1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Bảo Việt Hà Nội

82 548 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 381,5 KB

Nội dung

Luận Văn:Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Bảo Việt Hà Nội

Trang 1

Lời mở đầu

Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì nhu cầu an toàn là nhu cầu thiết yếu, nó chỉ xếp sau nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của con người Con người luôn tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những rủi ro biến cố bất ngờ trong cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh Trong lịch sử thì con người đã tìm ra rất nhiều cách để bảo vệ mình, trong đó bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu và có hiệu quả nhất mà con người áp dụng để bảo vệ mình và tài sản.

Bảo hiểm cháy là nghiệp vụ được triển khai từ rất sớm Hiện nay ở hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhan thọ đều đã triển khai nghiệp vụ này Trong thời gian thực tập ở Phòng cháy và các rủi ro hỗn hợp tại Bảo Việt Hà Nội, em đã nhận thấy rằng : công tác quản trị rủi ro là một trong những khâu quan trọng và phức tạp của bảo hiểm cháy Vì thông qua công tác này thì một mặt có thể đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và hạn chế tổn thất do rủi ro hỏa hoạn gây ra, giúp người tham gia bảo hiểm ổn định về mặt tài chính, yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, đảm bảo trật tự xã hội.

Như vậy, công tác quản trị rủi ro có vai trò vô cùng quan trọng, xuất phát tự mục đích muốn được tìm hiểu thực trạng triển khai công tác này tại Bảo Việt Hà Nội, bản thân em cũng rất mong muốn công tác này ngày càng được chú trọng và thực sự phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh đặc biệt trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy Do đó, em quyết định chọn đề tài

“ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Bảo Việt Hà Nội “

Nội dung gồm có 3 chương

Trang 2

Chương 1 : Lý luận chung về công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy

Chương 2 : Thực trạng công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2003- 2007

Chương 3 : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Bảo Việt Hà Nội

Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong Phòng bảo hiểm cháy và rủi

ro hỗn hợp, và lời cảm ơn sâu sắc tới chú Lê Xuân Bảy – Phó phòng Bảo hiểm cháy và các rủi ro hỗn hợp đã hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện

tốt nhất giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Thị Lệ Huyền đã quan tâm và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

Sinh viên

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 3

Chương 1 : Lý luận chung về công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy

I.Sự cần thiết khách quan và lịch sử phát triển của bảo hiểm cháy

1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm cháy

Từ hàng triệu năm về trước, việc tìm ra lửa đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển của loài người Phát minh ra lửa và sử dụng lửa là một phát minh vĩ đại nhất và lửa đã mang lại cho con người bao nhiêu niềm vui, hạnh phúc và trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong sản xuất kinh doanh Nhưng ngược lại lửa cũng gây ra không ít những hiểm họa cho cuộc sống con người Theo số liệu thống kê, trên thế giới hàng năm có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la và rất nhiều người thiệt mạng.

Hiện nay, các vật liệu đốt từ các nguồn tự nhiên ngày càng bị cạn kiệt dần, do đó để tồn tại phát triển con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học phát minh ra nhiều nhiên liệu thay thế sử dụng để phục vụ cuộc sống như : xăng, ga, thiết bị điện tử, hóa chất, hàng hóa…Việc ứng dụng các thành tựu tiến bộ vào sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân ngày càng đa dạng Thêm vào đó thì điều kiện tự nhiên ngày một khắc nghiệt cùng với sự hạn chế trong hiểu biết của người dân về việc PCCC làm cho các vụ cháy ngày một gia tăng.

Hàng năm trên thế giới trung bình có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ với ước tính thiệt hại 600 tỷ USD Hỏa hoạn không chỉ xảy ra với nước có kinh tế chậm phát triển mà ngay cả những nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ , Đức…và nước càng phát triển thì thiệt hại do cháy càng lớn và hậu quả càng nặng nề Có những vụ cháy không thể phai mờ trong tiềm thức

Trang 4

nhân loại, đó là vụ cháy thành phố LONDON, nước Anh Đám cháy bắt đầu từ 02/09/1966 cho đến ngày 09/09/1966 đã thiêu hủy 13200 căn nhà ( gần hết thành phố LONDON lúc bấy giờ ) Còn ở Mỹ mỗi năm có

khoảng2,4 triệu vụ cháy, thiệt hại 300.000 mạng người, tổn thất khoảng 1.8 tỷ USD.

Ở Việt Nam trong vòng 30 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phòng cháy chữa cháy ( 04/10/1961 ) đến 04/10/1991 cả nước đã xảy ra 566.036 vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại về vật chất ước tính 948 tỷ đồng, làm chết 2574 người Các vụ cháy lớn có tỷ lệ ngày càng tăng Năm 1990 số vụ cháy xảy ra là 902 vụ, chết và bị thương 380 người, gây thiệt hại hơn 11.3 tỷ đồng Từ 1992-1993 cả nước có 1710 vụ cháy , làm chết 213 người, làm bị thương 348 người, thiệt hại vật chất ước tính 114.76 tỷ Năm 1996 thống kê cho thấy có 961 vụ cháy lớn nhỏ xảy ra, gây thiệt hại 43.8 tỷ đồng, số người bị chết và bị thương là 162 người Những vụ cháy gây thiệt hại lớn trong những năm qua , điển hình là :

- Ngày 22/07/1993 Công ty LD sản xuất Giầy Hiệp Hưng – TP.HCM bị cháy thiệt hại 14 tỷ đồng

- Ngày 14/07/1994 cháy chợ Đồng Xuân, thiệt hại hàng hóa ước tính 14 tỷ đồng, có 2346 hộ kinh doanh và hàng ngàn đại lý tại chợ bị thiệt hại, những hộ kinh doianh lâm vào tình trạng khó khăn, nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn.

- Ngày 26/06/1997 cháy kho xăng dầu Thủy Nguyên – Hải Phòng làm thiệt hại 31 tỷ đồng.

- Ngày 15/09/1998 cháy nhà máy giầy Đồng Nai thiệt hại ước tính 12 triệu đồng.

- Năm 2000 đã xảy ra những vụ cháy lớn có thể kể đến như vụ cháy

Trang 5

Thịnh Khang thiệt hại ước tính 6,2 tỷ đồng, vụ cháy ở công ty Muraya Việt Nam với thiệt hại 6,25 tỷ đồng.

- Vụ cháy xưởng sản xuất của công ty Interfood ngày 1/4/2003 làm thiệt hại hơn 5 triệu USD

- Ngày 09/05/2003 cháy dây chuyền sản xuất mì ăn liền của công ty chế biến lương thực Hà Việt -Pháp Vân -Thanh Trì - Hà Nội thiệt hại gần 8 tỷ đồng.

- Ngày 07/05/2004 cháy công ty TNHH Trần Thành – Từ Liêm – Hà Nội gây thiệt hại gần 3,2 tỷ đồng

- Khoảng 2 giờ sáng ngày 29/03/2005 lửa phát cháy trong xưởng sản xuất giấy ăn và băng vệ sinh của Công ty TNHH Thống Nhất tại 670 Ngô Gia Tự - Phường Đức Giang – Quận Long Biên – Hà Nội , thiệt hại 7,4 tỷ đồng.

- Ngày 1/6/2007 cháy kho thuốc nổ tại Cẩm Phả - Quảng Ninh, nguyên nhân chưa xác định rõ, thiệt hại ước tính 1,8 tỷ đồng Bảo Việt đã tạm thời bồi thường cho công ty 500 triệu đồng và đến ngày

- Ngày 07/12/2007 cháy kho hàng hóa màn tuyn của phân xưởng Văng Sấy, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ( thuộc công ty dệt 10-10)

- Ngày 09/07/2007 xảy ra cháy tại công ty cổ phần ống thép Việt Đức tại Khu công nghiệp Đồng Xuyên- Vĩnh Phúc với nguyên nhân là do ma sât các loại hạt bụi kim loại phát ra các tia lửa

Trên đây chỉ là những con số thiệt hại về tài sản còn những thiệt hại về người, thiệt hại gián đoạn kinh doanh… vẫn chưa được kể đến Ta thấy rõ ràng khi hỏa hoạn xảy ra thì những thiệt hại mà nó đem lại thường rất lớn, có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào Ngay cả những nơi có trang bị tốt về PCCC thì hỏa hoạn vẫn có thể xảy ra nhưng với xác suất rủi ro thấp

Trang 6

quốc gia trên toàn thế giới và Việt Nam cũng là quốc gia mà tình hình cháy đang ở mức báo động Hiện nay có hai biện pháp hữu hiệu để hạn chế tổn thất, giảm bớt thiệt hại do cháy gây ra là PCCC và bảo hiểm PCCC sẽ giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân đề phòng và hạn chế tổn thất kho có rủi ro cháy xảy ra Và bảo hiểm cháy với hai vai trò là “ một giá đỡ ’’ cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia bảo hiểm sẽ giữ cho các danh nghiệp có thể bảo toàn và nhanh chóng khắc phục hậu quả đưa lại cho doanh nghiệp trở lại quỹ đạo kinh doanh.

