Luận văn :Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Trang 1BẢN CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Bộ môn Kinh tế đầu tư
Tên em là Trần Anh Tùng, sinh viên lớp Kinh tế đầu tư 46A.
Theo yêu cầu của chương trình đào tạo, em đã liên hệ và thực tập tại Công tyTNHH SENA Việt Nam.
Kết thúc kỳ thực tập, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài:
“Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.Thực trạng và giải pháp” dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên vàCông ty TNHH SENA Việt Nam Em xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu
độc lập, có tham khảo các tài liệu tại cơ sở thực tập, thư viện không phải là bảnsao chép của tác giả khác.
Hà Nội, tháng 4/2008Sinh viên
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐÀU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CÔNG TY TNHH SENA VIỆT NAM 3
1 Giới thiệu về Công ty TNHH SENA Việt Nam 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3
1.2 Ngành nghề kinh doanh chính 5
1.3 Cơ cấu tổ chức 7
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SENA Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007 10
2 Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam 12
2.1 Nguồn vốn đầu tư 12
2.1.1 Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư 12
2.1.2 Vốn đầu tư theo dư án 17
2.1.3 Nguồn vốn đầu tư theo các lĩnh vực 22
2.2 Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam 25
2.2.1 Đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ và xây lắp 25
2.2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 34
2.2.3 Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm 38
2.2.4 Đầu tư cho hoạt động Marketing 43
3 Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam 49
3.1 Kết quả và hiệu quả đạt được 49
3.2 Một số tồn tại của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 54
Trang 3LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH SENA VIỆT NAM 57
1 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam 57
1.1 Khái quát năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam 57
a Những điểm mạnh 58
b Những điểm yếu 59
c Những cơ hội 60
d Những thách thức 60
1.2 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 65
1.2.1 Phân tích thị trường máy bơm nước ở Việt Nam 65
a Tình hình thị trường máy bơm nước ở Việt Nam 65
3.3 Nâng cao khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 82
3.3.1 Nâng cao khả năng huy động vốn 82
Trang 43.4 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 84
3.5 Tăng cường đầu tư cho hoạt động Marketing 86
3.6 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) 90
3.7 Các biện pháp hỗ trợ 92
KẾT LUẬN 93
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng chính của Công ty TNHH SENA Việt Nam
trong 3 năm 2004-2006 6
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty .7
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2003-2007 11
Bảng 3: Vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam giai đoạn 2003– 2007 13
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành vốn .15
Bảng 5: Các dự án gần đây của Công ty TNHH SENA Việt Nam .19
Bảng 6: Vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam phân theo cáclĩnh vực 23
Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty TNHH SENA ViệtNam phân theo các lĩnh vực 24
Bảng 8: Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ và xây lắp giaiđoạn 2003 – 2007 26
Sơ đồ 2: Dây chuyền sản xuất máy bơm điện .29
Bảng 9: Các công nghệ đang được sử dụng tại Công ty TNHH SENA ViệtNam 30
Bảng 10: Máy móc thiết bị được sử dụng ở Công ty TNHH SENA ViệtNam 31
Bảng 11: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực 35
Bảng 12: Cơ cấu lao động tại Công ty TNHH SENA Việt Nam .36
Bảng 13: Các nguyên liệu ngoại nhập của SENA Việt Nam .39
Trang 7Bảng 15: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing .44
Sơ đồ 3: Kênh phân phối của công ty Sena 46
Biểu đồ 1: Doanh thu của Công ty qua các năm 2003-2007 49
Biểu đồ 2: Lợi nhuận của Công ty qua các năm 2003-2007 50
Bảng 16: Giá trị TSCĐ mới huy động của Công ty TNHH SENA ViệtNam giai đoạn 2003 – 2007 51
Biểu đồ 3: Thị phần của Công ty TNHH SENA Việt Nam 52
Bảng 17: Mô hình SWOT Công ty TNHH SENA Việt Nam 62
Bảng 18: Tỷ trọng máy bơm nhập khẩu và máy bơm sản xuất trong nước 66
Bảng 19: Thị phần tiêu thụ máy bơm nước ở Việt Nam 70
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam phải thực hiệnđầy đủ các cam kết khi trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giớiWTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn từcác doanh nghiệp nước ngoài khi họ được phép hoạt động trên thị trường ViệtNam với các điều kiện tương tự như doanh nghiệp trong nước Các doanh nghiệpViệt Nam sẽ phải phát triển để đứng vững khi các đối thủ cạnh tranh từ nướcngoài thâm nhập thị trường trong nước hoặc đứng trước nguy cơ phá sản hoặcphải sát nhập với các doanh nghiệp khác nếu không đủ khả năng cạnh tranh.
Đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tìm được hướng đi cho riêngmình, đã xây dựng được các thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường trong nước,tạo ra ưu thế cạnh tranh trước khi các doanh nghiệp nước ngoài được phép hoạtđộng tại Việt Nam Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu là Công ty TNHHSENA Việt Nam Kể từ khi đi vào hoạt động, Công ty đã tiến hành một loạt cáchoạt động đầu tư để xây dựng nên các thương hiệu Việt Nam Hiện nay, một sốsản phẩm của Công ty có khả năng cạnh tranh cao với các sản phẩm ngoại nhậpvà chiếm được phần lớn thị phần trong nước.
Rõ ràng việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đã, đang và sẽ là mộtyêu cầu cấp thiết để các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên nền kinh tế thịtrường, và Sena không nằm ngoài quy luật đó Do đó, việc nghiên cứu, phân tíchthực trạng các hoạt động đầu tư tại Công ty TNHH SENA Việt Nam để từ đó cóthể rút ra những bài học cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo tiền đềcho hoạt động tái đầu tư, đầu tư theo chiều sâu để mở rộng sản xuất kinh doanh
Trang 9của doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thương hiệucủa doanh nghiệp Và đó cũng là những nội dung mà đề tài này muốn đề cập tới.
Kết cấu của đề tài gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH SENA Việt Nam.
