1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại Bảo Việt Hà Nội (2007 – 2011)

53 292 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 346,5 KB

Nội dung

Xã hội nào trên con đường phát triển của mình cũng luôn hướng tới sự phồn thịnh, ấm no về vật chất cùng với sự đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, phải tiến hành nhiều hoạt động kinh tế - xã hội. Mỗi hoạt động có những đặc thù chức năng riêng của mình. Nhưng có một hoạt động không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà ý nghĩa xã hội của nó cũng không thể phủ nhận, đó là bảo hiểm – một hoạt động dịch vụ tài chính dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. Hàng năm nó mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, lợi nhuận cho người kinh doanh bảo hiểm đồng thời góp phần ổn định đời sống, sản xuất cho người tham gia. Nhờ có bảo hiểm, những thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra với một người sẽ được bù đắp, san sẻ từ những khoản đóng góp của nhiều người. Do đó, nó là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức, giúp họ yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm hỏa hoạn là nghiệp vụ được triển khai từ rất sớm. Hiện nay ở hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đều đã triển khai nghiệp vụ này. Trong thời gian thực tập ở Phòng cháy và các rủi ro hỗn hợp tại Bảo Việt Hà Nội, em đã nhận thấy rằng : Công tác quản trị rủi ro là một trong những khâu quan trọng và phức tạp của bảo hiểm hỏa hoạn. Vì thông qua công tác này, một mặt có thể đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và hạn chế tổn thất rủi ro hỏa hoạn gây ra, mặt khác giúp người tham gia bảo hiểm ổn định về mặt tài chính, yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, đảm bảo trật tự xã hội. Xuất phát từ mục đích muốn được tìm hiểu thực trạng triển khai công tác này tại Bảo Việt Hà Nội, bản thân em cũng rất mong muốn công tác này ngày càng được chú trọng và thực sự phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh đặc biệt trong nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn, do đó em quyết định chọn đề tài “ Công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại Bảo Việt Hà Nội (2007 – 2011) ” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Xã hội nào trên con đường phát triển của mình cũng luôn hướng tới sự phồnthịnh, ấm no về vật chất cùng với sự đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội Để thựchiện được mục tiêu đó, phải tiến hành nhiều hoạt động kinh tế - xã hội Mỗi hoạtđộng có những đặc thù chức năng riêng của mình Nhưng có một hoạt động khôngchỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà ý nghĩa xã hội của nó cũng không thể phủ nhận, đó

là bảo hiểm – một hoạt động dịch vụ tài chính dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít.Hàng năm nó mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, lợi nhuận chongười kinh doanh bảo hiểm đồng thời góp phần ổn định đời sống, sản xuất chongười tham gia Nhờ có bảo hiểm, những thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy

ra với một người sẽ được bù đắp, san sẻ từ những khoản đóng góp của nhiều người

Do đó, nó là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức, giúp họ yên tâm tronghoạt động sản xuất kinh doanh

Bảo hiểm hỏa hoạn là nghiệp vụ được triển khai từ rất sớm Hiện nay ở hầuhết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đều đã triển khai nghiệp vụ này Trong thờigian thực tập ở Phòng cháy và các rủi ro hỗn hợp tại Bảo Việt Hà Nội, em đã nhậnthấy rằng : Công tác quản trị rủi ro là một trong những khâu quan trọng và phức tạpcủa bảo hiểm hỏa hoạn Vì thông qua công tác này, một mặt có thể đưa ra các biệnpháp nhằm ngăn chặn và hạn chế tổn thất rủi ro hỏa hoạn gây ra, mặt khác giúpngười tham gia bảo hiểm ổn định về mặt tài chính, yên tâm sản xuất kinh doanh, tạođiều kiện thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, đảm bảo trật tự xã hội

Xuất phát từ mục đích muốn được tìm hiểu thực trạng triển khai công tácnày tại Bảo Việt Hà Nội, bản thân em cũng rất mong muốn công tác này ngày càngđược chú trọng và thực sự phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh đặc biệt

trong nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn, do đó em quyết định chọn đề tài “ Công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại Bảo Việt Hà Nội (2007 – 2011) ”

cho chuyên đề tốt nghiệp của mình

Trang 2

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm có 3 chương :

Chương I : Khái quát chung về quản trị rủi ro trong bảo hiểm hỏa hoạn.

Chương II : Thực trạng công tác nhận và quản trị rủi ro trong nghiệp

vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại bảo Việt Hà Nội trong những năm vừa qua.

Chương III : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nhận và quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tạo Bảo Việt Hà Nội.

Để hoàn thành chuyên đề thực tập này, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo –

PGS.TS Phạm Thị Định đã tận tình và chu đáo hướng dẫn em từ khi bắt đầu đến

khi hoàn thành chuyên đề Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể

cán bộ, nhân viên Phòng bảo hiểm cháy và các RRĐB, đặc biệt là Chú Nguyễn Việt Anh – Trưởng phòng bảo hiểm cháy và RRĐB cũng như Chú Lê Xuân Bảy –

Phó phòng bảo hiểm cháy và RRĐB, đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong quátrình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này tại công ty Bảo Việt Hà Nội

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng xong do thời gian có hạn, lượng kiếnthức thực tế còn nhiều hạn chế, khả năng kết hợp giữa lý thuyết và thực tế chưa caonên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp

ý, phê bình từ phía thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Trần Việt Anh

Trang 3

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG BẢO

HIỂM HỎA HOẠN.

1.1 : Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn.

Từ hàng triệu năm về trước, việc tìm ra lửa đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong

tiến trình phát triển của loài người Phát minh ra lửa và sử dụng lửa là một trongnhững phát minh vĩ đại nhất và lửa cũng đã mang lại cho con người bao nhiêu niềmvui, hạnh phúc và trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngàycũng như trong sản xuất kinh doanh Nhưng ngược lại lửa cũng gây ra không ítnhững hiểm họa cho cuộc sống con người Theo số liệu thống kê, trên thế giới hàngnăm có khoảng 5 triệu vụ hỏa hoạn lớn nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỉ đô la và rấtnhiều người thiệt mạng trong số đó

Hiện nay, các vật liệu đốt từ các nguồn tự nhiên ngày càng bị cạn kiệt dần,

do đó để tồn tại và phát triển con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học phátminh ra nhiều nhiên liệu thay thế sử dụng để phục vụ cuộc sống như : xăng dầu, ga ,khí đốt, thiết bị điện tử, hóa chất, Việc ứng dụng các thành tựu tiến bộ vào sảnxuất và đời sống sinh hoạt của người dân ngày càng đa dạng Thêm vào đó thì điềukiện tự nhiên ngày một khắc nghiệt cùng với sự hạn chế trong hiểu biết của ngườidân về việc phòng cháy chữa cháy ( PCCC) làm cho các vụ cháy ngày một gia tăng Hàng năm trên thế giới trung bình có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ với ướctính thiêt hại 800 tỉ USD Hỏa hoạn không chỉ xảy ra với các nước chậm phát triển

mà ngay cả các nước phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, và đối với các nướcđang phát triển thì thiệt hại do cháy càng lớn và hậu quả càng nặng nề Có những vụcháy không thể phai mờ trong tiềm thức nhân loại, đó là vụ cháy thành phố London,nước Anh Đám cháy bắt đầu từ 02/09/1966 đến 09/09/1966 đã tiêu hủy 13200 cănnhà ( gần hết thành phố London lúc bấy giờ ) Còn ở Mỹ mỗi năm có khoảng 2,5triệu vụ cháy, thiệt hại 300.000 mạng người, tổn thất khoảng 2 tỉ USD

