Thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành thép được x
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Ngành thép được xác định là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, ngành thép đang gặp rất nhiều khó khăn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan như: năng lực sản xuất còn yếu kém, trang thiết bị còn lạc hậu, những biến động của thị trường thế giới Để đối phó với tình hình đó, không thể thiếu được sự chỉ đạo và hỗ trợ từ nhà nước; cũng như sự phối hợp, liên kết giữa các đơn vị sản xuất trong nước.
Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập từ những năm đầu thập kỷ 90, là đơn vị có vai trò tiên phong, dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất thép của nước ta Hàng năm, Tổng công ty Thép Việt Nam đã cung ứng cho thị trường trong nước một lượng thép lớn; đáp ứng tương đối nhu cầu về thép trong nước; nộp ngân sách hàng trăm tỷ đồng Trong những năm qua, Tổng công ty luôn chú trọng đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh và củng cố uy tín trên thị trường
Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty, được sự giúp đỡ từ các anh chị, cô chú trong Tổng công ty cũng như sự hướng dẫn của Thạc sĩ Phan Thu Hiền, em đã tổng hợp một số báo cáo phân tích và nghiên cứu để rút ra được những nhận định chung về Tổng công ty, về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình đầu tư phát
triển tại Tổng công ty Qua đó em đã lựa chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)- Thực trạng và giải pháp”
Đề tài của em gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam.
Chương II: Một số giải pháp tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam.
Trang 2Do thời gian tìm hiểu về công ty hạn hẹp ,trong báo cáo của em vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và phê bình của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
I.Khái quát về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và vài nét về ngành thép Việt Nam
1.Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, khái niệm cạnhtranh đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, trao đổi hànghoá và phát triển kinh tế thị trường.
Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về cạnh tranh, theo từ điển Kinh Doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “Sự ganh đua, kình địch giữa các nhà Kinh Doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại Khách Hàng về phía mình” Theo quan điểm này, cạnh tranh được hiểu là các mối quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy Khách Hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
Cạnh tranh xuất phát từ hai điều kiện cơ bản là phân công lao động xã hội vàtính đa nguyên chủ thể lợi ích kinh tế, điều này làm xuất hiện các cuộc đấu tranh giành lợi ích kinh tế giữa người sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các tổ chức trung gian, thực hiện phân phối lại các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Cuộc đấu tranh này dựa trên sức mạnh về tài chính, kỹ thuật công nghệ, chất lượng đội ngũ lao động, quy mô hoạt động của từng chủ thể Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, với người sản xuất Kinh Doanh là lợi nhuận và với người tiêu dùng là tiện ích tiêu dùng.
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi nghành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia vv điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn
Trang 4tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân
- Ở Phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống mỹ thì Cạnh tranh đối với một quốc giá là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng đợc thu nhập thực tế của người dân nứơc đó.
- Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là" Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổn sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian.
Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra các điểm hội tụ chung sau đây.
Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:
- Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiên và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hớng đến chiếm đoạt Trong nền kinh tế, với chủ thể canh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tưng tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia canh tranh đều có thể làm ra và đợc người mua chấp nhận Còn với các chủ thể cạnh tranh bên muc là giành giật muc được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình.
- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các dianh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông kệ kinh doanh ở trên thị trường Còn giữa người mua với người muc, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua.
Trang 5- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh) Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một nghành) hoặc rộng (một nước, giữa các nứơc)
Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng đến nay vẫn là khái niệm chung chung và khó đo lường, theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, “năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa: “năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khuvực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”.
Để tạo dựng và phát triển năng lực cạnh tranh một cách có hiệu quả cần phân định rõ năng lực cạnh tranh ở mỗi cấp độ khác nhau Trên lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh được tiếp cận trên 5 cấp độ: Toàn cầu, quốc gia, ngành, doanh nghiệp, sản phẩm.
* Quốc gia: Năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế tương đối bền vững cà các đặc trưng kinh tế khác.
* Ngành: Khả năng của một ngành tồn tại và phát triển bền vững, các đặc trưng kinh tế, khi các quá trình kinh tế nội sinh thay thế lẫn nhau.
* Doanh nghiệp: Khả năng bù đắp chi phí duy trì lợi nhuận được đo bằng thị phần của sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó trên thị trường.
Các doanh nghiệp của Việt Nam có đặc trưng đều chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các điều kiện về vốn, năng lực công nghệ và thị trường vẫn còn thấp, điều này đã cản trở nhiều cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp Nhưng mặt khác, đối với các doanh nghiệp nhỏ khi môi trường kinh doanh mở cửa tính đa dạng
Trang 6của nhu cầu cũng tạo ra nhiều nhóm khách hàng có nhu cầu tại chỗ riêng biệt để chuyển đổi, hơn nữa các doanh nghiệp vừa cà nhỏ thường có tính linh hoạt cao, dễ thích nghi với các điều kiện kinh tế chính trị thay đổi Như vậy, bên cạnh những mặt hạn chế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể phát huy những lợi thế về tính độc đáo đơn nhất và đáp ứng các nhu cầu tại địa phương mình.
Một số chỉ số so sánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp:
- Chỉ số về công suất: năng suất lao động tổng hợp, năng suất lao động của từng nhân tố cấu thành nên sản phẩm.
- Chỉ số về công nghệ: chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, mức độ hiện đại hóa các máy móc thiết bị…
- Chỉ số đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, chính sách marketing
+ Sản phẩm: Chất lượng sản phẩm, sự khác biệt giữa các sản phẩm như thế nào, giá trị thương hiệu, mức độ cải tiến, mức độ phát triển và cung ứng những sản phẩm mới.
+ Giá: độ linh hoạt, sự mềm dẻo trong các quyết định điều chỉnh giá…
+ Hình thức tiêu thụ và phân phối sản phẩm: Thiết kế và kiểm soát các kênh phân phối, hạ tầng cơ sở tại các kênh phân phối, hiệu quả hoạt động tại đó…
+ Các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến khuyếch trương sản phẩm: Khuyến mại, quảng cáo sản phẩm…
- Chính sách đánh giá sự ổn định, nguồn cung ứng đầu vào và những nhân tố ảnh hưởng khác:
+ Sự tin tưởng của khách hàng+ Sự tin cậy của nhà cung cấp+ Chuyên môn hóa sản phẩm+ Tổ chức sản xuất
+ Năng lực R&D
+ Kĩ năng của nhân viên
+ Năng lực nghiên cứu thị trường+ Giao hàng đúng hạn
Trang 7+ Sự hỗ trợ của chính phủ+ Mạng lưới phân phối+ Năng lực tổ chức+ Cấu trúc sở hữu+ Dịch vụ sau bán
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
2.1.Yếu tố bên ngoài
* Sự cạnh tranh giữa các hãng: số lượng, chất lượng sản phẩm của công ty bạn, cạnh tranh theo tranh giành hay hướng thiện Dựa vào việc nghiên cứu điều này, doanh nghiệp sẽ chia các công ty của bạn thành những nhóm chiến lược, từ đó đề ra các giải pháp cạnh tranh đối với từng nhóm chiến lược.
* Sự gia nhập của các đối thủ tiềm ẩn* Sức ép của các nhà cung cấp
* Khả năng thay thế của sản phẩm* Cơ chế hoạt động của Bộ, ngành.
2.2.Yếu tố bên trong
Năng lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự, marketing, điều hành quản trị kinh doanh, cơ cấu tổ chức sản xuất, văn hóa tổ chức của công ty, hoạt động R&D, uy tín, danh tiếng của công ty và sản phẩm do công ty cung ứng đều là những yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty.
