Luận văn : Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn
Trang 1Lời Mở Đầu
Hoà nhập vào xu thế hội nhập trong khu vực và thế giới, nền kinh tế của nước
ta ngày càng phát triển Việc mở cửa thị trường làm cho áp lực cạnh tranh với tất cảcác mặt hàng trong nước ngày càng trở lên ngay gắt Hoạt động xây lắp vốn đượccoi là hoạt động được hỗ trợ nhiều từ phía nhà nước nay cũng đang phải đối mặt vớimột thực tế chung đó là: Các công ty sẽ phải tự chủ trong các hoạt động kinh doanhcủa mình, phải đối phó với nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi mà nước ta
đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới Đất nước phát triển, giá trị xây dựng cũngtăng lên theo nhu cầu Vậy làm thế nào để có thể giữ vững và phát triển đựơc thịphần là điều mà nhiều công ty quan tâm Em cũng rất may mắn vì có cơ hội thực tập
ở công ty xây dựng có tên là: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoáchất nên em có cơ hội để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty cũng như
có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn về tình hình hoạt động Xây lắp hiện nay ở Việt Nam.Làmột công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực Xây lắp và đựơc TCT Xây dựngCông nghiệpViệt Nam đánh giá khá tốt Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu bức thiếthiện nay là làm thế nào để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Công ty nên
em đã mạnh dạn viết đề tài: “Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây lắp hoá chất (CCIC)”
Bố cục của đề tài gồm 3 phần chính:
Chương I: Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành, phát triển của công
ty và thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty.
Chương II: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Chương III: Định hướng và một số kiến nghị, giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các chú, chị Hồng trong phòng cơ điện
đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này Đặc biệt, em xin chân thành cảm
ơn Th.S Trần Mai Hoa đã tận tình chỉ bảo giúp em hoàn thiện chuyên đề thực tậpnày Do kiến thức của em con hạn chế nên trong bài viết này chắc chắn không tránhkhỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả các thầy côtrong bộ môn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 2Chương 1.Giới thiệu khái quát về công ty và thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty.
I.Giới thiệu khái quát về công ty
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây lắp hoá chất (CCIC) là doanhnghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, chủ sở hữu là nhà nước thuộc tổng công
ty xây dựng công nghiệp Việt Nam Công ty là tổ chức kinh tế có tư cách phápnhân đầy đủ, hạch toán độc lập, có các quyền và nghĩa vụ theo luật định, chịu tráchnhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn cho công ty quản lý,
có con dấu riêng, có tài sản riêng và các quỹ tập trung, được mở tài khoản nội,ngoại tệ tại các ngân hàng và các kho bạc nhà nước theo luật định, hoạt động trongphạm vi lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài
Công ty được thành lập năm 1969, từ tháng 5/1981 công ty mang tên XÍNGHIỆP LIÊN HỢP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT trực thuộc bộ côngnghiệp Năm 1996, công ty đã gia nhập và trở thành thành viên của tổng công tyhoá chất Việt Nam, theo quyết định số 1352/QĐ-TCCB ngày 11/6/1996 của bộtrưởng bộ công nghiệp, đơn vị đổi tên thành CÔNG TY XÂY LẮP HOÁ CHẤT, từnăm 1998 trở thành thành viên của Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam
Từ tháng 7/2005 theo quyết định số 30/2005/QĐ-BCN ngày 25/7/2005 của bộtrưởng bộ công nghiệp, công ty xây lắp hoá chất, doanh nghiệp thành viên hạchtoán độc lập thuộc Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam chuyển thànhCÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT,hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty do Hội đồng quản trị tổngcông ty xây dựng công nghiệp Việt Nam phê duyệt
Trong 35 năm qua, công ty đã nhận thầu và tham gia xây lắp nhiều côngtrình công nghiệp, công cộng và dân dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có quy
mô lớn, yêu cầu kĩ thuật phức tạp, như nhà máy Supe phôt phát và hoá chất LâmThao, nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc, nhà máy tuyển quặng Apatít Lào
Trang 3Cai, nhà máy xi măng Tam Điệp, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, tham gia chế tạo vàlắp dựng hệ thống tuyến đường dây tải điện cao áp 500KV, tuyến vi ba quốc gia,các công sở, giảng đường đại học, khách sạn …
Đặc biệt trong những năm gần đây công ty đã tham gia xây dựng nhiều dự án
có vốn đầu tư nước ngoài như: Khu công nghiệp NOMURA Hải Phòng ,nhà máy cơkhí nặng HANVICO nhà máy thép VINAUSTEEL Hải Phòng, nhà máy ti vi màuLG-SEL, nhà máy TOYOTA, nhà máy cao su INOUE Vĩnh Phú, nhà máy PVCĐông Nai, dự án nâng cấp cơ sở vật chất trường học _Khu vực các tình miền núiphía Bắc, nhà máy đạm Phú Mỹ….Công ty cũng mở rộng hợp tác với các công tyxây dựng quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Italia…mởrộng liên doanh liên kết với nhiều tổng công ty trong các ngành, các viện các trườngđại học và các tổ chức tư vấn phục vụ cho trương trình phát triển doanh nghiệp Quá trình phát triển của CCIC gắn liền với sự đổi mới không ngừng về lựclượng công nghệ kĩ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý Hiện nay, CCIC với hơn
1300 cán bộ công nhân viên, trong đó có hơn 220 kĩ sư, chuyên gia giàu kinhnghiệm thuộc các nghành xây dựng, cơ khí, địên, điện lạnh, cấp thoát nước, thônggió, kiểm định, đo lường ….và trên 1000 thợ lành nghề xây dựng và lắp ráp thiết bịcông nghệ, hàn gió cao áp CCIC đặc biệt thành thạo trong các công việc thuộc cácnghành xây lắp công nghiệp hoá chất như: Thiết bị siêu trường, siêu trọng, chịu áplực cao, công tác hàn cao áp, hàn nhựa, kim loại màu, các hệ thống chống ăn mònhoá chất, lắp đặt hệ thống điện, tự động hoá và thông tin tín hiệu Đặc biệt, CCICxây dựng và hoàn thiện các loại tháp có kết cấu bê tông vỏ mỏng bằng công nghệcôp pha trượt, bê tông dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng và các công trình xây dựngdân dụng cao tầng có yêu cầu kĩ thuật phức tạp
Trong những năm gần đây, để phấn đấu trở thành nhà tổng thầu, CCIC đã đầu
tư chiều sâu nhiều thiết bị chuyên dùng như cẩu bánh xích 250 tấn, hệ thống côppha trượt, hệ thống kéo căng dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng, đầu tư chất xám,đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với cơ chế thị trường CCIC cũng đang từng bước
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 Bên cạnh đó,
Trang 4CCIC còn có đội ngũ cán bộ kỹ sư tham gia làm giám đốc dự án để quản lý và điềuhành các dự án lớn của tổng công ty
Là một tổ chức kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thiết kế xây lắp côngtrình, CCIC mong muốn không ngừng mở rộng hợp tác và đáp ứng mọi nhu cầu của kháchhàng trong ngoài nước với các sản phẩm xây dựng có chất lượng cao, chi phí hợp lý vàđảm bảo tiến độ
2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trang 5
CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT - CCIC
CHỦ TỊCH CÔNG TY
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Phòng Tài chính
Kế toán
Ban Đầu tư Nhà đất
Phòng
Kế hoạch Thị trường
Phòng Dự án
Phòng Quản lý công trình
Phòng Cơ Điện
Phòng
Tư vấn Thiết kế
CN C.ty TNHH MTV XLHC H36 HCHC HCcchh hhtt
CN C.ty TNHH MTV XLHC H76 HCHC HCcchh hhtt
CN Lắp máy C.ty TNHH MTV XLHC
CN C.ty TNHH MTV XLHC XD&
Nội thất
CN
Hà Bắc C.ty TNHH MTV XLHC
CN miền Nam C.ty TNHH MTV XLHC
Các Ban điều hành dự án
Các đội trực thuộc công ty
Công trình Xây dựng
Công trình Xây dựng
Công trình Xây dựng
Công trình Xây dựng
Công trình Xây dựng
Công trình Xây dựng
Công trình Xây dựng
Công trình Xây dựng
Đại diện chất lượng
Đại diện chất lượng
Đại diện chất lượng
Đại diện chất lượng
Đại diện chất lượng
Đại diện chất lượng
Đại diện chất lượng
Đại diện chất lượng
CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TỔNG CÔNG TY XDCN VIỆT NAM- VINAINCON
