Luận văn : Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây lắp hoá chất (CCIC)
Trang 11.1.Giới thiệu tổng quan về công ty 3
1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển 3
1.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý 3
1.2 Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư và cạnh tranh 3
1.2.1 Đầu tư và các nội dung của đầu tư 3
1.2.1.1 Đầu tư trong doanh nghiệp 3
1.2.1.2 Các nội dung của đầu tư trong doanh nghiệp 3
1.2.2 Lý luận chung về cạnh tranh 3
1.2.2.1 Vai trò của cạnh tranh 3
1.2.2.2 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu 3
1.2.2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 3
1.2.3 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 3
1.2.3.1 Vốn và cơ cấu vốn đầu tư hợp lý 3
1.2.3.2 Đầu tư vào tài sản cố định 3
1.2.3.3 Đầu tư vào nguồn nhân lực 3
1.2.3.4 Đầu tư vào tài sản vô hình 3
1.2.3.5.Đầu tư nghiên cứư sản phẩm mới 3
1.3 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn 3
1.3.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh 3
1.3.2 Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn 3
1.3.2.1 Ma trận SWOT công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn 3
Trang 21.3.2.2 Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây
dựng Tân Trường Sơn 3
1.4 Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn 3
1.4.1 Vốn và cơ cấu vốn 3
1.4.2 Đầu tư vào máy móc thiết bị 3
1.4.3 Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giá bán 3
1.4.4 Đầu tư vào nguồn nhân lực 3
1.4.5 Đầu tư cho Marketing và phát triển thương hiệu 3
1.5 Đánh giá kết quả đạt được và định hướng trong những năm tới 3
1.5.1 Đánh giá kết quả đạt được 3
1.5.1.1 Phát triển thị trường 3
1.5.1.2 Nâng cao đời sống công nhân viên 3
1.5.1.3 Thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước 3
1.5.2 Định hướng của công ty trong những năm tiếp theo 3
2.2.1 Quản lý và đầu tư nâng cao chất lượng toàn diện 3
2.2.2 Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 3
2.2.3 Giải pháp đầu tư cho Marketing 3
2.2.4 Các giải pháp về giá để nâng cao năng lực cạnh tranh 3
KẾT LUẬN 3Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG Trang
Bảng 1.1 : Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 3 năm gần đây 19
Bảng 1.2: Số lượng công trình 21
Bảng 1.3:Tỷ lệ doanh thu của các loại sản phẩm 22
Bảng 1.4:Danh sách các bạn hàng quốc tế của công ty 23
Bảng 1.5: Ma trận SWOT của công ty Tân Tường Sơn 24
Bảng 1.6: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn 27
Bảng 1.7: Danh mục máy móc thiết bị 29
Bảng 1.8: Định mức nguyên vật liệu để sản xuất cửa cuốn KS43A 31
Bảng 1.9: Định mức Nguyên vật liệu để sản xuất cửa cuốn KS50 32
Bảng 1.10: Giá bán và chi phí thi công lắp đặt một công trình trung bình33Bảng 1.11 Tình hình lao động tại công ty Tân Trường Sơn 34
Bảng 1.12 Chi phí Marketing qua các năm 36
Bảng 1.13 Tình hình thu nhập của công nhân viên 38
Bảng 1.14 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 39
Bảng 1.15 Công suất nhà máy trong 3 năm đầu 40
Bảng 1.16 Doanh thu dự kiến của dự án 40
Bảng 1.17 Thị Trường tiêu thụ sản phẩm 42
Bảng 2.1: Nhu cầu về vốn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 49
Bảng 2.2 : Phân bổ chi phí quảng cáo 50
SƠ ĐỒSơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý của công ty Tân Trường Sơn 6
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh 16
HÌNH VẼHình 1.1: Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 3 năm gần đây 20
Hình 1.2: Tỷ lệ doanh thu 22
Trang 4MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập với tốc độ mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực, từ đó đã góp phần thay đổi nhiều phương diện của đời sống xã hộitrong nhiều năm qua Kết quả này đã chứng minh đường lối đúng đắn của Đảng vàNhà nước đồng thời thể hiện sức bật của một nền kinh tế được coi là nhỏ và thuầnnông của nước ta Đóng góp cho thành tích đáng tự hào đó phải kể đến đội ngũdoanh nhân, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụlà những người luôn sống với thị trường và thúc đẩy thị trường Nền kinh tế là tổnghợp mọi hoạt động của những người làm kinh tế.
Chúng ta đang tích cực chuyển dịch nền kinh tế sang hoạt động trong cơ chế thịtrường Một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh gay gắt giữacác doanh nghiệp, các tập đoàn, các quốc gia Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn tồntại và phát triển cũng cần thiết phải duy trì sự cạnh tranh Đứng ở góc độ lợi ích xãhội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơhội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giácả rẻ Chính vì vậy duy trì sự cạnh tranh là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.Đứng ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh sẽ là điều kiện thuận lợi để mỗi doanhnghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn thiện bản thân để vươnlên giành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn là doanh nghiệptrẻ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trang trí nội ngoại thất, kinh doanh các loạicửa, cổng hiện đại cùng hệ thống camera giám sát và báo động Dù mới hoạt độngđược 6 năm nhưng công ty đã thu được nhiều thành tích đáng kể trên thị trường.Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay công ty cũng không nằm ngoài xu hướng phảichịu nhiều áp lực cạnh tranh của nền kinh tế Do vậy nâng cao năng lực cạnh tranhtrong điều kiện của nền kinh tế thị trường là yêu cầu tất yếu của công ty Sau mộtthời gian thực tập và tìm hiểu về công ty, em đã có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu
Trang 5quá trình hình thành phát triển và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty Với những kết quả đạt được em xin trình bày đề tài “Thực trạng và giải phápđầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xâydựng Tân Trường Sơn” nhằm đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh của công ty.
Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề phức tạp nên trong chuyên đềnày em chỉ tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu, thực trạng, các vấn đề tồn tại, khókhăn đồng thời đưa ra một số giải pháp cho vấn đề đặt ra.
Ngoài phần mở đầu, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 2chương chính:
Chương 1: Thực trạng khả năng cạnh tranh và tình hình đầu tư nâng caonăng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng TânTrường Sơn.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của côngty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn.
Trong quá trình thực tập cũng như viết chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận đượcsự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty, cùng với sự hướng dẫnchu đáo của các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế đầu tư - Trường Đại học Kinh tếquốc dân đặc biệt là những ý kiến quý báu của thầy giáo hướng dẫn thực tập - Thạcsĩ Vũ Kim Toản.
Em xin chân thành cám ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!
Trang 6Thực trạng khả năng cạnh tranh và tình hình đầu tư nâng cao nănglực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng
Tân Trường Sơn
1.1.Giới thiệu tổng quan về công ty
1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn được thành lậpngày 23 tháng 5 năm 2001 theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số0103000362 đựợc cấp bởi phòng đăng kí kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tưHà Nội, là công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiệnhành khác của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNGTÂN TRƯỜNG SƠN
Tên giao dịch: TAN TRUONG SON IMPORT-EXPORT ANDCONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TAN TRUONG SON JSC
Trụ sở chính
Địa chỉ : Số 3, ngõ 357, Bạch Đằng, Phường Chưong Dương, Quận HoànKiếm , Thành Phố Hà Nội
Điện thoại: 04 912 0529
Văn Phòng giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội:
Địa chỉ: 391 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội Điện thoại:6625873
Fax:04 662 5806 Chi nhánh 1:
Địa chỉ: Số 3- Phạm Hồng Thái, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An
Trang 7 Điện thoại:038 564 393 Fax:038 564 393
Chi nhánh 2:
Địa chỉ: Số 83/9,Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Thànhphố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 088 891 978 Fax: 088 891 978
Ban đầu khi mới thành lập công ty Tân Trường Sơn chủ yếu làm đại lý giớithiệu và bán sản phẩm cho công ty Alulux của cộng hoà liên bang Đức (thương hiệuGerman Door), sau đấy công ty đã mở rộng hoạt động, tiến hành hợp tác với các đốitác khác như Somfy của cộng hoà Pháp, công ty Yyuan của Đài Loan Đây là nhữngđối tác rất quan trọng của công ty Các bên cung cam kết thực hịên mục tiêu “Hợptác, Phát triển bền vững”( Sustainable Co-operation and Development)
Đến nay công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn đã cómặt trên thị trường được gần 6 năm, khoảng thời gian không dài đối với một côngty hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng công ty đã thu được nhiều thành tựu đángtự hào Năm 2005 là một trong những năm thành công nhất của thương hiệu TânTrường Sơn với việc công ty được Ban tổ chức và Hội đồng giám khảo hội chợEXIMPO VIETNAM trao tặng cúp sen vàng và huy chương vàng cho “ hàng Việtnam chất lượng cao phù hợp tiêo chuẩn” với sản phẩm là cửa cuốn 2 lớp có lỗthoáng ( kí hiệu KS43 ) Đồng thời Giám đốc công ty lúc bấy giờ là ông Nguyễn SỹNgọc được trao tặng chân dung Bạch Thái Bưởi và chứng nhận là nhà doanh nghiệp
Trang 8giỏi.Năm 2006, tai Hội chợ quốc tế chuyên nghành xây dựng, vật liệu xây dựng vànội thất ( triễn lãm VICONSTRUCT2006 ) công ty Tân Trường Sơn được trao tặngdanh hiệu “ thương hiệu , sản phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam”.Những danh hiệu đãchứng minh cho sự cố gắng của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn côngty sau 6 năm hoạt động Những ngày vừa qua công ty đã tham gia tích cực và taođược nhiều ấn tượng với khách hành tại hội chợ triễn lãm Vietbuild từ ngày 27 tháng3 đến ngày 1 tháng 4 Đây là hội chợ lớn thu hút nhiều công ty doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dưng, kiến trúc và trang trí nội thất Tronglĩnh vực lắp đặt các hệ thống cửa cuốn, cửa tự động là lĩnh vực kinh doanh chínhcủa công ty trong những năm qua, thương hiệu Tân Trường Sơn đã được nhiềukhách hàng tín nhiệm về chất lượng sản phẩm và trình độ hiện đại của hệ thống.
Nhận thấy nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về lĩnh vực lắp đặt các loạicửa có chất lượng cao, sau hai năm thành lập công ty đã tiến hành mở các đại lý củamình ở các tỉnh lân cận Hà Nội như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên…Mở chinhánh tại Nghệ An, Tp Hồ Chí Minh Các chi nhánh của công ty hoạt động độc lậptự hạch toán doanh thu Công ty còn tạo điều kiện cho các chi nhánh, đại lý thúcđẩy hoạt động kinh doanh bằng cách giảm giá hỗ trợ kỹ thuật như lắp đặt, sữa chữavà dịch vụ
1.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty Tân Trường Sơn là công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệpcó bộ máy quyền lực và điều hành hoạt động của công ty bao gôm Đại hội đồng cổđông, hội đồng quản trị mà đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc và hệthống các phòng ban cùng quản lý công ty Cho đến nay công ty có 4 phòng cùnghoạt động là phòng kế hoạch hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh vàphòng kỹ thuật cùng các đội thi công trực tiếp.