2 – Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm cháy

Theo tài liệu lịch sử để lại từ thời trung đại đến thời phục hưng con người vẫn chưa có hệ thống PCCC nào hiệu quả Chỉ đến thời hoàng đế La Mã trị vì họ đã nghĩ ra một phương thức hiệu quả để phòng cháy chữa cháy, đó là ở các thành phố lớn và thị trấn nhà nào cũng phải dự trữ các xô nước đầy Đêm có các đội tuần tra đi dọc phố nếu phát hiện ra cháy họ sẽ báo ngay cho chủ nhà biết Nếu hỏa hoạn xảy ra người bị thiệt hại có thể được phường hội trợ giúp với điều kiện họ phải là thành viên của hội Tuy nhiên khoản trợ giúp này chưa thể coi là khoản bồi thường thực sự

Phường hội đầu tiên theo kiểu này do nhà lái buôn thành phố Rowen ( Pháp ) thành lập năm 1374 Theo điều kiện của phường hội, khi một thành viên bị thiệt hại sẽ được các thành viên khác sửa chữa thiệt hại do hỏa hoạn xảy ra.

Thời gian trôi qua các biện pháp khắc phục hậu quả của hỏa hoạn vẫn chưa có hiệu quả, cho đến năm 1666 sau khi vụ cháy kinh hoàng ở thành phố Luân Đôn, nước Anh và các nước Châu Âu mới thấy được tầm quan trọng của việc thiết lập nên hệ thống PCCC và bồi thường cho những người thiệt hại một cách hữu hiệu Với mức độ nghiêm trọng của thảm họa

Trang 7

rủi ro hỏa hoạn, họ đã nhận thức rằng cần có bảo hiểm hỏa hoạn và từ đó dẫn đến sự ra đời lần lượt của các công ty bảo hiểm hỏa hoạn Đó là các tổ chức sau:

- Fire office thành lập năm 1667 với tiền thân là những người lính cứu hỏa

- Friendly Society Office là Công ty Bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên ra đời năm 1684 Công ty này hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ và hệ thống phí cố định, người được bảo hiểm không bồi thường toàn phần mà phải chịu một phần thiệt hại xảy ra.

- Sau đó hàng loạt công ty bảo hiểm cháy khác tiếp tục ra đời ở Anh như : Amicable (1969), Sun (1710), Union (1714) Phần lớn các công ty này tồn tại đến ngày nay và vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển Sau khi công ty bảo hiểm đầu tiên ra đời ở Anh, bảo hiểm cháy lan rộng sang các nước Châu Âu, cụ thể là Đức năm 1667

- Anh em nhà Perien thành lập công ty bảo hiểm đầu tiên tại Pháp năm 1686 và 100 năm sau một số công ty có tên là “ La Royale Incendic” chính thức thành lập.

- Công ty bảo hiểm cháy đầu tiên tại Mỹ là công ty bảo hiểm tương hỗ Beamjamen franklia và một số thành viên sáng lập năm 1752 mang tên “The Philadenphia Contrition ship” chuyên bảo hiểm cháy cho nhà cửa.

- Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm cháy đã được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển dẫn đên sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm dịch vụ trên thị trường Hầu hết ác công ty bảo hiểm phi nhân thọ khi đặt văn phòng để mở rộng thị phần, nghiệp vụ đầu tiên mà họ tiến hành đó là nghiệp vụ bảo hiểm cháy.

Trang 8

- Ở Việt Nam, bảo hiểm cháy bắt đầu thực hiện từ năm 1989 sau khi có quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 của Bộ Tài Chính ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy Sau một thời gian thực hiện, để phù hợp với thực tế, Bộ Tài chính lại có quyết định số 142/TCQĐ ban hành quy tắc và biểu phí mới và Quyết định số 212/TCQĐ ngày

12/4/1993 ban hành biểu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt với mức phí cao nhất thay cho biểu phí bảo hiểm cháy theo quyết định số 142/TCQĐ

Hiện nay, tuy còn một số vấn đề tồn tại trong khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nhưng cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Năm, hầu hết các công ty bảo hiểm đều nhận thấy rằng bảo hiểm cháy là một nghiệp vụ vô cùng thiết yếu đối với nền kinh tế nói chung và cuộc sống con người nói riêng Do đó, đã có nhiều công ty trong và ngoài nước tiến hành triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này Có thể nói rằng, bảo hiểm cháy đã dần đi vào tiềm thức của con người Việt Nam, đáp ứng được đòi hỏi tất yếu của xã hội và ngày càng củng cố vững chắc vị trí của mình trong cơ cấu chung của ngành bảo hiểm Việt Nam.

3 – Vai trò, tác dụng của bảo hiểm cháy

Thứ nhất, bảo hiểm cháy là “ lá chắn kinh tế” của các doanh nghiệp, góp

phần giảm thiểu những hậu quả, những ảnh hưởng của những rủi ro liên quan đến đời sống vật chất và hoạt động sản xuất kinh doanh của người tham gia bảo hiểm.

Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh đôi khi rủi ro xảy ra bất ngờ mà không ai lường trước được Những vụ cháy đã và đang gây nên những thiệt hại về tài sản, tính mạng con

người, làm gián đoạn quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp Khi tham

Trang 9

phục được hậu quả của rủi ro nhờ số tiền bồi thường mà các công ty bảo hiểm chi trả cho người được bảo hiểm Trong đa phần các trường hợp thì số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm đủ để bù đắp cho những mất mát, thiệt hại mà doanh nghiệp gánh chịu do rủi ro mang đến Điều này cũng giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhanh chóng trở lại quỹ đạo của nó.

Trên thực tế các công ty bảo hiểm sử dụng phần lớn số tiền thu được chỉ để bồi thường cho người tham gia bảo hiểm, thường số tiền bảo hiểm chiếm khoảng 20 – 40% doanh thu phí bảo hiểm Khả năng tích lũy của từng công ty bảo hiểm không lớn nhưng các công ty bảo hiểm lại có khả năng bảo hiểm cho những giá trị rất lớn thông qua sự phân chia, phân tán rủi ro Việc phân chua, phân tán rủi ro trong hoạt động bảo hiểm được thực hiện thông qua các hợp đồng đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm Các doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ khai thác bảo hiểm ở một khu vực mà tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm ở một phạm vi rộng, điều này sẽ làm tăng khả năng ký kết hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm kể cả các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn Chính điều này đã giúp các doanh nghiệp bảo toàn được vốn khi có rủi ro xảy ra Bên cạnh đó, cùng với sự chuyển đổi của cơ chế quản lý, nhà nước đã chủ động giao vốn cho các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển các nguồn vốn doanh nghiệp không còn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước như trong thời kỳ bao cấp trước đây Do đó, nếu có xảy ra tổn thất thì doanh nghiệp không được quyền ghi giảm vốn vì vậy, bảo hiểm cháy sẽ tạo ra sự ổn định tâm lý cũng như tài chĩnh cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh, các cá nhân khi có hỏa hoạn xay ra.

Thứ 2, bảo hiểm cháy góp phần đề phòng nguy cơ cháy mang lại lợi ích

Trang 10

Do bảo hiểm là hoạt động kinh doanh nên muốn kinh doanh có hiệu quả cao các công ty bảo hiểm phải luôn theo dõi , thống kê tình hình tai nạn , tổn thất Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm đề phòng và hạn chế rủi ro Các công ty bảo hiểm tham gia tích cực vào việc dự đoán, thông báo tai nạn, bồi thường những chi phí hợp lý cho người tham gia bảo hiểm để họ đề phòng và hạn chế tổn thất, đề ra các quy định chặt chẽ để tăng cường trách nhiệm của những bên có liên quan đến đối tượng bảo hiểm… Vì vậy có thể nói bảo hiểm cháy góp phần đề phòng hạn chế tổn thất, mang lại sự an toàn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng và xã hội nói chung.

Thứ ba, bảo hiểm cháy góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước, thúc

đẩy nền kinh tế phát triển:

Với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một kênh huy động vốn dài hạn để đầu tư trở lại cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sử phát triển của thị trường vốn ở Việt Nam, mang lại các lợi ích không chỉ về kinh tế mà còn mang lại lợi ích về mặt xã hội Các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện đa dạng hóa đầu tư : tham gia thành lập công ty cổ phần, cho vay, tham gia dự án đầu tư, mua trái phiếu, tính phiếu kho bạc nhà nước, mua cổ phiếu, gửi tiết kiệm… cụ thể : đầu tư chứng khoán 29,2 % , bất động sản 6,8 %, góp vốn liên doanh 7,2 % , cho vay 4,7 % và cao nhất là gửi ngân hang 52,1 % ( năm 2002 ) ( nguồn : Tạp chí Bảo hiểm )

Thứ tư, bảo hiểm cháy góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp: Ý nghĩa kinh tế xã hội của bảo hiểm cháy còn được thể hiện thông qua hoạt động bảo hiểm đã thu hút được một số lao động nhất định, góp phần làm giảm bớt tình trạng thất nghiệp Đồng thời thông qua việc bồi thường

Trang 11

nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường và tránh rơi vào tình trạng phá sản sau vụ hỏa hoạn lớn điều này cũng giúp các lao động trong doanh nghiệp tránh được tình trạng thất nghiệp.