Trang 63.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
3.1 Phòng kinh tế lao động(chỉ quản lý lao động trực tiếp ).
*Xây dựng kế hoạch tiền lương theo quý ,năm
Kiểm tra việc thực hiện chi trả tiền lương cho người lao động theo quý ,năm
*Đảm bảo các chế độ cho người lao động :BHXH,BHYT (Tham gia và chi trả theođúng luật)
* Quản lý người lao động: Theo hình thức hồ sơ từ khi người lao động trực tiếp vàocông ty cho đến khi ra khỏi công ty
* Thực hiện công tác an toàn lao động: Xây dựng kế hoạch, theo dõi tổ chức việchọc tập trang bị công tác an toàn lao động trong toàn bộ công ty
* Xây dựng kế hoạch tham gia chỉ đạo việc huấn luyện, đào tạo lại, thi tuyển nângbậc cho công nhân trực tiếp
3.2 Phòng tổ chức hành chính
*Chức năng quản trị :
- Tiếp nhận các thông tin(Công văn giáy tờ, tiếp nhận khách đến làm việc vớicông ty) từ bên ngoài công ty, từ công ty ra bên ngoài
- Điều phối phương tiện đi lại phục vụ công việc chung của công ty
- Lưu giữ quản lý tài liệu
* Quản lý gián tiếp (Nhân viên văn phòng, lãnh đạo ):Tuyển dụng , đào tạo
Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán tài chính, kiểm tra báo cáo quyết toánhàng năm của các đơn vị
Trang 7Đề xuất huy động, điều động, và kinh doanh vốn,việc sử lý vốn, tài sản, công
nợ và tồn tại tài chính của công ty
Chủ trì quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Thanh quyết toán cho các phòng, lập báo cáo, đề xuất xử lý kiểm kê và phốihợp với các phòng có liên quan để giải quyết các tồn tại
……
3.4 Ban đầu tư nhà đất
Quản lý và tham gia đầu tư kinh doanh nhà đất
3.5 Phòng kế hoạch thị trường
Nghiên cứu nhu cầu của thị trường, đó xác định kế hoạch tiếp cận thị trường,xây dựng các kế hoạch hành động cho từng giai đoạn, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.Xây dựng kế hoạch đầu tư vào máy móc thiết bị trong năm, kế hoạch tăngtrưởng Ngoài ra phòng co chức năng thẩm tra về mặt thị trường với các dự án cóyêu cầu liên quan đến thị trường
Thẩm định các dự án liên quan đến xây lắp
Quản lý công tác xây dựng cơ bản: Lập kế hoạch xin vay vốn cho các dự án đãđược phê duyệt, lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm
Đầu mối giao dịch đàm phán với khách hàng nước ngoài và trong nước về hợptác liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài
3.6 Phòng quản lý công trình
* Xây dựng các biện pháp tổ chức, thi công các công trình lớn
* Kiểm soát toàn bộ mặt chất lượng của các công trình
* Thiết kế :Tổ chức thi công
Phối hợp cùng các phòng khác (phòng dự án để tham gia đấu thầu )
3.7 Phòng dự án
Làm hồ sơ để tham gia đấu thầu
Nghiên cứu đề xuất và xây dựng phương hướng, chủ trương về chiến lược pháttriển của công ty
Trang 8Xây dựng các chương trình, dự án tổng thể mang tính định hướng ,tham giatriển khai các dự án khả thi đã được phê duyệt
vụ cho công tác sản xuất
Thẩm định các dự án liên quan đến máy móc thiết bị
Theo dõi khấu hao tài sản, điều chuyển tài sản trong nội bộ các chi nhánh
4 Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh của công ty
4.1.Mục tiêu hoạt động.
Hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đăng kí và pháp luật cho phépnhằm tối đa hoá lợi nhuận; tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người laođộng; tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớnmạnh
4.2 Ngành nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động
4.2.1 Ngành nghề kinh doanh
Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng; xây dựng đường bộ,sân bay, bến cảng; công trình thuỷ lợi hồ chứa nước, đường dây và trạm điện đến220kv
Lắp đặt đồng bộ dây truyền thiết bị công nghệ; hoá chất, xây dựng, xi măng,điện, thuỷ lợi, đo lường và tự động hoá
Sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm, và các sảnphẩm bê tông
Thiết kế công trình công nghiệp và dân dụng đến nhóm B, tư vấn đầu tư vàquản lý dự án
Trang 9Chế tạo thiết bị và các sản phẩm cơ khí, dịch vụ vận tải đường bộ và cho thuêthiết bị thi công.
Kinh doanh thiết bị xuất nhập khẩu vật tư kĩ thuật
Kinh doanh nhà đất, du lịch, khách sạn
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
4.2.2 Phạm vi hoạt động:
Trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài
II.Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty và tính tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty.
1.1 Thực trạng của máy móc thiết bị.
Máy móc thiết bị thi công là tài sản cố đinh có giá trị lớn và đóng vai trò hếtsức quan trọng khi đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty xây lắp Nó đóng vaitrò như là công nghệ quyết định đến thời gian thi công, khả năng thực hiện các côngtrình phức tạp, chất lượng công trình đạt được là cao hay thấp Lợi nhuận thu được
1 phần cũng nhờ vào MMTB.Ta có thể thấy năng lực MMTB của công ty qua bảng
số liệu sau đây:
Bảng1.1.Năng lực máy móc thi công.
Stt Tên thiết bị(loại,kiểu,nhãn hiệu) Số lượng Năm sản
9 Trạm trộn bê tông 30m3/h 3 1998 30m3/h Germany-V.N
10 Máy trộn bê tông 1-5m3/h 10 2000 1-5m3/h SNG-Germany
Trang 1011 Máy bơm bê tông 1 2000 USA
Germany-Korea
22 Máy đo độ dày lớp phủ kĩ
36 Máy nén khí động cơ điện 2 2000 5m3/phút Japan
37 Máy nén khí động cơ
Diezel
40 Máy bơm nước chạy điện 12 1998 50-80m3/phút Japan
41 Hệ kích rút, kéo căng dự
ứng lực
Trang 111.2 Thực trạng đầu tư vào nguồn nhân lực
Như chúng ta đã biết để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thìkhông phải chỉ cần có MMTB mà còn phải có nguồn nhân lực Hoạt động xây lắpcần phải có: Người quản lý công trình để mọi hoạt động xây lắp nói riêng và cáchoạt động khác cùng phải thực hiện mục đích chung, cùng hướng về một kết quảchung; cần phải có kĩ sư, cán bộ kĩ thuật để thiết kế công trình, tìm ra cách thức để
sử dụng MMTB, cần có công nhân lao động phổ thông để làm những công việc đơngiản; cần có cán bộ kế toán để quản lý thu chi…
Do đó có thể nói nếu không có MMTB thi công thì sẽ không thể có được nhiềucông trình kĩ thuật phức tạp nhưng nếu chất lượng nguồn lực kém thì công ty khôngthể tồn tại và phát triển được
Về năng lực nguồn nhân lực của công ty như sau:
Tổng số lao động : 1300 người
Trong đó bộ máy điều hành gồm:
Chủ tịch công ty :1 người
Giám đốc công ty : 1 người
Phó giám đốc công ty :3 người
G iám đốc xí nghiệp ,chi nhánh :8 người
Trang 12Giám đốc điều hành dự án :10 người
Trưởng, phó phòng ban nghiệp vụ công ty:13 người
Bảng 1.2: Số lượng kĩ sư và cán bộ trình độ đại học và sau đại học
Stt
Ngành nghề chuyên
Số người
Phân theo số năm công tác
<=5 năm
<=10 năm >10năm
2 Cơ khí chế tạo Kỹ sư cơ khí chế tạo 23 4 13 6
3 Điện và tự động hoá Kỹ sư điện và tự động hoá 14 7 5 2
4 Kinh tế xây dựng Kỹ sư kinh tế xây dựng 21 6 7 8
5 Quản trị kinh doanh Cử nhân quản trị doanh nghiệp 25 17 3 5
6 Kinh tế tài chính Cử nhân kinh tế tài chính 31 14 9 8
7 Ngoại giao ngoại ngữ Cử nhân ngoại giao ,ngoại ngữ 8 5 3 1
Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học
là 220 người.Trong đó số người có thời gian làm việc trong kĩnh vực xây dựng lớnhơn hoặc bằng 10 năm là 48 người chiếm 21.82 %, có 74 người làm việc từ 5 đến
10 năm trong lĩnh vực xây dựng (chiếm 33.64 %).Nếu gắn hạn mức thời gian laođộng theo thang điểm từ cao đến thấp (từ1 tương ứng với thời gian<=5 năm, số 2tương ứng với thời gian lao động là từ 5-10 năm, số 3 tương ứng với thời gian
Trang 13Bảng 1.3: Cơ cấu trung cấp kĩ thuật và quản lý.