Như vậy toàn bộ các nhân tố bên trong và bên ngoài này đã tạo ra nguồn sức mạnh từ bên trong giúp công ty phát triển năng lực cạnh tranh của mình Điều này càng được thể hiện rõ trên mô hình chứa giá trị sau:
Trang 8Mô hình giá trị sản phẩm:
Hệ thống các chỉ số của công tyNăng lực tài chính
Quản trị nguồn nhân lựcPhát triển khoa học công nghệThể chế hành chính
Hậu cần đầu vào
Tổ chức SX- KD
Hậu cần đầu ra
Marketing Dịch vụ sau bán
(Nguồn: Tạp chí cộng sản số 21 (141) năm 2007)
Theo mô hình này, giá trị gia tăng mà mỗi doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng của mình là sự hợp nhất đầy đủ các bộ phận trên Vì vậy 1 doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cần phải đáp ứng tốt các nhân tố trên, mọi giải pháp đưa ra cần gắn liền với các nhân tố trên.
3.Vài nét về ngành thép Việt Nam
3.1.Tầm quan trọng của ngành thép
Sự ra đời của kim loại thép đã góp phần lớn vào quá trình phát triển của loài người Kể từ khi công nghệ luyện thép đạt đến tầm cao mới là lúc kết cấu của thép trở nên vững chắc hơn, thép đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các công trình xây dựng cầu đường, nhà cửa và dần thay thế các nguyên liệu xây dựng khác như đá và gỗ bởi đặc tính vững chắc và dễ tạo hình của thép Hơn nữa thép cũng là nguyên vật liệu chính cho các ngành công nghiệp khác như đóng tàu, phương tiện vận chuyển, xây dựng nhà máy và sản xuất máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người.
Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các quốc gia đều dành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành thép Bởi thép được coi là nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp khác Với mục tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã coi ngành sản xuất thép là ngành công nghiệp KHÁCH HÀNGGiá trị
Trang 9trụ cột của nền kinh tế, đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của các ngành công nghiệp khác và tăng cường xuất khẩu Bên cạnh đó, Chính phủ dành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào ngành thép nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn và nhân lực còn rỗi của các ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.
3.2.Lịch sử ngành Thép Việt Nam
Ngành thép Việt Nam manh nha từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX với mẻ gang đầu tiên của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên do phía Trung Quốc trợ giúp Mặc dù năm 1963 mẻ gang đầu tiên được ra đời những mãi đến năm 1975, Việt Nam mới có được sản phẩm thép cán Sau đó, thời kỳ 1976- 1989 là thời gian mà ngành thép không có bước tiến đáng kể, chỉ phát triển ở mức cầm chừng Nguyên nhân của sự phát triển cầm chừng này phải kể đến tình hình khó khăn của nền kinh tế, đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng, nông nghiệp được ưu tiên trước nhất Bên cạnh đó, Việt Nam là nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, được ưu tiên nhập khẩu thép với giá rẻ từ Liên Xô cũ và các nước XHCN khác Do thép nhập khẩu rẻ hơn nhiều so với sản xuất trong nước nên Việt Nam chọn phương án nhập khẩu thép để đáp ứng nhu cầu trong nước, vì vậy mà ngành thép không phát triển Sản lượng chỉ duy trì ở mức 40.000- 85.000 tấn/năm.
Do thực hiện chủ trường đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa của Chính phủ, thời kỳ 1989- 1995, ngành thép đã bắt đầu có bước tăng trưởng đáng kể, sản lượng thép sản xuất trong nước vượt ngưỡng 100.000 tấn/năm Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành thép là sự ra đời của Tổng công ty Thép Việt Nam vào năm 1990 Tổng công ty được thành lập với mục đích thống nhất quản lý ngành thép quốc doanh trong cả nước Thời kỳ này, ngành Thép Việt Nam như được thay da đổi thịt, xuất hiện nhiều dự án đầu tư theo chiều sâu và liên doanh với đối tác nước ngoài được thực hiện Ngành Thép Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm từ các ngành trọng điểm khác của nền kinh tế như ngành cơ khí, xây dựng, quốc phòng…tham gia đầu tư dự án nhỏ sản xuất thép để phục vụ sự phát triển của chính ngành mình Sản lượng thép cán của ngành Thép năm 1995 đạt 450.000 tấn/năm, tương đương tăng gấp 4 lần
Trang 10so với năm 1990 Theo mô hình tổng công ty 91, tháng 4/1995, Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổng công ty kim khí.
Giai đoạn 1996- 2000, ngành Thép Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao và có nhiều dự án đầu tư mới theo chiều sâu, có thêm 13 dự án liên doanh, trong đó có 12 nhà máy liên doanh cán thép và gia công chế biến sau cán Năm 2000, ngành Thép đạt sản lượng 1,57 triệu tấn.
Từ năm 2000 trở đi, do tác động của chính sách mở cửa và hội nhập nền kinh tế, Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ tiềm năng thu hút nhiều dự án đầu tư từ phía đối tác nước ngoài Theo đó nhu cầu về thép xây dựng cũng như thép dung trong các ngành công nghiệp khác tăng Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu các dự án nhằm đáp ứng tối đa cho sự phát triển kinh tế đất nước Trong một vài năm qua, nhu cầu thép của Việt Nam đều tăng ở mức 2 con số mỗi năm Đáp ứng mức tăng ấy, sản lượng sản xuất thép của các doanh nghiệp trong nước tăng mạnh theo từng năm Tuy nhiên, thực trạng gần đây cho thấy m ngành thép vẫn chưa đủ cầu, sản xuất thép trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước, với ngành đóng tàu, dường như phải nhập nguyên liệu hoàn toàn do trình độ kỹ thuật trong nước không đáp ứng được yêu cầu chất lượng.
3.3.Đặc điểm ngành Thép Việt Nam
Cũng giống với các nước đang phát triển khác, sự phát triển của ngành Thép Việt Nam bị coi là đi theo chiều ngược khu công nghiệp cán có trước công nghiệp luyện, phần lớn do hạn chế về vốn đầu tư, do chính sách phát triển ngành Ý kiến khác lại cho rằng ngành Thép sở dĩ phát triển ngược là do Việt Nam không có chính sách bảo hộ đúng mức cho phần gốc là luyện phôi thép, nên mặc dù thời gian gần đâu ngành Thép phát triển được là nhờ nguồn phôi nhập khẩu, không tận dụng được lợi thế giàu tài nguyên của Việt Nam.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép đến năm 2010 ban hành năm 2001, đặt ra năm 2005 ngành Thép đạt sản lượng sản xuất 1,2- 1,4 tấn phôi thép; 2,5- 3,0
Trang 11tấn thép các loại; 0,6 triệu tấn sản phẩm thép gia công sau cán Kế hoạch đến năm 2010 ngành Thép sẽ đạt sản lượng sản xuất 1,8 triệu tấn phôi thép; 4,5- 5,0 triệu tấn thép cán các loại và 1,2 – 1,5 triệu tấn sản phẩm thép gia công sau cán.
Tính đến hết 2007, về căn bản ngành thép Việt Nam đã đạt được chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra Sản lượng phôi thép năm 2007 đạt 782.000 tấn, thép cán đạt 2,2 triệu tấn, thấp hơn so với quy hoạch phát triển ngành phải đạt đến năm 2005 Tuy rằng sản lượng mục tiêu chưa đạt được nhưng sản lượng thép tiêu thụ trong nước năm 2007 đã tăng từ 10- 14% so với mức tiêu thụ năm 2006 Năm 2007, mức bình quân về tiêu thụ thép của Việt Nam đạt xấp xỉ 100 kg/người/năm, mức được coi là điểm khởi đầu giai đoạn phát triển công nghiệp các quốc gia Mức tiêu thi này đã vượt xa dự báo về mặt tăng trưởng, đưa Việt Nam trở thành thị trường có mức tiêu thụ thép cao nhất thế giới.
Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 do bùng nổ của xây dựng, giá thép trên thị trường Thép thế giới tăng nhanh chóng Tại Việt Nam, giá thép thời gian này tăng gấp 4 lần so với thời gian trước đó và có lúc lên đến 18 triệu VND/tấn Giá thép tăng đẩy giá nhà thầu xây dựng và người tiêu dụng khốn đốn, ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế.
Tuy có bước chuyển biến đáng kể trong phát triển ngành Thép nhưng ngành Thép Việt Nam lại lệ thuộc 60% vào phôi thép thế giới Nguồn tài nguyên trong nước chưa tận dụng được, các sản phẩm Thép phục vụ hoạt động quốc phòng, đóng tàu Việt Nam chưa thể sản xuất được và phải nhập khẩu từ nước ngoài Việt Nam được coi là nước có thuận lợi hơn so với một số nước trong khối ASEAN khi có nguồn quặng sắt, trữ lượng than antraxit lớn Tuy nhiên do cơ chế chính sách ưu đãi thúc đẩy xây dựng nhà máy phôi còn hạn chế và do vốn đầu tư xây dựng nhà máy luyện phôi luôn cao hơn nhiều lần so với cán thép Hạn chế sự phụ thuộc vào phôi thép thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam dùng tới biện pháp là nhập phế liệu từ nước ngoài về và sử dụng phế liệu cũ để tạo phôi thép Chính vì vậy mà công nghệ cán có trước công nghệ luyện Đây là hướng đi tích cực khi nhà nước chưa có nhiều chính sách ưu đãi thúc đẩy công nghệ sản xuất phôi thép Ngành Thép Việt Nam vẫn ở tình trạng
Trang 12phân tán, thiếu bền vững Sản phẩm các doanh nghiệp làm ra dùng để tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp đã không hợp tác với nhau để cùng phát triển, có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khiến Thép lậu giá rẻ tràn vào chiếm thị phần của Thép Việt.
II.Giới thiệu về Tổng công ty Thép Việt Nam1.Quá trình hình thành phát triển của Tổng công ty.
Ngành công nghiệp Luyện kim Việt Nam được hình thành từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và từng bước phát triển cùng sự lớn mạnh của đất nước.
Nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi cần phải hình thành một Tổng công ty mạnh thuộc ngành sản xuất và kinh doanh thép trong phạm vi toàn quốc, đủ khả năng huy động vốn, đầu tư, quản lý và sử dụng những công trình trọng yếu có quy mô lớn, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường
Vì vậy, ngày 07 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 91/TTg thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh ở một số Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời xoá bỏ dần cấp hành chính Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp địa phương và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM STEEL CORPORATION, viết tắt là VSC Trụ sở chính đặt tại D2, phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Đến năm 1997 trụ sở chuyển về số 91, phố Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Tổng Công ty Thép Việt Nam hiện nay được hình thành trên những nền tảng và nguồn lực hợp nhất của 2 Tổng Công ty: Tổng Công ty Thép và Tổng Công ty Kim khí Trong đó:
Trang 13- Tổng Công ty Thép chuyên sản xuất gang thép với các cơ sở chủ lực là Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam và Công ty Thép Đà Nẵng;
- Tổng Công ty Kim khí chuyên tổ chức kinh doanh kim khí với hệ thống tiêu thụ rộng khắp tại các khu công nghiệp tập trung, các tỉnh, thành phố và vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.
- Từ năm 1996- 2006, Tổng Công ty Thép Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 91 Đến ngày 1/7/2007, Tổng Công ty đã hoàn tất các thủ tục pháp lý và các quy chế vận hành nội bộ chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày thành lập Tổng công ty theo mô hình Tổng công ty 91 (29/4 hàng năm) được Hội đồng quản trị Tổng công ty chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam.
Tổng công ty Thép Việt Nam hiện nay kế tục sự nghiệp của các Tổng công ty trước đây thuộc Bộ Công nghiệp Tổng công ty được hình thành qua các thời kỳ, gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và của ngành công nghiệp luyện kim Đó là sự kết hợp, sáp nhập, hợp nhất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trong ngành sản xuất thép và kinh doanh kim khí của Nhà nước trong những thập kỷ qua.
2.Lĩnh vực hoạt động chủ yếu.
2.1.Kinh doanh xuất nhập khẩu
Về nhập khẩu: Hàng năm Tổng công ty Thép Việt Nam nhập về một khối
lượng lớn các mặt hàng kim khí trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước như thép tấm dầy, thép lá các loại; thép hình, thép ống cỡ lớn; thép ống không hàn; thép hợp kim cho cơ khí chế tạo máy, kim loại màu.
Về xuất khẩu: Hàng xuất khẩu chủ yếu là gang đúc và các sản phẩm đúc từ
gang Từ năm 2000, Tổng công ty Thép Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu thép xây dựng sang một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào và gần đây là I Rắc.
Trang 142.2.Sản xuất thép
Công ty gang thép Thái Nguyên với các hoạt động sản xuất và kinh doanh chính bao gồm: Khai thác, tuyển chọn quặng sắt và, than và các nguyên liệu khác; Sản xuất than cốc, và các sản phẩm hoá chất; sản xuất gang, hợp kim sắt, thép thỏi, thép cán các loại; Gia công kim loại; Sản xuất vật liệu chịu lửa và vật liệu xây dựng; Sản xuất ôxi đất đèn, hồ điện cực; Khảo sát chế tạo thi công các công trình và thiết bị công nghiệp luyện kim; sửa chữa xe máy và thiết bị.
Nhà máy Vật liệu chịu lửa chịu lửa sản xuất gạch sa mốt B, gạch manhezi để xây lò luyện kim , lò nung cinke và dùng cho quá trình đúc rót Nhà máy hợp kim sắt có 6 lò điện hồ quang, sản xuất các loại Fero mangan, Fero silic, Fero crom và đất đèn Sản phẩm của nhà máy phục vụ quá trình luyện kim, đáp ứng nhu cầu trong nước và nước ngoài.
đô-lô-mi-Công ty thép Miền nam sản xuất và kinh doanh các loại thép cacbon thấp và trung bình, thép hợp kim thấp độ bền cao dạng cuộn, thanh và vằn, thép góc, thép chữ U dùng trong xây dựng, chế tạo cơ khí, kéo dây, chế tạo bulong, ốc vít và que hàn; sản xuất các loại dây thép, lưới thép, đinh, hợp kim sắt tôn tráng kẽm và sơn màu, ống thép, gia công và dịch vụ cắt xẻ thép.
Công ty thép Đà Nẵng sản xuất các loại thép xây dựng, thép chế tạo thông dụng; sản xuất và gia công các chi tiết thép, gang…kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư, nguyên, nhiên liệu các trang thiết bị phục vụ cho các dây chuyền sản xuất thép.
Ngoài ra, các công ty liên doanh, liên kết có vốn góp của Tổng công ty Thép Việt Nam cũng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về thép như: công ty liên doanh sản xuất thép VINAKYOIE, công ty thép VSC- POSCO, công ty TNHH NATSTEEL VINA, công ty liên doanh sản xuất Thép VINAUSTEEL,công ty ống Thép Việt Nam, công ty gia công Théo VINANIC…
2.3.Khai thác và sản xuất vật liệu
Công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn là một đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, phạm vi hoạt động của công ty bao gồm một số lĩnh vực: Khai thác, chế biến và cung cấp đất sét trắng, đất chịu lửa, Đô-lô-mit cho
Trang 15các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu lửa, thuỷ tinh, gốm sứ…và các ngành công nghiệp khác; Sản xuất gạch chịu lửa Samot loại A, B; Sản xuất và cung cấp vữa xây Samot các loại, bột khuôn đúc từ nguyên liệu của Trúc Thôn; Sản xuất đất đèn các loại phục vụ công nghiệp và dân dụng.
