1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long

70 884 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ VĂN LIÊM KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI TÔM CÀNG XANH, CÁ TRA VÀ CÁ LÓC Ở LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

LÊ VĂN LIÊM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI TÔM CÀNG XANH, CÁ TRA VÀ CÁ LÓC Ở

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2007

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

LÊ VĂN LIÊM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI TÔM CÀNG XANH, CÁ TRA VÀ CÁ LÓC Ở

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS LÊ XUÂN SINH

2007

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Luận văn kèm theo đây với tựa đề là: “Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá Tra và cá Lóc ở Đồng bằng sông Cửu

Long” do Lê Văn Liêm, học viên lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản - khóa 11

thực hiện và báo cáo đã được Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp cao học thông qua

Ủy viên Ủy viên, thư ký

Ts Lê Xuân Sinh Ts Phạm Văn Khánh

Phản biện 1 Phản biện 2

Ts Trần Thị Thanh Hiền Ts Lê Thanh Hùng

Cần Thơ, ngày tháng năm 2007

Chủ tịch hội đồng

PGs.Ts Nguyễn Anh Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Tác giả chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản và Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập nâng cao kiến thức trong thời gian qua

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Xuân Sinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tác giả xin cảm ơn đến cô Trần Thị Thanh Hiền, người có nhiều góp ý xây dựng đề cương luận văn

Xin cảm ơn tập thể Quí Thầy Cô trong Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, các anh Nguyễn Huấn, Nguyễn Văn Tiến, Võ Minh Khôi và các bạn học viên lớp Cao học Thủy sản khoá 10 và 11, cùng với các anh chị em Sở Thủy sản, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thuộc 3 tỉnh Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu làm đề tài trên địa bàn các tỉnh này

Sau cùng là lời cảm ơn đến gia đình và những người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Lê Văn Liêm

Trang 5

KÍNH TẶNG

Trang 6

TÓM TẮT

Nuôi cá nước ngọt có tiềm năng lớn góp phần quan trọng trong phát triển kinh

tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long, các mô hình nuôi thủy sản tăng nhanh

và đa dạng dẫn đến việc cung cấp và sử dụng thức ăn trong quá trình nuôi trồng thủy sản cần được xem xét trên một số mô hình nuôi

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua khảo sát 33 cơ sở nuôi cá Tra

(Pangasius hypophthalmus) thâm canh, 45 hộ nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), 46 hộ nuôi cá Lóc (Channa striata), 19 nhà

máy sản xuất và Đại lý kinh doanh thức ăn NTTS Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 10 năm 2007 trên địa bàn 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn cho nuôi trồng thủy, sản góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế - kỹ thuật các mô hình nuôi

Đại lý cung cấp và kinh doanh thức ăn cho NTTS hàng năm bán ra bình quân 1.656 tấn TACN Giá TACN dao động trong khoảng 5.990 - 7.000đ/kg Với nhà máy chế biến thức ăn thủy sản sản xuất bình quân 44.000 tấn/năm Giá TACN bán ra từ nhà máy sản xuất cho Đại lý và người nuôi dao động từ 5.000

- 6.780 đ/kg

Mô hình nuôi cá Tra sử dụng trung bình 409±268 tấn TACN và 152±543 tấn TATC tấn/ha/vụ Với mô hình nuôi TCX lượng thức ăn bình quân được sử dụng 23.830 kg/ha/vụ, trong đó nhiều nhất là OBV 21.366 kg (89,7% tổng lượng TA), kế đến là TACN 2.020 kg (8,5%), cá tạp nước ngọt 364 kg (1,5%)

và cá tạp biển 80 kg (0,3%) Mô hình nuôi cá Lóc, để nuôi 1m2 cá Lóc trong mùng lưới thì người nuôi phải sử dụng 166±120 kg phụ phẩm cá Tra, Basa/vụ, 115±159 kg cá tạp biển/vụ và 126±116 kg cá tạp nước ngọt/vụ

Thời gian nuôi cá Tra từ 5 - 6 tháng thì có hiệu quả cao về kinh tế, thu hoạch sớm hơn hay muộn hơn đều không đem lại hiệu quả cao về kinh tế

Mô hình nuôi cá Tra sử dụng chủ yếu TACN có hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp nhất (1,75±0,72), mô hình nuôi cá Lóc (100% TATS) có FCR là (3,49±0,65) và mô hình TCX có FCR nhiều nhất là (12,53±11,10)

Trang 7

ABSTRACT

Fresh water culture is one of the potential for social economic development of the Mekong delta, Vietnam, intensification and diversity in aquaculture were important issues, feed and feeding is considered factors directly effects

The research was carried out by interviewing 33 households who are rearing

catfish (Pangasius hypohthalmus) in intensive system, 45 households who are rearing prawn (Macrobrachium rosenbergii) and 46 households who were rearing snakehead (Channa striatas), 19 factories and wholesalers where

provide pellets for aquaculture activities in the region This research was implemented from November 2006 to October 2007 in Can Tho, An Giang and Dong Thap provinces

Result of research showed that wholesalers provided 1.656 tones/ha/year, price of commercial feeding was 5,990 - 7,000 VND/kg, each factory could provide 44,000 tones/year, price of feeds at selling was 5,000 - 6,780 đ/kg Catfish culture used pellet and man-made were 409±268 tones/ha/crop and 152±543 tones/ha/crop respectively In term of prawn culture, golden snail, pellet and trash fish with rates 21,366kg /crop/ha (89.7%), 2,020 kg/ha/crop (8.5%) and trash fish was 364 kg/ha/crop respectively Snakehead culture used 166±120 by-product from frozen factories and 241±275 kg/ha/crop

The best duration for catfish culture was 5 - 6 months, in term of early or late

in harvesting were less economic effectives

FCR for catfish, snakehead, and prawn culture were 1.75±072, 3.49±0.65 and 12.53±11.10 respectively Research also found that needs more studying to enhance ratios of trash fish in prawn culture, pellet need to be managed strictly

to limits products with low quality on market, need to research more on using pellet to reduce impacts on the environment planning in exploiting fresh water resource are necessary

Keywords: feeding, feed, snakehead, prawn, catfish

Trang 8

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của chính tôi với sự hướng dẫn và giúp đỡ của các thầy cô và các bạn học viên Cao học khóa 10 và 11 trong Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ, các anh chị em thuộc sở NN&PTNT 3 tỉnh Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp Các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào

Lê Văn Liêm

Ngày 05 tháng 12 năm 2007

Trang 9

MỤC LỤC

Trang

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC i

LỜI CẢM TẠ iv

KÍNH TẶNG v

TÓM TẮT vi

ABSTRACT vii

LỜI CAM KẾT viii

MỤC LỤC ix

DANH SÁCH BẢNG xi

DANH SÁCH HÌNH xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU 1

CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Tình hình phát triển thủy sản trên thế giới 3

2.2 Tình hình phát triển thủy sản Việt nam 4

2.3 Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL 6

2.4 Nuôi trồng thủy sản ở An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ 14

2.5 Vai trò của thức ăn đối với nuôi trồng thuỷ sản 15

2.6 Tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn cho NTTS ở ĐBSCL 16

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Thời gian thực hiện và địa điểm nghiên cứu 20

3.2 Vật liệu và trang thiết bị 21

3.3 Phương pháp nghiên cứu 21

3.4 Danh mục các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu 23

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Tình hình sản xuất và cung cấp thức ăn cho NTTS ở ĐBSCL 24

4.1.1 Thông tin chung về các CSSX và cung cấp thức ăn cho NTTS 24

4.1.2 Tình hình sản xuất và cung cấp thức ăn 24

4.1.3 Thông tin kinh tế - xã hội của các cơ sở sản xuất và cung cấp TA 25

4.2 Thông tin từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản 28

4.2.1 Thông tin chung về hộ nuôi trồng thủy sản 28

4.2.2 Thông tin về con giống 29

4.2.3 Thông tin kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thủy sản 31

4.3 Thông tin về thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản 33

4.3.1 Các loại thức ăn được sử dụng phổ biến trong các mô hình nuôi 33

4.3.2 Lượng thức ăn sử dụng/ha/vụ hay /m2/vụ 35

4.3.3 Nguồn cung cấp của các loại thức ăn 37

4.4 Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của các mô hình nuôi 40

4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của các mô hình 41

4.5.1 Tương quan đa biến về NS và LN của mô hình nuôi TCX 41

Trang 10

4.5.2 Tương quan đa biến về NS và LN của mô hình nuôi cá Tra 43

4.5.3 Tương quan đa biến về NS và LN của mô hình nuôi cá Lóc 45

4.5.4 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến các mô hình nuôi 47

4.6 Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại thức ăn đối với cạnh tranh thực phẩm, ô nhiễm môi trường và sử dụng lao động 49

4.6.1 Cạnh tranh về thực phẩm cho cộng đồng khi sử dụng thức ăn TS 49

4.6.2 Khả năng gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng thức ăn thuỷ sản 49

4.6.3 Tác động của các loại thức ăn đến việc sử dụng lao động 50

4.6.4 Một số đề xuất/giải pháp, hạn chế, tác động của thức ăn đến môi trường, thực phẩm và sử dụng lao động 51

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 52

5.1 Kết luận 52

5.2 Đề xuất 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 58

Trang 11

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Tỉ lệ diện tích nuôi trồng Thủy Sản ở từng vùng trên cả nước 6

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tổng hợp tình hình nuôi cá Tra ở An Giang 10

Bảng 3.1 : Số mẫu phỏng vấn nông hộ theo mô hình nuôi 21

Bảng 3.2: Số mẫu phỏng vấn các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn thuỷ sản 22