Ở Việt Nam trong vòng 30 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnhphòng cháy chữa cháy ( 04/10/1961) và tính đến ngày 04/10/1991 cả nước đã xảy ra566.036 vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại về vật chất ước tính 950 tỷ đồng, làm chết

Trang 4

2574 người Các vụ cháy lớn có tỉ lệ ngày càng tăng Năm 1990 số vụ cháy xảy ra là

902 vụ, chết và bị thương 380 người, gây thiệt hại hơn 113 tỷ đồng Từ năm 1992 –

1993 cả nước có 1710 vụ cháy, làm chết 213 người, làm bị thương 350 người, thiệthại vật chất ước tính 114,76 tỷ Năm 1996 thống kê cho thấy có 961 vụ cháy lớnnhỏ xảy ra, gây thiệt hại 43,8 tỷ đồng, số người bị chết và bị thương là 162 người.Những vụ cháy gây thiệt hại lớn trong những năm tiếp theo điển hình là :

- Ngày 26/06/1997 cháy kho xăng dầu Thủy Nguyên – Hải Phòng làm thiệthại 31 tỷ đồng

- Ngày 15/08/1998 cháy nhà máy giấy Đồng Nai thiệt hại ước tính 12 triệuđồng

- Năm 2000 đã xảy ra những vụ hỏa hoạn lớn có thể kể đến như vụ cháycông ty may Hải Sơn với thiệt hại 7,5 tỷ đồng; vụ cháy ở công ty TNHH ThịnhKhang thiệt hại ước tính 6,2 tỷ đồng; vụ cháy ở công ty Muraya Việt Nam với thiệthại ước tính 6,25 tỷ đồng

- Vụ cháy xưởng sản xuất của công ty Interfood ngày 01/04/2003 làm thiệthại hơn 5 triệu USD

- Ngày 09/05/2003 cháy dây chuyền sản xuất mì ăn liền của công ty chếbiến lương thực Hà Việt – Pháp Vân – Thanh Trì – Hà Nội gây thiệt hại 8 tỷ đồng

- Ngày 07/05/2004 vụ cháy công ty TNHH Trần Thành – Từ Liêm – HàNội gây thiệt hại gần 3,2 tỷ đồng

- Khoảng 2 giờ sáng ngày 29/03/2005 lửa phát cháy trong xưởng sản xuấtgiấy ăn và băng vệ sinh của Công ty TNHH Thống Nhất tại 670 Ngô Gia Tự -Phường Đức Giang – Quận Long Biên – Hà Nội, thiệt hại 7,4 tỷ đồng

- Ngày 01/06/2007 cháy kho thuốc nổ tại Cẩm Phả - Quảng Ninh, nguyênnhân chưa xác định rõ, thiệt hại ước tính 1,8 tỷ đồng Bảo Việt đã tạm thời bồithường cho công ty 500 triệu đồng

- Ngày 07/12/2007 cháy kho hàng hóa màn tuyn của phân xưởng Văng Sấy,Phúc Yên, Vĩnh Phúc ( thuộc công ty dệt 10 -10 )

Trang 5

- Vào lúc 2 giờ 50 phút ngày 27/10/2008 một vụ cháy lớn đã xảy ra tại gaquốc nội của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất làm rất nhiều kho hàng hóavật chất bị thiêu rụi.

- Năm 2009 xảy ra 2 vụ cháy tiêu biểu là cháy tại nhà kho của ga Giáp Bát,

Hà Nội làm 5 người chết và 5 người bị thương; vụ cháy nhà kho của Công ty vận tải

và du lịch Hoa Việt gây thiệt hại trên 100 tỷ đồng

- Khoảng 19 giờ tối ngày 08/08/2010 đã xảy ra một vụ cháy lớn tại kho củaCông ty CP sản xuất Hữu Nghị ( tại Khu công nghiệp An Đồn, quận Sơn Trà, ĐàNẵng ) khiến hàng ngàn m2 hàng hóa bị thiêu rụi, thiệt hại lên đến hàng chục tỷđồng

- Năm 2011 xảy ra 2 vụ cháy tiêu biểu là cháy kho hàng dệt ở Hà Nam thiệthại 121 tỷ đồng; cháy chợ Vinh – Nghệ An làm hàng trăm kiot bị thiêu rụi thiệt hạihàng chục tỷ đồng

Trên đây chỉ là những con số thiệt hại về tài sản, thiệt hại về người còn nhữngthiệt hại gián đoạn kinh doanh vẫn chưa kể đến Ta thấy rõ ràng khi hỏa hoạn xảy

ra thì những thiệt hại mà nó gây ra thường rất lớn, có thể xảy ra ở bất cứ đâu bất kỳlúc nào Do việc phòng cháy chữa cháy hiện nay đang là vấn đề cấp thiết đặt ra đốivới nhiều quốc gia trên toàn thế giới và Việt Nam cũng là quốc gia mà tình hìnhcháy đang ở mức báo động Hiện nay có hai biện pháp hữu hiệu để hạn chế tổn thất,giảm bớt thiệt hại do cháy gây ra là PCCC và bảo hiểm hỏa hoạn PCCC sẽ giúpcho các doanh nghiệp và cá nhân đề phòng và hạn chế tổn thất khi có rủi ro cháyxảy ra Và bảo hiểm hỏa hoạn với hai vai trò là “một giá đỡ” cho doanh nghiệp, cánhân tham gia bảo hiểm, sẽ giúp cho họ có thể bảo toàn và nhanh chóng khắc phụchậu quả, giúp doanh nghiệp có thể trở lại quỹ đạo kinh doanh

1.2 : Quản trị rủi ro trong bảo hiểm hỏa hoạn

1.2.1 : Sự cần thiết khách quan phải quản trị rủi ro trong bảo hiểm hỏa hoạn

Hỏa hoạn là dạng rủi ro mang tính hậu quả và thường gây ra những tổn thấtnặng nề về người và tài sản Từ trước đến nay đã có nhiều biện pháp hạn chế và

Trang 6

ngăn chặn rủi ro hỏa hoạn nhưng hình thức phổ biến và hữu hiệu nhất cho đến nayvẫn là PCCC và tham gia bảo hiểm hỏa hoạn.