Trang 9Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý của công ty Tân Trường Sơn
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty có các quyềnvà nhiệm vụ sau :
- Thông qua định hướng phát triển của công ty- Quyết định mức cổ tức hàng năm
- Bầu, miễn nhiêm thành viên HĐQT
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổnggiá trị tài sản của công ty
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm Chủ tịch HĐQT
Đội công trình số 2
Đội công trình số 3
Đội công trình số 4
Trang 10Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu hội đồng quản trị , có các quyềnvà nhiệm vụ sau:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị- Chuẩn bị nội dung các cuộc họp Hội đồng quản trị
- Tổ chức việc thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Và các quyên và nhiệm vụ khác có liên quan. Giám đốc
Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịusự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đông quản trị côngty và rước phap luật Giám đốc là người đại diện theo phap luật của công ty, có cácquyền và nhiệm vụ sau :
- Quyết định các vấn đè liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày củacông ty
- Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT- Tổ chức thực hiện phương án kinh doanh
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty- Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động
- Tuyển dụng lao động
Cùng các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc có 4 phòng là phòng kế hoạch hànhchính, phòng kỹ thuật, phòng kế toán và phòng kinh doanh:
Phòng kế hoạch hành chính có nhiệm vụ theo dõi và quản lý giấy tờ đi và đếncông ty, quản lý con dấu của công ty, chịu trách nhiệm về công tác văn thư, in ấn vàphát hành các văn bản, công văn, trợ giúp giám đốc xây dựng và thực hiện các kếhoạch hoạt động ngắn hạn.
Trang 11Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là lập phương án và thực hiện nhằm tiêu thụsản phẩm của công ty, thực hiện công tác Marketing, xúc tiến thương mại, tăngcường mở rộng quan hệ với các đối tác, bạn hàng, tổ chức tham gia các cuộc triễnlãmiối thiệu sản phẩm của công ty Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiệncác giao dịch, hợp đồng mà công ty đã ký.
Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra chất lượngcác phụ kiện tao nên sản phẩmcủa công ty, nghiên cứu cải tiến sản phẩm, đề xuất các phương án thực hiệncôngviệc sao chođạt chất lượng tốt nhất, giảm thời gian và với chi phí hạ nhất.
Phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty, đề racác biện phápvề quản lý tài chính, giá cả, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhấtvà chấp hành tốt các quy định hiện hanh của Bộ tài chính về kế toán và tài chính.Cuối các kỳ, phong kế toán phải lập bảng cân đối kế toán trong kỳ trình giám đốc.
1.2 Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư và cạnh tranh
1.2.1 Đầu tư và các nội dung của đầu tư
1.2.1.1 Đầu tư trong doanh nghiệp
Đầu tư trong doanh nghiệp được hiểu là việc sử dụng các nguồn lực tài chính,
nguồn lực vật chất, nguồn lao động và trí tụê để xây dựng, nhà cửa và cấu trúc hạtầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồnnhân lực, thực hiiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản nàynhằm duy trì, tăng cường, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanhnghiệp Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào để chuẩn bị cho sự ra đời đều cần phảixây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị trênnền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắnliền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạora.Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư Để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và
Trang 12phát triển thì phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay thế mới các cơ sở vật chất cũ đãhư hỏng, hao mòn hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sựphát triển khoa học kỹ thuật và tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, doanh nghiệpcũng không ngừng phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiếtbị cũ đã lỗi thời, cải tiến các công nghệ không còn phù hợp, đào tạo bồi dưỡng độingũ công nhân viên cũng có nghĩa là phải đầu tư.
1.2.1.2 Các nội dung của đầu tư trong doanh nghiệp
Đầu tư vào tài sản cố định
Đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tưcủa doanh nghiệp vì chi phí cho các hạng mục tài sản cố định chiếm tỷ lệ cao trongtổng vốn đầu tư và tài sản cố định là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm - hoạt độngchính của mỗi doanh nghiệp.
Tài sản cố định bao gồm cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị Đầu tư xây dựng cơsở hạ tầng là một trong những hoạt động được thực hiện đầu tiên của mỗi công cuộcđầu tư ( trừ trường hợp đầu tư theo chiều sâu ) Hoạt động đó bao gồm các hạngmục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuền thiết bị sản xuất, lựclượng công nhân viên tham gia sản xuất thuận lợi an toàn.Đó là các phân xưởng sảnxuất chính, phụ; hệ thống điện nước, giao thông, thông tin liên lạc; các văn phòng,khu cộng tác khác Để thực hiện tốt các hạng mục này thì phải tính đến các điềukiện thuận lợi,khó khăn của vị trí địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu,thủy văn đồng thời căn cứ vào các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của máy móc thiếtbị, dây chuyền sản xuất, cách tổ chức điều hành và các yêu cầu khác
Như vậy hoạt động đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất nếukhông nói là đóng vai trò quyết định đối với phần lợi nhhuận thu được của doanhnghiệp Các doanh nghiệp thường tăng cường thêm tài sản cố định khi họ thấy đượcnhững cơ hội trước mắt có lợi để mở rộng sản xuất - đầu tư theo chiều rộng, hoặc vìcó thể để giảm bớt chi phí bằng cách chuyển sang các phương pháp sản xuất hiệnđại dùng nhiều vốn hơn - đầu tư theo chiều sâu.
Trang 13 Đầu tư vào hàng tồn trữ
Hàng tồn trữ của doanh nghiệplà toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chitiết, phụ tùng, thành phẩm được tồn trữ trong doanh nghiệp.
Trước đây, người ta ít quan tâm đến hàng tồn trữ và coi việc đầu tư cho hàng tồntrữ là không cần thiết vì không mang lại hiệu quả mong muốn cho doanh nghiệpnên các doan nghiệp không chú trọng đầu tư cho hàng tồn trữ Nhưng trong nềnkinh tế thị trường hiện nay thì để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì việc đầutư cho hàng tồn trữ là rất cần thiết vì :
- Các doanh nghiệp có ý định giữ lại hàng dự trữ là do trong quá trình sản xuấtcó nhiều khâu cần nhiều thời gian để hoàn tất mà một số hàng dự trữ có vai tròtrung gian của các đầu vào trước khi chúng trở thành sản phẩm
- Sự trượt giá của nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra rất khó dự đoánnên việc đầu tư cho hàng tồn trữ có thể giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnhtranh ngay cả khi thị trường có biến động.