Chương II: Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Do hạn chế về kinh nghiệm thực thế nên chắc chắn chuyên đề thực tập củaem sẽ không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự thông cảm vànhững ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và đóng góp của các bạn sinh viên đểbài viết của em hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH SENA Việt Nam và Thạc sĩNguyễn Thị Ái Liên đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Trang 10CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐÀU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH Ở CÔNG TY TNHH SENA VIỆT NAM
1 Giới thiệu về Công ty TNHH SENA Việt Nam
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH SENA Việt Nam có tiền thân là Công ty TNHH Sản xuấtvà Thương mại Châu Á được thành lập ngày 18 tháng 3 năm 1995 theo giấyphép số 1721/GP-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp Năm 2005, công ty đổitên thành Công ty TNHH SENA Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 052054 cấp ngày 12/10/2005
Hiện tại, ngoài trụ sở chính của Công ty đặt tại số 34 phố Bích Câu,phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội, Công ty còn có một nhà xưởngtại xã Đình Xuyên, Gia Lâm Ngoài ra, để mở rộng mạng lưới phân phối sảnphẩm ra toàn quốc, Công ty đặt một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và mộtchi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng với hệ thống phân phối gồm 300 đại lý bánhàng và 2000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
Tính đến nay, Công ty đã có trên 12 năm hoạt động và phát triển Công tycó bước chuyển biến quan trọng vào năm 2000, song song với việc ký kết làmđại lý phân phối cho các hãng sản xuất máy bơm có tên tuổi của nước ngoài nhưSealand (Italia), Hanil (Hàn Quốc)…, công ty đã cử người đi sang các nhà máysản xuất máy bơm ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Đức…để tìm hiểu về côngnghệ của họ và nghiên cứu khả năng áp dụng những công nghệ đó để sản xuất tạiViệt Nam Đến năm 2003, Công ty đã tích lũy đủ kinh nghiệm sản xuất và nắm
Trang 11vững công nghệ mới để có thể đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất toàn bộ chitiết cho máy bơm gia dụng với công nghệ tiên tiến của Đức và Nhật Bản.
Công ty TNHH SENA Việt Nam là một trong những nhà phân phối cóquan hệ với các tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam như: Công ty Kim khí ThăngLong, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera, Công ty Nhựa HàNội,… và nhiều hãng lớn trên thế giới như: Sealand – máy bơm nước côngnghiệp và dân dụng, MTS Group – bình nước nóng mang thương hiệu Pearla,Farber – thiết bị nhà bếp cao cấp Italy, Sanei (Nhật Bản), Celton (Mỹ), Hanil –máy bơm nước, điện gia dụng Hàn Quốc…
Công ty đã thành công trong việc xây dựng nên một thương hiệu ViệtNam vững mạnh, có ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng Sản phẩm máy bơmgia dụng mang nhãn hiệu Sena do Công ty sản xuất đã chiếm lĩnh được thịtrường vì giá cả rẻ và chất lượng tốt hơn so với các loại máy bơm nhập từ TrungQuốc Công ty đã phát triển hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và chiếm lĩnhđược hơn 40% thị phần sản phẩm máy bơm nước miền Bắc.
Về xuất khẩu, Công ty đã và đang xuất khẩu bồn tắm acrylic sang một sốnước như Ukraina, Nga, Bangladesh…và xuất khẩu sen vòi sang Iran.
Hiện nay, Công ty SENA Việt Nam có số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.Công ty dự kiến sẽ chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần tiến tới niêm yếtcổ phiếu trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh Tham vọng của công ty là trởthành tập đoàn đa ngành cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài Đây là một cơhội lớn để giúp Công ty TNHH SENA Việt Nam không chỉ thu hút được các nhàđầu tư trong nước mà tạo điều kiện cho Công ty dễ dàng hơn trong việc tiếp cậnthị trường quốc tế Hiện đã có khá nhiều đối tác, khách hàng đăng ký là cổ đông
Trang 12chiến lược của Công ty và điều này sẽ giúp SENA Việt Nam thực hiện thànhcông chiến lược của mình.
SENA Việt Nam đã nhận được rất nhiều giải thưởng lớn như: Sao VàngĐất Việt năm 2005 (giải thưởng danh giá tôn vinh doanh nhân và doanh nghiệpViệt Nam do Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam phát động), Thương hiệumạnh 2005 do Cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) và thời báo kinh tế ViệtNam tổ chức, Cúp vàng thương hiệu và nhiều giải thưởng quan trọng do các tổchức uy tín trao tặng Đây là minh chứng cho những thành công trong chiến lượcphát triển rất đúng đắn và vững chắc của Công ty – phát triển thương hiệu củariêng mình.
1.2 Ngành nghề kinh doanh chính
Công ty TNHH SENA Việt Nam có chức năng chính là sản xuất và kinhdoanh sản phẩm hàng hóa theo dạng IKD và CKD các loại thiết bị vệ sinh máybơm nước, máy khử mùi, bình nóng lạnh Sản phẩm của Công ty được cung cấpchủ yếu cho thị trường trong nước, bên cạnh đó Công ty cũng đang hướng tới thịtrường xuất khẩu và liên kết hợp tác với các tổ chức kinh tế khác để mở rộng quymô sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty kinh doanh 4 nhóm mặt hàng chính bao gồm:
- Thiết bị vệ sinh: sen vòi sealand, bình nước nóng nhãn hiệu Perla do Italia
sản xuất.
- Hàng gốm sứ: các mặt hàng gốm sứ mang thương hiệu APT
- Máy bơm: là sản phẩm chủ lực của công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong
doanh thu của Công ty Công ty đang khai thác chủ yếu mặt hàng này trên các
Trang 13nhãn hiệu nổi tiếng của Italia và Hàn Quốc Bên cạnh đó, Công ty cũng đangsong song phát triển các nhãn hiệu Sena, Selton, Jetline của chính Công ty sảnxuất.
- Hàng gia dụng: bao gồm các sản phẩm quạt thông gió, máy hút khử mùi,
máy sấy bát, bếp ga âm.
- Vật liệu xây dựng: các sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp xây dựng.
Hiện nay, doanh thu của Công ty chủ yếu đến từ 3 nhóm hàng chính làmáy bơm, hàng gia dụng thiết bị nhà bếp (máy khử mùi, bếp gia âm) và vật liệuxây dựng Cơ cấu doanh thu của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng chính của Công ty TNHH SENA Việt Nam
Trang 141.3 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty TNHH SENA Việt Nam đượctổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến – chức năng Ban giám đốc sẽ được sự hỗ trợcủa các phòng ban chức năng, các chuyên gia trong việc tìm giải pháp cho cácvấn đề phức tạp để đưa ra quyết định cuối cùng.