2.4.Xây lắp chế tạo và sửa chữa thiết bị
Công ty cơ điện luyện kim chuyên sản xuất tấm sóng Amiang- xi măng; Khai thác đá các loại phục vụ ngành Công nghiệp, ngành xây dựng và giao thông; Chuyên sản xuất xi măng mác PCB30, PCB40, phục vụ trong xây dựng và giao thông; Chế tạo, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị luyện kim và khai khoáng; Xây dựng và chế tạo các công trình công nghiệp và dân dụng; Chế tạo lắp đặt sửa chữa kết cấu thép các công trình công nghiệp và dân dụng; xây mới, sửa chữa các loại lò công nghiệp; Lắp đặt sửa chữa các loại đường ống dân dụng và công nghiệp với mọi áp lực; Đại tu, sửa chữa lắp đặt động cơ điện cao thê, hạ thế công suất đến 2500 Kw, điện thế đến 6 Kv; Chỉnh rơle và kiểm định các thiết bị điện cao, hạ thế.
2.5.Kinh doanh các sản phẩm kim khí
Công ty Kim khí Hà Nội, công ty kim khí thành phố Hồ Chí Minh chuyên kinh doanh kim khí, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của ngành thép; Tổ chức sản xuất gia công (hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước) để sản xuất các sản phẩm bằng thép; Kinh doanh các dịch vụ về giao nhận, vận chuyển, kho bãi, nhà xưởng, cho thuê văn phòng, các hoạt động phụ trợ cho sản xuất kinh doanh và các dịch vụ đại lý, kí gửi các mặt hàng.
Ngoài ra, công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội,công ty kinh doanh thép và thiết bị công nghiệp, công ty kim khí vật tư tổng hợp Miền trung có các hoạt động mua bán kim khí chính phẩm, thép tròn, tấm, góc, hình và các loại vật tư thiết bị Công nghiệp; Mua bán các loại vật tư phế liệu, máy móc thiết bị cũ, sản xuất gia công, chế biến vật tư thứ liệu, tân trang, phục hồi, sửa chữa máy móc thiết bị cũ; xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các loại mặt hàng máy móc công, nông nghiệp, các loại thép và vật tư tổng hợp khác; Cắt phá tàu, sà lan cũ để kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
Trang 162.6.Kinh doanh bất động sản
Công ty liên doanh trung tâm thương mại quốc tế với lĩnh vực chính là cho thuê văn phòng, căn hộ, gian hàng tại trung tâm thương mại với diện tích 6.067 m2, tổng diện tích các tầng 56.992 m2; khu phức hợp gồm 20 tầng và 2 tầng hầm trong đó khu thương mại: từ tầng 1 đến tầng 4; sảnh hội nghị có sức chứa hơn 1000 người; Văn phòng; CLB thể thao và nhà hàng; bể bơi; căn hộ; sân bay trực thăng.
2.7.Nghiên cứu phát triển và đào tạo
Trường đào tạo nghề cơ điện và luyện kim Thái Nguyên là trường đào tạo nghề chính quy của nhà nước; đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề bậc 3/7, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng và nâng bậc cho các ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên và các doanh nghiệp.
Liên kết với trường đại học Bách Khoa Hà Nội đào tạo cử nhân Cao đẳng kỹ thuật ngành Cơ khí và tự động hoá; Đào tạo đại học tại chức các ngành; đào tạo tin học, ngoại ngữ trình độ A, B, C và các chuyên đề kỹ thuật nâng cao tại cơ sở 2 của trường; Đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề 3/7, đào tạo nghề ngắn hạn, bồi dưỡng nâng ca bậc thợ cho các ngành công nghiệp khu vực miền Trung.
2.8.Hợp tác lao động
Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài được giao nhiệm vụ: nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát thị trường lao động nước ngoài, kí kết hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi tu nghiệp, học nghề, lao động có thời hạn ở nước ngoài; Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo bồi dưỡng và tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu của bên sử dụng theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; Giới thiệu, tư vấn hướng dẫn cho người lao động muốn đi làm việc tại nước ngoài; Tổ chức các dịch vụ đưa đón lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tổ chức quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phù hợp với luật pháp Việt Nam và nước sở tại Trung tâm đã cung ứng lao động sang Đài Loan, Nhật Bản, Trung đông… Với cơ cấu ngành nghề phong phú: lao động công xưởng, xây dựng, giúp việc gia đình, đào tạo tu nghiệp sinh…
Trang 173.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
3.1.Cơ cấu tổ chức
Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phòng tổ chức lao động
Văn phòng
Phòng kế toán- tài chính
Phòng kỹ thuật an toàn
Phòng đâu tư phát triển
Phòng kinh doanh- XNK
Phòng bất động sản
Phòng thị trường
Trang 183.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.1.Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty 91 được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước quy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 Mục tiêu của Tổng công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng
Tổng công suất thực tế trong hệ thống của Tổng công ty hiện đạt khoảng 3 triệu tấn thép cán/ năm Nếu so với nhu cầu tiêu dùng bình quân của cả nước thì Tổng công ty có thể đáp ứng được 60 -70% tổng lượng với nhiều chủng loại như thép thanh, dây, hình, lá, ống và các loại vật liệu kim loại, vật liệu xây dựng khác Với vai trò là đơn vị đi đầu ngành thép, chiếm thị phần lớn, Tổng công ty Thép Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thép, góp phần kiềm chế lạm phát trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Chức năng chính của Tổng công ty là cung ứng thép, đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế dần nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu, tham gia bình ổn giá thép; giữ vững vị thế là một đơn vị dẫn đầu trong ngành thép, ngành công nghiệp then chốt của nền kinh tế nước ta.
3.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
• Văn phòng Tổng công ty
Văn phòng Tổng công ty là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty tổng hợp, điều phối hoạt động của các phòng nghiệp
Phòng kế hoạch và hợp tác quốc tếChú thích:
Kiểm tra giám sát Chỉ đạo
Báo cáo
Trang 19vụ, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty theo chương trình, kế hoạch làm việc và thực hiện công tác pháp chế, công tác hành chính, quản trị cơ quan; tham mưu giúp Tổng giám đốc công tác quản lý, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành của Tổng công ty.
Trang 20• Phòng Tài chính Kế toán
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực tài chính, kế toán của Tổng công ty theo các quy định của pháp luật hiện hành và của Tổng công ty
• Phòng Kế hoạch và Hợp tác Quốc tế
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực xây dựng kế hoạch và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; Xây dựng chương trình hợp tác quốc tế của Tổng công ty theo các quy định của pháp luật hiện hành và của Tổng công ty.
• Phòng vật tư xuất nhập khẩu
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm,vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
• Phòng Thị trường
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực nghiên cứu,đánh giá tác động của thị trường thép trong khu vực và thế giới đến tinh hình sản xuất kinh doanh thép trong nước, kinh doanh các sản phẩm của Tổng công ty.
• Phòng đầu tư phát triển
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực đầu tư phát triển của Tổng công ty theo các quy định của pháp luật hiện hành và của Tổng công ty.
