1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam khi gia nhập WTO

62 938 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

A . LỜI MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 3 PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ Lí LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DNVVN Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP WTO 3 I. CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. 3 1.Kh

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

Sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nềnkinh tế Việt Nam đã chứng kiến những chuyển biến rất tích cực : tăng trưởngkinh tế đạt 8,5%, mức tăng cao nhất trong 10 năm qua.Trong quá trình hộinhập, năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng như của các doanh nghiệp đãvà đang được nâng lên Trong đó khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN) giữ một vị trí vô cùng quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự tăngtrưởng kinh tế, vào nguồn thu ngân sách quốc gia và chi phối hầu hết các hoạtđộng phân phối (bán lẻ) của cả nước Hiện cả nước có gần 200.000 DN vàtheo dự kiến sẽ thành lập thêm 320.000 DN mới để đưa tổng số lên khoảng500.000 DN vào năm 2010 Trong số 320.000 DN mới sẽ thành lập, số laođộng thu hút trong các DN nhỏ và vừa có thể lên đến 2,7 triệu người Tuynhiên hạn chế lớn nhất của các DN này là sức cạnh tranh còn yếu Nghị địnhsố 90/2001/NĐ-CP đã khẳng định : “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa làmột nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà nước khuyến khích và tạo

thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tính chủ động sáng tạo, nângcao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, mởrộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinhdoanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh,tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.”

Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để đưa đất nước hộinhập, một mốc quan trọng nhưng không phải điểm mốc cuối cùng WTO mởra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế nước ta cũng như mỗi DN thu hút thêmsức mạnh để tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững.

Trang 2

Mỗi DN cần nhận rõ các cơ hội, tận dụng mọi khả năng từ nhiều phía, trongnước và ngoài nước có lợi cho mình, cũng như những khó khăn và thách thứctừ quá trình hội nhập Xuất phát từ tình hình các DN nói chung và từ các

DNVVN nói riêng, em xin chọn đề tài : “Nâng cao năng lực cạnh tranh

của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam khi gia nhập WTO” nhằm tìm ra

những hạn chế về khả năng cạnh tranh của các DNVVN và những giải phápnhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực này.

Sinh viên:

Phạm Thị Chiên

Trang 3

B.NỘI DUNG

PHẦN 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DNVVN Ở VIỆT NAM

TRONG HỘI NHẬP WTO

I CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANHNGHIỆP.

1.Khái niệm và vai trò của cạnh tranh.

1.1.Khái niệm

Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinhtế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô củaNhà nước theo định hướng XHCN thì vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện vàlen lỏi vào từng bước đi của Doanh nghiệp Cạnh tranh vốn là một quy luật tựnhiên và khách quan của nền kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy sản xuất,lưu thông hàng hoá phát triển Đối với nền kinh tế thị trường, các khái niệmliên quan tới cạnh tranh còn rất khác nhau.

Theo C.Mác “ Cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằmgiành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạtđược những lợi nhuận siêu ngạch”, có các quan niệm khác lại cho rằng “ cạnhtranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mìnhsao cho tốt hơn các Doanh nghiệp khác ”.

Theo kinh tế chính trị học: “ Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đốithử nhằm giành giật thị trường khách hàng cho Doanh nghiệp mình” Trong nềnkinh tế thị trường cạnh tranh được hiểu là : “sự ganh đua giữa các Doanh nghiệptrên thị trường nhằm giành giật được ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩmhàng hoá dịch vụ, về cùng một loại khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.”

Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó

Trang 4

là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường vớinhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tựthay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận

1.2 Vai trò của cạnh tranh.

Cạnh tranh có vai trò đặc biệt không chỉ đối với doanh nghiệp mà còncả người tiêu dùng và nền kinh tế :

- Cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu.- Khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

- Thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệuquả kinh tế.

- Làm cho giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm xuống nhưng chất lượng lạiđược nâng cao, kích thích sức mua, làm tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinhtế

2 Khả năng cạnh tranh.

2.1 Khái niệm khả năng cạnh tranh.

Hiện nay, một doanh nghiệp muốn có vị trí vững chắc trên thị trường và

thị trường ngày càng được mở rộng thì cần phải có một tiềm lực đủ mạnh đểcó thể cạnh tranh trên thị trường Cái đó chính là khả năng cạnh tranh của một

doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh (competitiveness) là thuật ngữ được dùng

để nói đến các đặc tính cho phép một doanh nghiệp cạnh tranh một cách cóhiệu quả với các doanh nghiệp khác nhờ có chi phí thấp hoặc sự vượt trội về

công nghệ và kỹ thuật trong so sánh quốc tế Như vậy : “Khả năng cạnh

tranh của một doanh nghiệp chính là việc có được các lợi thế cạnh tranh sovới các doanh nghiệp đối thủ Cạnh tranh để duy trì vị trí của nó một cáchlâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện mức lợi nhuận ít nhấtlà bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.”

2.2 Phân loại khả năng cạnh tranh

Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế gồm khái niệm cạnh tranh quốc

Trang 5

gia, khái niệm cạnh tranh doanh nghiệp và khái niệm cạnh tranh của hàng hoávà dịch vụ.

