MỤC LỤC Chương I: Thực trạng đầu tư (*************) nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam 4 1. Giới thiệu về Công ty TNHH SENA Việt Nam 4 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Trang 1Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam
1 Giới thiệu về Công ty TNHH SENA Việt Nam 4
1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 4
1.2Ngành nghề kinh doanh chính 6
1.3Cơ cấu tổ chức 7
1.4Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SENA Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007 112 Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam 12
2.1Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 12
2.1.1Khái quát năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam 12
2.1.2Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 20
2.2Nguồn vốn đầu tư 28
2.2.1Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư 28
2.2.2Vốn đầu tư theo dự án 33
2.2.3Nguồn vốn đầu tư theo các lĩnh vực 38
2.3Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam402.3.1Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ 40
2.3.2Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 46
2.3.3Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm 49
2.3.4Đầu tư cho hoạt động Marketing 54
3.Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam593.1Những thành tựu đạt được 59
3.2Những khó khăn và tồn tại 63
Chương 2: Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty TNHH SENA Việt Nam 66
Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH SENA Việt Nam 66
Trang 21.1Định hướng phát triển 66
1.2Những thuận lợi và khó khăn 68
2.2.1Nâng cao khả năng huy động vốn 73
2.2.2Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 74
2.3Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 75
2.4Tăng cường đầu tư cho hoạt động Marketing 77
2.5Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) 81
2.6Các biện pháp hỗ trợ 83
Trang 3Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty TNHH SENA Việt Nam
1 Giới thiệu về Công ty TNHH SENA Việt Nam
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH SENA Việt Nam có tiền thân là Công ty TNHH Sản xuấtvà Thương mại Châu Á được thành lập ngày 18 tháng 3 năm 1995 theo giấyphép số 1721/GP-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp Năm 2005, công ty đổitên thành Công ty TNHH SENA Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 052054 cấp ngày 12/10/2005
Hiện tại, ngoài trụ sở chính của Công ty đặt tại số 34 phố Bích Câu,phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội, Công ty còn có một nhà xưởngtại xã Đình Xuyên, Gia Lâm Ngoài ra, để mở rộng mạng lưới phân phối sảnphẩm ra toàn quốc, Công ty đặt một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh vàmột chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng với hệ thống phân phối gồm 300 đại lýbán hàng và 2000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
Tính đến nay, Công ty đã có trên 12 năm hoạt động và phát triển Công tycó bước chuyển biến quan trọng vào năm 2000, song song với việc ký kết làmđại lý phân phối cho các hãng sản xuất máy bơm có tên tuổi của nước ngoàinhư Sealand (Italia), Hanil (Hàn Quốc)…, công ty đã cử người đi sang các nhàmáy sản xuất máy bơm ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Đức…để tìm hiểu vềcông nghệ của họ và nghiên cứu khả năng áp dụng những công nghệ đó để sảnxuất tại Việt Nam Đến năm 2003, Công ty đã tích lũy đủ kinh nghiệm sản xuất
Trang 4và nắm vững công nghệ mới để có thể đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuấttoàn bộ chi tiết cho máy bơm gia dụng với công nghệ tiên tiến của Đức và NhậtBản.
Công ty TNHH SENA Việt Nam là một trong những nhà phân phối cóquan hệ với các tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam như: Công ty Kim khí ThăngLong, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera, Công ty Nhựa HàNội,… và nhiều hãng lớn trên thế giới như: Sealand – máy bơm nước côngnghiệp và dân dụng, MTS Group – bình nước nóng mang thương hiệu Pearla,Farber – thiết bị nhà bếp cao cấp Italy, Sanei (Nhật Bản), Celton (Mỹ), Hanil –máy bơm nước, điện gia dụng Hàn Quốc…
Công ty đã thành công trong việc xây dựng nên một thương hiệu ViệtNam vững mạnh, có ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng Sản phẩm máybơm gia dụng mang nhãn hiệu Sena do Công ty sản xuất đã chiếm lĩnh được thịtrường vì giá cả rẻ và chất lượng tốt hơn so với các loại máy bơm nhập từTrung Quốc Công ty đã phát triển hệ thống phân phối rộng khắp cả nước vàchiếm lĩnh được hơn 40% thị phần sản phẩm máy bơm nước miền Bắc.
Về xuất khẩu, Công ty đã và đang xuất khẩu bồn tắm acrylic sang một sốnước như Ukraina, Nga, Bangladesh…và xuất khẩu sen vòi sang Iran.
Hiện nay, Công ty SENA Việt Nam có số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.Công ty dự kiến sẽ chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần tiến tới niêm yếtcổ phiếu trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh Tham vọng của công ty là trởthành tập đoàn đa ngành cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài Đây là một cơhội lớn để giúp Công ty TNHH SENA Việt Nam không chỉ thu hút được cácnhà đầu tư trong nước mà tạo điều kiện cho Công ty dễ dàng hơn trong việc tiếpcận thị trường quốc tế Hiện đã có khá nhiều đối tác, khách hàng đăng ký là cổ
Trang 5đông chiến lược của Công ty và điều này sẽ giúp SENA Việt Nam thực hiệnthành công chiến lược của mình.
SENA Việt Nam đã nhận được rất nhiều giải thưởng lớn như: Sao VàngĐất Việt năm 2005 (giải thưởng danh giá tôn vinh doanh nhân và doanh nghiệpViệt Nam do Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam phát động), Thương hiệumạnh 2005 do Cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) và thời báo kinh tếViệt Nam tổ chức, Cúp vàng thương hiệu và nhiều giải thưởng quan trọng docác tổ chức uy tín trao tặng Đây là minh chứng cho những thành công trongchiến lược phát triển rất đúng đắn và vững chắc của Công ty – phát triển thươnghiệu của riêng mình.
1.2 Ngành nghề kinh doanh chính
Công ty TNHH SENA Việt Nam có chức năng chính là sản xuất và kinhdoanh sản phẩm hàng hóa theo dạng IKD và CKD các loại thiết bị vệ sinh máybơm nước, máy khử mùi, bình nóng lạnh Sản phẩm của Công ty được cung cấpchủ yếu cho thị trường trong nước, bên cạnh đó Công ty cũng đang hướng tớithị trường xuất khẩu và liên kết hợp tác với các tổ chức kinh tế khác để mở rộngquy mô sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty kinh doanh 4 nhóm mặt hàng chính bao gồm:
- Thiết bị vệ sinh: sen vòi sealand, bình nước nóng nhãn hiệu Perla do
Italia sản xuất.
- Hàng gốm sứ: các mặt hàng gốm sứ mang thương hiệu APT
- Máy bơm: là sản phẩm chủ lực của công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong
doanh thu của Công ty Công ty đang khai thác chủ yếu mặt hàng này trên cácnhãn hiệu nổi tiếng của Italia và Hàn Quốc Bên cạnh đó, Công ty cũng đang
Trang 6song song phát triển các nhãn hiệu Sena, Selton, Jetline của chính Công ty sảnxuất.
- Hàng gia dụng: bao gồm các sản phẩm quạt thông gió, máy hút khử
mùi, máy sấy bát, bếp ga âm.
- Vật liệu xây dựng: các sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp xây
Hiện nay, doanh thu của Công ty chủ yếu đến từ 3 nhóm hàng chính làmáy bơm, hàng gia dụng thiết bị nhà bếp (máy khử mùi, bếp gia âm) và vật liệuxây dựng Cơ cấu doanh thu của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng chính của Công ty TNHH SENA Việt Nam trong 3năm 2004-2006
Mặt hàng Tỷ trọng doanhthu năm 2004
Tỷ trọng doanhthu năm 2005
Tỷ trọng doanhthu năm 2006
Vật liệu xâydựng
(đơn vị: %)
1.3 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty TNHH SENA Việt Nam đượctổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến – chức năng Ban giám đốc sẽ được sự hỗtrợ của các phòng ban chức năng, các chuyên gia trong việc tìm giải pháp chocác vấn đề phức tạp để đưa ra quyết định cuối cùng.