• Phòng kỹ thuật- an toàn lao động
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty chỉ đạo và quản lý các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và thiết bị luyện kim, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, quản lý và khai thác mỏ nguyên liệu, nghiên cứu KHCN, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của Tổng công ty theo qui định của Nhà nước và của Tổng côngty.
Trang 21• Phòng Tổ chức lao động
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tổ chức bộ máycông tác cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, thanh tra, giải quyết đơn thư theo các quy định của pháp luật hiện hành và của Tổng công ty.
4.Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004-2008).
Trong những năm qua, Tổng công ty luôn chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, nhờ đó sản lượng thép không ngừng tăng lên cả về chủng loại và khối lượng Nếu như năm 2004, công ty mới bắt đầu có sản phẩm thép lá cán nguội tham gia thị trường với gần 50 nghìn tấn thì đến năm 2008, tổng sản phẩm sau cán đã được đa dạng hóa gồm nhiều chủng loại như: ống thép, tôn mạ, lưới thép, hàng gia công… đạt 243.507 tấn Cơ cấu chủng loại sản phẩm ngày càng được đa dạng hoá, bên cạnh phôi thép và thép cán (thép thanh, thép dây), đến nay Tổng công ty có thêm các sản phẩm mới như thép hình, thép lá, ống thép, vật liệu luyện kim và vật liệu xây dựng v.v Trình độ công nghệ sản xuất, so với thời kỳ năm 1995 đến nay một số nhà máy mới đạt mức tiên tiến trong khu vực và thế giới với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.Có thể thấy rõ sự gia tăng mức sản lượng qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Sản lượng thép của Tổng công ty thời kỳ 2004- 2008
(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam)
Thị trường thép trong nước chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường thép thế giới Khi thị trường thép thế giới có nhiều biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường
Trang 22trong nước, từ đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thời kỳ 2004- 2008, thị trường thép thế giới và trong nước không ngừng biến động, diễn biến phức tạp và do vậy kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cũng không ổn định, có lúc tăng trưởng cao, nhưng cũng có lúc sụt giảm mạnh.
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam (giai đoạn 2004-2008)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Stt NămChỉ tiêu
1Giá trị sản xuất
công nghiệp
4.180 4.970,2 9375,7 10.754 10.563
2Tốc độ tăng giảm
liên hoàn
3Tổng doanh thu
13.908,1 13.662,6 24.281 37.393,2 55.367
4Tốc độ tăng giảm
liên hoàn
5Lợi nhuận 221,4 28,115 738,5 812 731,3
6Tốc độ tăng giảm
Năm 2006- 2007, thị trường thép cũng có nhiều biến động, đặc biệt Trung Quốc chính là nhân tố gây nên biến động lớn về giá Thép giá rẻ Trung Quốc thâm nhập thị
Trang 23trường nội địa, tác động xấu tới tâm lý người tiêu dùng, gây sức ép về giá trên thị trường Những tháng cuối năm 2007, do Chính phủ Trung Quốc điều chỉnh chính sách hạn chế xuất khẩu phôi và nguyên liệu sản xuất thép nên nguồn cung khan hiếm, giá cả tăng cao Tuy vậy, nhờ có sự chỉ đạo, hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ, Bộ công thương và các cơ quan quản lý cấp trên cùng với nỗ lực phát huy nội lực, Tổng công ty Thép Việt Nam đã hoàn thành và đạt vượt mức kế hoạch đề ra Liên tục trong 2 năm 2006 và 2007, cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng và đạt mức cao so với những năm trước đó.
Năm 2008 thị trường thép thế giới có nhiều biến động phức tạp và khó lường Đặc biệt, 7 tháng đầu năm 2008, giá cả nhiều mặt hàng chiến lược tăng 40- 60% so với cuối năm 2007 như: xăng dầu, vàng, kim loại, lương thực, sắt thép và nguyên liệu sản xuất thép, thêm vào đó là chính sách giữ gìn tài nguyên bảo vệ môi trường, hạn chế xuất khẩu thép và nguyên liệu của các nước đã tạo nên sự khan hiếm và giá cả tăng vọt chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua Thị trường thép trong nước tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu năm, tuy nhiên do Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô kìm chế lạm phát như: thắt chặt tín dụng, cắt giảm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản…cùng với việc giá thép và nguyên liệu thế giới liên tục giảm, tác động mạnh tới tâm lý người tiêu dùng trong nước nên nhu cầu tiêu thụ thép trong nước 5 tháng cuối năm giảm mạnh, trong khi tồn kho thành phẩm và nguyên liệu giá cao còn nhiều đã dẫn tới thua lỗ và khó khăn về tài chính cho nhiều đơn vị sản xuất thép và Tổng công ty Thép Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
III.Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam
1.Khái quát về hoạt động đầu tư của Tổng công ty Thép Việt Nam (giai đoạn 2004- 2008)
1.1.Vốn –Nguồn vốn
1.1.1 Quy mô vốn đầu tư
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt động đầu tư nói riêng, các doanh nghiệp phải có vốn Vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng
Trang 24trong công cuộc đầu tư Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh; khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh cũng như đầu tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
Tình hình kinh tế chung của thế giới cũng như của khu vực và thực trạng cạnh tranh của công ty buộc Tổng công ty Thép Việt Nam phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh Có thể nói rằng trong 5 năm trở lại đây tình hình đầu tư của Tổng công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong 2 năm 2004 và 2008, Tổng công ty đã triển khai hàng loạt những dự án lớn, đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ Phân tích bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó
Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam(giai đoạn 2004- 2008)
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam)
Tổng số vốn thực hiện của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn từ 2004 đến 2008 là 4.738,604 tỷ đồng Nhìn vào bảng có thể thấy hàng năm, công ty luôn chú trọng đầu tư một lượng vốn lớn cho công tác đầu tư phát triển, tuy nhiên, khối lượng vốn không đồng đều qua các năm, phụ thuộc vào số dự án được thực hiện trong năm Vốn đầu tư cao nhất là năm 2004 với số vốn là 2.137,575 tỷ đồng do trong năm 2004,
STTChỉ tiêuNăm
Tổng VĐT thực hiện (tỷ
Giá trị gia tăng(tỷ đồng)
Tốc độ tăng định gốc
Tốc độ tăng liên hoàn
Trang 25-Tổng công ty đã triển khai thực hiện hàng loạt các dự án quan trọng, trong đó có 36 dự án chuyển tiếp và 17 dự án khởi công mới; sau đó là năm 2008 với số vốn đầu tư lên tới 1.128,86 tỷ đồng, tăng 217,7% so với năm 2007, tổng số dự án thực hiện đầu tư trong năm : 51 dự án trong đó có 06 dự án nhóm A, 07 dự án nhóm B và 38 dự án nhóm C Thấp nhất là năm 2006, giảm 58,61% so với năm 2005 do số dự án thực hiện đầu tư trong năm là 40 dự án trong đó có 3 dự án nhóm A, 3 dự án nhóm B và 36 dự án nhóm C Có thể nói Tổng công ty đã có sự quan tâm, đầu tư thích đáng để nâng cao năng lực sản xuất, tuy nhiên trong thời gian tới, Tổng công ty cần phải có chiến lược đầu tư và tăng cường đầu tư hơn nữa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư
Nguồn vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam gồm các nguồn sau: Nguồn vốn tự có của công ty, nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triền của nhà nước, vốn tín dụng thương mại và nguồn khác.Hiện nay, tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng trên 2.700 tỷ đồng với tổng tài sản tại Công ty mẹ là 10.660 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn của Tổng công ty theo nguồn hình thành giai đoạn 2004- 2008 được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành giai đoạn (2004- 2008)(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1Tổng vốn đầu tư thực hiện
2.137,572 788,770 328,072 355,33 1.128,86
2Vốn ngân sách 14,914 8,480 7,67 6,69 5
Trang 263Vay TM 1.128,237 450,502 162,4 141,48 98
4Vay NHPT 801,881 329,788 63,98 94,46 699,17
(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam)
Theo bảng số liệu trên, có thể thấy trong tổng nguồn vốn đầu tư có sự thay đổi trong cơ cấu các nguồn vốn theo từng năm, trong đó nguồn vốn vay tín dụng đầu tư phát triển và nguồn vốn vay thương mại có quy mô lớn nhất, vốn từ khấu hao cơ bản có quy mô ngày càng tăng, còn vốn ngân sách nhà nước ngày càng có xu hướng ít đi, điều này thể hiện rõ nhất trong bảng tính toán tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2004- 2008 sau đây
Bảng 5: Tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004-2008)
(Đơn vị:%)
Stt Chỉ tiêuNăm
(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam)
Từ 2 bảng số liệu trên đây, có thể thấy, nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty còn thiên về vốn vay nhiều hơn Dù nguồn vốn ngân sách đã có xu hướng ngày càng giảm thể hiện tính tự chủ, độc lập của Tổng công ty, nhưng tỷ trọng và quy mô vốn vay đặc biệt là vay tín dụng phát triển lại có xu hướng ngày càng tăng Điều này sẽ rất bất lợi cho Tổng công ty trong tình hình thị trường biến động, nhất là ảnh hưởng của lãi suất sẽ tác động lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư Khi Chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng như năm vừa qua, lãi suất cho vay tăng cao, nếu quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay, dù là vay tín dụng ưu đãi, hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư sẽ giảm đi rất
Trang 27nhiều, mặt khác sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Chi phí vốn quá cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm tăng giá bán, giảm sức cạnh tranh của công ty trên thị trường Vì vậy trong thời gian tới, Tổng công ty cần có những chính sách nhằm tăng cường tính chủ động về vốn, phát huy nội lực là chính.
Nguồn vốn của Tổng công ty gồm 5 nguồn chính:
*Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Qua 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy nguồn
vốn ngân sách có xu hướng giảm cả về mặt giá trị từ 14,914 tỷ đồng năm 2004 đến năm 2008 là 5 tỷ đồng; và giảm cả về tỷ trọng Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy mức độ phụ thuộc về nguồn vốn nhà nước đã giảm đi rất nhiều, thêm vào đó, công ty đã dần khẳng định vị trí và sự tự lập về nguồn vốn nên nguồn vốn NSNN ngày càng giảm về tỷ trọng Nguồn vốn NSNN chiếm từ 2,34% năm 2006 đến năm 2008 chỉ còn chiếm 0,44%, dự kiến trong thời gian tới nguồn vốn này còn tiếp tục giảm một mặt do nhà nước giảm dần việc cấp ngân sách cho hoạt động của các doanh nghiệp nhằm nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong thời đại mới.
*Nguồn vốn vay thương mại: Có thể thấy rằng nguồn vốn vay thương mại
mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty nhưng đã có xu hướng giảm cả về mặt giá trị cũng như tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty Nếu như năm 2004, nguồn vốn vay thương mại lên đến 1.128,237 tỷ đồng chiếm 52,78% tổng nguồn vốn, thì đến năm 2008 nguồn vốn này là 98 tỷ đồng chiếm 8,68% tổng nguồn vốn Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thấy Tổng công ty đã có tầm nhìn chiến lược, bởi nguồn vốn vay thương mại có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nếu nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn cho thấy công ty phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, do vậy chi phí vốn cao sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư Trong thời gian qua, tuy vẫn huy động lượng vốn lớn từ nguồn vốn vay thương mại nhưng công ty đã chú trọng điều chỉnh và có chiến lược huy động vốn phù hợp để làm giảm tỷ trọng và giá trị của nguồn vốn này trong tổng mức đầu tư.
*Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển: Nguồn vốn này ngày càng tăng lên cả
về tỷ trọng và giá trị, nó có vai trò rất quan trọng Khi sử dụng nguồn vốn này các
Trang 28doanh nghiệp phải chú trọng hơn về việc sử dụng vốn đầu tư của mình, đầu tư vào đâu để có lợi và khả năng trả nợ cho tổ chức tín dụng Nguồn vốn tín dụng của Tổng công ty Thép Việt Nam có xu hướng tăng dần về mặt tỷ trọng và nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty Cụ thể năm 2004 nguồn vốn tín dụng có giá trị lớn nhất 801,881 tỷ đồng, năm 2006 nguồn vốn tín dụng có giá trị thấp nhất: 63,98 tỷ đồng Năm 2008, nguồn vốn tín dụng có tỷ trọng lớn nhất trong các năm, chiếm 61,94% tổng nguồn vốn Tổng công ty cần chú trọng đến khả năng trả nợ, tránh tình trạng nợ nần các tổ chức tín dụng quá nhiều.
* Nguồn vốn KHCB: Nguồn vốn này cho thấy khả năng chủ động về tài chính
của Tổng công ty, qua 2 bảng số liệu có thể thấy, giá trị của nguồn vốn này có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng vẫn chưa nhiều, có năm nguồn vốn từ KHCB chiếm tỷ trọng khá lớn: 2007- chiếm 20,62% tổng nguồn vốn, nhăng có năm lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ: 2004- chiếm 1,94% Điều đó cho thấy Tổng công ty chưa thực sự phát huy được tối đa khả năng huy động từ nguồn vốn này Trong thời gian tới, Tổng công ty cần có những giải pháp và kế hoạch phù hợp để có thể tận dụng và phát huy tối đa ưu điểm của nguồn vốn này.
*Nguồn vốn khác: nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn trích từ các quỹ bổ
sung của doanh nghiệp Qua 2 bảng số liệu trên ta cũng thấy nguồn vốn này trong Tổng công ty có xu hướng tăng dần cả về giá trị và tỷ trọng thể hiện khả năng huy động vốn của công ty là tương đối cao Nguồn vốn khác tăng dần từ năm 2004 chỉ chiếm 7,7% đến năm 2008 chiếm 19,49% trong tổng vốn đầu tư Nguồn vốn này được huy động cao nhất là năm 2008 với giá trị là 220 tỷ đồng do nhu cầu của dự án Ta có thể biểu diễn cơ cấu của nguồn vốn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2004- 2008
Trang 29Năm 2004Năm 2005
vốn NSNNVốn TMVốn NHPTKHCBKhác
Năm 2008
1.2.Vốn đầu tư theo dự án
Trong giai đoạn 2004- 2008 Tổng công ty Thép Việt Nam đã triển khai một loạt các dự án lớn quan trọng nhằm nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các nhà máy, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Cụ thể, trong thời kỳ 2004- 2008, Tổng công ty đã đầu tư các dự án sau:
Bảng 6: Số dự án tiến hành đầu tư thời kỳ 2004- 2008
Trang 30Số DA nhóm B
Số DA nhóm C
(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam)
Có thể kể đến một số dự án quan trọng như: Dự án đầu tư nhà máy sản xuất phôi thép và khai thác quặng sắt tại Lào cai, dự án mỏ sắt Thạch Khê, dự án liên doanh tấm cán nóng ESSAR- Việt Nam 2 triệu tấn/năm, dự án nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh, Dự án mỏ Quý Xa và nhà máy Gang thép Lào Cai là những dự án lớn nhằm nâng cao năng lực sản xuất và quy mô sản xuất của các nhà máy, cũng như nâng cao khả năng cung ứng và hiện đại hóa nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Trong phần phụ lục 1 là một số dự án tiêu biểu mà Tổng công ty đã tiến hành đầu tư trong giai đoạn 2004- 2008 vừa qua.