Khả năng cạnh tranh quốc gia : Là khả năng của một nền kinh tế đạt

được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư bảo đảm ổn định kinh tế xãhội, nâng cao đời sống của người dân

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp : Khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợinhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ.Vì vậy mà có phân biệt khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với khả năngcạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm : Khả năng cạnh tranh của sản

phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trên thị trường

2.3 Những nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh của bất kỳ một doanhnghiệp nào cũng phải chịu ảnh hưởng của ba nhóm nhân tố sau :

+Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.

Đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố sau :

 Các nhân tố về mặt kinh tế.

 Các nhân tố về chính trị, luật pháp.

 Các nhân tố về khoa học – công nghệ.

 Các yếu tố về văn hoá-xã hội

 Các yếu tố tự nhiên.

+Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành.

Môi trường ngành là môi trường phức tạp nhất và ảnh hưởng nhiều nhấtđến cạnh tranh Sự thay đổi thường diễn ra thường xuyên khó dự báo được và

Trang 6

phụ thuộc vào các lực lượng sau đây :

- Sức ép của đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành : Khi trong ngành kinhdoanh của doanh nghiệp có số lượng đông đối thủ cạnh tranh hoặc có nhiềuđối thủ thống lĩnh thị trường thì cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn.

- Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ gia nhập thị trường- Sức ép của nhà cung ứng :

- Sức ép của khách hàng :

- Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế : Khi trên thị trường xuất hiện thêmsản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất tất yếu sẽ giảm khả năng tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp trên thị tưrờng

+Nhân tố bên trong doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực bao gồm :

- Quản trị viên cấp cao : Gồm ban giám đốc và các trưởng phòng phó ban.Đây là đội ngũ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

- Quản trị viên cấp trung gian : Đây là độ ngũ quản lý trực tiếp phân xưởngsản xuất đòi hỏi phải có kinh nghiệm và khả năng hợp tác, ảnh hưởng tới tốcđộ sản xuất và chất lượng sản phẩm.

- Đội ngũ quản trị viên cấp thấp và cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuấtsản phẩm : Đội ngũ công nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm,do vậy cần tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt những công việc được giao.

Nguồn lực vật chất ( Máy móc thiết bị và công nghệ )

Máy móc thiết bị và công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của doanhnghiệp, nó là nhân tố quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, chất lượngcủa sản phẩm và giá thành của sản phẩm Một doanh nghiệp có hệ thống trangthiết bị hiện đại thì sản phẩm của họ có chất lượng cao, giá thành hạ Như vậynhất định khả năng cạnh tranh sẽ tốt hơn.

Trang 7

Nguồn lực tài chính.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp quyết định tới việc thực hiện haykhông thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối củadoanh nghiệp Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có điều kiện để đổimới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giáthành Như vậy, doanh nghiệp sẽ duy trì và nâng cao sức cạnh tranh, củng cốvị trí của mình trên thị trường.

2.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để phản ánh khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp, người ta dùng rấtnhiều các chỉ tiêu khác nhau gồm các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính.

Các chỉ tiêu định lượng.

 Thị phần của doanh nghiệp : Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ lệ phần trămdoanh số của công ty so với doanh số của toàn ngành Chỉ tiêu này càng caochứng tỏ doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao và ngược lại.

 Doanh thu : Dựa vào doanh thu có thể đánh giá được khả năng tiêu thụ củadoanh nghiệp là tốt hay không tốt Để sử dụng được chỉ tiêu này thì doanhnghiệp có thể chọn từ 3 đến 5 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành đểđưa ra so sánh và kết luận.

 Tỷ suất lợi nhuận : Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánhkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và cũng thể hiện tính hiệu quả tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Quy mô về vốn : Một doanh nghiệp có tổng vốn kinh doanh lớn sẽ có khảnăng cạnh tranh cao hơn do có điều kiện mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ.

 Năng suất lao động: Được đo bằng giá trị sản lượng / một công nhân.Năng suất lao động càng cao phản ánh doanh nghiệp càng có khả năng giảmchi phí, hạ giá thành, do đó có khả năng cạnh tranh càng cao trên thị trường.

 Giá thành sản xuất : Phản ánh khả năng cạnh tranh về giá của doanhnghiệp Giá thành sản xuất càng thấp, giá bán càng giảm, do đó sẽ tăng khả

Trang 8

năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.Các chỉ tiêu định tính

 An toàn trong kinh doanh : Chỉ tiêu chủ yếu về an toàn trong kinh doanh làđưa dạng hoá đầu tư và sản phẩm với kết quả cuối cùng là bảo đảm và pháttriển nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao phảnánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

 Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: Các doanh nghiệp phải xây dựngnhãn hiệu riêng của mình và khi đọc đến tên nhãn hiệu người tiêu dùng trêntoàn thế giới có thể phân biệt được tiềm lực, chất lượng, phương thức phục vụcủa sản phẩm này như thế nào so với các sản phẩm khác

II DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.

1.Định nghĩa và vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để phân chia quy mô DNVVN, các quốc gia căn cứ vào những tiêuchuẩn : số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trịgia tăng Ở mỗi quốc gia khác nhau, tiêu chí để phân biệt DNVVN cũng khácnhau Trên thực tế, các nước thường căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản là vốn sảnxuất, số lao động thường xuyên để phân biệt DNVVN với các doanh nghiệplớn, nhưng cũng tùy theo từng ngành, từng thời kỳ và tùy thuộc vào trình độphát triển kinh tế của từng nước

Ở Việt Nam, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa

doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất,

kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốnđăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá300 người” Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công,

doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coi là doanh nghiệp nhỏ.

Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trongquá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt ápdụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói

Trang 9

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm :

- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhànước;

- Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CPngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh.

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các DNVVN ngày càng khẳng địnhvị trí và đóng góp của mình trong nền kinh tế DN có một số vai trò sau:

Thứ nhất, DN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm ổn

định, giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội.

Thứ hai, DN huy động triệt để các nguồn lực để phát triển kinh tế bao gồm

vốn, công nghệ, tài nguyên, con người tạo điều kiện sử dụng tài nguyên sẵncó, nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư để đầu tư tạo động lực cho sự phát triểnkinh tế.

Thứ ba, cung cấp hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Thứ tư, góp phần gia tăng nguồn hàng xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu cho

ngân sách nhà nước, nguồn thu ngoại tệ, tạo tiền đề cho sự phát triền của đấtnước.

2.Ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thoảmãn nhu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sử dụng nhiều lao động với trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp,đặc biệt là rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầuvà thay đổi của thị trường Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bước vào thị

Trang 10

trường mới mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn (do quy môdoanh nghiệp nhỏ), sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất, những khoảngtrống vừa và nhỏ trên thị trường mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng vìmối quan tâm của họ đặt ở các thị trường có khối lượng lớn Doanh nghiệpvừa và nhỏ là loại hình sản xuất có địa điểm sản xuất phân tán, tổ chức bộmáy chỉ đạo gọn nhẹ nên nó có nhiều điểm mạnh:

Thứ nhất, cần ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo không lớn, thường hướng

vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, dung lượng thị trường lớn, nên huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân

Thứ hai, có thể sử dụng các loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước, dễ

dàng thay đổi công nghệ, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí; có thể kết hợp cả những công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao trong điều kiện sản xuất không thuận lợi

Thứ ba, nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt

hàng nhanh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu, nhân lực tại chỗ

Thứ tư, dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh, làm vệ tinh gia công, chế tác

cho các doanh nghiệp lớn DNVVN có thể len lỏi, xâm nhập vào các thị trường ngách và dễ dàng tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền trong lãnh thổ một quốc gia

3 Hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các hạn chế của loại hình doanh nghiệp này đến từ hai nguồn Các hạn chếkhách quan đến từ thực tế bên ngoài, và các hạn chế đến từ chính các lợi thếcủa doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của DNVVN nằm trong chính đặc điểm của

Trang 11

nó, đó là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thường lâm vào tìnhtrạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến hànhđổi mới, nâng cấp trang thiết bị.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nócung cấp sản phẩm.

- Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt làcác công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chấtlượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường.

- Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bíquyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm,thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, nói cách khác là không đủ nănglực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năngsuất và hiệu quả kinh doanh.

- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường các doanh nghiệp vừa vànhỏ thường tỏ ra bị động trong các quan hệ thị trường.

- Do tính chất vừa và nhỏ của nó DNVVN gặp khó khăn trong thiết lập vàmở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương doanhnghiệp đó đang hoạt động.

- Cũng do tính chất vừa và nhỏ của nó, DNVVN gặp khó khăn trong thiếtlập chỗ đứng vững chắc trong thị trường

III TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.

1 Gia nhập WTO cơ hội và thách thức :

Trên cơ sở những thành tựu đạt được sau gần 10 năm đổi mới, năm 1995nước ta chính thức làm đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới Nhậnthức rõ “toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng

Trang 12

nhiều nước tham gia” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoáVIII tại Đại hội toàn quốc của Đảng tháng 4 năm 2001) và thực hiện Nghịquyết 07 của Bộ Chính trị khoá VIII về hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đãnỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố củakinh tế thị trường, kiên trì đàm phán trên cả 2 kênh song phương (mở cửa thịtrường) và đa phương (thực hiện các hiệp định của Tổ chức thương mại thếgiới) Ngày 7/11/2006, tại Geneve (Thụy Sĩ) đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghịđịnh thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thếgiới (WTO) Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cảnhững thách thức cần phải vượt qua khi Việt Nam được tham gia vào tổ chức

thương mại lớn nhất toàn cầu

Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới, nước ta đứng trước nhữngcơ hội lớn như sau:

Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước

thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụmà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này,không bị phân biệt đối xử Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thịtrường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp vànền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia.Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuấtkhẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tốbảo đảm tăng trưởng

Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch cácthiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước tangày càng được cải thiện Đây là tiền đề rất quan trọng để không những pháthuy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnhđầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ

Trang 13

quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm vàchuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển

Ba là: Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành

viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội đểđấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn,có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp Đương nhiênkết quả đấu tranh còn tuỳ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợplực lượng và năng lực quản lý điều hành của ta

Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách

thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoàinhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúcđẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồngbộ hơn, có hiệu quả hơn

Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm

đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạođiều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phươngchâm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trongcộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển

Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập WTOmang lại, cần thấy hết những thách thức mà chúng ta phải đối đầu, nhữngthách thức này bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh của đấtnước với yêu cầu hội nhập, từ những tác động tiêu cực tiềm tàng của chínhquá trình hội nhập Những thách thức này gồm:

Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên

bình diện rộng hơn, sâu hơn Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sảnphẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, khôngchỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu

Trang 14

phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4%trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn Cạnh tranhkhông chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanhnghiệp Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạchđịnh chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thuhút đầu tư từ bên ngoài Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sứccạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia

Hai là: Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không

đồng đều Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn Ởmỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều Một bộ phận dâncư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá;nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tănglên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn Điều đó đòi hỏi phải có chính sáchphúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủtrương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”

Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ

thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên Sự biến động trên thị trường cácnước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải cóchính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình,cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực,hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thếgiới Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoànthiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khókhăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, với lòngtự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc

Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo

vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền

Trang 15

thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền Như vậy, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốctế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ Tận dụngđược cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo racơ hội mới lớn hơn

2 Tác động của việc gia nhập WTO đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một chủ trương lớn của Đảng Saumột năm gia nhập WTO, bên cạnh những thuận lợi chưa từng có, các doanhnghiệp vừa và nhỏ cũng đang đứng trước những thách thức to lớn Để tiếptục phát triển, cần nhận rõ các ưu thế lẫn các lực cản Đánh giá chính xácđược sự tác động tích cực và hạn chế của WTO đến doanh nghiệp vừa và nhỏsẽ giúp đề xuất các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu phát triển về số lượng,nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

2.1 Những tác động tích cực đến doanh nghiệp vừa và nhỏ khi ViệtNam gia nhập WTO :

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hành lang pháp lý đầy đủ và thuận lợi

hơn để phát triển Thật vậy, năm 2000, Luật Doanh nghiệp ra đời, được sửa

đổi bổ sung vào năm 2005 (thực chất là luật dành cho kinh tế tư nhân) Từ đó đến nay, dưới sức ép của tiến trình gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều nghị định mang tính pháp lý dành riêng cho sự hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

- Hội nhập WTO tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho doanh

nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực kinh tế tư nhân phát triển Nhìn lại thời kỳ bao

cấp, quản lý nền kinh tế theo phương thức kế hoạch hóa tập trung, khu vựckinh tế tư nhân không những không có luật chính thức để điều tiết sự hoạtđộng, mà còn bị sự "kỳ thị" của xã hội Đến nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏthuộc khu vực kinh tế tư nhân được hoạt động bình đẳng trong một môi trườngpháp lý chung: kể từ năm 2006 các khu vực kinh tế của Việt Nam, không kể

Trang 16

quy mô đều chịu sự điều tiết chung của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, cácBộ luật về thuế Ngoài ra, vai trò của doanh nghiệp tư nhân ngày càng đượcnâng cao, doanh nhân làm ăn có hiệu quả, thành đạt được xã hội coi trọng

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị

trường thế giới Từ năm 2002 trở lại đây, mọi doanh nghiệp không phân biệt

thành phần kinh tế, kể cả hộ cá thể có đăng ký kinh doanh hợp pháp đều cóquyền xuất - nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài Các rào cản về giấy phép,hạn ngạch xuất - nhập khẩu giảm rất nhiều; việc đi lại của các cá nhân ViệtNam ra nước ngoài hết sức dễ dàng, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ cóđiều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường thế giới

Môi trường kinh doanh minh bạch và công khai Nếu trước đây các thông tinvề cơ chế chính sách, thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp chưa được công khai đầy đủ, thường thay đổi, khiến cho cácdoanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận không kịp thời, tốnnhiều thời gian và tiền bạc thì nay từ trung ương đến địa phương, các cơ quancủa nhà nước đều công khai công bố dưới nhiều hình thức các cơ chế chính sáchcó liên quan đến doanh nghiệp Môi trường kinh doanh minh bạch, rõ ràng đãảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

-Thủ tục hành chính thuận lợi, cơ hội tốt để loại trừ tham nhũng.

Chương trình cải cách thủ tục hành chính đang từng bước đáp ứng yêu cầuhội nhập quốc tế Cơ chế "một cửa" ở các ban quản lý khu công nghiệp, khuchế xuất; hoàn thiện cơ chế đăng ký kinh doanh; hoàn thiện thủ tục hải quan,thủ tục nộp thuế đã giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm chi phí thờigian và tiền bạc, nhờ đó mà tăng năng lực cạnh tranh.

- Cùng với tiến trình hội nhập, thuế nhập khẩu và các rào cản phi thuế

quan giảm Giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu phục vụ đầu vào của doanh

nghiệp giảm, dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa tại Việt Nam giảm, điều nàyrất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi nền sản xuất hàng hóa

Trang 17

Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; giúp các doanh nghiệp Việt Namthuận lợi hơn trong việc đưa hàng hóa thâm nhập vào thị trường thế giới ViệtNam được hưởng Quy chế Tối huệ quốc tại 164 nước trên thế giới nên nhiềungành hàng, mặt hàng được miễn giảm thuế, xóa bỏ hạn ngạch Đây chính lànguyên nhân cơ bản tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanhnghiệp vừa và nhỏ; sự cạnh tranh trên thị trường tăng, tạo động lực thúc đẩycác doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ, nâng caochất lượng sản phẩm, hạ chi phí để nâng cao sức cạnh tranh

2.2 Những hạn chế của việc gia nhập WTO đối với các doanh nghiệpvừa và nhỏ Việt Nam

- Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ở tất cả các cấp chưa đáp ứng yêucầu Hiện tại, các ngành, các bộ đang trong quá trình xây dựng chương trình

kế hoạch hội nhập quốc tế Nhiều nơi chưa nhận diện rõ hội nhập mang lại cơhội gì, thách thức gì một cách cụ thể Vấn đề này sẽ ảnh hưởng không nhỏđến xây dựng cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu hội nhập, gây khó khăn chocác doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ Bởi các doanhnghiệp này chưa nhận diện rõ cơ hội và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tếvà WTO mang lại, do vậy chưa xây dựng cho mình chiến lược kinh doanhphù hợp.

- Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện nhiều, nhưng chưa

nhanh, chưa thực sự mang tính cách mạng Theo xếp hạng của "Doing

Business - 2007" - một tổ chức có uy tín, Việt Nam xếp hạng 104/175 nướctham gia khảo sát, tụt 6 bậc so với năm 2006; ở hàng năng lực cạnh tranh tụt 3bậc, đứng thứ 132 trên thế giới Sự thay đổi cơ chế quản lý chưa đáp ứng yêucầu hội nhập WTO, do đó chưa tác động mạnh nhằm mang lại những thay đổilớn cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cho khu vực doanh nghiệpvừa và nhỏ nói riêng.

Nguồn vốn đầu tư trong nước tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn

Trang 18

chế, điều kiện nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất rất thấp, khó có khảnăng hội nhập sâu rộng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.

- Thiếu thông tin về thị trường, trình độ quản lý doanh nghiệp yếu đưa

số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chiến lược kinh doanh, chưa xâydựng chương trình hội nhập khi Việt Nam đã gia nhập WTO Theo số liệukhảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên50% số giám đốc các công ty chưa tham gia các lớp đào tạo quản trị kinhdoanh, nhiều người trong số họ chưa tốt nghiệp phổ thông, trình độ tiếng Anh,sử dụng công nghệ thông tin kém, khiến tỷ lệ doanh nghiệp bị đóng cửa khácao, bình quân trên 10%/năm.

Theo cam kết WTO, Việt Nam bỏ tài trợ trực tiếp đối với hoạt động xuấtkhẩu, điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏkhi tham gia xuất khẩu hàng hóa ra thị trường khu vực và thế giới Những quyđịnh, chuẩn mực kinh doanh mới như: bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ; vấnđề rào cản kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh quốc tế, quản lý tiêu chuẩnhóa quốc tế, chuẩn mực nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp đã tácđộng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏmới được thành lập, kinh nghiệm kinh doanh còn nhiều hạn chế.

-Việc Việt Nam chưa được thừa nhận có nền kinh tế thị trường, theo cam

kết khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường chođến năm 2018 Điều này đã tác động đến khả năng tự vệ, chống bị kiện phágiá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong hoạt động thương mạiquốc tế Bên cạnh đó, nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển,vì vậy, đưa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị lệ thuộc vào nguồn nguyênliệu nhập khẩu; nhập siêu ở Việt Nam gia tăng Nhập khẩu nhiều dẫn tới chiphí và rủi ro kinh doanh tăng, tác động hạn chế đến khả năng cạnh tranh củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước cũng như thị trường quốc tế.

Từ những thuận lợi và thách thức trên, việc đề xuất các giải pháp để

Trang 19

doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt cơ hội, hạn chế thách thức sẽ mang ý nghĩathực tiễn lớn lao, góp phần phát triển khu vực kinh tế năng động này.

Trang 20

PHẦN 2 : NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁCDOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO.

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DNVVN TẠIVIỆT NAM.

Quá trình hình thành và phát triển các DNVVN ở Việt nam diễn ra từ khálâu, trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau :

Giai đoạn trớc năm 1945, khi mà Việt nam còn nằm trong ách thống trịcủa thực dân Pháp thì cũng đã tồn tại một số lượng đáng kể các doanh nghiệpmà lúc đó là các cơ sở, các xưởng sản xuất nhỏ chủ yếu tập trung vào các lĩnhvực nông nghiệp, các nghề thủ công truyền thống.

Trong giai đoạn từ cuộc cách mạng tháng 8/1945 thành công và cả nướcbước vào giai đoạn kháng chiến chống pháp Các DNVVN lúc này tồn tại cảở vùng ta và vùng địch, đáng chú ý là các DNVVN ở vùng căn cứ đã đónggóp vai trò đáng kể, vừa phục vụ nhu cầu thời chiến của nhân dân, vừa đápứng nhu cầu hậu cần cho kháng chiến lâu dài

Sau thắng lợi Điện Biên Phủ, cả miền bắc bắt tay vào xây dựng lại đấtnước trên con đường xây dựng CNXH Các DNVVN ra đời rất nhanh vànhiều trong giai đoạn này, lúc này chịu sự chi phối của đường lối chính trịhình thức hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh được khuyến khích phát triển, còncác DNVVN dưới hình thức sở hữu t nhân thì bị loại trừ, trong khi đó loạihình DNVVN t nhân ở miền Nam lúc đó lại rất phát triển.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975 và đến trớc đại hội VIII Điểm đánglưu ý trong các DNVVN ở giai đoạn này là ở Miền nam, kinh tế tư nhân làhình thức bị kỳ thị và các DNVVN dưới hình thức sở hữu tư nhân buộc phảiquốc hữu hoá, DNVVN của tư nhân bị cải tạo, xoá bỏ, không khuyến khíchphát triển Nếu muốn tồn tại thì phải tồn tại dưới dạng khác như : hình thứchộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, công tư hợp danh.