Khi tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hỏa hoạn nói riêng, về phía cảngười tham gia lẫn nhà bảo hiểm sẽ luôn mong không có rủi ro xảy ra, bởi vì khi rủi

ro xảy ra người tham gia sẽ bị thiệt hại còn nhà bảo hiểm thì phải bồi thường màchắc chắn số tiền bồi thường sẽ lớn hơn rất nhiều so với số phí thu được Do đó đểhoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn, một công tác không thểthiếu đó là quản trị rủi ro để không những giúp công ty nâng cao hiệu quả kinhdoanh của mình mà nó còn giúp hạn chế được thiệt hại đối với xã hội nói chung vàngười tham gia nói riêng

Công việc đầu tiên khi tiếp nhận một hợp đồng bảo hiểm là công ty bảo hiểmcần phải tiến hành đánh giá rủi ro của đối tượng được bảo hiểm để tìm các biệnpháp nhằm quản trị rủi ro Đây là khâu rất quan trọng bởi vì quản trị rủi ro là hoạtđộng nhằm nhận dạng, đánh giá và đo lường các rủi ro ảnh hưởng đến cá nhân tổchức, tài sản và đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tổn thất có thể xảy racho người tham gia bảo hiểm Bên cạnh đó chính công việc này sẽ giúp cho công tybảo hiểm ngăn ngừa sự trục lợi của người mua bảo hiểm Ngoài ra nó còn là cơ sởpháp lý để giải quyết khiếu nại đảm bảo tính công bằng cho người tham gia bảohiểm và những người được quyền lợi bảo hiểm Hơn nữa, công tác quản trị rủi rocòn tránh được trùng lặp trong nghiệp vụ Sau đó giai đoạn phân loại rủi ro sẽ đượctiến hành để có những biện pháp phù hợp cho từng loại rủi ro ở các mức độ khácnhau nhằm đạt kết quả cao nhất

Cũng giống như các nghành nghề kinh doanh khác, thị trường kinh doanh bảohiểm có sự cạnh tranh gay gắt với hàng chục công ty bảo hiểm trong nước và quốc

tế với nhiều hình thức được đưa ra nhằm thu hút khách hàng như : mức phí thấphơn so với đối thủ cạnh tranh, trả hoa hồng cao hơn hay chảo mời sản phẩm vớidịch vụ khách hàng tốt hơn Bởi vì bảo hiểm hỏa hoạn là một loại hình bảo hiểm tàisản và việc tính phí khá phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong khi đómỗi doanh nghiệp, cá nhân đều có thể gặp phải những loại rủi ro khác nhau với mức

Trang 7

độ khác nhau Bên cạnh đó mức phí bảo hiểm là yếu tố quyết định trong việc báncác sản phẩm bảo hiểm nên các doanh nghiệp này sẽ hạ mức phí xuống thấp nhất cóthể để chiếm lĩnh thị trường và thu lợi nhuận.

Thực hiện công tác quản trị rủi ro sẽ giúp công ty kinh doanh bảo hiểm xácđịnh, đo lường rủi ro từ đó sử dụng các biện pháp thích hợp để hạn chế và phòngngừa tổn thất ở mức thấp nhất, để giảm chi phí bồi thường và tăng lợi nhuận – đây

là mục tiêu kinh doanh của công ty Nếu thực hiện công tác quản trị rủi ro tốt thìkhông những giảm được các rủi ro về đạo đức mà còn hạn chế tối đa các khiếu nạibảo hiểm từ đó tạo lòng tin vững chắc từ phía khách hàng đối với công ty bảo hiểm Quản trị rủi ro không chỉ được thực hiện trong các doanh nghiệp bảo hiểm màcác doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cũng phải tiến hành công tác này Vì quản trịrủi ro sẽ giúp cho các doanh nghiệp hạn chế thấp nhất các tổn thất không đáng có,làm giảm sự giao động lợi nhuận hàng năm, duy trì được khả năng tồn tại thông quacông tác đề phòng hạn chế tổn thất do doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cung cấpgóp phần phát triển doanh nghiệp và nền kinh tế xã hội

Khi nền kinh tế phát triển càng cao thì công tác quản trị rủi ro càng trở nênthiết thực và quan trọng đối với các công ty bảo hiểm Như vậy, chúng ta có thể kếtluận rằng: Công tác quản trị rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của công ty bảo hiểm nóichung và trong nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn nói riêng

1.2.2 : Ý nghĩa của công tác quản trị rủi ro trong bảo hiểm hỏa hoạn

Quản trị rủi ro là quá trình tối thiểu hóa tổn thất, tối đa hóa lợi nhuận thôngqua các công cụ thích hợp trên cơ sở xác định các nguồn tổn thất đe dọa đến đờisống cá nhân và doanh nghiệp

Công ty quản trị rủi ro đóng một vai trò lớn, không chỉ có ý nghĩa đối vớicông ty bảo hiểm mà còn rất quan trọng đối với người tham gia bảo hiểm vì việcđảm bảo sự ăn toàn cho tài sản và con người, giúp con người tránh khỏi sự nguyhiểm hay rắc rối do trách nhiệm pháp lý phát sinh trong cuộc sống và hoạt động sảnxuất kinh doanh chính là kết quả của việc xây dựng được một chương trình quản trịrủi ro tốt Hơn nưa, khi có một chương trình quản trị rủi ro hữu hiệu doanh nghiệp

Trang 8

cũng sẽ có thể giảm các chi phí phát sinh góp phần tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp Mặt khác chức năng quản trị rủi ro còn có mối quan hệ mật thiết với cácchức năng khác của doanh nghiệp như chức năng quản trị chiến lược, quản trị hoạtđộng Đây là ba chức năng tồn tại cùng song hành và kết hợp với nhau giúp doanhnghiệp thực hiện để đạt được những mục tiêu của mình.

Nhiệm vụ của quản trị rủi ro bao gồm :

- Nhận dạng rủi ro trong các tổ chức.

- Ngăn chặn và kiểm soát tổn thất trên cơ sở lựa chọn các công cụ quản trị

rủi ro cho phù hợp

- Nghiên cứu các hợp đồng và tài liệu liên quan nhằm thực hiện nhiệm vụ

quản trị rủi ro

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình an toàn trong lao động.

- Thực hiện tốt các chương trình phúc lợi đối với người lao động theo quy

định của nhà nước

- Xem xét giải quyết các khiếu nại và đàm phán với đại diện pháp lý khi có

hiện tượng tranh chấp xảy ra

- Mua bảo hiểm là nền tảng cơ sở của quản lý rủi ro Việc mua bảo hiểm là

yếu tố quan trọng của nhà quản lý ngay cả trong các tổ chức lớn với nhữngtài sản có giá trị rất lớn như các tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Như vậy, so với những nhiệm vụ khác, ta có thể thấy quản trị rủi ro có vai trò

vô cùng quan trọng không chỉ đối với chủ tài sản mà còn có ý nghĩa to lớn đối vớicác công ty bảo hiểm Tuy nhiên, quản trị rủi ro giữa hai chủ thể này là hoàn toànkhác nhau :

a

Công tác quản trị rủi ro đối với chủ sở hữu tài sản

Công tác quản trị rủi ro có vai trò quan trọng đối với chủ sở hữu tài sản vì xâydựng một chương trình quản trị rủi ro sẽ giúp các công ty mua bảo hiểm duy trì khảnăng tồn tại trước các nguy cơ rủi ro lớn, giảm chi phí phát sinh không cần thiết,đưa ra các quyết định kịp thời hơn và nếu không xảy ra rủi ro, đối mặt với tổn thấtthì tài sản sẽ nhanh chóng được khắc phục và duy trì được quá trình sản xuất kinh

Trang 9

doanh Do đó đây chính là nguyên nhân khiến cho hầu hết các doanh nghiệp lớntrên thế giới đều tiến hành xây dựng chương trình quản trị rủi ro của riêng họ.