4 – Mục đích và tác dụng của bảo hiểm

Mặc dù con người đã dung biện pháp để kiểm soát rủi ro như : + Tránh né rủi ro

+ Ngăn ngừa tổn thất + Giảm thiểu rủi ro

Nhưng rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì rủi ro là ngẫu nhiên và bất ngờ, thậm chí hậu quả của nó rất khôn lường nhất là rủi ro hỏa hoạn Qua thực tế cho thấy một trong những biện pháp phòng cháy tốt nhất là tham gia bảo hiểm cháy, là một nghiệp vụ cơ bản của bảo hiểm thương mại Bảo hiểm cháy là một loại hình bảo hiểm tài sản áp dụng đối với các nhà máy xí nghiệp… nhằm bù đắp tài chính cho người tham gia bảo hiểm.

Tham gia bảo hiểm cháy có những lợi ích nhất định, đó là :

- Đối với người tham gia bảo hiểm : với nguyên tắc số đông bù số ít,

tham gia bảo hiểm cháy không những tự giúp mình khắc phục hậu quả do cháy gây ra mà từ đó còn nhanh chóng giúp doanh nghiệp ổn định và tiếp tục sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với các DNNN từ khi chuyển đổi cơ chế, nhà nước chủ động giao vốn cho các doanh nghiệp tự bảo tồn và phát triển vốn, không có sự hỗ trợ nhiều của nhà nước như trong thời kỳ bao cấp trước đây Do đó, dù có bất kì thiệt hại gì xảy ra thì bảo hiểm sẽ vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp bảo toàn vốn, khắc phục hậu quả của rủi ro.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn tự mình phải đề phòng hạn chế tổn thất do các rủi ro gây ra Nhưng khi tham gia

Trang 12

những biện pháp PCCC hữu hiệu nhất Vì các công ty bảo hiểm khi tiến hành kinh doanh nghiệp nghiệp vụ bảo hiểm cháy họ không bao giờ muốn rủi ro xảy ra gây tổn thất phải bồi thường Do đó, họ luôn tích cực tìm kiếm các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất tốt nhất bởi vì họ có những cán bộ chuyên môn về đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro Những cán bộ này không những giúp cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm biết được những cách đề phòng – hạn chế tổn thất mà còn đưa ra các gợi ý giúp các cá nhân, tổ chức áp dụng các trang thiết bị PCCC phù hợp với điều kiện doanh nghiêp Mặt khác, công ty bảo hiểm còn hỗ trợ vật chất và kinh phí cho đơn vị tham gia nhằm thực hiện tốt nhất công tác đề phòng hạn chế tổn thất.

- Đối với Nhà nước: Khi tham gia bảo hiểm cháy, người tham gia bảo

hiểm phải đóng một khoản phí bảo hiểm tạo thành một quỹ tài chính Bảo hiểm Quỹ này ngoài mục đích để bù đắp kịp thời những thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra, nhằm ổn định tình hình tài chính cho họ, nó cũng có vai trò to lớn trong việc cung cấp vốn đầu tư cho nền kinh tế Về bản chất thì các công ty bảo hiểm là các trung gian tài chính Ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các công ty bảo hiểm còn tham gia các hoạt động tài chính Qua đó, các công ty bảo hiểm đã tạo ra bàn tay vô hình thúc đẩy nền kinh tế phát triển Đây cũng chính là nhiệm vụ chủ yếu của các công ty bảo hiểm góp phần quan trọng vào việc tăng doanh thu của công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.

- Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường trong điều kiện xuất phát thấp là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, để Việt nam trở thành nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực Đông Nam Á và

Trang 13

trình CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế mở nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Các chủ đầu tư nước ngoài do quen với việc tham gia bảo hiểm cháy nên khi đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ rất an tâm nếu các công ty bảo hiểm trong nước cung cấp đầy đủ các dịch vụ để tham gia bảo hiểm đối với các lĩnh vực mà họ kinh doanh Như vậy, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy có thể tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy quá trình mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại trong công cuộc xây dựng đất nước.

Ngoài ra, việc các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cháy còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội, đó là tạo công ăn việc làm cho người lao động và Nhà nước thông qua hình thức thuế sử dụng mục đích đảm bảo phúc lợi xã hội

II – Nội dung cơ bản của bảo hiểm cháy

1 – Các khái niệm có liên quan :

Bảo hiểm cháy là một loại hình bảo hiểm tài sản nhằm áp dụng đối với các nhà máy,xí nghiêp,tổ chức… thuộc mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân Giá trị được bảo hiểm thường rất lớn Khi rủi ro xảy ra, tổn thất không chỉ là một đơn vị nhỏ mà có khi là đối với toàn bộ tài sản.

Trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy có 1 số khái niệm saua Cháy : Là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng

b Hỏa hoạn : Là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài luồng lửa chuyên dùng gây thiệt hại cho tài sản và người ở xung quanh.c Rủi ro cháy : là khả năng gây ra thiệt hại hư hỏng hoặc mất mát tài

sản do cháy Bao gồm : cháy do sét đánh, do lỗi bất cẩn của con người trong sinh hoạt, cháy do chập điện…

d Đơn vị rủi ro : Là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác

Trang 14

ngôi nhà, bộ phận của nhà hoặc kho tàng ngoài trời liền nhau nhưng cách biệt với các ngôi nhà hoặc kho tàng khác về không gian hoặc cấu trúc.

Đơn vị rủi ro được coi là tách biệt về mặt không gian khi khoảng cách giữa các ngôi nhà hoặc kho ngoài trời bằng vật liệu không cháy đảm bảo tối thiểu 10m Đối với các kho ngoài trời bằng vật liệu không cháy khoảng cách đó phải đảm bảo 20m

Đơn vị rủi ro được coi là tách biệt về mặt cấu trúc nếu các ngôi nhà, bộ phận nhà hoặc kho được ngăn cách bằng tường ngăn cháy.

e Tường ngăn cháy : là tường ngăn để chia ngôi nhà hoặc kho ngoài trời thành nhiều đơn vị rủi ro Tường ngăn cháy có các đặc điểm sau đây:- Tường ngăn cháy phải có giới hạn chịu lửa ít nhất 90 phút.

- Tường ngăn cháy phải được xây kín ở hết các tầng và so le nhau - Nếu mái nhà là loại khó cháy thì tường ngăn cháy phải được xây kín tới tận mái Nếu mái nhà là loại dễ cháy thì phải được xây vượt quá mái nhà ít nhất 30cm

- Nếu có các cấu kiện khác nằm trong tường ngăn cháy thì phần độ dày còn lại vẫn phải đảm bảo giới hạn chịu lửa tối thiểu

- Không được để vật liệu hoặc cấu kiện xây dựng dễ cháy vắt ngang qua tường ngăn cháy.

- Tường ngăn cháy phải xây cách lỗ hở trên mái ít nhất 5cm

g Tổn thất : là sự hư hỏng mất mát thiệt hại một đối tượng nào đó ngoài ý muốn của chủ sở hữu do cháy

2 Đối tượng của bảo hiểm cháy

Đối tượng của bảo hiểm cháy bao gồm những bất động sản, động sản ( trừ các phương tiện giao thông, cây trồng vât nuôi và các loại tài sản đang

Trang 15

trong giai đoạn sản xuất kinh doanh dở dang thuộc loại hình bảo hiểm khác), TNDS và thiệt hại gián tiếp

+ TNDS của chủ nhà đối với người thuê nhà+ TNDS của người thuê đối với chủ nhà+ TNDS phát sinh đối với hàng xóm

-Thiệt hại gián tiếp : Nhà bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho các loại thiệt hại gián tiếp nảy sinh từ vụ hỏa hoạn đã gây thiệt hại trực tiếp cho các tài sản đã được bảo hiểm, bao gồm

+ Thiệt hại sử dụng+ Thiệt hại tiền thuê+ Thiệt hại kinh doanh3.Phạm vi bảo hiểm

a Rủi ro có thể được bảo hiểm(A) Hỏa hoạn

* Rủi ro hỏa hoạn : Nhà bảo hiểm sẽ bảo hiểm cho những rủi ro hỏa hoạn do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra nhưng phải đảm bảo các điều kiện về cháy

Trang 16

- Đám lửa đó phải bất ngờ ngẫu nhiên đối với người được bảo hiểm - Bắt buộc phải có vật cháy

Ngoài ra, những thiệt hại sau cũng được bồi thường - Thiệt hại do nước chữa cháy

- Thiệt hại do phá dỡ để ngăn chặn cháy lan

- Thiệt hại do khói mà nguồn lửa gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm - Thiệt hại mà người được bảo hiểm phải gánh chịu do việc bảo vệ tài sản và kiểm soát sự phát triển của ngọn lửa

Tuy nhiên,lại loại trừ những thiệt hại do

- Động đất, núi lửa phun hoặc bất kỳ biến động nào của thiên nhiên - Thiệt hại do tài sản tự lên men hoặc tỏa nhiệt hoặc quá chịu tác động của quá trình xử lý nhiệt

- Bất kì thiệt hại nào gây nên bởi hoặc do hậu quả của việc đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai, dù là ngẫu nhiên hay không.