Trang 7Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty
a) Ban giám đốc
Bao gồm giám đốc và phó giám đốc Giám đốc công ty là người quyếtđịnh các chiến lược phát triển của Công ty, điều hành quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty, tập hợp thông tin từ các phòng ban để ra quyếtđịnh quản lý Phó giám đốc chịu trách nhiệm giúp đỡ giám đốc trong các hoạtđộng điều hành, quản lý.
b) Phòng kinh doanh
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, thu thập các thông tin về nguồn hàng,khách hàng để cung ứng theo kế hoạch: số lượng, chất lượng, chủng loại, quycách và thời gian Trên cơ sở đó lập các kế hoạc kinh doanh, tồn kho, và tổchức thực hiện các hoạt động kinh doanh cho Công ty đồng thời liên tục theodõi thị trường trong và ngoài nước các mặt hàng liên quan tới quá trình sảnxuất, kinh doanh của công ty về các mặt: giá cả, chủng loại, nhu cầu.
Trang 8- Tổ chức điều hành cân đối nguồn hàng, điều động, tồn trữ hàng hóatheo kế hoạch hoặc phát sinh theo nhu cầu đột xuất, phục vụ tốt cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tham mưu xây dựng các phương án kinh tế khả thi, phối hợp cùngphòng Kế toán – Tài chính trong quản lý và thu hồi công nợ của khách hàng,tính toán hiệu quả kinh tế trong các phương án kinh tế.
- Trực tiếp thực hiện việc giao dịch với khách hàng, thảo luận và thựchiện các hợp đồng kinh tế, giao nhận kiểm kê hàng hóa… Phòng kinh doanhthay mặt Giám đốc trong một số giao dịch với khách hàng để thực hiện cácnhiệm vụ được giao, là một bộ phận quan trọng trong hoạt động mở rộng thịtrường của Công ty.
c) Phòng kế hoạch – đầu tư
Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh gồm kế hoạch quý và kế hoạchnăm trên cơ sở năng lực hoạt động của Công ty, tình hình thực hiện kế hoạchcác năm trước, các hợp đồng dài hạn với các khách hàng lớn và các dự án đầutư mở rộng trong những năm tới Cụ thể:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty.
- Tham mưu và giúp cho Ban giám đốc trong công tác kế hoạch hóa,đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm, nghiêncứu thị trường và chăm sóc khách hàng.
- Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích thông tin thường xuyên để giúpcho Giám đốc trong việc định hướng hoạt động đầu tư, định hướnghoạt động kinh doanh của Công ty vào những lĩnh vực có khả năngsinh lời mà Công ty quan tâm.
- Triển khai nghiên cứu, xúc tiến, thực hiện đầu tư vào các dự án.
Trang 9- Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải phápđể nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trìnhnghiệp vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
d) Phòng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm nghiên cứu, sáng chế ra các hình thức, mẫu mã sảnphẩm mới; cải tiến, ứng dụng các công nghệ của nước ngoài sao cho phù hợpvới hoạt động sản xuất của Công ty và nhu cầu của khách hàng Phòng kỹ thuậtphải thường xuyên đến các nhà máy sản xuất để giám sát sự đảm bảo các tiêuchuẩn kỹ thuật của dây chuyền sản xuất nhằm đưa ra các giải pháp kịp thờikhắc phục những vấn đề phát sinh.
e) Phòng xuất – nhập khẩu
- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổchức thực hiện phương án kinh doanh xuất – nhập khẩu của Công ty.
- Tham mưu cho Giám đốc trong quan hệ với các đối tác nước ngoài,nắm rõ các chính sách xuất – nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế vềhoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu, giúp cho Giám đốc chuẩn bị các thủtục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác.
- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất – nhập khẩu và khi được ủyquyền được phép ký kết các hợp đồng.
- Giúp Giám đốc trong các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kếthợp đồng với các đối tác nước ngoài.
f) Phòng marketing
- Chiu trách nhiệm xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, quảng báthương hiệu Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với định hướng, chiếnlược của Công ty.
Trang 10- Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động Marketing: tổ chức cácchiến dịch quảng cáo; lựa chọn các hình thức quảng cáo; giúp Giám đốc trongviệc đàm phán, ký kết các hợp đồng quảng cáo; phân tích đánh giá hiện trạng,triển vọng quan hệ cung cầu sản phẩm trên thị trường, xu thế giá cả trong vàngoài nước; điều tra, thu thập thông tin về thị hiếu khách hàng, các đối tác nướcngoài theo nhu cầu chất lượng, số lượng các mặt hàng liên quan đến hoạt độngsản xuất của Công ty; tổ chức tham gia các hội chợ thương mại…
- Hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong các chương trình mở rộng bán hàng Xâydựng các mối quan hệ tốt với các đối tác của Công ty TNHH SENA Việt Nam.
g) Phòng kế toán
Phòng Kê toán là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp choGiám đốc Công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiềnvốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SENA Việt Namgiai đoạn 2003 – 2007
Những năm qua, do các dây chuyền sản xuất đã đi vào vận hành hết100% công suất và sự đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, Công ty đã có sự tăngkhông ngừng thể hiện qua kết quả kinh doanh 5 năm gần đây.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2003-2007
Trang 11Có thể thấy, doanh thu của Công ty tăng trưởng đều đặn khoảng 7%/năm.Trong khi đó, tỷ lệ chi phí trên doanh thu có xu hướng giảm, từ 95% năm 2003xuống còn 91% năm 2006, nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận của công ty liên tục tăngqua các năm đạt 5,8% năm 2006
Qua kết quả hoạt động kinh doanh ở trên, có thể thấy, Công ty Sena ViệtNam đang bước đầu đạt những thành công trong các quyết định đầu tư củamình Công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất để tự sảnxuất thay thế nguồn hàng xuất khẩu, qua đó góp phần vào sự phát triển củangành công nghiệp sản xuất của Việt Nam, tạo ra một thương hiệu Việt chongười Việt
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất, năm 2003,
Công ty đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, trong đó các bước và quy
trình sản xuất được thực hiện rất bài bản, công đoạn kiểm tra sản phẩm trướckhi xuất xưởng được kiểm tra gắt gao nhằm đưa ra thị trường những sản phẩmđạt chất lượng cao.
Sự phát triển của Sena Việt Nam còn giúp cho Công ty thực hiện tốt hơnnghĩa vụ của mình đối với Nhà nước Điều này thể hiện qua sự tăng lên củatổng nộp Ngân sách nhà nước của Công ty Mặt khác sự phát triển về quy môcủa Công ty Sena Việt Nam còn tạo thêm công ăn việc làm cho hàng trăm laođộng địa phương, góp phần vào sự phát triển của xã hội.
2 Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHHSENA Việt Nam
2.1 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
2.1.1Khái quát năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENAViệt Nam
Trang 12Việc xác định năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Namvà xây dựng các chiến lược đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công tyđược thực hiện thông qua sử dụng mô hình phân tích SWOT SWOT – viết tắtcủa 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơhội) và Threats (thách thức) là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và raquyết định trong mọi tình huống đối với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào SWOTcung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, địnhhướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.
Để lập ma trận SWOT phải tiến hành các bước sau:1- Liệt kê các điểm mạnh của Công ty.
2- Liệt kê các điểm yếu của Công ty.
3- Liệt kê các cơ hội lớn từ thị trường của Công ty.4- Liệt kê các thách thức của Công ty.
5- Đưa ra chiến lược tận dụng các ưu thế của Công ty để tận dụng các cơhội của thị trường (S/O).
6- Đưa ra các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm củaCông ty để tận dụng cơ hội thị trường (W/O).