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty
a) Ban giám đốc
Bao gồm giám đốc và phó giám đốc Giám đốc công ty là người quyếtđịnh các chiến lược phát triển của Công ty, điều hành quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty, tập hợp thông tin từ các phòng ban để ra quyếtđịnh quản lý Phó giám đốc chịu trách nhiệm giúp đỡ giám đốc trong các hoạtđộng điều hành, quản lý.
b) Phòng kinh doanh
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, thu thập các thông tin về nguồn hàng,khách hàng để cung ứng theo kế hoạch: số lượng, chất lượng, chủng loại, quy
Trang 15cách và thời gian Trên cơ sở đó lập các kế hoạc kinh doanh, tồn kho, và tổ chứcthực hiện các hoạt động kinh doanh cho Công ty đồng thời liên tục theo dõi thịtrường trong và ngoài nước các mặt hàng liên quan tới quá trình sản xuất, kinhdoanh của công ty về các mặt: giá cả, chủng loại, nhu cầu.
- Tổ chức điều hành cân đối nguồn hàng, điều động, tồn trữ hàng hóa theokế hoạch hoặc phát sinh theo nhu cầu đột xuất, phục vụ tốt cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty.
- Tham mưu xây dựng các phương án kinh tế khả thi, phối hợp cùng phòngKế toán – Tài chính trong quản lý và thu hồi công nợ của khách hàng, tính toánhiệu quả kinh tế trong các phương án kinh tế.
- Trực tiếp thực hiện việc giao dịch với khách hàng, thảo luận và thực hiệncác hợp đồng kinh tế, giao nhận kiểm kê hàng hóa… Phòng kinh doanh thay mặtGiám đốc trong một số giao dịch với khách hàng để thực hiện các nhiệm vụđược giao, là một bộ phận quan trọng trong hoạt động mở rộng thị trường củaCông ty.
c) Phòng kế hoạch – đầu tư
Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh gồm kế hoạch quý và kế hoạch nămtrên cơ sở năng lực hoạt động của Công ty, tình hình thực hiện kế hoạch các nămtrước, các hợp đồng dài hạn với các khách hàng lớn và các dự án đầu tư mở rộngtrong những năm tới Cụ thể:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty.
- Tham mưu và giúp cho Ban giám đốc trong công tác kế hoạch hóa, đầu tưxây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường vàchăm sóc khách hàng.
Trang 16- Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích thông tin thường xuyên để giúp cho Giámđốc trong việc định hướng hoạt động đầu tư, định hướng hoạt động kinh doanhcủa Công ty vào những lĩnh vực có khả năng sinh lời mà Công ty quan tâm.
- Triển khai nghiên cứu, xúc tiến, thực hiện đầu tư vào các dự án.
- Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp đểnâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
d) Phòng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm nghiên cứu, sáng chế ra các hình thức, mẫu mã sảnphẩm mới; cải tiến, ứng dụng các công nghệ của nước ngoài sao cho phù hợp vớihoạt động sản xuất của Công ty và nhu cầu của khách hàng Phòng kỹ thuật phảithường xuyên đến các nhà máy sản xuất để giám sát sự đảm bảo các tiêu chuẩnkỹ thuật của dây chuyền sản xuất nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời khắc phụcnhững vấn đề phát sinh.
e) Phòng xuất – nhập khẩu
- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chứcthực hiện phương án kinh doanh xuất – nhập khẩu của Công ty.
- Tham mưu cho Giám đốc trong quan hệ với các đối tác nước ngoài, nắmrõ các chính sách xuất – nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạtđộng kinh doanh xuất – nhập khẩu, giúp cho Giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợpđồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác.
- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất – nhập khẩu và khi được ủyquyền được phép ký kết các hợp đồng.
- Giúp Giám đốc trong các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kết hợp
Trang 17f) Phòng marketing
- Chiu trách nhiệm xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, quảng báthương hiệu Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với định hướng, chiếnlược của Công ty.
- Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động Marketing: tổ chức các chiếndịch quảng cáo; lựa chọn các hình thức quảng cáo; giúp Giám đốc trong việcđàm phán, ký kết các hợp đồng quảng cáo; phân tích đánh giá hiện trạng, triểnvọng quan hệ cung cầu sản phẩm trên thị trường, xu thế giá cả trong và ngoàinước; điều tra, thu thập thông tin về thị hiếu khách hàng, các đối tác nước ngoàitheo nhu cầu chất lượng, số lượng các mặt hàng liên quan đến hoạt động sản xuấtcủa Công ty; tổ chức tham gia các hội chợ thương mại…
- Hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong các chương trình mở rộng bán hàng Xâydựng các mối quan hệ tốt với các đối tác của Công ty TNHH SENA Việt Nam.
g) Phòng kế toán
Phòng Kế toán là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp choGiám đốc Công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiềnvốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.
1.4Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SENA Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007
Những năm qua, do các dây chuyền sản xuất đã đi vào vận hành hết 100%công suất và sự đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, Công ty đã có sự tăng khôngngừng thể hiện qua kết quả kinh doanh 5 năm gần đây.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2003-2007
Trang 18TT Năm 2003 2004 2005 2006 2007
1Doanh thu97.803 117.280 123.645 131.463 142.0002Tổng chi phí 93.979 110.357 114.787 120.867 129.8503Lợi nhuận trước thuế3.8236.9398.85710.59512.150
5Lợi nhuận sau thuế2.6004.9966.3777.6298.7486Tỷ suất lợi nhuận (%) 2,664,265,155,86.16
Đơn vị: triệu đồng
Có thể thấy, doanh thu của Công ty tăng trưởng đều đặn khoảng7%/năm Trong khi đó, tỷ lệ chi phí trên doanh thu có xu hướng giảm, từ 95%năm 2003 xuống còn 91% năm 2006, nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận của công ty liêntục tăng qua các năm đạt 5,8% năm 2006
Qua kết quả hoạt động kinh doanh ở trên, có thể thấy, Công ty Sena ViệtNam đang bước đầu đạt những thành công trong các quyết định đầu tư củamình Công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất để tự sảnxuất thay thế nguồn hàng xuất khẩu, qua đó góp phần vào sự phát triển củangành công nghiệp sản xuất của Việt Nam, tạo ra một thương hiệu Việt chongười Việt
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất, năm 2003,
Công ty đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, trong đó các bước và quy
trình sản xuất được thực hiện rất bài bản, công đoạn kiểm tra sản phẩm trướckhi xuất xưởng được kiểm tra gắt gao nhằm đưa ra thị trường những sản phẩmđạt chất lượng cao.