Stt Chức danh chuyên môn Số lượng
(người)
Phân theo số năm công tác
<=5 năm <=10 năm >10 năm
(Nguồn số liệu: phòng tổ chức nhân sự)
Lực lượng lao động này có 109 người Trong đó số người có thời gian làm việctrên hoặc bằng 10 năm là 49 người chiếm tỷ lệ khá lớn là 44.95 %, số lượng người
có thời gian làm việc từ 5 đến 10 năm là 46 người chiếm tỷ lệ 42.2% đứng thứ2.Cũng theo phân tích như lao động có trình độ ĐH và sau ĐH thì hệ số thời giancông tác của lực lượng này là 2.32 lớn hơn mức trung bình Như vậy đội ngũ laođộng này có thâm niên công tác trong lĩnh vực xây lắp
Bảng 1.4: Cơ cấu công nhân kĩ thuật phân theo cấp bậc thợ
Stt Ngành nghề chuyên môn Số người Phân loại theo cấp bậc thợBậc2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc
Trang 14(Nguồn số liệu:phòng tổ chức nhân sự)
.Lao động phổ thông: 380 người
Bảng 1.5: Bảng số liệu năng lực nguồn nhân lực.
trình độ ĐHvà sau ĐH
Công nhân kĩthuật Trung cấp kĩ thuật và quản
lý
Lao động phổ thông
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty
Trang 15Biểu đồ cơ cấu nguồn nhân lực
Trung cấp kĩ thuật và q.lý Lao động phổ thông
Qua biểu đồ ta thấy hầu hết lực lượng lao động trong công ty là công nhân kĩthuật chiếm 47%, tiếp đó là lao động phổ thông chiếm 25%, thấp nhất là trung cấp
kĩ thuật và quản lý chỉ chiếm gần 14% Chênh lệch về số tỷ lệ lao động trong cơcấu không lớn.Tuy nhiên tỷ lệ giữa lao động có trình độ đại học và sau đại học làtương đối bằng nhau
1.3 Thực trạng vốn và nguồn vốn.
Giá trị các dự án xây dựng thường là rất lớn Do đó cần phải có một lượng vốnlớn để tham gia hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực này Vốn để đầu tư mua sắmMMTB, vốn để đầu tư nâng cao chât lượng nguồn nhân lực, vốn để mua nguyên vậtliệu, vốn để tham gia đấu thầu…Năng lực cạnh tranh của vốn thể hiện trên 2 gócđộ: Cơ cấu vốn đầu tư vào các lĩnh vực, nguồn vốn huy động và khả năng đáp ứngnhu cầu vốn hàng năm của công ty
Cơ cấu vốn đầu tư vào các lĩnh vực qua các năm như sau
Bảng 1.6: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực
Trang 16( Nguồn số liệu phòng tài chính kế toán).
Vốn được chia làm 2 loại:Vốn cố định và vốn lưu động
Tỷ lệ vốn cố định trên vốn lưu động là 7.7/3.4 đó cũng là một tỷ lệ phù hợp vớilĩnh vực hoạt động chính của công ty là xây lắp hoá chất
Nguồn vốn của công ty được chia ra làm 3 loại:
- Thứ nhất ,là nguồn vốn tự có: Đây là nguồn vốn do các cổ đông đóng góp,nguồn vốn do lợi nhuận của đơn vị để lại, quỹ khấu hao
-Thứ hai, là nguồn vốn vay: Chủ yếu là vay từ ngân hàng đầu tư và phát triển
VN Đây là nguồn vay vốn chủ yếu và có thể vay được với số lượng lớn.Hình thứcvay chủ yếu là trung và dài hạn do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là xâylắp hoá chất, thời hạn thu hồi vốn dài Ngoài ra, còn có nguồn vay khác
-Thứ ba: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
Bảng 1.7: Cơ cấu nguồn vốn:
Tổng vốn 11226.36 55350.85 35112.813 41300.64
Qua bảng số liệu ta thấy vốn ngân sách tham gia ngày càng ít và có xu hướng
là không sử dụng nguồn vốn này nữa Điều đó chứng tỏ công ty ngày càng tự lậptrong các khoản vốn thực hiện đầu tư
Tỷ lệ vốn vay /vốn tự có là gần như không đổi qua các năm Tỷ lệ vốn vaybằng 2.03 lần vốn tự có
Trang 17Tuy nhiên cơ cấu trong nguồn vốn vay là chưa đa rạng: Chủ yếu là vay từ ngânhàng đầu tư và phát triển Như vậy công ty chưa huy động hết nguồn lực vốn vay.
Cùng với tốc độ phát triển của đất nước thì khối lượng hoạt động xây lắp hàngnăm có xu hướng tăng do các đô thị ngày càng mở rộng, đầu tư trong nước và nướcngoài tăng…
Do đó bên cạnh việc đầu tư mua sắm MMTB và chất lượng nguồn nhân lực thìcông ty cũng phải chú trọng việc lựa chọn và đặt các xí nghiệp mới tại các tỉnh kháctrong cả nước để có thể nắm bắt các cơ hội tham gia nhiều hơn các công trình xâydựng, nâng cao sức cạnh tranh, mở rông thị phần
Trong bối cảnh đất nước đã gia nhập WTO thì hoạt đông đầu tư xây lắp đượcđánh giá là lĩnh vực có mức độ cạnh tranh khá gay gắt vì có sự tham gia cuả cáccông ty xây dựng nước ngoài.Do đó công ty cũng nên chuyển đổi hình thức hoạtđộng sang công ty cổ phần để có thể phát huy hơn nữa tính sáng tạo, tự chủ nănglực, sẵn sàng ứng phó trước mọi diễn biến phức tạp của thị trường Đồng thời trongtrường hợp cần thiết có thể hợp tác với các công ty trong nước cũng như nước ngoài
để giành thắng lợi trong cạnh tranh
2.Tính tất yếu khách quan phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
Trang 18Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh của một công ty.
