1.Khái quát về hoạt động đầu tư của Tổng công ty Thép Việt Nam (giai đoạn 2004- 2008)
1.1.Vốn –Nguồn vốn 1.1.1. Quy mô vốn đầu tư
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt động đầu tư nói riêng, các doanh nghiệp phải có vốn. Vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng
trong công cuộc đầu tư. Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh;
khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh cũng như đầu tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
Tình hình kinh tế chung của thế giới cũng như của khu vực và thực trạng cạnh tranh của công ty buộc Tổng công ty Thép Việt Nam phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh. Có thể nói rằng trong 5 năm trở lại đây tình hình đầu tư của Tổng công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong 2 năm 2004 và 2008, Tổng công ty đã triển khai hàng loạt những dự án lớn, đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ.
Phõn tớch bảng số liệu sau ta sẽ thấy rừ điều đú
Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam (giai đoạn 2004- 2008)
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam) Tổng số vốn thực hiện của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn từ 2004 đến 2008 là 4.738,604 tỷ đồng. Nhìn vào bảng có thể thấy hàng năm, công ty luôn chú trọng đầu tư một lượng vốn lớn cho công tác đầu tư phát triển, tuy nhiên, khối lượng vốn không đồng đều qua các năm, phụ thuộc vào số dự án được thực hiện trong năm.
Vốn đầu tư cao nhất là năm 2004 với số vốn là 2.137,575 tỷ đồng do trong năm 2004, STT Chỉ tiêu
Năm
Tổng VĐT thực hiện (tỷ
đồng)
Giá trị gia tăng (tỷ đồng)
Tốc độ tăng định gốc
(%)
Tốc độ tăng liên hoàn
(%)
1 2004 2.137,572 - 100 -
2 2005 788,770 -1.348,802 -63,1% -63,1%
3 2006 328,072 -460,698 -84,65% -58,41%
4 2007 355,33 +27,258 -83,38% +8,31%
5 2008 1.128,86 +773,53 -47,2% +217,7%
6 Tổng số 4738,604 - - -
Tổng công ty đã triển khai thực hiện hàng loạt các dự án quan trọng, trong đó có 36 dự án chuyển tiếp và 17 dự án khởi công mới; sau đó là năm 2008 với số vốn đầu tư lên tới 1.128,86 tỷ đồng, tăng 217,7% so với năm 2007, tổng số dự án thực hiện đầu tư trong năm : 51 dự án trong đó có 06 dự án nhóm A, 07 dự án nhóm B và 38 dự án nhóm C. Thấp nhất là năm 2006, giảm 58,61% so với năm 2005 do số dự án thực hiện đầu tư trong năm là 40 dự án trong đó có 3 dự án nhóm A, 3 dự án nhóm B và 36 dự án nhóm C. Có thể nói Tổng công ty đã có sự quan tâm, đầu tư thích đáng để nâng cao năng lực sản xuất, tuy nhiên trong thời gian tới, Tổng công ty cần phải có chiến lược đầu tư và tăng cường đầu tư hơn nữa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư
Nguồn vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam gồm các nguồn sau: Nguồn vốn tự có của công ty, nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triền của nhà nước, vốn tín dụng thương mại và nguồn khác.Hiện nay, tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng trên 2.700 tỷ đồng với tổng tài sản tại Công ty mẹ là 10.660 tỷ đồng.
Trong đó:
- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty con trên: 988 tỷ đồng, ước tổng tài sản là 4.500 tỷ đồng.
- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty liên kết (bao gồm các Công ty liên doanh, Công ty cổ phần) là gần 1.000 tỷ đồng, ước tổng tài sản gần 20.000 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn của Tổng công ty theo nguồn hình thành giai đoạn 2004- 2008 được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành giai đoạn (2004- 2008) (Đơn vị: Tỷ đồng)
Stt Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007 2008
1 Tổng vốn đầu tư thực hiện
2.137,572 788,770 328,072 355,33 1.128,86
2 Vốn ngân sách 14,914 8,480 7,67 6,69 5
3 Vay TM 1.128,237 450,502 162,4 141,48 98
4 Vay NHPT 801,881 329,788 63,98 94,46 699,17
5 KHCB 41,494 52,6 73,26 105,86
6 Khác 151,046 41,42 89,66 220
(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam) Theo bảng số liệu trên, có thể thấy trong tổng nguồn vốn đầu tư có sự thay đổi trong cơ cấu các nguồn vốn theo từng năm, trong đó nguồn vốn vay tín dụng đầu tư phát triển và nguồn vốn vay thương mại có quy mô lớn nhất, vốn từ khấu hao cơ bản có quy mô ngày càng tăng, còn vốn ngân sách nhà nước ngày càng có xu hướng ít đi, điều này thể hiện rừ nhất trong bảng tớnh toỏn tỷ trọng cỏc nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2004- 2008 sau đây
Bảng 5: Tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004-2008)
(Đơn vị:%) Stt Chỉ tiêu
Năm
2004 2005 2006 2007 2008
1 Vốn NSNN 0,07 1,12 2,34 1,88 0,44
2 Vay TM 52,78 57,11 49,5 39,82 8,68
3 Vay NHPT 37,51 41,81 19,5 26,58 61,94
4 KHCB 1,94 16,03 20,62 9,38
5 Khác 7,7 12,62 25,23 19,49
6 Tổng VĐT 100 100 100 100 100
(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam) Từ 2 bảng số liệu trên đây, có thể thấy, nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty còn thiên về vốn vay nhiều hơn. Dù nguồn vốn ngân sách đã có xu hướng ngày càng giảm thể hiện tính tự chủ, độc lập của Tổng công ty, nhưng tỷ trọng và quy mô vốn vay đặc biệt là vay tín dụng phát triển lại có xu hướng ngày càng tăng. Điều này sẽ rất bất lợi cho Tổng công ty trong tình hình thị trường biến động, nhất là ảnh hưởng của lãi suất sẽ tác động lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Khi Chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng như năm vừa qua, lãi suất cho vay tăng cao, nếu quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay, dù là vay tín dụng ưu đãi, hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư sẽ giảm đi rất
nhiều, mặt khác sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Chi phí vốn quá cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm tăng giá bán, giảm sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Vì vậy trong thời gian tới, Tổng công ty cần có những chính sách nhằm tăng cường tính chủ động về vốn, phát huy nội lực là chính.
Nguồn vốn của Tổng công ty gồm 5 nguồn chính:
*Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Qua 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy nguồn vốn ngân sách có xu hướng giảm cả về mặt giá trị từ 14,914 tỷ đồng năm 2004 đến năm 2008 là 5 tỷ đồng; và giảm cả về tỷ trọng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy mức độ phụ thuộc về nguồn vốn nhà nước đã giảm đi rất nhiều, thêm vào đó, công ty đã dần khẳng định vị trí và sự tự lập về nguồn vốn nên nguồn vốn NSNN ngày càng giảm về tỷ trọng. Nguồn vốn NSNN chiếm từ 2,34% năm 2006 đến năm 2008 chỉ còn chiếm 0,44%, dự kiến trong thời gian tới nguồn vốn này còn tiếp tục giảm một mặt do nhà nước giảm dần việc cấp ngân sách cho hoạt động của các doanh nghiệp nhằm nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong thời đại mới.
*Nguồn vốn vay thương mại: Có thể thấy rằng nguồn vốn vay thương mại mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty nhưng đã có xu hướng giảm cả về mặt giá trị cũng như tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty. Nếu như năm 2004, nguồn vốn vay thương mại lên đến 1.128,237 tỷ đồng chiếm 52,78% tổng nguồn vốn, thì đến năm 2008 nguồn vốn này là 98 tỷ đồng chiếm 8,68% tổng nguồn vốn. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thấy Tổng công ty đã có tầm nhìn chiến lược, bởi nguồn vốn vay thương mại có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nếu nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn cho thấy công ty phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, do vậy chi phí vốn cao sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư. Trong thời gian qua, tuy vẫn huy động lượng vốn lớn từ nguồn vốn vay thương mại nhưng công ty đã chú trọng điều chỉnh và có chiến lược huy động vốn phù hợp để làm giảm tỷ trọng và giá trị của nguồn vốn này trong tổng mức đầu tư.
*Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển: Nguồn vốn này ngày càng tăng lên cả về tỷ trọng và giá trị, nó có vai trò rất quan trọng. Khi sử dụng nguồn vốn này các
doanh nghiệp phải chú trọng hơn về việc sử dụng vốn đầu tư của mình, đầu tư vào đâu để có lợi và khả năng trả nợ cho tổ chức tín dụng. Nguồn vốn tín dụng của Tổng công ty Thép Việt Nam có xu hướng tăng dần về mặt tỷ trọng và nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty. Cụ thể năm 2004 nguồn vốn tín dụng có giá trị lớn nhất 801,881 tỷ đồng, năm 2006 nguồn vốn tín dụng có giá trị thấp nhất: 63,98 tỷ đồng. Năm 2008, nguồn vốn tín dụng có tỷ trọng lớn nhất trong các năm, chiếm 61,94% tổng nguồn vốn. Tổng công ty cần chú trọng đến khả năng trả nợ, tránh tình trạng nợ nần các tổ chức tín dụng quá nhiều.
* Nguồn vốn KHCB: Nguồn vốn này cho thấy khả năng chủ động về tài chính của Tổng công ty, qua 2 bảng số liệu có thể thấy, giá trị của nguồn vốn này có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng vẫn chưa nhiều, có năm nguồn vốn từ KHCB chiếm tỷ trọng khá lớn: 2007- chiếm 20,62% tổng nguồn vốn, nhăng có năm lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ: 2004- chiếm 1,94% . Điều đó cho thấy Tổng công ty chưa thực sự phát huy được tối đa khả năng huy động từ nguồn vốn này. Trong thời gian tới, Tổng công ty cần có những giải pháp và kế hoạch phù hợp để có thể tận dụng và phát huy tối đa ưu điểm của nguồn vốn này.
*Nguồn vốn khác: nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn trích từ các quỹ bổ sung của doanh nghiệp. Qua 2 bảng số liệu trên ta cũng thấy nguồn vốn này trong Tổng công ty có xu hướng tăng dần cả về giá trị và tỷ trọng thể hiện khả năng huy động vốn của công ty là tương đối cao. Nguồn vốn khác tăng dần từ năm 2004 chỉ chiếm 7,7% đến năm 2008 chiếm 19,49% trong tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn này được huy động cao nhất là năm 2008 với giá trị là 220 tỷ đồng do nhu cầu của dự án.
Ta có thể biểu diễn cơ cấu của nguồn vốn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2004- 2008
Năm 2004 Năm 2005
Năm 2006 Năm 2007
0%
9%
62%
9%
20%
vốn NSNN Vốn TM Vốn NHPT KHCB Khác
Năm 2008
1.2.Vốn đầu tư theo dự án
Trong giai đoạn 2004- 2008 Tổng công ty Thép Việt Nam đã triển khai một loạt các dự án lớn quan trọng nhằm nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các nhà máy, đơn vị trực thuộc Tổng công ty. Cụ thể, trong thời kỳ 2004- 2008, Tổng công ty đã đầu tư các dự án sau:
Bảng 6: Số dự án tiến hành đầu tư thời kỳ 2004- 2008
2004 2005 2006 2007 2008
Số DA nhóm A
8 4 3 5 6
Số DA nhóm B
6 4 3 1 7
Số DA nhóm C
42 54 34 40 38
Tổng số DA 56 62 40 46 51
(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam) Có thể kể đến một số dự án quan trọng như: Dự án đầu tư nhà máy sản xuất phôi thép và khai thác quặng sắt tại Lào cai, dự án mỏ sắt Thạch Khê, dự án liên doanh tấm cán nóng ESSAR- Việt Nam 2 triệu tấn/năm, dự án nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh, Dự án mỏ Quý Xa và nhà máy Gang thép Lào Cai.... là những dự án lớn nhằm nâng cao năng lực sản xuất và quy mô sản xuất của các nhà máy, cũng như nâng cao khả năng cung ứng và hiện đại hóa nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong phần phụ lục 1 là một số dự án tiêu biểu mà Tổng công ty đã tiến hành đầu tư trong giai đoạn 2004- 2008 vừa qua.
Có thể thấy, trong thời gian qua, các dự án lớn của Tổng công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất.
Một số dự án mới được triển khai như Dự án liên doanh khai thác mỏ sắt Quý Sa và nhà máy gang thép Lào cai với tổng vốn đầu tư lên tới 2.800 tỷ đồng, khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nguồn cung nguyên vật liệu dồi dào cho ngành sản xuất thép. Bên cạnh đó, dự án xây dựng nhà máy Thép cán nguội và nhà máy thép cán tấm nóng tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ (tổng vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng) cũng là những dự án lớn, quan trọng, nâng cao đáng kể năng lực sản xuất của Tổng công ty. Ngoài ra là hàng loạt các dự án vừa và nhỏ mua sắm các dây chuyền công nghệ hiện đại, các dự án cải tạo nhà xưởng, phương tiện như dự án mua máy tiện trục cán NM thép Thái Nguyên trị giá 2,47 tỷ đồng, hay hệ thống đúc 4 dòng nhà máy luyện thép vốn đầu tư 48,936 tỷ đồng, dự án xây dựng kho sản phẩm thép thanh trị giá 9,56 tỷ đồng…Nhìn chung các dự án của Tổng công ty đều chú trọng nhằm mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất thép, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cung ứng thép, nhờ vậy ngày càng khẳng định vị thế và nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường.Tình hình thực hiện vốn đầu tư cho các dự án giai đoạn 2004- 2008 như sau:
Bảng 7: Báo cáo thực hiện vốn đầu tư – Tcty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)
(Đơn vị: Triệu đồng, %)
(Nguồn: Báo cáo giám sát đánh giá tình hình thực hiện đầu tư thời kỳ 2004- 2008- Tcty Thép Việt Nam)
Dựa vào số liệu thống kê trong bảng, có thể nói tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty ngày càng hợp lý, số vốn thực hiện so với kế hoạch có tỷ trọng ngày càng tăng, hoạt động đầu tư được đẩy nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nếu như năm 2004, số vốn thực hiện so với kế hoạch chỉ là 67% thì đến năm 2008, số vốn thực hiện trên kế hoạch đạt 87%, cho thấy Tổng công ty đã từng bước nâng cao khả năng sử dụng vốn và triển khai các hoạt động đầu tư có hiệu quả hơn. Năm 2004, giá trị công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là 123.513, thì đến năm 2008, giá trị công trình hoàn thành đưa vào sử dụng lên đến 4.505.502 triệu đồng, nâng cao đáng kể năng lực sản xuất của Tổng công ty. Trong tương lai, với sự mở rộng quy mô sản xuất, Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến tiến hành một số dự án quan trọng với
Stt Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007 2008
1 Kế hoạch 3.190.405 981.427 735.200 479.340 1.297.540 2 Thực hiện 2.137.572 788.770 328.072 355.330 1.128.860 3 % hoàn thành
kế hoạch (%)
67 80 44,62 74 87
4 % so với cùng kỳ năm trước
(%)
41 37 44,11 108,3 317,7
5 Giá trị công trình khởi công
mới (tỷ đồng)
297.997 35.562 39.116 12.720.070 11.520.117
6 Giá trị công trình hoàn thành (tỷ đồng)
123.513 304.911 288.956 3.607.820 4.505.502
tổng số vốn lớn, hy vọng ban lãnh đạo Tổng công ty tiếp tục giữ vững và nâng cao hơn nữa khả năng huy động và sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
1.3.Vốn đầu tư theo các lĩnh vực
Mục tiêu của Tổng công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng. Các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty gồm có: Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng luyện kim và sản phẩm thép sau cán; Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung cho công nghiệp sản xuất thép; Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và nguyên nhiên liệu luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu, mỡ, ga và các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí và các ngành công nghiệp khác; Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sản xuất thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề cho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại; Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và bất động sản khác;Kinh doanh khí ôxy, nitơ, argon (kể cả dạng lỏng); cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị dẫn khí; Kinh doanh tài chính; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành; Xuất khẩu lao động... Do vậy hoạt động đầu tư chủ yếu là vào máy móc thiết bị, xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Ngoài ra công ty còn sử dụng vốn đầu tư cho các lĩnh vực : đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing, đầu tư cho hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và các hoạt động đầu tư khác. Cơ cấu nguồn vốn theo các lĩnh vực của Tổng công ty trong giai đoạn 2004- 2008 được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 8:Các khoản mục chi phí đầu tư thời kỳ 2004-2008
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Stt Năm 2004 2005 2006 2007 2008