Sự phát triển của Sena Việt Nam còn giúp cho Công ty thực hiện tốt hơnnghĩa vụ của mình đối với Nhà nước Điều này thể hiện qua sự tăng lên của
Trang 19tổng nộp Ngân sách nhà nước của Công ty Mặt khác sự phát triển về quy môcủa Công ty Sena Việt Nam còn tạo thêm công ăn việc làm cho hàng trăm laođộng địa phương, góp phần vào sự phát triển của xã hội.
2 Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam
2.1 Nguồn vốn đầu tư
2.1.1 Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư
Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì Công ty TNHH SENA Việt Namphải thường xuyên tiến hành các hoạt động đầu tư Muốn làm được điều này,Công ty cần phải huy động được lượng vốn đầu tư đủ lớn để đáp ứng nhữngyêu cầu của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh Trong giai đoạn 2003 – 2007,công ty đã tiến hành các dự án nâng cao năng lực sản xuất nên lượng vốn đầutư huy động trong thời gian này là tương đối cao.
Quy mô các nguồn vốn đầu từ của Công ty TNHH SENA Việt Nam đượcthể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 3: Vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam
giai đoạn 2003 – 2007
Trang 20Tốc độ tăng liên hoàn -38,8% 25% 12,4% 27,9%
(Đơn vị: Triệu đồng)
Tổng vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam kể từ năm 2004 liêntục tăng qua các năm với tốc độ tăng khá cao, trung bình trên 20%/năm Trongnăm 2003, Công ty tiến hành xây dựng và cho đi vào hoạt động nhà máy sảnxuất đầu tiên của mình tại Cụm doanh nghiệp trẻ, huyện Gia Lâm, thành phố HàNội – nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị vệ sinh cao cấp Đây là một dự án lớn sovới quy mô hoạt động của Công ty trước kia, đánh dấu bước chuyển mình quantrọng của SENA Việt Nam Tổng vốn đầu tư năm 2003 tăng vọt lên 64 tỉ đồng,gần gấp đôi tổng vốn đầu tư năm trước Trong giai đoạn hiện nay, song song vớihoạt động đầu tư phát triển thương hiệu, Công ty đang gấp rút tiến hành triểnkhai việc lập dự án và triển khai xây dựng những nhà máy mới, phục vụ cho mụctiêu đa dạng hóa sản phẩm của Công ty và bổ sung vào sản lượng sản xuất đangthiếu hụt so với nhu cầu của thị trường Trong năm 2007, Công ty bắt đầu triểnkhai 2 dự án: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh và máy bơm điệngia dụng và dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cửa nhựa lõi thép gia cường Sena
Trang 21– IC Window với tổng vốn đầu tư lên tới gần 30 tỷ đồng Do đó tổng vốn đầu tưnăm 2007 của công ty tăng đột biến lên tới 71.300 tỷ đồng.
Nguồn huy động vốn cũng liên tục tăng kể từ năm 2004 Tuy nhiên, tốc độtăng của các nguồn vốn không đạt được sự ổn định như tốc độ tăng trưởng vốnđầu tư mà thay đổi không theo tỉ lệ nhất định giữa các năm Ví dụ như nguồnvốn tự có của Công ty, năm 2005 nguồn vốn này đạt tốc độ tăng khá cao, trên20% Nhưng sang năm 2006, tốc độ tăng của nguồn này chỉ còn là 8% để rồisang năm tiếp theo lại tăng vọt lên gần 20% Cũng như vậy đối với nguồn vốnvay tín dụng, trong 5 năm gần đây, Công ty TNHH SENA Việt Nam đã 2 lầngiảm lượng vay tín dụng so với thời điểm năm trước đó Điều này có thể đuợcgiải thích là do Công ty đã sử dụng lượng vốn tự có để phục vụ cho hoạt độngđầu tư trong năm của mình nhằm giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán.
Với nhu cầu vốn đầu tư tăng hàng năm, Công ty TNHH SENA Việt Namđã có phương án huy động vốn khả thi để đáp ứng nhu cầu đầu tư của Công ty.Nguồn huy động vốn của Công ty chủ yếu từ vốn tự có, vốn vay, vốn huy độngthêm và nguồn vốn khác Cơ cấu các nguồn vốn đuợc thể hiện theo bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành vốn
Trang 22(đơn vị :%)
- Nguồn vốn tự có: Công ty TNHH SENA Việt Nam sử dụng một tỷ
trọng lớn vốn tự có trong cơ cấu tổng vốn đầu tư Nguồn vốn tự có của côngty thường xuyên chiếm trên 50% cơ cấu vốn, thậm chí trong 3 năm 2004,2005, 2006 nguồn vốn này luôn dao động ở quanh mức 70% Do đặc thù củaCông ty là Công ty TNHH nên nguồn vốn chính của công ty là nguồn vốn tựcó Việc sử dụng phần lớn nguồn vốn này để đầu tư thể hiện khả năng tự chủvề tài chính của công ty Trong giai đoạn thị trường tài chính có nhiều biếnđộng về tài chính hiện nay, việc Công ty sở hữu một nguồn tài chính mạnhthể hiện sức mạnh nội lực của mình, có khả năng đứng vững trên thị trườngvà khả năng thực hiện các phương án đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh màkhông quá phụ thuộc vào thị trường bên ngoài Nguồn vốn tự có bao gồm vốnđiều lệ của công ty và trích từ nguồn lợi nhuận để lại qua các năm , các quỹkhẫu hao tài sản cố định, quỹ đầu tư phát triển và giá trị còn lại do thu hồi,thanh lý, nhượng bán tài sản của Công ty.