Có thể thấy, trong thời gian qua, các dự án lớn của Tổng công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất Một số dự án mới được triển khai như Dự án liên doanh khai thác mỏ sắt Quý Sa và nhà máy gang thép Lào cai với tổng vốn đầu tư lên tới 2.800 tỷ đồng, khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nguồn cung nguyên vật liệu dồi dào cho ngành sản xuất thép Bên cạnh đó, dự án xây dựng nhà máy Thép cán nguội và nhà máy thép cán tấm nóng tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ (tổng vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng) cũng là những dự án lớn, quan trọng, nâng cao đáng kể năng lực sản xuất của Tổng công ty Ngoài ra là hàng loạt các dự án vừa và nhỏ mua sắm các dây chuyền công nghệ hiện đại, các dự án cải tạo nhà xưởng, phương tiện như dự án mua máy tiện trục cán NM thép Thái Nguyên trị giá 2,47 tỷ đồng, hay hệ thống đúc 4 dòng nhà máy luyện thép vốn đầu tư 48,936 tỷ đồng, dự án xây dựng kho sản phẩm thép thanh trị giá 9,56 tỷ đồng…Nhìn chung các dự án của Tổng công ty đều chú trọng nhằm mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất thép, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cung ứng thép, nhờ vậy ngày càng khẳng định vị thế và nâng cao sức
Trang 31cạnh tranh trên thị trường.Tình hình thực hiện vốn đầu tư cho các dự án giai đoạn 2004- 2008 như sau:
Bảng 7: Báo cáo thực hiện vốn đầu tư – Tcty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)
4% so với cùng kỳ năm trước
5Giá trị công trình khởi công
mới (tỷ đồng)
297.997 35.562 39.116 12.720.070 11.520.117
6Giá trị công trình hoàn thành (tỷ đồng)
123.513 304.911 288.956 3.607.820 4.505.502
Trang 32tổng số vốn lớn, hy vọng ban lãnh đạo Tổng công ty tiếp tục giữ vững và nâng cao hơn nữa khả năng huy động và sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
1.3.Vốn đầu tư theo các lĩnh vực
Mục tiêu của Tổng công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng Các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty gồm có: Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng luyện kim và sản phẩm thép sau cán; Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung cho công nghiệp sản xuất thép; Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và nguyên nhiên liệu luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu, mỡ, ga và các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí và các ngành công nghiệp khác; Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sản xuất thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề cho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại; Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và bất động sản khác;Kinh doanh khí ôxy, nitơ, argon (kể cả dạng lỏng); cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị dẫn khí; Kinh doanh tài chính; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành; Xuất khẩu lao động Do vậy hoạt động đầu tư chủ yếu là vào máy móc thiết bị, xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất Ngoài ra công ty còn sử dụng vốn đầu tư cho các lĩnh vực : đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing, đầu tư cho hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và các hoạt động đầu tư khác Cơ cấu nguồn vốn theo các lĩnh vực của Tổng công ty trong giai đoạn 2004- 2008 được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 8:Các khoản mục chi phí đầu tư thời kỳ 2004-2008
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Trang 33Khoản mục chi phí đầu tư
1Tổng số 2.137.572 788.770 328.072 355.330 1.128.860
2Xây lắp 534,504 225,552 42,24 90,69 424,552
3Thiết bị 1.394,096 448,625 45,47 15,56 550,662
4Chi phí khác 208,972 114,623 167,9 249,08 153,646
(Nguồn: Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư các năm- Tcty Thép Việt Nam)
Nhìn chung vốn đầu tư cho các lĩnh vực đều có xu hướng tăng, lĩnh vực có vốn đầu tư nhiều nhất là thiết bị, nó đạt giá trị tuyệt đối từ 1.394,096 tỷ đồng năm 2004, cao nhất trong 5 năm do trong năm này, Tổng công ty tiến hành mua sắm một loạt các thiết bị và dây chuyền để phục vụ sản xuất Tỷ trọng của các nguồn vốn này được thể hiện trong bảng sau
Trang 34Bảng 9: Tỷ trọng các nguồn vốn theo từng lĩnh vực giai đoạn 2004- 2008 (Đơn vị: %)
SttNăm Chỉ tiêu
(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam)
Tỷ trọng vốn đầu tư cho xây lắp cũng khá lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm Nếu như năm 2004, vốn dành cho xây lắp chiếm 25% tổng mức vốn đầu tư thì đến năm 2008 tỷ trọng vốn đầu tư dành cho xây lắp chiếm đến 37,6% Điều này cho thấy Tổng công ty luôn chú trọng và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cho cơ sở hạ tầng để từ đó nâng cao quy mô hoạt động, khẳng định vị thế của mình.
Lĩnh vực khác bao gồm: vốn dự phòng, vốn xây dựng cơ bản, vốn đầu tư phát triển nhân lực, vốn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, vốn đầu tư cho Marketing Nguồn vốn này nhìn chung có xu hướng tăng về giá trị, song tỷ trọng không đồng đều qua các năm, phụ thuộc vào tổng mức đầu tư của năm đó Nếu như năm 2004, số vốn đầu tư cho các lĩnh vực này là 208,972 tỷ đồng, khá cao so với các năm khác nhưng lại chỉ chiếm 9,78% tổng số vốn đầu tư của năm đó; năm 2006, số vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác là 167,9 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2004 nhưng lại chiếm tới 65,68% tổng số vốn đầu tư của năm Số vốn đầu tư cho lĩnh vực khác cao nhất cả về tỷ trọng và giá trị là vào năm 2007, khi giá trị vốn đầu tư là 249,08 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng tpứo 70,1% tổng số vốn đầu tư Nhìn chung nguồn vốn này khá cao và có xu hướng tăng dần do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và ngày càng có nhiều
Trang 35doanh nghiệp cạnh tranh, muốn tồn tại và phát triển Tổng công ty cần phải tăng cường các hoạt động đầu tư này
2.Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam
2.1.Đầu tư vào xây dựng cơ bản
Được thành lập từ những năm đầu thập kỉ 90 đến nay đã hơn 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay hệ thống nhà xưởng của Tổng công ty đã có sự xuống cấp Do vậy hàng năm công ty đều chú trọng đầu tư nâng cấp nhà xưởng cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới Đồng thời do nhu cầu sản xuất ngày càng cao, Tổng công ty cũng tiến hành mua sắm nhiều máy móc thiết bị mới phù hợp với công việc sản xuất và kinh doanh, công ty cũng xây dựng nhiều phân xưởng mới và mở rộng nâng cấp các nhà xưởng sẵn có để tạo môi trường thuận lợi tiến hành sản xuất trên các máy móc mới Trong giai đoạn 2004- 2008 hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty rất được quan tâm chú ý Hàng loạt các dự án xây dựng, mở rộng và mua sắm thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại được thực hiện, tiêu biểu là dự án nhà máy thép phía Bắc (dự án nhóm A), dự án nhà máy thép liên hợp quy mô lớn, dự án nhà máy thép Phú Mỹ, Dây chuyền cán thép 300.00 tấn/năm, cân điện tử 80 tấn, cầu trục 50 tấn mỏ Ngườm Cháng, Cao Bằng, Hệ thống điều khiển và bảo vệ động cơ 2500 KW… Năm 2008 Tổng công ty Thép Việt Nam tập trung triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trong kỳ kế hoạch 2006-2010 như: Dự án Cải tạo Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; Dự án mỏ Quý Xa và nhà máy Thép Lào Cai; Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê; Nhà máy thép tấm cán nóng 2 triệu tấn/năm ESSAR - Việt Nam
Cụ thể quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty trong giai đoạn 2004- 2008 như sau
