TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ CẨM TÚ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỒN LƯU KHÁNG SINH, HÓA CHẤT VÀ VI SINH CỦA SẢN PHẨM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU LUẬN VĂN TỐT NGHI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN THỊ CẨM TÚ
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỒN LƯU KHÁNG SINH, HÓA CHẤT VÀ VI SINH CỦA SẢN PHẨM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2014
Trang 2LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THS TRẦN MINH PHÚ
2014
Trang 31
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỒN LƯU KHÁNG SINH, HÓA CHẤT
VÀ NHIỄM VI SINH CỦA SẢN PHẨM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VIỆT NAM
of oxytetracycline and doxycycline contaminated in shrimp, but below the maximum residue limit The findings implied that it is urgent need to enhance the training on chemical use for aquaculture farmer in the prudent way which will prevent the residue of antimicrobial and chemical in seafood products Also, strengthening the control of residue found in fish and shrimp ponds which detected during residue monitoring control program
Keywords: antimicrobial, aquaculture, chemical, microbial, export, Vietnam
Title: Investigation of antimicrobial, chemical and microbial contamination in Vietnamese
aquaculture products exported to Europe, US, Japan and domestic market
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích thống kê tình hình nhiễm tồn lưu kháng sinh, hóa chất và vi sinh vật trên sản phẩm nuôi trồng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật và thị trường trong nước bằng phương pháp thu thập số liệu từ các cổng thông tin điện tử của cộng đồng Châu Âu (RASFF), Mỹ (U.S.FDA), Nhật (Ministry of Healthy, Labour and Welfare) và chương trình kiểm soát dư lượng của Việt Nam Kết quả thống kê cho thấy lượng nhiễm các kháng sinh, hóa chất và vi sinh trên sản phẩm nuôi trồng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật và trong nước có xu hướng giảm Tuy nhiên các loại kháng sinh như tetracycline, oxytetracyline lại
có số lượng tồn lưu tăng Từ 2005 đến 2011 không phát hiện trường hợp nhiễm
Trang 42
oxytetracyline trên tôm xuất vào Nhật và trên cá tra, tôm xuất vào Châu Âu Năm 2014, có
8 trường hợp tồn lưu kháng sinh nhóm oxytetracycline trên sản phẩm tôm nhập khẩu vào thị trường Nhật được phát hiện và 7 trường hợp nhiễm oxytetracycline cảnh báo bởi thị trường Châu Âu Sự gia tăng nhiễm các kháng sinh này chủ yếu do người nuôi sử dụng các loại hóa chất này trong phòng ngừa, điều trị bệnh dịch bệnh tôm chết sớm Năm 2014, 8 trường hợp tồn lưu kháng sinh nhóm oxytetracycline trên sản phẩm tôm nhập khẩu vào thị trường Nhật được phát hiện và 7 trường hợp nhiễm oxytetracycline cảnh báo bởi thị trường Châu Âu Đồng thời, 1 trường hợp nhiễm enrofloxacin và 2 trường hợp nhiễm chloramphenicol trên tôm được phát hiện bởi cơ quan FDA, Mỹ trong năm 2014 Thêm vào đó, kết quả từ chương trình kiểm soát dư lượng của NAFIQUAD cho thấy có 4 trường hợp tôm nhiễm oxytetracycline, doxycycline nhưng dưới mức giới hạn cho phép Kết quả nghiên cứu cho thấy cần thiết phải tăng cường tập huấn, giáo dục, nâng cao ý thức người nuôi thủy sản trong việc sử dụng hóa chất kháng sinh đúng cách và hiệu quả đồng thời thực hiện việc quản lý hiệu quả đối với các hộ nuôi cá tôm mà phát hiện tồn lưu kháng sinh trong quá trình nuôi
Từ khóa: hóa chất, kháng sinh, thủy sản, xuất khẩu, vi sinh, Việt Nam
1 GIỚI THIỆU