* Rủi ro sét đánh : Người bảo hiểm chỉ bồi thường cho những tài sản bị phá hủy trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy

* Rủi ro nổ : Nổ trong rủi ro cơ bản chỉ giới hạn ở các trường hợp cháy phát sinh từ nổ nồi hơi, hơi đốt sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

( B ): Nếu nổ dẫn đến hỏa hoạn thì được coi là rủi ro hỏa hoạn do nổ gây ra Nếu hỏa hoạn mà gây ra nổ thì những tài sản nằm trong không gian bị hỏa hoạn thì được bảo hiểm, còn lại những tài sản không nằm trong khu vực hỏa hoạn nhưng do nổ gây ra thì không được bảo hiểm

Loại trừ các trường hợp sau :

+ Nổ các bình chịu áp suất hơi nước của người được bảo hiểm

+ Thiệt hại phá hủy đối với nồi hơi hoặc máy móc thiết bị và các chất bên

Trang 17

+ Thiệt hại gây nên bởi hoặc do hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của những hành động khủng bố.

(C) Máy bay hoặc các phương tiện trên không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào

(D) Gây rối, đình công, bãi công, sa thảiNhững thiệt hại gây nên trực tiếp bởi :

+ Hành động của bất kì người nào cùng với những người khác tham gia vào việc làm mất trật tự xã hội ( dù có liên quan đến đình công, bãi công, hay sa thải hay không )

+ Hành động của bất kì chính quyền hợp pháp nào trong việc trấn áp hành động gây rối hoặc trong việc hạn chế hậu quả của những hành động gây rối đó.

+ Hành động cố ý của bất kì người bãi công hay bị sa thải nào nhằm ủng hộ bãi công hoặc chống sa thải

+ Hành động của bất kì chính quyền hợp pháp nào nhằm ngăn chặn hoặc cố gắng ngăn chặn những hành động như vậy hay hạn chế hậu quả của những hành động đó.

Trang 18

+ Tổn thất do mất thu nhập, do chậm trễ, do mất thị trường hay bất kì tổn thất nào mang tính chất hậu quả hay mang tính chất gián tiếp dưới bất kì phương tiện và hình thức nào

+ Thiệt hại do ngừng toàn bộ hay một phần công việc của người được bảo hiểm hoặc do chậm trễ, bị gián đoạn hay ngừng bất kì một quy trình hoạt động nào

+ Thiệt hại do người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu vĩnh viễn hay tạm thời do tài sản bị tịch biênm tịch thu, trưng dụng, phá hủy theo lệnh của nhà cầm quyền hợp pháp.

(E) Hành động ác ý : thiệt hại xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm mà nguyên nhân trực tiếp là hành động ác ý của bất kỳ người nào mà ( dù hành động này có xảy trong quá trình gây rối trật tự xã hội hay không ) nhưng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp hoặ cố gắng thực hiện hành đồng trộm cắp.

(F) Động đất, núi lửa phun bao gồm cả lụt và nước biển tràn do hậu quả của động đất và núi lửa phun

(G) Giông bão nhưng loại trừ :

+ Thiệt hại gây ra do nước tràn từ các ngồn nước tự nhiên hay nhân tạo, các kênh, hồ, đập,các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn hay nước tràn từ biển dù la do bão hay các nguyên nhân nào khác gây ra.

+ Thiệt hại gây ra do sương muối hay sụt lở đất.

+ Thiệt hại xảy ra đối với bạt che nắng, bình phong, biển quảng cáo, các trang thiết bị lắp đặt phía ngoài, hàng rào, cổng ngõ và các động sản để ngoài trời

+ Thiệt hại xảy ra đối với công trình đang trong giai đoạnh xây dựng cải tạo hay sửa chữa, trừ khi tất cả cửa ra vào, cửa sổ, các ô mở khác đã được

Trang 19

+ Thiệt hại do nước hoặc mưa, ngoại trừ nước và mưa tràn vào các công trình thông qua các cửa và ô trống khác do tác động trực tiếp của giông bão

(H) Xe cộ hay súc vật không thuộc quyền sở hữu, kiểm soát của người được bảo hiểm ay nhân viên họ đâm vào.

b Rủi ro loại trừ

* Những thiệt hại gây ra do

+ Gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, sa thải công nhân trừ khi trường hợp rủi ro được ghi nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng trong phạm vi bảo hiểm đã được quy định tại rủi ro đó.

+ Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, hành động khiêu khích quân sự của nước ngoài, nội chiến.

+ Binh biến, dấy binh, bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng, bạo động, đảo chính, thiết quân luật,phong tỏa, giới nghiêm hoặc những biến cố và

nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố và duy trì tình trạng khẩn cấp hoặc giới nghiêm, tịch thu, trưng dụng, trưng thu, quốc hữu hóa, phá hoại và hành động khủng bố do một nhóm hành động đại diện cho hoặc có liên quan đến một tổ chức

* Thiệt hại xảy ra đối với bất kì tài sản nào, hoặc bất kì tổn thất hoặc chi phí nào bắt nguồn từ hoặc phát sinh thiệt hại đó hoặc bất kì tổn thất có tính chất hậu quả nào, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bởi hoặc phát sinh từ :

+ Nguyên liệu vũ khí hạt nhân

+ Phóng xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chất thải hạt nhân do đốt cháy nhiên liệu hạt nhân

+ Sử dụng cố ý hoặc không cố ý tên lửa hoặc bất kỳ loại vũ khí chiến tranh nào

Trang 20

* Những thiệt hại xảy ra đối với bất kì máy móc, khí cụ điện hay bất kì bộ phận nào của thiết bị do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, rò điện hay bất kì nguyên nhân nào

* Những thiệt hại gây ra do ô nhiễm, nhiễm bẩn nhưng ngoại trừ :+ Ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm

+ Bất kì rủi ro nào được bảo hiểm phát sinh từ ô nhiễm hay nhiễm bẩn* Hàng hóa nhận ủy thác hay nhận bảo quản, vàng bạc, đá quý, tiền, séc, thư bảo lãnh, tín phiếu, tem, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, vật mẫu, quần áo mẫu, tượng,sơ đồ, bản vẽ hay tài liệu thiết kế, chất nổ

4 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

a.Giá trị bảo hiểm

Cơ sở để xá định số tiền bảo hiểm là giá trị bảo hiểm ( giá trị của tài sản được bảo hiểm ) Giá trị của tài sản được bảo hiểm trong bảo hiểm cháy thường có giá trị rất lớn như nhà cửa, công trình kiến trúc, máy móc thiết bị…

Trong bảo hiểm cháy giá trị bảo hiểm của tài sản được bảo hiểm được xác định như sau :

- Giá trị bảo hiểm nhà cửa, công trình kiến trúc… được xác định theo giá trị mới hoặc theo giá trị còn lại ( sau khi đã khấu hao ) hay được xác định trên chi phí nguyên vật liệu và xây lắp

- Giá trị bảo hiểm của máy móc thiết bị và các loại tài sản cố đinhk khác được xác định trên cơ sở giá trị mua mới ( bao gồm cả chi phí vận chuyển lắp đặt ) hoặc giá trị còn lại ( giá trị mới đã khấu hao nhỏ hơn 70% giá trị mới của tài sản được bảo hiểm )

Trang 21

- Giá trị bảo hiểm của thành phẩm, vật tư trong kho, trên dây chuyền sản xuất, trong cửa hàng, trong văn phòng, có mặt trong thời điểm bảo hiểm hoặc hàng giá mua cộng với chi phí vận chuyển (nếu có)

b Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là khoản tiền nhất định ghi trong đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của người được bảo hiểm trong quá trình bồi thường.

