiệp FDI lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các cơ quan, cán bộ quản lý và người lao động, kẽ hở của chính sách, pháp luật Việt Nam để khai thác triệt để sức lao động của công nhân; ở nhiều nơi còn có hành động đối xử bất công, xúc phạm nhân phẩm người lao động, gây mâu thuẫn, phản kháng của công nhân như xô xát, đình công, lãn công….

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một là, nhất quán quan điểm phát triển dựa trên nguồn lực bên trong và bên ngoài, kiên trì theo đuổi mục tiêu cải cách và mở cửa, cân đối giữa nguồn lực trong nước và nước ngoài, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách chủ động, hợp lý và hiệu quả, coi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế XHCN. Sự thống nhất môi trường pháp lý đầu tư, vừa là cơ sở để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI, đồng thời là cơ sở để các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động, ứng xử trên thương trường một cách bình đẳng và minh bạch.

Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Ngược lại, hạ tầng – kỹ thuật ngày càng tốt thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh, tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi tiếp tục thu hút FDI, góp phần đưa Bình Dương là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút ĐTNN. Bốn là, FDI làm sự gia tăng dân số cơ học gây sức ép đến yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, như nhu cầu nhà ở, điện, nước sinh hoạt và một loạt vấn đề xã hội cần giải quyết như đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, hệ thống dịch vụ công….

Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam

Thông qua thực hiện các dự án đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài trở thành cầu nối, là điều kiện tốt để Quảng Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như trung tâm kinh tế, kỹ thuật công nghệ mạnh của thế giới. Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động kinh doanh có lãi, tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, đáng nói là thu nhập bình quân của người lao động trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất trong các khu vực, bình quân khoảng 1,736 triệu đồng/người/tháng.

Đặc điểm tự nhiên

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÀ NẴNG. Thành phố cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão (trung bình 8 cơn bão/năm).

Đặc điểm xã hội

Do địa hình dốc, sông suối ngắn, nên mùa mưa thành phố thường bị lũ lụt.

Cơ cấu FDI ở thành phố Đà Nẵng

Xét về cơ cấu không gian đầu tư ( trong và ngoài khu công nghiệp): Các dự án đầu tư vào KCN không ngừng tăng lên qua các năm, tốc độ tăng bình quân số dự án đầu tư vào KCN là 9,78%/năm. Nếu các năm trước đây, thành phố mới có 2 KCN: Hòa Khánh, Liên Chiểu nhưng cũng rất ít các doanh nghiệp đầu tư trong KCN. Từ năm 2001 tới nay, thành phố đã dùng vốn ngân sách và các nguồn vốn vay ưu đãi khác đầu tư cho xây dựng 3 KCN: Đà Nẵng, Hòa Cầm và Thủy sản Thọ Quang), nâng cấp cơ sở hạ tầng các KCN. (Nguồn Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 4, trang viii) Xét theo cơ cấu đầu tư theo quốc tịch chủ đầu tư: FDI tại thành phố đa số thuộc các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan; gần đây đã có dự án đầu tư lớn từ các các doanh nghiệp Hàn Quốc (Deawon: 200 triệu USD), một số nhà đầu tư khu vực Châu Âu (Metro-Đức 15 triệu USD, Vinacapital - Liên hiệp Anh: 200 triệu USD).

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI trong và ngoài khu công nghiệp
Đồ thị 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI trong và ngoài khu công nghiệp

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhìn chung, các đối tác đầu tư vào Đà Nẵng đa dạng theo hướng đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn tập trung vào các đối tác có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ cao, có uy tín và kinh nghiệm trong việc đầu tư vào Việt Nam (Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…). Hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong 5 năm gần đây đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của thành phố, giá trị sản xuất công nghiệp trong các doanh nghiệp FDI đạt trung bình mỗi năm 1.100 tỷ đồng, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao ngành công nghiệp thành phố.