Diện tích nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang ngày càng gia tăng từ 500.000 ha năm 1990 đến hơn 1 triệu ha năm 2013 (Bộ NN&PTNN, 2013) Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 6,7 tỷ USD, trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (VASEP, 2014) Sự phát triển nhanh chóng của nuôi trồng thủy sản đã và đang đối mặt với dịch bệnh xảy ra Nhiều loại thuốc và hóa chất được sử dụng nhằm khử trùng nước ao nuôi, phòng và trị bệnh Hiện nay có tổng cộng 28 loại kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản Việt Nam (BNN&PTNT, 2014) Người nuôi sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh
trong nuôi trồng thủy sản và có 5% hộ nuôi sử dụng để phòng bệnh cho thủy sản (Rico et al , 2013) Thuốc khử trùng được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cá tra chiếm 78% trong
khi có 59% nông dân nuôi tôm của Việt Nam sử dụng thuốc khử trùng bao gồm các loại hóa chất phổ biến như iodine, benzalkonium chloride, calcium hypochlorite và thuốc tím
(Rico et al , 2013) Để điều trị ký sinh trùng, nấm nhiễm trùng có 13 hợp chất được sử
dụng Đối với các chế phẩm sinh học, có 91% trang trại tôm và 38% người nuôi cá tra sử
dụng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng và enzyme tiêu hóa (Bacillus spp và nấm men), cải thiện chất lượng nước (Nitrosomonas spp., Nitrobacter spp.) (Rico et al , 2013) Trong
những năm gần đây, dịch bệnh EMS (Early Mortality Syndrome) xuất hiện ở tôm nên đa
số người nuôi sử dụng các lọai hóa chất và kháng sinh để phòng và điều trị là điều không thể tránh khỏi Điều này dẫn đến nguy cơ tồn lưu kháng sinh hóa chất trong sản phẩm nuôi trồng thủy sản Năm 2012, Bộ nông Nghiệp ban hành quyết định số 1471/ QĐ- BNN-QLCL về việc công bố danh mục các chỉ tiêu hóa học, kháng sinh cần kiểm nghiệm đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu dựa vào các qui định các nhà nhập khẩu Đối với các thị trường nhập khẩu, các loại hóa chất và kháng sinh như malachite green, leucomalachite green, enrofloxacin, chloramphenicol, các chất chuyển hóa nitrofurans không được phép tồn lưu trên các sản phẩm thủy sản (Minnistry of Healthy, Labour and Welfare, 2011;
Trang 53
U.S.FDA, 2012) Ngoài ra, các loại hóa chất kháng sinh khác như oxytetracycline, benzalkonium chloride ngày càng được kiểm tra với tần xuất nhiều hơn (Minnistry of Healthy, Labour and Welfare, 2011; RASFF, 2012) Nhằm thực hiện quản lý sử dụng hóa chất và tồn lưu hóa chất kháng sinh trong quá trình nuôi trồng thủy sản, Cục Quản Lý Chất Lượng Thúy Y Thủy Sản (NAFIQUAD) thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng hàng tháng đối với các cơ sở nuôi tôm, cá (NAFIQUAD, 2014)
Sự tồn lưu các kháng sinh, hóa chất và vi sinh vật không những ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nuôi và chế biến thủy sản, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước Vì vậy, đề tài “Khảo sát tình hình tồn lưu kháng sinh, hóa chất và vi sinh của sản phẩm nuôi trồng thủy sản Việt Nam xuất khẩu” được thực hiện là rất cần thiết
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương thức thu thập số liệu từ các đơn vị nhập khẩu sản
phẩm thủy sản có nguồn gốc từ Việt Nam
Đối với thị trường Châu Âu, số liệu được thu thập cho sản phẩm cá tra và tôm trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2014 Thông tin thu thập bao gồm các cảnh báo liên quan đến tồn lưu kháng sinh và hóa chất, vi sinh vật trên các sản phẩm này Nguồn thông tin từ cổng thông tin điện tử của hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm và thức ăn (the
http://ec.europa.eu/food/food/rapidalert/rasff_portal_database_en.htm)