- Sản xuất hàng tồn trữ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ khi nhucầu về sản phẩm tăng mà công suất của doanh nghiệp không thể thay đổi nhanhchóng; hay khi doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời thì tiếp tục sản xuất hàng tồntrữ vẫn tạo việc làm cho đội ngũ lao động để tránh chi trả cho các khoản trợ cấp màvẫn tạo ra lượng sản phẩm chờ cơ hội tung ra khi thị trường có nhu cầu.
Vậy đầu tư cho hàng tồn trữ giúp cho doanh nghiệp điều hoà sản xuất,đảm bảocho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, hợp lý, hiệu quả
Đầu tư vào nguồn nhân lực
Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn minh của nềnsản xuất xã hội Trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọngbởi lẽ nhân tố con người luôn luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi tổchức Đầu tư phát triển nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động đầutư khác của doanh nghiệp vì với những máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại khácnhau thì đòi hỏi trình độ của lực lượng lao động phải phù hợp thì mới tạo ra được
Trang 14các kết quả như ý, và trình độ của người lao động là tài sản vô cùng quý giá củadoanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm công tác trả lương đúng vàđủ cho người lao động; chăm lo đời sống, sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên; đàotạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân viên Trong đó pháttriển chất lượng nguồn nhân lực tập trung ở công tác đào tạo Đào tạo quyết địnhphẩm chất chính trị, năng lực quản lý, trình độ tay nghề của lực lượng lao động.Trong doanh nghiệp có các hình thức đào tạo : đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo,bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn Đào tạo của doanh nghiệp có thể lựachọn đào tạo bên ngoài doanh nghiệp do các tổ chức chuyên về đào tạo đảm trách( thường áp dụng cho đào tạo mới hay đào tạo nâng cao nghiệp vụ ) hay tổ chức cáckhoá đoà tạo nội bộ (áp dụng cho đào tạo mới hoặc đào tạo lại ) Phân chia theo đốitượng đào tạo thì chia thành ba nhóm là :
- Đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn - Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ - Đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân.
Trên cơ sở đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nâng cao trình độchuyên môn, kỹ năng của người lao động, tạo ra các động lực khuyến khích ngườilao động phát huy hết khả năng của mình trong quá trình lao động Đầu tư phát triểnnguồn nhân lực là một hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêucơ bản của mọi doanh nghiệp kinh doanh là lợi nhuận
Đầu tư vào tài sản vô hình
Trong cơ chế thị trường hiện nay, tài sản vô hình có giá trị ngày càng lớn đối vớicác doanh nghiệp vì đây là những tài sản không thể định lượng được mà được hìnhthành từ các sản phẩm trí tuệ ( phát minh, sáng chế, bản quyền ) hay được hìnhthành từ nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp( thương hiệu, uy tín và vị thế của doanh nghiệp, sự tin tưởng của người tiêudùng ) Vậy đầu tư cho tài sản vô hình là lĩnh vực đầu tư không thể thiếu của mỗidoanh nghiệp và hiệu quả của lĩnh vực đầu tư này rất cao trong việc làm tăng doanh
Trang 15thu và lợi nhuận, khuyếch trương thanh thế của doanh nghiệp Hoạt động đầu tư nàyđòi hỏi một lượng vốn đầu tư không nhỏ trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp vàcó thời gian thực hiện dài nên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng khi đưa raquyết định đầu tư.
1.2.2 Lý luận chung về cạnh tranh
Trong kinh doanh, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà kinhdoanh trên thị trường nhằm giành được các ưu thế trên cùng một loại sản phẩm,dịch vụ hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình so với các đối thủ trên thịtrường.
Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một yếutố trong cơ chế vận động của thị trường Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hànghóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gaygắt Kết quả trong cạnh tranh là sẽ có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt rakhỏi thị trường, trong khi đó một số doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển hơn nữa.Cũng chính nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận độngtheo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội Đó cũng là yếu tố đảmbảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con đường phát triển.
1.2.2.1 Vai trò của cạnh tranh
Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnhhưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa và
dịch vụ, chất lượng sản phẩm ngày càng cao cùng với mức giá cả ngày càng phùhợp với khả năng của họ.
Đối với nền kinh tế quốc dân thì cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển
bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát huy lực lượng sản xuất,nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội Đó cũng làđiều kiện để xóa bỏ độc quyền bất hợp lý, xóa bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh,
Trang 16phát huy tính tháo vát, năng động và óc sáng tạo trong các doanh nghiệp, gợi mởnhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng chất lượng đời sống xã hội,phát triển nền văn minh nhân loại.