Bảng 4.1 Bảng thông tin chung về hộ NTTS 29

Bảng 4.2: Các yếu tố kỹ thuật của các mô hình nuôi 33

Bảng 4.3: Lượng các loại thức ăn sử dụng/ha/vụ hay /m2/vụ 36

Bảng 4.4 : Giá trung bình của các loại thức ăn trong các mô hình nuôi 37

Bảng 4.5: Hệ số tiêu tốn thức ăn trong các mô hình nuôi 40

Bảng 4.6: Cơ cấu chi phí của các mô hình nuôi thủy sản 40

Bảng 4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi TCX 41

Bảng 4.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi TCX 42

Bảng 4.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi cá Tra 43

Bảng 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi cá Tra 43

Bảng 4.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cá Lóc 45

Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi cá Lóc 466

Bảng 4.13 : Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn của các mô hình nuôi 48

Bảng 4.14: Tác động của các loại thức ăn đến việc giảm thực phẩm 499

Bảng 4.15: Tác động của các loại thức ăn đến khả năng ô nhiễm môi trường 50

Bảng 4.16: Tác động của các loại thức ăn đến việc sử dụng lao động 50

Bảng 4.17: Các giải pháp giảm tác động xấu khi sử dụng thức ăn thuỷ sản 51

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Sản lượng nuôi trồng và khai thác ở Việt Nam 4

Hình 2.2: Sản lượng nuôi trồng và diện tích nuôi ở Việt Nam 5

Hình 2.4: Mô hình nuôi cá Tra trong ao ở ĐBSCL 9

Hình 2.5: Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao, ruộng ở ĐBSCL 11

Hình 2.6: Mô hình nuôi cá Lóc và thị trường nội địa ở ĐBSCL 13

Hình 2.7: Nuôi trồng thủy sản và sử dụng thức ăn ở ĐBSCL 15

Hình 2.8: Nguyên liệu cá tạp từ các vựa phân phối cho các vùng NTTS 17

Hình:2.9: Nguyên liệu cá tạp từ các tàu khai thác phân phối cho các vùng NTTS 17

Hình1.10: Nguyên liệu cá tạp được nông hộ tự chế thức ăn cho NTTS 18

Hình 3.1: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long 1

Hình 4.1: Sơ đồ phân phối thức ăn cho NTTS nước ngọt 25

Hình 4.2: Tháng cá tạp được bán nhiều trong năm (al) 26

Hình 4.3: Tỉ lệ các loại thức ăn được các Đại lý bán trên thị trường 27

Hình 4.4 : Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi cá Tra 33

Hình 4.5 : Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi TCX 34

Hình 4.6: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn trong nuôi TCX 34

Hình 4.7: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn trong nuôi cá Lóc 35

Hình 4.8: Tỷ lệ % lượng các loại thức ăn trong nuôi TCX 36

Hình 4.9: Lượng các loại thức ăn sử dụng/m2/vụ trong nuôi cá Lóc 37

Hình 4.10: Tỷ lệ nguồn cung cấp của TACN trong nuôi TCX (a) và cá Tra (b) 38

Hình 4.11: Tỷ lệ nguồn cung cấp OBV 38

Hình 4.12: Tỷ lệ nguồn cung cấp cá tạp biển (a) và cá tạp nước ngọt (b) 39

Hình 4.14 : Tổng Chi phí của mô hình nuôi cá Tra (a), TCX (b) và cá Lóc (c) 41

Hình 4.15a;b: Ảnh hưởng của Mật độ, % lượng TATS lên NS và LN của TCX 43

Hình 4.16a;b: Kích cỡ giống và mật độ thả nuôi ảnh hưởng đến NS và LN mô hình cá Tra 44

Hình 4.17a;b: Ảnh hưởng của Lượng TACN, thời gian thu hoạch đến NS và LN mô hình cá Tra 45

Hình 4.18a;b: Tần suất, tỷ lệ thay nước ảnh hưởng đến NS và LN của mô hình nuôi cá Lóc 46

Hình 4.19a;b: Lượng TATS, kích cỡ thu hoạch ảnh hưởng đến NS và LN của mô hình nuôi cá Lóc 47

Trang 14

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU

Đất nước Việt Nam với mạng lưới sông ngòi chằng chịt kéo dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, có tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), với 1.692.878 ha diện tích mặt nước, trong đó 911.740 ha diện tích mặt nước ngọt và 761.138 ha diện tích mặt nước mặn lợ (Bộ Thủy sản, 2003) Diện tích NTTS năm 2002 là 955.101 ha, sản lượng 976.100 tấn, trong đó NTTS nước mặn, lợ là 530.000 ha, nước ngọt là 425.000 ha với nhiều đối tượng và mô hình nuôi khác nhau (Bộ Thủy sản, 2003) Năm 2004 cả nước có 110.832 trang trại và năm 2005 tăng lên 119.586 trang trại Bên cạnh đó, diện tích NTTS cũng tăng lên qua các năm, năm 2004 cả nước có 920.100 ha diện tích mặt nước dùng cho NTTS, năm 2005 tăng lên 959.900 ha (Niên giám thống

kê, 2005)

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhiều dạng hình thủy vực rất thuận lợi cho (NTTS), diện tích đất tự nhiên của ĐBSCL là 3,96 triệu ha Năm 1995, diện tích mặt nước NTTS của ĐBSCL là 189.400 ha, đến năm 2003 đã là 614.600 ha và theo định hướng quy hoạch đến năm 2010 sẽ là 649.430 ha (Bộ Thủy sản, 2005)

Trong những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL đã có bước phát triển vượt bậc, sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt của toàn vùng đạt 363.359 tấn, chiếm 61,7% sản lượng thủy sản nước ngọt của cả nước (Bộ Thủy sản, 2005) Khi nói đến sự gia tăng sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt phải kể đến

sự gia tăng nhanh chóng không chỉ về diện tích, mức độ thâm canh đáng chú ý

là sản lượng cá da trơn (tra và Basa),cá Lóc và tôm càng xanh Sản lượng hai loài này đạt 200.000 tấn năm 2002 (Bộ Thủy sản, 2003), tăng lên rất nhanh gần 1.000.000 tấn năm 2006 Cá Lóc là loài nuôi quan trọng sau cá Tra và Basa Theo báo cáo của Sở NN & PTNT An Giang (2004) thì sản lượng cá Lóc nói chung khoảng 5.294 tấn Sản lượng nuôi trồng 181.952 tấn so với cùng kỳ tăng 0,63% (180.809 tấn) trong đó: cá Tra, Basa 145.421 tấn (80,3%), các loại khác 35.698 tấn (19,7%) và tôm 815 tấn, tăng 115 tấn so với cùng kỳ (Sở Thủy sản An Giang, 2006) Theo thống kê từ các tỉnh, năm 1999 ở ĐBSCL có trên 6.000 ha nuôi TCX, đạt sản lượng 2.500 tấn (Bộ Thủy sản, 2000) đến năm 2002 TCX cả nước đạt 10.000 tấn nhưng chủ yếu là từ các tỉnh ĐBSCL (Bộ Thủy sản, 2003) Diện tích nuôi thủy sản của thành phố Cần Thơ năm 2006 là 14.427,7 ha, tăng hơn 15% so kế hoạch năm 2006 (12.500 ha) và tăng gần 12% so với năm 2005 (12.880 ha) Trong đó cá ao 3.031 ha, cá Tra

Trang 15

797,8 ha, tôm càng xanh 376,2 ha An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và một số tỉnh khác có tiềm năng rất lớn để phát triển NTTS

Cùng với nghề nuôi thủy sản của các tỉnh khu vực ĐBSCL đã và đang phát triển rất mạnh, việc cung cấp và sử dụng thức ăn cho các đối tượng nuôi với số lượng lớn thức ăn đáng kể nhằm tăng năng suất nuôi và tăng hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi thủy sản Do đó việc nghiên cứu về tình hình cung cấp

và sử dụng thức ăn trong các mô hình nuôi thủy sản là rất quan trọng và cần thiết Đó là lý do đề tài: "Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá Tra và cá Lóc ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực

hiện

Mục tiêu của đề tài

Đề tài này nhằm phân tích và đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn

để góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong các mô hình nuôi thủy sản Tôm càng xanh, cá Tra và cá Lóc tại vùng nước ngọt của ĐBSCL

Nội dung nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với các nội dung sau:

- Phân tích và đánh giá tình hình cung cấp thức ăn cho NTTS ở địa bàn nghiên cứu

- Khảo sát thu thập thông tin về các mô hình nuôi tôm càng xanh (ao, ruộng),

cá Tra và cá Lóc ở ĐBSCL (An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ)

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn trong các mô hình nuôi được nghiên cứu

- Tìm hiểu khả năng cạnh tranh về thực phẩm cho cộng đồng, sử dụng lao động và khả năng gây ô nhiễm

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế -

kỹ thuật của các mô hình nuôi qua cải tiến khâu cung cấp và sử dụng thức ăn

Trang 16

CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tình hình phát triển thủy sản trên thế giới

Nguồn lợi và sản phẩm thủy sản mang lại từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và khai thác hợp lý từ con người đã đóng góp tích cực vào sự an toàn thực phẩm cho con người trên khắp các châu lục Tổng sản phẩm thủy sản thế giới năm 2001 ước đạt 128,8 triệu tấn trong đó nuôi trồng là 37,5 triệu tấn Năm 2002 tổng sản lượng thủy sản thế giới là 133 triệu tấn trong đó sản lượng nuôi trồng là 51,4 triệu tấn (Lowther, 2004)