- Nguồn vốn vay tín dụng: Đối với các doanh nghiệp hiện nay, nguồn
vốn tín dụng thương mại là một nguồn vốn không thể thiếu để vận hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh Nó có thể đáp ứng nhu cầu về vốn trong ngắn hạnhoặc dài hạn, và có thể huy động được lượng vốn lớn, tức thời Công ty TNHHSENA Việt Nam cũng đang huy động và sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn này.Việc sử dụng nguồn vốn này có thể mang lại cho doanh nghiệp những khoản tiết
kiệm thuế hợp lý do chi phí trả lãi vay được tính làm chi phí trước khi tính lợi
nhuận trước thuế Bởi vậy, nếu tính toán hợp lý, doanh nghiệp có thể tiết kiệm
Trang 23được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cho nhà nước, qua đó tăng lợinhuận và tăng hiệu quả đầu tư Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cũng gâyra áp lực trả nợ cho công ty thậm chí còn làm cho Công ty mất khả năng thanhtoán Do vậy, khi sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của Côngty, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích, quản lý tốt dòngtiền mặt, kỳ trả nợ, kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập bámsát thực tế.Trong những năm vừa qua tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn đầu tư củaCông ty TNHH SENA Việt Nam luôn dao động ở quanh mức 20% và đang cóxu hướng giảm Đây là điều cần thiết bởi hiện nay, thị trường tài chính biến độngkhá phức tạp, lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao do sự khan hiếm tiềnđồng dẫn đến chi phí sử dụng nguồn vốn này bị đẩy lên rất cao.
- Nguồn vốn huy động thêm từ các thành viên: Trên cơ sở tiềm lực tài
chính cá nhân, các thành viêc huy động vốn theo tiến độ thực hiện các dự án,được đảm bảo bằng sổ tiết kiệm và quyền sử dụng đất đai của các thành viên (cụthể trong bản cam kết góp vốn của các thành viên hội đồng đóng góp) Đây làmột lựa chọn huy động vốn khá hay của Công ty TNHH SENA Việt Nam.Nguồn vốn này thường được huy động vào các năm có dự án mới được thựchiện Khi có dự án mới, nhu cầu về vốn đầu tư trong năm của Công ty thườngtăng cao, nguồn vốn tự có của Công ty không đáp ứng kịp các nhu cầu nay, trongkhi vay tín dụng quá nhiều dễ dẫn đến khả năng bị phụ thuộc vào các ngân hàng.Việc huy động vốn từ các thành viên và một lựa chọn hữu hiệu để bù đắp lượngvốn thiếu hụt của Công ty trong những năm đó với ưu thế về chi phí vốn và tạo
Trang 24được sự liên kết giữa SENA Việt Nam và các thành viên Nguồn vốn này thườngchiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 10% nhu cầu vốn của công ty.
- Nguồn vốn khác: Đây là nguồn vốn có tỷ lệ ổn định nhất trong những
năm qua Nguồn vốn này được trích từ các quỹ bổ sung của Công ty Tuy chỉchiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư hàng năm của Công ty (6-8%) nhưngvới tính ổn định, nó có những đóng góp nhất định trong việc huy động vốn chonhu cầu đầu tư hàng năm.
2.1.2 Vốn đầu tư theo dự án
Kể từ khi chuyển từ một doanh nghiệp thương mại thuần túy sang thànhdoanh nghiệp sản xuất, Công ty TNHH SENA Việt Nam đã đầu tư khá mạnh vàocác dự án xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất.Khởi đầu từ dự án xây dựng nhà máy sản xuất thiết và lắp ráp bị vệ sinh cao cấpvà máy bơm điện gia dụng tại cụm công nghiệp doanh nghiệp trẻ, Gia Lâm, HàNội, dự án đầu tiên của Công ty Đây là dự án quan trọng của công ty, đã trởthành nơi sản xuất sản phẩm chủ yếu để Công ty cung cấp ra thị trường Từ mộtdoanh nghiệp thương mại là chủ yếu, Sena Việt Nam đã trở thành nhà sản xuấtmáy bơm với 100% chi tiết được sản xuất trong nước Tổng vốn đầu tư cho dựán là 43,745 tỷ đồng.
Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, Công ty đã lập và triểnkhai dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy bơm nước và động cơ điện tại QuốcOai, Hà Tây để bù đắp nguồn cung thiếu hụt Dự án với tổng vốn đầu tư là 18,69tỷ đồng dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2008 Với công suốt 260000 sản
Trang 25phẩm/năm, nhà máy sẽ cung cấp nguồn hàng cho công ty để tiến vào chiếm lĩnhthị trường phía Nam.
Chưa dừng lại ở đó, Công ty TNHH SENA Việt Nam hiện nay đang chuẩnbị thi công xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh và máy bơm điện gia dụngtại cụm công nghiệp tập trung huyện Từ Liêm, Hà Nội Dự án đang trong giaiđoạn lập dự án và sẽ được triển khai trong thời gian tới Quy mô của dự án là13,417 tỷ đồng Với dự án này, Công ty tham vọng sẽ sản xuất được nguyênchiếc một số thiết bị vệ sinh và dần thay thế các mặt hàng nhập khẩu Đây là dựán khá tham vọng của công ty, là bước đệm để công ty thăm dò thị trường trongviệc sản xuất các mặt hàng mới Ban đầu Công ty sẽ sản xuất một số mặt hàngthiết bị vệ sinh đơn sản để tìm hiều nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó sẽ tiếnhành cải tiến sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng Khi đã hoànthành giai đoạn này, Công ty sẽ đi đến việc xây dựng thêm các nhà máy khác đểsản xuất ra lượng sản phẩm lớn tung ra thị trường nhằm xây dựng thành côngmột số thương hiệu Việt Nam khác như Công ty đã từng thành công với Sena
Bảng 5: Các dự án gần đây của Công ty TNHH SENA Việt Nam
thiết kế (sp/năm)
Tổngmức đầutư
(tỷ đồng)
Trang 26Dự án xây dựng nhà máysản xuất máy bơm và sảnxuất lắp ráp thiết bị vệ sinh
Cụm CN doanhnghiệp trẻ, Gia Lâm,Hà Nội
Dự án xây dựng nhà máysản xuất máy bơm nước vàđộng cơ điện gia dụng
Dự án xây dựng nhà máysản xuất thiết bị vệ sinh vàmáy bơm điện gia dụng
Lô A2CN6 – CụmCN tập trung vừa vànhỏ huyện Từ Liêm
Dự án đầu tư dây chuyềnsản xuất cửa nhựa lõi thépgia cường Sena – ICWindow
(nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy bơm và sản xuất lắp rápthiết bị vệ sinh – Gia Lâm, Hà Nội
Được cấp giấy phép năm 2003, dự án xây dựng nhà máy sản xuất máybơm và sản xuất lắp ráp thiết bị vệ sinh có tổng số vốn 43,745 tỷ đồng với số vốnlưu động ban đầu là 12,5 tỷ đồng.