1.2.2.2 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu
Giá cả
Giá cả sản phẩm được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua chính sáchgiá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với thị trường có sự kết hợp với một số điềukiện khác Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả mà doanh nghiệp có thể kiểm soát làchi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, và chi phí lưu thông Để bán đượchàng và nâng cao ưu thế trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đưa ra giá cả sảnphẩm thấp hơn các đối thủ cạnh tranh Chính vì vậy, doanh nghiệp phải tìm mọicách để hạ giá thành sản phẩm như thuê nhân công với giá thấp, đặt nhà máy tại nơicó nguồn nguyên vật liệu để tránh mọi chi phí vận chuyển
Chất lượng và mẫu mã sản phẩm
Yếu tố có vai trò gần như quyết định trong cạnh tranh là chất lượng sảnphẩm, thường các doanh nghiệp sử dụng các câu Slogan‘chất lượng hàng đầu’ hay‘chất lượng là trên hết’ cũng có thể là ‘chất lượng hoàn hảo’ để quảng cáo cho sảnphẩm của mình Khách hàng ngày càng khó tính trong việc lựa chọn các loại hànghoá dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao.Một sản phẩm được coi làcó chất lượng tốt khi nó đảm bảo đáp ứng đúng nhu cấu tiêu dùng của khách hàngtức giá trị sử dụng, có độ bền cao trong quá trình vận hành, không gây tác động xấutới người sử dung và môi trường xung quanh và những đặc tính kèm theo khác tuỳtheo từng chủng loại sản phẩm Ngày nay khi cuộc sống có nhiều thay đổi, vật chấtngày càng được nâng cao, tinh thần được cải thiện thì nhu cầu về sử dung sản phẩmkhông chỉ dừng lại ở chất lượng tốt mà còn ở chỗ mẫu mã đẹp, bắt mắt, ấn tượng,gây cảm giác hài lòng về thị giác Do vậy để giành thắng lợi trên thương trườngnhất định phải có sản phẩm chất lượng đảm bảo và hình thức đẹp.Tâm lý người tiêudùng hiện nay nhất là lớp trẻ là rất chú ý đến mẫ mã của sản phẩm nhiều khi là hơncả chất lượng bên trong của nó nên nhiều doanh nghiệp đã chú ý nhiều hơn trong
Trang 17cách trình bày các sản phẩm của mình sao cho thu hút hơn là đầu tư nâng cao chấtlượng sản phẩm.
Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thìmạng lưới tiêu thụ sản phẩm cũng không kém phầm quan trọng so với công tác sảnxuất ra chúng Mạng lưới tiêu thụ gồm các chi nhánh các đại lý uỷ quyền, các củahàng, đại lý nhỏ Đây là hệ thống có nhiệm vụ tiếp nhận hàng từ nơi sản xuất và đưađến tay người tiêu dùng với nhiều công đoạn nối tiếp nhau Doanh nghiệp phải thiếtlập được cho mình một hệ thống phân phối liên tục và có độ kết dính cao để đảmbảo sản phẩm được giới thiệu càng rộng rãi càng tốt tạo được ấn tượng tốt chokhách hàng.Một doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh trong phân phối so với đốithủ khi hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm của nó được tổ chức chặt chẽ từ trênxuống sao cho các kênh, các cấp độ đều có lợi nhuận cho mình một mức hợp lýđồng thời không đội giá lên cao so với mặt bằng chung Nhiều doanh nghiệp đã biếttận dụng hệ thống phân phối nhỏ lẻ của mình để tiếp cận trực tiếp khách hàng, nắmbắt được nhu cầu của đại bộ phận khách hàng từ đó đề ra những chiến lược kinhdoanh phù hợp, một khi các kênh phân phối nhỏ đã bén rễ thì thương hiệu của côngty đã in đậm trong tâm trí người tiêu dùng, rất khó để đối thủ có thể xâm nhập vàchiếm lĩnh.
Hoạt động Marketing
Đây là hoạt động nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm, kích thích tiêu dùng.Marketing gồm tổ hợp các hoạt động như quảng cáo trên các phương tiện thông tinnhư tivi, đài, báo, tạp chí ,tham gia hội chợ, thực hiện các chiêu thức khuyến mãi,tiếp thị, quay số trúng thưởng.v.v Trước hết, doanh nghiệp phải xác định xem bằngcách nào, với chi phí bao nhiêu để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và khuyếnkhích họ mua sản phẩm của mình mà không mua sản phẩm của người khác Tiếpđến, doanh nghiệp phải nghiên cứu được khách hàng là ai? Ai là người mua chủyếu? Sở thích của họ đối với sản phẩm nào? Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải
Trang 18nghiên cứu các phương án giới thiệu sản phẩm và các phương thức thanh toán linhhoạt, hợp lý Ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, thông tin có tácđộng rất to lớn đối với mọi chủ thể kinh tế , do vậy vai trò của công tác marketinglại ngày càng quan trọng Doanh nghiệp có chiến lược marketing tốt thể hiện ở cáchình thức quảng cáo độc đáo thú vị, phương thức giới thiệu sản phẩm ấn tượng,quan hệ với khách hàng và các phương tiện truyền thông tốt thì rõ ràng đã có ưu thếrất lớn trên thị trường khi mà sản phẩm của mình luôn được nhắc đến với một tâmlý thiện cảm, được nhiều người sử dụng.
Uy tín của doanh nghiệp
Trong cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường cũng đóng vaitrò hết sức quan trọng Một doanh nghiệp có lịch sử phát triển tốt, có nhiều mốiquan hệ tốt với đối tác, khách hàng và các cơ quan công quyền thì sẽ được nhiềungười đánh giá cao bởi tính đảm bảo của nó Uy tín nhiều khi như la tấm hộ chiếuđể doanh nghiệp tiếp cận những thương vụ lớn có tầm quan trọng khi mà giữa cácđối thủ không có sự khác biệt về các chỉ số có thể đo đếm được Đối với người sửdụng sản phẩm thì uy tín hiện có của doanh nghiệp có thể như một sự bảo đảm chothứ mà họ đã bỏ tiên ra để có được Bởi tầm quan trọng của uy tín đối với hoạt độngsản xuất kinh doanh nên mọi doanh nghiệp đều phải rất chú trọng việc bảo vệ uy tíncủa mình trên thương trường Có được sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác sẽgiúp doanh nghiệp giành ưu thế trong cạnh tranh.
1.2.2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh là tất yếu phải có hoạt động đầu tư,cũng như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với cạnh tranh, khả năng cạnhtranh và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Như vậy hoạt độngđầu tư có mối quan hệ mật thiết tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, hai chiềuvà quyết định lẫn nhau Xét trong một doanh nghiệp hoạt động tốt, sử dụng mộtphần vốn hợp lý cho hoạt động đầu tư, thì tiềm lực sản xuất kinh doanh của doanhcủa doanh nghiệp đó sẽ tăng lên, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường.