Trang 36Bảng 10: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản- Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2004- 2008
Tỷ.đ - -308,952 -183,312 48,45 333,862
4Tốc độ tăng định gốc
5Tốc độ tăng liên hoàn
(Nguồn: phòng đầu tư phát triển- Tổng công ty Thép Việt Nam)
Từ năm 2004- 2008 lượng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản không đồng đều qua các năm Có năm, lượng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản có giá trị rất lớn, lên đến 534,504 tỷ đồng (năm 2004) do trong năm này Tổng công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhiều dự án lớn quan trọng như: dự án nhà máy thép Phú Mỹ, nhà máy thép Đà Nẵng, nhà máy gạch Trúc Thôn… nhưng có năm lại có giá trị thấp, chỉ đạt 42,24 tỷ đồng (năm 2006) do trong năm này Tổng công ty thực hiện các dự án chuyển tiếp từ các năm trước và số lượng dự án ít hơn so với mọi năm(40 dự án) Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trong giai đoạn này là 1.317,538 tỷ đồng Nhìn chung lượng vốn này chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng vốn đầu tư chỉ sau lượng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, ta có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu thể hiện tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm từ 2004- 2008:
Bảng 11: Tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Tổng công ty Thép Việt Namgiai đoạn (2004- 2008)
Trang 37Chỉ tiêu
2Tỷ trọng vốn ĐT
3Lượng tăng tuyệt đối
4Tốc độ tăng định gốc
5Tốc độ tăng liên hoàn
(Nguồn: phòng đầu tư phát triển- Tổng công ty Thép Việt Nam)
Nhìn chung tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty trong giai đoạn 2004- 2008 là khá lớn, nằm trong khoảng từ 25%- 37 % và có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 25% năm 2004 đến năm 2008 là 37,61%, tăng 50,44% so với năm 2004, chỉ riêng năm 2006, tỷ trọng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản giảm mạnh so với năm trước (chỉ đạt 12,88%), còn lại, đều có xu hướng tăng thể hiện sự quan tâm chú trọng đầu tư của Tổng công ty đối với lĩnh vực này Thời gian tới, Tổng công ty sẽ triển khai thêm nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư cho hoạt động này sẽ còn tăng lên, bổ sung và mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất, củng cố vị thế của Tổng công ty trên thị trường.
2.2 Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ
* Thực trạng năng lực công nghệ máy móc thiết bị của Tổng công ty.
Với đặc trưng là ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất thép có công suất lớn, có hàm lượng kỹ thuật cao phục vụ các ngành công nghiệp khác cũng như xây dựng dân dụng do vậy mà máy móc thiết bị của Tổng công ty có giá trị rất lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tài sản của công ty Máy móc thiết bị của Tổng công ty chủ
Trang 38yếu là máy móc nhập khẩu từ nước ngoài như là Hàn Quốc, Đài Loan…và chủ yếu vẫn là của Liên Xô cũ.
Trong thời gian qua, Tổng công ty đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư cải tạo nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa hệ thống các nhà máy nhằm nâng cao năng lực sản xuất Tuy nhiên máy móc của nhiều nhà máy vẫn chủ yếu là máy móc đã sử dụng từ khá lâu, vì vậy mà năng lực sản xuất của hệ thống máy móc không được cao, độ chính xác kém, thiết bị kém đồng bộ, chính hệ thống máy móc này đã làm hạn chế năng lực sản xuất của Tổng công ty Thực tế này đòi hỏi Tổng công ty phải đầu tư nâng cấp hơn nữa máy móc thiết bị hiện có Bởi vì máy móc thiết bị là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh của công ty, góp phần quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường Có thể thấy được hiện trạng công nghệ và thiết bị của Tổng công ty qua bảng số liệu 13 trong phần phụ lục.
Hiện nay Tổng công ty Thép Việt Nam vẫn đang sản xuất dựa trên công nghệ nhà máy liên hợp truyền thống được thể hiện qua bảng phụ lục 2.
*Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ máy móc thiết bị của Tổng công ty giai đoạn 2004- 2008
Đánh giá được sự cấp thiết phải tăng cường đầu tư vào máy móc thiết bị, từ năm 2004 trở lại đây, ban lãnh đạo Tổng công ty Thép Việt Nam đã không ngừng đầu tư vào máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Quy mô nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị của Tổng công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 12: Quy mô nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)
Chỉ tiêu
ĐVT 20042005200620072008
Trang 39(Nguồn: phòng đầu tư phát triển – Tổng công ty Thép Việt Nam)
Nhìn chung, lượng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị của Tổng công ty luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư, tuy nhiên giá trị đầu tư chênh lệch khá nhiều qua các năm Cụ thể, năm 2004 vốn đầu tư cho lĩnh vực này lên đến 1.394,096 tỷ đồng, chiếm 65,22% tổng vốn đầu tư của năm; trong khi năm 2007, giá trị đầu tư cho máy móc thiết bị chỉ đạt 15,56 tỷ đồng, chiếm 4,38% tổng vốn đầu tư, nguyên nhân là do trong năm này tổng công ty tập trung lượng vốn lớn cho các lĩnh vực khác, hơn nữa do trong các năm trước đó đã đầu tư một lượng vốn lớn cho máy móc thiết bị nên trong năm 2007, Tổng công ty chủ trương ưu tiên đầu tư hơn cho các lĩnh vực khác Tuy nhiên đến năm 2008, lượng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị lại được duy trì trở lại ở mức cao, đạt 535,102 tỷ đồng, chiếm 48,78% tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm Việc tăng cường đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị là hoàn toàn hợp lý vì nhiều máy móc thiết bị đã cũ, nhiều loại thiết bị đã hết thời gian phát huy khả năng sản xuất mà vẫn đưa vào sử dụng nên không đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng lớn và chính sách chất lượng của Tổng công ty cũng không được đảm bảo Hơn thế nữa, trình độ máy móc trên thị trường ngày càng hiện đại, nếu công ty không kịp thời cập nhật và tiếp thu những công nghệ mới đó thì sẽ nhanh chóng bị lạc hậu hơn các doanh nghiệp cạnh tranh khác trên thị trường Ta có thể thấy rõ hơn xu hướng đầu tư vốn vào máy móc thiết bị của Tổng công ty như sau:
Biểu đồ 3: VĐT đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2004-2008
Trang 40Từ biểu đồ trên có thể thấy tình hình đầu tư của Tổng công ty chưa được đồng đều, lý do đã giải thích từ trên Trong thời gian tới, Tổng công ty cần chú trọng tăng cường đầu tư hơn nữa vào máy móc thiết bị tránh tình trạng đầu tư không đồng đều và thiếu tập trung như trước.
2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển Con người chính là chủ thể của mọi quá trình lao động sản xuất, vì thế mà con người chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến việc sản xuất của công ty Nhận thức được điều đó cùng với việc chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị thì đầu tư vào nhân tố con người được đưa lên hàng đầu Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có hệ thống lao động dồi dào chất lượng cao sẽ là một trong những thế mạnh lớn, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể gặt hái được rất nhiều thành công.
Theo đánh giá của các nhà quản lý ở các công ty thép thì nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh Yêu cầu về lao động của ngành thép hiện nay không chỉ có kinh nghiệm mà cần phải có kiến thức Xét về mặt kiến thức chuyên môn, lực lượng lao động trong ngành Thép còn khá thấp Đây là một trong những cản trở quan trọng đối với quá trình đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng