1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành

85 630 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 900 KB

Nội dung

Luận Văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong qúa trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế Nước ta có nền kinh tế kém phát triển và khoa học kĩ thuậtcòn lạc hậu so với thế giới thì vốn lại càng đặc biệt quan trọng Đảng ta đãnhận định không chỉ trông chờ vào vốn bên ngoài mà phải ‘phát huy cao độnội lực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá’.Các ngân hàng thương mại với chức năng là nơi cungứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, cần phải có biện pháp để tập trung mọinguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp nhân dân và tổ chức, nhất làhuy động vốn trung và dàI hạn để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, muasắm thiết bị hiện đại đổi mới công nghệ…

Trong thời gian thực tập Ngân hàng đầu tư Hà Thành -là một bộ phậntrong hệ thống Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam- em đã thấy vai tròquan trọng việc cung ứng vốn cho đầu tư phát triển, góp phần thực hiệnđường lối chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước Công táchuy động vốn của Ngân Hàng đầu tư Hà thành đã đạt đựoc sự tăng trưởngđáng kể về qui mô, tuy nhiên chính sách huy động vốn vẫn chưa đầy đủđồng bộ, vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư

và tổ chức Mặt khác việc tăng trưởng nguồn vốn huy động sẽ ngày càngkhó khăn hơn do những ảnh hưởng của môI trường kinh tế vĩ mô, việctham gia của các tổ chức tàI chính phi ngân hàng trong huy động vốn nhưbảo hiểm, bưu đIện…các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộngmạng lưới hoạt động như quầy tiết kiệm, phong giao dịch, chi nhánh cấphai…Do đó việc tìm mọi biện pháp để huy động vốn cho chi nhánh là vấn

đề rất cần thiết

Chính vì vậy mà em lựa chọn đề tàI:” Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành” cho khoá

Trang 2

luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào côngtác huy động vốn tại ngân hàng đầu tư- phát triển Hà Thành.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết cơ bản về huyđộng vốn của Ngân hàng Đây là cơ sở phân tích tình hình thực trạng côngtác huy động vốn tại Ngân hàng ĐT- PT Hà Thành Từ đó chúng ta có thểrút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để đề ra một số giải phápgiúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả huy động vốn Đồng thời, em cũng xinđưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như đốivới Ngân hàng ĐT- PT Việt nam để nhằm đảm bảo tính khẩ thi của cácbiện pháp và hỗ trợ cho công tác huy động vốn của NHTM

4 Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,

và các phương pháp khác nhau như thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tíchkinh tế, kết hợp với sự tìm hiểu thông qua thực tiễn tại Ngân hàng HàThành, nơi em vừa thực tập thời gian qua

5 Kết cấu luận văn

Ngoaì phần mở đầu và kết luận, luận văn của em còn chia 3 phầnchính:

Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả huy động vốn trong hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Đầu

tư-phát triển Hà Thành

Trang 3

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả

huy động vốn của Ngân hàng Hà Thành

Đề tài trên là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp, đan xen nhiều yếu

tố vĩ mô và vi mô, mang tính khách quan và chủ quan Riêng bản thân emtrong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cả lý luận và thực tiễn còn có nhữnghạn chế nhất định, vì vậy em cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết

Em rất mong được sự hỗ trợ, chỉ bảo của cơ quan thực tập, cô giáo NguyễnThị Thu Hà cũng như các thầy cô giáo khác và những người quan tâm đến

đề tài này Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2006

Trang 4

1.1.1 Khái niệm về huy động vốn.

Để tiện cho việc đi sâu nghiên cứu hiệu quả huy động vốn củaNGTM, trước hết chúng ta cần nắm được định nghĩa vốn của Ngân hàngthương mại là gì? Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, NHTMmuốn hoạt động phaỉ có vốn, nhưng vì hàng hoá mà Ngân hàng kinh doanh

là hàng hoá đặc biệt- đó là tiền nên buộc họ phải tìm cách mua vốn trên thịtrường tài chính Thực chất là các Ngân hàng kinh doanh “quyền sử dụngvốn” tức người cần vốn thì phải trả lãi cho người có vốn trên thị trường mộtkhoản phí để có được quyền sử dụng vốn trong thời gian xác định Thôngqua thị trường, vốn được lưu chuyển rộng rãi, từ đó mới có thể đủ bản chất

và vai trò của mình

Tuy rằng, hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại nhiều quan điểm về vốntrong NHTM, nhưng nói chung vốn cuẩ NHTM có thể được hiểu là nhữnggiá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư,cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộhoạt động của Ngân hnàg thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triểncủa Ngân hàng Vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại được huy động

từ nhiều nguồn khác nhau như vốn tự có, vốn huy động, vốn trong thanhtoán…Về bản chất vốn của Ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc dânnhần rỗi trong quá trình phân phối và tiêu dùng mà người chủ sở hữu vớicác mục đích khác nhau gửi vào Ngân hàng

Trang 5

Do vậy, nhu cầu về vốn của Ngân hàng là rất lớn và việc tạo vốncho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt kinh doanh củacác NHTM, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuậncao thì công tác huy động vốn cần phải được quan tâm đúng mức Vậycông tác huy động vốn là gì?

Theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi năm 2004 có thểhiểu rằng huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, là nhữnggiá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ lượng tiền nhàn rỗi của các

tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiệncác nghiệp vụ huy động vốn từ tài khoản tiền gửi, ký thác, phát hành giấy

tờ có giá làm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

1.1.2 Vai trò của huy động vốn.

a.Đối với nền kinh tế.

Như đã đề cập ở trên, sẽ là không tưởng khi nói tới việc đổi mới,phát triển kinh tế mà lại không có vốn hay thiếu vốn Vốn thực sự có vai tròquan trọng trong nền kinh tế Vốn có thể huy động qua nhiều kênh như:kênh Ngân sách Nhà nước, qua thị trường chứng khoán, qua các tổ chức tàichính trung gian

Đối với những nước có nền tài chính phát triển, thị trường vốn mởrộng thì huy động vốn qua các kênh này không gặp nhiều khó khăn, ngượclại đối với các nước đang phát triển như Việt nam khi mà thị trường tàichính nhỏ hẹp, thu Ngân sách không đủ tiêu dùng thì nghiệp vụ huy độngvốn của các NHTM là kênh có hiệu quả nhất, thoả mãn tốt nhất nhu cầu vềvốn cho sự phát triển kinh tế xã hội

Do vậy, hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại là rấtquan trọng, nó cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điềukiện phát triển cho mọi nghành, mọi lĩnh vực kinh tế

Trang 6

Đối với bất kì doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng cần phải cóvốn, vì vốn là năng lực chủ yếu quyết định khả năng kinh doanh và qui môhoạt động của doanh nghiệp đó.Đối với Ngân hàng cũng vậy, là một doanhnghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt đó là tiền,tiền vừa là vốn vừa là hànghoá Do vậy, muốn kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng cần làm tốt côngtác huy động vốn vì:

b.1 Vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.

Vốn là điểm đầu tiên trong chu kì kinh doanh của Ngân hàng, vìkhác với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng có những đặc trưng riêng Vốn không chỉ

là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu.Ngân hàng là tổ chức kinh doanh hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ( thị trường vốn ngắn hạn ) và thị trường chứng khoán ( thị trường vốn dàihạn ) Thị trường tiền tệ mã hoá bằng công thức T-T”, trong đó T là nguồnvốn bỏ ra ban đầu, T’ là nguồn vốn thu về sau một quá trình đầu tư, tiếnhành hoạt động kinh doanh T>T’ Từ đó, những Ngân hàng trường vốn lànhững Ngân hàng có thế mạnh trong kinh doanh Do vậy, ngoài nguồn vốnban đầu cần thiết (vốn điều lệ) thì Ngân hàng phải luôn chăm lo tới việctăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình

b.2 Vốn quyết định đến phạm vi, qui mô và khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại:

Một ngân hàng thương mại có nguồn vốn càng lớn thì khả năng

mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa bàn hoạt động càng lớn Còn đối với qui

mô hoạt động, qui mô của Ngân hàng chính là tổng tài sản có của Ngânhàng đó, mà nếu tổng tài sản lớn thì có nghĩa là qui mô hoạt động của Ngânhàng đó đang gia tăng Và khi có vốn trong tay việc đa dạng hoá các sảnphẩm dịch vụ, tìm kiếm các sản phẩm mới sẽ cũng không còn là khó khănnữa Còn riêng đói với hoạt động tín dụng và đầu tư nói riêng thì vốn lạicàng đặc biệt có ý nghĩa Thông thường, nếu so với các Ngân hàng lớn thì

