1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ở thành phố bạc liêu

59 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Kể từ năm 2000, chiếm ưu thế trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của ta trên thị trường quốc tế là các các đối tượng nuôi đặc biệt là tôm sú.. Nhưng biện pháp này cũng gây ra nguy cơ ô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

MÃ SỐ: 304

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ

HÓA CHẤT TRONG NUÔI TÔM SÚ THÂM

CANH Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU

Sinh viên thực hiện

LÊ KIỀU LAM MSSV: 0753040046

LỚP: NTTS K2

Cần Thơ, 2011

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

MÃ SỐ: 304

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT TRONG NUÔI TÔM SÚ THÂM

CANH Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU

Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Th.S TẠ VĂN PHƯƠNG LÊ KIỀU LAM

MSSV: 0753040046

LỚP: NTTS K2

Cần Thơ, 2011

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này

Xin cảm ơn tất cả các bạn trong tập thể lớp NTTS K2 đã tận tình giúp đỡ và đóng góp

ý kiến bổ ích để hoàn thành thực tập tốt nghiệp

Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy

Cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!

LÊ KIỀU LAM

Trang 4

CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi

và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào

Trang 5

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NTTS Nuôi trồng thủy sản

ĐBSCL Đồng băng sông Cửu Long

FAO Tổ chức Nông Lương Thới Giới

Trang 6

TÓM TẮT

Diện tích nuôi tôm ở Bạc Liêu trong những năm gần đây có xu hướng tăng, làm cho môi trường ngày càng xấu đi là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh lây lan khó kiểm soát,

do đó vấn đề:“ Sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ở Thành phố

Bạc Liêu“ đã được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011 Đề tài đã phỏng vấn

trực tiếp 30 hộ nuôi tôm sú thâm canh, theo bảng câu hỏi soạn sẵn với những nội dung

về tình hình sử dụng thuốc và hóa trong nuôi tôm

Qua kết quả điều tra cho thấy, người dân thả nuôi 2 vụ/năm, 100% số hộ thả nuôi vụ

1, 90% số hộ thả vụ 2 Phần lớn người dân nuôi tôm đều ở độ tuổi trung niên chiếm 76,6% Kinh nghiệm nuôi trên 9 năm chiếm 40%, kinh nghiệm nuôi 6 - 9 năm và nhỏ hơn 6 năm chiếm 30%, đa số người dân nuôi theo kinh nghiệm chiếm 87% Lao động tham gia sản xuất trong đó lao động gia đình chiếm 60%, lao động thuê chiếm 40% Diện tích nuôi tôm sú bình quân 1,4±1,57 ha/hộ, tỷ lệ ao lắng/ao nuôi trung bình là 0,32±0,24 ha/hộ và 67% hộ nuôi có sử dụng ao lắng Tôm sú giống được hộ dân chọn nuôi chủ yếu ở PL 15 chiếm 90% và phần lớn con giống được mua ở địa phương chiếm 60% Mật độ trung bình trong nuôi tôm là 20,7±3,84 con/m2, tỷ lệ sống trung bình 50±19%, năng suất bình quân 3,33±1,18 tấn/ha Có 5 loại thức ăn được chọn sử dụng cho nuôi tôm sú, Laone chiếm cao nhất 56,6% Nuôi tôm sú thâm canh có tổng chí phí bình quân 309±81,4 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 235±166 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận khoảng 0,75±0,44

Kết quả điều tra cho thấy, mô hình nuôi tôm sú thâm canh tồn tại các loại bệnh như: bệnh môi trường (chiếm 33%), bệnh gan (17%), đóng rong (17%), đường ruột (10%)

và một số bệnh khác Trong các loại hóa chất chuyên dùng cải tạo ao thì thuốc trừ sâu vẫn được sử dụng nhưng chiếm tỷ lệ thấp 3,3%, có 6 sản phẩm thuộc nhóm diệt khuẩn, 8 sản phẩm thuộc nhóm phòng trừ dịch bệnh – hai nhóm này chiếm tỷ lệ cao nhất và 4 sản phẩm thuộc nhóm ổn định môi trường Trong các sản phẩm thuộc nhóm CPSH thì nhóm phân hủy mùn bã hữu cơ có 20 sản phẩm thương mại, nhóm TABS

có 15 sản phẩm thương mại, nhóm miễn dịch có một sản phẩm và nhóm gây màu có 3 sản phẩm Các sản phẩm thuộc thuộc nhóm vitamin C, lipid, khoáng, premix có 17 sản phẩm thương mại

Từ khóa: Tôm Sú (penaeus monodon), thuốc - hóa chất, bệnh, chế phẩm sinh học

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ i

CAM KẾT KẾT QUẢ ii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH viii

CHƯƠNG I 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Mục tiêu nghiên cứu 2

Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG II 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tổng quan tình hình phát triển nghề nuôi tôm sú 3

2.1.1 Tình hình nghề nuôi tôm trên thế giới 3

2.1.2 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam 4

2.2 Đặc điểm sinh học tôm sú 5

2.2.1 Phân loại và hình thái 5

2.2.2 Phân bố 6

2.2.3 Khả năng thích nghi với môi trường 6

2.2.4 Tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng 7

2.2.5 Sinh trưởng 8

2.2.6 Sinh sản 8

2.3 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Bạc Liêu 9

2.3.1 Điều kiện tự nhiên 9

2.3.1.1 Vi trí địa lý 9

2.3.1.2 Địa hình 9

2.3.1.3 Khí hậu 9

2.3.2 Tài nguyên thiên nhiên 9

2.3.2.1 Tài nguyên đất 9

2.3.2.2 Tài nguyên rừng 10

2.3.2.3 Tài nguyên biển 10

2.3.2.4 Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Bạc liêu 10

2.4 Sơ lược một số vấn đề về thuốc và hóa chất 11

2.4.1 Khái niệm thuốc thú y thủy sản 11

2.4.2 Sơ lược một số loại bệnh và cách phòng trị trên tôm sú 11

2.4.2.1 Các virus gây bệnh gan tụy 12

2.4.2.2 Các virus gây chết cấp tính 13

2.4.2.3 Bệnh do vi khuẩn 14

2.4.2.4 Bệnh do các tác nhân khác 17

2.5 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm ở ĐBSCL 18

2.5.1 Một số loại thuốc và hóa chất thường sử dụng trong NTTS 18

Trang 8

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Thời gian và địa điểm 20

3.2 Vật liệu 20

3.3 Phương pháp nghiên cứu 20

3.3.1 Thu nhập thông tin sơ cấp 20

3.3.2 Thu nhập thông tin thứ cấp 20

3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 22

CHƯƠNG IV 23

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Khảo sát hiện trạng nuôi tôm công nghiệp ở Bạc Liêu 23

4.1.1 Mùa vụ 24

4.1.2 Độ tuổi 25

4.1.3 Năm kinh nghiệm nuôi và trình độ chuyên môn 25

4.1.4 Lao động tham gia sản xuất 26

4.1.5 Tổng diện tích ao nuôi 27

4.1.6 Ao lắng và diện tích ao lắng 28

4.1.7 Phương pháp và thời gian cải tạo 28

4.1.8 Mật độ và kích cỡ giống thả nuôi 29

4.1.9 Nguồn giống và giá giống 31

4.1.10 Thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn 32

4.1.11 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất 34

4.1.12 Chi phí sản xuất trong nuôi tôm công nghiệp tại Thành phố Bạc Liêu 35

4.1.13 Thu nhập và lợi nhuận của mô hình nuôi 36

4.1.14 Các bệnh thường gập ở tôm nuôi 37

4.1.15 Hướng giải quyết của hộ nuôi 38

4.2 Phân tích tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm 39

4.2.1 Thuốc và hóa chất diệt khuẩn trong cải tạo ao nuôi 39

4.2.2 Nhóm khoáng thiên nhiên 40

4.2.3 Nhóm hóa chất quản lý nước và phòng trừ dịch bệnh 41

4.2.4 Nhóm hóa chất gây màu nước 41

4.2.5 Các loại chất dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn 42

4.2.6 Nhóm chế phẩm sinh học (CPSH) 43

CHƯƠNG V 45

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Đề xuất 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC A A

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.2 Báo cáo tiến độ sản xuất đến ngày 31/12/2009 (Sở NN&PTNT Bạc Liêu) 10

Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng nuôi tôm qua 2 năm và kế hoạch năm 2011 24

Bảng 4.2 Diện tích và sản lượng nuôi tôm ở thành phố Bạc Liêu và kế hoạch năm2011 25 Bảng 4.3 Số vụ nuôi tôm của các hộ thả nuôi trong năm 25