Trang 21

Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt nam năm 1986 thực sự là một bướcngoặt, Đại hội VI đã đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sở hữu khác nhau,thay đổi quan điểm với kinh tế tư nhân, từ kỳ thị chuyển sang coi trọng Chủtrương này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt cơ sở sản xuất tư nhân, cáthể, hộ gia đình kinh doanh ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại ra đời vàphát triển.

Bên cạnh đó, từ năm 1986 đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bảnpháp quy, quy định chế độ chính sách đối với hộ gia đình, hộ cá thể, doanhnghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp Nhà nước Đáng chú ý là Nghịquyết 16 của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (1988); Nghị định 27, 28,29 /HĐBT (1988) về kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác và hộ gia đình; Nghị định66/HĐBT về nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định, Công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/98 về định hướng chiến lược và chính sách phát triểnDNVVN và một loạt các Luật như: Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhânmà nay hai Luật này đã được gộp lại thành Luật doanh nghiệp, Luật hợp tácxã, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luậtđầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanhnghiệp phát triển.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, DNVVN vẫn gặp không ítnhững khó khăn, vớng mắc, và nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh

tế của đất nước, chính phủ đã có Nghị định 90/2001/CP-ND ngày

23/11/2001 về chính sách trợ giúp, phát triển DNVVN trong đó quy định rõ

khái niệm, tiêu chí xác định DNVVN ở Việt Nam, khẳng định tầm quan trọngcủa DNVVN trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và cácbiện pháp, các chính sách hỗ trợ DNVVN phát triển Chính phủ còn giao cho

MPI đứng lên làm đầu mối phối hợp các Bộ, các ngành và địa phương tiếp tụcnghiên cứu hoàn chỉnh dự thảo “Chiến lược và chính sách phát triển

Trang 22

DNVVN”, đề xuất giải pháp thực hiện để chính phủ xem xét và phê duyệt Nghị định cũng quy định việc thành lập “Cục Phát triển doanh nghiệpvừa và nhỏ” trực thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư, để giúp Bộ trưởng Bộ Kếhoạch - Đầu tư thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến phát triểnDNVVN; thành lập “Hội đồng khuyến khích phát triển DNVVN” làm nhiệmvụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích pháttriển DNVVN; thành lập “Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNVVN” thuộc các cơquan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhằm thựchiện các chương trình trợ giúp một cách thiết thực và có hiệu quả; khuyếnkhích, tạo điều kiện để các DNVVN tham gia các hiệp hội doanh nghiệp đã cóvà thành lập các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp, nhằm triển khai các hoạtđộng kể cả thu hút các nguồn lực từ nước ngoài để trợ giúp một cách thiếtthực, trực tiếp cho DNVVN , các dịch vụ về thông tin, tiếp thị mở rộng thịtrường, đào tạo, công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cácDNVVN.

Trong thời kỳ từ đổi mới đến hiện nay, số lượng doanh nghiệp của cácthành phần kinh tế có sự biến động rất lớn Trong khi số lượng DNVVN trongkhu vực Nhà nước giảm liên tục, thì số lượng DNVVN trong khu vực tư nhântrong công nghiệp (doanh nghiệp và công ty) tăng nhanh, số lượng lao độngtrên tổng số, đóng góp cho GDP và tỷ trọng trong tổng đầu tư xã hội cũngtăng nhanh Quan niệm về kinh tế tư nhân cũng có nhiều đổi mới, không còncái nhìn kỳ thị như trong giai đoạn bao cấp, với tư tưởng giáo điều và tảkhuynh, coi kinh tế tư nhân là một loại hình kinh tế tiêu cực, là tàn dư của chếđộ cũ, là bóc lột, ăn bám…, Đến nay, kinh tế tư nhân thực sự đã được coi là

“một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt nam”

II KHUNG PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC DNVVN

Xác định tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với phát triển

Trang 23

kinh tế đất nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều năm trở lại đây,Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức caonhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hìnhkinh tế này Có thể thấy rõ, hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đangdần được cải thiện và ngày càng có chuyển động tích cực :

Năm 2002

 Thông tư số: 86 /2002/TT - BTC ngày 27 tháng 09 năm 2002 của BộTài chính, Hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnhxuất khẩu.

Năm 2003

 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 12/2003/QÐ-TTg ngày 17tháng 01 năm 2003, về chức năng, nhiệm vụ và thành viên Hội đồng khuyếnkhích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Quyết định của Bộ trưởng Thương mại về Quy định Thành lập và Quảnlý Chương trình Xúc tiến Thương mại Trọng điểm Quốc giangày 24 tháng 01năm 2003

 Quyết định số 185 QÐ/BKH ngày 24/3/2003 của Chủ tịch Hội đồngkhuyến khích phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, về ban hành quy chế hoạtđộng của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

 Quyết định số 290/2003/QĐ-BKH ngày 12/5/2003 của Bộ trưởng BộKế hoạch và Đầu tư, về việc thành lập các Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật Doanhnghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh

Trang 24

 Chỉ thị số: 27/2003/CT-TTg ngày 11/12/2003 của Thủ tướng Chínhphủ, về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện luật Doanh nghiệp, khuyến khích pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Năm 2004

 Quyết định số: 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 của Thủ tướngChính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt độngcủa Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theoQuyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướngChính phủ

 Hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về triển khai Chương trình Pháttriển nguồn nhân lực, ngày 24 tháng 11 năm 2004

 Quyết định số: 143/2004/Q Đ-TTg ngày 10/08/2004 của Thủ tướngChính phủ, về việc Phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lựccho các doanh nghiệp

 Thông tư số: 93/2004/TT-BTC ngày 29/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Tàichính,hướng dẫn một số nội dung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt độngcủa Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trang 25

 Quyết định số: 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 của Thủ tướngChính phủvề Phê duyệt Kế hoạch phát triển DNVVN 2005-2010.