7- Đưa ra các chiến lược dựa trên ưu thế của của Công ty để tránh cácnguy cơ của thị trường (S/T).
8- Đưa ra các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đacác yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường (W/T).Lập mô hình SWOT cho Công ty TNHH SENA Việt Nam theo nhữngbước đã phân tích như trên.
a Những điểm mạnh
Trang 13- Sản phẩm của công ty TNHH SENA Việt Nam có uy tín trên thịtrường Một số sản phẩm của Công ty đã trở thành những thương hiệu có chỗđứng trên thị trường trong nước.
- Công ty có một mạng lưới phân phối lớn, rộng khắp trên cả nước vớitrụ sở tại Hà Nội, 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cùng với hơn300 đại lý và cửa hàng bán lẽ trên toàn quốc.
- Máy móc thiết bị và công nghệ đã và đang được ban lãnh đạo củaCông ty chú trọng đầu tư Các máy móc thiết bị chủ yếu được nhập khẩu từ cácnước tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… với dây chuyền công nghệ hiệnđại, đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sản phẩm.
- Sản phẩm của Công ty rất đa dạng Công ty chú trọng sản xuất vànhập khẩu rất nhiều loại mặt hàng như: máy bơm nước, thiết bị vệ sinh, thiết bịnhà bếp, máy khử mùi…
- Chất lượng các sản phẩm tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu khắtkhe của thị trường Công ty đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000.
- Nguồn lao động của Công ty khá dồi dào được tận dụng từ nguồn laođộng địa phương có giá thành rẻ.
- Trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật tương đối cao do Công tyđã chú trọng vào việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực và chú trọng vào khâutuyển chọn nhân lực.
- Hoạt động Marketing, định vị thương hiệu được Công ty đầu tư khámạnh Công ty xác định đây là một trong những hoạt động đóng góp đáng kểvào thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trang 14- Chất lượng lao động thấp do nguồn lao động cho các nhà máy chủ yếulấy từ nguồn lao động địa phương, chưa có trình độ chuyên môn trong việc vậnhành các máy móc thiết bị sản xuất hiện đại Công ty phải mất chi phí để đàotạo lại lực lượng lao động này.
- Máy móc thiết bị được nhập khẩu nhưng chưa phải là công nghệ tiêntiến nhất trên thị trường thế giới do giá cả cao và gặp những khó khăn trongviệc vận hành tại thị trường Việt Nam.
- Trình độ chuyên môn của lao động không đồng đều, chưa đáp ứng kịpnhu cầu sản xuất Việc chuyển giao công nghệ đôi khi gặp khó khăn vì ngườilao động thích ứng chậm với các công nghệ mới
- Cơ sở hạ tầng sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được đầy đủ nhucầu của thị trường trong nước.
- Bộ máy quản lý thông tin hoạt động chưa có hiệu quả cao, thông tinđến ban lãnh đạo chậm, đôi khi bị nhiễu do đó ảnh hưởng tới việc ra quyết địnhcủa Công ty.
c Những cơ hội
- Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, thu nhậpcủa người dân tăng cao qua các năm dẫn đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăngtheo.
- Môi trường chính trị ổn định Hiện tại, chính phủ đã có những chínhsách khuyến khích hoạt động đầu tư, đặc biệt là các hoạt động đầu tư phát triểnđể kích thích nền kinh tế.
- Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho Công ty TNHH SENA Việt Namcơ hội tiếp cận những thịt trường xuất khẩu tiềm năng Đây sẽ là một trongnhững nguồn thu lớn của Công ty trong tương lai.
Trang 15- Cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin ngày càng hiện đại giúp Công tycó điều kiện đón nhận những thông tin mới cập nhập trên thị trường để nhanhchóng ra các quyết định ứng phó.
- Thị hiếu người tiêu dùng đang có sự thay đổi, từ chỗ chỉ ưa dùng cácsản phẩn nhập ngoại đã chuyển sang tin tưởng chất lượng các sản phẩm sảnxuất trong nước.
d Những thách thức
- Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ canh tranh trong nước như: Côngty TNHH Bảo Long, Công ty Toàn Mỹ, Liên doanh SHINIL-TODIMAX.Không những vậy, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới còntạo ra những đổi thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới đến từ nước ngoài cho Công tyTNHH SENA Việt Nam
- Thị trường nguyên vật liệu thời gian gần đây rất bất ổn, giá cả liên tụctăng gây khó khăn cho Công ty TNHH SENA Việt Nam trong sản xuất kinhdoanh, làm giảm khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh củaCông ty.
- Tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay cũng đang có những dấu hiệu bất ổn.Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lạm phát cao Giá xăng dầu tăng cao dẫnđến chi phí vận tải cũng tăng theo, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng… làmchi phí sản xuất của công ty tăng lên, lợi nhuận giảm Bên cạnh đó, kể từ đầunăm, vấn đề thiếu hụt tiền đồng Việt Nam đã đẩy lãi suất ngân hàng lên mức rấtcao, làm cho chi phí vay tín dụng tăng cao, gây khó khăn cho việc huy độngvốn để thực hiện các dự án mới của Công ty.
- Hàng lậu, sản phẩm nhái có xuất xứ từ Trung Quốc đang là vấn đềnhức nhối đối với thị trường Việt Nam cũng như Công ty TNHH SENA Việt
Trang 16Nam Sản phẩm của Trung Quốc tuy chất lượng kém nhưng có ưu thế bởi giáthành rất rẻ, phù hợp với thu nhập của nông dân và những khách hàng có thunhập thấp khác.
- Nhu cầu của khách hàng về mẫu mã và tính năng của sản phẩm khácao và thường xuyên thay đổi Việc đáp ứng những thay đổi này cũng là mộtkhó khăn đối với công ty.
Từ những phân tích điểm mạnh, điểm yếu , cơ hội, thách thức ở trên, tacó thể tiến hành xây dựng mô hình SWOT cho Công ty TNHH SENA ViệtNam.
Bảng 3: Mô hình SWOT Công ty TNHH SENA Việt Nam
Cơ hội (O)
- Nền kinh tế Việt Namphát triển nhanh
- Môi trường chính trị ổnđịnh, chính phủ khuyếnkhích đầu tư
- Việt Nam gia nhậpWTO
- Cơ sở hạ tầng chomạng lưới thông tin ngàycàng hiện đại
- Thị hiếu người tiêudùng thay đổi
Thách thức (T)
- Cạnh tranh gay gắt- Thị trường nguyên vậtliệu không ổn định
- Tình hình kinh tế vĩ môcó những dấu hiệu bất ổn- Hàng lậu tràn lan từTrung Quốc
- Yêu cầu của kháchhàng cao, hay thay đổi
Trang 17- Sản phẩm của Công tyđã trở thành thương hiệu- Mạng lưới phân phốirộng
- Máy móc thiết bị đượcchú trọng đầu tư
- Sản phẩm đa dạng, chấtlượng tốt
- Nguồn lao động dồidào, rẻ
- Hoạt động Marketingmạnh
- Mở rộng quy mô sảnxuất
- Mở rộng thị trường - Tiến hành chuyển giaocông nghệ
- Định vị vững chắcthương hiệu
- Đa dạng hóa sản phẩm- Nâng cao chất lượngcủa sản phẩm
- Liên kết để tìm cácnguồn cung cấp ổn định- Nghiên cứu cải tiếnmẫu mã sản phẩm
- Cơ sở hạ tầng cho sảnxuất có quy mô nhỏ- Bộ máy quản lý thông
- Mở rộng quy mô sảnxuất
- Nâng cao hiệu quả củahệ thống thông tin
- Đào tạo nguồn nhânlực
- Triển khai hoạt độngCGCN
- Đầu tư nâng cao chấtlượng của sản phẩm- Mở rộng quy mô sảnxuất
- Đa dạng hóa sản phẩm
Trang 18Mô hình trên đưa ra một số chiến lược phát triển phù hợp, có thể pháthuy được thế mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng tốt cơ hội và đối phó với nhữngđe dọa từ môi trường bên ngoài của Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Với những lợi thế sẵn có về thương hiệu và hệ thống phân phối rộng hiệnnay, SENA Việt Nam có thể tiến hành việc mở rộng quy mô sản xuất và đadạng hóa sản phẩm nhằm cung ứng phần thiếu hụt của việc sản xuất trong nước,đồng thời mở rộng phạm huy hoạt động sang những lĩnh vực, sản phẩm mới đểchiếm lĩnh các phân khúc thị trường mới, tăng doanh thu cho Công ty.
Bên cạnh đó, chiến lược nâng cao năng lực công nghệ cũng là một chiếnlược quan trọng, liên quan đến thành công của Công ty Để thực hiện điều này,Công ty cần chú trọng đầu tư hơn nữa vào việc đào tạo, phát triển nguồn nhânlực, nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận CGCN, làm cho việc áp dụng, vận hànhcác công nghệ mới diển ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm cần được đặt lên hàng đầu.Hiện nay, yêu cầu về sản phẩm của khách hàng ngày càng cao Do đó, để cạnhtranh được với các mặt hàng nhập khẩu, Công ty cần phát huy khả năng nghiêncứu, cải tiến công nghệ cho phù hợp với thị trường Việt Nam và đưa ra các sảnphẩm có chất lượng cao nhưng giá thành rẻ.
Chiến lược quản trị rủi ro trong các hoạt động đầu tư, trong việc ký kếtcác hợp đồng xuất nhập khẩu phải được đầu tư hơn nữa Trong điều kiện thịtrường thế giới và thị trường Việt Nam đang có những biến động mạnh về giácả, tỷ giá thời gian gần đây, nếu không có những biện pháp quản trị rủi ro phùhợp, Công ty có thể sẽ phải chịu những tổn thất không nhỏ, làm giảm ưu thếcạnh tranh của Công ty.
Trang 19Công ty TNHH SENA Việt Nam cần có chiến lược Marketing phù hợpnhằm định vị vững chắc thương hiệu của công ty Song song với đó là việc tiếnhành những hình thức quảng cáo và đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng caodịch vụ sau bán hàng nhằm thay đổi tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam,chuyển sang sử dụng các sàn phẩm có nguồn gốc trong nước.
2.1.2Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh2.1.2.1 Phân tích thị trường máy bơm nước ở Việt Nam
a Tình hình thị trường máy bơm nước ở Việt Nam
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều sản phẩm máy bơm nướcrất đa dạng cả về mẫu mã và chủng loại sản phẩm Các sản phẩm máy bơmđuợc nhập khẩu từ Nhật Bản, Mỹ, Italia, Hàn Quốc… có chất lượng tốt nhưnggiá thành lại khá cao Các sản phẩm được lắp ráp, sản xuất trong nước thườngcó chất lượng không ổn định nhưng bù lại, có giá cả phù hợp với thu nhập củangười dân Việt Nam và mẫu mã có thể thay đổi được theo thị hiếu của kháchhàng Bên cạnh đó, sản phẩm máy bơm nhái, làm giả có xuất xứ từ Trung Quốcchiếm một tỷ trọng khá cao trong thị trường tiêu thụ máy bơm của Việt Nam donhững lợi thế về giá cả Ước tính, máy bơm của Trung Quốc chiếm khoảng20% thị trường Việt Nam Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế phát triển hiệnnay, ý thức của người dân về việc sử dụng sản phẩm chính hãng để góp phầnchống lại vấn nạn hàng giả và nhu cầu thực sự của người dân về chất lượng sảnphẩm và dịch vụ sau bán hàng đã tạo cơ hội cho các sản phẩm sản xuất tại ViệtNam và sản phẩm nhập khẩu mở rộng thị trường và làm thu hẹp đi thị trườngcủa sản phẩm máy bơm làm giả đến từ Trung Quốc.
Bảng 4: Tỷ trọng máy bơm nhập khẩu và máy bơm sản xuất trong nước
Trang 20Máy bơm nhậpkhẩu
Máy bơm sảnxuât trong nước
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Theo bảng trên, ta thấy máy bơm sản xuất từ trong nước đang dần chiếmđược thị phần cao hơn trong thị trường tiêu thụ máy bơm của Việt Nam Đây làcơ hội để cho các Công ty sản xuất máy bơm như Công ty TNHH SENA ViệtNam mở rộng sản xuất, gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ Nhưng đó cũngđồng thời là thách thức cho SENA Việt Nam trước sự cạnh tranh giành thị phầncủa các đối thủ trong nước.
Sản phẩm máy bơm nước được chia làm 2 loại: máy bơm phục vụ chomục đích dân dụng (hộ gia đình) và máy bơm công nghiệp.
Đối với máy bơm phục vụ cho mục đích dân dụng, dải công suất chủ yếutừ 125W – 750W, thích ứng chiều cao (cột áp) tương đương nhà 2 đến 6 tầng,lưu lượng nước từ 2m3 – 7m3/h Khách hàng của dòng sản phẩm này là tất cảcác hộ gia đình có nhu cầu về nước sinh hoạt như:
- Khu vực nông thôn: bơm nước từ giếng khoan, giếng đào, phục vụbơm tưới vườn, ruộng, phục vụ sản xuất nông nghiệp…
- Khu vực thành thị: Sử dụng bơm nước lên tầng cao, tầng áp choviệc sử dụng nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Đối với máy bơm công nghiệp, công suất tương đối cao, chủ yếu từ1,1kW- 50kW, điện áp sử dụng 3 pha, cột áp 30m – 200m, lưu lượng từ 10m3 –120m3/h Khách hàng chủ yếu của sản phẩm máy bơm công nghiệp là các cá
Trang 21nhân tổ chức hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như: Cứu hoả, cấp thoátnước nói chung (các khu chung cư, khu đô thị mới, các dự án nước sạch, dâychuyền xử lý nước thải, bơm hoá chất…) các nhà máy sản xuất thực phẩm, sảnxuất hàng công nghiệp…
Nhu cầu thị trường hiện nay của sản phẩm máy bơm nước đang rất lớn,tổng sản lượng sản xuất trong nước rất hạn chế, chưa đủ để đáp ứng nhu cầutrên Việt Nam vẫn đang phải nhập một số lượng lớn các sản phẩm của HànQuốc, Italia, Nhật Bản… với giá thành cao, hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc vớichất lượng thấp Nhu cầu hiện nay của thị trường ước tính khoảng hơn1.000.000 sản phẩm một năm và sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới
b Các đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cung cấpsản phẩm máy bơm nước với tổng sản lượng khoảng gần 1.000.000 sản phẩmtrong đó bao gồm 550.000 sản phẩm sản xuất và lắp ráp trong nước và 450.000sản phẩm nhập khẩu.
Trong số các đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Namphải kể đến các nhà cung cấp lớn sau:
* Khu vực phía bắc:
- Liên doanh SHINIL-TODIMAX có trụ sở tại Thị trấn Đức Giang,Long Biên với sản phẩm mang tên SHINIL, sản lượng tiêu thụ hàng nămkhoảng 60.000 sản phẩm.
- Công ty TNHH Ánh Dương có trụ sở tại Thị trấn Đức Giang, LongBiên với sản phẩm mang tên SHINNING, sản lượng tiêu thụ hàng năm khoảng40.000 sản phẩm.
Trang 22- Công ty TNHH Đại Việt có trụ sở tại Hà nội với sản phẩm WILO,KITA…Sản lượng tiêu thụ hàng năm cho tất cả các chủng loại là 70.000 sảnphẩm.
- Công ty TNHH Bảo Long có trụ sở và nhà máy tại Lạng Sơn, sảnphẩm của Công ty này có thương hiệu Cá sấu với sản lượng tiêu thụ khoảng180.000 sản phẩm/năm.
- Công ty TNHH Hải Linh có trụ sở tại Phùng Hưng, Hà Nội với sảnphẩm mang nhãn hiệu KUTA, sản lượng tiêu thụ hàng năm khoảng 25.000 sảnphẩm.
- Công ty TNHH Long Quang, nhà máy tại Hà Đông với sản phẩmmang tên KUTA Nay đổi thành KU&FA Sản lượng tiêu thụ khoảng 25.000 sảnphẩm/năm.
- Công ty TNHH Hà Thu có trụ sở ở Hà Nội là nhà nhập khẩu và phânphối máy bơm nước SIMIZU, sản lượng tiêu thụ khoảng 15.000/năm.
* Khu vực phía nam:
- Công ty Toàn Mỹ có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh với sản lượng khoảng120.000 sản phẩm/năm
- Công ty TNHH Phước Thạch có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh là nhàphân phối các sản phẩm mang nhãn hiệu Panasonic và hiện đang phân phối sảnphẩm máy bơm nước Panasonic với sản lượng tiêu thụ khoảng 60.000 sảnphẩm/năm.
- Công ty Việt Tiến TungShing có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh là nhàphân phối các sản phẩm máy bơm nhãn hiệu EBARA, sản xuất tại Italia, sảnlượng tiêu thụ khoảng 30.000 sản phẩm/năm.
Trang 23- Công ty Tân Việt có trụ sở tại tại Tp Hồ Chí Minh, là nhà phân phốicác sản phẩm mang nhãn hiệu PENTAX, MARQUIS, sản lượng khoảng 15.000sản phẩm/năm.
Ngoài các doanh nghiệp đã kể trên, vẫn còn có một số doanh nghiệp cũngđang tham gia phân phối sản phẩm máy bơm nước nhưng với quy mô và thịphần nhỏ, chưa được coi là đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH SENA ViệtNam.
Bảng 5: Thị phần tiêu thụ máy bơm nước ở Việt Nam
Thị phần nắm giữ (%)
Công ty TNHH SENA ViệtNam
Trang 24Công ty Tân Việt 15.000 1,6
Các doanh nghiệp sản xuất máy bơm nước ở Việt Nam hiện nay mới chỉchú trọng vào việc sản xuất các sản phẩm giá rẻ, chất lượng ở mức trung bìnhnhằm phục vụ nhu cầu của các khách hàng có thu nhập trung bình Do cácdoanh nghiệp trên chưa chú ý đến việc xây dựng thương hiệu, chất lượng sảnphẩm nên thị phần của họ thường không ổn định, thường xuyên thay đổi theothị hiếu của khách hàng trong các khoảng thời gian khác nhau.
Trong khi đó, các sản phẩm nhập ngoại như: Ebara, Pentax, Perrolo(nhập khẩu từ Italy, Grunfort, Wilo, LG (nhập khẩu từ Hàn Quốc) Power pump,Leo, Panasonic (Indonesia), Shimizu… đáp ứng tốt về chất lượng sản phẩmnhưng giá thành cao, chỉ phù hợp với khách hàng có thu nhập khá trở lên, đượcbán tập trung chủ yếu ở thành thị
Từ việc phân tích các đối thủ cạnh tranh, Công ty TNHH SENA ViệtNam nhận thấy việc đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhiệm vụhết sức quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành công trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty Công ty đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào dâychuyền công nghệ sản xuất sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩmvới giá thành thấp hơn các sản phẩm ngoại nhập Đây là ưu thế của Công tytrong việc tiếp xúc với thị trường nông thôn cũng như thành thị, khi mà kháchhàng luôn yêu cầu sản phẩm có chất lượng tốt nhưng lại đòi hỏi giá thành cótính cạnh tranh.
c Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường máy bơm nước- Nhu cầu thị hiếu của khách hàng:
Nhóm khách hàng ở nông thôn thường rất nhạy cảm về giá Họ có xuhướng lựa chọn những sản phẩm có giá rẻ do mức sống của vùng nông thông là
Trang 25tương đối thấp Nhưng họ lại đòi hỏi hình thức sản phẩm ở mức tương đối vàkhông quan tâm nhiều đến tuổi thọ của sản phẩm Đây là khu vực chiếm tỉ trọngtương đối lớn trong thị trường tiêu thụ sản phẩm máy bơm nước do nhu cầu sửdụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất ở vùng nông thôn.
Các khách hàng ở khu vực thành thị lại quan tâm đến xuất xứ của sảnphẩm, họ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường(bơm nhập khẩu) Người tiêu dùng ở thành thị thường có yêu cầu khá khắt khevề chất lượng sản phẩm, sản phẩm phải có chất lượng tốt và sử dụng được trongthời gian tương đối dài Mặt khác, họ cũng có yêu cầu khá cao về hình thức,mẫu mã và tính năng của sản phẩm Một trong những khó khăn nữa của cáccông ty sản xuất trong nước là tâm lý ưa dùng hàng ngoại của người tiêu dùngViệt Nam Muốn thay đổi suy nghĩ của nhóm khách hàng này cần đầu tư mộtchính sách marketing mang tính chất lâu dài, bên cạnh đó yếu tố chất lượng vàtính năng của sản phẩm cần được quan tâm thích đáng.
- Yếu tố mùa vụ: mùa khô được coi là mùa tiêu thụ sản phẩm máy bơm
nước lớn nhất được bắt đầu từ tháng 01 – 07 trong năm.
- Nguồn nguyên vật liệu:
Các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước thường chưa đáp ứng tốt vềchất lượng các chi tiết có kỹ thuật cao Công ty TNHH SENA Việt Nam cũngnhư các công ty sản xuất và lắp ráp máy bơm trong nước cũng đang phải đốimặt với khó khăn đến từ việc tăng giá mạnh của các nguồn nguyên vật liệu kểtừ đầu năm như giá đồng, thép, gang…
Hiện nay, thị trường máy bơm nước ở Việt Nam có sự phân khúc mạnhgiữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị với thị hiếu rất khác nhau giữa 2khu vực này Điều này đòi hỏi Công ty TNHH SENA Việt Nam phải có sự đầu
Trang 26tư hợp lý vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển chiến lược đadạng hóa sản phẩm để chiếm được thị phần của cả 2 thị trường có tiềm năng dồidào trên Công ty phải chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm cho từng khuvực, phù hợp với yêu cầu của các nhóm khách hàng trên Bên cạnh đó, việc xâydựng một chiến lược định vị thương hiệu của sản phẩm máy bơm nước Senanhằm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng khu vực thành thị cũng phảiđược đặt sự quan tâm đúng mức nhằm thay thế các sản phẩm nhập khẩu trên thịtrường.
2.1.2.2 Tình hình kinh tế vĩ mô
Năm 2006 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triểnkinh tế của Việt Nam kể từ khi tiến hành đổi mới nền kinh tế năm 1986, đó làviệc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thếgiới WTO Song song với đó là việc thực thi các điều khoản của hiệp định tự dothương mại AFTA, theo đó các mặt hàng máy bơm sẽ được cắt giảm thuế nhậpkhẩu theo lộ trình Đây là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp sản xuấtcủa Việt Nam trước sức ép cạnh tranh đến từ sự gia nhập thị trường của cácdoanh nghiệp nước ngoài Mặt hàng máy bơm nước được dự đoán là sẽ vấpphải sự cạnh tranh dữ dội đến từ các nước ASEAN.
Bên cạnh đó, việc lạm phát tăng mạnh trong năm vừa qua và được dựđoán sẽ vẫn ở mức cao trong năm tới là một trong những khó khăn cho cácngành sản xuất nói chung và Công ty TNHH SENA Việt Nam nói riêng Việcgiá cả của các nguồn nguyên vật liệu như đồng, gang… liên tục tăng cao đã làmtăng giá thành sản phẩm dẫn đến tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của Côngty Mặt khác, việc giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao sẽ làm giảm nhu cầumua sắm của người tiêu dùng và tác động không nhỏ đến cầu thị trường của sảnphẩm.
Trang 27Việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO cũng đã mở ra cơ hội cho Côngty TNHH SENA Việt Nam trong việc tiếp cận với các thị trường mới Là thànhviên của WTO không chỉ là việc phải mở cửa thị trường với các nước khác trênthế giới mà nó còn đồng nghĩa với việc các thành viên khác cũng phải mở cửathị trường tương ứng cho các doanh nghiệp Việt Nam Đây là một cơ hội lớncho các doanh nghiệp Việt Nam Nếu có một chiến lược nắm bắt cơ hội hợp lý,doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khả năng tiếp cận được thị trường thế giới vớinhu cầu dồi dào, quy mô lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước Tuynhiên, các yêu cầu của một số thị trường, đặc biệt là thị trường tại các nướcđang phát triển lại rất cao, cả về mẫu mã sản phẩm lẫn chất lượng sản phẩm.Không những vây, sản phẩm xuất khẩu còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khákhắt khe của nước nhập khẩu Do vây, để xây dựng chiến lược hàng xuất khẩucần chú trọng đầu tư vào sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cảitiến mẫu mã để đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường xuất khẩu,đồng thời tiến hành đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và thị hiếucủa từng thị trường khác nhau.
2.2 Nguồn vốn đầu tư
2.2.1Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư
Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì Công ty TNHH SENA Việt Namphải thường xuyên tiến hành các hoạt động đầu tư Muốn làm được điều này,Công ty cần phải huy động được lượng vốn đầu tư đủ lớn để đáp ứng nhữngyêu cầu của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh Trong giai đoạn 2003 – 2007,công ty đã tiến hành các dự án nâng cao năng lực sản xuất nên lượng vốn đầu tưhuy động trong thời gian này là tương đối cao.
Quy mô các nguồn vốn đầu từ của Công ty TNHH SENA Việt Nam được
Trang 28Bảng 6: Vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007
Tổng vốn đầu tư 64.084 39.670 49.600 55.760 71.300
Tốc độ tăng liên hoàn -51,5% 30,6% -18,7% 52,9%
Tốc độ tăng liên hoàn -48,2% 70,1% 29,8% 1,6%
(Đơn vị: Triệu đồng)
Tổng vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam kể từ năm 2004liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng khá cao, trung bình trên 20%/năm.Trong năm 2003, Công ty tiến hành xây dựng và cho đi vào hoạt động nhà máysản xuất đầu tiên của mình tại Cụm doanh nghiệp trẻ, huyện Gia Lâm, thànhphố Hà Nội – nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị vệ sinh cao cấp Đây là một dựán lớn so với quy mô hoạt động của Công ty trước kia, đánh dấu bước chuyểnmình quan trọng của SENA Việt Nam Tổng vốn đầu tư năm 2003 tăng vọt lên64 tỉ đồng, gần gấp đôi tổng vốn đầu tư năm trước Trong giai đoạn hiện nay,song song với hoạt động đầu tư phát triển thương hiệu, Công ty đang gấp rúttiến hành triển khai việc lập dự án và triển khai xây dựng những nhà máy mới,phục vụ cho mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm của Công ty và bổ sung vào sảnlượng sản xuất đang thiếu hụt so với nhu cầu của thị trường Trong năm 2007,Công ty bắt đầu triển khai 2 dự án: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị vệsinh và máy bơm điện gia dụng và dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cửa nhựa
Trang 29lõi thép gia cường Sena – IC Window với tổng vốn đầu tư lên tới gần 30 tỷđồng Do đó tổng vốn đầu tư năm 2007 của công ty tăng đột biến lên tới 71.300tỷ đồng.
Nguồn huy động vốn cũng liên tục tăng kể từ năm 2004 Tuy nhiên, tốcđộ tăng của các nguồn vốn không đạt được sự ổn định như tốc độ tăng trưởngvốn đầu tư mà thay đổi không theo tỉ lệ nhất định giữa các năm Ví dụ nhưnguồn vốn tự có của Công ty, năm 2005 nguồn vốn này đạt tốc độ tăng khá cao,trên 20% Nhưng sang năm 2006, tốc độ tăng của nguồn này chỉ còn là 8% đểrồi sang năm tiếp theo lại tăng vọt lên gần 20% Cũng như vậy đối với nguồnvốn vay tín dụng, trong 5 năm gần đây, Công ty TNHH SENA Việt Nam đã 2lần giảm lượng vay tín dụng so với thời điểm năm trước đó Điều này có thểđuợc giải thích là do Công ty đã sử dụng lượng vốn tự có để phục vụ cho hoạtđộng đầu tư trong năm của mình nhằm giảm thiểu rủi ro về khả năng thanhtoán.
Với nhu cầu vốn đầu tư tăng hàng năm, Công ty TNHH SENA Việt Namđã có phương án huy động vốn khả thi để đáp ứng nhu cầu đầu tư của Công ty.Nguồn huy động vốn của Công ty chủ yếu từ vốn tự có, vốn vay, vốn huy độngthêm và nguồn vốn khác.
Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành vốn
(đơn vị :%)
Trang 30- Nguồn vốn tự có: Công ty TNHH SENA Việt Nam sử dụng một tỷ
trọng lớn vốn tự có trong cơ cấu tổng vốn đầu tư Nguồn vốn tự có của công tythường xuyên chiếm trên 50% cơ cấu vốn, thậm chí trong 3 năm 2004, 2005,2006 nguồn vốn này luôn dao động ở quanh mức 70% Do đặc thù của Công tylà Công ty TNHH nên nguồn vốn chính của công ty là nguồn vốn tự có Việc sửdụng phần lớn nguồn vốn này để đầu tư thể hiện khả năng tự chủ về tài chínhcủa công ty Trong giai đoạn thị trường tài chính có nhiều biến động về tàichính hiện nay, việc Công ty sở hữu một nguồn tài chính mạnh thể hiện sứcmạnh nội lực của mình, có khả năng đứng vững trên thị trường và khả năngthực hiện các phương án đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh mà không quáphụ thuộc vào thị trường bên ngoài Nguồn vốn tự có bao gồm vốn điều lệ củacông ty và trích từ nguồn lợi nhuận để lại qua các năm.
- Nguồn vốn vay tín dụng: Đối với các doanh nghiệp hiện nay, nguồn
vốn tín dụng thương mại là một nguồn vốn không thể thiếu để vận hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh Công ty TNHH SENA Việt Nam cũng đang huyđộng và sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn này Việc sử dụng nguồn vốn này có
thể mang lại cho doanh nghiệp những khoản tiết kiệm thuế hợp lý do chi phí trả
lãi vay được tính làm chi phí trước khi tính lợi nhuận trước thuế Bởi vậy, nếutính toán hợp lý, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản thuế thu nhậpdoanh nghiệp nộp cho nhà nước, qua đó tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả đầu tư.Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cũng gây ra áp lực trả nợ cho công tythậm chí còn làm cho Công ty mất khả năng thanh toán Trong những năm vừaqua tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA ViệtNam luôn dao động ở quanh mức 20% và đang có xu hướng giảm Đây là điềucần thiết bởi hiện nay, thị trường tài chính biến động khá phức tạp, lãi suất cho
Trang 31vay của các ngân hàng tăng cao do sự khan hiếm tiền đồng dẫn đến chi phí sửdụng nguồn vốn này bị đẩy lên rất cao.
- Nguồn vốn huy động thêm từ các thành viên: Trên cơ sở tiềm lực tài
chính cá nhân, các thành viêc huy động vốn theo tiến độ thực hiện các dự án,được đảm bảo bằng sổ tiết kiệm và quyền sử dụng đất đai của các thành viên(cụ thể trong bản cam kết góp vốn của các thành viên hội đồng đóng góp) Đâylà một lựa chọn huy động vốn khá hay của Công ty TNHH SENA Việt Nam.Nguồn vốn này thường được huy động vào các năm có dự án mới được thựchiện Khi có dự án mới, nhu cầu về vốn đầu tư trong năm của Công ty thườngtăng cao, nguồn vốn tự có của Công ty không đáp ứng kịp các nhu cầu nay,trong khi vay tín dụng quá nhiều dễ dẫn đến khả năng bị phụ thuộc vào cácngân hàng Việc huy động vốn từ các thành viên và một lựa chọn hữu hiệu đểbù đắp lượng vốn thiếu hụt của Công ty trong những năm đó với ưu thế về chiphí vốn và tạo được sự liên kết giữa SENA Việt Nam và các thành viên Nguồnvốn này thường chiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 10% nhu cầu vốn của công ty.
- Nguồn vốn khác: Đây là nguồn vốn có tỷ lệ ổn định nhất trong những
năm qua Nguồn vốn này được trích từ các quỹ bổ sung của Công ty Tuy chỉchiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư hàng năm của Công ty (6-8%)nhưng với tính ổn định, nó có những đóng góp nhất định trong việc huy độngvốn cho nhu cầu đầu tư hàng năm.
2.2.2Vốn đầu tư theo dự án
Kể từ khi chuyển từ một doanh nghiệp thương mại thuần túy sang thànhdoanh nghiệp sản xuất, Công ty TNHH SENA Việt Nam đã đầu tư khá mạnhvào các dự án xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất để phục vụ cho hoạt động sảnxuất Khởi đầu từ dự án xây dựng nhà máy sản xuất thiết và lắp ráp bị vệ sinh
Trang 32Lâm, Hà Nội, dự án đầu tiên của Công ty Đây là dự án quan trọng của công ty,đã trở thành nơi sản xuất sản phẩm chủ yếu để Công ty cung cấp ra thị trường.Từ một doanh nghiệp thương mại là chủ yếu, Sena Việt Nam đã trở thành nhàsản xuất máy bơm với 100% chi tiết được sản xuất trong nước Tổng vốn đầu tưcho dự án là 43,745 tỷ đồng.
Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, Công ty đã lập vàtriển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy bơm nước và động cơ điện tạiQuốc Oai, Hà Tây để bù đắp nguồn cung thiếu hụt Dự án với tổng vốn đầu tưlà 18,69 tỷ đồng dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2008 Với công suốt260000 sản phẩm/năm, nhà máy sẽ cung cấp nguồn hàng cho công ty để tiếnvào chiếm lĩnh thị trường phía Nam.
Chưa dừng lại ở đó, Công ty TNHH SENA Việt Nam hiện nay đangchuẩn bị thi công xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh và máy bơm điệngia dụng tại cụm công nghiệp tập trung huyện Từ Liêm, Hà Nội Dự án đangtrong giai đoạn lập dự án và sẽ được triển khai trong thời gian tới Quy mô củadự án là 13,417 tỷ đồng Với dự án này, Công ty tham vọng sẽ sản xuất đượcnguyên chiếc một số thiết bị vệ sinh và dần thay thế các mặt hàng nhập khẩu.Đây là dự án khá tham vọng của công ty, là bước đệm để công ty thăm dò thịtrường trong việc sản xuất các mặt hàng mới Ban đầu Công ty sẽ sản xuất mộtsố mặt hàng thiết bị vệ sinh đơn sản để tìm hiều nhu cầu của người tiêu dùng, từđó sẽ tiến hành cải tiến sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng Khiđã hoàn thành giai đoạn này, Công ty sẽ đi đến việc xây dựng thêm các nhàmáy khác để sản xuất ra lượng sản phẩm lớn tung ra thị trường nhằm xây dựngthành công một số thương hiệu Việt Nam khác như Công ty đã từng thành côngvới Sena
Bảng 8: Các dự án gần đây của Công ty TNHH SENA Việt Nam
Trang 33Tên dự án Địa điểm xâydựng
Công suất thiết kế(sản phẩm/năm)
Tổng mức đầu tư(tỷ đồng)
Dự án xây dựngnhà máy sản xuấtmáy bơm và sảnxuất lắp ráp thiếtbị vệ sinh
Cụm CN doanhnghiệp trẻ, GiaLâm, Hà Nội
Dự án xây dựngnhà máy sản xuấtmáy bơm nước vàđộng cơ điện giadụng
Quốc Oai, Hà Tây 200.000 18,69
Dự án xây dựngnhà máy sản xuấtthiết bị vệ sinh vàmáy bơm điện giadụng
Lô A2CN6 – CụmCN tập trung vừavà nhỏ huyện TừLiêm
Dự án đầu tư dâychuyền sản xuấtcửa nhựa lõi thépgia cường Sena –IC Window
Hà Tây 100.000 (m2/năm) 15
- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy bơm và sản xuất lắp rápthiết bị vệ sinh – Gia Lâm, Hà Nội
Trang 34Được cấp giấy phép năm 2003, dự án xây dựng nhà máy sản xuất máybơm và sản xuất lắp ráp thiết bị vệ sinh có tổng số vốn 43,745 tỷ đồng với sốvốn lưu động ban đầu là 12,5 tỷ đồng.
Trong đó: - Vốn thiết bị: 27.431 triệu đồng- Vốn xây lắp: 5.020 triệu đồng- Chi phí khác: 108,7 triệu đồngSản phẩm và công suất của dự án:
Các loại vòi Lavabo nóng lạnh một cần gạt: 60.000sp/năm Các loại sen tắm một cần gạt: 40.000sp/năm Bồn tắm bằng nhựa Acrylic các loại: 10.000sp/năm
Các loại phụ kiện, dây cấp nhựa và Inox: 50.000sp/năm
Vốn đầu tư được sử dụng cụ thể như sau:- Vốn thiết bị: 5.630 triệu đồng
Trang 35- Vốn xây lắp: 5.537 triệu đồng- Chi phí khác: 250 triệu đồng
- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy bơm nước và động cơ điệngia dụng – Quốc Oai, Hà Tây
Dự án trên được khởi công năm 2006 với tổng mức đầu tư là 18,69 tỷđồng Công suất thiết kế của dự án là 200.000 sản phẩm/năm Dự án được xácđịnh sẽ trở thành nơi sản xuất sản phẩm máy bơm nước chủ yếu cho Công ty.
- Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cửa nhựa lõi thép gia cườngSena – IC Window
Cửa nhựa lõi thép gia cường là một loại sản phẩm sử dụng công nghệhiện đại, có độ bền cao (bảo hành tới vài chục năm), hình thức thẩm mỹ hoànhảo (đáp ứng bất cứ phong cách thiết kế nào dù là cổ điển hay hiện đại) Loạisản phẩm này đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại tất cả các nước phát triểntrên thế giới bởi tính thân thiên với thị trường cao Đây là dự án thể hiện chiếnlược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty TNHH SENA Việt Nam Sản phẩmcửa nhựa lõi thép gia cường là một sản phẩm mới nhưng Công ty vẫn mạnh dạnđầu tư dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại Sản phẩm này mới chỉchiếm 15% thị trường các loại cửa sổ, cho thấy đây là một sản phẩm có khánhiều tiềm năng để phát triển Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cửa nhựa lõithép gia cường Sena – IC Window có mức đầu tư ban đầu là 15 tỷ đồng vớicông suất như sau:
- Các sản phẩm cửa phổ thông: 60.000m2/năm- Các sản phẩm cửa cao cấp: 30.000m2/năm- Các sản phẩm cửa đặt hàng đặc biệt: 10.000m2/năm
Trang 36Tổng: 100.000m2/năm
Ngoài các dự án xây dựng nhà máy sản xuất, Sena Việt Nam cũng đangtham gia các dự án ngoài lĩnh vực sản xuất như giáo dục, xây dựng Hiện tại,Công ty đã góp vốn vào dự án thành lập trường cao đẳng đào tạo công nhân kỹthuật trên địa bàn Hà Nội Với dự án này, ngoài mục tiêu lợi nhuận, Công tyTNHH Sena Việt Nam hy vọng sẽ tiếp cận được dễ dàng với nguồn lao độngchất lượng cao được đào tạo ngay trong trường Bên cạnh đó, Công ty cổ phầnđầu tư xây dựng Sena cũng mới được thành lập với tỷ lệ vốn góp lớn thuộc vềông Nguyễn Xuân Sơn, giám đốc của Công ty TNHH Sena Việt Nam Đây làmột trong những bước tiến để biến Sena Việt Nam trở thành một tập đoàn đangành, đồng thời là giải pháp cho nhu cầu xây dựng cho các dự án trong tươnglai của Sena Việt Nam.
2.2.3Nguồn vốn đầu tư theo các lĩnh vực
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường, SENA ViệtNam đã tập trung vốn đầu tư vào: mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư phát triểnnguồn nhân lực, đầu tư hoạt động Marketing, đầu tư xây dựng nhà xưởng…được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 9: Vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam phân theo các lĩnh vực
Trang 37Tốc độ tăng liên hoàn -34,2% 27,8% 2,7% 33,2%
(Đơn vị: triệu đồng)
Trong giai đoạn 2003-2007, Công ty TNHH SENA Việt Nam đã rất chútrọng mua sắm máy móc thiết bị, thể hiện ở quy mô năm sau cao hơn nămtrước, ngoại trừ năm 2004 (do năm 2003, Công ty có dự án xây dựng nhàxưởng có quy mô lớn Năm 2007, vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị đạtgiá trị cao nhất: 35,363 tỷ đồng Chỉ tiêu khác bao gồm: đầu tư xây dựng nhàxưởng, đầu tư cho thông tin và đầu tư cho tổ chức quản lý; trong đó đầu tư xâydựng nhà xưởng chiếm phần lớn Có thể thấy trong giai đoạn trên, vốn đầu tưvào xây dựng nhà xưởng của Công ty cũng tăng tương ứng với vốn đầu tư muasắm máy móc thiết bị và công nghệ Từ năm 2004 đến năm 2007, vốn đầu tưvào xây dựng nhà xưởng liên tục tăng từ 15,5 tỷ đồng lên tới 27 tỷ đồng, tănggần gấp đôi Qua bảng số liệu trên ta thấy, quy mô vốn đầu tư cho phát triểnnguồn nhân lực và cho hoạt động Marketing thay đổi thất thường, tùy theo nhucầu từng năm.
Để tìm hiểu và phân tích sâu hơn, ta nghiên cứu cơ cấu vốn của Công tyđược thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty TNHH SENA
Trang 38STT Năm 2003 2004 2005 2006 2007
2 - Đầu tư vào MMTB và CN 55 40 41,98 54,2 49,63 - Đ.tư phát triển nguồn nhân lực 1,03 3,9 3,5 2,44 4,244 - Đ.tư cho hoạt động marketing 7,27 17,1 14,63 6,9 8,2
(Đơn vị: %)
Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ là lĩnh vực được Công ty chútrọng nhất với tỷ trọng vốn trung bình trong 5 năm vừa qua khoảng 50%, riêngtrong 2 năm 2003 và 2006, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này đã đạt 55% Tiếpđến là tỷ trọng đầu tư khác, trong đó chủ yếu là đầu tư xây dựng nhà xưởng sảnxuất Vốn đầu tư vào lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá ổn định, giao động từ36% đến 40% trong 5 năm Đầu tư vào lĩnh vực Marketing và đầu tư phát triểnnguồn nhân lực chia nhau tỷ lệ 10-20% còn lại.
Qua phân tích tỷ trọng vốn đầu tư theo lĩnh vực ở trên, ta thấy Công tyTNHH SENA Việt Nam mới chỉ chiếm một tỷ trọng vốn đầu khiêm tốn chohoạt động Marketing và cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực Điều này cóthể hiểu được do trong giai đoạn hiện tại, Công ty đang tiến hành triển khai cácdự án xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị Tuy nhiên, Marketingvà nguồn nhân lực là những lĩnh vực rất quan trọng trong chiến lược nâng caokhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó Công ty cần chú trọng dành nhiềuvốn đầu tư hơn trong tương lai.
2.3 Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam
Trang 392.3.1Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ
Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, tiên tiến là mộttrong những ưu tiên hàng đầu của Công ty TNHH SENA Việt Nam Kể từ khicó ý định đi vào sản xuất các sản phẩm máy bơm nước và các thiết bị vệ sinh,thiết bị gia dụng, Công ty đã cử người sang các nước có trình độ sản xuất tiêntiến để học hỏi kinh nghiệm sản xuất của nước bạn và tìm kiếm những côngnghệ phù hợp có thể đưa vào sản xuất tại Việt Nam Có thể thấy, ngay từ đầu,Công ty đã định hướng đầu tư nâng cao khả năng của mình bằng việc sử dụngnhững máy móc thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến trên thế giới.
- Đối với sản phẩm máy bơm điện, Công ty TNHH SENA Việt Nam sử
dụng dây chuyền công nghệ theo tiêu chuẩn của Đức, Nhật kết hợp với các dâychuyền công nghệ mà Công ty đã có thể đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu củakhách hàng Nhìn chung, các hãng sản xuất máy bơm trên thị trường hiện nayđều sử dụng những máy móc, công nghệ ở tầm trung bình và dưới trung bình.Một số chỉ có những máy móc thiết bị thô sơ phục vụ cho việc lắp ráp sảnphẩm Các chi tiết được thuê gia công ở các nơi khác hoặc nhập linh kiện từTrung Quốc.
Sơ đồ 2: Dây chuyền sản xuất máy bơm điện
Quy trình công nghệ sản xuất máy bơm điện:
Khâu đầu tiên của quá trình sản xuất chính là nguyên vật liệu đầu vào,nguyên liêu ở đây là những phôi kim loại đen và kim loại màu Phôi kim loạiđược đưa vào các máy gia công cơ khí để gia công thành các loại chi tiết kíchcỡ khác nhau theo yêu cầu sản xuất Khi phôi đã được cắt, gọt theo các cỡ yêucầu thì được đưa vào các thiết bị gia công lần 2 để căn chỉnh lại đến khi được
Trang 40hình dạng, kích thước yêu cầu Các chi tiết sau khi được gia công sẽ đượcchuyên sang phân xưởng lắp ráp, kết hợp với các bán thành phẩm khác để lắpráp thành các sản phẩm hoàn chỉnh Cuối cùng là công đoạn kiểm tra chấtlượng, dan nhãn mác, đóng gói và nhập kho thành phẩm.
Bảng 11: Các công nghệ đang được sử dụng tại Công ty TNHHSENA Việt Nam
1Dây chuyền sản xuất máy bơm điệnĐức & Nhật500.0002Dây chuyền sản xuất vòi sen tắmSinil, Hàn
Công ty TNHH SENA Việt Nam sử dụng khá nhiều công nghệ tiên tiếntừ nước ngoài Nguồn gốc của các công nghệ đa dạng, đến từ Đức, Hàn Quốc,Nhật và Trung Quốc với giá thành khá cao, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trongcác dự án đầu tư của công ty Chi tiết về máy móc thiết bị sử dụng trong cácdây chuyền công nghệ của Công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 12: Máy móc thiết bị được sử dụng ở Công ty TNHH SENA