Một chương trình quản lý rủi ro bao gồm các bước sau :

(1) Xác định mục tiêu của quản lý rủi ro: Lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự ưutiên những mục tiêu của quản trị rủi ro căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp,nguồn lực tài chính của doanh nghiệp cũng như các mục tiêu tăng trưởng thunhập hay lợi nhuận Xác định những mục tiêu và chỉ tiêu về quản lý rủi ronày đóng một tầm quan trọng để tạo ra nền tảng cho tất cả những hoạt độngquản trị rủi ro

(2) Đánh gia rủi ro và bất định: Bao gồm các hoạt động liên quan đến nhau nhưsau:

- Nhận dạng rủi ro: là việc xác định các mối hiểm họa và những nguy cơ có

thể xảy ra

- Xem xét phân tích sự tác động lẫn nhau giữa các mối hiểm họa và nguy cơ

rủi ro

- Đo lường rủi ro: định lượng được các khả năng và mức độ các tổn thất tiềm

năng có thể xảy ra căn cứ vào các giả trị tài sản, loại hình sản xuất kinhdoanh và điển kiện địa lý môi trường

(3) Lựa chọn các công cụ quản lý rủi ro thông qua việc lựa chọn các biện phápđối phó với rủi ro, bao gồm: né tránh rủi ro, kiểm soát rủi ro, chuyển giao rủiro

(4) Quản lý chương trình là việc thiết lập nên các thủ tục và hoạt động của chứcnăng quản lý rủi ro phải tuân theo như các quyết định quản lý rủi ro, giámsát hoạt động quản lý rủi ro và điều chỉnh theo nhu cầu các doanh nghiệp,thực hiện trong cả quá trình quản trị rủi ro

b

Công tác quản trị rủi ro đối với công ty bảo hiểm

Các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng khác nhau nhưng tất cả đều chungmột mục đích là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa các chi phí phát sinh Do

đó mà công tác quản trị rủi ro đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các công

Trang 10

ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm Quản trị rủi ro không tốt dẫn đến số tiền bồithường lớn không những gây thiệt hại đến nguồn tài chính của công ty mà cònlàm uy tín của công ty bị ảnh hưởng Vì vậy, việc lập phương án quản trị rủi ro

là cần thiết mà trong đó bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu là:

- Tiến hành đánh giá rủi ro bao gồm : Nhận dạng, đo lường, lựa chọn rủi ro

trước khi bảo hiểm

- Quyết định bảo hiểm

(2) Chấp nhận bảo hiểm : sau khi nhận dạng rủi ro, nhà bảo hiểm sẽ xác định cácrủi ro có thể được bảo hiểm và các rủi ro không được bảo hiểm Nếu kháchhàng tham gia yêu cầu bảo hiểm và chấp nhận với mức phí cao hơn thì nhàbảo hiểm sẽ chấp nhận cả những rủi ro khác rồi sau đó sẽ Tái bảo hiểm với tỉ

lệ nhât định

(3) Sau khi chấp nhận bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải phối hợp với chủ sở hữutài sản trong quản trị rủi ro để đề phòng và hạn chế rủi ro bằng những cách : Lập và góp ý các phương án phòng cháy chữa cháy của chủ sở hữu Để làm tốt côngtác này cần phải :

- Ngăn ngừa tổn thất: Việc này được thực hiện khi tổn thất chưa xảy ra hoặc

giảm mức thiệt hại khi tổn thất đã xảy ra Trong bảo hiểm hỏa hoạn, đểthực hiện công tác này cần :

Trang 11

+ Phân loại đám cháy sẽ giúp việc dập tắt lửa nhanh hơn, giảm được nhữngthiệt hại về vật chất Việc phân loại phụ thuộc vào trạng thái của chất cháy

và vật liệu cháy Cụ thể đám cháy được phân làm 4 loại :

- Tổ chức huấn luyện phòng cháy chữa cháy thường xuyên

- Công ty bảo hiểm phải phối hợp với người tham gia trong việc tuyên

truyền nâng cao ý thức của toàn thể công nhân viên chức đối với hỏa hoạn.Công ty cũng phải thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi đánh giá rủi

ro cùng với việc trang bị thêm các thiết bị chuyên môn cần thiết để phântích và tổng hợp tổn thất

- Hỗ trợ vật chất cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất khi nhận bảo

hiểm, các công ty bảo hiểm luôn cung cấp một số trang thiết bị chuyêndùng và tư vấn cho người tham gia trực tiếp các biện pháp phòng ngừa vàhạn chế những rủi ro hỏa hoạn gây ra thiệt hại đối với người mua bảo hiểm

và giảm lợi nhuận của công ty vì phải bồi thường

(4) Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các rủi ro : cán bộ bảo hiểm phảithường xuyên xuống kiểm tra bất chợt đối với các đơn vị tham gia bảo hiểm,đặc biệt là đối với các đơn vị có nguy cơ xảy ra cháy cao Cán bộ phải xemxét toàn bộ đơn vị và đánh giá lại những thay đổi về môi trường xungquanh để luôn nắm rõ tình hình các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra

Trang 12

(5) Quản lý chương trình : Công ty phải tổ chức và quản lý bao quát công tácquản trị rủi ro

Như vậy qua các phân tích đánh giá trên, nhận thấy rằng công tác quản trị rủi ro có

ý nghĩa rất lớn trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hỏa hoạn nói riêng vì đây làloại rủi ro thường gây ra tổn thất và hậu quả nặng nề nhất Trong đó chính công tácquản trị rủi ro đóng vai trò quyết định hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm, nó

có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau và không thể tách rời với các công tác khác trongmột nghiệp vụ bảo hiểm

1.2.3 : Công tác quản trị rủi ro trong bảo hiểm hỏa hoạn

Công tác quản trị rủi ro trong bảo hiểm hỏa hoạn bao gồm các bước: nhận dạngrủi ro, đo lường đánh giá, lựa chọn rủi ro có thể bảo hiểm

Sau đây, chúng ta phân tích từng bước trong quá trình quản trị rủi ro

1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống về các rủi ro

và bất định của một tổ chức Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin vềnguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro

(4) Môi trường hoạt động

(5) Môi trương kinh tế

(6) Vấn đề nhận thức

Nguy cơ rủi ro đối với bảo hiểm hỏa hoạn:

Việc xác định được các nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro là rất quan trọng trongkhi đánh giá rủi ro Vì từ đó ta có thể xác định được các loại rủi ro gặp phải, cácnguy hiểm nảy sinh trong các nguồn đó Vì vậy một khía cạnh quan trọng nửa củanhận dạng rủi ro là xác định nguy cơ rủi ro

Trang 13

Ta đã biết, nguy cơ rủi ro là khả năng được hay mất đối cới tài sản vật chất hay tàisản vô hình (thương hiệu, uy tín trong kinh doanh) và do các hiểm họa hoặc rủi rogây ra.