Những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng

Chẳng hạn, trong ngành giấy bao bì, các doanh nghiệp trong nước có chỉ số trình độ về phương tiện, thiết bị (T) cao hơn nhiều so với doanh nghiệp FDI:. Tuy nhiên, do tiềm lực về tài chính có hạn, nên số doanh nghiệp trong nước có trình độ vượt trội về công nghệ so với doanh nghiệp FDI chưa nhiều. Hơn nữa, việc phối hợp các yếu tố cấu thành làm nên trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước không tốt; vì thế, dù trang bị các thiết bị, phương tiện hiện đại hơn, nhưng năng suất, hiệu quả kinh tế kém hơn so với doanh nghiệp FDI. b) FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Quá trình đầu tư, kinh doanh tại thành phố, nhằm giúp lao động địa phương có thể sử dụng thành thạo những công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thì hầu hết các doanh nghiệp FDI đều có kế hoạch đào tạo lao động dưới những phương thức và cấp độ khác nhau và rất đa dạng: đào tạo trực tiếp người lao động thông qua các khóa học do các chuyên gia của công ty tiến hành hoặc kết hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước (đào tạo cơ bản, đào tạo nghề) để tiến hành đào tạo; ở nhiều doanh nghiệp còn cử lao động cấp trưởng phòng trở lên ra nước ngoài để đào tạo, bồi dưỡng.

Đồ thị 2.5: Dòng vốn FDI so với vốn ODA vào thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính: tỷ đồng
Đồ thị 2.5: Dòng vốn FDI so với vốn ODA vào thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính: tỷ đồng

Tác động tiêu cực của FDI đối với kinh tế - xã hội

Ngoài những tác động gây ô nhiễm môi trường trực tiếp qua hoạt động sản xuất, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường, tuy mức độ ảnh hưởng không lớn, nhưng cũng là vấn đề cần được các quan tâm, trong đó đặc biệt chú ý các ngành bia rượu, giấy bao bì, dệt may (trình độ công nghệ thấp hơn trình độ chung của ngành)…. Nguyên nhân đình công tập trung chủ yếu là: “doanh nghiệp huy động làm thêm giờ quá quy định, nhưng không báo trước, trả lương thấp, chậm trả nợ lương, định mức lao động qúa cao, phạt người lao động bằng tiền không thoả đáng; khi tranh chấp xảy ra, thì người lao động thiếu am hiểu pháp luật để có thể tiến hành đấu tranh một cách có phương pháp trên cơ sở những quy định pháp luật hiện hành; tổ chức Công đoàn và các đoàn thể khác ở các doanh nghiệp này yếu, có doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn, dẫn đến thiếu đại diện và tổ chức hướng dẫn người lao động đấu tranh trong khuôn khổ luật pháp.

Nguyên nhân

Tuy không bằng các trung tâm kinh tế ở hai đầu Nam - Bắc của đất nước, song ở Đà Nẵng các điều kiện về hạ tầng cơ sở phát triển mạnh so với khu vực miền Trung - Tây Nguyên với hệ thống điện, đường, trường, trạm, dịch vụ công, thông tin liên lạc, ngân hàng. Chưa có chiến lược lâu dài quy hoạch tổng thể và chi tiết về đầu tư; do vậy, thu hỳt đầu tư thiếu chọn lọc, chưa định hướng rừ cơ cấu kinh tế, ngành, vùng lãnh thổ, định hướng thị trường; thu hút nhiều dự án sử dụng nhiều lao động, trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ an sinh xã hội còn hạn chế.

Thực hiện nhất quán chính sách và đường lối của Đảng coi khu vực FDI là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá

Đại hội X của Đảng khẳng định: “Các thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” [13, tr.27]. Trong đó, coi trọng việc đồng bộ hoá các giải pháp, tạo thuận lợi và bình đẳng tối đa, đồng thời đáp ứng tốt nhất các yêu cầu hội nhập đã cam kết, tạo những ưu đãi mọi mặt không thua kém mức cao nhất của các nước về môi trường đầu tư FDI.