Số tiền bảo hiểm là giới hạn bồi thường tối đa của người bảo hiểm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ Số tiền bảo hiểm do người bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏa thuận và ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm, số tiền này không vượt quá giá trị bảo hiểm

Trong bảo hiểm cháy, nhà bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm bộ phận mà chỉ có thể chấp nhận bảo hiểm dưới giá trị ( Bảo Việt chấp nhận bảo hiểm bằng 50% giá trị bảo hiểm) Khi người tham gia bảo hiểm muốn mua bảo hiểm tài sản với số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm ( bảo hiểm dưới giá trị ) thì phải ghi rõ trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm là số tiền bảo hiểm bằng bao nhiêu phần trăm giá trị bảo hiểm nhưng không thấp hơn một tỷ lệ nhất định Tỷ lệ này là căn cứ để xét bồi thường

Trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm không vượt quá giá trị bảo hiểm Nếu nhà bảo hiểm bồi thường nhiều lần ( nhiều vụ tổn thất khác nhau) đối với cùng một tài sản thì tổng số tiền bảo hiểm trong các vụi tổn thất cũng không lớn hơn số tiền bảo hiểm trong cùng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm Sau mỗi lần bồi thường, số tiền bảo hiểm lại giảm đi một lượng bằng với số tiền bồi thường đã trả Muốn khôi phục lại số tiền bồi thường như cũ thì người được bảo hiểm phải nộp thêm một khoản phí

Trang 22

bổ sung tương ứng số tiền bồi thường tăng thêm và tỷ lệ với khoảng thời gian còn lại hợp đồng bảo hiểm.

5 Phí bảo hiểm

a Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho nhà bảo hiểm để nhận được sự đảm bảo trước các rủi ro được nhà bảo hiểm chấp nhận Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch vụ bảo hiểm Chính vì vậy, tính toán mức phí vừa phù hợp với khả năng của khách hàng vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả là vấn đề quan trọng đối với nhà bảo hiểm trong giai đoạn hiện nay.

Phí bảo hiểm gồm 2 phần : phí thuần và phụ phí

- Phí thuần chính là phí cơ bản và là cơ sở để hình thành nên quỹ bồi thường cho phép nhà bảo hiểm thực hiện việc chi trả bồi thường đối với những trách nhiệm phát sinh từ những hợp đồng kí kết Mức phí thuần được xác định dựa vào xác suất rủi ro, xác suất này được tính :

Sbt : số tiền bồi thường bình quân mỗi vụi tổn thất

Trang 23

- Phụ phí : là khoản phí thu cho phép nhà bảo hiểm đảm bảo các chi phí cần thiết trong hoạt động nghiệp vụ

b Phương pháp xác định phí bảo hiểm

Đối với nhà bảo hiểm, vấn đề định phí bảo hiểm bao giờ cũng là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm Thông thường trong bảo hiểm cháy việc định phí được tiến hành theo các bước sau:

1 Xác định tỷ lệ phí cơ bản, tỷ lệ phí này được quy định cho từng đối tượng bảo hiểm theo ngành nghề kinh doanh.

2 Điều chỉnh mức phí theo từng yếu tố làm tăng giảm phíc Các nhân tố ảnh hưởng đến mức phí bảo hiểm cháy

Trong bảo hiểm cháy, để xác định được mức phí phù hợp, nhà bảo hiểm phải quan tâm đến các yếu tố thường xuyên ảnh hưởng đến việc định phí bảo hiểm cháy

- Độ bền của nhà xưởng, vật kiến trúc ( khung nhà, tường nhà, sàn, nóc và mái nhà )

- Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được bảo hiểm

Trang 24

- Trang thiết bị PCCC, nếu công tác PCCC được đảm bảo, trang thiết bị PCCC tốt … Hạn chết tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra thì phí sẽ được tính thấp hơn.

d Các nhân tố làm tăng (giảm) phí bảo hiểm

Các nhân tố làm tăng phí : Khi đối tượng bảo hiểm có các công trìnhphuj trợ dễ cháy như dây chuyền sản xuất sơn, gỗ hay chứa các thiết bị dễ cháy, tỏa nhiệt, phát nhiệt hay các trung tâm máy tính không có tường ngăn chống lửa, không có trang thiết bị PCCC cần thiết…

+ Số liệu thống kê về tổn thất : Nếu người tham gia bảo hiểm trong nhiều năm cho cùng một đối tượng bảo hiểm mà không có tổn thất xảy ra hoặc tổn thất nhỏ sẽ được công ty bảo hiểm giảm phí.

6 – Giám định và bồi thường tổn thất.

a Công tác giám định : Công tác giám định tổn thất là tiền đề cho công

tác bồi thường Khi tổn thất xảy ra người tham gia bảo hiểm phải kịp thời thông báo cho công ty bảo hiểm bằng văn bản, điện thoại, điện tín, fax… Việc thông báo phải đảm bảo những nội dung sau:

- Thời điểm xảy ra tổn thất- Đối tượng thiệt hại

- Dự đoán nguyên nhân của tổn thất

Trang 25

Ngay sau khi nhận được thông báo thiệt hại xảy ra, công ty bảo hiểm phải cử nhân viên có trách nhiệm và chuyên môn tới để giám định hiện trường Và khi tiến hành giám định còn có cả các bên liên quan như công an, kiểm toán, thuế, chính quyền sở tại và các cơ quan chức năng khác, cùng tham gia kiểm tra hiện trường, kiến nghị cách xử lý Các giám định viên phải nắm vững nguyên nhân cũng như tang vật của vụ cháy, họ có trách nhiệm thu thập tang chứng cũng như lời khai của các nhân chứng để nắm rõ hơn về nguyên nhân gây ra vụ cháy.Và sau khi đã tiến hành giám định, hướng dẫn thu gom hiện trường, di chuyển tài sản hư hỏng, công ty thống nhất phương án làm việc Nếu phát sinh thiệt hại liên quan đến bên thứ 3, người tham gia bảo hiểm phải cung cấp những thông tin cần thiết để giúp công ty bảo hiểm truy đòi bên thứ 3.

b Công tác bồi thường

Bồi thường là trách nhiệm chủ yếu của nhà bảo hiểm khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra Đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy, công ty bảo hiểm căn cứ vào biên bản giám định, xét bồi thường theo một trong 2 cách sau:

Cách 1 : Bồi thường theo nguyên tắc tỷ lệ số tiền bảo hiểm

Theo cách này thì có thể phòng tránh những phiền toái cho nhà bảo hiểm khi người tham gia bảo hiểm khiếu nại hoặc có ý định trục lợi bảo hiểm Quá trình của phương pháp này được thực hiện như sau :

- Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm, thì tại thời điểm xảy ra tổn thất số tiền bồi thường sẽ là :

- Trong trường hợp số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường ngang bằng giá trị thiệt hại.

Trang 26

- Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất, giá trị thực tế của tài sản giao dịch trên thị trường lớn hơn giá trị của tài sản khi tham gia bảo hiểm, số tiền bồi thường lúc này sẽ là……….

- Nếu tại thời điểm tài sản bị hư hỏng trong khi lại được bảo hiểm mà tài sản đó được bảo hiểm bằng một hợp đồng bảo hiểm khác thì trách nhiệm của người bảo hiểm trong bất kì trường hợp nào cũng chỉ chịu trách nhiệm giới hạn tổn thất phân bổ cho hợp đồng bảo hiểm mà mình bảo hiểm theo một tỷ lệ như

sau……… Cách 2 Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ phí

Trong một số trường hợp người tham gia bảo hiểm không nộp đủ mức phí mà công ty bảo hiểm ấn định thì khi tổn thất xảy ra, số tiền bồi thường được tính theo cách như sau :………

III – Đánh giá và quản lý rủi ro trong bảo hiểm cháy

1 Sự cần thiết khách quan phải quản trị rủi ro trong bảo hiểm cháy Hoả hoạn là một dạng rủi ro mang tính hậu quả và thường để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản Từ trước đến nay đã có nhiều biện pháp hạn chế và ngăn chặn rủi ro và hoả hoạn nhưng hình thức phổ biến và hữu hiệu nhất cho đến nay vẫn là phòng cháy chữa cháy và bảo hiểm cháy.

Trong bảo hiểm, người tham gia không mong muốn rủi ro xảy ra với mình và công ty bảo hiểm cũng không muốn mình phải bồi thường nhiều hơn so với mức phí thu được, vì vậy cần có những biện pháp giảm thiểu và

Trang 27

trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm cháy, một nhiệm vụ không thể thiếu là quản trị rủi ro để không những giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình mà nó còn giúp hạn chế được thiệt hại đối với xã hội nói chung và nguời tham gia nói riêng

Công việc đầu tiên khi tiếp nhận một hợp đồng bảo hiểm là công ty bảo hiểm cần phải tiến hành đánh giá rủi ro của đối tượng được bảo hiểm để tìm các biện pháp nhằm quản trị rủi ro Đây là khâu rất quan trọng bởi vì quản trị rủi ro là hoạt động nhằm nhận dạng, đánh giá và đo lường các rủi ro ảnh hưởng đến cá nhân tổ chức, tài sản và đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tổn thát có thể xảy ra cho người tham gia bảo hiểm Bên cạnh đó chính công việc này sẽ giúp cho công ty bảo hiểm ngăn ngừa sự trục lợi của người mua bảo hiểm Ngoài ra nó còn là cơ sở pháp lý để giải quyết khiếu nại đảm bảo tính công bằng cho người tham gia bảo hiểm và những người được quyền lợi bảo hiểm Hơn nữa, công tác đánh giá và quản trị rủi ro còn tránh được trùng lặp trong nghiệp vụ Sau đó giai đoạn phân loại rủi ro sẽ được tiến hành để có những biện pháp phù hợp cho từng loại rủi ro ở các mức độ khác nhau nhằm đạt kết quả cao nhất.