Các thuộc địa cũ của Pháp như Tahiti, Martineque, Guadeloup, Guyana, nuôi tôm càng xanh theo 2 phương pháp là nuôi gián đoạn và nuôi liên tục (đánh tỉa thả bù sau 2 - 3 năm mới xả cạn), năng suất đạt 2 - 4 tấn/năm

(Nguyễn Việt Thắng và ctv., 1995) Ở Hawaii năm 1981 nuôi tôm càng xanh

đạt 4.000 - 5.000 tấn/năm (New, 1988) Tại Mỹ năng suất trung bình từ 1.200

- 1.800 kg/ha trong thời gian 160 - 220 ngày (New, 1988)

Châu Á là nơi có sản lượng TCX nhiều nhất thế giới, chiếm 94% tổng sản lượng tôm thế giới Một số nước có phong trào nuôi tôm càng xanh mạnh như Thái Lan năm 1982 có 677 trại với tổng diện tích nuôi 1734 ha, năng suất trung bình 750 - 1.500 kg/ha; Ở Đài Loan năm 1969 bắt đầu thử nghiệm nuôi tôm càng xanh, đến 1979 đạt 65 tấn/năm, đến năm 1986 đạt 3.500 tấn/năm (New, 1988) Năm 2003, chỉ riêng Trung Quốc sản xuất 300.000 tấn (FAO, 2004)

Họ Pangasiidae có hơn 20 loài có giá trị kinh tế, trong đó 2 loài phân bố ở

sông Mekong được đặc biệt quan tâm là Pangasius bocourti Sauvage, 1880 và

Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1887 (Robert, 2001 trích bởi Nguyễn

Bạch Loan, 2001) Cá Tra có nguồn gốc từ lưu vực sông Mekong và sông Chao Phraya, Thái lan (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thanh Hương, 1993)

Ở Việt nam, cá Tra phân bố rộng, phần lớn ở vùng thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu – vùng tiếp giáp biên giới Việt Nam - Campuchia Sản lượng cá da

trơn ở Việt Nam năm 2000 là 100.000 tấn (Lê Như Xuân và ctv., 2000) Sản

lượng cá da trơn ở Mỹ bắt đầu phát triển từ những năm của thập kỉ 70, cá da trơn được xem là đặc sản, tuy nhiên sản lượng còn hạn chế khoảng 2.580 tấn

và tăng lên khoảng 280.000 tấn năm 2000 (Dương Thúy Yên và ctv., 2003)

Cá Lóc (Channa striata Bloch, 1793) là loài có phân bố rộng trong tự nhiên và

thường thấy ở các thủy vực nước ngọt Đông Nam Á như ở Sri Lanka, Indonesia, Phi-lip-pin, Trung quốc và Campuchia (Pillay, 1990; Rainboth,

Trang 17

1996; Trần Ngọc Hải và ctv., 2000) Hiện nay, cá Lóc là đối tượng nuôi chính

trong các mô hình nuôi thâm canh ở ao đất, bè, giai, mương vườn và ruộng lúa ở các nước Đông Nam Á, vùng miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL, Việt

Nam (Dương Nhựt Long và ctv., 2000; Nguyễn Văn Bá và ctv., 2003)

Theo FAO (trích bởi Lê Xuân Sinh, 2005) đã tổng hợp thông tin cho thấy phát triển ngành thủy sản vào những năm cuối của thập niên 90, tỷ lệ sản lượng thủy sản đã nâng lên 30% trong tổng sản lượng của các ngành chăn nuôi khác Trong các thập niên qua cho thấy xu thế tăng trưởng của sản phẩm nuôi trồng thủy sản trong tổng sản lượng thủy sản của cả thế giới là rất đáng kể, đặc biệt

là năm 2000 - 2001 và dự đoán tổng sản lượng thủy sản thế giới tới năm 2010

có thể theo 2 hướng bi quan và lạc quan và sản lượng thủy sản nằm trong khoảng 107 - 144 triệu tấn Tuy nhiên, sản lượng thủy sản trong những năm qua có chiều hướng tăng do phát triển mạnh việc nuôi trồng thủy sản hoàn toàn tin tưởng vào khả năng lạc quan 144 triệu tấn là hoàn toàn có thể thực hiện được

2.2 Tình hình phát triển thủy sản Việt Nam

Ở Việt Nam trong thập niên 90 cũng như ba năm đầu thế kỷ 21, sản lượng thủy sản nuôi trồng tương tự có tốc độ tăng trưởng rất cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng của khai thác Từ năm 1990 - 2000, Việt Nam đã trở thành một trong

10 nước có sản lượng cá nuôi lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan, Bangladesh (Bộ Thủy Sản, 2006)

Sản lượng khai thác Sản lượng nuôi trồng Tổng sản lượng

Hình 2.1: Sản lượng nuôi trồng và khai thác ở Việt Nam

(Nguồn: Bộ Thủy Sản, 2006)

Theo Bộ Thủy Sản (2006) theo kế hoạch năm 2010 sản lượng nuôi đạt tương đương với khai thác (2 triệu tấn) để tổng sản lượng đạt 4 triệu tấn và ước đạt kim ngạch xuất khẩu 4,5 tỷ USD; Năm 2001 được sự đầu tư đội thuyền đánh

Trang 18

bắt xa bờ nên sản lượng khai thác tăng lên đáng kể (34%), tiếp đến từ năm

2002 sản lượng đánh bắt tăng lên không đáng kể Nếu lấy mốc năm 2000 sản lượng khai thác đạt 1.280 ngàn tấn thì năm 2001 sản lượng nhảy vọt lên 1.724 ngàn tấn điều này cho thấy việc đầu tư đánh bắt xa bờ có hiệu quả, đưa sản lượng khai thác tăng lên đáng kể, nhưng từ năm 2002 sản lượng khai thác tăng lên 1.802,6 ngàn tấn (tăng 4,6%), năm 2003 là 1.856,1 ngàn tấn (tăng 2,9%), năm 2004 là 1.923,5 ngàn tấn (tăng 3,7%), năm 2005 là 1.940 ngàn tấn (tăng 0,8%), năm 2006 là 2.000 tấn (tăng 3,1%) và ước lượng vào năm 2010 là 2 triệu tấn, tính trung bình giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006 sản lượng hàng năm tăng 3% Qua đây có nhận định rằng sản lượng khai thác đã đạt đến mức bảo hòa và sau năm 2010 sản lượng khai thác có thể sụt giảm nếu không có giải pháp quản lý ngành khai thác và phát triển NTTS một cách hợp lý ở (Hình 2.1)

Nuôi trồng thủy sản năm 2001 khi nghề nuôi cá Tra phát triển thì sản lượng hàng năm tăng lên đáng kể nhưng từ năm 2002 sản lượng khai thác tăng lên 1.802,6 ngàn tấn (tăng 2%), năm 2003 là 1.856,1 ngàn tấn (tăng 2,9%), năm

2004 là 1.923,5 ngàn tấn (tăng 3,7%), năm 2005 là 1.940 ngàn tấn (tăng 0,8%), năm 2006 là 2 triệu tấn (tăng 3,1%) và ước lượng vào năm 2010 vẫn là

2 triệu tấn, tính trung bình giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006 sản lượng hàng năm tăng 3% và sản lượng nuôi ước đạt vào năm 2010 là 2 triệu tấn tương đương với sản lượng khai thác (Bộ Thủy sản, 2006) Điều này cho thấy việc khai thác đã đạt đến đỉnh điểm, sản lượng không tăng được nữa, và có thể sản lượng thấp hơn sản lượng nuôi từ sau năm 2010, qua đây cũng cho thấy sản lượng sau này sẽ phụ thuộc vảo sản lượng nuôi là chính

Sản lượng (1.000 tấn) Diện tích (1.000 ha)

Hình 2.2: Sản lượng nuôi trồng và diện tích nuôi ở Việt Nam

(Nguồn: Bộ Thủy Sản, 2006)

Trang 19

Sản lượng nuôi tăng nhanh đồng nghĩa với việc tăng diện tích nuôi, năm 2001 diện tích nuôi 755 ngàn ha, năm 2002 tăng lên 797,7 ngàn ha, năm 2003 tăng lên 867,6 ngàn ha, năm 2004 tăng lên 920 ngàn ha, năm 2005 là 959,9 ngàn

ha, năm 2006 là gần 1 triệu ha (975,5 ngàn ha) Từ năm 2003 năng suất nuôi trung bình trên 1 tấn/ha Điều này cho thấy mức độ thâm canh hóa ngày càng cao

Theo Trần Minh Phú & Nguyễn Thanh Phương (2007) cho rằng sản lượng cá Tra trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, từ năm 2004 sản lượng cá Tra

là 315 ngàn tấn, năm 2006 là 800 ngàn tấn tăng lên hơn 485 ngàn tấn (tăng 154%) Nhận thấy sản lượng năm 2006 tăng gấp 2,54 lần sản lượng năm 2004 Nếu nhìn nhận từ góc độ diện tích thi năm 2004 là 1.202,5 ngàn ha thì năm

2005 là 1.437,3 ngàn ha tăng lên 234,8 ngàn ha (tăng 19,5%) và năm 2006 là 1.617 ha tăng lên 179,9 ngàn ha (tăng 12,5%) Như vậy sau hai năm diện tích nuôi cá Tra tăng lên 34,5% (414,5 ngàn ha) tăng gấp 1,35 lần, trong khi đó sản lượng cá Tra tăng gấp 2,54 lần (Bộ Thủy sản, 2006) Điều này có thể nhận định rằng năng suất cá Tra nuôi được nâng cao hay thâm canh hóa nhanh hơn

so với mở rộng diện tích

2.3 Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL

Sản lượng nuôi trồng ở Việt Nam cho thấy được phần lớn tập trung ở ĐBSCL chiếm 67,1%, Đồng Bằng Sông Hồng chiếm 15,6%, cho thấy sản lượng còn lại không đáng kể phân bố rải rác ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải (Bộ Thủy Sản, 2005)

Bảng 2.1: Tỉ lệ diện tích nuôi trồng Thủy Sản ở từng vùng trên cả nước

Diện tích vùng nuôi trồng thủy sản Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Bộ Thủy Sản, 2005)

Diện tích nuôi thủy sản của ĐBSCL năm 2003 cả vùng có 610.773 ha diện tích nuôi trồng thủy sản (chiếm 67,8 % cả nước), trong đó diện tích nuôi thủy sản nước ngọt là 123.276 ha đạt sản lượng 363.359 tấn (Bộ Thủy sản, 2004)

Trang 20

Năm 2003, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả vùng đạt trên 1,28 tỷ USD, chiếm trên 57% kim ngạch xuất khẩu của cả nước Nuôi trồng thủy sản

ở ĐBSCL chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, từng bước trở thành một nghề sản xuất quan trọng (Bộ Thủy Sản, 2003) Nuôi trồng thủy sản

ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng cho phát triển nền kinh tế - xã hội Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao đòi hỏi hàng hóa sản phẩm phải có chất lượng cao, sản lượng lớn, ổn định để đáp ứng cho tiêu dùng và xuất khẩu Môi trường trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề có tầm quan trọng cần phải được quan tâm trong xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp hóa và bền vững thân thiện với môi trường (Sở NN&PTNT An Giang, 2004) Theo thống kê từ các tỉnh, năm 1999 ở ĐBSCL có trên 6.000 ha nuôi TCX, đạt sản lượng 2.500 tấn (Bộ Thủy sản, 2000) đến năm 2002 TCX cả nước đạt 10.000 tấn nhưng chủ yếu là từ các tỉnh ĐBSCL (Bộ Thủy sản, 2003) Diện tích nuôi thủy sản của thành phố Cần Thơ năm 2006 là 14.427,7 ha, tăng hơn 15% so kế hoạch năm 2006 (12.500 ha) và tăng gần 12% so với năm 2005 (12.880 ha) Trong đó cá nuôi ở ao 3.031 ha, cá Tra 797,8 ha, tôm càng xanh 376,2 ha Sản lượng thu hoạch 154.778,1 tấn An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp

và một số tỉnh khác có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản TCX là đối tượng có giá trị kinh tế cao và được tập trung phát triển vào những năm gần đây, năng suất đạt trung bình là 592 kg/ha/vụ (Nguyễn Anh Tuấn, 2006) Nuôi TCX với nhiều hình thức khác nhau như: nuôi tôm kết hợp với lúa đạt năng suất bình quân 184 kg/ha/vụ; nuôi luân canh với lúa đạt 686 kg/ha/vụ; nuôi ao đạt 1,2 tấn/ha/vụ và nuôi tôm đăng quầng trên sông đạt bình

quân 5,22 tấn/ha/vụ (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004) TCX được nuôi

kết hợp với lúa đạt năng suất bình quân 184 kg/ha/vụ; nuôi tôm luân canh với lúa đạt 686 kg/ha/vụ; nuôi trong ao đạt 1,2 tấn/ha/vụ và nuôi đăng quầng trên sông đạt bình quân 4,12 tấn/ha/vụ (Nguyễn Thanh Phương, 2004) TCX được nuôi ở hầu hết các tỉnh, phổ biến là ở An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp

Sản lượng cá nuôi nước ngọt của vùng ĐBSCL năm 2004 đạt gần 350.000 tấn, gồm nhiều đối tượng nuôi thủy sản tương đối đa dạng gồm các loài cá bản địa (Rô đồng, Lóc, Bống tượng, Tra, Basa,…) và cá nhập nội như Rô phi, nhóm

cá Chép Trong các loài nuôi mạnh nhất thuộc nhóm cá da trơn, đặc biệt cá

Basa (Pangasius bocourti) và cá Tra (Pangasius hypophthalmus) là được thả

nuôi nhiều nhất

Trong những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL đã có bước phát triển vượt bậc, sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt của toàn vùng đạt 363.359 tấn, chiếm 61,7% sản lượng thủy sản nước ngọt của cả nước (Bộ Thủy sản,

Trang 21

2003) Khi nói đến sự gia tăng sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt phải kể đến

sự gia tăng nhanh chóng không chỉ về diện tích, mức độ thâm canh đáng chú ý

là sản lượng cá da trơn (tra và Basa) Sản lượng hai loài này đạt 200.000 tấn năm 2002 (Bộ Thủy sản, 2003) Riêng tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Đồng Tháp là 339.400 tấn, trong đó cá Tra 289.900 tấn, cá khác 42.500 tấn, tôm 7.000 tấn (Sở NN&PTNN Đồng Tháp, 2006) Cá là nghề nuôi truyền thống của vùng ĐBSCL, trong đó các đối tượng nuôi chính là cá Basa, cá Tra, cá Lóc (Nguyễn Thanh Phương, 1998)

Cá Lóc là loài nuôi quan trọng sau cá Tra và Basa, theo báo cáo của Sở NN & PTNT(2004) An Giang (2004) thì sản lượng cá Lóc nói chung (cá Lóc) khoảng 5.294 tấn Sản lượng nuôi trồng 181.952 tấn so với cùng kỳ tăng 0,63% (180.809 tấn) trong đó: cá Tra, Basa 145.421 tấn chiếm 80,3%, các loại khác 35.698 tấn chiếm 19,7% và tôm 815 tấn, tăng 115 tấn so với cùng kỳ (Sở Thủy sản An Giang, 2006)

Năm 1985 khi kỹ thuật sinh sản nhân tạo hai loài cá Basa và tra thành công, đặc biệt là kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Tra nhanh chóng được hoàn thiện thì đến đầu năm 2000 nghề nuôi cá Tra phát triển ở diện rộng trong bè trên sông, trong ao và đăng quầng, sản lượng cá Tra và Basa của ĐBSCL năm 2003 được ước tính là 200.000 tấn Năm 2004 thì ĐBSCL có thể sản xuất đến 430.000 tấn cá da trơn (Bộ Thủy sản, 2005) Như vậy tiềm năng sản xuất cá da trơn ở ĐBSCL hiện rất lớn và có có thể tiếp tục tăng trong những năm tới

Thành phố Cần Thơ là một trong những vùng nuôi cá Tra ao trọng điểm của ĐBSCL mặc dù xuất phát chậm hơn các tỉnh khác như An Giang và Đồng Tháp Theo Sở NN &PTNT Cần thơ (2004) thì tính đến ngày 15/08/2004 toàn tỉnh có 630 ha nuôi với sản lượng hơn 63.000 tấn Các ao nuôi tập trung ở Thốt Nốt, Ô Môn và Quận Ninh Kiều

Đặc biệt là cá Tra đã có bước nhảy vọt đáng kể, năng suất nuôi tăng vọt và có thể đạt sản lượng khoảng 166 kg/m3 (nuôi bè), 345 tấn/ha (nuôi đăng quầng)

(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004) và 212 tấn/ha (nuôi ao) (Dương Nhựt Long và ct., 2004) Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2004) thì hệ số tiêu

tốn thức ăn tự chế (FCR) trong nuôi cá Tra dao động từ 3,2 - 3,6 và điều này cho thấy cứ 1 tấn cá được sản xuất ra thì dùng đến 3,2 - 3,6 tấn thức ăn được

sử dụng và thức ăn dư thừa thải ra môi trường là khá lớn và đáng quan tâm Hiện tại, việc mở rộng quá nhanh diện tích nuôi cá da trơn ở các tỉnh nước ngọt ĐBSCL đang đặt ra một vấn đề lớn là quản lý môi trường ao nuôi và vùng nuôi để đảm bảo sự phát triển bền vững Đặc biệt ở các vùng nuôi tập trung thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải từ các hệ thống nuôi cá da

Trang 22

trơn ngày càng trở nên nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều rũi ro cho sự phát triển bền vững

Cá Tra có những đặc điểm rất có lợi cho nghề nuôi như kích thước lớn, tăng trưởng nhanh, sử dụng được nhiều loại thức ăn Không những có những đặc điểm này mà cá Tra còn có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường oxy thấp, nước dơ bẩn, mật độ nuôi cao…Với nững ưu điểm này cá Tra được xem là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu, được nuôi phổ biến ở ĐBSCL

Hình 2.4: Mô hình nuôi cá Tra trong ao ở ĐBSCL

Ở khu vực miền Tây Nam Bộ hệ thống nuôi cá da trơn đặc trưng là nuôi bè, nuôi ao, hồ ở vùng sông Hậu tỉnh An Giang, Cần Thơ và Ðồng Tháp Ðiều kiện tự nhiên ở vùng ÐBSCL là yếu tố quan trọng nhất mang tính quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi, cá Tra và cá ba sa trung bình từ 120 - 150kg cá trên một mét vuông mặt nước, vì vậy trung bình một bè cá nhỏ sẽ cho 30 tấn/vụ nuôi Trong khi đó bè cá lớn đạt 50 - 60 tấn/vụ nuôi Thời tiết ấm vùng đồng bằng châu thổ này thích hợp cho sự phát triển của cá, một vụ nuôi có thể kéo dài từ 6 - 12 tháng Một vụ nuôi 6 - 8 tháng cá Tra đạt được trung bình từ 0,75 - 1kg/con và có thể đạt đến 1 - 1,3kg/con và cá Basa đạt 1,3 - 1,5kg/con Hàng năm, sản lượng ước khoảng 20.000 tấn (Cacot, 1998) và theo Nguyễn Thanh Phương (1998) sản lượng cá Tra nuôi ao ở An Giang là cao nhất, tiếp đến là Cần thơ và Đồng tháp Theo Hiệp hội nghề cá tỉnh An Giang tính đến năm 2002 có khoảng 3.400 bè và 1.430 ao nuôi cá được chính thức ký kết với các Công ty sản xuất thực phẩm và đi vào hoạt động Diện tích nuôi tùy thuộc vào mỗi nông hộ và vấn đề thị trường cá da trơn năm 2003 đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của ngư dân vùng này

Tình hình nuôi cá Tra ở An Giang theo (Trần Văn Nhì, 2005), trong những năm gần đây tình hình nuôi trồng thủy sản phát triển rất mạnh, do việc chủ động được nguồn cá giống từ sinh sản nhân tạo, cùng với sự phát triển của công nghệ chế biến và thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ cá Tra phi lê được

mở rộng An Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi và kim ngạch xuất khẩu

Trang 23

sản phẩm cá nước ngọt lớn nhất cả nước Tỉnh An Giang đã khẳng định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2004 đạt 128,7 triệu USD chiếm 49,5% giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cá Tra phi lê Sản lượng thủy sản nuôi đạt 152.800 tấn (Sở NN&PTNT An Giang, 2004), trong đó cá Tra nuôi chiếm chủ yếu trong tổng sản lượng thủy sản nuôi của tỉnh

Kết quả điều tra thủy sản của Trần Văn Nhì (2005) cho thấy, sản lượng cá Tra chiếm 85,6% tổng sản lượng thủy sản nuôi, trong đó sản lượng cá Tra nuôi trong ao và đăng quầng chiếm 48% và sản lượng cá Tra nuôi bè chiếm 37,6% Diện tích ao nuôi phổ biến từ 1.000 - 3.000 m2 chiếm 53,3%, ao có diện tích lớn hơn 3.000 m2 chiếm 30% và ao nhỏ có diện tích từ 350 - 1.000 m2 chiếm 16,7% (Trần Văn Nhì, 2005)

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tổng hợp tình hình nuôi cá Tra ở An Giang

Đăng quầng nuôi cá Tra ha 30,7

(Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang, 2005) Tôm càng xanh được nuôi tập trung ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An và Tiền Giang Nghề nuôi tôm càng xanh phổ biến với các hình thức nuôi như nuôi tôm trong ruộng lúa, nuôi trong mương vườn, nuôi ao, nuôi đăng quầng đặc biệt là nuôi luân canh trên ruộng trồng lúa Nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa được thực hiện với nhiều phương thức khác nhau như phương thức canh tác 1 vụ lúa đông xuân

và nuôi 1 vụ tôm càng xanh hay phương thức trồng 2 vụ lúa (lúa Đông - Xuân

và Hè - Thu) và nuôi 1 vụ tôm càng xanh (Dương Nhựt Long, 2003) Nguồn giống tôm chủ yếu sinh sản nhân tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu nuôi trong vùng

(Lê Xuân Sinh và ctv., 2006)

Các nghiên cứu nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, ao và ruộng lúa đã bắt đầu từ những năm 1990 Trường Đại học Cần Thơ, Viện Nghiên cứu Thủy sản

2 và một số địa phương như An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Cần Thơ đã thực hiện một số mô hình nuôi thực nghiệm trong mươn vườn, trong ao và ruộng lúa Các nghiên cứu cho thấy năng suất nuôi có sự khác nhau khá lớn theo mô hình nuôi và vùng nuôi, năng suất nuôi tôm đơn có thể đạt 600 - 1.000 kg/ha/vụ và nuôi trong ruộng lúa có thể đạt 280 - 300 kg/ha/vụ (Nguyễn

Trang 24

Thanh Phương và ctv., 2004) Năng suất tôm nuôi đạt từ 100 - 300 kg/ha/vụ

đối với nuôi luân canh trên ruộng lúa, 500 - 1.200 kg/ha/vụ đối với nuôi ao và

1.200 - 5000 kg/ha/vụ đối với nuôi đăng quầng (Trần Thị Thanh Hiền và ctv.,

1998) Theo Dương Nhựt Long (2003) thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An đạt năng suất 3,2 tấn/ha

Hình 2.5: Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao, ruộng ở ĐBSCL

Theo Dương Tấn Lộc (2001) thì trong nuôi đăng quầng tôm được thả với cỡ giống 150 - 250 con/kg và mật độ 10 - 20 con/m2, thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống có bổ sung thức ăn công nghiệp, chế độ nước lên xuống theo triều Năm 1999 thì nuôi tôm trong đăng quầng với mật độ 10 - 30 con/m2 đạt năng suất dao động từ 1,2 - 5 tấn/ha Mô hình nuôi tôm càng xanh đăng quầng tập trung nhiều nhất ở tỉnh Đồng Tháp Tuy vậy, năng suất và hiệu quả của mô hình này không ổn định vì tuỳ thuộc vào nước lũ hằng năm

Năng suất bình quân của mô hình nuôi tôm xen canh với trồng lúa ở ba tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh và Vĩnh Long đạt 154 kg/ha/vụ (Nguyễn Việt Thắng, 1995) Theo Nguyễn Thị Dung (2000) thì nếu không làm lúa hè thu mà nuôi tôm thì năng suất có thể đạt 752 kg/ha/vụ

Nuôi tôm trên ruộng lúa bằng giống tự nhiên (5 - 10 g/con), mật độ 0,5 - 2 con/m2 đạt năng suất 100 - 200 kg/ha ở Phụng Hiệp và 268 kg/ha ở Thốt Nốt

(Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 1998)

Năm 2004 diện tích nuôi là 500 ha, mật độ nuôi 5 - 10 con/m2, thời gian nuôi

6 - 7 tháng và đạt năng suất từ 800 - 1.500 kg/ha (Sở NN&PTNT An Giang,

2004) Theo Trần Tấn Huy và ctv., (2004) thì nuôi tôm luân canh trên ruộng

lúa mật độ 5 - 7 tôm bột/m2 thì sau 6 tháng nuôi đạt năng suất 1.253 - 1.573 kg/ha

Trang 25

Ở tỉnh Vĩnh Long nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa bằng nguồn giống nhân tạo, cỡ giống 0,01 g/con mật độ thả 5 con/m2 sau 6 tháng nuôi đạt khôi lượng

trung bình 18,2 - 30,2 g/con, năng suất 222 - 566 kg/ha (Trần Ngọc Hải và

ctv., 2001) Nuôi tôm lúa luân canh với mật độ 4 con/m2 (2 - 3 cm/con), năng suất đạt 892 kg/ha và tỷ lệ sống bình quân 66,6% (Lý Văn Khánh, 2005) Thí nghiệm nuôi tôm trong ao nuôi với mật độ là 8 con/m2 và 12 con/m2, năng suất đạt tương ứng là 858 kg/ha/vụ và 1.052 kg/ha/vụ (Lê Quốc Việt, 2005)

Ở Trà Vinh nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa bằng giống nhân tạo mật độ thả 2,5 - 4 con/m2 thì sau 6 tháng nuôi khối lượng trung bình là 43,7 g/con năng suất đạt 90 - 236 kg/ha/vụ và tỷ lệ sống đạt 8 - 25 % (Nguyễn Thanh Phương

và ctv., 2004)

Ở tỉnh Tiền Giang, nuôi tôm càng xanh trong ao với mật độ 3 - 6 con/m2

, năng suất đạt 15 - 350 kg/ha và nuôi trong hệ thống tôm lúa kết hợp với mật độ thả thấp và có bổ sung thức ăn, năng suất đạt 200 - 300 kg/ha (Sở Thủy sản Tiền Giang, 2006) Ở tỉnh Long An, 6 ruộng nuôi với diện tích từ 0,4 - 1,0 ha, mật

độ thả là 10 con/m2, sau 6 tháng nuôi và mức nước trong ruộng là 1,2 - 1,4 m, năng suất đạt 80 - 545 kg/ha và tỷ lệ sống 6,0 - 31,8% (vụ 1); năng suất đạt

208-818 kg/ha và tỷ lệ sống từ 10,9 - 32,3 % (vụ 2) Nguyễn Thanh Phương và

ctv., (2004)

Riêng tại Cần Thơ từ năm 1991 thì mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa thả giống ít và không đầu tư thức ăn Từ năm 1992 - 1998 mức độ đầu tư tăng dần, mật độ thả từ 1 - 3 con/m2 Sản lượng tôm càng xanh qua các năm phụ thuộc vào mức nước lũ, năm 1997 có lũ lớn nên năng suất cao nhưng sang năm 1998 mặc dù lượng giống thả gấp đôi năm 1997 nhưng không có có lũ nên sản lượng giảm (Phạm Trường Yên & Trần Ngọc Nguyên, 2000) Nghiên cứu nuôi tôm càng xanh trong ao với mật độ 13 con/m2, cỡ giống 3 - 4 g/con, năng suất đạt 1,7 tấn/ha trong 160 ngày (Phạm Trường Yên & Trần Ngọc

Nguyên, 2000) Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2002), nghiên cứu 28 hộ nuôi

tôm lúa luân canh, năng suất tôm biến động theo mật độ và kích cỡ giống thả nuôi từ 42 - 566 kg/ha và kết quả điều tra 55 hộ nuôi tôm lúa luân canh năm

2002 - 2003 ở An Giang và Cần Thơ, năng suất trung bình khi canh tác hai vụ lúa và một vụ tôm là 100 - 620 kg/ha, canh tác một vụ lúa và một vụ tôm, năng suất đạt 500 - 1.500 kg/ha Năm 2004 thành phố Cần Thơ có diện tích nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa là 322 ha, năng suất nuôi dao động từ 500 - 1.500 kg/ha/vụ với nguồn giống là nguồn nhân tạo PL15-25 (60 -

80 con/g) (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2004) Theo Nguyễn Thanh Phương và

ctv., (2004), nuôi tôm trên ruộng lúa, mật độ 2 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp, sau 6 tháng nuôi đạt năng suất 180 - 200 kg/ha/vụ Nguyễn Minh

Trang 26

Thông (2003) nghiên cứu 29 hộ nuôi tôm lúa luân canh ở huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ, với mật độ 6 con tôm bột/m2, năng suất tôm biến động 393 - 2.100 kg/ha, bình quân đạt 705 kg/ha Theo Ngô Hồng Yến (2004), năng suất bình quân đạt 614 kg/ha với mật độ thả giống là 3 PL25/m2 Theo Nguyễn Thanh Sơn (2005), với mật độ 3 PL25/m2 thì năng suất đạt bình quân 569 kg/ha Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở huyện Ô Môn khi thả tôm PL20 mật độ 3 con/m2 sau thời gian nuôi 6 tháng đạt 550 kg/ha (Dương Tấn Lộc, 2002) Theo Trần Ngọc Nguyên (2003) nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa năng suất bình quân đạt 725 kg/ha và lãi ròng đạt 17,9 triệu đồng/ha Mức lãi ròng này hiện rất hấp dẫn đối với việc phát triển nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa trong mùa lũ ở vùng nước ngọt ở các tỉnh ĐBSCL

Vào tháng 3 - 4 hàng năm, sau khi thu hoạch lúa đông xuân, vệ sinh đồng ruộng đặc biệt là cắt sạch gốc rạ, sên vét mương bao, cải tao ruộng nuôi, lọc nước vào mương bao sau 2 - 3 ngày bắt đầu thả giống Giống tôm nhân tạo thả mật độ thả 5 - 10 tôm bột/m2 và sau 15 - 20 ngày cho tôm lên ruộng bằng cách bơm nước lên ngập mặt ruộng từ 60 cm trở lên Tháng đầu cho tôm ăn thức ăn viên có hàm lượng đạm 35%, tháng 2 thức ăn viên có hàm lượng đạm 25 - 30% kết hợp với thức ăn tươi (ốc bươu vàng, cá biển ) Sau 6 - 7 tháng năng suất 500 - 1.500 kg/ha (Trần Ngọc Nguyên, 2003)

Hình 2.6: Mô hình nuôi cá Lóc và thị trường nội địa ở ĐBSCL

Trong nuôi cá Lóc thương phẩm ở ĐBSCL cũng rất phát triển, các tỉnh có diện tích nuôi cá Lóc nhiều là Đồng Tháp (Tam Nông và Hồng Ngự), An Giang (Châu Thành, Tri Tôn) và Cần Thơ (Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh) Theo kết quả điều tra hằng năm tới ngày 01/01/2005 sản lượng cá Lóc nuôi toàn tỉnh An Giang

là 6.911 tấn, tập trung chủ yếu ở Châu Thành, Châu Đốc, Thoại sơn (Trần Phùng Hoàng Tuấn, 2005) Hiện nay phong trào nuôi thủy sản ở Tam Nông cũng rất phát triển, diện tích NTTS của huyện là 170 ha với 750 lồng bè và

100 quầng nuôi tôm, đạt sản lượng khoảng 8.000 tấn trong đó sản lượng cá Lóc là 2.700 tấn (Sở NN&PTNT Đồng Tháp, 2006) Ngày nay người nuôi cá Lóc chủ yếu nuôi cá trong những mùng lưới có kích thước nhỏ và mùng được đặt trong ao Việc nuôi cá Lóc trong mùng có những ưu điểm hơn so với nuôi

Trang 27

cá trong ao lớn do dễ chăm sóc, quản lý và khai thác hơn, chất lượng cá tốt hơn, thức ăn được quản lý tốt hơn, cá bắt mòi dễ hơn vì thế lượng thức ăn hao hụt ít Ngoài ra nuôi cá trong mùng lưới thì người nuôi có thể thả với mật độ cao

2.4 Nuôi trồng thủy sản ở An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ

An Giang là tỉnh nằm sâu trong nội địa lại có 2 nhánh sông Mêkông chảy qua với diện tích nông nghiệp trên 246.000 ha (Trần Văn Nhì, 2005), nên qui hoạch nuôi dựa trên cơ sở đặt trưng từng vùng là nuôi xen canh 2 lúa 1 tôm, nuôi tôm đăng quầng trên cồn bãi, chuyển một số diện tích nuôi cá sang nuôi TCX Tổng diện tích nuôi tôm 1999 là 26 ha, năm 2000 là 55 ha Năm 2006

An Giang có sản lượng nuôi trồng đạt 181.952 tấn so với cùng kỳ tăng 0,63% (180.809 tấn) trong đó: cá Tra, Basa 145.421 tấn chiếm 80,3%, các loại khác 35.698 tấn (chiếm 19,7%) và tôm 815 tấn, tăng 115 tấn so với cùng kỳ Sản lượng khai thác đạt 53.000 tấn (Sở Thủy Sản An Giang, 2006) Đến năm 2010, tỉnh dự kiến nuôi TCX 870 ha (Bộ Thủy sản, 2005) Thực nghiệm nuôi TCX theo mô hình tôm lúa ở huyện Thoại Sơn, mật độ thả 5 - 7,14 con/m2 cho ăn thức ăn tươi sống, đặc biệt là ốc bươu vàng, cho năng suất 1,017 - 1,253

tấn/ha/vụ (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004)

Đồng Tháp là nơi có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nguồn nước ngọt dồi dào,

hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằn chịt, hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Diện tích mặt nước

có khả năng nuôi trồng thủy sản là 70.000 ha (chiếm khoảng 21% diện tích đất

tự nhiên), trong đó diện tích sông và kênh rạch lớn là 20.000 ha là nơi thích hợp cho nghề nuôi TS Năm 2002, có tổng số đăng quầng trên sông là 1.516 chiếc, tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Bình và Cao Lãnh Đăng quầng có dạng hình chữ nhật, diện tích trung bình khoảng 209m2 TCX được thả nuôi đơn trong đăng quầng, mật độ nuôi trung bình 62 con/m2 Cho tôm ăn thức ăn

tự chế từ cua, ốc, cá tạp, gạo, cơm, dừa và củ khoai mì Sau 6 tháng nuôi năng suất trung bình 5,22 tấn/1000m2 (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004) Sản lượng thủy sản toàn tỉnh năm 2004 đạt 82.781 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 15.906 tấn (chiếm 19,2%), sản lượng nuôi trồng đạt 66.874 tấn (chiếm 81,8%) trong đó sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 221 tấn (Niên giám thống kê, 2005) Năm 2006 Đồng Tháp có tổng sản lượng thuỷ sản nuôi đạt 154.800 tấn, tăng 39.767 tấn (34,57%) so với năm 2005 Trong đó sản lượng cá Tra đạt 124.000 tấn, tăng 39.664 tấn Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 đạt 3.869 ha, tăng 650 ha (20,19%), có 524 ha nuôi cá Tra bải bồi, tăng 134 ha so với năm 2005 (Sở NN&PTNT Đồng Tháp, 2006)

Trang 28

Cần Thơ là tỉnh có 100.000 ha diện tích có tiềm năng NTTS, trong đó 82.000

ha thích hợp với mô hình nuôi cá-lúa, tôm-lúa Tuy nhiên, diện tích thực tế sử dụng chỉ khoảng 12.700 ha (Bộ Thủy sản, 2000) Nghề nuôi TCX phát triển ngày càng mạnh Năm 2001 diện tích nuôi tôm đạt 413 ha tăng so với năm

2000 là 21,5%, sản lượng tôm nuôi ước đạt 108 tấn so với năm 2000 là 17 tấn Các huyện có phong trào nuôi TCX tăng như Ô Môn, Châu Thành A, Thốt Nốt Riêng ở Ô-Môn nuôi TCX trong ruộng thả PL20 với mật độ 3 con/m2 thời gian nuôi 6 tháng, đạt năng suất 550 kg/ha (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2006) Bên cạnh đó huyện Thốt Nốt đã thu hoạch 30 ha nuôi TCX trong ruộng lúa, sản lượng ước đạt 20 tấn, năng suất bình quân 656 kg/ha, lãi suất bình quân 20 triệu đồng/ha (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2006) Sản lượng thủy sản của tỉnh đạt 65.756 tấn, trong đó sản lượng khai thác là 6.670 tấn (chỉ chiếm 1%) và sản lượng nuôi trồng là 59.086 tấn (chiếm 99%) Giá trị sản xuất thủy sản năm

2004 đạt 533,6 tỉ đồng và vào năm 2005 là 708,2 tỉ đồng, tăng gần 180 tỉ đồng Sản lượng TCX nuôi của tỉnh ước đạt 100 tấn/năm (Niên giám thống kê, 2005) Cần Thơ có diện tích nuôi thủy sản năm 2006 là 14.427,7 ha, tăng hơn 15% so kế hoạch năm 2006 (12.500ha) và tăng gần 12% so với năm 2005 (12.880 ha) Trong đó cá ao 3.031 ha, cá Tra 797,8 ha, tôm càng xanh 376,2ha Sản lượng thu hoạch năm 2005 là 103.000 tấn, năm 2006 đạt 154.778,1 tấn

2.5 Vai trò của thức ăn đối với nuôi trồng thuỷ sản

Nuôi cá Tra thâm canh trong ao đất thì cá được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn

tự chế hoặc thức ăn công nghiệp Thức ăn tự chế cần đảm bảo hàm lượng đạm

từ 20 - 30% đồng thời kết hợp với 50 - 60mg vitamin C/kg thức ăn để tăng sức

đề kháng cho cá Thức ăn kém chất lượng dinh dưỡng có thể là yếu tố gây một

số bệnh như vàng da, thiếu vitamin C ở cá Tra

Hình 2.7: Nuôi trồng thủy sản và sử dụng thức ăn ở ĐBSCL

Nitơ là thành phần có chủ yếu trong protein và amino acid mà dinh dưỡng cần thiết cơ bản của cá gồm năng lượng, protein và amino acid, lipid, vitamin và

khoáng Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2000) thì nhu cầu năng lượng

/protein (8.5 - 9.8 kcal/g protein) Đạm có nguồn gốc từ động vật như bột cá

Trang 29

đang ngày giảm sút và giá thị trường ngày càng tăng (Trần Thị Thanh Hiền và

ctv., 1998) Do đó, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu đã được thực

hiện nhằm thay thế đạm động vật (bột cá) bằng đạm thực vật như bột đậu nành (Nguyễn Thanh Phương, 1998) mà vẫn không ảnh hưởng đến sinh trưởng của

cá nhằm hạ giá thành thức ăn của cá

Chất béo là thành phần cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động của cơ thể

cá Nhiều thí nghiệm gần đây cho thấy mặc dù cá sử dụng chất béo với một tỉ

lệ thấp (khoảng 1 - 3%) tổng lượng thức ăn cho cá Tuy nhiên, nếu thiếu sẽ

ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cá (Trần Thị Thanh Hiền và ctv.,

2004) và trong thức ăn nếu cho lượng chất béo thích hợp có thể nâng cao khả năng tiêu hóa, tăng năng lượng và tiết kiệm được đạm Nhưng nếu cho nhiều chất béo vào khẩu phần ăn của cá sẽ dẫn đến hiện tượng tích lũy mỡ làm giảm chất lượng thịt cá

Trong quá trình nuôi thủy sản thức ăn cung cấp sẽ tùy thuộc vào mô hình nuôi

và đối tượng nuôi mà có thành phần, khẩu phần ăn thích hợp Nguồn thức ăn chủ yếu cho cá nuôi là thức ăn tự chế từ các nguyên liệu rẽ tiền có sẵn tại địa phương như cám gạo, cá tạp, bắp, rau muống, cá vụn,… (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2006) Trong giai đoạn mới thả nuôi, cá được cho ăn thức ăn công nghiệp như Cargill, con cò Công thức thức ăn thay đổi tùy loài cá, kích cỡ cá và mùa

vụ Tỉ lệ trung bình của cám gạo và bột cá là 54% và 45% trong giai đoạn ương, trong khi tỉ lệ này là 65% và 34% trong giai đoạn nuôi thịt 1.(< 500 gram), 65% và 33% trong nuôi thịt giai đoạn 2 (> 500 gram) Thức ăn chế biến

chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2006)

Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa và hấp thu được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể Trong tự nhiên, một loại vật chất có thể là thức ăn của loài cá này, giai đoạn phát triển cơ thể này nhưng chưa hẳn đã là thức ăn của loài cá khác, giai đoạn phát triển cơ thể khác Sự khác biệt đó hoặc là do đặc điểm dinh dưỡng khác nhau theo loài, mà nguyên nhau chính là khả năng tiếp nhận và tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau theo loài hoặc do sự khác biệt về mức độ hoàn thiện bộ máy tiêu hóa khác nhau theo giai đoạn phát triển cơ thể Đó

cũng thể hiện đặc tính loài (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004) Trong vấn đề

sử dụng thức ăn cho việc nuôi thủy sản nó sẽ dẫn đến rất nhiều biến động kéo theo trong môi trương nước

2.6 Tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn cho NTTS ở ĐBSCL

Cá tạp đóng vai trò quan trọng làm nguồn nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá da trơn, cá Lóc và TCX Loài cá biển được sử dụng như cá tạp hơn 100 loài, bao

Trang 30

gồm nhiều loại cá chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên cũng bao gồm các loài hai mảnh

vỏ, giáp xác, các loài khác ở biển Thành phần loài thay đổi tùy thuộc vào ngư

cụ đánh bắt, thông dụng nhất là đánh bắt của lưới rê hay lưới cào và thay đổi theo vùng Trần Minh Phú & Nguyễn Thanh Phương, (2007)

Hình 2.8: Nguyên liệu cá tạp từ các vựa phân phối cho các vùng NTTS

Cá cơm (Stolephorus spp) là loài phổ biến trong cá tạp, phân bố nhiều ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ Cá mòi (Saurida spp) phân bố rộng rãi (Bắc, Trung, Đông Nam Bộ,…) Cá liệt (Leistognathus spp) phân bố nhiều ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ (Trần Minh Phú và ctv., 2007)

Theo Trần Minh Phú và Trần Thị Thanh Hiền (2007) thì tổng sản lượng cá đánh bắt theo ước tính khoảng 2,6 triệu tấn năm 2001 Trong đó khoảng 933.180 tấn cá tạp tập trung chủ yếu ở Nam Bộ (91,4%), với Đông Nam Bộ là 66,3% và Tây Nam Bộ là 25,1% Cá tạp được sử dụng làm thức ăn tự chế nguyên liệu chính có khoảng 70 - 100% hộ nuôi Tỷ lệ sử dụng lên đến 30 -50% trong công thức thức ăn tự chế Cá tạp cung cấp cho nuôi cá được cung cấp chủ yếu từ Kiên Giang (90%) Cá tạp (cá sông): phổ biến là cá linh sản lượng thấp, biến động về giá và chất lượng Cá tạp (cá biển): 100,000 - 120,000 tấn/năm (khoảng hơn 23 loài), sản lượng: khoảng 300 tấn/ngày Giá

cá tạp năm 2006 trung bình 2.700 đ/kg (2.100 - 4.200 đ/kg), giá phụ thuộc vào độ tươi, loài Ngoài ra còn phụ thuộc vào mùa vụ trong năm, trong tháng (tăng khi trăng tròn, biển động, bão)

Hình 2.9: Nguyên liệu cá tạp từ các tàu khai thác phân phối cho các vùng NTTS

Trang 31

Thành phần dinh dưỡng của cá tạp: đạm 15 - 19%, chất béo 4,3 - 5,6%, khoáng 3,5 - 8%, tỷ lệ phối trộn (cám/cá tạp): 50/50 (31%), 60/40 (24%), 70/30 và 80/20 (45%)

Thức ăn tự chế là thức ăn do người nuôi tự phối chế chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu ở địa phương, qui trình chế biến đơn giản, thức ăn được xay và ép (cám, gạo, cá tươi) hay xay nhỏ như OBV.phong trào nuôi cá Tra và TCX đang phát triển mạnh ở ĐBSCL, vì thế để giảm bớt chi phí giá thành sản phẩm nhiều hộ đã tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương như nguồn cá tạp, OBV vào mùa lũ, các phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản để làm thức ăn cho các đối tượng nuôi này

Thế mạnh của ĐBSCL là sản xuất nông nghiệp, là trung tâm lớn nhất của cả nước trong sản xuất lúa Nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào có thể dùng cho nuôi cá So với các khu vực khác trong cả nước thì ĐBSCL có nguồn thức

ăn tốt phục vụ cho nuôi trồng thủy sản Do nhận thức ngày càng rõ về vai trò của nghề nuôi thủy sản trong sự phát triển kinh tế khu vực, kinh tế gia đình nên vị trí thức ăn ngày càng được đánh giá đúng mức Những quan niệm nuôi

cá không cần cho ăn hoặc cho ăn ít đã dần được thay đổi Hiện nay đứng về toàn cục ở ĐBSCL, thì việc cho cá ăn đã được quan tâm, nhất là đối với hình nuôi cá thâm canh các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ (Trần Minh Phú

và ctv., 2007)

Hiện nay tùy theo đối tượng nuôi và mức độ thâm canh mà người nuôi sử dụng các dạng thức ăn khác nhau để nuôi thủy sản

Hình 1.10: Nguyên liệu cá tạp được nông hộ tự chế thức ăn cho NTTS

Trong nuôi cá, mô hình nuôi cá Tra thâm canh, hơn 90% là sử dụng thức ăn

CN và TC Một số đối tượng cá đồng như cá Lóc, người dân sử dụng 100% là

Trang 32

thức ăn cá tạp Trong nuôi tôm và cá Tra hiện trên 80% là các hộ nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp

Trong năm 2004 ở các tỉnh khu vực ĐBSCL nuôi cá Tra với sản lượng trên 300.000 tấn, vì vậy lượng thức ăn được sử dụng nuôi cá là rất lớn, ước tính khoảng 450.000 tấn TACN Theo số liệu điều tra, ước tính số lượng thức ăn công nghiệp cung cấp cho thị trường nuôi cá trong năm 2004 là khoảng 400.000 tấn, trong đó: thức ăn nuôi cá có vẩy và ương cá giống ước khoảng 100.000 tấn, còn lượng thức ăn cung cấp cho nuôi cá Tra thương phẩm ước khoảng 300.000 tấn, đáp ứng khoảng 66% yêu cầu Vì vậy còn khoảng 100.000 tấn cá Tra được nuôi bằng thức ăn tự chế tương ứng với khoảng 300.000 tấn thức ăn tự chế Một số Công ty sản xuất thức ăn với số lượng lớn (60.000 - 120.000 tấn/năm) như Proconco, Cargill, Greenfeed và nhiều Công

Trang 33

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian thực hiện và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 11/2006 tới 10/2007

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Các vùng nuôi tôm càng xanh (nuôi ao và nuôi ruộng), cá Tra và cá Lóc thuộc địa bàn các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ

+ Cơ sở phục vụ nghiên cứu Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ

Vùng khảo sát

Hình 3.1: Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nguồn http://www.ctu.edu.vn/colleges/economic/gioithieu/gioithieu.htm

Trang 34

3.2 Vật liệu và trang thiết bị

(1) Chọn mô hình nuôi ao

(2) Phiếu điều tra, bảng câu hỏi

(3) Sổ ghi chép (nhật ký)

(4) Máy tính

(5) Các dụng cụ, thiết bị khác phục vụ nghiên cứu

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp tiếp cận thông tin

Thu số liệu được tiến hành trên địa bàn Cần Thơ, Đồng Tháp và An Giang

Số liệu được nhập xử lý và phân tích cũng như báo cáo được viết tại Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

Thông tin thu thập gồm 2 loại:

- Thông tin thứ cấp: thông tin sẵn có và có liên quan đến chủ đề được thu thập

từ các nghiên cứu trước đây, các báo cáo và niên giám thống kê của các tỉnh được nghiên cứu cùng với các báo cáo của các cấp chính quyền cơ sở tại các khu vực khảo sát Liên hệ với các cơ quan, ban ngành địa phương, thư viện, báo cáo, các websites có liên quan để thu thập những thông tin này, tiến hành phỏng vấn bổ sung các cán bộ địa phương phụ trách nông nghiệp thuỷ sản bằng biểu mẫu soạn sẳn

- Thông tin sơ cấp: Là những thông tin được thu trực tiếp từ các hộ dân tại khu vực nghiên cứu

+ Để thu thập các thông tin sơ cấp chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cơ sở/ hộ NTTS hiện đang thực hiện các mô hình NTTS và các cơ sở cấp thức ăn cho NTTS tại địa bàn cứu

+ Việc khảo sát được thực hiện tại khu vực nghiên cứu bằng các bảng

sử dụng trong mẫu soạn sẵn sau khi đã được phỏng vấn thử và hiệu chỉnh

Trang 35

Bảng 3.1 : Số mẫu phỏng vấn nông hộ theo mô hình nuôi

Đối với các Công ty hay Đại lý cung cấp thức ăn (cá tạp, cua, ốc…) cho NTTS

số mẫu được khảo sát gồm: 4 Công ty nhà máy SXKD thức ăn cho NTTS; 9 Đại lý cung cấp thức ăn cho NTTS; 6 Vựa thu gom và cung cấp cá tạp, cua, ốc cho NTTS (Bảng 3.2)

Bảng 3.2: Số mẫu phỏng vấn các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản

Loại hình Sóc

Trăng

Kiên Giang

An Giang

Long

An

Đồng Tháp

Cần Thơ Tổng

Ghi chú: Số mẫu ở tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang là nguồn cung cấp cá tạp cho NTTS nước ngọt.

3.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu về được kiểm tra, bổ sung và mã hóa cũng như điều chỉnh trước khi nhập vào máy tính để tính toán Phần mềm Exel và SPSS for Windows được dùng để nhập, xử lý và phân tích số liệu

Các phương pháp phân tích được sử dụng gồm có:

- Mô tả: trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, phần trăm

- Phân tích tương quan đa biến: Năng suất và lợi nhuận đối với các biến độc lập được giả định có ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của các mô hình nuôi

Các biến độc lập giả định có liên quan đến năng suất và lợi nhuận gồm có:

1 Diện tích mặt nước và thiết kế khu nuôi

2 Kích cỡ giống thả, nguồn giống

3 Thời gian nuôi

4 Chi phí con giống

5 Loại số lượng

6 Chi phí thức ăn

7 Chi phí thuốc, hóa chất

8 Chi phí cố định và hình thức sở hữu

Ngày đăng: 13/03/2014, 23:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sản lượng nuôi trồng và khai thác ở Việt Nam - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 2.1 Sản lượng nuôi trồng và khai thác ở Việt Nam (Trang 17)
Hình 2.2: Sản lượng nuôi trồng và diện tích nuôi ở Việt Nam - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 2.2 Sản lượng nuôi trồng và diện tích nuôi ở Việt Nam (Trang 18)
Hình 2.4: Mô hình nuôi cá Tra trong ao ở ĐBSCL - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 2.4 Mô hình nuôi cá Tra trong ao ở ĐBSCL (Trang 22)
Hình 2.5: Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao, ruộng ở ĐBSCL - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 2.5 Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao, ruộng ở ĐBSCL (Trang 24)
Hình 2.6: Mô hình nuôi cá Lóc và thị trường nội địa ở ĐBSCL - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 2.6 Mô hình nuôi cá Lóc và thị trường nội địa ở ĐBSCL (Trang 26)
Hình 2.8: Nguyên liệu cá tạp từ các vựa phân phối cho các vùng NTTS - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 2.8 Nguyên liệu cá tạp từ các vựa phân phối cho các vùng NTTS (Trang 30)
Hình 2.9: Nguyên liệu cá tạp từ các tàu khai thác  phân phối cho các vùng NTTS - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 2.9 Nguyên liệu cá tạp từ các tàu khai thác phân phối cho các vùng NTTS (Trang 30)
Hình 1.10: Nguyên liệu cá tạp được nông hộ tự chế thức ăn cho NTTS - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 1.10 Nguyên liệu cá tạp được nông hộ tự chế thức ăn cho NTTS (Trang 31)
Hình 3.1: Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 3.1 Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 33)
Hình 4.1: Sơ đồ phân phối thức ăn cho NTTS nước ngọt - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.1 Sơ đồ phân phối thức ăn cho NTTS nước ngọt (Trang 38)
Hình 4.2: Tháng cá tạp được bán nhiều trong năm (al) - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.2 Tháng cá tạp được bán nhiều trong năm (al) (Trang 39)
Hình 4.3: Tỉ lệ các loại thức ăn được các Đại lý bán trên thị trường - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.3 Tỉ lệ các loại thức ăn được các Đại lý bán trên thị trường (Trang 40)
Hình 4.4: Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi cá Tra - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.4 Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi cá Tra (Trang 46)
Bảng 4.2: Các yếu tố kỹ thuật của các mô hình nuôi - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.2 Các yếu tố kỹ thuật của các mô hình nuôi (Trang 46)
Hình 4.6: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn trong nuôi TCX - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.6 Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn trong nuôi TCX (Trang 47)
Hình 4.5: Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi TCX - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.5 Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi TCX (Trang 47)
Hình 4.7: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn trong nuôi cá Lóc - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.7 Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn trong nuôi cá Lóc (Trang 48)
Hình 4.8: Tỷ lệ % lượng các loại thức ăn trong nuôi TCX - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.8 Tỷ lệ % lượng các loại thức ăn trong nuôi TCX (Trang 49)
Hình 4.9: Lượng các loại thức ăn sử dụng/m 2 /vụ trong nuôi cá Lóc - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.9 Lượng các loại thức ăn sử dụng/m 2 /vụ trong nuôi cá Lóc (Trang 50)
Bảng 4.6 cho thấy, nuôi cá Tra thâm canh cần vốn rất lớn, trung bình 1 ha nuôi - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.6 cho thấy, nuôi cá Tra thâm canh cần vốn rất lớn, trung bình 1 ha nuôi (Trang 53)
Bảng 4.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi TCX - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi TCX (Trang 55)
Bảng 4.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi TCX - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi TCX (Trang 55)
Bảng 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi cá Tra - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi cá Tra (Trang 56)
Bảng 4.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi cá Tra - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi cá Tra (Trang 56)
Hình 4.15a;b: Ảnh hưởng của mật độ và % lượng TA tươi sống lên năng suất và lợi - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.15a ;b: Ảnh hưởng của mật độ và % lượng TA tươi sống lên năng suất và lợi (Trang 56)
Hình 4.20 cho thấy, ảnh hưởng mật độ cá nuôi ảnh hưởng mạnh đến năng suất - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.20 cho thấy, ảnh hưởng mật độ cá nuôi ảnh hưởng mạnh đến năng suất (Trang 57)
Hình 4.17a;b: Ảnh hưởng của Lượng TACN, thời gian thu hoạch đến NS và LN cá Tra - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.17a ;b: Ảnh hưởng của Lượng TACN, thời gian thu hoạch đến NS và LN cá Tra (Trang 58)
Hình 4.19a;b: Lượng TATS, k. cỡ thu hoạch ảnh hưởng đến NS và LN nuôi cá Lóc - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Hình 4.19a ;b: Lượng TATS, k. cỡ thu hoạch ảnh hưởng đến NS và LN nuôi cá Lóc (Trang 60)
Bảng 4.15: Tác động của các loại thức ăn đến khả năng ô nhiễm môi trường - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.15 Tác động của các loại thức ăn đến khả năng ô nhiễm môi trường (Trang 63)
Bảng 4.16: Tác động của các loại thức ăn đến việc sử dụng lao động - khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.16 Tác động của các loại thức ăn đến việc sử dụng lao động (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w