Thu hút và sử dụng vốn FDI nhằm phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập

Mục tiêu này phản ánh yêu cầu cấp bách của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng mặt khác đó cũng là khả năng hiện thực của nước ta, một nước đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm tổ chức quản lý, vốn, khoa học, công nghệ và thành quả của nước đi trước. Tăng cường thu hút vốn FDI và phát huy nội lực là hai mặt của một vấn đề có quan hệ hữu cơ với nhau, chúng không đối lập nhau, ngược lại có thể kết hợp, bổ sung cho nhau một cách biện chứng, tạo thành sức mạnh tổng hợp.

Phải đặt nhiệm vụ thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là bộ phận khăng khít của chính sách phát triển kinh tế đối ngoại và

Khu vực kinh tế này có vai trò to lớn, góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nghị quyết của Đảng đã chỉ ra là: “Nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển, có phát huy nội lực mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực.

Thu hút vốn FDI phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả, tác dụng của nó đối với sự phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, bảo

Quan điểm này đòi hỏi việc thu hút và sử dụng FDI phải bám sát chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, trên cơ sở này để xử lý những mâu thuẫn có thể phát sinh trong thực tiễn. Nước tiếp nhận FDI có thể sử dụng chính sách để điều tiết nguồn vốn FDI theo định hướng phát triển của mình, phù hợp với cơ chế thị trường và các quy luật hoạt động của thị trường vốn quốc tế.

Cơ sở cho việc xác định mục tiêu và định hướng

Việc ký kết thực hiện hiệp định thương mại Việt-Mỹ, tham gia vào các tổ chức quốc tế APEC, AFTA, là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo ra nhiều thuận lợi cho việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam nói chung và vào thành phố Đà Nẵng nói riêng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, tạo ra nội lực vững mạnh và môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng để thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế với các tỉnh trong nước và quốc tế.

Các mục tiêu chiến lược và định hướng chính nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI trong giai đoạn

Cụ thể là trong thời gian tới, cố gắng phấn đấu tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI đối với GDP; đẩy mạnh xuất khẩu của khu vực này; sử dụng và khuyến khích FDI vào quá trình chuyển giao công nghệ; hướng đầu tư nước ngoài vào xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng; hướng đầu tư nước ngoài vào sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động;. Thu hút và sử dụng FDI đối với những ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ có sử dụng nhiều lao động, đi đôi với việc thực hiện các biện pháp đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội; giải quyết việc làm cho người lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp; khuyến khích thu hút và sử dụng vốn FDI vào việc chuyển giao công nghệ sạch, bảo vệ môi trường sinh thái.

Chính sách phối hợp liên vùng khu vực miền Trung - Tây Nguyên Để thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI trong phát triển KT-XH ở Đà

Cơ quan xúc tiến đầu tư của vùng cần soạn thảo một chiến lược xỳc tiến đầu tư chung, trong đú xỏc định rừ những ngành cần ưu tiên thu hút vốn FDI, điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư của các địa phương, loại bỏ những cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm và dự án đầu tư. Trung ương cũng như các địa phương cần có kế hoạch cung ứng vốn kịp thời, bảo đảm thi công nhanh, hoàn thành dứt điểm các công trình để nguồn vốn đầu tư phát huy tác dụng tốt, không lãng phí và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với việc khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hiệu quả sự nghiệp phát triển KT-XH.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch thu hút và quản lý FDI; tăng cường xúc tiến thu hút và thu hút có chọn lọc FDI

Trong quá trình chuẩn bị dự án đầu tư trực tiếp phải hết sức chú ý nghiên cứu sự cần thiết gọi vốn đầu tư nước ngoài của từng loại dự án, phải tính toán khả năng tham gia của các doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở tận dụng tối đa nhà xưởng, thiết bị cũng như kêu gọi các nhà đầu tư trong nước góp vốn liên doanh nhằm phát huy hơn nữa nguồn lực từ bên trong. Ngoài việc mở Website, thành phố cần phải tổ chức tuyên truyền rộng rói cho mọi tầng lớp nhõn dõn hiểu rừ về lợi ớch của FDI bằng cỏc phương tiện thông tin đại chúng (đặc biệt là báo uy tín trên thế giới); in và phát miễn phí giới thiệu tóm tắt về quy hoạch phát triển, chính sách thu hút FDI cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hoàn thiện môi trường đầu tư

- Trong giai đoạn trước mắt, cần tập trung vào phát triển và hoàn thiện các cơ sở vật chất tại 5 KCN và KCX của thành phố, bảo đảm các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, nước..) đến tận hàng rào KCN và KCX; ưu đãi các dự án phát triển hạ tầng xã hội, đồng bộ với các KCN và KCX, nhằm đảm bảo vấn đề an sinh xã hội (nhà ở cho công nhân, trường học, bệnh viện..);. - Cú quy chế ưu đói rừ ràng, cụ thể đối với cỏc hỡnh thức đầu tư BOT, BT, BTO vào các địa bàn trọng điểm;. - Phối hợp với các bộ, ban, ngành của Trung ương trong việc nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ hiện tại và phát triển một hệ thống dịch vụ rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao như: bưu điện, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, giải trí, tài chính, ngân hàng; Trong đó triển khai ngay các dự án về Trường Phổ thông quốc tế và Bệnh viện Quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội. a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong tiến trình phát triển và sử dụng khu vực FDI. Giảm giá thuê đất trong các KCN và KCX (phù hợp với chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng). b) Hoàn thiện các chính sách về đầu tư nước ngoài. Trong đó cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các nghiệp vụ liên quan đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn chính đáng ở Việt Nam. Quy định rừ ràng, cụng khai, minh bạch cỏc thủ tục hành chớnh; Rà soỏt và bãi bỏ các quy định về thủ tục đang cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài. Việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư phải theo đúng quy định của nhà nước, tránh phiền hà, gây trở ngại cho các nhà đầu tư, khắc phục ngay tình trạng thanh tra, kiểm tra không cần thiết gây phiền nhiễu của một số cơ quan chức năng. c) Hoàn thiện chính sách thuế, ưu đãi đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động cho cả người lao động và người sử dụng lao động; thực hiện việc trợ giúp pháp lý cho người lao động khi xảy ra tranh chấp lao động*; có biện pháp xử lý nhanh và hiệu quả trong việc hoà giải tranh chấp lao động tập thể, tránh để xảy ra các vụ xung đột, đình công tập thể không đúng pháp luật và đặc biệt không để xảy ra điểm nóng về trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, thành phố cần tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành Luật Môi trường, xử lý các trường hợp vi phạm, kể cả việc thu hồi giấy phép kinh doanh, đầu tư; chủ động tiến hành việc gặp gỡ, bàn thảo để nâng cao tính cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện được FDI bền vững giữa nhà đầu tư (đặc biệt là các TNCs), người tiêu dùng, các hội nghề nghiệp, các tổ chức tài chính, bảo hiểm….

Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp FDI

Chủ động và tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình; quan tâm, chỉ đạo xây dựng các đoàn thể công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh; xây dựng được quy chế hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp, đồng thời chủ động xây dựng thoả ước với chủ doanh nghiệp (thể chế hoá được hoạt động của tổ chức đảng). Đối với các cấp uỷ cấp trên: tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, tạo điều kiện để tổ chức đảng hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ; cử đảng viên là cán bộ có trình độ, năng lực, am hiểu và tâm huyết với công tác đảng, giỏi về quản lý, thông thạo ngoại ngữ, luật pháp tham gia cấp uỷ ở khu vực này, bồi dưỡng phát triển đảng viên mới tại doanh nghiệp FDI, đồng thời chuyển những đảng viên sinh hoạt đảng nơi cư trú, về sinh hoạt đảng tại tổ chức đảng nơi làm việc.