Trang 19Việc tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại mà cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưhiện nay sẽ có ý nghĩa rất lớn tới hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, giúphọ làm ăn hiệu quả hơn so với các đối thủ trên thị trường Kết quả là doanh nghiệpmạnh lên và có nhiều nguồn tích luỹ cho tái đầu tư Có thể minh hoạ qua sơ đồ sau.
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh
Ngược lại, nếu doanh nghiệp có số vốn nhỏ, không đủ vốn cho các hoạt độngđầu tư phát triển, và không có lợi thế đặc biệt nào hoặc có vốn nhưng không có cơcấu đầu tư hợp lý thì rất khó để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong điềukiện hiện nay và sớm muộn cũng bị các đối thủ đẩy ra khỏi cuộc chơi Vậy thìnhững doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường, còn non trẻ phải làm thế nào để tồntại Họ cần có những chiến lược huy động vốn cho mình thông qua liên doanh, liênkết hoặc qua thị trường vốn để vay vốn hoạt động.
1.2.3 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
1.2.3.1 Vốn và cơ cấu vốn đầu tư hợp lý
Vốn là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanhnghiệp Vốn để thành lập doanh nghiệp, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiếtbị, nguyên nhiên vật liệu và đi vào hoạt động Một doanh nghiệp thiếu vốn thì sẽkhông thể nào hoạt động hiệu quả tuy nhiên nếu nhiều vốn mà không có cơ cấu hợplý để sử dụng thì chưa chắc đã mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp Do vậy trên
Gia tăng tiềm lựcSXKDĐủ vốn để đầu tư
và đầu tư hợp lý
Tăng doanh thuvà lợi nhuận
Tăng khả năngcạnh tranh
Trang 20thương trường để nâng cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp nhất thiết phải cómột lượng vốn cần thiết đồng thời có chính sách phân bổ hợp lý.
1.2.3.2 Đầu tư vào tài sản cố định
Tài sản cố định thường chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng giá trị tài sản của mộtdoanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất côngnghiệp Tài sản cố định cũng đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh.
Đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tưnâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bởi hai lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư.Thứ hai, đó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm - hoạt động chính của mỗidoanh nghiệp.
Các hãng thường tăng lượng vốn đầu tư vào tài sản cố định khi họ nhận thấynhững cơ hội tốt từ việc mở rộng sản xuất hoặc có phương án giảm thiểu chi phíkhi tăng tài sản cố định Lúc này việc đầu tư vào tài sản cố định đồng nghĩa với việcnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Vì bản chất của tài sản cố định là có sự hao mòn trong quá trình sử dụng baogồm cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, do vậy trong giai đoạn vận hành cáctài sản loại này cần tính toán và lập quỹ khấu hao để tái đầu tư.
1.2.3.3 Đầu tư vào nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được ví như linh hồn của tổ chức Nếu như tài sản cố định làyếu tố đầu tiên quyết định việc hình thành năng lực sản xuất của doanh nghiệp thìđội ngũ nhân viên chính là bộ phận tạo ra giá trị tăng thêm, tạo ra lợi nhuận - mụctiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh tế Trong nền kinh tế tri thứcthì vai trò của nguồn nhân lực trong tổ chức lại càng quan trọng, nhiều khi là quyếtđịnh sự thành bại của tổ chức Yêu cầu đối với nguồn nhân lực cũng ngày càng caođể đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Để cạnh tranh được trong giai đoạn mở
Trang 21cửa và toàn cầu hoá hiện nay thì việc chăm lo phát triển, đào tạo nguồn nhân lực làbước đi không thể thiếu đối với bất kì doanh nghiệp nào.Cần giành nhiều nguồn lựccho việc tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên Với hệ thống cácphòng ban được đảm nhiệm bởi những người có năng lực thực sự thì doanh nghiệpsẽ có sức mạnh của toàn hệ thống, đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh.
1.2.3.4 Đầu tư vào tài sản vô hình
Tài sản vô hình là sự nổi tiếng của thương hiệu, nhãn mác, những đặc tínhriêng biệt của sản phẩm bầu không khí làm việc hay uy tín của doanh nghiệp Tàisản vô hình không có hình thái cụ thể nên người ta không thể đo ‘sức nặng’ của nósong ngày nay không ai có thể phủ nhận những giá trị do tài sản vô hình manglại.Tài sản vô hình không trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp nhưng nó cótính quyết định tới việc tiêu thụ những sản phẩm này, mang lại lợi nhuận cho nhữngngười gây dựng nên nó Việc đầu tư vào tài sản vô hình là quan trọng và cần thiếttrong điều kiện nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giớinhưng đầu tư thế nào là vấn đề không đơn giản.Để giành ưu thế trong cạnh tranh thìkhông những có sản phẩm đạt chất lượng, giá cả hợp lý mà còn cần sự nổi tiếngnhất định, được nhiều người biết tới, gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng.Đầu tư vào tài sản vô hình cũng có nghĩa là đầu tư để nâng cao vị thế của doanhnghiệp trên thị trường.