Năm 2007 :

 Nghị định : 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 Quy đ ịnh chi tiết Luậ t Thương m ại về hoạ t đ ộng mua bán hàng hoá và các hoạ t đ ộng liên quan trựctiế

p đ ến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vố n đ ầ u tư nư ớc ngoài tạiViệt Nam

 Nghị định : 87/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 Ban hành Quy chế thựchiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

 Thông tư số : 9/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007 hư ớng dẫn thi hànhNghị đ ịnh số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy đ ịnh chi tiếtLuậ

t Thương m ại về hoạ t đ ộng mua bán hàng hóa và các hoạ t đ ộng liên quantrực tiế p đ ến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vố n đ ầ u tư nư ớc ngoàitại Việt Nam

 Nghị định : 122/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 Quy đ ịnh Danh mụcdoanh nghiệ p không đư ợ c đ ình công và việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao đ ộng ở doanh nghiệ p không đư ợ c đ ình công.

Hệ thống thể chế hỗ trợ DNVVN tại Việt Nam

Hệ thống thể chế hỗ trợ DNVVN tại Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo

của Thủ tướng được thành lập theo Nghị định 90/2001/NÐ-CP ngày

Hội đồng Khuyến khích phát triển DNVVN làm cố vấn cho Thủ tướng

trong công tác phát triển DNVVN do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm

chủ tịch Cục Phát triển DNVVN là cơ quan điều phối chính sách liên quan

tới DNVV ở cấp trung ương đồng thời đóng vai trò là thư ký thường trực choHội đồng khuyến khích phát triển DNVVN.

Sở Kế hoạch và Đầu tư dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh/ thànhphố là cơ quan điều phối chính sách liên quan tới DNVVN ở cấp địa phương

Trang 26

đồng thời các Sở ban ngành khác cũng thực hiện các biện pháp hỗ trợDNVVN.

Các cơ quan ban ngành của Chính phủ ở Trung ương phối hợp chặt chẽvới các tổ chức đại diện cho khu vực tư nhân và các nhà cung cấp dịch vụ tưnhân cũng như nhà nước hỗ trợ DNVVN nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trang 27

III THỰC TRẠNG CỦA DNVVN Ở VIỆT NAM KHI VIỆT NAM

GIA NHẬP WTO.

Thực tế trong những năm qua, sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng của các DNVVN đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng cũng như vào ngân sách, tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân; góp phần đáng kể trong việc huy động nguồn đầu tư trong dẫn cho phát triển kinh tế – xã hội Đạt được những kết quả đó một phần nhờ sự nỗ lực của bảnthân các doanh nghiệp Phần có tính quyết định là nhờ tác động của các cơ chế, chính sách đã tạo nền tảng cho hỗ trợ DNVVN, vai trò của doanh nhân được đề cao

1.Thành tựu đạt được :

-DNVVN có vai trò rất quan trọng, là một động lực cho sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả của nền kinh tế

Việc phân chia DNVVN được thực hiện theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP

của Chính phủ: DNVVN bao gồm các doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã hoặc liên minh hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoặc hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP) có số vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng và số lao động thưởng xuyên dưới 300 người Nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí vốn thì DNVVN chiếm 87,53% DNNN, khoảng 95% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trong đó 99,19% doanh nghiệp tư nhân, 95,79% hợp tác xó, 89,93% cụng ty TNHH, 74,54% cụng ty cổ phần) Hằng năm, DNVVN tạo ra khoảng 25% GDP, thu hút 64,8% lực lượng lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 700.000 lao động

Bức tranh toàn cảnh doanh nghiệp của Việt Nam có một số nét tương đồngvới thực tiễn quốc tế về quy mô trung bình của các doanh nghiệp nhỏ, trungbình và lớn Trong khi mức trung bình của doanh nghiệp Việt Nam còn ở quy

Trang 28

mô nhỏ với bình quân 3 lao động/cơ sở so với mức bình quân 9 lao động/cơsở ở các nước EU, thì một “doanh nghiệp nhỏ” của Việt Nam cũng có mứcbình quân lao động là 19 người tương đương mức bình quân 20 lao động củadoanh nghiệp “nhỏ” của Châu Âu “Doanh nghiệp vừa” của Việt Nam có 112lao động còn ở Châu Âu là 95 Doanh nghiệp siêu nhỏ của Việt Nam thì cóquy mô nhỏ hơn Châu Âu và có chưa đến 2 lao động tính theo bình quân mộtcơ sở Sự khác biệt lớn nhất có thể thấy là trong trường hợp các doanh nghiệpquy mô lớn với mức bình quân 773 lao động/cơ sở tại Việt Nam và còn tạiChâu Âu có mức bình quân cao hơn nhiều (1020 lao động)

Trong mấy năm gần đây, số lượng doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanhnghiệp tăng nhanh, với tốc độ ngày càng cao, số doanh nghiệp đăng ký trungbình hàng năm tăng khoảng 4 lần so với trung bình của 9 năm trước năm2000

Số lượng đăng ký kinh doanh mới từ năm 2000

Trang 29

chất lượng, DNVVN đã đóng góp đáng kể vào sản lượng quốc gia cũng nhưnguồn thu ngân sách cả Trung ương và địa phương

Theo Kết quả Tổng điều tra các doanh nghiệp thuộc quy mô “nhỏ” và“vừa” tạo ra được một lượng doanh thu đáng kể tính theo bình quân cơ sở vàtheo bình quân nhân công lao động Kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hànhchính, sự nghiệp cũng cho thấy năng suất lao động bình quân nếu tính theodoanh thu bình quân đầu người của các doanh nghiệp nhỏ gấp 2 lần, của cácdoanh nghiệp vừa gấp 3 lần so với năng suất lao động của doanh nghiệp lớn

Đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng đang có xu hướng tănglên trong mấy năm gần đây, hằng năm, DNVVN tạo ra khoảng 25% GDP.Ngoài đóng góp trực tiếp vào ngân sách, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệpcòn tích cực tham gia đóng góp xây dựng các công trình văn hoá, trường học,đường giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa và những đóng góp phúc lợi xã hộikhác ở các địa phương trong cả nước Một số doanh nghiệp trực tiếp xây dựngnhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách, gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,nhà văn hoá hay trường học; cung cấp học bổng cho sinh viên nghèo, v.v

- DNVVN tham gia tích cực vào khu vực sản xuất chế biến, bán lẻ và dịch vụ; góp phần cân bằng ngoại tệ thông qua xuất khẩu

Các DNVVN khá năng động và nhanh nhạy trong hầu hết các lĩnh vực sảnxuất kinh doanh.Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,DNVVN chiếm 17% tổng số doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào những lĩnhvực thực phẩm, chế biến gỗ, chế biến thủy sản Hằng năm, DNVVN tạo ra31% tổng giá trị sản lượng công nghiệp

- Đa số các DNVVN ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thươngmại - dịch vụ (chiếm 55%), do đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, lợinhuận cao, không cần số vốn đầu tư lớn, sử dụng ít lao động Các DNVVNngoài quốc doanh chiếm đến 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vậnchuyển hàng hóa Theo số liệu điều tra, các DNVVN trong lĩnh vực thươngmại - dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực công nghiệp, bình quân 1lao động trong doanh nghiệp công nghiệp tạo ra doanh thu 14,6 triệu đồng,

Trang 30

trong khi doanh nghiệp thương mại - dịch vụ là 75,8 triệu đồng Các doanhnghiệp thương mại hiện chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, kết cấu hạ tầngphát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao,sức cầu lớn

-DNVVN góp phần khôi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ côngtruyền thống,

Trên địa bàn nông thôn, DNVVN chiếm 14%, với số lượng 40.500 doanhnghiệp, tập trung hầu hết ở 1631 làng nghề, trong đó DNNN chiếm 14,16%,HTX 5,76%, doanh nghiệp tư nhân 80% Nếu phân theo lĩnh vực hoạt độngcó khoảng 18,62% doanh nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, 32,5% doanhnghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, 49,78% doanh nghiệp dịchvụ Hiện 100% sản lượng của một số sản phẩm truyền thống như cói, đan lát,thủ công mỹ nghệ do các DNVVN ở nông thôn sản xuất

- Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động:

Nước ta hàng năm có thêm khoảng 1,4-1,5 triệu người đến tuổi tham gia thịtrường lao động; ngoài ra, số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển sanglàm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ Theo ước tính,DNVVN tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng25-26% lực lượng lao động cả nước Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kêriêng khu vực doanh nghiệp, không tính các hộ kinh doanh cá thể, mỗi nămthu hút trên dưới 45 vạn lao động với mức thu nhập bình quân gần 1,05 triệuđồng/tháng Ngoài ra khu vực hộ kinh doanh cá thể mỗi năm tăng thêm từ 12-15 vạn cơ sở, thu hút thêm gần 40 vạn lao động Tiềm năng to lớn này có ýnghĩa quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp vàổn định xã hội hiện nay

Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2005 phân theo quy mô lao động và phân theo loại hình doanh nghiệp

Trang 31

Doanh nghiệp

Trung ương18254614356922028129527037 Địa phương22616265369382272531541183

Tập thể 6334679261324594625340235 Tư nhân 3464712649

ngoài 8453137251289707166282

Cơ cấu (%)

Trung ương 1.620.020.020.375.2013.5318.0824.8333.6752.86 Địa phương2.000.030.081.388.5813.9616.2812.9614.714.29

Tập thể 5.612.937.556.314.233.262.571.940.62 Tư nhân 30.6754.5531.3524.9211.424.554.052.691.87 Công ty hợp danh 0.030.050.010.050.020.00

Công ty TNHH 46.4936.1651.2552.6242.7231.4323.5619.1111.478.57 Công ty CPcó vốn NN0.970.020.060.584.436.338.116.906.11

Ngày đăng: 04/12/2012, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w