Trong đó: - Vốn thiết bị: 27.431 triệu đồng- Vốn xây lắp: 5.020 triệu đồng
Trang 27- Chi phí khác: 108,7 triệu đồngSản phẩm và công suất của dự án:
Các loại vòi Lavabo nóng lạnh một cần gạt: 60.000sp/năm
Bồn tắm bằng nhựa Acrylic các loại: 10.000sp/năm
Các loại phụ kiện, dây cấp nhựa và Inox: 50.000sp/năm
Trang 28Dự án trên được khởi công năm 2006 với tổng mức đầu tư là 18,69 tỷđồng Công suất thiết kế của dự án là 200.000 sản phẩm/năm Dự án được xácđịnh sẽ trở thành nơi sản xuất sản phẩm máy bơm nước chủ yếu cho Công ty.
- Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cửa nhựa lõi thép gia cườngSena – IC Window
Cửa nhựa lõi thép gia cường là một loại sản phẩm sử dụng công nghệ hiệnđại, có độ bền cao (bảo hành tới vài chục năm), hình thức thẩm mỹ hoàn hảo(đáp ứng bất cứ phong cách thiết kế nào dù là cổ điển hay hiện đại) Loại sảnphẩm này đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại tất cả các nước phát triển trênthế giới bởi tính thân thiên với thị trường cao Đây là dự án thể hiện chiến lượcđa dạng hóa sản phẩm của Công ty TNHH SENA Việt Nam Sản phẩm cửa nhựalõi thép gia cường là một sản phẩm mới nhưng Công ty vẫn mạnh dạn đầu tư dâychuyền sản xuất với công nghệ hiện đại Sản phẩm này mới chỉ chiếm 15% thịtrường các loại cửa sổ, cho thấy đây là một sản phẩm có khá nhiều tiềm năng đểphát triển Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cửa nhựa lõi thép gia cường Sena –IC Window có mức đầu tư ban đầu là 15 tỷ đồng với công suất như sau:
- Các sản phẩm cửa phổ thông: 60.000m2/năm
- Các sản phẩm cửa cao cấp: 30.000m2/năm- Các sản phẩm cửa đặt hàng đặc biệt: 10.000m2/năm
Tổng: 100.000m2/năm
Ngoài các dự án xây dựng nhà máy sản xuất, Sena Việt Nam cũng đangtham gia các dự án ngoài lĩnh vực sản xuất như giáo dục, xây dựng Hiện tại,
Trang 29Công ty đã góp vốn vào dự án thành lập trường cao đẳng đào tạo công nhân kỹthuật trên địa bàn Hà Nội Với dự án này, ngoài mục tiêu lợi nhuận, Công tyTNHH SENA Việt Nam hy vọng sẽ tiếp cận được dễ dàng với nguồn lao độngchất lượng cao được đào tạo ngay trong trường Bên cạnh đó, Công ty cổ phầnđầu tư xây dựng SENA cũng mới được thành lập với tỷ lệ vốn góp lớn thuộc vềông Nguyễn Xuân Sơn, giám đốc của Công ty TNHH SENA Việt Nam Đây làmột trong những bước tiến để biến SENA Việt Nam trở thành một tập đoàn đangành, đồng thời là giải pháp cho nhu cầu xây dựng cho các dự án trong tươnglai của SENA Việt Nam.
2.1.3 Nguồn vốn đầu tư theo các lĩnh vực
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường, SENA ViệtNam đã tập trung vốn đầu tư vào: mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư phát triểnnguồn nhân lực, đầu tư hoạt động Marketing, đầu tư xây dựng nhà xưởng…được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 6: Vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam phân theo các lĩnh vực
Trang 30(Đơn vị: triệu đồng)
Trong giai đoạn 2003-2007, Công ty TNHH SENA Việt Nam đã rất chútrọng mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng, thể hiện ở quy mô nămsau cao hơn năm trước, ngoại trừ năm 2004 (do năm 2003, Công ty có dự án xâydựng nhà xưởng có quy mô lớn) Năm 2007, vốn đầu tư cho mua sắm máy mócthiết bị và xây lắp đạt giá trị cao nhất: 63,825 tỷ đồng Chỉ tiêu khác bao gồm:đầu tư cho thông tin và đầu tư cho tổ chức quản lý Có thể thấy trong giai đoạntrên, vốn đầu tư vào xây dựng nhà xưởng của Công ty cũng tăng tương ứng vớivốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ Tổng vốn đầu tư vào máymóc thiết bị và xây dựng nhà máy luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu đầutư của Công ty Trong khi đó, vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực khá ổnđịnh Trong giai đoạn trên, vốn đầu tư vào lĩnh vực này giao động trong khoảng1-2 tỷ/năm tùy thuộc vào nhu cầu phát triển từng năm Vốn đầu tư vàoMarketing tăng trưởng ổn định do hoạt động đầu tư ở lĩnh vực này của Công tyngày càng diễn ra mạnh mẽ Công ty đã đề ra chiến lược marketing dài hạn đểphát triển các thương hiệu của mình.
Để tìm hiểu và phân tích sâu hơn, ta nghiên cứu cơ cấu vốn của Công tyđược thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty TNHH SENA ViệtNam phân theo các lĩnh vực
Trang 311 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 1002 - Đầu tư vào MMTB, CN và xây
Qua phân tích tỷ trọng vốn đầu tư theo lĩnh vực ở trên, ta thấy Công tyTNHH SENA Việt Nam mới chỉ chiếm một tỷ trọng vốn đầu khiêm tốn cho hoạtđộng Marketing và cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực Điều này có thểhiểu được do trong giai đoạn hiện tại, Công ty đang tiến hành triển khai các dựán xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị Tuy nhiên, Marketing vànguồn nhân lực là những lĩnh vực rất quan trọng trong chiến lược nâng cao khả
Trang 32năng cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó Công ty cần chú trọng dành nhiều vốnđầu tư hơn trong tương lai.
