0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Một số giải pháp khác:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG TÂN TRƯỜNG SƠN (Trang 77 -80 )

I. Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới.

10. Một số giải pháp khác:

Ngoài các giải pháp trên để nâng cao năng lực cạnh tranh công ty nên thực hiện một số giải pháp sau:

* Tăng cường hợp tác kinh doanh với các tổ chức khác : Việc mở rộng hợp tác kinh doanh với tổ chức khác sẽ giúp cho công ty có được kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý quý báu.

* Xây dựng văn hoá kinh doanh của công ty : Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tinh thần có tính chất đặc trưng cho từng doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nền văn hoá tốt sẽ có tác động tích cực tới mọi thành viên trong tổ chức cả trong lĩnh vực tình cảm, tư tưởng, lẫn trong các hành động cụ thể. Đây là nguồn lực cốt lõi để tăng cường nội lực cho công ty giúp công ty phát triển nhanh chóng và bền vững.

* Đầu tư cho hoạt động xây dựng thương hiệu và uy tín của công ty : Đây là tài sản vô hình của công ty, đòi hỏi phải có quá trình phấn đấu lâu dài và toàn diện. Thương hiệu và uy tín thể hiện thế mạnh về sản phẩm và phương thức kiến thức kinh doanh trên thị trường. Yếu tố này tạo ra niềm tin tuyệt đối của khách hàng đối với công ty.

* Đổi mới quan điểm về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần tiếp thu các quan điểm tiên tiến trên thế giới, theo đuổi phương châm “ Giá hạ - chi phí hạ” chứ không phải định giá từ “ chi phí cao – giá cao” như hiện nay.

* Thực hiện công tác quản lý tài chính đảm bảo thu chi theo quy định của pháp luật, nguồn vốn được phát triển đúng chính sách của nhà nước. Xây dựng chế độ tài chính lành mạnh có hiệu quả.

10.Công tác thị trường và nhận việc làm.

Tổ chức và quản lý thi công đảm bảo uy tín,chất lượng, mỹ thuật, tiến độ, hiệu quả và các cam kết theo hợp đồng với các chủ đầu tư là yêu cầu bắt buộc nhằm nâng cao vị thế của công ty trên thương trường.Nâng cao hơn nữa các quan hệ sẵn có để giữ vững và phát triển thị trường cũ, mở rông thị trường mới: Thị trường tập đoàn than khoáng sản VN, tổng công ty xi măng, tổng công ty điện, tổng công ty dệt may, và các nhà thầu chính thức nước ngoài.

Chủ động và tiếp tục phát huy vị thế của công ty trên thương trường, hợp tác liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà thầu nước ngoài, các công trình có vốn đầu tư nước ngoài.

Tiếp cận và sử lý chọn lọc các thông tin về xây dựng cơ bản, nâng cao chất lượng của hồ sơ dự thầu, áp dụng từng bộ phận và từng phần của hệ thống quản lý ISO vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các đơn vị thành viên và các dự án .

Tuyên truyền phổ biến trách nhiệm cho mỗi cán bộ công nhân viên toàn công ty về công tác thị trường và nhận việc làm, tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế hợp lý để động viên, kích thích mọi người cùng tham gia.

Xây dựng cơ chế văn bản tuyển chọn lao động hợp lý để chọn ra được nhân tài phục vụ thích hợp với từng vị trí trong công ty. Đồng thời phải có chính sách ưu đãi, tuyên dương, khen thưởng cho phù hợp để thu hút nhân tài .

Tăng cường nghiên cứu thị trường trong quá trình lập cũng như thẩm định dự án để co những nhận định kịp thời, chính xác về sự biến động của thị trường .Từ đó đưa ra các quyết định chính xác.

11.Công tác tổ chức quản lý,điều hành sản xuất.

Tiếp tục tổ chức,quản lý thi công các công trình, dự án chuyển tiếp từ năm 2006 tại công ty và các đơn vị thành viên, hoàn thiện thi công các phần việc cuối cùng cũng như tập hợp,xử lý và hoàn thiện các hồ sơ pháp lý cho việc bàn giao thanh quyết toán công trình.

Tăng cường đồng bộ về lực lượng, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho các ban điều hành dự án để có đủ năng lực quản lý thi công tại các công trình hiện có, chuẩn bị các điều kiện cơ sở nhân vật lực để quản lý và điều hành các dự án mới.

Tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học và các đối tác để ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Có các chế tài, quy định trách nhiệm của các cá nhân, tập thể đối với việc vi phạm tiến độ, chất lượng thi công nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý thi công tại hiện trường .

12.Công tác tài chính kế toán và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh.

Bổ xung kịp thời, nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng xác định giá cả đầu vào, lực lượng quản lý tại các dự án, các công trình.

Xây dựng cơ chế hợp lý để động viên nguồn lực lượng làm công tác tài chính, kế toán này.

Tập trung chỉ đạo công tác thu hồi vốn tồn đọng, đặc biệt cần quan tâm các tồn đọng do chia tách, tồn đọng các công trình đã thi công từ nhiều năm.

Có cơ chế linh hoạt để kích thích động viên kịp thời tăng cường thu vốn của giá trị hoàn thành, giảm dần từng bước mức vay ngân hàng, tiết kiệm chi phí ở mọi công đoạn, ở mọi đối tượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Huy động tối đa mọi nguồn vốn có thể để đáp ứng nhu cầu về tài chính phục vụ công tác quản lý, thi công công trình, cũng như đầu tư để mua sắm thiết bị, nâng cao năng lực kĩ thuật của toàn công ty.

Hạch toán đầy đủ và kịp thời theo kế hoạch hàng quý, tháng, năm và phải báo cáo cho cấp trên kịp thời những tồn đọng .

Cán bộ làm công tác tài chính kế toán phải thường xuyên cập nhật những thu chi phát sinh, để từ đó tìm ra nguyên nhân của những thất thoát, lãng phí trong đầu tư.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả thiết bị sẵn có của công ty, khai thác các quĩ nhà, quỹ đất của công ty, tập trung triển khai sớm các dự án còn dở dang để hoàn thành đúng thời hạn, giảm bớt các chi phí xây dựng.

Thực hiện nghiêm túc và triệt để quy chế tín dụng nội bộ giữa các đơn vị thành viên với công ty và giữa các đơn vị thành viên với nhau

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG TÂN TRƯỜNG SƠN (Trang 77 -80 )

×