Nhưng chúng ta có thể khái quát khả năng cạnh tranh là khả năng mà doanh nghiệp
cố gắng đạt được và duy trì thị trường để có được lợi nhuận nhất định.Thực chất khi
đề cập đến khả năng cạnh tranh thì cũng đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị trường
và tạo ra lợi nhuận
Tăng cường khả năng cạnh tranh là việc mà mỗi doanh nghiệp đều cố gắng
thực hiện Trong cơ chế thị trường hiện nay thì việc tăng khả năng cạnh tranh là mộtđòi hỏi khách quan đặc biệt trong bối cảnh có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kĩ thuật, hội nhập quốc tế đang diễn ra trên các khía cạnh của đời sống, những đòihỏi của khách hàng về sản phẩm ngày càng khắt khe hơn Người tiêu dùng luônmuốn tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao hơn với giá cả hợplý
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có mức độ cạnh tranh khá gay
gắt Đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giớiWTO thì số lượng các công ty xây dựng trong nước cũng như nước ngoài tham giavào thị trường ngày một nhiều hơn với kĩ thuật hiện đại hơn và năng lực tài chínhcũng vững vàng hơn Do đó vấn đề bức xúc trong hoàn cảnh hiện nay là công typhải tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Điều đó cũng đồng nghĩa vớiviệc phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của chính công ty
Thực chất tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là doanh nghiệp cố gắngtạo ra được ngày càng nhiều hơn các ưu thế trên tất cả các mặt để có thể chiếm lĩnhđược thị trường như giá cả, chất lượng, nhãn hiệu, uy tín…Khi doanh nghiệp phải
áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như cắt giảm chi phí sản xuất để hạ giáthành sản phẩm, hạ giá bán sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến,hiện đại trongsản xuất sản phẩm để nâng cao chất lượng của sản phẩm, chất lượng của đội ngũ laođộng…Đối với công ty thì tăng khả năng cạnh tranh chính là đầu tư nâng cao chấtlượng, kĩ thuật MMTB, nâng cao chất lượng trình độ nguồn nhân lực, xây dựng cơcấu vốn đầu tư hợp lý cũng như huy động tối đa mọi nguồn lực về vốn…
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Trang 193.1 Vốn và nguồn vốn.
Để thực hiện bất cứ một dự án đầu tư xây dựng nào công ty đều cần phải cóvốn.Vốn đầu tư để mua sắm MMTB hiện đại với công nghệ tiên tiến, vốn để đàotạo nâng cao trình độ của chuyên môn của đội ngũ lao động ,vốn để tiến hành tuyểnchọn những nguồn lực kế toán, tài chính, nghiên cứu thị trường giỏi, những kiếntrúc sư giỏi chuyên môn và có thâm niên làm việc trong lĩnh vực xây dựng, vốn đểtrả lương cho đội ngũ công nhân lao động, quản lý…để duy trì hoạt động của tổchức…
Một công ty hoạt động hiệu quả thì phải có được một cơ cấu vốn đầu tư hợplý.Cơ cấu vốn đầu tư là việc phân bổ vốn đầu tư và các mục tiêu đầu tư đã đề ra:đầu tư vào MMTB, đầu tư vào NNL, đầu tư vào xây lắp…
Cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của công ty
- Có đủ vốn để tham gia vào nhiều cơ hội kinh doanh
- Công ty giảm thiểu mức độ rủi ro không trả được nợ vốn và mất vốn tự có
- Cơ cấu vốn phải đảm bảo giá bình quân gia quyền của vốn đầu tư ở mức thấpnhất
Với công ty xây dựng thì tỷ lệ đầu tư vào TSHH/TSVH là 7/3 Đây là một tỷ lệhợp lý
Vốn đầu tư được phân bổ hợp lý với chiến lược và mục tiêu kinh doanh hàngnăm sẽ đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch thi công, hoàn thành công trình đúng tiến
độ như dự kiến để bàn giao cho khách hàng Đồng thời, công trình lại đáp ứng đượcyêu cầu về chất lượng thi công do công ty đã có sự chuẩn bị cân đối về mặt kĩ thuật.Nguồn vốn cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Nguồn vốnphải được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, với mức lãi xuất huy động đa rạng,đảm bảo tiến độ phân bổ vốn Càng có nhiều nguồn huy động vốn thì càng có nhiều
cơ hội tham gia đầu tư xây dựng(Các dự án mà có IRR nhất định)
Nguồn vốn có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như:Vốn huyđộng trong nước (Vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, từ ngân sách
Trang 20của nhà nước, vốn vay từ ngân hàng,các quỹ tín dụng…) và vốn nước ngoài( việntrợ, vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài ) Mặt khác việc phân bổ vốn để thựchiện dự án đầu tư phải đảm bảo chắc chắn hay nói cách khác là các nguồn huy độngvốn phải chắc chắn, tin cậy Nguồn vốn đảm bảo tính an toàn trong việc chi trả vốnvay Ở doanh nghiệp xây dựng thì tỷ lệ hợp lý là vốn tự có là 40%, còn đi vay là60%.
3.2 Năng lực về kĩ thuật, máy móc thiết bị.
Công ty xây lắp hóa chất tiến hành đầu tư mua sắm MMTB với kĩ thuật hiệnđại để tiến hành xây dựng các công trình Công ty vừa đóng vai trò là bên mời thầu
để đầu tư mua sắm MMTB vừa đóng vai trò là nhà thầu để tham gia đấu thầu thựchiện các công trình, dự án xây lắp
Như vậy lợi nhuận thu được trực tiếp từ việc xây lắp các công trình còn đầu tưvào MMTB là yếu tố gián tiếp để tạo ra lợi nhuận Năng lực về MMTB là yếu tốgián tiếp tạo ra lợi nhuận cho nên nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nănglực cạnh tranh của công ty Năng lực về MMTB chính là công nghệ để thực hiệncác công trình Nếu công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo cho công trình đạt chấtlượng,đúng tiến độ, hiện đại…làm giảm chi phí xây dựng, tạo niềm tin với kháchhàng.Uy tín cho doanh nghiệp chính là cơ hội để doanh nghiệp thu hút thêm kháchhàng, mở rộng thị trường
3.3 Năng lực về nhân sự.
Con người được đánh giá là bộ não của một tổ chức.Một tổ chức muốn tồn tại
và phát triển lâu dài thì bộ não của nó phải hoạt động tốt.Chính vì thế năng lực nhân
sự của công ty là vô cùng quan trọng Năng lực nhân sự được thể hiện qua các mặt:+ Thái độ làm việc
+ Phong cách làm việc
+ Trình độ của người lao động
+ Thâm niên công tác trong lĩnh vực xây dựng
Khách hàng luôn muốn làm việc với những người có thái độ làm việc vui vẻ,nhanh nhẹn, nhiệt tình; một phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiện đại, có khả
Trang 21năng sử lý các tình huống một cách nhanh chóng, chính xác, sáng tạo.Tất cả nhữngbiểu hiện bên ngoài của nhân viên cán bộ trong một tổ chức thể hiện được nét vănminh, lịch sự, trình độ và thâm niên công tác của họ Đó chính là văn hóa của conngười trong thời kì hội nhập Một công ty có văn hóa tốt sẽ tạo ra một không khílàm việc thoải mái, tin cậy, tạo niềm tin đối với khách hàng.
3.4 Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp.
Mỗi cơ cấu tổ chức đều có thể biểu diễn thành sơ đồ trong đó các bộ phận, các
vị trí quản trị quan trọng của cơ cấu và mối quan hệ giữa các vị trí, các bộ phận đótheo các tuyến quyền hạn chủ yếu Sơ đồ cơ cấu tổ chức chỉ cho các nhà quản trị vànhân viên biết họ đang ở đâu trong tổ chức, gắn bó với những bộ phận khác và toàn
tổ chức ra sao Nó là công cụ hữu hiệu để loại bỏ những mập mờ, trốn tránh tráchnhiệm, thiếu phối hợp, trùng lặp công việc, quyết định không đúng người, đúngviệc
Tuy nhiên nếu cơ cấu tổ chức chỉ được biểu diễn dưới dạng sơ đồ thì sẽ khôngthấy hết được trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban cũng như của từngngười trong một tổ chức
Công ty phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu trongmột tổ chức để xác định được một cơ cấu tổ chức phù hợp cho công ty của mình saocho cơ cấu đó phải đảm bảo các yêu cầu:
- Tính mục tiêu: Một cơ cấu tổ chức được coi là có hiệu quả nếu trở thành công
cụ hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu của một tổ chức
- Tính tối ưu: Trong cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phân hệ, bộ phận và con
người để thực hiện các hoạt động cần thiết Giữa các bộ phận và cấp tổ chức phảithiết lập được những mối quan hệ hợp lý với số cấp nhỏ nhất
- Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ
của tất cả các thông tin được sử dụng trong tổ chức nhờ đó đảm bảo phối hợp tốtcác hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của tổ chức
Trang 22- Tính linh hoạt: Được coi là một hệ tĩnh, cơ cấu tổ chức phải có khả năng
thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào sảy ra trong tổ chức cũng nhý ngoàimôi trýờng
- Tính hiệu quả: Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo thực hiện những mục tiêu của tổ