2.2Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam
2.2.1 Đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ và xây lắp
Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, tiên tiến là mộttrong những ưu tiên hàng đầu của Công ty TNHH SENA Việt Nam Kể từ khi cóý định đi vào sản xuất các sản phẩm máy bơm nước và các thiết bị vệ sinh, thiếtbị gia dụng, Công ty đã cử người sang các nước có trình độ sản xuất tiên tiến đểhọc hỏi kinh nghiệm sản xuất của nước bạn và tìm kiếm những công nghệ phùhợp có thể đưa vào sản xuất tại Việt Nam Có thể thấy, ngay từ đầu, Công ty đãđịnh hướng đầu tư nâng cao khả năng của mình bằng việc sử dụng những máymóc thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến trên thế giới Để vận hành các thiếtbị với công nghệ trên, Công ty cũng cần phải xây dựng nhà xưởng đồng bộ đểđáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, côngnghệ và xây dựng nhà xưởng trong giai đoạn 2003 – 2007 được thể hiện ở bảngsau:
Bảng 8: Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ và xây lắpgiai đoạn 2003 – 2007
Vốn đầu tư vào MMTB, CNvà xây lắp
58.680 32.660 42.790 47.680 63.825
Trang 33Tốc độ tăng liên hoàn -4.34% 31% 11.4% 33.86%
Hoạt động xây dựng nhà xưởng là một trong những hoạt động được thựchiện đầu tiên của mỗi công cuộc đầu tư (trừ trường hợp đầu tư chiều sâu) Xâydựng trụ sở làm nơi giao dịch của Công ty, xây dựng nhà xưởng để làm nơi lắpđặt dây chuyền công nghệ, tạo điều kiện đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sảnxuất, công nhân hoạt động được thuận lợi và an toàn, đồng thời là nơi để bảoquản, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị Nhận thức được tầm quan trọngcủa việc đầu tư xây dựng nhà xưởng, Công ty TNHH SENA Việt Nam đã tiếnhành khá nhiều hoạt động đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc, trang thiết bịphục vụ cho sản xuất và hoạt động của Công ty.
Trong 5 năm vừa qua, công ty đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất nhằmphục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình Đặt sản phẩm thế mạnh củamình là sản phẩm máy bơm nước, SENA Việt Nam đã xây dựng 3 nhà máy sảnxuất mặt hàng này với dự án đầu tiên là nhà máy sản xuất thiết và lắp ráp bị vệsinh cao cấp và máy bơm điện gia dụng tại cụm công nghiệp doanh nghiệp trẻ,Gia Lâm, Hà Nội Sau đó, Công ty tiếp tục xây dựng các nhà máy tại Quốc Oai,Hà Tây và Từ Liêm, Hà Nội để năng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầungày càng tăng của thị trường Tổng vốn đầu tư cho các dự án này khoảng gần100 tỷ đồng
Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất máy bơm điện, Công tyTNHH SENA Việt Nam đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh sang các lĩnhvực khác như sản xuất thiết bị vệ sinh, sản xuất cửa nhựa lõi thép gia cường Đâylà lĩnh vực có tính cạnh trạnh cao với các tên tuổi lớn như Euro-window, nhưngqua quá trình nghiên cứu thị trường và công nghệ, Công ty tin tưởng sẽ sản xuất
Trang 34được những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùngvà đủ sức cạnh tranh trên thị trường Dự án xây dựng nhà máy đang được triểnkhai xây dựng từ năm 2007.
Ngoài việc xây mới các nhà máy sản xuất, Công ty cũng đã tiến hành đầu tưnâng cấp cơ sở làm việc cho cán bộ công nhân viên Trụ sở chính của Công ty tạiBích Câu đã được sửa chữa, nâng cấp năm 2006 với số tiền đầu tư hơn 3 tỷ đồng
Với đặc trưng là một doanh nghiệp sản xuất và thương mại, để phục vụcho quá trình sản xuất kinh doanh, thì việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị,công nghệ hiện đại, tiên tiến là một yêu cầu hàng đầu đối với Công ty TNHHSENA Việt Nam Hàng năm, Công ty đều dành một lượng vốn lớn cho hoạtđộng đầu tư vào máy móc thiết bị.
Khi bắt đầu đi những bước đầu tiên trên con đường trở thành doanhnghiệp sản xuất, SENA Việt Nam đã rất chú trọng vào việc đầu tư vào máy mócthiết bị và công nghệ Ngay từ khi còn là một doanh nghiệp non trẻ, Công ty đãcho người đi ra nước ngoài để tìm tòi, học hỏi về các công nghệ sản xuất tiêntiến tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italy…Từ đó, Công ty đã chọncho mình công nghệ sản xuất của Đức và Nhật bản và tiến hành các hoạt độngchuyển giao công nghệ để có thể sử dụng được những công nghệ trên
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, Công ty đãxây dựng cho mình hệ thống thông tin nội bộ khá hoàn thiện Ngay từ khi mớibắt đầu đi vào sản xuất, SENA đã đầu tư xây dựng một hệ thống mạng nội bộdoanh nghiệp cho phép Công ty có thể theo dõi sát sao tình hình số lượng đặthàng của khách hàng và tình hình sản xuất của các nhà máy, qua đó có thể đưa racác quyết định điều chỉnh phù hợp nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất Công tycũng đầu tư khá mạnh để hỗ trợ cho hoạt động quản lý Hầu hết các nhân viêncủa Công ty đều có một máy tính cá nhân riêng, được kết nối mạng internet tốc
Trang 35độ cao, phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường, tiếp xúc với khách hàng, liên lạcnội bộ…Các thiết bị văn phòng như máy in, máy fax, máy photocopy được trangbị đầy đủ trong từng phòng.
Hệ thống phương tiện vận tải cũng được Công ty chú trọng phát triển.Hiện tại Công ty có 5 xe tải, luôn sẵn sàng để đưa sản phẩm đến tay khách hàng.Đây đều là những chiếc xe đời mới, đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn vàkhí thải môi trường của Bộ Giao thông Trong thời gian tới, Công ty chưa có kếhoạch đầu tư thêm vào các phương tiện vận tải do các khách hàng của Công tyhiện có hệ thống vận chuyển khá tốt và đến nhận hàng trực tiếp tại kho của Côngty.