1.2.3.5.Đầu tư nghiên cứư sản phẩm mới
Một điểm thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ cấu sản phẩm, doanhnghiệp có khả năng sản xuất được nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thịtrường thì sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường sản phẩmsẽ bị đào thải khi nó đến giai đoạn suy thoái trong chu kỳ sản phẩm và khi đó doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tích cực nghiên cứu một hay nhiều loạisản phẩm khác thay thế, có như vậy mới đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như đảmbảo sự sống còn của mình.Hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới phải được quan tâmngay khi những sản phẩm của doanh nghiệp con được tiêu thụ tốt trên thị trường, nó
Trang 22đòi hỏi có những suy đoán, tìm hiểu về thị trường, về nhu cầu của người tiêu dùngvà những thay đổi có thể xảy ra, sau đấy là quá trình nghiên cứu kỹ thuật, chế tạo vàthử nghiệm.Do vậy hoạt động đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới cũng là một nộidung của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranhcủa công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn
1.3.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
Tuy mới thành lập được 6 năm nhưng quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn đã thuđược nhiều thành công đáng tự hào đối với một doanh nghiệp trẻ Năm 2005 côngty được hội đồng giám khảo và ban tổ chức hội chợ EXIMPO VIETNAM trao tặngcúp sen vàng và huy chương vàng cho ‘hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêuchuẩn’, năm 2006 tại hội chợ quốc tế chuyên ngành xây dựng, vật liệu xây dựng vànội thất – VICONSTRUCT2006 – công ty đã đạt danh hiệu ‘thương hiệu, sản phẩmuy tín hàng đầu Việt Nam’ và nhiều giấy khen, bằng khen, bằng độc quyền sáng chếkhác đã minh chứng cho những nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhânviên toàn công ty.
Cụ thể, xin đưa ra những số liệu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty trong thời gian vừa qua.
Bảng 1.1 : Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 3 năm gần đây
Trang 23Hình 1.1: Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 3 năm gần đây
Bảng trên và biểu đồ cho thấy các chỉ tiêu tài chính của công ty liên tục tăng,cả doanh thu và lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước, cho thấy sự hoạt độnghiệu quả của công ty Ta nhận thấy năm 2005 so với năm 2004 doanh thu chỉ tăngchưa đầy 1 tỷ đồng tương ứng 11,7 % nhưng bước sang năm 2006 đã có sự đột phákhi doanh thu tăng với giá trị tuyệt đối là 3.330.914.000 đồng tương ứng giá trịtương đối liên hoàn là 36,5% Sự chênh lệch này được giải thích là do năm 2006công ty ký thêm được một số hợp đồng khá lớn cung cấp lắp đặt hệ thống cửa tựđộng cho chuỗi siêu thi mới ở thành phố Hồ Chí Minh và do sự tăng lên trong nhucầu của người dân Lợi nhuận cũng theo đó và tăng qua các năm với tốc độ tăng liênhoàn lần lượt là : 6% và 35% Cũng từ bảng trên có thể thấy rằng lợi nhuận đạtđược là rất nhỏ so với doanh thu tức giá vốn hàng bán và các chi phí khác còn cao,công ty cần phải nghiên cứu để từng bước giảm các chỉ tiêu này để nâng cao hiệuquả hoạt động hơn nữa.
Với việc mở rộng sản xuất kinh doanh ra nhiêu tỉnh thành trong cả nướcnhững năm gần đây, số lượng công trình mà công ty thực hiện đã có sự gia tăngđáng kể.
Năm 2004Năm 2005 Năm 2006
Doanh thuLợi nhuận
Trang 24( Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty Tân Trường Sơn)
Ngoài những công trình do đội ngũ nhân công của công ty trực tiếp thực hiện thìhiện nay công ty còn bán hàng cho một số đơn vị nhỏ làm công tác thi công lắp đặttrên địa bàn Hà Nội.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn được phép kinhdoanh một số sản phẩm như trong giấy phép cấp tháng 5 năm 2001, tuy nhiên hiệnnay sản phẩm chính mà công ty kinh doanh là các loại cửa cuốn, cửa tự động, cácloại cổng cùng hệ thống bảo an và camera giám sát Trong đó cửa là loại sản phẩmchủ yếu và là mục tiêu kinh doanh lâu dài của công ty vì hiện nay nhu cầu về cácloại cửa có hình thức gọn gàng ít chiếm diện tích, có tính thẩm mỹ đồng thời tăngđộ an toàn cho người sử dụng là rất lớn Có các loại cửa chính sau:
- Cửa cuốn German Door được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đạivà đồng bộ đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000, sản phẩm được cấp bằng độc quyền kinhdoanh trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Cửa tự động : Gồm cửa trượt 2 cánh, 4 cánh, mở dồn một phia, mở xoay…tiện dùng cho sân bay, siêu thị, văn phòng…
- Cửa nâng : là loại cửa rất được ưa chuộng tại các nước Âu châu, phù hợp chonhà xe, kho tàng…
Các loại cổng được công ty kinh doanh là:- Cổng lùa trượt ngang
- Cổng mở
- Cổng gấp 4 cánh
Dưới đây là tỷ lệ của từng loại trong doanh thu của công ty
Trang 25Bảng 1.3:Tỷ lệ doanh thu của các loại sản phẩm
Với những nỗ lực không ngừng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựngTân Trường Sơn đã trở thành một đối tác có uy tín được nhiều hãng tín nhiệm Hiệnnay công ty đang tích cực hợp tác và là bạn hàng của nhiều hãng có uy tín.
An ninhCổngCửa
Trang 26Bảng 1.4:Danh sách các bạn hàng quốc tế của công ty
( Nguồn: Website www.tantruongson.com )
1.3.2 Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xâydựng Tân Trường Sơn
1.3.2.1 Ma trận SWOT công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng TânTrường Sơn
Ma trận SWOT là cách trình bày các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu(Weaknesses), cơ hội( Opportunities), đe doạ (Threats) trên các ô của một bảngcùng với sự kết hợp giữa chúng để đưa ra chiến lược cho tổ chức Để lập một matrận SWOT thì cần tiến hành qua các bước sau :
- Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh – S- Bước 2: Liêt kê các điểm yếu – W- Bước 3: Liệt kê những cơ hội – O- Bước 4: Liệt kê những đe doạ - T
- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quảchiến lược S/O thích hợp
- Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội và ghi kết quả chiến lược W/O thíchhợp.