Trang 7

ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi

và khối lượng của các ngân hàng này cũng nhỏ hơn Trong khi các ngânhàng lớn chovay đựoc tại thị trường trong vùng thậm chí trong nước và cảquốc tế, thì ngân hàng nhỏ lại bị giới hạn trong phạm vi hẹp,mà chủ yếu làkhu vực nhỏ Thêm vào đó, do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàngkhông phản ứng nhạy bén được với biến động lãi suất, gây ảnh hưởng đếnkhả năng thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, đồng thời khó có thể

mở rộng đầu tư vào cơ sở vật chất hạ tầng, công nghệ để tăng khả năngcạnh tranh, cũng như việc đầu tư vào các danh mục dàI hạn, tham gia vàothị trường chứng khoán trong điều kiện như hiện nay

b.3 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh:

Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường,cạnh tranh sẽ giúp các doanh nghiệp tự hoàn thiện mình hơn Đối với ngânhàng, vốn là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Điều đóthể hiện ở chỗ: thứ nhất, nếu nguồn vốn của ngân hàng lớn thì sẽ giúp choviệc mở rộng hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi, đa dạng hoá cácdanh mục sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng Thứ hai, giá cả củamột khoản cho vay sẽ là căn cứ để khách hàng có đến với mình không, tức

là một mức laĩ suất thấp hơn so với các ngân hàng khác sẽ quyết định khảnăng cạnh tranh của ngân hàng đó Ta có công thứ sau:

Icvay = I huy động + chi phí huy động + lợi nhuận dự kiến + hệ số rủi

ro dự kiến

Nếu ngân hàng có vốn lớn thì chi phí và rủi ro giảm, ta suy ra Icvay sẽgiảm Thứ ba, việc ngân hàng luôn có sản phẩm mới, chi phí cho vay lạithấp, mọt tiềm lực kinh tế mạnh sẽ giảm rủi ro, tăng lợi nhuận lâu dài,đồng thời tăng uy tín cho bản thân ngân hàng Vị thế của ngân hàng trên thịtrường ngày càng nâng cao, và với một thương hiệu tốt sẽ là một cách cạnhtranh tốt hất, giúp đánh bật mọi đối thủ

1.1.3 Các hình thức huy động vốn.

Trang 8

a.Huy động vốn tiền gửi.

a.1 Tiền gửi không kì hạn:

Tiền gửi không kì hạn là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào,khách hàng có thể yêu cầu Ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình đểchi trả cho người được hưởng về tiền hnàg hoá, cung ứng lao vụ…Đối vớikhoản tiền gửi này mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo antoàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua Ngân hàng, do vậy

nó thường được gọi là khoản tiền thanh toán ở nhiều nước phần lớn cácgiao dich thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán được thực hiệnbằng Séc và do vậy người ta cũng có thể gọi đây là khoản tiền gửi có thểphát hành Séc (checking account)

Đối với Ngân hnàg thì khoản tiền gửi không kì hạn này Ngânhàng chỉ phảI chi trả lãi thấp, đồng thời cũng thu phí thanh toán khách hàngthực hiện thanh toán qua Ngân hàng Nếu hấp dẫn được một số lượngkhách hàng lớn, đảm bảo số dư ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng cho vayngắn hạn thận chi dài hạn, bởi vì khách hàng không bao giờ rút hết tiền gủithanh toán ở ngân hàng cùng một lúc

Loại tiền gửi không kì hạn được huy động dưới hình thức sau:

 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi phi giao dịch: nguồn vốntrên các tài khoản tiền gửi phi giao dịch của khách hàng là những khoảntiền tạm thời nhàn rỗi Tài khoản phi giao dịch có đặc điểm chung là người

sử dụng chúng được hưởng lãi nhưng không có quyền phát hành Séc chonhu cầu thanh toán

 Huy động qua tài khoản giao dịch của khách hàng:đây là khoảntiền gửi mà người mở tài khoản có quyền sử dụng những công cụ thanhtoán của Ngân hàng để phục vụ cho hoạt động của mình như : Uỷ nhiệmchi, Uỷ nhiệm thu, Séc các loại, thư chuyển tiền…người ta gọi đây là tàikhoản có thể phát hàng Séc

a.2 Tiền gửi có kì hạn:

Trang 9

Tiền gửi có kì hạn là loại tiền gửi mà khi gửi tiền vào khách hàngchỉ được rút ra sau sau một thời hạn nhất định, từ một vài tháng cho đếnmột vài năm Mục đích của người gửi tiền có kì hạn là để lấy lãi Do tínhchất loại nguồn vốn này tương đối ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng phầnlớn số dư này để cho vay trung và dài hạn Nếu nguồn vốn này chiếm tỷtrọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi, chủđộng cho Ngân hàng trong quá trình kinh doanh Các NHTM thường đưa ranhiều loại kì hạn nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng Hiện naycác NHTM có các loại kì hạn như: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12tháng, 2 năm…Với mỗi kì hạn khác nhau, Ngân hàng áp dụng các lãi suấtkhác nhau, thông thường thời hạn càng dàI thì lãi suất càng cao Về phíakhách hàng khi gửi tiến có kì hạn càng dài sẽ luôn lo lắng vì sự không ổnđịnh cuả đồng tiền, chỉ số lạm phát năm của nền kinh tế và khả năng tàichính của Ngân hàng, do vậy để thu hút đựoc nhiều nguồn dài hạn thì tốc

độ phát triển của nền kinh tế phải ổn định, giá trị của đồng tiền phải đảmbảo, lạm phát vừa phải và tình hình hoạit động kinh doanh của các Ngânhàng phải có hiệu quả Theo đúng nguyên tắc khách hàng chỉ có thể tiềngửi loại này theo đúng qui định, tuy nhiên để nâng cao uy tín và chất lưọngphục vụ, lôI kéo khách hàng, Ngân hàng cho phép khách hàng rút trướcthời hạn nhưng không được hưởng lãi cao hơn qui định

a.3 Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi của dân cư được gửi vào Ngânhàng nhằm mục đích hưởng lãi Hình thức phổ biến nhất và cổ đIển nhất làloại tiền tiết kiệm có sổ, người gửi tiền Ngân hàng cấp cho một sổ dùng đểghi số tiền gửi vào và rút ra

Việt Nam vừa qua các loại tiền gửi tiết kiệm sau:

 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng cóthể gửi tiền vào nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào Phần lớn khách hàng gửitiền không kì hạn là do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong

Trang 10

tương lai, nhưng lại mong muốn thu đựoc mức lãi trong khoản tiền nhànrỗi.

 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: là khỏan tiền mà khách hàng chiđược rút ra khi đến hạn thanh toán Trên thực tế để thu hút khách hàng,Ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút trước hạn với điều kiện hưởng lãisuất thấp (thương bằng mức tiền gửi không kì hạn, thậm chí không đượchưởng lãi)

Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: thường là hình thức tiết kiệm trung

và dài hạn nhằm mục đích xây dụng nhà ở Những ngưòi tham gia loại hìnhnày ngoàI việc hưởng lãi suất được Ngân hàng cho vay còn nhằm mục đích

bổ sung thêm vốn cho xây dựng nhà

Tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm được gọi chung là tiền gửiphi giao dịch Chúng có đặc tính chung là đựoc hưởng lãi và chủ các tàikhoản này không được phát hành Séc

Vốn tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổngnguồn vốn của Ngân hàng thương mại, là nguồn vốn chủ yếu để Ngân hànhkinh doanh, nó phản ánh bản chất của Ngân hàng “ đi vay để cho vay”

Đối tượng mở tài khoản cá nhân là tầng lớp dân cư, bao gồm: cácdoanh nghiệp tư nhân, những ngưòi buôn bán, hộ sản xuất kinh doanh…Mục đích của nhưnữg người mở tài khoản này là đảm bảo an toàn và khi đóNgân hàng sẽ sử dụng được số vốn nhàn rỗi trong khoảng thời gian từ khigửi tiền vào tài khoản đến khi sử dụng ở các nước khác khi sử dụng tàIkhoản này khách hàng chỉ được hưởng dịch vụ của Ngân hàng chứ khôngđược hưởng lãi, nhưng ở nước ta để kích thích hình thức này phát triển,Ngân hàng đã cho người gửi tiền hưởng một mứcc lãi suất thấp và khôngphải trả lệ phí

b Huy động bằng hình thức đi vay.