Bảng 4.4 Cơ cấu về độ tuổi của chủ hộ 26

Bảng 4.5 Quy mô diện tích nuôi tôm 28

Bảng 4.6 Ao lắng và diện tích ao lắng 29

Bảng 4.7 Phân nhóm mật độ thả nuôi của tôm sú 31

Bảng 4.8 Phân nhóm thức ăn công nghiệp và giá các loại thức ăn 34

Bảng 4.9 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất 36

Bảng 4.10 Các chi phí trong nuôi tôm sú 38

Bảng 4.11 Hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú thâm canh 39

Bảng 4.12 Thuốc, hóa chất diệt khuẩn trong khâu chuẩn bị ao nuôi 41

Bảng 4.13 Các nhóm khoáng được các hộ sử dụng trong nuôi tôm 42

Bảng 4.14 Hóa chất được sử dụng trong quản lý nước và phòng trừ dịch bệnh 42

Bảng 4.15 Các loại hóa chất gây màu nước trong cải tạo ao 43

Bảng 4.16 Tác dụng một số loài vi sinh vật để phân hủy mùn bã hữu cơ 45

Bảng 4.17 Tác dụng của một số vi sinh vật bổ sung vào thức ăn 45

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Tôm sú 5

Hình 2.2 Vòng đời của P.monodon theo Motoh (19819) 8

Hình 4.1 Năm kinh nghiệm nuôi và trình độ chuyên môn trong nuôi tôm thâm canh 27

Hình 4.2 Lao động tham gia sản xuất 28

Hình 4.3 Thời gian cải tạo trong nuôi tôm sú 30

Hình 4.4 Mật độ và kích cỡ giống thả nuôi 32

Hình 4.5 Tỷ lệ nguồn gốc và giá tôm giống được nông hộ thả nuôi 33

Hình 4.6 Mối liên hệ giữa hệ số thức ăn và độ đạm 35

Hình 4.7 Mối quan hệ, tỷ lệ sống và năng suất của tôm sú 37

Hình 4.8 Các bệnh thường gặp trên tôm nuôi 40

Hình 4.9 Nhóm vitamin, khoáng, premix và lipid sử dụng trong quá trình nuôi tôm 44

Hình 4.10 Nhóm chế phẩm sinh học sử dụng trong mô hình nuôi tôm thâm canh 46

Trang 11

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản có những bước phát triển nhảy vọt và đã được đánh giá là ngành có tiềm năng và triển vọng lớn ở nước ta Hiện nay, nuôi trồng thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước (Nguyễn Quốc Thịnh, 2006)

Các đối tượng nuôi trồng chủ yếu hiện nay là các loài cá nước ngọt và tôm biển Nghề nuôi thủy sản nước lợ phát triển rất mạnh mẽ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)

Tôm sú (Penaeus monodon) là loài tôm nước lợ được nuôi phổ biến ở Kiên Giang,

Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, Đây là loài có giá trị kinh tế cao, góp phần mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, nâng cao đời sống người dân ĐBSCL nói chung và Bạc Liêu nói riêng

Kể từ năm 2000, chiếm ưu thế trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của ta trên thị trường quốc tế là các các đối tượng nuôi đặc biệt là tôm sú Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu là các loài nước lợ, kể cả về khối lượng và giá trị Năm 2002, đã vượt qua con số 2 tỷ đô la, trong đó có đến khoảng 50% sản phẩm là từ tôm sú nuôi Năm 2005, diện tích nuôi tôm của cả nước là 540.000 ha đạt sản lượng 330.000 tấn trong số này thì Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là 498.233 ha và 259.477 tấn

và giá trị xuất khẩu tôm nuôi vượt qua con số 1 tỷ USD/năm (Bộ thủy sản, 2005) Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu tổng số 191.553 tấn tôm, trị giá 1.625 tỉ USD (VIFEP, 2008) đưa tôm trở thành đối tượng thủy sản xuất khẩu có giá trị nhất của nước ta Con số này đã tăng 18,8% về khối lượng và 7,7% về giá trị so với năm 2007 (Vũ Dũng Tiến và Don Griffiths, 2009)

Tuy nhiên, phát triển nuôi tôm công nghiệp sẽ làm tăng lượng chất thải hữu cơ, gây ô nhiễm cho vùng nước xung quanh Hơn nữa chất thải hữu cơ tích tụ và phát tán cũng làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh cho tôm nuôi Vì vậy để khống chế bệnh trong nuôi tôm công nghiệp thì việc dùng thuốc và hoá chất là rất cần thiết Nhưng biện pháp này cũng gây ra nguy cơ ô nhiễm hoá chất trong môi trường, dư lượng thuốc và hóa chất tồn lưu trong sản phẩm, mất cân bằng sinh thái ao nuôi Ngoài ra, việc sử dụng thuốc

và hoá chất chưa tốt của người nuôi sẽ làm tăng chi phí sản xuất, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và xuất khẩu cũng

như sức khỏe của người nuôi Xuất phát từ thực tế trên, đề tài:“ khảo sát tình hình sử

dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ở Thành phố Bạc Liêu” đã

được thực hiện

Trang 12

Mục tiêu đề tài

Mục tiêu chung của đề tài nhằm làm cơ sở khoa học giúp nghề nuôi tôm phát triển một cách hiệu quả và bền vững trong nuôi tôm Sú theo định hướng bảo vệ môi trường

và sản xuất sản phẩm có chất lượng an toàn

Nội dung nghiên cứu

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất

Tổng quan về thuốc và hóa chất sử dụng phổ biến trong nuôi tôm sú

Trang 13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan tình hình phát triển nghề nuôi tôm sú

2.1.1 Tình hình nghề nuôi tôm trên thế giới

Đối với nghề nuôi tôm thương phẩm, theo nhiều tác giả thì nghề nuôi tôm được hình thành từ rất sớm ở các nước khu vực Đông Nam Á với hình thức nuôi tôm quảng canh Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thật sự bắt đầu phát triển mạnh từ những năm đầu thập niên 1970 Năm 1975, Ecuado trở thành nước dẫn đầu trên thế giới về sản lượng tôm nuôi ở Tây bán cầu và Đài Loan, Trung Quốc đứng đầu ở Đông bán cầu Sản lượng tôm nuôi trên thế giới tăng từ 50.000 tấn vào năm 1975 lên 200.000 tấn vào năm 1985, trong đó 70% sản lượng tôm nuôi đến từ các quốc gia Châu Á Năm 1988, sản lượng tôm nuôi trên thế giới đạt 450.000 tấn Tuy nhiên nghề nuôi tôm trong những năm đó đã bắt đầu gặp trở ngại về dịch bệnh Đài Loan bị thiệt hại nặng nhất với sản lượng giảm từ 78.000 tấn năm 1987 còn 30.000 tấn năm 1988 và khoảng 10.000 tấn năm 1990 Năm 1992, Thái Lan trở thành nước có sản lượng tôm đứng đầu trên thế giới và tiếp tục duy trì đến giữa thập niên 90 Năm 1993 – 1994, nghề nuôi tôm ở Trung Quốc bị sụp đổ do dịch bệnh sản lượng giảm từ 200.000 tấn năm 1992 xuống còn 88.000 tấn năm 1993 Năm 2003, sản lượng tôm ở Trung Quốc đạt 500.000 tấn (Yuan et al, 2006, trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương)

Năm 1995, nghề nuôi tôm trên thế giới tăng trưởng chậm lại do dịch bệnh virus xảy ra trên toàn cầu Dù thế, sản lượng vẫn tăng do nhiều công nghệ mới đã được áp dụng Theo thống kê của FAO (1998) thì sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 1996 đạt 900.000 tấn Châu Á là nơi nuôi tôm chủ yếu, chiếm 84% sản lượng nuôi tôm mỗi năm (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009) Theo số liệu thống kê cho thấy sản lượng nuôi tôm trên thế giới giảm dần từ 733.000 tấn/năm 1994 còn 712.000 tấn/năm 1995, tiếp theo 693.000 tấn/năm 1996 và đến năm 1997 chỉ còn 600.000 tấn (World shrimp farming,1997; trích dẫn bởi Nguyễn văn Hảo, 1999)

Theo thống kê của FAO (2008) thì sản lượng tôm sú nuôi tăng từ 21.000 tấn năm

1981 đến 200 tấn năm 1988 và đạt 500.000 tấn năm 1993 và khoảng 575.000 tấn năm

1995 Sản lượng tôm biển trên thế giới đã gia tăng rất nhanh, vào năm 1990 sản lượng tôm biển trên thế giới là 632.400 tấn đến năm 2000 thì sản lượng này tăng lên là 1.087.900 tấn (Lê Xuân Sinh, 2002) Nuôi trồng thủy sản trên thế giới tăng rất nhanh với tốc độ 7,6%, đạt khoảng 37,5 triệu tấn vào năm 2001, chiếm 29,1% tổng sản lượng thủy sản Trong đó, năm 2002 sản lượng giảm chỉ còn khoảng 630.000 tấn do

sự cạnh tranh của tôm thẻ chân trắng từ Thái Lan và Indonesia và tăng nhanh đạt ngưỡng 740.000 tấn năm 2003 Từ năm 2004 sản lượng tôm sú nuôi giảm dần còn

Trang 14

khoảng 670.000 tấn/năm Theo thống kê của FAO (2009) sản lượng tôm sú trên thế giới gần như chững lại và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, đạt dưới 600.000 tấn năm 2007 (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009) Trong các loài tôm nuôi cho thấy, tôm sú là quan trọng và được nuôi rộng rãi nhất, sản lượng tôm sú chiếm 50% tổng sản lượng thủy sản, tiếp theo là tôm chân trắng với 25% sản lượng (FAO,1998)

Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng sản lượng tôm nuôi nói chung và phát triển đa dạng các hình thức nuôi: quảng canh, bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh có thể lên đến 300 - 400 con/m2 (Brigges et al., 2005) Đã dẫn đến nhiều tiêu cực: tác động

xấu đến môi trường làm suy thoái môi trường, dịch bệnh lây lan, mặn hóa đất, cạn kiệt nguồn nước ngầm, nạn phá rừng ngập mặn, suy giảm sản lượng và tính đa dạng của nguồn lợi thủy sản, di nhập giống loài lạ ảnh hưởng đến quần thể địa phương

(Primavera, 1998 & Federico, 2001; trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và csv.,

2009)

2.1.2 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam

Trại nghiên cứu sản xuất giống đầu tiên được thành lập vào năm 1982, tại Qui Nhơn,

do FAO tài trợ Từ năm 1984 -1985, tôm sú đã được sinh sản nhân tạo thành công ở Nha Trang và dần trở thành đối tượng chủ yếu trong sản xuất giống và nuôi tôm biển

ở nước ta (Nguyễn Minh Niên và Lin, 1996 )

Theo thống kê của Bộ Thủy Sản (2003, 2005) diện tích và sản lượng nuôi tôm ở Việt Nam tăng ngày càng nhanh, năm 1990 ước tính khoảng 185.000 ha, sản lượng đạt 35.000 tấn, năm 1993 khoảng 200.000 ha với năng suất 45.000 tấn Năm 1994 cả nước

có 230.000 ha sản lượng đạt 56.000 tấn Năm 2000 sản lượng tôm sú nuôi đạt 571,5 nghìn tấn, chiếm 52,3% tổng sản lượng các loại tôm nuôi (FAO, 2002) Đặc biệt, năm

2001, được sự cho phép của chính phủ về việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mở rộng diện tích nuôi tôm luân canh trong ruộng lúa, diện tích và sản lượng tôm đã gia tăng rất đáng kể đạt trên 450.000 ha và 170.000 tấn Năm 2003 diện tích nuôi tôm tăng đến 546.757 ha và đạt sản lượng xấp xỉ 200.000 tấn (Bộ Thủy Sản, 2004) Năm 2004, sản lượng tôm Sú của Việt Nam là 290.000 tấn, trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là 200.000 tấn Năm 2007 sản lượng tôm nuôi đạt 307.000 tấn Theo kế hoạch, đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước là 1.000.000 ha, đạt sản lượng 2.000.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 2.500.000 USD, thu hút 2.800.000 lao động nuôi trồng thủy sản (Bộ Thủy Sản, 2006) Theo thống kê viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II (2006), ở ĐBSCL diện tích nuôi tôm Sú 552.450 ha (88% diện tích

cả nước), sản lượng đạt 276.139 tấn

Đối với nuôi tôm thịt, nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển với nhiều giai đoạn khác nhau như hình thức quảng canh từ những năm 1970, quảng canh cải tiến từ những năm

Trang 15

1980 và bán thâm canh và thâm canh từ những năm 1985 đến nay Các mô hình nuôi tôm ở ĐBSCL cũng rất đa dạng gồm nuôi quảng canh cải tiến đơn (trên 300.000 ha), tôm – lúa luân canh (hơn 100.000 ha), tôm rừng (hơn 29.000 ha mặt nước) và tôm bán thâm canh phát triển nhanh chóng về diện tích (Nguyễn Minh Niên, 2005) Theo kế hoạch 2010 cả ĐBSCL sẽ có khoảng 492.067 ha, trong đó các mô hình quảng canh cải tiến chiếm 375.000 ha, nuôi bán thâm canh chiếm khoảng 65.067 ha và nuôi thâm canh đạt 52.000 ha (World Bank /Ministry of Fisheries, 2006; trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương)

Bên cạnh đó, các mô hình nuôi kết hợp và thân thiện với môi trường như nuôi kết hợp với rừng ngập mặn, nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa, nuôi tôm kết hợp với các đối tượng thủy sản khác như cá, cua, nhuyễn thể, đang được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh nghiên cứu để cải thiện năng suất và hiệu quả, góp phần phát triển đa dạng mô hình và đối tượng nuôi, cũng như nghề nuôi tôm phát triển bền vững

2.2 Đặc điểm sinh học tôm Sú

2.2.1 Phân loại và hình thái

Tôm sú (Penaeus monodon) có 7 - 8 răng trên chủy và 3 - 4 răng dưới chủy, chủy

thẳng nhô lên Sống gan nghiêng, gai đuôi có rảnh nhưng không có gai bên Phần đầu ngực và phần bụng có những băng đen ngang, chân ngực màu đỏ Đây là loài có kích thuớc lớn nhất trong họ tôm he và giá trị kinh tế rất cao (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009)

Trang 16

2.2.2 Phân bố

Tôm sú phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, phạm vi phân bố của tôm

sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Motoh, 1985) Trong vòng đời của tôm biển (tôm sú) trải qua một số giai đoạn chủ yếu như: trứng, ấu trùng (có 3 đoạn phụ: nauplii, Zoea, Mysis), hậu ấu trùng (postlarval), ấu niên (juvenile) và giai đoạn trưởng thành Mỗi giai đoạn có đặc tính sống và vùng phân bố khác nhau Tôm trưởng thành di chuyển ra vùng biển khơi để sinh sản, trứng nở ra ấu trùng sống phù du và phát triển qua các giai đoạn trở thành hậu ấu trùng có tập tính di chuyển xuống sống ở tầng đáy

và ăn tạp, chúng di cư ngược vào vùng cửa sông để sinh sống và lớn lên (Đoàn Khắc

Độ, 2008)

2.2.3 Khả năng thích nghi với môi trường

Nhìn chung tôm sú thuộc loài động vật rộng muối Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn phát triển của cá thể có nhu cầu và khả năng thích ứng khác nhau Với điều kiện thuần hóa dần dần, tôm sú có khả năng tồn tại và sinh trưởng ở độ mặn 1,5 - 40 ‰, nhưng thích hợp từ 10 - 34‰ Tôm sú có khả năng thích ứng với sự thay đổi lớn của nhiệt độ nên cũng thuộc loại rộng nhiệt Nhiệt độ thích hợp từ 22 - 320C, dưới 150C và trên 350C, tôm hoạt động không bình thường và có thể dẫn đến tôm chết hàng loạt Đối với tôm

sú, chất đáy thích hợp là bùn cát (Nguyễn Văn Chung, 2000)

Tôm Sú thích sống với môi trường có độ pH từ 7,5 – 8,5 độ pH ngoài giới hạn này sẽ gây bất lợi cho đời sống của tôm (Đoàn Khắc Độ, 2008) Nước có độ pH dưới 4 hay trên 10 có thể gây chết tôm Khoảng thích hợp cho tôm là 7 – 9 (Trần Ngọc Hải và

Nguyễn Thanh Phương, 2009)

Độ mặn: Khả năng chịu đựng và thích nghi độ mặn khác nhau tùy theo loài tôm Thông thường các loài nuôi có khả năng chịu đựng độ mặn 5 - 10 ‰ hay thấp hơn Độ mặn cao 45 - 60‰ có thể gây chết tôm Hầu hết các loài tôm tăng trưởng tốt ở độ mặn

Hình 2.1: Tôm Sú

Trang 17

25 - 30‰ (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009) Tôm Sú có khả năng chịu đựng độ mặn thấp đến 0‰, nếu độ mặn cao trên 40‰ thì khả năng sống của chúng giảm, đặc biệt đối với ấu trùng Nhìn chung tôm sinh trưởng ở độ muối từ 15 -

25 ‰ (Chu Thị Thơm và csv, 2005)

Nhiệt độ: Theo Chanratchakool và csv (1994), nhiệt độ cao hơn 32 - 34 0C hay thấp hơn 250C khả năng bắt mồi của tôm có thể giảm 20 - 50% Nhiệt độ thích hợp đối với

sự phát triển của tôm bột và tôm trưởng thành là 25 - 300C nhiệt độ thích hợp từ 28 -

320C Nhiệt độ nước không phù hợp có thể làm tôm kém ăn, chậm sinh trưởng, chết

dần và dễ mắc bệnh (Chu Thị Thơm và csv., 2005) Nhiệt độ tốt nhất cho tăng trưởng

của tôm dao động trong khoảng 25 - 300C Một vài loài tôm tăng trưởng ở nhiệt độ dưới 200C, nhưng nhiệt độ trên 350C có thể gây chết tôm (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009)

Oxy hòa tan: Oxy hòa tan thấp (0,0 - 1,5mg/l có thể gây chết tôm Hàm lượng oxy hòa tan tốt nhất cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nên trong khoảng giữa 3,5mg/l đến bão hòa (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009) Hàm lượng oxy hòa tan phù hợp với tôm từ 5mg/l trở lên theo (Chu Thị Thơm và ctv, 2005) Hàm lượng oxy hoà tan cho phép trong ao nuôi tôm sú là 3 - 12 mg O2/l, tốt nhất là 4 - 7 mgO2/l Trong ao nuôi bán thâm canh hay thâm canh, còn có máy quạt nước để khi nồng độ oxy thấp hơn 3mg/l thì phải chạy máy quạt nước đặc biệt là khi thời tiết âm u, vào cuối vụ nuôi hay vào lúc gần sáng (Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, 2004)

H2S: Hàm lượng H2S trong nước từ 0,01mg/lít cũng đủ gây độc cho tôm, do đó cần hạn chế đến mức tối đa Thay nước hoặc bón vôi để làm giảm khí H2S trong nước (Đoàn Khắc Độ, 2008) Khí H2S rất độc đối với tôm, khí này ở bất kì nồng độ nào nếu

có cũng ảnh hưởng bất lợi đối với tôm (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009)

Ammonia: Ở dạng khí NH3 rất độc, hàm lượng khí nếu lớn hơn 1mg/l có thể gây chết tôm nhưng hàm lượng trên 0,1% mg/l cũng gây ảnh hưởng bất lợi ở pH bằng 9 và độ mặn 20‰ Nitrite: Thông thường hàm lượng nitrite trong ao nuôi không cao đến mức gây chết tôm nhưng nồng độ cao 4 - 5 mg/l có thể ảnh hưởng bất lợi đến tôm (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009) Hàm lượng NH4 trên 0,1mg/lít là có thể gây độc cho tôm Để giảm lượng NH4 , có thể thay nước hoặc sục khí (Đoàn Khắc Độ, 2008)

2.2.4 Tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng

Tôm sú thuộc loài ăn tạp, thức ăn ưa thích là côn trùng, giáp xác, thực vật, giun nhiều

tơ, mảnh vụn hữu cơ, qua kiểm tra thành phần thức ăn trong dạ dày cho thấy tôm sú thích các động vật sống hơn là giáp xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ Khi nuôi trong

Trang 18

ao, loại thức ăn tốt nhất cho tôm sú là thức ăn viên công nghiệp, thức ăn tươi sống hoặc thức ăn tự chế biến (Đoàn Khắc Độ, 2008)

2.2.5 Sinh trưởng

Vòng đời của tôm sú qua các giai đoạn:

Hình 2.2: Vòng đời của P.monodon theo Motoh (1981)

Giai đoạn phôi: Ở nhiệt độ 25 - 300C, phôi sẽ phát triển tốt và trứng sẽ nở thành ấu trùng (nauplius) sau 12 - 15 giờ Giai đoạn ấu trùng: có 4 giai đoạn ấu trùng là Nauplius, Zoae, Mysis và Postlarvae (hậu ấu trùng) Giai đoạn tôm giống: đến giai đoạn này, chân ngực và chân bụng của tôm đã hoàn thiện, chúng có thể bơi và bò như tôm trưởng thành Giai đoạn tôm tiền trưởng thành: Ở giai đoạn này các bộ phận của tôm dần dần phát triển nhưng chưa hoàn toàn thành thục Giai đoạn tôm trưởng thành:

đến giai đoạn này thì tôm đã hoàn toàn thành sinh dục và bước vào thời kì sinh sản

Trong quá trình sinh trưởng, tôm trải qua nhiều lần lột xác và mỗi lần lột xác là một lần tăng trưởng chiều dài và trọng lượng Tuổi thọ của tôm sú được khoảng 1,5 năm,

của con cái khoảng 2 năm (Đoàn Khắc Độ, 2008)

2.2.6 Sinh sản

Tôm sú sinh sản quanh năm, nhưng mùa vụ chính tập trung từ tháng 3 đến tháng 4 và

từ tháng 7 đến tháng 10 Tuổi thành thục: tôm sú thành thục sinh dục và bước vào thời

kì sinh sản khi đạt từ 8 tháng tuổi trở lên Dấu hiệu nhận biết tôm cái thành thục là có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ, còn với tôm đực là tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh

Trang 19

Giao phối: Tôm cái thành thục và có trứng chín thì xảy ra hiện tượng lột xác, sau đó con đực và con cái sẽ giai phối Đẻ trứng: Tôm sú đẻ trứng vào ban đêm, thường đẻ vào khoảng 22 giờ đến 2 giờ Tôm thường đẻ trứng ở phần đầu ngực và 3 đốt đầu tiên của thân, số lượng trứng tùy thuộc vào chất lượng của buồng trứng và kích cỡ tôm mẹ (tôm càng lớn thì trứng càng nhiều) Bình thường mỗi cá thể đẻ trung bình từ 500.000

- 1.000.000 trứng Nếu tôm được cắt mắt và nuôi vỗ trong bể xi măng thì cho lượng trứng 200.000 - 600.000 trứng /1 tôm cái Trứng nở thành ấu trùng: ở nhiệt độ 27 -

280C trứng sẽ nở thành ấu trùng (Nauplius) sau khoảng 14 - 15 giờ đẻ Từ ấu trùng đến tôm trưởng thành trải qua các giai đoạn: Nauplius, zoae, mysis, postlarvae, tiền trưởng thành rồi đến trưởng thành (Đoàn Khắc Độ, 2008)

2.3 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của Thành phố Bạc Liêu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên

2.3.1.1 Vị trí địa lý

Bạc Liêu là tỉnh thuộc Khu vực ĐBSCL nằm phía Đông Bắc của bán đảo Cà Mau

Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau Đông và Đông Nam giáp biển đông

2.3.1.2 Ðịa hình

Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Cạnh Đền, Phó Sinh, Giá Rai (http:// điều kiện tự nhiên của Bạc Liêu.com.vn, 2010)

2.3.1.3 Khí hậu

Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 - 2.300 mm Nhiệt độ trung bình 260C Số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.600 giờ Độ ẩm trung bình mùa khô 80%, mùa mưa 85% Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt từ

hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thủy triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây (http:// điều kiện tự nhiên của Bạc Liêu.com.vn, 2010)

2.3.2 Tài nguyên thiên nhiên

2.3.2.1 Tài nguyên đất

Đất đai của tỉnh được chia thành nhiều nhóm: nhóm đất mặn chiếm 32,6% quỹ đất, nhóm đất phèn chiếm 59,9%, nhóm đất cát chiếm 0,18%, bãi bồi và đất khác chiếm

Trang 20

4,4%, sông rạch chiếm 2,9% quỹ đất Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.247

ha Trong đó, đất nông nghiệp có 98.309 ha; đất nuôi trồng thủy sản và đất muối có 120.714 ha; đất lâm nghiệp có rừng 4.832 ha; đất chuyên dùng 11.323 ha; đất ở 4.176

ha, còn lại là đất chưa sử dụng Đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối 125.546 ha, chiếm 48,62% Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện ((http:// điều kiện tự nhiên của Bạc Liêu.com.vn, 2010)

2.3.2.2 Tài nguyên rừng

Diện tích rừng và đất rừng chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ (4.657 ha) Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, úng phèn, có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường Cây trồng chủ yếu là tràm, đước

2.3.2.3 Tài nguyên biển

319 giống thuộc 138 họ, trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị cao như tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường,… Tôm biển có 33 loài khác nhau, có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm Trữ lượng cá đáy và cá nổi hơn 100.000 tấn/năm, có

thể trở thành nơi xuất, nhập khẩu trực tiếp

2.3.2.4 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu

Theo báo cáo của trung tâm khuyến nông -khuyến ngư Bạc Liêu diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đến cuối năm 2009 là 124.190 ha, trong đó diện tích hiện đang nuôi 64.542 ha (đang có tôm 64.310 ha, trong đó tôm công nghiệp 1.501 ha, cá và thủy sản khác 232 ha) bảng 2.1 Diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp chưa thả giống 720 ha, diện tích đang thả giống 3.323 ha (trong đó tôm CN và BCN 15 ha), thu hoạch 13.156 ha, sản lượng 545 tấn (tôm 367 tấn, cá và thủy sản khác 178 tấn) Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn tỉnh là 258.246,6 ha Diện tích NTTS liên tục tăng qua các năm từ 2005 – 2010 Năm 2005 diện tích đất NTTS toàn tỉnh là 118,71

ha đến năm 2010 đã lên đến 126,3 nghìn ha và theo kế hoạch của tỉnh sẽ tiếp tục mở rộng diên tích NTTS đến 128 nghìn ha (sở NN & PTNT Bạc Liêu)

Tuy gặp nhiều trở ngại về dịch bệnh nhưng sản lượng tôm NTTS vẫn ngày càng tăng (ngoại trừ năm 2006 sản lượng có giảm đi nhưng lại tiếp tục tăng trở lại vào các năm tiếp theo Năm 2009, sản lượng tôm NTTS đã đạt được 67,7 nghìn tấn Tỉnh dự định con số này sẽ tăng lên 87,7 nghìn tấn vào năm 2015 (sở NN & PTNT Bạc Liêu)

Trang 21

Bảng 2.2 Báo cáo tiến độ sản xuất đến ngày 31/12/2009 (Sở NN & PTNT BL)

Nuôi trồng thủy sản (ha)

2.4 Sơ lược một số vấn đề về thuốc và hóa chất

2.4.1 Khái niệm thuốc thú y thủy sản

Qui chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 3/6/2002 của Bộ trưởng Bộ thủy sản) Trong chương I, điều 3, các từ ngữ thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học được hiểu như sau:

* Thuốc: Là chế phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng chất, hoá chất,

vắc-xin và các chế phẩm sinh học khác dùng để phòng và trị bệnh; điều chỉnh sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thủy sản; xử lý và cải tạo môi trường nuôi

* Hóa chất: Là sản phẩm hoá học được dùng để xử lý, cải tạo môi trường, phòng và

trị bệnh cho nuôi trồng thủy sản

* Chế phẩm sinh học: Là sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, kể cả vi sinh vật; các thực

liệu lấy từ nấm, vi trùng, virus và các nguyên sinh; độc tố, nọc độc từ nguồn động vật hoặc thực vật gây hại cho động vật để chuẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho thủy sản nuôi trồng và xử lý môi trường nước nuôi trồng thuỷ sản

2.4.2 Sơ lược một số loại bệnh và cách phòng trị trên tôm Sú

Việc phát triển quy mô thâm canh trong nghề nuôi tôm hiện nay đang đối mặt với nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm và gây ra không ít tổn thất cho người nuôi tôm ở nhiều quốc gia Trong đó một số loại bệnh phổ biến và nguy hiểm như đốm trắng (WSSV),

Trang 22

bệnh còi (MBV), đầu vàng (YHV), Hội chứng Taura (TSV), phát sáng, vi khuẩn, bệnh

do dinh dưỡng và môi trường

2.4.2.1 Các virus gây bệnh gan tụy

Bệnh MBV (Monodon baculovirus) ở tôm Sú

Bệnh MBV được phát hiện đầu tiên từ 1980 ở đàn tôm sú (Penaeus monodon) đưa từ

Đài Loan đến Mexico (Lightner, 1983) Tiếp theo là các nhà nghiên cứu phát hiện bệnh MBV có xuất phát từ Đài Loan, Philippines, Malaysia, Polynesia thuộc Pháp, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc,… Ở Đài Loan bệnh MBV có liên quan đến thiệt hại nghiêm trọng trong nghề nuôi tôm sú năm 1987 và 1988 (Chen, 1989) Hiện nay bệnh phát triển ở nhiều nơi trên thế giới: châu Á, châu Phi, miền Nam châu

Âu, châu Mỹ Tôm sú thường xuyên bị nhiễm MBV và trên nhiều loài tôm biển khác, virus nhiễm từ postlarval đến tôm trưởng thành (Bùi Quang Tề, 2003)

Đặc điểm của loại virus gây bệnh này là nhân tố gây tổn thương các tế bào gan tụy như MBV (Monodon baculovirus), HPV (Hepatopancreas parvovirus) và làm tôm dễ mẫn cảm trước những bất lợi về môi trường hay các bệnh khác Ở Việt Nam từ tháng

10 - 11/1994 Bùi Quang Tề lần đầu tiên đã nghiên cứu về mức độ nhiễm bệnh MBV trên tôm sú ở các tỉnh ven biển phía Nam: tôm sú nuôi nhiễm virus MBV khá cao: tôm thịt ở Minh Hải 50 - 85,7%, ở Sóc Trăng 92,8%, tôm giống ở Bà Rịa - Vũng Tàu 5,5 - 31,6%, tôm giống Nha Trang 70 - 100% Bệnh MBV là nguyên nhân làm chết tôm hàng loạt ở các tỉnh phía Nam năm 1993 - 1994 Tiếp theo là Đỗ Thị Hòa từ tháng 4/1994 - 7/1995 cũng đã nghiên cứu bệnh MBV trên tôm sú nuôi ở các tỉnh Nam Trung Bộ, kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm virus ở ấu trùng tôm sú là 33,8%, tôm giống là 52,5%, tôm thịt là 66,5% Năm 1995 sơ bộ điều tra bệnh tôm sú ở các tỉnh phía bắc: Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, vì những tỉnh này điều lấy tôm từ Nha Trang ra nuôi (Bùi Quang Tề, 1997) Đến nay kiểm tra tôm post từ miền Bắc ở Quảng Ninh đến các tỉnh phía Nam ở Cà Mau hầu hết chúng đều nhiễm mầm bệnh MBV, ở mức độ khác nhau Bệnh MBV không gây chết tôm hàng loạt, nhưng tôm chậm lớn và chết rải rác (Bùi Quang Tề, 2003)

Bệnh do virus MBV gây ra, virus này ký sinh ở các tế bào biều mô hình ống ở gan tụy

và trước ruột giữa Bệnh nhiễm ở tất cả các giai đoạn của tôm, nhưng bệnh biểu hiện chủ yếu từ giai đoạn tôm giống Bệnh có thể xuất hiện từ giai đoạn Zoea 2 Ấu trùng

và postlarvae nhiễm bệnh thường giảm ăn, chậm phát triển mang và cơ thể có nhiều sinh vật bám Ruột cho thấy một đường trắng dọc cơ thể Đối với tôm ương nuôi trong

ao nhất là với mật độ cao, mức độ nhiễm bệnh cao và có triệu trứng mãn tính Tôm có màu sẫm, mang đỏ hay đen, vỏ có nhiều sinh vật bám Gan tụy teo lại có màu vàng, rất tanh Tôm chết dần 3 – 7 ngày, từ 70 – 100% Cần đề phòng bằng cách dùng tôm

Trang 23

giống khỏe không nhiễm MBV để nuôi thịt Cần vệ sinh trại, chăm sóc tốt, loại bỏ tôm bệnh thật kỹ (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009)

Đối với bệnh MBV (Monodon baculovirus), phòng bệnh là chính: không dùng tôm giống có nhiễm bệnh MBV Tẩy dọn ao bể nuôi như phương pháp phòng chung Nuôi tôm đúng mùa vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng

Xử lý nước bằng tầng ozon và các chất sát trùng như BKC trước khi ấp trứng (Bùi Quang Tề, 2006)

Theo (Từ Thanh Dung và csv., 2005) phòng và trị bệnh MBV bằng cách: chọn tôm

giống không nhiễm bệnh MBV, tránh gây tôm sốc, chú ý cho tôm ăn đầy đủ và quản lí tốt môi trường, loại bỏ tôm bệnh

Bệnh nhiễm trùng virus dưới da và hoại tử ( IHHNV): Bệnh IHHNV được phát hiện ở

Mỹ trong đàn tôm chân trắng (Penaeus vannamei), còn gọi là hội trứng dị hình còi cọc

của tôm chân trắng Nam Mỹ Bệnh xuất hiện từ giại đoạn postlarae đến tôm trưởng thành Bệnh xuất hiện cả Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Malaysia Ở Việt Nam qua phân tích mô bệnh gan tụy của tôm sú như: Minh Hải, Sóc Trăng xuất hiện các thể vùi ở nhân tế bào tuyến anten của tôm sú (Bùi Quang Tề, 1994) nhưng tỷ

lệ nhiễm virus thấp Tôm sú và tôm chân trắng nuôi ở Quảng Ninh chuẩn đoán bắng test PCR cho thấy tôm đã nhiễm bệnh IHHNV, tôm nuôi chậm lớn và không đều, tỷ lệ tôm còi 20 – 50% (Bùi Quang Tề, 2004) Bệnh IHHNV lan truyền cả chiều đứng và chiều ngang, virus có thể truyền từ bố mẹ sang ấu trùng hoặc lây nhiễm sang giai đoạn sớm của ấu trùng Phòng bệnh IHHNV tương tự như bệnh MBV, Đầu Vàng (Bùi Quang Tề, 2006)

2.4.2.2 Các virus gây chết cấp tính

Bệnh đốm trắng(White spot syndrome virus - WSSV):

Bệnh đốm trắng được thông báo đầu tiên ở Trung Quốc trong các đầm nuôi tôm sú tỷ

lệ tôm chết rất cao (Chen,1989) Năm 1992 – 1994 ở Thái Lan, tôm nuôi bị bệnh đầu vàng và đốm trắng thiệt hại hơn 40 triệu USD Năm 1994 đã có các báo cáo từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đã tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh đốm trắng Hiện tượng tôm bệnh thường xảy ra ở tôm giống đến tôm trưởng thành của khu vực nuôi thâm canh và quảng canh Bệnh xảy ra khi môi trường nuôi xấu bệnh dễ xuất hiện Bênh đốm trắng xuất hiện ở nhiều động vật giáp xác tự nhiên như các loài tôm

he, tôm nước ngọt, cua, chân chèo và ấu trùng côn trùng do đó bệnh lây lan rất nhanh chóng trong các đầm nuôi tôm (Bùi Quang Tề, 2006)

Trong những năm gần đây bệnh đốm trắng thường xuyên xuất hiện trong các khu vực nuôi tôm ven biển ở Việt Nam Hầu hết các tỉnh khi đã bị nhiễm đốm trắng tôm chết hàng loạt và gây ra những tổn thất lớn cho nghề nuôi tôm Mùa xuất hiện bệnh là mùa

Trang 24

xuân và đầu mùa hè, khi thời tiết biến đổi nhiều, như biên độ nhiệt độ trong ngày dao động quá lớn (>5o

C) gây sốc cho tôm Bệnh đốm trắng xuất hiện trên tôm sú nuôi khoảng 1 - 2 tháng và gây chết tôm Theo Bùi Quang Tề (2003) cho biết các vùng có đốm trắng xuất hiện mạnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An,… bệnh còn xuất hiện ở tôm, cua tự nhiên

Phòng bệnh đốm trắng (WSSV) bằng cách: chọn tôm bố mẹ có chất lượng (chiều dài

từ 26 - 30 cm), không nhiễm WSSV Không vận chuyển tôm giống mật độ cao, thức

ăn tươi sống không hư thối và dùng nhiệt nấu chín Hàng tháng cho tôm ăn Vitamin C

từ 1 – 2 đợt với liều lượng 2 - 3 g/1kg thức ăn cơ bản, mỗi đợt cho tôm ăn 1 tuần liên tục Nguồn nước cấp cho ao nuôi tôm phải lắng lọc và khử trùng Ngăn chặn không cho tôm và giáp xác khác vào ao nuôi Nước ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng phải xử lí bằng chlorua với nồng độ cao (30 – 50g/m3), không được xả ra ngoài Khi phát hiện bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay (Bùi Quang Tề, 2006)

Bệnh đầu vàng (Yellow head virus – YHV):

Boonyarapalin và csv., (1992) lần đầu tiên mô tả bệnh đầu vàng gây chết tôm sú nuôi

ở miền trung và miền nam Thái Lan, đặc biệt nguy hiểm cho các vùng nuôi tôm thâm canh qua một số năm Năm 1987 – 1988 virus đầu vàng gây bệnh trên tôm sú nuôi ở Đài Loan và gây bệnh ở những nơi khác thuộc Đông Nam Á: Indonesia, Malaisia, Philippin, gặp ít nhưng nguy hiểm cho tôm nuôi (Lightner, 1996) Ở Việt Nam bệnh xuất hiện ở các vùng nuôi tôm sú của các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Nam Bộ có tôm bị bệnh đầu vàng gây chết nghiêm trọng 100% trong vòng 3 – 5 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh đầu tiên và có thể xảy ra sau khi thả giống từ 20 ngày trở đi Bệnh thường xảy ra ở các ao nuôi có điều kiện môi trường xấu và ở những vùng có mật số trại cao, đặc điểm của bệnh là mang và gan tụy có màu vàng nhạt, tuy nhiên dấu hiệu cũng xuất hiện ở vài bệnh khác, khi phát triển thành dịch bệnh thì nguyên nhân gây bộc phát bệnh trong ao nuôi rất dễ nhầm lẫn (Bùi Quang Tề, 2003)

Đối với các virus gây bệnh: Áp dụng phương pháp phòng trị bệnh tổng hợp, tránh vận chuyển tôm từ nơi có bệnh đến nơi chưa phát bệnh để hạn chế sự lây lan Những tôm chết vớt ra khỏi ao tốt nhất là chôn sống trong vôi nung hoặc đốt Nước từ ao tôm bệnh không thải ra ngoài xử lý bằng vôi nung hoặc clorua vôi (theo phương pháp tẩy ao) Thu hoạch thì cần xử lý nước ao trước khi tháo bỏ (Bùi Quang Tề, 2006)

Theo Từ Thanh Dung và csv., (2005) phòng trị bệnh đầu vàng: Chọn tôm giống tốt và

không nhiễm bệnh đầu vàng, loại bỏ tôm bệnh Tẩy trùng ao ương và kênh cấp nước thật triệt để trước khi nuôi Xử lí nước kỹ trước khi nuôi bằng chlorine 25ppm Hạn chế thay nước trong khi nuôi và xử lí nước thải bằng chlorine

2.4.2.3 Bệnh do vi khuẩn

Trang 25

Bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm (bacterrial white spot syndrome – BWSS): Vi

khuẩn có khả năng là nguyên nhân gây nên bệnh đốm trắng (Wang et al, 2000) trên

tôm sú nuôi ở Malaysia Vibrio cholerae cũng thường được nuôi cấy từ mẫu bệnh tôm

nuôi (ở Thái Lan) ở các ao có pH và độ kiềm cao và vi khuẩn là nguyên nhân cơ hội

(thứ hai) Ở Việt Nam cũng nuôi cấy được Vibrio spp từ các mẫu ở tôm sú nuôi (Bùi Quang Tề và csv., 2003) Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp

cơ thể, các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài của lớp biểu bì và tổ chức liên kết, ít nguy hiểm với tổ chức phía trong, các đốm trằng có thể mất đi khi tôm lột vỏ Phòng

và trị bệnh bằng cách: Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao nuôi Thường xuyên thay nước ao nuôi Xác định vi khuẩn Bacillus subtilis trong chế phẩm vi sinh hạn chế dùng trong ao nuôi tôm Ao có nhiễm bệnh đốm trắng do vi khuẩn dùng vôi nung (CaO) bón cho ao liều lượng 25ppm, để không làm tăng độ kiềm trong ao và làm tăng

pH nhanh Dùng một số khoáng vi lượng kích thích tôm lột vỏ sẽ giảm bớt các đốm trắng trên thân tôm (Bùi Quang Tề, 2006)

Bệnh do vi khuẩn vibrio: Vibrio spp thường gây bệnh ở động vật thủy sản nước mặn

và nước ngọt: cá, giáp xác, những vi khuẩn này thường là tác nhân cơ hội, khi động vật thủy sản sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus,

nấm, ký sinh trùng, Theo nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam vibrio

spp tìm thấy phổ biến ở trong nước biển và ven bờ, trong nước bể ương tảo, bể ương

Artemia, trong bể ương ấu trùng (Bùi Quang Tề, 2006)

Bệnh do vi khuẩn vibrio xảy ra ở tất cả các giai đoạn Cách phòng bệnh bằng cách vệ

sinh tẩy trùng bể và ao nuôi kỹ Chăm sóc quản lý tốt môi trường nước nuôi, hạn chế gây sốc, thương tích tôm Đối với ấu trùng và PL bệnh có thể trị bằng EDTA 10-50 mg/l, formaline 10 - 25mg/l, oxytetracyline 1-10mg/l Đối với tôm lớn dùng Oxytetracyline 1.5g/kg thức ăn Trị liên tiếp trong 14 ngày

Theo Vũ Thế Trụ (1999), để chữa trị các bệnh do vi khuẩn vibrio gây ra có thể dùng

một số loại thuốc sau đây: Chloromycetin 2 - 10ppm, Doxycycline 0,5 - 1 ppm, Oxytetracylin 0.52ppm và thay nước mới (30 - 50%) Khi xuất hiện cơ hội tốt cho chúng (như sốc), bệnh dễ bùng nổ Một số loại thuốc và hóa chất dùng trị gồm: EDTA, erythromycine, tetramycine (Bộ Thủy Sản, 2006)

Bệnh phát sáng: Bệnh có thể xuất hiện quanh năm Các giai đoạn bị bệnh chủ yếu là ở

giai đoạn tôm ương trong trại như trứng, ấu trùng, và hậu ấu trùng Tôm bị bệnh sẽ bị yếu và có màu trắng đục Tôm sắp chết thường nổi lên mặt nước hay ven mé Tôm nhiễm bệnh nặng sẽ phát sáng trong tối, bỏ ăn, lắng xuống đáy bể thành một thảm sáng xanh ở đáy, chết hàng loạt và rất nhanh khoảng 80 – 100% Bệnh do vi khuẩn

Vibrio đăc biệt V.harveyi gây ra Bệnh thường xuất hiện khi môi trường nước giàu

dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ, xác bã và có thể xuất hiện quanh năm Phòng và trị

Trang 26

bệnh phát sáng: xử lí nước ương bằng chlorine 20 – 25ppm Tránh hiện tượng môi trường nước quá giàu dinh dưỡng Dùng thuốc đặc trị để trị bệnh phát sáng (Từ Thanh

Dung và csv., 2005)

Phòng trị bệnh phát sáng bằng cách đối với tôm bố mẹ xử lí bằng formaline 20 – 25

ppm thới gian 30 – 60 phút Xử lí tảo bằng oxytetracylin 30-50ppm thời gian 1 – 2 phút Có thể phun vào môi trường ương EDTA 2 - 5ppm có tác dụng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn Nhưng để khắc phục tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn có thể dùng 1 số kháng sinh để chữa bệnh phát sáng kết hợp như sau:

Oxytetracylin + bactrim (1:1) nồng độ 1 – 3ppm

Chloramphenicol + bactrim (1:1) nồng độ 1 – 3ppm

Erytromycin + rifamicin (5:3) nồng độ 1 - 2ppm

Erytromycin + bactrium (1:1) nồng độ 1 – 2 ppm

Có thể phun trực tiếp vào bể ương (Bùi Quang Tề và Vũ Thị Tám, 1994)

Để phòng và trị bệnh phát sáng: dùng bột tẩy trùng nước, giữ lượng nước tốt, thay nước, dùng 20g nitrofuraxolidone 200/m3 12 giờ mỗi ngày trong vòng 5 ngày kết hợp với erythromixine 2 – 6g/m3(Chu Thị Thơm và csv., 2005)

Bệnh đốm nâu, đốm đen: Do vi khuẩn các nhóm vibrio, Aeromonas và pseudomonas

cùng gây bệnh Các vi khuẩn này có khả năng tiết nhiều loại men làm ăn mòn vỏ và biểu mô tôm Các yếu tố khác như môi trường dơ bẩn, tôm bị sốc, bị thương tích, mật

độ dày, chăm sóc quản lí kém là nguyên nhân đầu tiên cho bệnh phát sinh Phòng trị bệnh bằng cách: giữ môi trường nuôi tốt, đầy đủ dinh dưỡng, tránh gây sốc hay

thương tích cho tôm, mật độ quá dày Có thể dùng thuốc kháng sinh để trị (Từ Thanh

Dung và csv., 2005)

Bệnh “đóng rong”: Thường liên quan tới sự xấu đi của nền đáy hoặc chất lượng nước

trong ao Hợp chất thường dùng để trị bệnh này là formalin (37- 40% form – aldehyde) Liều lượng nên dùng là 25 - 30ml/m3 nước (Vientiane, Lao PDR, 1997) Chu Thị Thơm và csv., (2005) trị bệnh đóng rong: giữ chất lượng nước tốt nhất là hàm lượng oxy hòa tan, tắm phèn xanh 0.2 - 0.5ml/m3 4 – 6 giờ; KMnO4 25g/m3 ; formol

50 – 250ml/m3 trong 4 – 8 giờ

Bệnh vi khuẩn (Bacteria): Vi khuẩn thuộc giống vibrio, thường kết hợp với một số

bệnh khác, bệnh dễ bùng nổ khi nuôi tôm nhiều, hay nuôi mật độ dày, có thể gây chết 100% theo báo cáo (Lightner, 1983) Khi bị bệnh do vi khuẩn thường kèm theo tôm chết xảy ra, hầu như bệnh do vi khuẩn thường không do một loại vi khuẩn mà kết hợp với một loại vị khuẩn khác Khi xuất hiện cơ hội tốt cho chúng (như sốc), bệnh dễ

Trang 27

bùng nổ Một số hóa chất và thuốc dùng để trị bệnh gồm: EDTA, erythromycine, tetramycine (Bộ thủy sản, 2006)

Bệnh vi khuẩn dạng sợi: Bệnh thường gặp ở giai đoạn ấu trùng Mysis và Post của tôm

he Ở Thái Lan vi khuẩn dạng sợi thường xuất hiện ở post 10 Ở Việt Nam khu vực ương ấu trùng tôm biển của Miền Trung vi khuẩn dạng xuất hiện nhiều ở giai đoạn Mysis 2 – 3 và giai đoạn post khi nuôi mật độ dày, môi trường đáy bẩn do tích tụ thức

ăn thừa và vỏ Artemia Phòng và trị bệnh: dùng hợp chất của đồng CuSO4, CuCl2, để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi Phun CuSO4 nồng độ 0,5 – 1ppm sau 2 – 4 giờ tháo nước Phun KMnO4, nồng độ 2,5 – 5 ppm, thời gian 4 giờ Phun Formaline, nồng độ 50 - 100ppm, thời gian 4 – 8 giờ nồng độ 25ppm (Bùi Quang Tề, 2006) Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn Có thể phòng trị bằng cách giữ môi trường tốt, dinh dưỡng tốt Dùng hóa chất để trị: KMnO4 2,5 - 5mg/l trong 4 giờ; Formaline

10 - 25mg/l; Oxytetraxyline 10 mg/l; Neomycine 10mg/l; Stretomycine 1 - 4 mg/l (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009 ) Theo Chu Thị Thơm (2005) trị bệnh bằng cách giữ môi trường nuôi tốt, dùng đồng 0,2 – 0,5 g/m3 trong 4 – 6 giờ, dùng KMnO4 25g/m3 trong 4 - 8 giờ

2.4.2.4 Bệnh do các tác nhân khác

Những phát hiện và nghiên cứu về nguyên sinh động vật gây hại trên tôm, cá cho thấy

ký sinh trùng ở động vật thủy sản Việt Nam, thường gặp một số giống: Aspisoma,

Epistylis, Zoothamnium, Vorticella Khi tôm bị nhiễm nặng có thể gây chết tôm Đặc

biệt là ở giai đoạn tôm giống (Từ Thanh Dung và csv., 2005)

Bệnh nấm xuất hiện trên các loài tôm, cá nước lợ và mặn Bệnh phát triển quanh năm khi điều kiện môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là vào cuối chu kỳ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh (Bùi Quang Tề, 2003)

Bệnh do sinh vật bám : Bệnh thường xuất hiện khi tôm yếu, hoạt động khó khăn Trên

vỏ, phần phụ, mang sinh vật bám đầy Sinh vật bám làm cản trở sự hoạt động và làm mất chức năng hô hấp của tôm, đặc biệt gây tác hại lớn ở ấu trùng tôm và tôm nhiễm bệnh virus Phòng và trị bệnh bằng cách: lọc kỹ và khử trùng nguồn nước Phun một

số hóa chất Xanh Malachite, Formalin vào bể ao ương (Bùi Quang Tề, 2003) Giữ môi trường nuôi tốt, dùng formol 25ml/m3 24 giờ, chloramine 0,6g/m3 , malachite green 0,2 – 0,5g/m3, furazol 1 – 1,25ml/m3 , CuSO4 1g/m3 (Chu Thị Thơm và csv., 2005)

Bệnh đen mang: Do nhiều nguyên nhân cùng tác động, có thể do các yếu tố vô sinh

như do nhiễm độc kim loại nặng : Ca, Cu, K, có thể do nước và đáy ao dơ bẩn với hàm lượng Nitrite, Nitrate, Amonia và H2S quá cao, do nhiễm độc ozon, do tình trạng thiếu oxy kéo dài Các bệnh do yếu tố hữu sinh như: Vi khuẩn, nấm, protozoa, tảo cũng tấn công gây bệnh trên mang tôm Bệnh xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn tôm giống

Trang 28

lượng thương phẩm Phòng trị bệnh bằng cách, cần cải thiện điều kiện môi trường và dinh dưỡng (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009 )

Đối với bệnh đen mang, khi phát hiện tôm bị bệnh, thay nước mới để tạo môi trường thuận lợi cho tôm lột vỏ, đồng thời tăng cường vitamin C cho tôm (Đoàn Khắc Độ, 2008)

Bệnh bọt khí: Để phòng bệnh bọt khí chủ yếu là không cho các chất khí quá bão hòa ở

trong các thủy vực, nguồn nước cho vào ao phải chọn lựa nước không có bọt khí Ao ương nuôi khi quá nhiều chất mùn bã hữu cơ, không dùng phân chưa ủ kỹ để bón xuống ao Lượng phân bón cho xuống ao phải thích hợp Chất nước trong ao thường màu xanh nhạt, pH :7,5 – 8,5 độ trong của nước thích hợp (30 – 40cm) để thực vật phù du phát triển không quá mạnh Nếu phát hiện tôm bị bệnh bọt khí, cần kịp thời thay đổi nước cũ ra, bơm nước mới vào, tôm bị thiệt hại nhẹ có thể thải bọt khí ra và phục hồ lại cơ thể bình thường (Bùi Quang Tề, 2003)

Bệnh mềm vỏ: Nguyên nhân gây nên bệnh mềm vỏ ở tôm là các muối khoáng canxi

và phophat ở trong nước và trong thức ăn thiếu Cho tôm ăn bằng thịt động vật nhuyễn thể tươi với tỷ lệ 14% trong khẩu phần thức ăn đã cho kết quả tốt làm cho vỏ cứng lại, cải thiện được tình trạng mềm vỏ (Baticatos, 1986) Bệnh thường xảy ra ở tôm thịt 3 - 5 tháng tuổi Sau khi lột xác vỏ kitin không cứng lại được và rất mềm nên người ta gọi là hội chứng tôm bệnh, những con tôm mềm vỏ yếu, hoạt động chậm chạp và sinh vật bám dày đặc, tôm có thể chết rải rác đến hàng loạt Bệnh mềm vỏ có thể ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và giá trị thương phẩm đến tôm nuôi Bệnh thường xảy ra từ cuối tháng nuôi thứ 2 đến đầu tháng nuôi thứ 3 và thường xuất hiện ở tôm nuôi mật độ cao 15 – 30 con/m2 (Bùi Quang Tề, 2003) Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như thiếu hay mất cân bằng trong dinh dưỡng như cân bằng giữa

Ca và P, do nhiễm thuốc trừ sâu, hóa chất, chất đất xấu, nhiều độc tố, độ mặn thấp Để phòng bệnh cần cung cấp thức ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng, lưu ý đến bổ sung khoáng vi lượng (Premix khoáng 2%) Tránh sử dụng nguồn nước nhiễm, thuốc trừ sâu, nên dùng thuốc ít độc cho tôm và có độ tồn lưu thấp Duy trì nước và đáy ao có chất lượng tốt (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009 )

2.5 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm ở ĐBSCL

NTTS đang phát triển mạnh trên nhiều khía cạnh về cả diện tích, mức độ thâm canh

Loại hình nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng và chế biến sau thu hoạch Việc sử dụng thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản có một đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của ngành Theo báo cáo trình bày kết quả điều tra hiện trạng các loại thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản trên toàn quốc nhằm đề xuất một số giải pháp quản lý Có ít nhất 373 loại hóa chất và CPSH được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.Trong đó có 14 loại hóa chất xử lý đất và

Trang 29

nước, 6 chất gây màu nước, 86 loại chất khử trùng và diệt tạp, 138 kháng sinh, 47 loại CPSH (Mai Văn Tài và Csv., 2004)

Sử dụng thuốc và hoá chất trong nghề nuôi tôm biển ngày càng gia tăng do sự chuyển đổi nhanh chóng từ nuôi quảng canh sang thâm canh Kết quả điều tra 60 hộ nuôi tôm

và người bán và phân phối thuốc và hóa chất ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu cho thấy có

74 loại thuốc và hóa chất trong đó có 19 loại kháng sinh đang được dùng trong nghề nuôi tôm (Huỳnh Thị Tú và csv., 2006)

Theo Nguyễn Văn Nam và Phạm Văn Ty (2007) thì việc hình thành lớp bùn đáy do tích lũy dần các chất hữu cơ là nơi sinh sống của các vi sinh vật gây thối, vi sinh vật sinh các khí độc như amoniac, nitrit, hydrogen sulfur,… các vi sinh vật gây bệnh như Virio, Aeromonas, E.Coli,… nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật Thông thường các vi sinh vật này có trong môi trường khi có sự mất cân bằng (phá vỡ) trong hệ vi sinh vật trong nước thì chúng sẽ tấn công vật chủ, ngoài ra khi môi trường bị ô nhiễm

và tôm bị stress làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khi có cơ hội thì sẽ bộc phát thành bệnh

Tại Viêt Nam thì hiện có trên 300 loại hóa chất và thuốc được sử dụng trong NTTS, đặc biệt trong nuôi thương phẩm có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường nước và đến chất lượng tôm (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004)

Thuốc và hóa chất có thể sử dụng một cách an toàn nếu tuân theo hướng dẫn sử dụng Thuốc có thể an toàn đối với các trường hợp nhưng đôi khi lại có hại đối với một số trường hợp khác Theo GESAMP (1997), trong nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến thì nhu cầu về thuốc là tối thiểu, chỉ giới hạn trong việc bón phân, xử lý đất hoặc nước (bón vôi), diệt tạp (dùng hạt trà hoặc dây thuốc cá) Nhưng trong các hình thức nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh thì nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh, chất phụ gia trong thức ăn, các hormon, thuốc trừ sâu để diệt kí sinh trùng nhiều hơn

2.5.1 Một số loại thuốc và hóa chất thường sử dụng trong NTTS

Theo GESAMP (1997) thì thuốc, hóa chất sử dụng trong NTTS với nhiều mục đích khác nhau như; xử lý nước, chất lắng đọng, tăng năng suất thủy vực, thức ăn bổ sung, kích thích sinh trưởng…

(1) Vôi được dùng rộng rãi để trung hòa axit, tăng độ kiềm, phổ biến là vôi nông nghiệp CaCO3, Dolomite Trong chuẩn bị ao, bón với liều lượng 10 – 15 kg/100m2, dùng để ổn định môi trường 20 – 25 kg/1000m2 Việc bón vôi có tác dụng để trung hòa axit sunfủic sinh ra từ quá trình oxy hóa tầng phèn trong các ao được xây dựng từ vùng rừng ngập mặn

Ngày đăng: 13/03/2014, 21:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Huỳnh Thị Tú và csv., 2006. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc – hóa chất trong nuôi tôm và tồn lưu của Enrofloxacin và Furazolidone trong Tôm Sú (Penaeus monodon). Tạp chí nghiên cứu khoa học – Đại Học Cần Thơ, trang1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: và csv"., 2006. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc – hóa chất trong nuôi tôm và tồn lưu của Enrofloxacin và Furazolidone trong Tôm Sú "(Penaeus monodon)
20. Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Hàn Châu và Châu Tài Tảo, 2006. Tình hình sản xuất giống tôm Sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Tạp chí nghiên cứu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Penaeus monodon
21. Nguyễn Quốc Thịnh, 2006. Báo cáo khoa học, đề tài cấp trường. Điều tra đánh giá ảnh việc sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi đến tình hình dịch bệnh trên cá tra(Pangasius hypophthalmus) nuôi bè Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pangasius hypophthalmus
28. Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lí và kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Nhà xuất bản nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh, trang 2, 97,175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Penaeus monodon
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh
2. N. M. Nien & C. K. Lin, 1996. Penaeus monodon seed production in central Vietnam. World aquaculture. 27 (3) 6 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Penaeus monodon
3. Vientiane, Lao PDR, 1997. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Người dịch Nguyễn Anh Tuấn và csv, 2003. Trang 11, 117-119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: và csv
1. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh Học Thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.Trang 62-66 Khác
2. Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh Học Thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. 439 trang Khác
3. Bộ thủy sản, 2004. Kết quả nghiên cứu về bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận. Thông tin khoa học công nghệ kinh tế thủy sản số 11/2004 Khác
4. Bộ thủy sản, 2006. Cách phòng và chữa một số bệnh thường gập ở tôm he sau mưa, thông tin khoa học – kinh tế thủy sản, số 4/2006 Khác
5. Bộ Thủy Sản trung tâm khuyến nông quốc gia, 2006. Kỹ thuật sản xuất giống tôm Sú chất lượng cao. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Khác
6. Bộ Thủy Sản, 2009. Danh mục các loại thuốc và kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản Khác
7. Bộ Thủy Sản, 2009. Danh mục các loại thuốc và kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản Khác
8. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó, 2005. Kỹ thuật nuôi tôm nước lợ. Nhà xuất bản lao động, trang 29-31, 63 Khác
9. Đoàn Khắt Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi tôm sú, trang 5-9. Biên soạn dịch thuật sách sài gòn, 76 trang Khác
11. Vũ Dũng Tiến và Don Griffiths, 2009. GAP và BMP trong nuôi tôm tại Việt Nam: Chính sách, hiện trạng và phương hướng thực hiện Khác
12. Hướng dẫn quản lí chất lượng nước trong ao nuôi tôm sú dành cho ngành nuôi trồng thủy sản, 2004. Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển Hà Nội Khác
14. Hoàng Tùng. Nghiên cứu gia hoá tôm Sú (Penaeus monodon) trên thế giới:Những bài học và giải pháp tiếp cận cho Việt Nam, Đại học thủy sản Nha Trang Khác
15. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, 2006. Theo thống kê viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II Khác
16. Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Phan Thị Ngọc Khuyên và Từ Thanh Tuyền, 2006. Tác động về mặt xã hội của các hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ ven biển ĐBSCL. Tạp chí khoa học. Đại Học Cần Thơ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w