Bản chất bảo hiểm hỏa hoạn là một lạo hình bảo hiểm tài sản, vì vậy nó thườngđược xem xét dựa trên các rủi ro chủ yếu sau đây:

- Rủi ro vì bản thân tài sản: đó lag những rủi ro thông thường có liên quan

trực tiếp đến bản thân tài sản, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng lạo tàisản

- Rủi ro môi trường: mỗi môi trường hoạt động của doanh nghiệp có thể tạo

re những rủi ro khác nhau Ví dụ: các doanh nghiệp sản xuất gang thép,nung đốt vật liệu vvv thì rủi ro cháy cao hơn so với các doanh nghiệpkhác

- Rủi ro đạo đức: đây là rủi ro xuất phát từ bản thân người tham gia bảo

hiểm Đạo đức là thái độ người tham gia bảo hiểm trong việc kê khai cácloại tài sản, giá trị tài sản và các thông tin liên quan đến định phí bảo hiểm

Vì vậy khi chấp nhận bảo hiểm người khai thác viên cần xem xét kĩ khíacạnh này khi đánh giá rủi ro Để khống chế rủi ro đạo đức thông thườngtrong một đơn bảo hiểm thường có những giới hạn sau:

+ Giới hạn về số tiền bảo hiểm: số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trịcủa tài sản bảo hiểm Mức độ giới hạn này tùy thuộc vào công ty bảo hiểm

và người tham gia bảo hiểm

+ Giới hạn thời hạn bảo hiểm: thông thường chỉ bảo hiểm trong thời gianngắn (thường là một năm), sao đó nếu người tham gia bảo hiểm tiếp thì kíhợp đồng tái tổ

+ Đưa ra mức miển thường: để tăng tính trách nhiệm của người tham giabảo hiểm trong việc đề phòng hạn chế tổn thất và để tránh những tổn thấtxảy ra với giá trị nhỏ

+ Giới hạn về phạm vi bảo hiểm

1.2.3.2 Đo lường và đánh giá.

Trang 14

Công tác đo lường rủi ro được tiến hành sau khi nhận dạng các lạo rủi ro mà doanhnghiệp đó có thể gặp phải Đó là việc ước lượng hậu quả về tài chính có thể có khảnăng xảy ra các hậu quả này Để tránh những ảnh hưởng không tốt tới sự phân bổnguồn lực cho quản tị và kiểm soát rủi ro thì công việc này sẽ phải được tiến hành.Những công tác cần làm trong đo lường rủi ro:

a) Đo lường tần số tổn thất

Đo lường tần số tổn thất là việc đo lường khả năng ( xác suất) của rủi ro xảy ratrong nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn là đo lường số lần có thể xảy ra cháy đối vớikhách hàng tham gia bảo hiểm trong thời gian một năm Dùng một phương phápước lượng tần số tổn thất để quan sát xác suất một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thấttrong một năm Mức độ chính xác của các ước lượng tần số tổn thất có thể bị phụthuộc vào mối quan hệ giữa mối nguy hiểm và đối tượng chịu rủi ro Và chất lượngthông tin có chính xác về bản chất của rủi ro đều phải dựa trên việc chọn lọc thôngtin ban đầu một cách hợp lý, do đó việc bổ sung thêm thông tin sẽ làm cho ướclượng chính xác hơn

b) Đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất

Mức độ nghiêm trọng của tổn thất được đo lường bằng hai đại lượng phổ biến là:Tổn thất lớn nhất có thể xảy ra và tổn thất lớn nhất có lẽ có

Tổn thất lớn nhất có thể là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thứcđược Còn tổn thất lớn nhất có lẽ có là giá trị thiệt hại lớn nhất nhà quản trị tin rằng

Trang 15

(3) Tổn thất lớn có thể thấy trước: Là loại tổn thất trung bình xảy ra dokhông có một hệ thống chữa cháy tự nhiên nào hoạt động Trongtrường hợp này lửa sẽ cháy cho đến khi nào bị chặn bởi các bứctường chịu lửa, hoặc tới nhiên liệu bị đốt hết, hay cho đến khi có sựtham gia của lực lượng chữa cháy

(4) Tổn thất có thể có: Là loại tổn thất trung bình xảy ra do cả hệ thốngchữa cháy công cộng và tư nhân đều không hoạt động hoặc hoạtđộng không có hiệu quả

Như vậy xác suất tổn thất xảy ra giảm dần khi đi từ “Tổn thất thông thường” chođến “Tổn thất lớn nhất có lẽ có” rồi đến “Tổn thất lớn nhất có thể thấy được” vàcuối cùng là “Tổn thất lớn nhất có thể có” Bốn giá trị này phụ thuộc vào nhiều yếu

tố như cấu trúc xây dựng, thời gian có người làm việc, hệ thống phòng cháy của đơn

vị, hệ thống phòng cháy công cộng

c) Đánh giá tổn thất tiềm năng của tài sản

Công tác đánh giá tổng mức tổn thất tiềm năng là công việc còn lại của nhà quản trịrủi ro, được thực hiện sau khi nhận dạng được nguy cơ rủi ro đối với tổn thất củamột tài sản của một tổ chức

Đánh giá rủi ro nhằm mục tiêu để ước lượng hậu quả của sự hư hỏng tài sản đối vớichủ sở hữu của tổ chức Hầu hết các phương pháp đánh giá được sử dụng trongđánh giá rủi ro Thông thường căn cứ vào chi phí thay thế hay chi phí sửa chữa ướctính Ba phương pháp thương được sử dụng trong đánh giá rủi ro: Giá trị thị trường(thị giá), chi phí thay thế trừ đi giá trị hấu hao

- Phương pháp định giá theo giá trị thị trường (thị giá).

Thị giá bất động sản hay động sản là giá trị của một tài sản mà một người mongmuốn bán, sẽ đồng ý bán và một người mong muốn mua sẽ trả tiền để mua tài sản

đó trong một giao dịch vào ngày tài sản được định giá Thị giá tài sản phụ thuộc vàocung-cầu về từng loại tài sản cụ thể tại một thời điểm

- Phương pháp định giá theo chi phí thay thế.

Trang 16

Chi phí thay thế mới chỉ là chi phí mua tài sản mới có tính chất đặc trưng tương tựnhư tài sản đã bị hư hỏng Ví dụ: một nhà quản trị rủi ro có thể xác định chi phí mớicho một ngôi nhà dựa trên các nhà khác với diện tích và khoảng không tương đươngtheo thiết kế mới nhất.