3.6 Nhà cung cấp.
Để đảm bảo tiến độ thi công các công trình thì công ty phải có nguồn nguyênvật liệu phải cung ứng đúng thời gian, chất lượng, số lượng Do đó công ty phải cónhà cung cấp nguyên vật liệu trung thành, nguồn cung cấp đa rạng với giá cả hợp lý
Công ty phải trả lời các câu hỏi:
+ Đặc tính chất lượng nguyên vật liêu sủ dụng cho dự án:
Thông thường người ta chọn nguyên vật liệu có chất lượng phù hợp với chấtlượng của sản phẩm sẽ được sản xuất.Chất lượng của nguyên vật liệu được thể hiệnbỏi những đặc tính: Tính chất lý học (kích cỡ, hình dạng,tỷ trọng, điếm nóng chảy,điểm sôi, độ xốp ), tính chất hoá học (thành phần hoá hoc, độ tinh khiết, độ cứngcủa nước,chỉ số ô xi hoá ), tính chất cơ học (độ biến dạng, độ dẻo, độ cứng…), cácđặc tính về điện và từ
+ Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu:
Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu có ảnh hưởng sống còn và quy môcủa dự án sau khi đã xác định được quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu sử dụng cho dự án phải đảm bảo cho dự ánhoạt động đến hết đời
Trang 23+Giá thu mua,vận chuyển, kế hoạch cung ứng.
Đối với các nguyên vật liệu trong nước,giá mua hiện tại có đối chiếu với giá muatrong quá khứ và chiều hướng tăng trong tương lai.Chi phí gom chuyên chở phảiđược tính đầy đủ.Nếu nguyên vật liệu phải nhập khẩu thì phải tính theo giá CIFcùng với các chi phí bốc dỡ, lệ phí cảng,các loại thế mà công ty phải chi
Nhà cung cấp có thể cung cấp nguyên vật liệu theo những phương thức nào vàthời hạn cung cấp
Sau khi tìm được nhà cung cấp, công ty (bên A) phải kí kết hợp đồng với nhàcung cấp (bên B) Trong hợp đồng phải xác định rõ: Nhà cung cấp nguyên vật liệutại những thời điểm nào, mức giá cả (dao động trong phạm vi cho phép phòng khisảy ra những biến động giá cả trên thị trường), tiêu chuẩn chất lượng của nguyênvật liệu Đồng thời hai bên phải xác định rõ việc bù đắp những thiệt hại sảy ra chobên kia khi bên này không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng
3.7 Đối thủ cạnh tranh.
Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp Trên thị trường mà có nhiều công ty cùng tham gia thịtrường xây lắp thì khả năng cạnh tranh càng cao vì điều đó đồng nghĩa với việc phảiphân chia thị phần Bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh cũng có nhiều sản phẩmmới, dịch vụ mới với công nghệ tiên tiến…cho nên khả năng thắng thầu cũng kém
đi Do đó trong khi nghiên cứu thị trường thì cần phải lưu ý đến năng lực của cácđối thủ cạnh tranh để tìm thấy những điểm mạnh, điểm yếu của họ, cũng như nhữngsản phẩm mà họ cung cấp để từ đó đưa ra chiến lược xâm nhập vào thị trường vớisản phẩm độc đáo riêng
Đối thủ cạnh tranh là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự như sản phẩmcủa dự án Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh cần có danh sách các đối thủ cạnhtranh chủ yếu với sản phẩm của dự án Những thông tin của đối thủ cạnh tranh cần
có là: Khả năng sản xuất, mặt mạnh, mặt yếu, địa bàn hoạt động uy tín của các đốithủ đó trên thị trường…, ước tính khả năng phát triển của họ trong tương lai.Trongtrường hợp phải cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài, khi đó cần phải đánh
Trang 24giá sự gay gắt của việc cạnh tranh theo những yếu tố chi phí sản xuất, khả năng sảnxuất,khả năng tài chính, khả năng quản lý và trình độ kĩ thuật Trên cơ sở nghiêncứu các đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để
từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp
3.8 Hệ thống thông tin.
Hệ thống thông tin trong một tổ chức ảnh hưởng khá lớn đến các quyết địnhchiến lược của công ty Nếu thông tin được khai thác chính xác, kịp thời, đầy đủ sẽgiúp cho cấp quản trị đưa ra các quyết định chính xác, góp phần vào thành côngcủa công ty
3.9 Môi trường tự nhiên.
Với hoạt động xây lắp thì môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến tiến độ thicông các công trình Trước khi đi vào xây dựng người quản lý dự án phải nghiêncứu kĩ lưỡng vấn đề: địa chất, địa hình, khí hậu…để chọn ra giải pháp thi công hợp
lý Nhiều nhà đầu tư không nghiên cứu kĩ vấn đề gây tổn thất rất lớn, các công trìnhthì bị hỏng phải thi công lại, gây lãng phí nguồn lực
Ngoài các nhân tố trên còn nhiều nhân tố khác như chính sách pháp luật củanhà nước có liên quan đến xây lắp, các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, quychuẩn xây lắp, công tác quy hoạch, giải thể……
Chương II.Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
1.Phân tích điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – đe doạ của công ty:
1.1 Mô hình SWOT:
Đánh giá điểm mạnh(Strengths) và các điểm yếu (Weakneses) hay còn gọi làphân tích bên trong trên các giác độ như: Nhân sư, tài chính, công nghệ, uy tín,tiếng tăm, mối quan hệ, văn hoá, truyền thống của tổ chức…
Đánh giá cơ hội(oppinion) hay là đe doạ(Threats) hay còn gọi là phân tích bênngoài vì những nhân tố đó đến từ môi trường bên ngoài như: Sự biến động của nềnkinh tế, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước, cán cân cạnh tranh…
Trang 25Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi và được coi là công cụ phân tích chiếnlược hiệu quả Từ các kết quả nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội đe doạ củacông ty người ta xây dựng nên ma trận SWOT nhằm giúp đưa ra các giải pháp chiếnlược.
Việc phân tích bên trong bên ngoài như đã đề cập ở trên giúp xác định đâu làlợi thế cạnh tranh cuả một cá nhân, đơn vị, tổ chức, một ngành Lợi thế cạnh tranh
có thể được xem xét trên nhiều phương diện như:Chất lượng cạnh tranh, giá cả, sựđộc đáo về kiến trúc, công nghệ…Từ việc xác định ra lợi thế cạnh tranh mạnh nhất,nhà quản trị sẽ chọn lựa chiến lược tương ứng để khai thác nó
Trang 261.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ của công ty.
Qua việc tìm hiểu về công ty cũng như các nghiên cứu về môi trường bênngoài ta có thể thấy được khái quát như sau:
* Điểm mạnh(S):
+ Công ty có năng lực MMTB thi công khá mạnh, tương đối hiện đại: Hầu hếtMMTB đều có thời gian sản xuất từ những năm gần đây, ở các nước phát triển vàđược mua mới 100%
CCIC đặc biệt thành thạo trong các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực xây lắphóa chất như: Thiết bị siêu trường, siêu trọng, chịu áp lực cao, công tác hàn cao áp,hàn nhựa, kim loại màu, các hệ thống chống ăn mòn hóa chất, lắp đặt hệ thống điện,
tự động hóa và thông tin tín hiệu Đặc biệt, CCIC xây dựng và hoàn thiện các loạitháp có kết cấu bê tông vỏ mỏng bằng công nghệ cop pha trượt, bê tông dự ứng lực,nâng kết cấu vật nặng và các công trình dân dụng cao tầng có yêu cầu kĩ thuật phứctạp
Trong những năm gần đây, để phấn đấu trở thành Nhà tổng thầu, CCIC đã đầu
tư chiều sâu nhiều thiết bị chuyên dùng như cẩu bánh xích 250 tấn, hệ thống côppha trượt, hệ thống kéo căng dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng
+ Năng lực tài chính: Trong những năm qua công ty làm ăn luôn có lãi, không
+Uy tín: Công ty có uy tín và kinh nghịêm để thi công nhiều công trình lớn trênnhiều lĩnh vực
Trong gần 40 năm qua công ty đã nhận thầu và tham gia xây lắp nhiều côngtrình công nghiệp, công cộng và dân dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, yêu cầu
Trang 27kĩ thuật phức tạp: Nhà máy Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Nhà máy Phânđạm và Hóa chất Hà Bắc, Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn…
Nhiều công trình thi công đã đạt huy chương vàng lượng cao ngành xây dựng
do Bộ Xây dựng và Công đoàn Việt Nam trao tặng: Nhà chính công ty liên doanhthiết bị tổng đài- VKX, Nhà máy Thủy điện và Năng lượng mặt trời 125 KVA - GiaLai, Nhà máy sản xuất khí công ngiệp Biên Hòa, Nhà tinh luyện dầu 10.000 tấn /năm - Nhà máy dầu thực phẩm Vinh, Tháp RAĐA Nội Bài, Hà Nội - Tổng công tyHàng không Việt Nam…
+ Được sự giúp đỡ không nhỏ từ phía tổng công ty Xây dựng Công NghiệpViệt Nam
Nhiều công trình xây dựng mà công ty thực hiện không phải do đấu thầu xâydựng mà do Tổng công ty giao cho xây dựng Công ty đã trực tiếp điều hành vàthay mặt TCT điều hành dự án lớn có nhiều công ty bạn cùng tham gia: Tổ hợpĐồng Sin quyền, xi măng Hải Phòng mới, Xi măng Lam Thạch, Thủy lợi thủy điệnQuảng Trị, Đuôi hơi 2.1 phần mở rộng…cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu theocam kết, được nhà thầu, chuyên gia nước ngoài bước đầu ghi nhận
* Điểm yếu(W):
+ Bộ máy quản lý cồng kềnh, lao động gián tiếp còn chiếm tỷ trọng tương đốicao Cơ cấu tổ chức còn chưa hoàn thiện nên tình trạng vừa làm vừa chơi vẫn cònsảy ra Số lượng cán bộ kĩ sư có trình độ cao còn hạn chế chưa thực sự đáp ứng nhucầu thi công
+ Công tác tài chính kế toán,quản lý chi phí sản xuất: Hầu hết các công trìnhsau khi đã bàn giao đưa vào sử dụng từ lâu nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ, côngtác quyết toán còn chậm trễ
+ Công tác tổ chức điều hành sản xuất chưa được quan tâm đúng mức Thiết bịcông cụ thi công còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu thicông và yêu cầu phát triển chung của toàn công ty Năng lực của MMTB tuy là hiệnđại so với trong nước nhưng vẫn chưa theo kịp thế giới
* Cơ hội(O):
Trang 28+ Đảng và nhà nước đã đề ra đường lối phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, cơ chế pháp lý đã có phần thông thoáng hơn.
+ Nền kinh tế đất nước đang trong thời kì tăng trưởng cao và nó sẽ tạo nhiều cơhội cho ngành xây lắp phát triển: Giá trị xây lắp hàng năm có xu hướng tăng lên do
đó công ty có cơ hội để tăng thêm giá trị xây lắp
* Đe doạ(T):
+ Khó khăn về cơ chế chính sách của nhà nước trong lĩnh vực xây dựng Mặc
dù cơ chế chính sách của nhà nước có phần thông thoáng hơn trước nhưng tính ổnđịnh của nó không cao Luật về đầu tư mới có hiệu lực từ 1/7/2006 cho nên nhiềudoanh nghiệp phải mất thời gian xem xét lại hoạt động đầu tư của mình xem chỗnào là đúng luật chỗ nào là không đúng luật Các quy định của nhà nước về tiêuchuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực xây dựng còn nhiều bất cập
+ Nguy cơ tụt hậu sức ép cạnh tranh ngày càng tăng cùng với quá trình ViệtNam hội nhập kinh tế thế giới.Quá trình hội nhập kinh tế bên cạnh những lợi íchcòn có nhiều thách thức, đó là cạnh trạnh ngày càng gay gắt hơn Sự tham gia củanhiều công ty, Tập đoàn xây dựng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam làm cho thịphần xây lắp bị chia nhỏ hơn Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn có máymóc thiết bị công nghệ hiện đại hơn, có kinh nghiệm lâu năm trong việc tổ chức xâydựng cũng như các giải pháp xây dựng, chất lượng công trình của họ sẽ hơn hẳn cáccông ty xây dựng Việt Nam
Từ ma trận SWOT trên chúng ta thấy khả năng phát triển của công ty làtương đối tốt Công ty có những điểm mạnh có thể phát huy, đồng thời quá trình hộinhập và CNH-HĐH nền kinh tế đất nước cũng mang nhiều cơ hội phát triển chocông ty Tuy nhiên để có thể khắc phục được những khó khăn, vượt qua đượcnhững thách thức thì việc thực hiện một chiến lược đầu tư đúng đắn cho công ty làmột trong những điều kiện tiên quyết để vạch ra chiến lược phát triển cho công tytrong thời gian tới
Ta có bảng tổng kết Mô hình SWOT như sau:
Điểm mạnh(S): Cơ hội (O):
Trang 29- Năng lực MMTB thi công khá mạnh, - Cơ chế chính sách của nhà nước cótương đối hiện đại phần thông thoáng hơn.
- Năng lực tài chính khá lành mạnh - Nền kinh tế đất nước đang trong thời
- Cán bộ công nhân viên lành nghề, kì tăng trưởng cao
có thâm niên và giàu kinh nghiệm trong
lĩnh vực xây lắp - Đất nước ta đang ở trong quá trình -Được sự giúp đỡ không nhỏ từ hội nhập, chúng ta đã trở thành thành phía Tổng công ty viên chính thức của AFTA,WTO
Điểm yếu(W): Đe dọa (T):
- Bộ máy quan lý còn cồng kềnh, lao - Cơ chế chính sách của nhà nước vềĐộng gián tiếp còn chiếm tỷ trọng khá Xây dựng không ổn định
2.Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Trang 302.1 Vồn và cơ cấu nguồn vốn huy động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cuả công ty.
Cơ cấu đầu tư theo nguồn hình thành hay cơ cấu nguồn vốn trong tổng đầu tưthể hiện quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của công ty.Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa rạnghơn, phù hợp với cơ chế xoá bỏ bao cấp trong đầu tư, chính sách phát triển kinh tếnhiều thành phần và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển
2.1.1.Quy mô và tốc độ phát triển vốn.
Ta có thể thấy quy mô vốn đầu tư thực hiện qua các năm như sau:
Bảng 2.8 Quy mô vốn đầu tư thực hiện qua các năm.
Trang 312002 Điều này là tương đối hợp lý vì lĩnh vực xây lắp đang tiếp tục phát triển nên vốn cho xây lắp của các doanh nghiệp phải tăng lên để đáp ứng được nhu cầu.
2.1.2.Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành.
Công ty huy động nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau Nhưng chủ yếu
từ 3 nguồn sau đây: Vốn tự có, vốn vay và vốn ngân sách nhà nước
Ta có bảng cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành như sau:
Bảng 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành.
(đơn vị: triệu đồng) Năm
tuyệt đối
tuyệtđối
Từ bảng số liệu trên ta thây cơ cấu vốn từ các nguồn biến đổi không đềunhau.Trong đó nguồn vốn tự có dao động từ 26.5% đến 33%, vốn vay chiếm tỷ lệcao nhất từ 63% đến 67 %, vốn từ ngân sách nhà nước ít nhất từ 0% đến 6% Trong
đó thì nguồn vốn ngân sách biến động nhiều nhất năm 2004 lượng vốn ngân sáchnày là 3321.015 triệu đồng còn các năm khác thì không có.Từ đó ta có thể thấyrằng vốn vay chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng với nguồn huy động vốn chủ yếu nhâttiếp sau đó là nguồn vốn tự có Vốn ngân sách ngày càng có xu hướng bị xoá bỏtrong cơ cấu nguồn huy động vốn Điều này phù hợp với xu hướng hiện nay là xoá
bỏ tình trạng bao cấp vốn của nhà nước, các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt độngsản xuất kinh doanh Nguồn vốn ngân sách năm 2004 là do khấu hao tài sản cố định
Trang 32từ những năm còn bao cấp của nhà nước tài trợ để lại cho đến năm nay thì được sửdụng để mua sắm MMTB.
Chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết từng loại nguồn vốn:
*Vốn tự có
Vốn tự có của công ty được huy động chủ yếu từ vốn góp, lợi nhuận để lại, quỹ
khấu hao hàng năm, doanh thu cho thuê MMTB
Ta có thể thấy sự biến đổi của nguồn vốn này qua các năm như sau:
Bảng 2.10: Vốn tự có qua các năm từ 2002-2006
1 Vốn tự có Tr.đ 2598,10 3704,7 17158,75 11578 13629,22.Tốc độ pt định
tỏ trước khi chuyển đổi sang công ty TNHH số vốn tự có của công ty có xu hướngtăng lên và tăng rất mạnh Khi công ty chuyển đổi cơ cấu tổ chức thì nguồn vốn nàylại có su hướng giảm đi, năm 2005 giảm 32.52 % so với năm 2005 Sở dĩ có tìnhtrạng này là do sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và trong mọi hoạt động của công tynên mọi người cần có thời gian để ổn định.Trong năm 2006 vốn tự có của công ty
đã được phục hồi và bắt đầu tăng lên 17.72 % Tuy nhiên xét trong cả giai đoạnnghiên cứu ta có thể thấy là nguồn vốn này có xu hướng tăng lên Đó là những nỗlực cố gắng của công ty Từ đây ta có thể vui mừng là trong tương lai công ty có thểphát triển đi lên vững chắc
Nếu xét về cơ cấu nguồn hình thành của vốn thì vốn chủ sở chiếm trung bình là27%.Đây là tỷ lệ tương đối hợp lý.Vốn tự có càng lớn thì năng lực tài chính củacông ty càng mạnh nhưng nó phải chiếm một tỷ lệ nhất định trong cơ cấu nguồnvốn để đảm bảo công ty làm ăn có hiệu quả
* Vốn vay
Trang 33Vốn vay của công ty chủ yếu được vay từ trong nước Trong những năm vừaqua, nguồn vốn này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư củacông ty Nó chiếm đến 67% tổng nguồn hình thành vốn.
Ta có thể thấy xu hướng biến đổi của nguồn vốn này qua các năm như sau:
Bảng 2.11: Vốn vay và xu hướng biến đổi của nó qua các năm.
1.Vốn vay Tr.đ 6447,14 7521,66 34871,6 23525,5 27671,42.Tốc độ pt liên
Giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, vốn vay liên tục tăng Năm 2002 tăng 16.67
% so với năm 2003, tỷ lệ này là 363.61% so với năm 2003 Sau khi chuyển đổi cơcấu tổ chức thì tỷ lệ này là -32.54%, tức là nguồn vốn vay này đã giảm đi so vớinăm 2004 Nhưng tình trạng này cũng chỉ kéo dài một năm Đến năm 2006, lượngvốn vay tăng lên 17.62 % so với năm 2005 Điều đó chứng tỏ vốn vay đã dần trởlai xu hướng tăng trưởng chung
Xét trong cả thời kì phân tích ta thấy quy mô của nguồn vốn này có xu hướngtăng Năm 2003 tăng 16,17% so với năm 2002, năm 2004 tăng 440,88 % so vớinăm 2002, năm 2006 tăng 329,2 % so với năm 2002 (xét trên sự biến đổi của tốc độphát triển định gốc)
Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước nguồn vốn vay từ các tổ chứctín dụng, các ngân hàng thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng Vốn nàyluôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghịêp Thủ tục vay vốn
Trang 34cũng đơn giản, hình thức cho vay phong phú…Chính vì thế nó giúp cho các công ty
có thể thực hiện tốt, nhanh chóng hoạt động đầu tư của mình
Nguồn vốn này cũng góp phần giải quyết xoá bỏ tình trạng bao cấp trong nềnkinh tế, giúp các đơn vị tự chủ về kinh doanh, tiếp cận nhanh hơn chủ động hơntrong việc hội nhập kinh tế đất nước, khu vực và thế giới
Trong thời gian qua công ty hầu như là vay vốn của ngân hàng đầu tư và pháttriển còn các ngân hàng khác thì rất ít Như vậy công ty vẫn chưa tiếp cận hết nguồnvốn vay trên thị trường, chưa tận dụng hết cơ hội tín dụng Phải chăng là do công tycon chưa mạnh dạn trong việc vay vốn Bởi vì chúng ta thấy là trong thời gian quacông ty còn sảy ra tình trạng thiếu vốn, tình trạng giải ngân cho các công trình xâydựng còn chậm trễ?
* Vốn NSNN
Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư Đó là nguồn vốnđầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghịêp đầu tư vào lĩnh vực cần
có sự tham gia của nhà nước…
Trước đây công ty trực thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam,là công ty củanhà nước nên được sự bao cấp nhiều về vốn từ ngân sách này Nhưng trong nhữngnăm gần đây, thực hiện chủ trương xoá bỏ dần tình trạng bao cấp đối với các doanhnghiệp của nhà nước nên nguồn vốn này có xu hướng giảm đi ban đầu chiếm 6%nhưng bây giờ chỉ là 0%.Chứng tỏ rằng công ty đã sẵn sàng chủ động tham gia vàohội nhập với nền kinh tế thị trường
2.2 Nội dung vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bao gồm vốn đầu tư choMMTB, đầu tư cho nguồn nhân lực,vốn đầu tư cho xây lắp
Trang 35
Bảng 2.12: Quy mô và cơ cấu vốn theo lĩnh vực đầu tư:
(Nguồn số liệu phòng cơ điện)
Giá trị vốn đầu tư thực hiện qua các năm có những biến đổi khó dự đoán làmgiá trị vốn đầu tư cho các lĩnh vực cũng thay đổi không đều nhau
Nhìn chung là giá trị đầu tư cho khoản mục xây lắp chiếm tỷ trọng cao nhất (từ56,7% đến 89%) trong 3 lĩnh vực đầu tư, tiếp theo là vốn đầu tư cho MMTB chiếmgần từ 9.98% đến 42.7%, cuối cùng là vốn đầu tư cho nguồn nhân lực và vốn đầu tưvào các lĩnh vực khác Sở dĩ có tình trạng trên là do đặc thù của công ty xâylắp.Trong năm,vốn đầu tư chủ yếu là dùng để thực hiện xây lắp các công trình xâydựng Đây là nguồn thu chính của doanh nghiệp nhưng lại phải có nguồn vốn đầu tưban đầu lớn hay chi phí xây dựng là rất lớn: Chi phí giải phóng mặt bằng, chi phímua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân công, chi phí vận chuyển…Còn MMTBđóng vai trò như là công cụ sản xuất thì có thời gian khấu hao rất dài, đầu tư trongnăm nay nhưng có thể sử dụng và hao mòn hết giá trị trong nhiều năm cho nênkhông tốn kém chi phí để mua sắm lại những MMTB có giá trị lớn Căn cứ vào kếhoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để có thể ước tính vốn đầu tư cho 2 lĩnh vựctrên song luôn luôn dành ưu tiên cho đầu tư vào xây lắp