- Bước 7: Kết hợp điểm mạnh và đe doạ và ghi kết quả chiến lược S/T thíchhợp.
- Bước 8: Kết hợp điểm yếu và đe doạ và ghi kết quả chiến lược W/T thích hợp Cụ thể với công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn điểmmạnh hiện nay của công ty là giá nhân công rẻ, lực lượng lao động trẻ giàu nhiệt
Trang 27huyết, uy tín của công ty ngày một tăng và hiện công ty đã áp dụng hệ thống quảnlý chất lượng ISO 9001-2000.
Điểm yếu hiện nay của công ty là số vốn còn nhỏ, trình độ tay nghề của côngnhân chưa đồng đều, marketing của công ty cũng chưa thực sự phát triển.
Từ bên ngoài, nền kinh tế mang lại cho công ty một số cơ hội như tình hìnhchính trị ổn định, kinh tế liên tục tăng trưởng với chính sách mở cửa của Nhà nướckéo theo nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng nhanh, công nghệ thông tin phát triểnmạnh Bên cạnh đó là những đe doạ như giá cả ngày càng cao, các đối thủ cạnhtranh ngày càng nhiều và thị trường ngày càng khốc liệt, nhu cầu tăng nhanh vàthường xuyên thay đổi, hơn nữa tình trạng thiếu điện sản xuất hiện nay đã ảnhhưởng rất lớn tới hoạt động của công ty ( trong tuần cứ một ngày có điện thì ngàysau bị cúp)
Bảng 1.5: Ma trận SWOT của công ty Tân Tường Sơn
Cơ hội (O)
- Chính trị ổn định- kinh tế tăng trưởng- CNTT phát triển
Đe doạ (T)
- Cạnh tranh khốc liệt- Giá tăng, thiếu điện- Nhu cầu thay đổi nhanhĐiểm mạnh (S)
- Trình độ nhân côngkhông đều
-Marketing chưa phát triển
- Phát triển sản phẩmchủ lực là cửa cuốn,cửa tự động
- Tích cực hoạt độngMarketing
-Giữ vững thị trường hiện tạiđồng thời tìm kiếm thị trườngmới
- Giảm chi phí
Trang 281.3.2.2 Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xâydựng Tân Trường Sơn
Khả năng cạnh tranh chính là khẳng chiếm lĩnh thị trường, bảo vệ thị trường thểhiện qua số lượng khách hàng thường xuyên và những khách hàng mới có của côngty cũng như giá trị lợi nhuận của thị trường đó Khả năng cạnh tranh biểu lộ sứcmạnh của công ty trên thương trường Một doanh nghiệp co khả năng cạnh tranhcao là doanh nghiệp có thị phần lớn và ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hànghoặc trong tương lai gần doanh nghiệp đó sẽ thực hiện được mục tiêu đó Khả năngcạnh tranh là đại lượng thay đổi và nó phụ thuộc nhiều yếu tố.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn tuy là một doanhnghiệp trẻ hoạt động trong lĩnh vực khá mới mẻ tuy vậy đã tạo được cho mình mộtchỗ đứng khá tốt trên thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao Với phương
châm hoạt động là “chắc chắn, bền vững, chất lượng”, Công ty đã là bạn hàng của
nhiều cơ quan đơn vị, cá nhân Trên thị trường Hà nội hiện nay nhu cầu ngày mộttăng cao và công ty cũng đã kịp chiếm cho mình một thị phần khá tốt, khoảng 20%.Công ty cũng đã và đang xúc tiến nhiều biện pháp quảng bá thương hiệu có hiệuquả như thiết lập trang wed riêng cho mình giới thiệu những sản phẩm của mình,tham gia nhiều hội chợ triển lãm về kiến trúc, thiết kế, xây dựng nội ngoại thất.Chính những hoạt động đó đã giúp tên tuổi của công ty ngày càng được nhiều ngườibiết tới.
Hiện nay trên địa bàn Hà nội cũng có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực kinh doanh lắp đặt các hệ thống cửa, cổng như công ty Trang Anh ở trên đườngĐại La, Tiến Thịnh trên đường Nguyễn An Ninh Nổi bật còn có công ty TNHHHữu Nghị , công ty Vượng Phát ở Mỹ Đình hay Xuân Lộc Thọ ở Cầu Diễn Cáccông ty này có số năm hoạt động chưa cao nhưng cũng có thể coi là đối thủ của TânTrường Sơn khi họ sử dụng chiêu thức giá rẻ để tiếp cận thị trường nhưng nhữngsản phẩm của họ thường không có đủ độ bền cần thiết cũng như thẩm mỹ khôngsánh bằng của công ty Tân Trường Sơn.
Trang 29Có thể nói khả năng cạnh tranh hiện tại cũng như trong tương lai của công ty cổphần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn là rất tốt, đặc biệt hiện nay côngty đang thi công xây dựng nhà máy sản xuất nhôm định hình phục vụ thị trường vànhiều sản phẩm khác nằm trong phạm vi cho phép kinh doanh của công ty, gópphần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu, tăng khả năng thích ứng của sảnphẩm với điều kiện Việt nam đồng thời mở rộng thị trường của công ty.
1.4 Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phầnxuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranhtrong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựngTân Trường Sơn đã chú ý và tiến hành nhiều công tác nhằm tăng uy tín và sự nổitiếng của thương hiệu trên thị trường.
1.4.1 Vốn và cơ cấu vốn
Do đặc thù là công ty nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thi công lắp đặt nên lượngvốn hoạt động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơnkhông lớn như những công ty khác tuy nhiên để mở rộng thị trường, tăng cườngnăng lực cạnh tranh thì công ty vẫn không những cần một khối lượng vốn nhất địnhmà còn cần một cơ cấu hợp lý Nhìn chung trong quá trình hoạt động của mình côngty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn chủ yếu sử dụng nguồnvốn góp của các cổ đông ( vốn tự có ).