Ưu điểm của phương pháp này là ít bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan hơn một sốphương pháp khác Nhược điểm áp dụng phương pháp này sẽ xuất hiện khi phí mớitài sản lớn hơn thị giá tài sản hư hỏng

- Phương pháp định giá thay thế trừ đi giá trị hấu hao (hay còn gọi là định

giá theo giá trị còn lại)

Trong định giá tổn thất loại tài sản các nhà quản trị rủi ro thường định giá theo giátrị còn lại bởi vì ở tình trạng mới tài sản thường có giá trị lớn hơn so với tài sản cũ.Các hợp đồng bảo hiểm tài nói chung cũng như bảo hiểm hỏa hoạn nói riêng thườngthường sử dụng chi phí thay thế để trừ bớt hao mòn của tài sản Nhược điểm chungcủa phương pháp định giá này đó là việc tính hao mòn hữu hình và lạc hậu kinh tế

có phần khá chủ quan

1.2.3.3 Lựa chọn rủi ro có thẻ bảo hiểm (Quyết định bảo hiểm)

Công ty bảo hiểm sẽ nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và sử dụng các phương pháp

để nhận dạng và đo lường đánh giá các rủi ro có thể xảy ra tại khách hàng yêu cầutham gia bảo hiểm để từ đó các nhà đánh giá rủi ro sẽ đưa ra các quyết định khácnhau Chấp nhận hoặc từ chối hợp đồng; nếu chấp nhận thì chấp nhận những bảohiểm loại rủi ro nào, với mức phí là bao nhiêu, những loại rủi ro nào không đượcbảo hiểm Quá trình trên được gọi là lựa chọn rủi ro Đối với bảo hiểm hỏa hoạn cácnghiệp vụ cũng tương tự như vậy Dựa vào những rủi ro được bảo hiểm và nhữngrủi ro loại trừ trong đơn bảo hiểm đã được định dạng, tiêu chuẩn và quá trình đánhgiá rủi ro mà nhà quản trị lựa chọn những rủi ro cần phải bảo hiểm theo thỏa thuậncủa hai bên: Người tham gia bảo hiểm vào công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm Víkhả năng xảy ra rủi ro là lớn thì mức phí bảo hiểm sẽ cao và ngược lại Đối vớinhững tài sản có khả năng rủi ro lớn, nếu người tham gia bảo hiểm chấp nhận mộtmức phí cao thì khi đó công ty bảo hiểm phải thực hiện tái bảo hiểm

Trang 17

Việc lựa chọn rủi ro bảo hiểm là rất quan trọng đặc biệt là trong bảo hiểm hỏa hoạn

vì loại rủi ro này thường gây ra tổn thất lớn và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảkinh doanh của công ty bảo hiểm Vì vậy cán bộ thực hiện phải có trình độ chuyênmôn nghiệp vụ tốt để có thể đưa ra các quyết định bảo hiểm chính xác nhất

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NHẬN VÀ QUẢN TRỊ RỦI

RO TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN TẠI BẢO VIỆT

HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 2.1 : Giới thiệu chung về Công ty Bảo Việt Hà Nội

Ngày 15/10/2010, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) long trọng tổchức “Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập và đón nhận huân chương Độc lập hạng Nhì”

và Công Ty Bảo Hiểm Hà Nội (Bảo Việt Hà Nội) cũng được nhà nước trao tặng “Huân chương lao động hạng nhì ” Nhìn lại lịch sử phát triển từ khi Bảo Việt chỉ làmột công ty với 16 cán bộ, phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng trong lĩnh vực hànghải, cho tới nay Bảo Việt đã phát triển với quy mô của một tập đoàn tài chính đanghành với trên 7000 cán bộ và 40.000 đại lý, hàng năm phục vụ trên 30 triệu kháchhàng trên toàn quốc, đã thể hiện sự lớn mạnh vượt bậc của Bảo Việt

Bảo Việt Hà Nội (BVHN) là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm ViệtNam có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội, triểnkhai các nghiệp vụ bảo hiểm mà Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đang triển khainhưng không trực tiếp tham gia tái bảo hiểm mà tái bảo hiểm thông qua Tổng công

ty và được phép tham gia hoạt động đầu tư

Tuy là đơn vị trực thuộc nhưng sự chỉ đạo của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Namchỉ mang tính khái quát ở tầm vĩ mô, thực chất BVHN là một tổ chức kinh doanhlớn có tư cách pháp nhân, có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế và giải quyết bồithường tổn thất, có quyền quyết định phương thức kinh doanh trong quá trình hoạtđộng BVHN được thành lập năm 1980 theo quyết định số 1125/QĐ – BTC ngày17/11/1980 của Bộ tài chính Ban đầu Công ty có tên là “ Chi nhánh Bảo hiểm HàNội ”, trực thuộc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, với nhiệm vụ tổ chức hoạt động

Trang 18

kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn Hà Nội, trụ sở đặt tại số 7 Lý ThườngKiệt – Hà Nôi.

Công ty BVHN với hoạt động chính là kinh doanh bảo hiểm, hiện nay công tyđang tiến hành triển khai khoảng gẩn 40 nghiệp vụ bảo hiểm, cụ thể :

- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển

- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu sông

- Bảo hiểm dầu khí

- Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay

- Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

- Bảo hiểm nhà tư nhân

- Bảo hiểm trách nhiệm của bác sĩ

- Bảo hiểm thiết bị điện tử

- Bảo hiểm vận chuyển tiền

- Bảo hiểm trộm cắp

- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc

- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng

- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm

- Bảo hiểm trách nhiệm người sử dụng lao động

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

- Bảo hiểm bảo hiểm vật chất xe cơ giới

- Bảo hiểm nông nghiệp

- Bảo hiểm tai nạn hành khách

- Bảo hiểm tài sản

- Bảo hiểm tai nạn con người 24/24

- Bảo hiểm du lịch

- Bảo hiểm học sinh

Trang 19

- Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật

- Bảo hiểm kết hợp con người

- Bảo hiểm sinh mạng cá nhân

- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe đối với hàng hóa trên xe

- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe

- Bảo hiểm tai nạn thủy thủ, thuyền viên

- Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển công cộng

- Một số loại hình bảo hiểm khác.