Trang 11

Khi Ngân hàng đã sử dụng hết vốn tự có và vốn huy động để phục vụcho quá trình kinh doanh, các NHTM phải vay vốn từ NHNN hoặc cácNgân hàng khác:

b.1 Vay NHNN:

Trong hệ thống Ngân hàng cấp hai, NHNN luôn đóng vai trò là ngườicho vay cuối cùng đối với NHTM, các NHTM sau khi khai thác hết nguồnvốn trên thị trường sẽ vay của NHNN Khoản vay liên quan đến lượng tiềntrung ương, đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN NHNN cấptín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới hai hình thức:

- Tái cấp vốn mà chủ yếu dưới hình thức tái chiết khấu giấy tờ cógiá

- Cho vay thế chấp ứng trước

b.2 Vay các tổ chức tín dụng khác:

Thông thường các Ngân hành có quyền vay lẫn nhau khi cần thiết,dựa trên lãi suất công bố thường xuyên trên thị trường liên Ngân hàng.Trường hợp vay bằng ngoại tệ thì hai Ngân hàng có thể có những thoảthuận khác Các khoản vay này đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời mang tínhthời đIểm, nó mang lại lợi ích cho các đôi bên- Ngân hàng đang có nguồnvốn dư thừa và Ngân hàng đang thiếu vốn Các khoản vay này có thời hạnrất ngắn, thường qua đêm hoặc không quá một tuần

Ngoài ra có thể vay từ các ngân hàng nước ngoài, các khoản vaynày thường rất lớn, lãi suất ưu đãi nhưng đIều kiện vay lại rất cao, phảiđược cơ quan kiểm toán quốc tế kiểm tra sổ sách kế toán, các khoản vaythường dành cho các dự án khả thi

c Huy động thông qua phát hành các công cụ nợ.

Các NHTM phát hành các chưng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân

hàng, trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong một thời gian nhât định

Chứng chỉ tiền gửi: Là những giấy xác nhận tiền gửi định kỳ ở

một ngân hàng hay một định chế tài chính khác Người sở hữu giấy này sẽ

Trang 12

được thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ tiền vốn khi mãn hạn Chứngchỉ sau khi phát hành được lưyu thông trên thị trường tiền tệ.

Các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi chủ yếu cho mục

đích thanh khoản Các chứng chỉ này thường không thuộc loại trái phiếutriết khấu, lãi suất của chúng thường cao hơn lãi suất của tín phiếu kho bạc

và mức độ rủi ro của nó cũng thấp

Kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng: Là những công cụ nợ để ngân

hàng huy động những khoản vốn trung dài hạn (Thường trên một năm)

Kỳ phíếu có mục đích: khi các NHTM cần nguồn vốn dồi dào để

tài trợ cho các dự án có qui mô lớn, nhằm phát triển kinh tế địa phươnghoặc liên doanh với các tổ chức kinh tế mà nguồn vốn tự có của Ngân hàngchư đáp ứng được, NHTM trình NHNN xin phép phát hành kỳ phiếu để tạonguồn vốn tín dụng cho mục đích đó

Trái phiếu Ngân hàng: thực chất là giấy nhận nợ của Ngân hàng đốivới những người mua trái phiếu Lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãisuất của tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu

Ở nước ta các hình thức huy động này còn thấp so với nguồn huyđộng khác, nguồn này tuỳ theo thời đIểm khi nào cần thì Ngân hàng mớihuy động Nguồn này Ngân hàng chủ động theo thời gian sử dụng, sốlượng và giá cả của vốn Tuy Ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn mức lãisuất huy động vốn nhưng có tác dụng kiềm chế lạm phát và góp phần cho

sự phát triển của thị trường chứng khoán

Trang 13

1.2 Hiệu quả huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn.

Hiệu quả là cái đích, là mục tiêu lớn nhất mà mọi chủ thể, thànhphần kinh tế tham gia kinh doanh đều phải hướng tới vì hiệu quả chínhnhân tố cấu thành lợi nhuận cuối cùng Hiệu quả kinh doanh càng cao thìhoạt động lợi nhuận tạo ra càng lớn,là một doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh vì mục tiêu lợi nhuận, do đó tính hiệu quả trong mọi hoạt động luônđược Ngân hàng quan tâm đến, một trong những hoạt động đòi hỏi Ngânhàng phải thực hiện có hiệu quả đó là hoạt động huy động vốn

Hiệu quả huy động vốn là phạm trù phản ánh trình độ và khả năngđảm bảo thực hiện công tác huy động vốn có kết quả cao và chi phí nhỏnhất

Có nghĩa là đối với mặt lượng, hiệu quả huy động vốn biểu hiệngiữa kết quả thu được (số lượng, thời hạn) và chi phí bỏ ra, còn đối với mặtchất, nó phản ánh năng lực và trình độ quả lý của Ngân hàng

Đối với một NHTM thì hiệu quả huy động vốn quan hệ biện chứngvới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vàđây lại là cơ sơ thuận lợi đểhuy động vốn có hiệu quả Hai mối quan hệ này hỗ trợ cho nhau cùng pháttriển

Khi nghiên cứu hiệu quả huy động vốn chúng ta đề cập đến cả mặtchất và mặt lưọng của hiệu quả huy động vốn Đó là kết quả thu được (sốlượng, thời gian), chi phí bỏ ra và năng lực, trình độ quản lý của Ngânhàng, từ đó chúng ta biết được:

Quy mô nguồn vốn huy động có đủ lớn để tàI trợ cho danh mục đadạng và không ngừng tăng trưởng không?

Cơ cấu nguồn vốn có phù hợp với qui mô sủ dụng không?

Nguồn vốn tăng trưỏng có ổn định không?

Nguồn vốn có chi phí hợp lí không?

Trang 14

Những chỉ tiêu nêu trên đánh giá năng lực và trình độ quản lí củaNgân hàng Qua phân tích, đánh giá chúng rút ra được những điểm mạnh

để phát huy đồng thời phát hiện và hạn chế điểm yếu từ đó đảm bảo huyđộng vốn có hiệu quả và tăng cường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.

a Sự gia tăng ổn định của vốn huy động

Với chức năng trung gian tín dụng của nền kinh tế, NHTM thực hiệnhuy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho vay đối với mọi thànhphần kinh tế Trong quá trình đó để đảm bảo hiệu quả công tác huy độngvốn và kinh doanh có lãi đòi hỏi NHTM phải chủ động tạo lập nguồn vốn,phải xác định được nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế, từ đó có kếhoạch huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của nền kinh tế.Tính ổn định ở đây bao gồm ổn định về khối lượng, thời gian, giá cả,tốc độ tăng trưởng…Thật vậy, công tác huy động không thể có hiệu quảkhi mà nguồn vốn huy động lại không đạt được quy mô theo kế hoạch củaNgân hàng hay không đáp ứng nhu cầu về qui mô vốn kinh doanh, cơ cấuvốn không có sự phù hợp giữa các nguồn vốn huy động: giữa vốn huy độngngắn hạn, vốn huy động trung hạn, dàI hạn, giữa vốn ngoại tệ và vốn nội tệ.Đối với Ngân hàng, mỗi nguồn vốn có những điểm mạnh, điểm yếu riêng,

do đó, trong công tác huy động vốn nếu cơ cấu vốn biến đổi sẽ dẫn tới sựbiến đổi trong cơ cấu “đầu ra”: cho vay, đầu tư, bảo lãnh và kéo theo sựthay đổi trong lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động kinh doanh Cơ cấu nguồnvốn không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch của Ngân hàng mà còn chịu sự tácđộng của nhân tố bên ngoài nên đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyênnghiên cứu tiếp cận thị trường Vấn đề đặt ra là Ngân hàng không chỉ quantâm đến khối lượng, cơ cấu nguồn vốn huy động mà còn phải quan tâm đếntốc độ tăng trưởng của nguồn vốn đó có ổn định hay không, vì sẽ rất khókhăn khi đưa ra quyết định sử dụng vốn nhưng lại không dự đoán được xuhướng biến động của nguồn vốn huy động

Trang 15

Trong chỉ tiêu này bao gồm các nội dung cơ bản sau:

 Khối lượng và cơ cấu vốn:

Điều cần nói trước hết về đánh giá hiệu quả huy động vốn là huy độngvốn phải đáp ứng nhu cầu khối lượng phục vụ cho kinh doanh tín dụng.Trong đó khối lượng vốn cần đạt tới mức qui định theo kế hoạch huy độngvốn Cơ cấu vốn phảI hợp lý giữa tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn và vốn huyđộng dàI hạn cũng như hợp lý giữa nội tệ và ngoại tệ Cụ thể: theo quyếtđịnh 457/2005/QĐ- NHNN

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Hc= vốn tự có/ TSC qui đổi rủi ro >=8%

- Dư nợ cho vay1 khách hàng/ vốn tự có =< 15%

- Tổng dư nợ cho vay một nhóm khách hàng/ vốn tự có =< 50%

- Nguồn vốn ngắn hạn NHTM được sử dụng cho vay trung dàI hạntối đa 40%

- Tổng mức đầu tư trong tất cả các khoản đầu tư thương mại củaNHTM cũng như các tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 40% vốnđIều lệ và quĩ dự trữ

Xu hướng biến đổi cơ cấu vốn huy động cần phảI đáp ứng nhu cầu sửdụng vốn dự kiến về thời hạn cho vay cũng như các loại ngoại tệ, nội tệ chovay

 Sự tăng trưỏng của nguồn vốn huy động

Để đáp ứng được các nhu cầu về khối lượng vốn phục vụ cho hoạtđộng cho vay, hoạt động thanh toán và các hoạt động sử dụng vốn khác củaNHTM, vốn huy động phải có sự tăng trưởng hợp lý về số lượng cũng như

ổn định về mặt thời gian Điều này giúp Ngân hàng xem xét trong việc chovay, thời hạn cho vay đối với các đối tượng khách hàng vay vốn cũng nhưtrong thanh toán Qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư vì quan trọng là nângcao hiệu quả huy động vốn

Trang 16

Với nguồn vốn huy động ổn định, không có nhiều biến động sẽ giúpcho Ngân hàng chủ động trong các hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quảcao.