Cũng giống như các ngành nghề kinh doanh khác, hiện nay thị trường kinh doanh bảo hiểm đang cạnh tranh gay gắt với hàng trăm công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế với nhiều hình thức được đưa ra nhằm thu hút khách hàng như: mức phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, trả hoa hồng cao hơn hay chào mời sản phẩm với dịch vụ khách hàng tốt hơn Bởi vì bảo hiểm cháy là một loại hình bảo hiểm tài sản và việc tính phí rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong khi đó mỗi doanh nghiệp, cá nhân đều có thể gặp phải những loại rủi ro khác nhau với mức độ khác nhau Bên cạnh đó mức phí bảo hiểm là yếu tố quyết định trong việc bán các sản phẩm

Trang 28

bảo hiểm nên các doanh nghiệp này sẽ hạ mức phí xuống mức thấp nhất có thể để chiếm lĩnh thị trường và thu lợi nhuận

Thực hiện công tác quản trị rủi ro sẽ giúp công ty kinh doanh bảo hiểm xác định, đo lường rủi ro từ đó sử dụng các biện pháp thích hợp để hạn chế và phòng ngừa tổn thất ở mức thấp nhất, để giảm chi phí bồi thường và tăng lợi nhuận - đây là mục tiêu kinh doanh của công ty Nếu thực hiện công tác quản trị rủi ro tốt thì không những giảm được các rủi ro về đạo đức mà còn hạn chế tối đa các khiếu nại bảo hiểm từ đó tạo lòng tin vững chắc từ phía khách hàng đối với công ty bảo hiểm.

Quản trị rủi ro không chỉ được thực hiện trong các doanh nghiệp bảo hiểm mà các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cũng phải tiến hành công tác này Vì quản trị rủi ro sẽ giúp cho các doanh nghiệp hạn chế thấp nhất các tổn thất không đáng có, làm giảm sự dao động lợi nhuận hàng năm, duy trì được khả năng tồn tại thông qua công tác đề phòng hạn chế tổn thất do doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cung cấp góp phần là phát triển doanh nghiệp và nền kinh tế xã hội

Khi nền kinh tế phát triển càng cao thì công tác quản trị rủi ro càng trở lên thiết thực và quan trọng đối với các công ty bảo hiểm Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng: Công tác quản trị rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của công ty bảo hiểm nói chung và trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy nói riêng

2 Công tác quản trị rủi ro trong bảo hiểm hoả hoạn

2.1 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của một tổ chức Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thồng tin về nguồn rủi ro các yếu tố mạo hiểm, hiểm hoạ và nguy cơ rủi ro.

a) Các nguồn rủi ro

Trang 29

(1) Môi trường vật chất:

Các tác động của con người đối với môi trường mà chúng ta sống và ngược lại cùng với sự bất lực của con người trong việc hiểu biết nó là nguyên nhân chủ yếu của nguồn rủi ro này Các rủi ro phát sinh từ môi trường vật chất mang tính tự nhiên, bất ngờ Ví dụ: Tai nạn, cháy nổ…

(2) Môi trường xã hội:

Những sự thay đổi về những nhận thức xã hội hay trong các chuẩn mực giá trị hành vi của con người cấu trúc xã hội, các định chế…sẽ là những tác nhân gây ra rủi ro trong môi trường này.

(3) Môi trường chính trị:

Trong thể chế của một đất nước với nền tảng chính trị, kinh tế văn hóa xá hội và các chính sác vĩ mô khác nhau thì các doanh nghiệp hoạt động đều phải chịu ảnh hưởng nhất định tại Ở các quốc gia khác nhau sẽ gặp phải những rủi ro là khác nhau.

(4) Môi trường hoạt động:

Trong quá trình hoạt động của tổ chức có thể làm phát sinh các rủi ro và bất định… Về khía cạnh rủi ro suy đoán thì môi trường hoạt động cuối cùng sẽ đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mà từ đó tổ chức sẽ thành công hay thất bại.

(5) Môi trường kinh tế:

Trong một môi trường hội nhập của các nền kinh tế khác nhác đã tạo ta một sân chơi chungDo sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo ra một môi trường kinh tế chung cho tất cả các nước Loại rủi ro mà các tổ chức thường gặp phải là rủi ro thuần tuý và suy đoán.

(6) Vấn đề nhận thức:

Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhận

Trang 30

và thực tế hoàn toàn khác nhau vì khả năng của một nhà quản trị rủi ro trong việc tìm hiểu, xem xét, đo lường, đánh giá chưa phải là hoàn hảo.

Việc xác định được các nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro là rất quan trọng trong khi đánh giá rủi ro Vì từ đó ta có thể xác định được các loại rủi ro gặp phải, các nguy hiểm nảy sinh trong các nguồn đó Vì vậy một khía cạnh quan trọng nữa của nhận dạng rủi ro là xác định nguy cơ rủi ro đối với bảo hiểm cháy.

b) Nguy cơ rủi ro đối với bảo hiểm cháy

Nguy cơ rủi ro là khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất hay tài sản vô hình (danh tiếng, thương hiệu, quyền tác giả) và do các hiểm họa hoặc rủi ro gây ra

Bản chất bảo hiểm cháy là một loại hình bảo hiểm tài sản, vì vậy nó thường được xem xét dựa trên các nguy cơ rủi ro chủ yếu sau đây:

- Rủi ro về bản thân tài sản: đó là những rủi ro thông thường có liên quan trực tiếp đến bản thân tài sản, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại tài sản.

- Rủi ro môi trường: Mỗi môi trường hoạt động của doanh nghiệp có thể tạo ra những rủi ro khác nhau VD: các doanh nghiệp sản xuất gang thép, nung đốt vật liệu… thì rủi ro cháy cao hơn so với các doanh nghiệp khác.

- Rủi ro đạo đức: đây là rủi ro xuất phát từ bản thân người tham gia bảo hiểm Đạo đức là thái độ của người tham gia bảo hiểm trong việc kê khai các loại tài sản, giá trị tài sản và các thông tin liên quan đến định phí bảo hiểm Vì vậy khi chấp nhận bảo hiểm người khai thác viên cần xem xét kỹ khía cạnh này khi đánh giá rủi ro Để khống chế rủi ro đạo đức thông thường trong một đơn bảo hiểm thường có những giới hạn sau:

Trang 31

+ Giới hạn về số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị của tài sản bảo hiểm Mức độ giới hạn này tuỳ thuộc và công cty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.

+ Giới hạn thời hạn bảo hiểm: Thông thường chỉ bảo hiểm trong thời gian ngắn ( thường là một năm), sau đó nếu người tham gia bảo hiểm tiếp thì ký hợp đồng tái tục.

+ Đưa ra mức miễn thường: Để tăng tính trách nhiệm của người tham giá bảo hiểm trong việc đề phòng hạn chế tổn thất và để tránh những tổn thất xảy ra với giá trị nhỏ.

+ Giới hạn về phạm vi bảo hiểm.

c, Các phương pháp nhận dạng rủi ro.

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của một tổ chức Các hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm hoạ và nguy cơ rủi ro vì rủi ro luôn ở dạng tiểm ẩn nên cần có các phương pháp nhận dạng rủi ro, bao gồm:

(1) Bảng liệt kê:

Là phương pháp mà các công ty kinh doanh bảo hiểm thường xuyên sử dụng để xác định các rủi ro tiềm năng Bảng liệt kê được thiết lập bằng các hình thức khác nhau, có thể là bản câu hỏi điều tra hoặc báo cáo chi tiết và cũng có thể là biên bản kiểm tra hiện trường Trong bảng liệt kê phải có đầy đủ các thông tin về rủi ro và xác định các nguồn rủi ro có thể xảy ra đối với một doanh nghiệp trong đối với từng đối tượng: con người, tài sản.

(2) Lập bảng câu hỏi điều tra.

Bảng câu hỏi điều tra là bảng câu hỏi mà trong đó người đánh giá rủi ro đưa ra các câu hỏi đối với người tham gia bảo hiểm để khai thác các thông

Trang 32

tin về người tham gia bảo hiểm từ đó quyết định có chấp nhận tham gia bảo hiểm này không, nếu có thì theo mức nào.

