Kiến nghị với nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn (Trang 80 - 84)

I. Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới.

2. Kiến nghị với nhà nước.

Để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất nói riêng nhà nước cần:

* Đẩy mạnh cải cách về thể chế kinh tế. Một thể chế kinh tế phù hợp với người dân, phù hợp với thực trạng đất nước và quy luật phát triển của thời đại sẽ có tác dụng thúc đẩy to lớn với sự phát triển của đất nước, thúc đẩy sự hình thành một doanh nghiệp hùng mạnh có khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải tạo hành lang pháp lý ổn định, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Mọi lĩnh vực hoạt động đều xuất phát theo luật ( Luật đầu tư, luật thương mại, luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp…). Nhanh chóng xây dựng bộ máy làm luật chuyên nghiệp, tránh tình trạng luật quy định chung chung, kéo theo quy trình hướng dẫn luật: Nghị định hướng dẫn, thông tư hướng dẫn, thông tư liên bộ, xuống địa phương cơ sở, ban nghành lại văn bản có văn bản hướng dẫn. Như vậy mới tránh khỏi nạn giấy tờ, chồng chéo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

*Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Cần tạo ra sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có như thế mới có điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp cùng cạnh tranh cùng phát triển.

* Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường, chú trọng các thị trường cơ bản và những thị trường mới sơ khai như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần xúc tiến sớm việc xây dựng cơ chế giữa nhà nước, các trung tâm nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp. Điều này làm cho các doanh nghiệp có những sản phẩm mẫu mã mới, chất lượng cao, giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

* Đẩy nhanh chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, cổ phần hoá, cho thuê, bán

khoán để nhà nước có điều kiện tập trung vào một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nâng cao tinh thần trách nhiệm của Giám đốc và lao động ở các doanh nghiệp. * Tiếp tục cải cách hệ thống Ngân hàng, cải cách thủ tục thẩm định tín dụng, cải tiến dịch vụ ngân hàng.

* Có chính sách ưu tiên tín dụng, ưu đãi về thuế cho sản xuất, xuất nhập khẩu.

Danh mục tài liệu tham khảo:

1.Giáo trình Kinh tế đầu tư. Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – TS Từ Quang Phương.

2. Giáo trình lập và quản lý đầu tư. Chủ biên PGS.Ts Nguyễn Bạch Nguyệt.

3.Tài liệu về đấu thầu thực hiện mua sắm cần trục bánh xích 250 tấn. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất.

4.Báo cáo tổng kết công tác hoạt động các năm :2003,2004,2005,2006. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất.

5.Hồ sơ giới thiệu công ty.

6.Tạp chí xây dựng số 8/2006: Giải pháp huy động vốn hoạt động của doanh nghiệp.

Kết Luận

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty là một thiết yếu. Trong quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh công ty thành tựu nhất định. Doanh thu hàng năm tăng, lợi nhuận sau thuế tăng, thu nhập bình quân của các cán bộ công nhân viên ngày một cao hơn. Đặc biệt thị phần của công ty ngày càng lớn. Tuy nhiên, quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cũng còn một số hạn chế: Cơ cấu vốn theo lĩnh vực đầu tư còn chưa hợp lý, hiệu quả đầu tư còn kém. Lợi nhuận hàng năm trên vốn đầu tư huy động hàng năm không tăng. Đó là một điều cần phải khắc phục vì với năng lực hiện có công ty có thể tăng thị phần lớn hơn nữa.

Qua quá trình thực tập tại công ty em đã có cơ hội tìm hiểu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó em chọn đề tài này. Trong đó em có phân tích thực trangk đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty để từ đó đưa ra một số giải pháp.

Do kiến thức còn nhiều hạn chế em mong có sự đóng góp ý kiến của thầy cô trong bộ môn để em có thể làm luận văn tốt hơn.

Bảng1.1.Năng lực máy móc thi công.

Bảng 1.2: Số lượng kĩ sư và cán bộ trình độ đại học và sau đại học.

Bảng 1.3: Cơ cấu trung cấp kĩ thuật và quản lý.

Bảng 1.4: Cơ cấu công nhân kĩ thuật phân theo cấp bậc thợ.

Bảng 1.5:Bảng số liệu năng lực nguồn nhân lực.

Biểu đồ 1.1 Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty

Bảng 1.6: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực

Bảng 1.7: Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.8. Quy mô vốn đầu tư thực hiện qua các năm.

Bảng 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành. Bảng 2.10: Vốn tự có qua các năm từ 2002-2006.

Bảng 2.11: Vốn vay và xu hướng biến đổi của nó qua các năm-35

Bảng 2.12: Quy mô và cơ cấu vốn theo lĩnh vực đầu tư-37

Bảng 2.13: Bảng số liệu tình hình vốn đầu tư xây lắp qua các năm-38 Biểu đồ2.2: Vốn xây lắp từ năm 2003- 2006 -39

Bảng 2.14: Giá trị vốn đầu tư vào máy móc thiết bị.41

Bảng2. 2:Biểu đồ vốn đầu tư vào MMTB qua các năm.42

Bảng 2.15: Giá trị vốn đầu tư vào nguồn nhân lực-44

Biểu đồ 2.3: Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực.44

Bảng 2.16: Vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác. 46

Bảng 3.17: Số liệu vốn đầu tư qua các năm 2003 đến 2006.47

Bảng 3.18: Số liệu giá trị doanh thu hàng năm.48

Bảng 3.19:Lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty.49

Biểu đồ3.5: Thu nhập bình quân của công nhân viên.50

Bảng 3.20:Số liệu tổng quát:

Bảng3.21: Số liệu doanh thu thuần của ngành xây dựng.56 Bảng 3.22. Tổng mức nộp ngân sách nhà nước hàng năm.58

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w