Đối với thị trường Nhật, số liệu thu thập của các sản phẩm thủy sản chủ yếu trong khoảng giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014 Thông tin thu thập bao gồm các cảnh báo về tồn lưu kháng sinh, hóa chất và vi sinh vật trên sản phẩm này Nguồn thông tin từ cổng thông tin điện tử của hệ thống của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản (Minnistry of
http://www.mhlw.go.jp/english/topics/importedfoods/index.html)
Đối với thị trường Mỹ, số liệu thu thập cho sản phẩm cá da trơn và tôm trong khoảng giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2014 Thông tin thu thập bao gồm các cảnh báo về tồn lưu kháng sinh, hóa chất trên các sản phẩm này Nguồn thông tin từ cổng thông tin điện tử của Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì (U.S Food and Drug Administration, U.S.FDA, http://www.accessdata.fda.gov/cms_ia/importalert_27.html)
Đối với thị trường trong nước, số liệu được thu thập cho sản phẩm cá tra và tôm trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2014 Thông tin thu thập bao gồm các cảnh báo liên quan đến tồn lưu kháng sinh và hóa chất, tại các ao nuôi thủy sản, nguyên liệu thủy sản tại các đại lí, nước ương giống Nguồn thông tin từ cổng thông tin điện tử của Cục Quản lí Chất lượng Nông lâm và Thủy sản của Việt Nam (National Agro Forestry – Fisheries Quality Assurace Department, NAFIQUAD, http://www.nafiqad.gov.vn/d-chuong-trinh-giam-sat/a-du-luong)
Trang 64
Các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh tồn lưu trên sản phẩm bao gồm
Thống kê theo phụ lục 1, phụ lục 3 trong Thông tư số 15/2009/TT-BNN và Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, cụ thể (bổ sung hoạt chất trifluralin vào Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản) Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng (đưa các chất cypermethrim, celtamethrin và enrofloxacin ra khỏi Danh mục hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản, bổ sung các chất cypermethrin, deltamethrin và enrofloxacin vào Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản)
Các chỉ tiêu vi sinh vật tồn lưu trên sản phẩm bao gồm
- Sulphite reducing anaerobes
2.3 Phương pháp đánh giá số liệu
Số liệu được xử lý bằng thống kê mô tả, sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010
và Hình 4
Trang 7Tồn lưu kháng sinh và hóa chất nhiễm trên tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu
Âu có xu hướng giảm, phổ biến nhất là chloramphenicol, nitrofuran, quinolone, trifluralin, oxytetracycline (Hình 1) Năm 2002, có 18 lượt nhiễm chloramphenicol, 16 lượt bị nhiễm nitrofuran trên tôm Tuy nhiên trong những năm gần đây số lượng nhiễm chloramphenicol
và nitrofuran ở tôm có xu hướng giảm đáng kể Bên cạnh đó, từ năm 2012 đến 2014 thì nhóm oxytetracycline, sunfadiazine và sulphite lại có số lượt nhiễm tăng dần và đang được chú ý Trong năm 2013 có 2 trường hợp nhiễm oxytetracyline và năm 2014 có 7 lượt tôm bị nhiễm
tetraxycline
chloramphenicol
Trang 8quinolone (enrofloxacin, ciprofloxac in)
ivermectin
trifluralin
nitrofuran metabolites
Trang 9salmonella spp samonella vichow Salmonella Weltevreden Salmonella Kentucky vibrio cholerae (NON O:1/NON O:139) vibrio vinificus vibrio parahaemolyticus
Trang 10lượng nhiễm đáng kể ở giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 Năm 2013, không phát hiện trường hợp nhiễm nhóm vi khuẩn Vibrio spp trên cá xuất khẩu vào thị trường Châu Âu Nhóm Samonella có số lượng nhiễm không cao, năm 2013 vẫn phát hiện 2 trường hợp
nhiễm Samonella Newport và Samonella Welteverden trên tôm xuất khẩu vào Châu Âu
3.2 Tình hình nhiễm tồn lưu kháng sinh, hóa chất của cá tra và tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ năm 2002 đến năm 2014