Bảng câu hỏi điều tra thường được dùng cho khách hàng có cơ sở nhỏ, giá trị tài sản không lớn như nhà ở, văn phòng Ngoài ra còn có các phiếu điều tra khác dùng cho khách hàng có các cơ sở lớn, phức tạp đòi hỏi phái chú ý đến công tác phòng cháy chữa cháy như: nhà máy, xí nghiệp, kho tàng Đối với bảo hiểm cháy khi lập câu hỏi điều tra nhất thiết phải kém theo hồ sơ mặt bằng để trên cơ sở đó phân chia thành các đơn vị rủi ro, xác định rõ số tiền của mỗi đơn vị rủi ro được bảo hiểm

(3) Phân tích báo cáo, tài chính.

Bằng phương pháp này từng tài khoản sẽ được nghiên cứu để thực hiện kiểm soát các rủi ro tiềm năng có thể phát sinh Kế quả nghiên cứu được báo cáo cho từng tài sản Phương pháp này dựa trên số liệu có sẵn có thể trình bày một cách rõ ràng và ngắn gọn nên đáng được tin cậy, khách quan và có thể được dùng cho cả quản trị rủi ro và cho các nhà tư vấn doanh nghiệp Ngoài việc nhận dạng rủi ro, phương pháp này cũng có ích cho việc đo lường và định ra các cách quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi ro.

(4) Phương pháp lưu đồ.

Các nhà quản trị rủi ro sử dụng phương pháp này để xây dựng một dãy các lưu đồ để trình bày mọi hoạt động của một tổ chức nhằm phát hiện ra các rủi ro tiềm năng của tổ chức đó về người, tài sản, trách nhiệm pháp lý.

(5) Các phương pháp nhận dạng rủi ro khác.

- Thanh tra hiện trường: Là việc các nhà quản trị rủi ro cần làm bằng phương pháp quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt động tiếp sau đó của nó, từ đó nhà quản trị rủi ro có thể phát hiện ra các rủi ro mà tổ chức có thể gặp.

Trang 33

- Nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ: Là tham khảo các hồ sơ nghiên cứu về tổn thất và phân tích chúng, các nhà quản trị rủi ro sẽ đánh giá các xu hướng của tổn thất mà tổ chức đó đã trải qua và so sánh cá nhân kinh nghiệm này với các tổ chức khác…từ đó tìm ra nguyên nhân của rủi ro đã xảy ra.

- Làm việc với các bộ phận chức năng trong tổ chức: Phương pháp này có thể thực hiện được thông qua màn phỏng vấn miệng hoặc yêu cầu các bộ phận chức năng báo cáo bằng văn bản.

- Xử lý các nguồn thông tin khác từ bên ngoài: Các nhà quản trị rủi ro cần trao đổi hợp tác cùng với những người có vai trong tổ chức để tìm hiểu xem những người này có nhận ra các rủi ro nào mà mình đã bỏ sót hoặc bản thân mình đã tạo ra những rui ro mới hay không.

Tóm lại hiện nay có rất nhiều các phương pháp nhận dạng rủi ro Bản thân mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, nhất định, vì vậy các nhà quản trị cần kết hợp nhiều phương pháp bổ sung cho nhau trong từng trường hợp cụ thể để tìm thông tin về rủi ro một cách chính xác nhất.

2.2 Đo lường và đánh giá.

Công tác đo lường rủi ro được tiến hành ngay sau khi nhận dạng được các loại rủi ro mà doanh nghiệp đó có thể gặp phải Đó là việc ước lượng hậu quả về tái chính có thể có khả năng xảy ra các hậu quả này Để tránh những ảnh hưởng không tốt tới sự phân bổ nguồn lực cho quản trị và kiểm soát rủi ro thì công việc này sẽ phải được tiến hành

Những công tác cần làm trong đo lường rủi ro:

a, Đo lường tần số tổn thất.

Đo lường tần số tổn thất là việc đo lường khả năng (xác suất) của rủi ro xảy ra Dùng một phương pháp ước lượng tần số tổn thất để quan sát xác

Trang 34

của các ước lượng tần số tổn thất có thể bị phụ thuộc vào mối quan hệ giữa mối nguy hiểm và đối tượng chịu rủi ro Và chất lượng thông tin có chính xác về bản chất của rủi ro đều phải dựa trên việc chọn lọc thông tin ban đầu một cách hợp lý, do đó việc bổ sung thêm thông tin sẽ làm cho ước lượng chính xác hơn.

b, Đo lưòng mức độ nghiêm trọng của tổn thất.

Mức độ nghiêm trọng của tổn thất được đo lường bằng hai đại lượng phổ biến là: Tổn thất lớn nhất có thể xảy ra và tổn thất lớn nhất có lẽ có.

Tổn thất lớn nhất có thể là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xả ra, có thể nhận thức được Còn tổn thất lớn nhất có lẽ có là giá trị thiệt hại lớn nhất nhà quản trị tin rằng có thể xảy ra.

Alan Friedlander - nhà quản trị rủi ro đã đưa ra bốn đại lượng để đo mức độ nghiêm trọng của thiệt hại vật chất đối với nhà cửa bị hoả hoạn, là:

(1) Tổn thất thông thường: Là loại tổn thất trung bình khi cả hai hệ thống chữa cháy của công cộng và tư nhân đều hoạt động tốt.

(2) Tổn thất lớn nhất có lẽ có: Là loại tổn thất trung bình khi một bộ phận quan trọng trong hệ thống chữa cháy (ví dụ là hệ thốn phun nước tự động) không được bảo trì hay hoạt động không đạt hiệu quả.

(3) Tổn thất lớn có thể thấy trước: là loại tổn thất trung bình xảy do không có một hệ thống chữa cháy tự nhiên nào hoạt động Trong trường hợp này lửa sẽ cháy cho đến khi nào bị chặn bởi các bức tường chịu lửa, hoặc tới nhiên liệu bị đốt hết, hay cho đến khi có sự tham gia của lực lượng chữa cháy

(4) Tổn thất có thể có: Là loại tổn thất trung bình xảy ra do cả hệ thống chữa cháy công cộng và tư nhân đều không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả.

Trang 35

Như vậy xác suất tổn thất xảy ra giảm dần khi đi từ "tổn thất thông thường" cho đến "tổn thất lớn nhất có thể có" Bốn giá trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc xây dựng, thời gian có người làm việc, hệ thống phòng cháy của đơn vị, hệ thống phòng cháy công cộng.

c, Đánh giá tổn thất tiềm năng của tài sản

Công tác đánh giá tổng mức tổn thất tiềm năng là công việc còn lại của nhà quản trị rủi ro, được thực hiện sau khi nhận dạng được nguy cơ rủi ro đối với tổn thất của một tài sản của một tổ chức.

Đánh giá rủi ro nhằm mục tiêu để ước lượng hậu quả của sự hư hỏng tài sản đối với chủ sở hữu của tổ chức Hầu hết các phương pháp đánh giá được sử dụng trong đánh giá rủi ro Thông thường căn cứ vào chi phí thay thế hay chi phí sửa chữa ước tính Ba phươg pháp thường được sử dụng trong đánh giá rủi ro: Giá trị thị trường (thị giá), chi phí thay thế và chi phí thay thế trừ đi giá trị khấu hao.

* Phương pháp định giá theo giá trị thị trường (thị giá)

Thị giá bất động sản hay động sản là giá trị của một tài sản mà một người mong muốn bán sẽ đồng ý bán và một người mong muốn mua sẽ trả tiền để mua tài sản đó trong một giao dịch vào ngày tài sản được định giá Thị giá tài sản phụ thuộc vào cung - cầu về từng loại tài sản cụ thể tại một thời điểm Thị giá của bất động sản không chỉ phục thuộc vào giá trị của nó còn phụ thuộc vào giá trị tổn thất vị trí có thể ảnh hưởng rất lớn đến thị giá và nó không phải là đối tượng bị các mối nguy hiểm phá hỏng (hoả hoạn).

* Phương pháp định giá theo chi phí thay thế mới.

Chi phí thay thế mới là chi phí mua tài sản mới có tính chất đặc trưng tượng tự như tài sản đã bị hư hỏng Ví dụ: Một nhà quản tị rủi ro có thể xác định chi phí mới cho một ngôi nhà dựa trên các nhà khác với diện tích và

Trang 36

Ưu điểm của phương pháp này là ít bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan hơn một số phương pháp khác Nhược điểm áp dụng phương pháp này sẽ xuất hiện khi chi phí mới tài sản lớn hơn thị giá tài sản hư hỏng.

* Phương pháp định giá theo giá trị còn lại.

Trong định giá tổn thất loại tài sản các nhà quản trị rủi ro thường định giá theo giá trị còn lại bởi vì ở tình trạng mới tài sản thường có giá trị lớn hơn so với tài sản cũ Nhưng một tổ chức có quyền quyết định thay thế tổn thất không mong đợi Vì vậy trong những năm gần đây phương pháp chi phí thay thế mới có nhiều ưu điểm và thuận tiện tương tự như phương pháp định giá tổn thất tài sản.