Nếu nguồn vốn tăng trưởng đều, ổn định phù hợp với kế hoạch huyđộng vốn, có độ gia tăng phù hợp sẽ có nguồn vốn ổn định tạo đIều kiệncho kinh doanh NGTM thuận lợi

b Khả năng điều hành lãi suất và tiết kiệm chi phí.

 Lãi suất huy động vốn

Trong quá trình huy động vốn của NHTM, lãi suất là vấn đề nhạycảm Người gửi tiền muốn thu được lãI coa nhất thông qua lãi suất tại nơiminh gửi tiền, trong khi đó các NHTM muốn huy động được nhiều vốn vớichi phí thấp, thu được lợi nhuận cao thông đầu tư và cho vay Do đó cácNgân hàng cần phải đưa ra mức lãi suất phù hợp để thuhút được nhiềunguồn vốn mà vẫn đảm bảo cho vay có lãi theo một mức vay hợp lý Điềunày đòi hỏi NHTM phải thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng,giảm được chi phí mà vẫn huy động được nguồn vốn theo đúng kế hoach

 Một số chi phí khác

Ngoài chi phí trả lãi huy động, NHTM còn phải chịu một số chi phíkhác như: chi phí in ấn, chi phí giao dịch, chi phí chuẩn bị cơ sở vật chất,chi phí thông tin quảng cáo…

Đây là những chi phí cần thiết quan trọng trong công tác huy độngvốn, tuy nhiên nó làm cho tổng huy động vốn tăng lên, Việc giảm lãi suấthuy động để giảm chi phí sẽ dẫn đén việc không khuyến khích thu hút đượclượng vốn cần thiết và không cạnh tranh được với các NHTM khác Dovây, buộc các NHTM phải tìm những cách khác giảm chi phí huy độngvốn, có thể bằng cách huy động các hình thức dài hạn hơn với lãi suất hợp

lý, tổ chức các hình thức huy động kì hạn tiền gửi này gối đầu kỳ hạn tiềngửi vừa đến hạn, áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại để giảm chi phí…

Trang 17

c Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.

Hình thúc huy đọng vốn là cách thức Ngân hàng sử dụng để thu hútnguồn vốn Hình thức huy động càng da dạng thì vốn chảy vào Ngân hànhcàng nhiều Sự đa dạng ở các hình thức huy động thể hiện ở:

 Số lượng các công cụ huy động:

Số lượng các công cụ huy động càng đa dạng thì Ngân hàng càng cónhiều đIều kiện thu hút được nguồn vốn, tuy nhiên., sự đa dạng của cáccông cụ phải phù hợp với khả năng, trình độ quản lý và đIều kiện tài chínhcủa Ngân hàng mới có thể dem lại hiệ quả cao

Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh mà NHTM có thể áp dụng các công

cụ khác nhau trong quá trình huy động vốn như: Phát hành kỳ phiếu, tráiphiếu, chứng chỉ tiền gửi vô danh và ký danh, các hình thức tiết kiệm nhiều

kỳ hạn tuỳ theo nhu cầu sử dụng vốn có thể trả lãi trước hoặc trả lãi saunhằm khuyến khích thu hút nguồn vốn huy động

Ngoài ra, có thể áp dụng các hình thức tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệmtrả góp thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, nhằm vào tâm lý dânchúng là những người có mục đích đầu tư vào quá trình huy động vốn củaNgân hàng để hưởng lợi nhuận

 Đa dạng về kỳ hạn và các loại tiền sử dụng

Tuy nhiên, sẽ là không đủ nếu các Ngân hàng chỉ đa dạng về số lượng

mà không đa dạng về kỳ hạn huy động, loại tiền huy động Căn cứ vào nhucầu phát triển kinh tế trên địa bàn và các nguồn vốn sẵn có giàu tiềm năngcủa địa phương, cũng như nhu cầu vốn ngoại tệ phục vụ kinh doanh xuấtnhập khẩu hàng hoá có thể đưa ra những kỳ hạn khác nhau về vốn huyđộng nội tệ và các ngoại tệ một cách hợp lý với các mức lãi suất huy động

mà người gửi tiền có thể chấp nhận được và Ngân hàng sử dụng cho vayđầu tư đối với các đối tượng khách hàng vẫn đảm bảo lợi nhuận Thông qua

đó mà NHTM đạt được kỳ hạn vốn huy động đối với các loại ngoại tệ cầnthiết, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn từ ngắn hạn đến trung -dài hạn của

Trang 18

khách hàng có nhu cầu về vốn kinh doanh tại Ngân hàng Do vậy, để côngtác huy động vốn của Ngân hàng thực sự đạt hiệu quả cao thì Ngân hàngcần phải phân tích, tìm hiểu thị trường, trên cơ sở năng lực bản thân đưa racác hình thúc huy động, kỳ hạn huy động vừa đảm bảo tính đa dạng vừađảm bảo tính hợp lý.

d Các chỉ tiêu khác.

 Mức độ thuận tiện cho khách hàng: thể hiện qua việc tổ chức côngviệc cũng như công nghệ thu nhận, thanh toán, trả lãi tiền gửi một cáchnhanh gọn, chính xác, tiết kiệm, giảm nhiều thời gian chi phí cho kháchhàng mà vẫn đảm bảo độ an toàn về tài sản

 Mức độ hoạt động của vốn huy động: được đánh giá bằng chỉ tiêu

hệ số sử dụng vốn Trong đó hệ số sử dụng vốn băng 1 thể hiện nguồn vốnđược sử dụng hoàn toàn, tuy nhiên trong thực tế điều này khó xảy ra vì khó

có thể đảm bảo các giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngânhàng

 Chỉ tiêu tổng mức dư nợ các nghiệp vụ kinh doanh: các NHTM cónhiệm vụ duy trì quỹ đảm bảo an toàn thanh toán đúng tỷ lệ được giao tínhtrên tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn tại các NHTW, các tổ chức tíndụng trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ và nội tệ

 Chỉ tiêu nguồn vốn huy động: các NHTM sẽ căn cứ vào khả nănghuy động vốn, cơ cấu nguồn vốn huy động của từng chi nhánh để giao chỉtiêu huy động vốn theo nguyên tắc: chi nhánh nào có khả năng huy độngvốn cao Lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất bình quân toàn hệ thốngthì khuyến khích tăng huy động vốn để tăng nguồn vốn điều chuyển về hội

sở chính để giảm chi phí Ngân hàng Ngược lai, chi nhánh nào có khó khăntrong huy động vốn, lãi suất huy động vốn cao thì sẽ đáp ứng bằng nguồnvốn điều hoà tới mức cần thiết

 Chỉ tiêu nhận vốn từ quỹ điều hoà: quỹ điều hoà của Ngân hàngđược hình thành từ nguồn vốn đi vay, tài trợ, các quỹ bằng tiền mặt dùng

Trang 19

vào kinh doanh, các nguồn vốn chưa sử dụng của Ngân hàng và các chinhánh chuyển về, các nguồn vốn sau này sau khi đã trừ di quỹ đảm bảothanh toán, dữ trữ bắt buộc…số còn lại được sử dụng vào mục đích trựctiếp kinh doanh tại hội sở chính và bổ sung cho các chi nhánh theo nguyêntắc ổn định, có kỳ hạn.

Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn,thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu trên giúp cho NHTM thu được kết quả tronghoạt động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh trong nền kinh tế

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.

a Nhân tố khách quan.

Nền kinh tế là một hệ thông bao gồm nhiều loại hoạt động kinh tế cóliên quan biện chứng tác động lẫn nhau Sự biến động vủa một hoạt độngkinh tế đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực còn lại.Hoạt động của các NHTM được coi là chiêc cầu nối giữa các lĩnh vực kinh

tế khác nhau trong nền kinh tế Do vậy, sự ổn định hay bất ổn hay bất ổn,

sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế đều tác động mạnh mẽ tớiNgân hàng

Môi trường chính trị

Đó là tình hình chính trị do nhà cầm quyền quy định, và từ đó sẽ cónhững chính sách, những điều luật khác nhau với những bộ máy cầmquyền khác nhau Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môItrường chính trị không ổn định Sự ổn định của chính trị tác động mạnh mẽđến quan hệ vốn của Ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực vàtrên thế giới Điều này cũng là nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy độngvốn của Ngân hàng, ổn định về chính trị là ổn định về kiến trúc thượngtầng, từ đó chính sách quả lý kinh tế vĩ mô, các chính sách phát triển kinh

tế có sự phù hợp thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu hút các nguồn đầu tưtrong và ngoài nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốncủa Ngân hàng, điều này lại càng có ý nghĩa với Việt nam trong bói cảnh

Trang 20

chuẩn bị ra nhập WTO Và thêm nữa, hành lang pháp lý cũng sẽ tác độngđến nghiệp vụ tạo vốn của NHTM, ảnh hưởng tới cơ cấu và chất lượngnguồn vốn Có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhànước…Những luật này qui định tỷ lệ huy động vốn của Ngân hàng so vớivốn tự có, qui định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, qui định mức chovay của NHTM đối với khách hàng…Có những luật tác động gián tiếp đếnhoạt động của Ngân hàng như Luật đầu tư nước ngoài…Hoặc quy định cácNHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng hay giảmlãI suất, mà phảI dựa vào lãI suất do NHNN đưa ra và chỉ được xê dịchtrong biên độ nhất định mà NHNN cho phép…

Bên cạnh bộ luật đó thì chính sách tàI chính tiền tệ của một quốc giacũng ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu nguồn vốn của NHTM Tuỳ thuộc vàoviệc thự hiện mục tiêu chính sách tiền tệ mà sự ảnh hưởng của nó đến cơcấu nguồn vốn NHTM khác nhau

Môi trường kinh tế:

MôI trường kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn đối với công tác huy độngvốn của NHTM Môi trường kinh tế hàm chứa: tình trạng nền kinh tế, cácyếu tố cạnh tranh Nền kinh tế phát triển hưng thịnh thì tất yếu công tác huyđộng vốn của Ngân hàng sẽ diễn ra thuận lợi hơn Vì vào thời kì này sảnxuất phát triển nó sẽ tạo đIều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trườngtốt để Ngân hàng có thể huy động từ các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tếbằng cách thu hút tiền gửi hoặc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu Các nguồnnày thường ổn định có thể huy động với chi phí không cao.Ngược lại nềnkinh tế trong giai đoạn suy thoái thì khả năng thu hút vốn và hoạt động sửdụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị kìm hãm, lạm phát gia tăng sẽgây ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo vốn, ảnh hưởng đến cơ cấu và chấtlượng nguồn vốn Cụ thể là: tỷ lệ lạm phát cao làm đồng tiền mất giá, khi

Trang 21

đó người dân sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng mà họ sẽ mua hàng hoá dựtrữ ĐIều đó làm giảm khoản mục tiền gửi của NHTM Hơn nữa ngân hàngphải bỏ chi phí cao hơn, nguồn huy động lại không ổn định, do đó nguồnvốn mà Ngân hàng huy động được là kém chất lượng.

Môi trường văn hoá:

Môi trường văn hoá bao gồm phong tục, tập quá, thói quen của mộtquốc gia được cấu thành từ quá khứ, kéo dài sang hiện tại Tất cả cũng sẽảnh hưởng đến việc huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn của các NHTM Đặcbiệt tập quán tiêu dung ảnh hưởng đến một cách rõ rệt Nếu ở những vùngdân cư người ta quen sủ dụng tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ là chínhthì việc huy động tiền gửi của Ngân hnàg gặp nhiều khó khăn Ngược lại, ởnhững vùng mà người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì

họ gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn, do đó tiền gửi Ngân hàng sẽ tăng lên.Các nước phát triển thì người dân có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng đểhưởng những tiện ích, dịch vụ của Ngân hàng và trong tiềm thức của họviệc đó không thể thiếu được trong cuộc sống, nhưng ở những nược đangphát triển như Việt nam thì thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn rất phổbiến, do dó việc thu hút nguồn vốn của Ngân hàng thưong mại còn hạn chếnguồn từ dân cư Như vậy môI trường văn hoá, tâm lý thói quen, tiêu dùngcủa người dân cũng ảnh hưởng lớn đến việc thu hút vốn của Ngân hàng

MôI trường công nghệ:

Trong thời đại bùng nổ thông tin thì khoa học công nghệ đóng một vaitrò quan trọng rất lớn đến đến sự phát triển nền kinh tế nói chung và sựphát triển của hệ thống Ngân hàng nói riêng Các Ngân hàng sẽ phảI ápdụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để có thể đưa ra những sản phẩmtiện ích nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhất với chi phí rẻ nhất…từ

đó mới có thể thu hút nguồn vốn một cách dễ dàng nhất

b Nhân tố chủ quan.

Chiến lược, chính sách kinh doanh của NHTM

Trang 22

Mỗi Ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụthể Chiến lược kinh doanh cần được xây dựng trên việc Ngân hàng xácđịnh vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được đIểm mạnh, đIểmyếu, cơ hội thách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môI trườngkinh doanh đúng dắn, các nguồn được khai thác tối đa thì hoạt động vốn sẽphát huy tối đa được hiệu qủa Hệ thống các chính sách có liên quan đếnhuy động vốn bao gồm:

Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng, chi phí dịch vụhay gọi chung là chính sách giá các sản phẩm và dịch vụ tài chính Ngânhàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như là công cụ quan trọng trongviệc huy động tiền gửi, thay đổi quy mô nguồn vốn

Các chính sách liên quan dến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi của Ngânhàng, Nhóm chính sách này nhằm đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cungứng và chất lượng các dịch vụ đó: chất lượng tàI khoản, kỳ hạn và các dịch

vụ liên quan đến tiền gửi, rút tiền tự động, giao dịch tại nhà, rút ngắn thờigian thanh toán

Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp khách hàng để thấy đượchình ảnh của Ngân hàng Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo của nhânviên giao dịch, hệ thống thanh toán được bố trí một cách khoa học là nhữngđIều cần thiết để giữ vững khác hàng và có thêm những khách hàng mới

có hiệu quả nhất Mặt khác, do quản lý tốt nên trong quá trình hoạt độngNgân hàng đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, từ đó có điều kiện thuhút khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền

Trang 23

 Lãi suất huy động vốn

Đối với người gửi tiền là các doanh nghiệp, họ gửi tiền vào Ngân hàngvới mục đích thanh toán thì lãi suất không phải là vấn đề họ quan tâm lớnnhất đó là việc sử dụng các dịch vụ từ Ngân hàng và loại tiền gửi này gọi

là tiền gửi không kỳ hạn Bên cạnh tiền gủi không kỳ hạn thì vốn huy độngcủa Ngân hàng bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp và tiềngửi tiết kiệm của dân cư Bộ phận này gửi tiền vào Ngân hàng với mục đíchhưởng lãi suất là vấn đề họ rất quan tâm và bộ phận này rất nhạy cảm vớilãi suất

Để tạo được nhiều vốn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình, cácNHTM phải có chính sách lãi suất hợp lý sao cho lãi suất huy động vừađảm bảo kích thích người gửi tiền vừa phù hợp với lãI suất cho vay Hiệnnay, một số Ngân hàng để thu hút khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền đã

sử dụng chính sách lãi suất rất linh hoạt, chia nhỏ lãi suất theo thời hạnkhác nhau Tuy nhiên, sự tăng giảm này chỉ giới hạn trong một biên độnhất định vì nó phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có lãi

 Mạng lưới phục vụ và các hình thức huy động vốn

Với những Ngân hàng sát địa bàn dân cư hoặc gần với trung tâmthương mại thì sẽ có thuận lợi hơn khi thu hút vốn Mạng lưới huy độngcủa các Ngân hàng thường thể hiện thông qua việc tổ chức các quỹ tiếtkiệm Khi có tiền nhàn rỗi dân cư thường đưa ra cá quầy tiết kiệm gần nhà

họ nhất để gửi Mạng lưới huy động rộng rãi sẽ tạo đIều kiện thu hút vốnnhàn rỗi của nhân dân Mở rộng quy mô, tăng cường phát triển nguồn vốn,Ngân hàng không thể bỏ qua yếu tố mở rộng mạng lưới hoạt động Việc

mở thêm chi nhánh là quan trong hàng đầu nhưng việc mở ở đâu cũng quantrọng không kém, Thông thường phải được mở ở mặt đường nơi đông dân

cư để tạo sự thuận tiện cho khách hàng, đối với Ngân hàng lớn thì nên mởchi nhánh ngay tại trụ sở để phục vụ khách hàng tốt hơn và tạo quan hệ mậtthiết với khách hàng

Trang 24

Để thu hút tối đa các nguồn vốn trong nền kinh tế thì NHTM phải đadạng hoá hình thức huy động Hình thức huy động càng phong phú thìNgân hàng càng dễ huy động và các nguồn huy động càng phong phú hơn.Ngân hàng có thể huy động bằng cách phát hành tráI phiếu, kỳ phiếu, huyđộng tiền gửi tiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn khác nhau cho cácloại tiền gửi tiết kiẹm có kỳ hạn…

 Uy tín Ngân hàng và trình độ công nghệ Ngân hàng:

Có thể gọi đây chính là tài sảnvô hình của Ngân hàng Uy tín baogồm: uy tín Ngân hàng trong hệ thống, của các thành viên trong Hội đồngquản trị, Ban giám đốc Sự nổi tiếng của Ngân hàng là tài sản quý tronghoạt động huy động vốn, tiết kiệm chi phí huy động( thực tế khi Ngân hàng

có tiếng tăm, họ dễ dàng thu hút vốn hơn so với các Ngân hàng khác ngay

cả khi lãi suất tiền gửi của Ngân hàng đó đưa ra thấp hơn)

Trình độ công nghệ của Ngân hàng bao gồm cơ sở vật chất phục vụNgân hàng, các loại hình dịch vụ Ngân hàng cung ứng, trình độ nghiệp củacán bộ, nhân viên Ngân hàng Cơ sở vật chất của Ngân hàng khang tranghiện đại, công nghệ tiên tiến mang lại lợi ích thiết thực cho kinh doanh, tạođiều kiện thuận lợi phục vụ khách hàng Thực tế khách hàng sẽ yên tâmhơn khi gửi vào Ngân hàng có trình độ công nghệ hiện đại, và khi kháchhàng đã thực sự yên tâm gửi tiền thì Ngân hàng dễ dàng trong việc huyđộng vốn

Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH.

2.1 Khái quát về Ngân hàng đầu tư Hà thành.

2.1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của chi nhánh Hà thành.

Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng ĐT-PT HàThành một phần gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng đầu tư

Trang 25

và phát triển Việt nam Do vậy, trước hết chúng ta sơ qua quá trình hìnhthành và phát triển của Ngân hàng ĐT-PT Việt nam như sau:

Giai đoạn 1957-1994: Đây là giai đoạn hình thành và phát triển củaNgân hàng đầu tư phát triển Việt nam

Ngày 26/4/1957, Thủ tướng chính phủ ký nghị định 177-TTG thànhlập ‘Ngân hàng kiến thiết Việt nam’ tại Bộ tài chính thay thế cho ‘Vụ cấpvốn kiến thiết cơ bản’ Ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán vàquản lý vốn do Nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, nhằm thực hiện các kếhoạch phát triển và hỗ trợ công cuộc chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

Năm 1957-1981, Ngân hàng là một cơ quan của Bộ tàI chính Bờygiờ, hoạt động của Ngân hàng nặng nề về kiểm soát và thanh toán các côngtrình xây dựng cơ bản hơn là cho vay, nặng nề đánh giá và quản lý trước vàtrong khi cung ứng vốn, coi nhẹ quản lý sau khi cung ứng vốn Ngân hàngkhông mang bản chất là một Ngân hàng

Ngày 24/6/1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 259-CP vềviệc chuyển Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt nam trực thuộc Ngânhàng Nhà nước Việ nam Với quyết định này Ngân hàng được tổ chức củaDoanh nghiệp Quốc doanh, nhiệm vụ mới của Ngân hàng là thu hút vàquản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình dongân sách cấp hoặc không đủ vốn tự có, đại lý thanh toán và kiểm soát cáccông trình thuộc diện ngân sách đầu tư, Ngân hàng vẫn chưa thực hiệnnhiệm vụ kinh doanh

Ngày 14/11/1990 Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ra quyết định thànhlập Ngân hàng ĐT&PT thay thế Ngân hàng Đầu tư và kiến thiết cũ Bâygiờ, Ngân hàng có chức năng hy động vốn trung và dàI hạn trong nước,nước ngoàI và nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước cho vay các dự án chủ yếutrong lĩnh vực đầu tư và phát triển

Trang 26

1990-1994: Vẫn chủ yếu là cơ chế Ngân hàng chuyên doanh lĩnh vựcxây dựng cơ bản như xây dưng cầu, đường, bệnh viện, trường học…theo

cơ chế cấp phát

Giai đoạn 2: 1995-2002: Có một số dự án theo chỉ định của Chínhphủ Đặc thù của giai đoạn này là từ cho vay theo dự án gắn với kháchhàng vay vốn trung dàI hạn đến phát triển trở thành một Ngân hàng thươngmại Nhà nước với hoạt động kinh doanh ngày một đa dạng, phong phú hơn

Năm 1997: Khi đIều lệ được phê duyệt Ngân hàng ĐT-PT Việt namchuyển mình sang kinh doanh đa năng tổng hợp là Ngân hàng thương mạithì Ngân hàng đầu tư mới hoạt động cấp phát, cho vay theo chính sách củaChính phủ nhưng bây giờ kinh doanh theo thị trường tức là huy động vốn,

tự cho vay và hoạt động kinh doanh đa dạng hơn, khách hàng phong phúhơn

Giai đoạn 2003- nay: Thực hiện theo nghị quyết số 14- NQ/TW vềtiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo đIều kiện pháttriển kinh tế tư nhân Về chính sách tàI chính, tín dụng, nghị quyết nhấnmạnh: ‘Thực hiện chính sách tàI chính, tín dụng đối với kinh tế tư nhânbình đẳng với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác,đảm bảo đểkinh tế tư nhân tiếp cận và được hưởng các chính sách ưu đãI của Nhànước cho kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho đầu tưtheomục tiêu được Nhà nước khuyến khích…Sớm ban hành quy định củaNhà nước về cơ chế tàI chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó códoanh nghiệp tư nhân…kinh tế tư nhân được dùng tàI sản hình thành từvốn vay để thế chấp vay vốn Ngân hàng Đơn giản hoá thủ tục cho vay đIliền với dịch vụ thanh toán, bảo lãnh tư vấn cho kinh tế tư nhân …’

Thực hiện đề án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 2001-2005 và tầmnhìn 2010, Ngân hàng ĐT-PT Việt nam đã xác định rõ cơ cấu khách hànggiữ vai trò rất quan trọng, nhất là việc thực hiện hội nghị trung ương V của

Trang 27

Đảng Hội đồng quản trị, Ban giám đốc đã quyết định thành lập và đưa vàohoạt động đơn vị thành viên thứ 76 của mình - chi nhánh ĐT-PT Hà Thành.

Căn cứ quyết định số 3167/QĐ- HĐQT ngày 1/9/2003 của hội đồngquản trị Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam về việc mở chi nhánhNgân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành Chi nhánh NHĐT-PT Hà Thànhchính thức khai trương và đI vào hoạt động từ ngày 16/9/2003 Chi nhánhcấp 1 trực thuộc Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam được tổ chức vàhoạt động như một chi nhánh ĐT-PT Việt Nam Chi nhánh Hà Thành đượcnâng cấp trên cơ sở nâng cấp hoạt động của PGD trung tâm trực thuộcSGD NHĐT-PT Việt Nam với định hướng là chi nhánh đi đầu trong hệthống NHĐT-PT Việt Nam hoạt động theo mô hình bán lẻ, tập trungchuyên sâu trong lĩnh vực phục vụ các nhu cầu về vốn và dịch vụ tiện íchNgân hàng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khu vực dân doanh

Chi nhánh Ngân hàng ĐT-PT Hà Thành có trụ sở chính tại 34BHàng BàI, quận Hoàn Kiếm , Hà nội, Việt nam Có 5 phòng giao dịch và 3quỹ tiết kiệm, với mô hình hoạt động thực hiện triển khai hoạt động theo

mô hình hiện đại, gồm 1 cửa và 3 khối

 Nội dung hoạt động:

Chi nhánh Hà Thành tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch

vụ Ngân hành được quy định cho NHĐT-PT Việt Nam trong đIều lệ về tổchức và hoạt động của NHĐT-PT Việt Nam cụ thể:

- Huy động vốn: Huy động vốn dàI hạn, trung hạn ngắn hạn bằngđồng Việt Nam và bằng ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nướcdưới các hình thức:

Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gưỉ không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và dân cư

Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định

- Cho vay: cho vay dàI hạn, trung han, ngắn hạn bằng đồng Việtnam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình phù

Trang 28

hợp với quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước và quy địnhcảu NHĐT-PT Việt Nam.

- Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn

- Đồng tàI trợ đầu mối đồng tàI trợ theo quy định

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng theo quy định củaNHĐT-PT Việt Nam

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốctế

- Thự hiện các dịch vụ Ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư chocác dự án theo yêu cầu của khách hàng

- Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và cácdịch vụ Ngân hàng đối ngoại tệ… ?

- Làm các dịch vụ cất giũ bảo quản và quản lý các giấy tờ có giá vàcác tàI sản quý cảu khách hàng

Chi nhánh dược thực hiện các hoạt động dưới đây sau khi được sựchấp nhận của Tổng giám đốc NHĐT-PT Việt nam giao cụ thể:

- Vay vốn của ttổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt nam và củacác tổ chức tín dụng nước ngoàI

- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi kỳ phiếu, tráI phiếu trong nước

và quốc tế

- Cho vay bảo lãnh đồng tài trợ đầu mối đồng tài trợ trên mức ủyquyền

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh hoặc táI bảo lãnh cho các tổ chức,

cá nhân ngoàI nước, trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng cho cácdoanh nghiệp nước ngoàI tahm gia dự thầu thực hiện hợp đồng tạiViệt nam

- Đầu tư sửa chữa, cảI tạo, nâng cấp tàI sản thế chấp cầm cố đãchuyển thành tàI sản do NHĐT-PT Việt nam quản lý để sử dụnghoặc kinh doanh

Trang 29

- Đầu tư dưới hình thức góp vốn, liên doanh, mua cổ phần và cáchình thức đầu tư khác ra ngoàI NHĐT-PT Việt nam

- Kinh doanh vàng bạc trên thị trường trong nước và quốc tế teoquy định của NHNN

- Thực hiện các hoạt động khác thuộc thẩm quyền của NHĐT-PTViệt nam

Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốcNHĐT-PT Việt nam giao

vị được NHĐT-PT Việ nam chọn là một trong bảy đơn vị đầu tiên áp dụng

dự án hiện đại hoá của toàn hệ thống

Trang 30

Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Thành

TTTM

Phòng tàichính kếtoán

P tổ chứchànhchính

Tổ kiểmtra nội bộ

Phòng dịch

vụ kháchhàng

Phòng kếhoạch vànguồn vốn

định

Trang 31

Các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban như sau:

a Khối tín dụng sau khi chương trình dự án hiện đại hoá vận hành ổn

định, các phòng tín dụng được bố trí gồm 1-2 phòng trong đó có một phòngtín dụng cá nhân, khách hàng đặc biệt và một phòng tín dụng doanh nghiệp:

a1 Phòng tín dụng:

- Tín dụng doanh nghiệp

+ Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng

Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng làdoanh nghiệp theo đối tượng khách hàng được phân cho từng phóng, tiếpnhận các thông tin phản hồi từ khách hàng

Nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ sau đó chuyểnđến phòng ban có liên quan để thực hiện theo chức năng Sau đó tiến hàngđánh giá khách hàng, quyết định cho vay trong hạn mức được giao hoặctrình các khoản cho vay, bảo lãnh tài trợ thương mại Cán bộ tín dụng cónhiệm vụ quản lý hậu giảI ngân, thực hiện cho vay thu nợ theo quy định

Duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng củ khách hàng

Đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng

Chăm sóc toàn diện khách hàng là doanh nghiệp, tiếp nhận yêu cầu về tất

cả dịch vụ Ngân hàng chuyển đến các phòng liên quan giảI quyết nhằmthoả mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng

Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho từngphòng thẩm định- quản lý tín dụng, tham gia xây dưng chính sách tín dụng Lập báo cáo về tín dụng theo quy định

Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc phân công

- Bộ phận tác nghiệp

Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tàI khoản của khách hàng và

mở tàI khoản tiền vay

Nắm được các dữ liệu về khoản cho vay vào hệ thống chương trìnhphần mềm ứng dụng

Trang 32

Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các giao dịch được nhập vào

hệ thống chương trình ứng dụng của Ngân hàng

Đảm bảo cơ sở dữ liệu về các khách hàng và các khoản vay trong hệthống luôn chính xác cập nhật

Xem xét định kỳ và áp dụng các quy trình hướng dẫn nội bộ về quảntrị tác nghiệp các khoản cho vay

Thực hiện lưu giữ hồ sơ tín dụng

Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vayphục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của chi nhánh Hà Thành, của NHĐT-

PT Việt nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Nhiệm vụ tín dụng dân cư

Thực hiện các chức năng nhiệm vụ như nhiệm vụ tín dụng doanhnghiệp đối với đối tượng khách hàng là các cá nhân ( bao gồm cả cho vaycầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, chứng từ có giá…)

a2 Tài trợ thương mại

Trên cơ sở các hạn mức khoản vay, bảo lãnh, L/C đã đựơc phêduyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tàI trợ thương mại phục vụ các giaodịch thanh toán xuất khẩu cho khách hàng

Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng

Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các Ngân hàng nước ngoàI

Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại

Lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định

Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng

Trang 33

+ Mở tài hoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử ký tất cả các yêu cầucủa khách hàng về tàI khoản hiện tại và tàI khoản mới

+ Thực hiện các gioa dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại

tệ của khách hàng theo thẩm quyền đựoc giám đốc giao

+ Thực hiện các giao dịch thu đổi vàmua bán ngaọi tệ giao ngay đốivới khách hàng theo thẩm quyền được giám đốc giao

+ Thực hiện các giao dịch thanh toán chủen tiền, bán thẻ ATM, thẻtín dụng…cho khách hàng

+ Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng

+ Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với kháchhàng

b2 Nhiệm vụ dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cácdoanh nghiệp, tổ chức khác, như sau:

- Thực hiện việc giảI ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chứctrên cơ sở hồ sơ giảI ngân được duyệt

- Mở tàI khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý cácyêu cầu của khách hàng về tàI khoản hiện tại và tàI khoản mới

- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền gửi bằngnội tệ, ngoại tệ của khách hàng

- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền…cho khách hàng

- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng

- Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với kháchhàng

b3 Tổ tiền tệ- kho quỹ

Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: quản lý quỹ nghiệp vụ củachi nhánh, thu- chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý, quản

lý chứng chỉ có giá, hồ sơ thế chấp, cầm cố, thực hiện các dịch vụ tiền tệ,kho quỹ cho khách hàng…

Trang 34

c Khối hỗ trợ kinh doanh

- Thẩm định đánh giá tàI sản đảm bảo nựo vay

- Thư kí Hội đòng tín dụng, Hội đòng xử lý rủi ro…của chi nhánh HàThành

- Giám sát chất lượng khách hàng xếp loại rủi ro của khách hàng vay

và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

- Định kỳ kiểm soát phòng tín dụng trong việc giảI ngân vốn vay vàkiểm tra, theo dõi sử dụng vôns này củ doanh nghiệp

- Quản lý, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và củatoàn bộ chi nhánh Hà Thành

- Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị củatàI sản đảm bảo và các khoản vay đén hạn

- Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại chi nhánh

- Phân tích hoạt động các nghành kinh tế, cung cấp các thông tin liênquan đến hoạt động tín dụng, đầu mối tham mưu xây dựng các chính sáchtín dụng

- Quản lý danh mục tín dụng quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trựctiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu

- Giám sát sự tuân thủ các quy định của NHNN, quy định và chínhsách của NHĐT-PT việt nam về tín dụng và các qui định, chính sách liênquan đến tín dụng ở các phòng tín dụng

Trang 35

- Đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng

c2 Phòng kế hoạch- nguồn vốn

- Nhiệm vụ kế hoạch tổng hợp

+ Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môitruờng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinhdoanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãI suất,chính sách huy động vốn

+ Lập theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh ( 5năm, 3 năm và hàng năm ) xây dựng chương trình hành động ( năm, quí,tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Hà Thành

+ Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt độngnghiệp vụ tại chi nhánh Hà Thành

+ Đầu mối tổng hợp , phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tinphản hồi của khách hàng

+ Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro

- Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chinhánh Hà Thành, các hệ số NIM, ROA…trên cơ sở đó xây dựng chính sáchgiá cả cho sản phẩm, dịch vụ

+ Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

- Nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh

+ Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn và các quan hệ vốn củachi nhánh Hà Thành

+ Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huyđộng vốn

+ Tham mưu giúp giám đốc chỉ đạp công tác huy động vốn tại chinhánh Hà Thành

+ Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanhnghiệp gồm: giao ngay, kỳ hạn,…

Trang 36

+ Tham mưu tư vấn cho giám đốc, các phòng nghiệp vụ về việcsoạn thảo đàm phán, ký kết hợp đồng những vấn đề giảI quyết tố tụng trựctiếp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chi nhánh Hà Thành

d Quản lý nội bộ

d1 Phòng tài chính- kế toán

Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ họat động của chinhánh Hà Thành ( không trực tiếp lam nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiếtkiệm) bao gồm:

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán

và chế độ báo cáo của các phòng và đơn vị trực thuộc

Hậu kiểm ( đối chiếu, kiểm soát ) các chứng từ thanh toán của cácphòng ban tại chi nhánh Hà thành

Lập và phân tích báo cáo tàI chính, kế toán ( bảng cân đối tàI sản,báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…) của chi nhánh HàThành

Tham mưu cho giám đốc về thực hiện chế độ tài chính kế toán

Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ

Phân tích và đánh giá tài chính hiệu quả kinh doanh( thu thập, chiphí, lợi nhuận) của các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn chi nhánh HàThành

Cung cấp thông tin về tình hình tàI chính và các chỉ tiêu thanhkhoản

d2 Tổ điện toán

Trang 37

Quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theoquyết định của giám đốc, quản lý hệ thống máy móc tin học tại chi nhánh

Hà Thành, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của chi nhánh HàThành

Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh Hà Thànhvận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản lý điều hành của chinhánh

d3 Phòng tổ chức- hành chính

- Nhiệm vụ tổ chức cán bộ

+ Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độchính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụnglao động

+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triểnmạng lưới, thành lập giảI thể các đơn vị trực thuộc của chi nhánh Hà Thành+ Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt độngcủa chinhánh Hà Thành

+ Tham mưu cho giám đốc việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự phùhợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu hoạt độngcủa chi nhánh Hà Thành

+ Quản lý theo dõi bảo mật hồ sơ lý lịch nhận xét cán bộ nhân viên+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của chi nhánh, bốtrí cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo theo qui định

- Nhiệm vụ hành chính

+ Thực hiện nhiệm vụ công tác hậu cần cho chi nhánh Hà Thành như:

lễ tân, vận tải quản lý phương tiện,…phục vụ cho hoạt động kinh doanh

+ Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho con người, tài sản,tiền bạc của chi nhánh Hà Thành và kách hàng đến giao dịch tại chinhánh

d4 Kiểm tra kiểm toán nội bộ

Trang 38

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm toán nội bộ tại trụ sở chinhánh Hà Thành và tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh Hà Thành

- Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại chi nhánh HàThành

- Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại chi nhánh theo quy chếhoạt động kiểm tra- kiểm toán nội bộ

- Tư vấn cho giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt độngcủa chi nhánh giúp chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả

Thuận lợi: Chi nhánh đi vào hoạt động với đội ngũ trẻ có năng lực,năng động dễ tiếp nhận các công nghệ rất phù hợp với định hướng hoạtđộng của chi nhánh Hà Thành là Ngân hàng bán lẻ, ứng dụng công nghệvào quản lý để tạo sản phẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệquốc tế, là Ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ Ngân hàng,các sản phẩm dịch vụ mới như thẻ thanh toán, ATM, homebanking, pháttriển chi nhánh thành hình mẫu về mô hình hoạt động cả một Ngân hànghiện đại theo tiêu chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Khó khăn: bên cạnh những thuận lợi trên, Ngân hàng còn gặp một sốkhó khăn sau:

Là chi nhánh thuộc quận Hoàn Kiếm trung tâm thủ đô nơi có tiềmlực và công nghệ hiện đại, mạng lưới rộng, khách hàng và thị phần đã phân

Trang 39

chia ổn định Là chi nhánh mới nên vốn và khách hàng nhỏ bé, mạng lướihoạt động còn mỏng, cán bộ còn thiếu.

Tuy nhiên chi nhánh Hà Thành đã nỗ lực hết sức mình để đi vào hoạtđộng và tới 12/2003 đã thu được một số kết quả chủ yếu như sau:

a Hoạt động huy động vốn:

Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệthống Ngân hàng nói chung và của Ngân hàng ĐT-PT Hà Thành nói riêng.Bởi nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là nguồn vốn huy độngdưới các hình thức: tiền gửi, tiền vay…do đó hoạt động kinh doanh củaNgân hàng phụ thuộc phần lớn vào công tác huy động vốn: khả năng, quy

mô huy động vốn, nghĩa là kết quả huy động vốn quyết định đến đầu tư, sửdụng vốn Ngân hàng đã sử dụng các hình thức huy động vốn như: huyđộng tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn của các tổ chức kinh tế, cánhân bằng VND và ngoại tệ; phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, dài hạn; chứngchỉ tiền gửi, trái phiếu Ngân hàng Nguồn vốn huy động của Ngân hàng đãkhông ngừng tăng lên qua các năm:

Bảng 1: Kết quả huy động vốn qua 3 năm 2003, 2004, 2005

Đơn vị: triệu đồng

Tổng nguồn vốn huy động 741.885 2.326.512 2.120.249Mức tăng (giảm) so với năm

Trang 40

0 500000

(Biểu đồ biểu diễn kết quả huy động vốn 3 năm: 2003 2004, 2005)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn hoạt động của Ngân hàngĐầu tư Hà Thành liên tục tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn nămtrước, cụ thể là:

Năm 2003 tổng nguồn vốn huy động là 741.885 triệu đồng Năm

2004 là 2.326.512 triệu đồng và đạt 2.120.249 vào năm 2005, tương ứngvới tỷ lệ tăng là 313,56% và 91,13% Ta nhận thấy từ năm 2003 đến 2004

là có sự tăng lên của nguồn vốn huy động nhưng sang năm 2005 lại giảm

đi, tuy nhiên sự giảm này là do sự giảm của một lượng đáng kể tiền gửikhông kì hạn, nguyên nhân là do Ngân hàng đầu tư Hà Thành là Ngân hàngphục vụ cho trung tâm chứng khoán nên lượng tiền gửi thanh toán là luônkhông ổn định, có sự thay đổi hằng ngày Bên cạnh đó, các doanh nghiệpgửi tiền ở Hà Thành cũng như các cá nhân gửi tiền vì mục đích thanh toánkhi có sự rút tiền hoặc thanh toán tiền hàng hay gửi vào thì cũng làm biếnđộng đáng kể số lượng tiền gửi không kì hạn này Còn tiền gửi có kì hạnvẫn có sự tăng lên giữa các năm thì vẫn đảm bảo lượng tiền

b Hoạt động tín dụng:

Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng của Ngânhàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối lại các nguồn vốn trongnền kinh tế một cách hợp lý giúp Ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung

Ngày đăng: 05/12/2012, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng- Học viện Ngân hàng- NXB thống kê Hà nội, 2002 Khác
2. Quản trị Ngân hàng thương mại- Peter S.Rose- NXB Tài chính Hà nội 2004 Khác
3. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại- David Cox- NXB chính trị quốc gia, 1997 Khác
4. Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính- Frederic Miskin- NXB Khoa học kỹ thuật, 1999 Khác
5. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng- Học viện Ngân hàng- NXB Thống kê, 2004. Báo và tạp chí Khác
5. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ 6. Tạp chí tài chính Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn hoạt động của Ngânhàng Đầu tư Hà Thành liên tục tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm  trước, cụ thể là: - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành
ua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn hoạt động của Ngânhàng Đầu tư Hà Thành liên tục tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là: (Trang 40)
Bảng 2: Tình hình chovay của chinhánh qua các năm 2003, 2004,2005 - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành
Bảng 2 Tình hình chovay của chinhánh qua các năm 2003, 2004,2005 (Trang 41)
Bảng 4: Kết quả thu phí dịch vụ qua các năm 2003, 2004,2005 Chỉ tiêu31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành
Bảng 4 Kết quả thu phí dịch vụ qua các năm 2003, 2004,2005 Chỉ tiêu31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 (Trang 43)
Bảng 5: Số liệu huy động vốn của TCKT và cá nhân theo thời gian - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành
Bảng 5 Số liệu huy động vốn của TCKT và cá nhân theo thời gian (Trang 45)
Bảng 6: Số liệu huy động kỳ phiếu qua các năm 2003, 2004, 2005 - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành
Bảng 6 Số liệu huy động kỳ phiếu qua các năm 2003, 2004, 2005 (Trang 46)
Bảng 8: Nguồn vốn phân theo VNĐ và ngoại tệ - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành
Bảng 8 Nguồn vốn phân theo VNĐ và ngoại tệ (Trang 50)
Qua phân tích ở trên chúng ta thấy, bằng các hình thức huy động phong phú , đa dạng, cố gắng ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của  khách hàng - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành
ua phân tích ở trên chúng ta thấy, bằng các hình thức huy động phong phú , đa dạng, cố gắng ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng (Trang 51)
Bảng 10: Tình hình huy động vốn và chovay ngắn hạn - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành
Bảng 10 Tình hình huy động vốn và chovay ngắn hạn (Trang 52)
Bảng 10:  Tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư - phát triển Hà Thành
Bảng 10 Tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w