Kết quả thống kê tình hình nhiễm kháng sinh, hóa chất trên các sản phẩm cá tra và tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ theo báo cáo của Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì (U.S.FDA) được trình bày ở Bảng 1
Bảng 1 Kết quả thống kê tình hình nhiễm tồn lưu kháng sinh, hóa chất trên sản phẩm cá tra và tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ năm 2002 đến
2014
Tình hình nhiễm tồn lưu kháng sinh và hóa chất trên cá tra và tôm xuất khẩu vào thị trường
Mỹ từ năm 2002 đến năm 2014 có xu hướng thấp Năm 2013 có 1 trường hợp nhiễm chloramphenicol trên tôm và trong năm 2014 có 2 trường hợp nhiễm chloramphenicol và 1 trường hợp nhiễm enrofloxacin trên tôm
Trang 1148 lượt nhiễm chloramphenicol, 37 lượt nhiễm nitrofuran bị phát hiện trên tôm Bên cạnh
đó, những năm gần đây từ năm 2012 đến 2014 thì nhóm oxytetracycline, ethoxyquin và trifluralin, quinolone lại có số lượt nhiễm tăng dần Năm 2012 số lượng nhiễm quinolone là
37 lượt và ethoxyquin có 17 trường hợp Nửa đầu năm 2014 có 8 trường hợp nhiễm oxytetracyline, 2 trường hợp phát hiện tồn lưu chất chuyển hóa của nitrofuran và 1 trường hợp tồn lưu enrofloxacin và 1 trường hợp tồn lưu chloramphenicol Như vậy, sản phẩm tôm nhập khẩu vào Nhật có số lượng nhiễm oxytetracycline tăng dần thay thế cho tồn lưu enrofloxacin
Tình hình nhiễm vi sinh của tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật có xu hướng giảm từ năm 2006 đến năm 2014 (Bảng 3) Các loại vi sinh vật thường nhiễm vào sản
phẩm tôm như là E Coli, Total bacteria, Coliform bacteria Trong đó loại E Coli có số
lượng nhiễm khá cao trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013, tuy nhiên số lượng
nhiễm giảm dần Năm 2007 có 11trường hợp đến năm 2013 có 3 trường hợp nhiễm E.coli
Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Hóa chất
Trang 1210
Nhóm Coliform bacteria có số lượng nhiễm không cao, tuy nhiên nó khá phổ biến, năm
2014 vẫn phát hiện 1 trường hợp nhiễm
Bảng 3 Kết quả thống kê tình hình nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật từ năm 2006 đến năm 2014
Kết quả kiểm tra của NAFIQUAD trình bày ở Bảng 4 và Bảng 5 cho thấy lượng kháng sinh và hóa chất nhiễm trên cá, tôm ở các ao nuôi, nguyên liệu thủy sản tại đại lý, nước ương tôm, cá giống có xu hướng giảm từ năm 2009 đến năm 2014 Đối với nhóm kim loại nặng, thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ (Endrin, Chlor dance, Lin dan, DDT, HCB…), kết quả kiểm soát cho thấy có sự giảm mạnh từ năm 2009 đến năm 2014 Năm 2009 đến 2012,
có 4 trường hợp nhiễm kim loại nặng được phát hiện nhưng đều dưới mức giới hạn cho phép Từ năm 2013 đến 2014, không có phát hiện mẫu tôm nhiễm kim loại nặng Tuy nhiên, năm 2013 phát hiện 2 trường hợp cua thương phẩm, 4 trường hợp cá rô phi nhiễm kim loại nặng vượt mức giới hạn cho phép Năm 2014 có 3 trường hợp tôm bị nhiễm thuốc trừ sâu gốc chlor nhưng dưới mức cảnh báo Nhóm dư lượng kháng sinh, hóa chất hạn chế
sử dụng (tetracycline, oxytetracycline, sulfonamides, trimethoprim) nhìn chung từ năm
2009 đến năm 2014 tình hình tôm, cá tra nhiễm nhóm chất này khá phổ biến nhưng số lượng không cao Năm 2009 phát hiện có 3 trường hợp nhiễm sulfonamides (1 mẫu tôm, 2 mẫu cá tra), năm 2014 vẫn còn 1 trường hợp nhiễm sulfonamides trên tôm Tồn lưu oxytetracyclin và tetracycline trên cá, tôm phổ biến trong giai đoạn năm 2012 đến năm
2013 Năm 2012 có 2 trường hợp nhiễm oxytetraxycline trên cá tra và không có phát hiện nhiễm trên mẫu tôm phân tích, năm 2013 phát hiện 4 mẫu nhiễm tetracycline (1 mẫu cá và
3 mẫu tôm) Năm 2014 có 4 mẫu tôm thẻ chân trắng nhiễm oxytetracycline, doxycyline nhưng đều dưới mức giới hạn cho phép Năm 2014 phát hiện 1 mẫu cá rô phi đỏ nhiễm trimethoprim vượt mức giới hạn cho phép