Các hợp đồng hiểm thông thường sử dụng chi phí thay thế trừ bớt hao mòn bảo hiểm tài sản nói chung và trong bảo hiểm cháy nói riêng Nhưng nhược điểm chung của phương pháp định giá này đó là việc tính hao mòn hữu hình và lạc hậu kinh tế có phần khá chủ quan.

2.3 Lựa chọn rủi ro có thể bảo hiểm ( Quyết định bảo hiểm)

Công ty bảo hiểm sẽ nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và sử dụng các

phương pháp để nhận dạng và đo lường đánh giá các rủi ro có thể xảy ra tại công ty yêu cầu bảo hiểm để từ đó các nhà đánh giá rủi ro sẽ đưa ra cá quyết định khác nhau, chấp nhận hoặc từ chối hợp đồng, nếu chấp nhận thì chấp nhận những bảo hiểm loại rủi ro nào, với mức phí là bao nhiêu, những loại rủi ro nào không đựơc bảo hiểm Quá trình trên được gọi là lựa chọn rủi ro Đối với bảo hiểm cháy các nghiệp vụ cũng tương tự như vậy Dựa vào những rủi ro được bảo hiểm và những rủi ro loại trừ trong đơn bảo hiểm đã được định dạng, tiêu chuẩn và quá trình đánh giá rủi ro mà nhà quản trị lựa chọn những rủi ro cần phải bảo hiểm theo thoả thuận của hai bên: Người tham gia bảo hiểm vào công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm Với

Trang 37

Đối với những tài sản có khả năng rủi ro lớn, nếu người tham gia bảo hiểm chấp nhận một mức phí cao thì khi đó công ty bảo hiểm phải thực hiện tái bảo hiểm.

Việc lựa chọn rủi ro bảo hiểm là rất quan trọng đặc biệt là trong bảo hiểm cháy vì loại rủi ro này thường gây ra tổn thất lớn và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm Vì vậy cán bộ thực hiện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt để có thể đưa ra các quyết định bảo hiểm chính xác nhất

2.4.Ý nghĩa của công tác quản trị rủi ro trong bảo hiểm cháy.

Quản trị rủi ro là quá trình tối thiểu hoá tổn thất, tối đa hoá lợi nhuận thông qua các công cụ thích hợp trên cơ sở xác định các nguồn tổn thất đe doạ đến đời sống cá nhân và doanh nghiệp.

Công tác quản trị rủi ro đóng một vai trò lớn, không chỉ có ý nghĩa đối với công ty bảo hiểm mà còn rất quan trọng đối với người tham gia bảo hiểm vì việc đảm bảo sự an toàn cho tài sản và con người, giúp con người tránh khỏi sự nguy hiểm hay rắc rối do trách nhiệm pháp lý phát sinh trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh chính là kết quả của việc xây đựng được một chương trình quản trị rủi ro tốt Hơn nữa, khi có một chương trình quản trị rủi ro hữu hiệu doanh nghiệp cũng sẽ có thể giảm các chi phí phát sinh góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Mặt khác chức năng quản trị rủi ro còn có mối quan hệ mật tương tác lẫn nhau các chức năng khác của doanh nghiệp như: quản trị chiến lược, quản trị hoạt động Đây là ba chức năng tồn tại cùng song hành và kết hợp với nhau giúp doanh nghiệp thực hiện để đạt được những mục tiêu của mình.

Nhiệm vụ của quản trị rủi ro bao gồm:- Nhận dạng rủi ro trong các tổ chức

Trang 38

- Ngăn chặn và kiểm soát tổn thất trên cơ sở lựa chọn các công cụ quản trị rủi ro cho phù hợp.

- Nghiên cứu các hợp đồng và tài liệu liên quan nhằm thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình an toàn trong lao động.- Thực hiện tốt các chương trình phúc lợi đối với người lao động theo

quy định của nhà nước.

- Xem xét giải quyết các khiếu lại và đàm phán với các đại diện pháp lý khi có hiện tượng tranh chấp xảy ra.

- Mua bảo hiểm là nền tảng cơ sở của quản lý rủi ro Việc mua bảo hiểm là yếu tố quan trọng của nhà quản lý ngay cả trong các tổ chức lớn với những tài sản có giá trị rất lớn như các tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Như vậy, so những nhiệm vụ khác, ta có thể thấy quản trị rủi ro có vài trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với chủ tài sản mà còn có ý nghĩa to lớn đối với các công ty bảo hiểm Tuy nhiên, quản trị rủi ro giữa hai chủ thể này là hoàn toàn khác nhau:

a Công tác quản trị rủi ro đối với chủ sở hữu tài sản.

Công tác quản trị rủi ro có vai trò quan trọng đối với chủ hữu tài sản vì xây dựng một chương trình quản trị rủi ro sẽ giúp các công ty mua bảo hiểm duy trì khả năng tồn tại trước các nguy cơ rủi ro lớn, giảm chi phí phát sinh không cần thiết, đưa ra các quyết định kịp thời hơn và nếu không xảy ra rủi ro, đối mặt với tổn thất thì tài sản sẽ nhanh chóng được khắc phục và duy trì được quá trình sản xuất kinh doanh Do đó đây chính nguyên nhân khiến cho hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thế giới đều tiến hành xây dựng chương trình quản trị rủi ro cho riêng họ.

Trang 39

(1) Xác định mục tiêu của quản lý rủi ro: Lựa chọn và sắp xếp theo các thứ tự ưu tiên những mục tiêu của quản trị rủi ro căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp cũng như các mục tiêu tăng trưởng thu nhập hay chi phí khác Xác định những mục tiêu và chỉ tiêu về quản lý rủi ro này đóng một tầm quan trọng để tạo ra nền tảng cho tất cả những hoạt động quản trị rủi ro.

(2) Đánh giá rủi ro và bất định: Bao gồm các hoạt động liên quan đến nhau như sau:

- Nhận dạng rủi ro: là việc xác định các mối hiểm hoạ và những nguy cơ có thể xảy ra.

+ Những mối hiểm hoạ là những nhân tố làm ảnh hưởng đến hậu quả tổn thất, làm tăng hoặc giảm tổn thất khi hiểm hoạ xảy ra.

+ Mối nguy hiểm là các nguyên nhân gây ra tổn thất Một nguy cơ mất mát là các đối tượng chịu hậu quả.

- Xem xét phân tích sự tác động lẫn nhau giữa các mối hiểm hoạ và nguy cơ rủi ro.

- Đo lường rủi ro: định lượng được các khả năng và mức độ các tổn thất tiềm năng có thể xảy ra căn cứ vào các giá trị tài sản, loại hình sản xuất kinh doanh và điều kiện địa lý môi trường.

(3) Lựa chọn các công cụ quản lý rủi ro thông qua việc lựa chọn các biện pháp đối phó với rủi ro, bao gồm: né tránh rủi ro, kiểm soát rủi ro, chuyển giao rủi ro….

(4) Quản lý chương trình là việc thiết lập nên các thủ tục và hoạt động của chức năng quản lý rủi ro phải tuân theo như các quyết định quản lý rủi ro, giảm sát hoạt động quản lý rủi ro và điều chỉnh theo nhu cầu các doanh nghiệp, thực hiện trong cả quá trình quản trị rủi ro.

Trang 40

Các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng khác nhau nhưng tất cả đều chung một mục đích là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa các chi phí phát sinh Do đó mà công tác quản trị rủi ro đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm Quản trị rủi ro không tốt dẫn đến số tiền bồi thường lớn vượt không những gây thiệt hại đến nguồn tài chính của công ty mà còn làm uy tín của công ty bị ảnh hưởng Vì vậy, việc lập phương án quản trị rủi ro là cần thiết mà trong đó bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu là:

- Tiến hành đánh giá rủi ro, bao gồm: Nhận dạng, đo lường, lựa chọn rủi ro trước khi bảo hiểm.

- Thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất.- Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các rủi ro.- Quản lý chương trình.

Các công vịêc thường được thực hiện tại các công ty bảo hiểm khi quản trị rủi ro là:

(1) Tiến hành đánh giá các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra để từ đó đưa ra các quyết định có nên bảo hiểm hay không dựa vào đặc điểm và tính chất hoạt động của đơn vị như: quy mô của doanh nghiêp, loại hình sản xuất kinh doanh, hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện có của doanh nghiệp, đặc điểm các đối tượng xung quanh.

(2) Sau khi chấp nhận bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải phối hợp với chủ sở hữu tài sản trong quản trị rủi ro để đề phòng và hạn chế rủi ro bằng những cách:

• Lập và góp ý các phương án phòng cháy chữa cháy của chủ sở hữu Để làm tốt công tác này cần phải:

Ngày đăng: 04/12/2012, 11:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kết quả kinh doanh của Bảo Việt HàNội - Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Bảo Việt Hà Nội
Bảng k ết quả kinh doanh của Bảo Việt HàNội (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w