Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng Cty Thép VN giai đoạn (2004- 2008)- Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 75)

1.Những thành tựu đạt được

1.1.Kết quả nâng cao khả năng cạnh tranh

* Tỷ suất lợi nhuận

Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng vì vậy mang những đặc trưng của ngành đó là tỉ suất lợi nhuận thấp thậm chí có thể

bị thua lỗ. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất lớn nhưng do phải cạnh tranh với thép nhập khẩu, đặc biệt là Thép Trung Quốc về giá cả, nếu bán với giá cạnh tranh thì hệ quả tất yếu sẽ dấn đến thua lỗ, thậm chí phá sản. Vì vậy Tổng công ty phải duy trì giá ở mức vừa phải, căn cứ trên giá thép trên thị trường thế giới và giá nguyên vật liệu nhập khẩu. Đây cũng chính là khó khăn chung mà những doanh nghiệp Thép khác cũng đang gặp phải và cũng chính là khó khăn mà Tổng công ty Thép phải thường xuyên đối mặt.

Nhận thức rừ những khú khăn đú, Tổng cụng ty Thộp Việt Nam đó khụng ngừng nỗ lực để phát huy những thế mạnh của mình, đưa ra những chiến lược đầu tư cũng như những kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế của mình. Nhờ đó mà trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty liên tục phát triển, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận lại không ổn định, thể hiện như sau

Bảng 16: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận- Tcty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)

Stt Năm Chỉ tiêu

ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008

1 Doanh thu Tỷ.đ 13.908,1 13.662,6 24.281 37.393,2 55.367 2 Lợi nhuận

sau thuế

Tỷ.đ 221,4 28,115 738,5 812 731,3

3 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

% 1,59 0,206 3,04 2,17 1,32

(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam)

Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận ở mức cao 3,04%, cao nhất trong các năm từ 2004- 2008, trong khi năm 2005, do tình hình thị trường có nhiều biến động nên tỷ suất lợi nhuận ở mức thấp 0,206%, thấp nhất trong 5 năm, những năm còn lại tỷ suất lợi nhuận duy trì ở mức tương đối ổn định từ 1,32%- 2,17%. Đó là nhờ những cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty và nhờ những ưu đãi của Nhà nước. Trong thời gian tới, Tổng công ty cần tiếp tục phát huy những cố gắng này, tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, xem xét và dự báo

những biến động của thị trường để từ đó có những giải pháp hợp lý, kịp thời, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài.

* Tỷ lệ chi phí marketing/doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hiệu quả của hoạt động marketing của doanh nghiệp, từ đó thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

Trong những năm đầu khi mới thành lập, việc sản xuất và kinh doanh Thép của Tổng công ty đặt dưới sự chỉ đạo của Nhà nước. Năng lực sản xuất Thép khi đó mới chỉ ở mức thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, do vậy mục tiêu hàng đầu khi đó là nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, vấn đề cạnh tranh khi đó không phải là vấn đề đáng lưu ý.

Trong những năm gần đây, hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất Thép trong nước với quy mô vừa và nhỏ ra đời, thêm vào đó là thép nhập khẩu với chất lượng và giá cả cạnh tranh đã đặt Tổng công ty trước những thách thức lớn. Hoạt động marketing nghiên cứu tìm hiểu thị trường bước đầu được coi trọng, tuy vậy chi phí cho hoạt động này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư. Tuy vậy, quy mô vốn đầu tư của Tổng công ty cho lĩnh vực này ngày càng tăng, thể hiện sự quan tâm và coi trọng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tỷ lệ chi phí cho hoạt động marketing của Tổng công ty Thép Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2008 được thể hiện ở bảng sau

Bảng 17: Tỷ lệ chi phí cho hoạt động marketing/doanh thu- Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)

St t

Năm Chỉ tiêu

ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008

1 Doanh thu Tỷ.đ 13.908,1 13.662,6 24.281 37.393,2 55.367 2 Chi phí cho

MKT

Tỷ.đ 64,61 50,1 79,6 82,5 85,67

3 Tỷ lệ chi phí MKT/doanh

% 0,46 0,37 0,33 0,22 0,15

(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam) Như vậy, tỷ lệ chi phí marketing trên doanh thu của Tổng công ty vẫn còn ở mức thấp nhưng tuơng đối ổn định. Riêng năm 2008, chi phí marketing không tăng nhiều so với các năm còn lại trong khi doanh thu lại ở mức cao nên tỷ lệ này giảm đi.

Nhìn chung tỷ lệ chi phí marketing/doanh thu của Tổng công ty dao động ở mức 0,2- 0,4%, để có thể duy trì, mở rộng thị phần và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh thì Tổng công ty Thép Việt Nam cần phải đầu tư nguồn vốn lớn hơn nữa cho hoạt động marketing, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO, đây là vấn đề mà Tổng công ty cần dành nhiều sự quan tâm hơn nữa.

*Thị phần

Thị phần là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thể hiện mức độ chiếm lĩnh thị trường sản phẩm của công ty so với thị trường sản phẩm cùng loại, so với đối thủ cạnh tranh và so với đoạn thị trường mà doanh nghiệp đang phục vụ. Một sản phẩm của doanh nghiệp chiếm thị phần càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

Với đặc thù của ngành Thép là vốn đầu tư ban đầu cho máy móc thiết bị lớn, chu kỳ sản xuất kéo dài, vòng quay vốn chậm, lợi nhuận thấp và thu hồi vốn lâu, đòi hỏi tổ chức chuyên môn hóa hợp tác hóa cao. Tổng công ty Thép nói riêng và các công ty trong ngành Thép nói chung đều gặp phải rất nhiều khó khăn để khẳng định vị trí của mình trên thị trường cũng như bảo vệ và phát huy vị trí đó. Thêm vào đó, ngành Thép lại không đáp ứng đủ hết nhu cầu trong nước, một số sản phẩm thép như thép chất lượng cao, thép chuyên dụng còn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thép nhậu lậu Trung Quốc tràn vào nước ta ngày càng nhiều, cùng với thép nhập khẩu từ các nước trên thế giới khiến cho thị phần thép trong nước ngày càng bị thu hẹp. Trước đây, Tổng công ty Thép Việt Nam chiếm đến 42% thị phần thép xây dựng trong nước, nhưng tính đến cuối năm 2008, thị phần thép xây dựng của Tổng công ty Thép Việt Nam thu hẹp còn khoảng 40%.

Biểu đồ 8: Thị phần thép xây dựng- Tổng công ty Thép Việt Nam

42%VSC

Ngoài VSC 29%

LD với VSC 29%

Năm 2004

41%VSC

Ngoài VSC 38%

LD với VSC 21%

Năm 2005

40%VSC

Ngoài VSC 39%

LD với VSC 21%

Năm 2006

VSC 40%

Ngoài VSC 41%

LD với VSC 19%

Năm 2007

40%VSC

Ngoài VSC 44%

LD với VSC 16%

Năm 2008

Có thể thấy, thị phần thép xây dựng của Tổng công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành thép khác là khá cao (trên 40%) tuy nhiên lại có xu hướng đang bị thu hẹp, nguyên nhân chính là do sự tham gia của hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất thép vừa và nhỏ thời gian qua đã đặt Tổng công ty trước một thách thức rất lớn. Đó là phải làm sao để duy trì được thị phần trên thị trường thép, giữ vững và khẳng định vị thế của Tổng công ty. Thời gian qua, Tổng công ty Thép đã đầu tư lượng vốn lớn

nhằm nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh. Trong thời gian tới, những thành quả của công tác đầu tư sẽ phát huy tác dụng, chắc chắn rằng thị phần của Tổng công ty sẽ được duy trì và ngày càng lớn mạnh hơn.

*Giá bán các sản phẩm chủ yếu

Giá bán là một trong những công cụ cạnh tranh cơ bản và hữu hiệu của các doanh nghiệp, việc xác định giá bán sản phẩm gồm 3 nội dung cơ bản:

+ Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định giá.

+ Xác định mức giá chào mua, chào bán, chiết khấu, khung giá, giá giới hạn.

+ Các quyết định thay đổi giá: quyết định điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi.

Với Tổng công ty Thép Việt Nam cũng vậy, nhờ vào việc tăng cường đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị, đầu tư vào nghiên cứu thị trường sản phẩm đầu ra và đầu vào nên các chi phí từ quá trình sản xuất đến khâu tiêu thụ của Tổng công ty đã giảm đáng kể, góp phần quan trọng làm hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm của công ty trên thị trường.Chính sách giá của Tổng công ty rất linh hoạt, có thể thanh toán ngay, hoặc trả chậm có bảo lãnh ngân hàng, đặc biệt có áp dụng mức giá ưu tiên cho các công trình.

Giá các sản phẩm thép của Tổng công ty ở mức trung bình so với các sản phẩm thép khác trên thị trường, trong tương lai với sự đầu tư vào máy móc trang thiết bị chắc chắn giá thành của các sản phẩm sẽ giảm hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tuy vậy nạn thép lậu giá rẻ gây ảnh hưởng lớn đến chính sách giá của Tổng công ty, vì không thể giữ mức giá cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh, sản phẩm không thể tiêu thụ được, nhưng nếu đưa ra mức giá quá thấp sẽ gây thua lỗ, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Do đó Tổng công ty đã phải nghiên cứu và đưa ra mức giá phù hợp, đồng thời kiến nghị với Nhà nước nhằm ngăn chặn nạn thép nhập lậu gây mất uy tín, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép trong nước nói chung cũng như Tổng công ty Thép nói riêng.

Trong năm vừa qua, tình hình thị trường thép có nhiều biến động phức tạp, giá thép có lúc lên rất cao, Tổng công ty Thép Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá thép. Tổng công ty đã đưa ra những kiến nghị và biện pháp hiệu quả, đồng thời đã có những chính sách giá hợp lý. Chính vì vậy, trong những tháng cuối năm, thị trường thép đã dần đi vào ổn định. Trong thời gian tới, cùng với sự hoàn thành của hàng loạt các dự án lớn đang được triển khai, hoạt động sản xuất thép của Tổng công ty sẽ ngày càng chủ động hơn, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nguyên vật liệu và cùng với đó là hàng loạt các dây chuyền công nghệ hiện đại được sử dụng sẽ là nhân tố làm giảm giá thép, từ đó nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh về giá của Tổng công ty trên thị trường.

*Hệ thống phân phối sản phẩm và chính sách bán hàng

Chính sách bán hàng là một trong những công cụ cạnh tranh tích cực, bởi vì một doanh nghiệp muốn phát triển thị phần sản phẩm ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm hay chủng loại sản phẩm phong phú thì chất lượng dịch vụ cho khách hàng là một yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quyết định của khách hàng. Với cùng một mức giá cả, cùng một chất lượng sản phẩm tương đương nhau, doanh nghiệp nào có chất lượng dịch vụ tốt hơn thì doanh nghiệp đó sẽ tiêu thụ được sản phẩm. Nhận thức được điều này, Tổng công ty Thép Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước với chính sách bán hàng mềm dẻo, linh hoạt đã tạo được niềm tin cho khách hàng. Tổng công ty chủ trương ưu tiên cung ứng các chủng loại sắt thép cho các công trình trọng điểm, qua các nhà phân phối cung ứng thép đến tận công trình. Đặc biệt, Tổng công ty còn chú trọng tăng dần tỷ lệ bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhờ vậy mà sản phẩm của Tổng công ty được tin tưởng và tiêu thụ trên khắp cả nước, đặc biệt được các nhà thầu tin dùng và sử dụng trong các công trình trọng điểm như: Cao ốc Pasteur (TP Hồ Chí Minh) chủ đầu tư là công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, Đại lộ Đông Tây/Hầm Thủ Thiêm, Khu Đô Thị Phú Mĩ Hưng, Đường bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Container Trung Tâm Sài Gòn, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, (Dung Quất, Quảng Ngãi) chủ đầu tư VINASHIN, nhà máy nhiệt điện Ô Môn (TP Cần Thơ)…

Hiếm có công ty nào có một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, với hơn 200 nhà phân phối trong nước như Tổng công ty Thép Việt Nam. Với hệ thống đại lý và cửa hàng bán buôn bán lẻ trên toàn lãnh thổ Việt Nam và cả một số nước lân cận, Tổng công ty Thép Việt Nam đã xây dựng và khẳng định được thương hiệu vững chắc của mỡnh. Cú thể thấy rừ hệ thống tiờu thụ thộp của Tổng cụng ty qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 9: Hệ thống phân phối sản phẩm - Tổng công ty Thép Việt Nam

*Đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam

Thời gian qua, cùng với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng, tiềm lực tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam cũng ngày càng vững mạnh. Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng trên 2.700 tỷ đồng với tổng tài sản tại Công ty mẹ là 10.660 tỷ đồng. Trong đó:Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty con trên : 988 tỷ đồng, ước tổng tài sản là 4.500 tỷ đồng; Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty liên kết (bao gồm các Công ty liên doanh, Công ty cổ phần) là gần 1.000 tỷ đồng, ước tổng tài sản gần 20.000 tỷ đồng. Có thể nói tiềm lực tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam là lớn nhất trong số các doanh nghiệp ngành Thép hiện nay.

Năng lực sản xuất của Tổng công ty cũng đạt ở mức cao so với các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực, ở mức trung bình so với thế giới: Năng lực luyện phôi thép bình quân đạt gần 1.500.000 T/năm. Trong đó luyện từ quặng là 300.000 T/năm. Năng lực sản xuất thép cán và sản phẩm sau cán bình quân đạt trên 2,5 triệu T/năm. Sản lượng tiờu thụ bỡnh quõn gần 3 triệu T/năm. Cú thể thấy rừ sự tương quan so sánh giữa năng lực sản xuất thép của Tổng công ty với các doanh nghiệp thép khác và so với nhu cầu thực tế trong nước qua bảng sau:

Bảng 18:Năng lực sản xuất phôi của một số doanh nghiệp ngành thép (Đơn vị: Triệu tấn)

Stt Năm

Công ty

2007 2010

1 Thép Thép Việt 0,5 1,0

2 Thép Vạn Lợi 0,3 0,5

3 Thép Hòa Phát 0,3 0,5

4 Tổng công ty Thép Việt Nam 0,9 2,0

5 Tổng năng lực sản xuất 2,0 4,0

6 Tổng nhu cầu thị trường 4,5 6,0

(Nguồn: website http://www.vntrades.com) Như vậy có thể thấy năng lực sản xuất phôi thép của Tổng công ty lớn nhất trong số các doanh nghiệp cùng ngành khác. Trong tương lai, khi những dự án hiện

đang được triển khai đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, chắc chắn năng lực sản xuất của Tổng công ty sẽ còn tăng hơn nữa.

Mặt khác, với trình độ công nghệ ngày càng được nâng cao, cùng với hàng loạt các dự án đầu tư đã và đang được triển khai, Tổng công ty đã trang bị cho mình một cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại và đồng bộ. Hiện nay, nhà máy thép Phú Mỹ là nhà máy được đầu tư theo công nghệ hiện đại nhất của Ý và đưa vào hoạt động năm 2005 có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, công suất năm 500.000 tấn phôi và 400.000 tấn thép cán. Một cảng công suất bốc dỡ 100.000tấn/năm nhằm tiến tới tự cung phôi thép và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Cùng với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại khác như: Dàn cán DANIELI theo công nghệ mới của Ý, Dây chuyền đúc phôi liên tục theo công nghệ tiên tiến nhất, cảng chuyên dùng công suất bốc dỡ 1 triệu tấn/năm, hệ thống điều khiển tự động, sàn nguội, dàn cán, lò nung phôi, lò luyện thép… So với các doanh nghiệp thép trong nước, có thể nói là vượt trội cả về quy mô và mức độ hiện đại.

Về thương hiệu và uy tín của Tổng công ty trên thị trường, có thể nói, các thương hiệu thép của Tổng công ty Thép Việt Nam từ lâu đã được biết đến và tin cậy như một thương hiệu uy tín hàng đầu. Có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin về Tổng công ty Thép Việt Nam và các sản phẩm của Tổng công ty trên các phương tiện thụng tin như Internet, bỏo, tin tức truyền thụng....Rừ ràng, để cú được sự tin cậy và danh tiếng như vậy, là cả quá trình phát triển và khẳng định lâu dài. Tổng công ty Thép Việt Nam còn được các doanh nghiệp thép nước ngoài tin tưởng và kí hợp đồng hợp tác trong rất nhiều dự án lớn như tập đoàn Nippon Steel, Posco,Kawasaki của Nhật Bản, Tata của Ấn Độ, Nasteel của Singapore... Tổng công ty cũng thường xuyên cử cán bộ sang các công ty nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc và công nghệ sản xuất tiên tiến.

Là doanh nghiệp được thành lập cùng với sự ra đời của ngành Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam luôn giữ vững vai trò là doanh nghiệp dẫn đầu ngành thép, có nhiệm vụ bình ổn thị trường Thép trong nước. Không những thế, Tổng công ty không ngừng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng Cty Thép VN giai đoạn (2004- 2008)- Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w