Ta có thể đi vào chi tiết cho từng lĩnh vực như sau:
2.2.1.Vốn đầu tư cho xây lắp
Trang 36Giá trị xây lắp có giá trị lớn nhất trong 4 lĩnh vực đầu tư cũng là lĩnh vực hoạt động chính tạo ra doanh thu cho công ty Trong các năm qua nguồn vốn này không ngừng tăng lên theo xu hướng phù hợp với yêu cầu của thị trường.Ta có thể thấy sự biến động của nó qua bảng số liệu dưới đây:
B ảng 2.13: Bảng số liệu tình hình vốn đầu tư xây lắp qua các năm
1.Vốn xây lắp Triệu đồng 9004,15 31384,301 31226,65 31282,07 2.Tốc độ pt liên
số là 0,177% Do đó trong những năm tiếp theo công ty cần phải nhanh chóng
ổn định cơ cấu tổ chức để mọi hoạt động đi vào guồng máy chung tiến tới đạt giá trị xây lắp tăng lên hơn nữa, phát huy thế mạnh của công ty và khẳng định
vị trí của mình trên thị trường đầy cạnh tranh này
Trang 37Biểu đồ vốn đầu tư xây lắp
9004.1
31384.301 31266.65 31282.07
1 0
Tổng dự toán là toàn bộ số vốn đầu tư cần thiết để đầu tư xây dựng côngtrình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kĩ thuật (thuộc giai đoạn thực hiện dựán).Tổng dự toán luôn nhỏ hơn hoặc bằng tổng vồn đầu tư
Ta thấy rằng các công trình mà công ty tham gia xây lắp một phần là để nângcao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra tài sản cố định cho công ty, phần còn lại làtạo ra lợi nhuận Giá trị của hoạt động xây lắp có xu hướng tăng nhưng vẫn còn rấtchậm chưa tương xứng với nguồn lực hiên có của công ty Rõ ràng là hoạt động xâylắp chưa sử dụng triệt để nguồn vốn đầu tư mà công ty có Bằng chứng là tổng mứcđầu tư rất lớn nhưng giá trị quyết toán lại rất nhỏ, năm 2004 chỉ bằng 1/148 lần,năm 2005là 121.49/31607.49(gần bằng1/260)
Kết quả đầu tư trực tiếp từ quá trình đầu tư vào MMTB, nguồn nhân lực là cáccông trình xây lắp:
Trang 38Năm 2003, công ty đã tham gia xây dựng các công trinh : Đầu tư cải tạo sửachữa cơ sở vật chất XN H34, xây dựng trụ sở làm việc, xưởng gia công cơ khí, khochứa vật tư, thiết bị thi công ĐXD số 1, cải tạo xí nghiệp H36 (lắp đặt hệ thônghàng rào kẽm gai và kho kín, cải tạo và sửa chữa nhà làm việc 2 tầng, nhà để xeđạp, xe máy, sửa chữa nhà thường trực ), dự án đầu tư nhà ở Xuân La I.
Năm 2004, chúng ta đã tập trung lực lượng, cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị,dụng cụ thi công cho điều hành và quản lý dự án Tổng số dự án công ty trực tiếpđiều hành là 8 dự án, được dàn trải từ bắc đến nam, đã thay mặt công ty điều hành 7
dự án do công ty làm thầu chính, nhiều dự án có các công ty bạn cùng tham gia như:Nhiệt điện Cao Ngạn, tổ hợp đồng Sin quyền….được chủ đầu tư, TCT, công ty bạnbước đầu ghi nhận
Năm 2005, công ty đã điều hành và thay mặt TCT điều hành nhiều dự án lớn
có nhiều các công ty bạn cùng tham gia thi công: Nhiệt điện Cao Ngạn, Khu tuyển
tổ hợp đồng Sin quyền, xi măng Hải Phòng,xi măng Lam Thạch, thuỷ lợi thuỷ điệnQuảng Trị, đuôi hơi 2.1 phần mở rộng …được các chủ đầu tư, TCT, và các công tybạn bước đầu ghi nhận, được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao như dự án lắpđặt điện đo lường tự động hoá - hầm đường bộ đèo Hải Vân…Tiếp tục phát huy kếtquả nâng vật nặng từ dự án tháp tạo hạt phú mỹ, chúng ta đã tiếp tục đổi mới côngnghệ trong thi công bê tông bằng phương pháp trượt, lần đầu tiên chúng ta đã thànhcông và được đánh giá cao trong việc thi công trượt khung vách cứng văn phòngcông ty xây dựng số 1- Tổng công ty xây dựng Hà Nội – 59 Quang Trung, trượt xi
Lô hai vỏ có kéo căng cốt thép dự ứng lực của xi măng Hải Phòng mới
Năm 2006,với mục tiêu phát triển ổn định, thực hiện tốt các cam kết trong hợpđồng đảm bảo chất lượng, tiến độ của công trình, công ty tập trung vào các thịtrường có nguồn vốn ổn định và tập trung, có giá trị lớn, hạn chế nhận thầu cáccông trình phân tán, dàn trải, có gía trị nhỏ, đảm bảo thu hồi vốn nhanh.Phát huy nộilực và thế mạnh và thương hiệu của TCT và công ty tại một số lĩnh vực : Trượt kếthợp nâng vật nặng, trượt khung cứng vách cứng, lắp máy, lắp điện đo lường tự độnghóa và quản lý điều hành dự án….chúng ta đã được tham gia thi công các dự án
Trang 39thuộc: Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam, tổng công ty Xi Măng, tổng công tyhoá chất , tổng công ty dệt may, tổng công ty điện lực….các nhà đầu tư hoặc thầuchính là nước ngoài: Nhà thầu TECHNIP - dự án trọng điểm của nhà nước:Góithầu CV2 – nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà thầu Hàn Quốc – sân gôn Hoà Bình,nhà thầu Vinafuji, công trình Toto,Citizen…
2.2.2 Đầu tư cho MMTB.
MMTB cũng là một phần nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty.Nâng cao năng lực cạnh tranh của MMTB là một nội dung đầu tư rất quantrọng.Chính vì thế hàng năm công ty đã dành khoảng từ 9,98% đến 42,7% tổng vốnđầu tư thực hiện để đầu tư cho công nghệ MMTB mới
Bảng 2.14: Giá trị vốn đầu tư vào máy móc thiết bị.
(Nguồn số liệu: Phòng cơ điện)
So với năm đầu tiên của quá trình nghiên cứu (2003) thì lượng vốn này có xuhướng tăng lên Nó phù hợp với việc đất nước ta đang phát triển nên giá trị xây lắpngày càng tăng Giá trị đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ ở các đô thị mới
mà còn ở tận các vùng sâu vùng xa Do đó, để có thể tham gia vào ngày càng nhiềuhơn các công trình xây lắp thì công ty phải tự đầu tư nâng cao năng lực MMTB
Bảng2 2:Biểu đồ vốn đầu tư vào MMTB qua các năm.
Trang 40tư mua cần trục bánh xích sức nâng 250 tấn với tổng vốn đầu tư là 17387.28 triệuđồng.
Việc đầu tư mua sắm MMTB được thực hiện dưới nhiều hình thức trong đó chủyếu là đấu thầu
Trong năm 2003, công ty đã đầu tư thiết bị và hệ thống mâm sàn, côp pha để thicông ống khói bằng công nghệ côp pha trượt Đây là công nghệ mới xuất hiện ởnước ta từ năm 1994 và công ty là đơn vị thứ 2 trong cả nước đầu tư sử dụng côngnghệ này.Do đó thi công các kết cấu hình trụ bằng công nghệ là một trong những lợithế, điểm mạnh của công ty
tiến hành theo đúng quy cách của luật đấu thầu trong nước từ việc chuẩn bị mờithầu đến thực hiện đấu thầu và kết thúc, thực hiện hợp đồng.Việc tổ chức thẩmđịnh HSDT được chuẩn bị rất khoa học, toàn diện, đảm bảo cạnh tranh Cán bộ