Trải qua hơn 30 năm hoạt động liên tục, công ty BVHN đã không ngừng lớn mạnh

cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Từ lúc mới thành lập chỉ có hơn 10 cán bộ với mộtphòng nhỏ làm trụ sở, đến nay BVHN đã trở thành một đơn vị kinh tế lớn mạnh vớiđội ngũ nhân viên đông đảo và chuyên nghiệp với 13 ban hành chức năng và nhiệm

vụ, gần 300 cán bộ bảo hiểm, có 14 chi nhánh tại tất cả các quận huyện, cùng vớimạng lưới đại lý, cộng tác viên phủ khắp địa bàn Hà Nội Doanh thu từ chỗ đạt 50triệu đồng hàng năm đến nay đã đạt hơn 150 tỷ đồng, trở thành một đơn vị chủ lựccủa Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam

2.2 : Những thuận lợi và khó khăn của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại Bảo Việt Hà Nội trong những năm gần đây

Trên thế giới, nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn đã xuất hiện từ rất lâu nhưng ở ViệtNam thì đến năm 1989 Công ty Bảo Việt mới chính thức triển khai nghiệp vụ nảytheo Quyết Định số 06/TC – QĐ của Bộ Tài Chính Và đến nay nghiệp vụ bảo hiểmhỏa hoạn đang là một nghiệp vụ quan trọng, góp một phần lớn vào lợi nhuận củacông ty

Trong những năm gần đây, triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại Bảo Việt

Hà Nội đang có những thuận lợi và khó khăn sau đây

2.2.1 : Những thuận lợi.

Thứ nhất, từ sau đại hội VI năm 1986, đất nước có những chuyển mình căn

bản, đó là chuyển từ nển kinh tế tập trung sang bao cấp nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của nhà nước Mặt khác, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

Trang 20

xã hội, cần tạo ra những cơ sở vật chất ban đầu, do vậy Đảng và nhà nước ta đangtiến hành và thực hiện công cuộc CNH – HĐH đất nước Và ngày 31/12/1991 Bộtài chính đã ra thông tư 82/TCCN hướng dẫn chỉ thị 332/HĐBT về bảo tồn vốn kinhdoanh đối với các doanh nghiệp nhà nước, và sẽ không cho giảm vốn trong trườnghợp tổn thất do những rủi ro mà công ty bảo hiểm đang triển khai những loại hìnhtương tự Đây chính là điều kiện thuận lợi để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏahoạn có hiệu quả.

Thứ hai, lần đầu tiên hành lang pháp lý mang tính chất cao nhất và hoàn chỉnh

nhất cho việc kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành và đi vào thực hiện, đó là LuậtKinh Doanh bảo hiểm đã được Quốc Hội thông qua cuối năm 2000 và bắt đầu cóhiệu lực từ 1/4/2001, tiếp đến là nghị định của chính phủ và các thông tư của Bộ tàichính thể hiện sự quan tâm lớn của cơ quan quản lý nhà nước góp phần nâng caohiệu quả kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn

Thứ ba, nền kinh tế của cả nước nói chung và của Thủ đô nói riêng tiếp tục

tăng trưởng và phát triển với mức tăng trưởng GDP là 12%/năm Cùng với quá trìnhphát triển của kinh tế thị trường, nghành bảo hiểm cũng phát triển và tăng trưởng về

cả chiều sâu lẫn chiều rộng Đó là một kết quả do được sự quan tâm chỉ đạo củaĐảng và chính quyền các cấp và sự nỗ lực không ngừng của bản thân công ty đểngày càng hoàn thiện hơn tất cả các khâu trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảohiểm hỏa hoạn: đó là công tác đào tạo nhân sự ngày càng được chú trọng, áp dụngcông nghệ thông tin vào công tác quản lý, thống kê đã góp phần nâng cao hiệuquả kinh doanh của công ty và nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn

Thứ tư, ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm, BVHN còn tham gia trên thị

trường chứng khoán tạo lợi nhuận cho quá trình luân chuyển vốn phát triển nền kinh

tế nói chung và bảo hiểm nói riêng Ngoài ra, nhờ có mối quan hệ với các tổ chứcbảo hiểm trên thế giới như : Munich – Re (Đức), Swiss – Re (Thụy Sỹ) nên côngtác tái bảo hiểm của BVHN trở nên thuận lợi hơn, giúp công ty bảo hiểm có thểnhận hợp đồng lớn hơn so với khả năng tài chính của mình mà vẫn đảm bảo khảnăng chi trả

Trang 21

Thứ năm, môi trường đầu tư ở nước ta đang ngày càng hấp dẫn đối với các

nhà đầu tư nước ngoài, những dự án lớn như cầu đường, các khu công nghiệp, nhàmáy được hình thành kết hợp với tình hình kinh tế chính trị xã hội luôn ổn định

có ảnh hường rất tốt đến nghành kinh doanh bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảohiểm hỏa hoạn nói riêng

Năm 2012 đang tạo ra cơ hội, đồng thời cũng mang lại không ít thách thứccho nghành bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn Nền kinh tế tiếp tục pháttriển với sự đóng góp của nghành công nghiệp, dịch vụ, đầu tư nước ngoài đã bắtđầu phát triển cộng với sự tác động của chính sách phát triển kinh tế của nhà nước

là yếu tố làm tăng cầu bảo hiểm Vì vậy, BVHN cần có những biện pháp tích cực vàhữu hiệu để nắm bắt những cơ hội, khắc phục khó khăn trong việc kinh doanhnghiệp để vụ bảo hiểm hỏa hoạn ngày càng có hiệu quả theo phương châm củaTổng công ty là “ tăng trường, phát triển, hiệu quả ”

đã triển khai nghiệp vụ nay được 22 năm ) thế nên kĩ thuật và kinh nghiệm còn

Trang 22

thiếu, vốn dự trữ còn rất nhỏ, do đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình triển khai nghiệp vụ

và bồi thường cho khách hàng tham gia bảo hiểm

Thứ hai, thị trường bảo hiểm đòi hỏi chất lượng dịch vụ và công tác phục vụngày càng cao, yêu cầu về các loại hình bảo hiểm đa dạng thì mới đáp ứng đượcnhu cầu khách hàng Trong bối cảnh vừa diễn ra sự cạnh tranh gay gắt và nhu cầu

đa dạng của khách hàng thì BVHN cũng gặp một số khó khăn khi triển khai nghiệp

vụ bảo hiểm hỏa hoạn

Thứ ba, tình hình thiên tai diễn biến theo xu hướng phức tạp cùng với sựnóng dần của trái đất làm cho khả năng cháy trở nên cao hơn, đòi hỏi các công tybảo hiểm phải thực hiện tốt vấn đề quản lý rủi ro và dự phòng lớn cho nguy cơ hỏahoạn

Thư tư, công tác đào tạo cán bộ của BVHN cũng có nhiều hạn chế Đây lại

là một nghiệp vụ bảo hiểm còn khá mới mẻ đối với thị trường bảo hiểm Việt Namnên số cán bộ chủ chốt, làm tốt công tác từ khâu khai thác đến khâu giám định bồithường còn chưa nhiều, rất khó có thể đáp ứng hết nhu cầu của người tham gia bảohiểm Số cán bộ công nhân viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên nghành bảohiểm chiểm tỉ lệ nhỏ

Thứ năm, ngày 08/11/2006 Chính phủ mới ban hành Nghị Định130/2006/NĐ – CP quy định một số điểm về bán bảo hiểm hỏa hoạn, nổ bắt buộctheo luật kinh doanh nhưng việc thông báo các văn bản còn chậm trễ nên kết hợpvới các nghành liên quan để triển khai bảo hiểm cháy nổ gặp rất nhiều khó khăn.Một số doanh nghiệp cố tình tránh né để không tham gia bảo hiểm còn cơ quanchức năng thì lại chưa chặt chẽ trong việc cấp phát xây dựng, thẩm định PCCC Vìthế các doanh nghiệp rất trì trệ trong việc khắc phục trang thiết bị PCCC và thamgia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Thứ sáu, nền kinh tế tăng trưởng mạnh và nhanh, tài sản tham gia bảo hiểmhỏa hoạn của các doanh nghiệp có giá trị lớn cần phải dùng tới những biện phápđịnh giá phức tạp, thủ tục đánh giá tinh vi trong khi khả năng của cán bộ điều tra rủi

ro và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cảu công ty còn rất hạn chế Thêm nữu, rủi ro

Trang 23

cháy ngày càng xảy ra thường xuyên hơn với mức độ tổn thất về tài sản có nhiều vụlên đến hàng triệu đô la, rủi ro khó kiểm soát Đây thực sự là khó khăn đối với công

ty trong chặng đường sắp tới đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và cố gắng rất nhiều củacán bộ công nhân viên trong cả công ty để nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn trở thànhmột nghiệp vụ mạnh của BVHN

2.3 : Công tác quản trị rủi ro trong bảo hiểm hỏa hoạn tại Bảo Việt Hà Nội

2.3.1 : Xây dựng chương trình quản trị rủi ro tại Bảo Việt Hà Nội

Công tác quản trị rủi ro ở BVHN được dựa theo sơ đồ sau :

Sơ đồ 1: Xây dựng quy trình quản trị rủi ro

Ta thấy, theo sơ đồ trên thì quy trình quản trị rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểmhỏa hoạn gồm những bước sau đây:

- Xác định rõ mục tiêu quản lý rủi ro, đó là ngăn chặn, giảm thiểu tối đa tồn

thất, tối đa hóa lợi nhuận thông qua các công cụ thích hợp

Mục tiêu quản trị

Kiểm tra thực hiện

PCCC

Hỗ chợ vật chất

Trang 24

- Tiến hành đánh giá rủi ro và bất định, gồm có nhận dạng rủi ro, đo lường

và đánh giá rủi ro, lựa chọn rủi ro trước khi quyết định nhận bảo hiểm

- Quyết định bảo hiểm, tiến hành đồng hoặc tái bảo hiểm ( có thế có )

- Phối hợp với chủ sở hữu tài sản để nhằm thực hiện tốt nhất các phương án

PCCC

- Hộ trợ về vật chất cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất khi nhận bảo

hiểm

- Phối hợp với cảnh sát PCCC để tiến hành kiểm tra và thực hiện các biện

pháp đề phòng và hạn chế tổn thất đối với người tham gia

- Kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các rủi ro được bảo hiểm đối với

đối tượng bảo hiểm,

- Quản lý chương trình chung

2.3.2 : Quy trình quản lý rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Bảo Việt Hà Nội

Quy trình quản trị rủi ro tại Bảo Việt Hà Nội được minh họa bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Các bước trong quy trình quản trị rủi ro tại Bảo Việt Hà Nội:

Trang 25

Giấy yêu cầu bảo hiểm

Khuyến nghị các biện pháp phòng cháy chữa cháy

Chấp nhận Bảo Hiểm

Phát hành hợp đồng

Từ chối Bảo Hiểm

Giấy yêu cầu bảo hiểm

Xác định khả năng sảy ra tổn thất và mức độ

Cung cấp thêm thông tin

Xác định Phí bảo hiểm Lựa chọn rủi ro bảo hiểm

Công tác quản lý

Xác định giá trị tài sản

Phân chia đơn vị rủi ro

Các ảnh hưởng bên ngoài đối với tài sản, công trình của DN

Trang 26

Các bước trong quy trình:

Bước 1: Cử cán bộ xuống điều tra thông tin vè khách hàng

Sau khi nhận giấy yêu cầu bảo hiểm, công ty sẽ cử cán bộ đến đơn vị tham giabảo hiểm để tiến hành đánh giá rủi ro Đối với những đối tượng bảo hiểm có giá trịlớn, khả năng xảy ra tổn thất cao như các nhà máy sản xuất hàng dễ cháy, gần chợhoặc các khu dân cư đông đúc … thì cần có những cán bộ có trình độ chuyên mônnghiệp vụ khá, có khả năng nắm vững được các kiến thức trong sản xuất kinh doanh

có trình độ hiểu biết về PCCC để tiến hành đánh giá

Bước 2: Xác định khả năng xảy ra tổn thất và mức độ tổn thất

Trong quá trình đánh giá rủi ro, cán bộ đánh giá của công ty sẽ thu nhập thông tin

về tổn thất xảy ra trong quá khứ, xem xét những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặpphải Sau đó, cán bộ đánh giá rủi ro cùng với người đại diện cho đơn vị tiến hànhlập biên bản đánh giá rủi ro thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu điều trarủi ro

Bước 3: Quyết định chấp nhận hay từ chối bảo hiểm

Nhiệm vụ chính của cán bộ đánh giá là ra quyết định chấp nhận hay từ chối bảohiểm sau khi đã thu nhập đầy đủ thông tin về đơn vị đó Nếu chấp nhận bảo hiểm thìbảo hiểm cho những rủi ro nào và loại trừ những rủi ro nào, mức phí bảo hiểm xácđịnh là bao nhiêu …Trong trường hợp mà giá trị bảo hiểm quá lớn thì cần có sựthông qua của lãnh đạo của công ty rồi mới được chấp nhận Trong trường hợpkhách hàng chấp nhận với mức phí bảo hiểm cao để nhà bảo hiểm có thể chấp nhậnnhững rủi ro khác, lúc đó công ty bảo hiểm sẽ tiến hành phân tán rủi ro bằng mộttrong hai phương pháp : đồng và tái bảo hiểm Dựa vào quá trình đánh giá rủi ro,

Khách hàng

Ngày đăng: 24/07/2013, 10:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Xây dựng quy trình quản trị rủi ro - Công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại Bảo Việt Hà Nội (2007 – 2011)
Sơ đồ 1 Xây dựng quy trình quản trị rủi ro (Trang 23)
Sơ đồ 3: Các khía cạnh của đánh giá rủi ro - Công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại Bảo Việt Hà Nội (2007 – 2011)
Sơ đồ 3 Các khía cạnh của đánh giá rủi ro (Trang 27)
Bảng 1:Chi phí Đánh giá rủi ro và Đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ BHHH tại  BVHN giai đoạn 2007-2011 - Công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại Bảo Việt Hà Nội (2007 – 2011)
Bảng 1 Chi phí Đánh giá rủi ro và Đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ BHHH tại BVHN giai đoạn 2007-2011 (Trang 31)
Bảng 3: Tình hình kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn tại BVHN giai đoạn 2007-2011. - Công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại Bảo Việt Hà Nội (2007 – 2011)
Bảng 3 Tình hình kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn tại BVHN giai đoạn 2007-2011 (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w