- Đối với sản phẩm máy bơm điện, Công ty TNHH SENA Việt Nam sử
dụng dây chuyền công nghệ theo tiêu chuẩn của Đức, Nhật kết hợp với các dâychuyền công nghệ mà Công ty đã có thể đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu củakhách hàng Nhìn chung, các hãng sản xuất máy bơm trên thị trường hiện nayđều sử dụng những máy móc, công nghệ ở tầm trung bình và dưới trung bình.Một số chỉ có những máy móc thiết bị thô sơ phục vụ cho việc lắp ráp sảnphẩm Các chi tiết được thuê gia công ở các nơi khác hoặc nhập linh kiện từTrung Quốc.
Sơ đồ 2: Dây chuyền sản xuất máy bơm điện
Quy trình công nghệ sản xuất máy bơm điện:
GIA CÔNG CÁCCHI TIẾT CƠ KHÍ
PHÂN XƯỞNG QUẤN DÂY
PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP
KCS, ĐÓNG GÓI THÀNH
Trang 36Khâu đầu tiên của quá trình sản xuất chính là nguyên vật liệu đầu vào,nguyên liêu ở đây là những phôi kim loại đen và kim loại màu Phôi kim loạiđược đưa vào các máy gia công cơ khí để gia công thành các loại chi tiết kích cỡkhác nhau theo yêu cầu sản xuất Khi phôi đã được cắt, gọt theo các cỡ yêu cầuthì được đưa vào các thiết bị gia công lần 2 để căn chỉnh lại đến khi được hìnhdạng, kích thước yêu cầu Các chi tiết sau khi được gia công sẽ được chuyênsang phân xưởng lắp ráp, kết hợp với các bán thành phẩm khác để lắp ráp thànhcác sản phẩm hoàn chỉnh Cuối cùng là công đoạn kiểm tra chất lượng, dan nhãnmác, đóng gói và nhập kho thành phẩm.
Bảng 9: Các công nghệ đang được sử dụng tại Công ty TNHH SENAViệt Nam
1Dây chuyền sản xuất máy bơm điệnĐức & Nhật500.0002Dây chuyền sản xuất vòi sen tắmSinil, Hàn
Trang 37Công ty TNHH SENA Việt Nam sử dụng khá nhiều công nghệ tiên tiến từnước ngoài Nguồn gốc của các công nghệ đa dạng, đến từ Đức, Hàn Quốc, Nhậtvà Trung Quốc với giá thành khá cao, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các dựán đầu tư của công ty Chi tiết về máy móc thiết bị sử dụng trong các dây chuyềncông nghệ của Công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 10: Máy móc thiết bị được sử dụng ở Công ty TNHH SENA Việt Nam
IDây chuyền sản xuất máy bơmđiện
IIDây chuyền sản xuất vòi sen
Trang 384Muôi múc nguyên liệu300MM16Hàn Quốc
IIIDây chuyền sản xuất bồn tắmAcrylic
Việt Nam
IVDây chuyền sản xuất chậu Inox
1Máy cắt nguyên liệu, cắt vỉa1800mm 1Hàn Quốc
Trang 392Máy ép thủy lực tạo hố, bàn400 tấn1Hàn Quốc
Qua số liệu thể hiện trên bảng, ta có thể thấy máy móc thiết bị của Công tyTNHH SENA Việt Nam khá đa dạng với nhiều chủng loại, công suất và nướcsản xuất khác nhau Hầu hết máy móc thiết bị của Công ty được nhập từ cácnước có nền công nghệ cao như: Hàn Quốc, Đức, Nhật… Không những đáp ứngđược nhu cầu sản xuất của Công ty, các máy móc thiết bị trên còn đáp ứng đượccác tiêu chuẩn khắt khe về môi trường Qua các đợt tham quan trực tiếp tại cáchãng có sử dụng các máy móc thiết bị trên, các chuyên gia của Việt Nam đã kếtluận rằng toàn bộ các máy móc thiết bị còn rất mới, công nghệ sản xuất hiện đạikhông gây nguy hại đến môi trường trong khi giá thành rất hợp lý phù hợp vớikhả năng tài chính và mục tiêu phát triển của Công ty TNHH SENA Việt Nam.
So với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, Công ty TNHH SENAViệt Nam được đánh giá là doanh nghiệp có máy móc thiết bị công nghệ tươngđối mạnh Đây là một lợi thế của Công ty Với chính sách chú trọng đầu tư muasắm trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đa dạng về chủng loại cùng với chính sách
Trang 40sử dụng hợp lý giúp SENA Việt Nam luôn đạt hiệu quả cao trong sản xuất, đảmbảo chất lượng sản phẩm Qua đó uy tín và khả năng cạnh tranh của Công tyngày càng được nâng cao trên thị trường
2.2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất đối với các doanhnghiệp, bởi nó chính là nguồn sáng tạo ra các nguồn lực khác Trình độ củanguồn nhân lực thể hiện ở trình độ tổ chức quản lý của các nhà lãnh đạo, thể hiệnở trình độ lành nghề của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, thể hiện ởtay nghề kỹ thuật của công nhân kỹ thuật và lực lượng lao động phổ thông tạicác nhà máy sản xuất, thể hiện ở trình độ văn hóa ứng xử nơi làm việc của ngườilao động Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ góp phần tạo nên sản phẩm có chấtlượng tốt, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, tiết kiệm chi phí, hạ giá thànhsản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Từ đó tăng uy tín của doanh nghiệptrên thị trường Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển và mở rộng thịtrường, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đổi thủ kháctrên thị trường.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực, Công tyTNHH SENA Việt Nam đã có những bước đầu tư cần thiết để nâng cao chấtlượng nguồn lao động tại Công ty Với nhu cầu nhân lực ngày càng cao khi triểnkhai hoạt động của các nhà máy, Sena Việt Nam đã có kế hoạch tuyển dụng, đàotạo và sử dụng nguồn lao động khá rõ ràng Một trong những nguyên tắc củaCông ty là ưu tiên lao động địa phương, nhằm mục đích nâng cao thu nhập chongười dân địa phương, mặt khác tận dụng được nguồn lao động rẻ cho nhà máy
Bảng 11: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực