MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………�� �……………..…………....4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN LIỆU MÍA CHO CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐƯỜNG 6 1.1. VAI
Trang 11.1.1 Đặc điểm của công nghiệp chế biến đường 6
1.1.2 Sự cần thiết phải hình thành vùng nguyên liệu mía cho công nghiệp chếbiến đường 10
1.2 VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA 11
1.2.1 Khái niệm vùng nguyên liệu mía 11
1.2.2 Đặc điểm điểm của vùng nguyên liệu mía 12
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá về vùng nguyên liệu mía 15
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CHO NHÀ MÁY ĐƯỜNG 16
1.3.1 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên 16
1.3.2 Về kinh tế-xã hội 17
1.3.3 Về trình độ kỹ thuật và công nghệ 18
1.3.4 Về các chính sách của nhà nước và địa phương 18
1.4 NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA 19
1.4.1 Lập kế hoạch vùng nguyên liệu mía 19
1.4.2 Tổ chức thực hiện triển khai thực hiện kế hoạch vùng nguyên liệu mía 20
1.4.3 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch 20
1.5 CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CHO NHÀ MÁY ĐƯỜNG 21
1.5.1 Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía dựa trên cơ sở phát huy tiềmnăng lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng 211.5.2 Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía dựa trên cơ sở giải quyết hài
Trang 21.5.3 Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía phải phù hợp với quy mô, khả
năng chế biến của nhà máy chế biến đường 22
1.5.4 Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía phải gắn hiệu quả về kinh tế xãhội với hiệu quả về môi trường để phát triển bền vững 24
1.5.5 Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía phải phù hợp với quy hoạchphát triển của ngành và địa phương 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 26
2.1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 29
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 322.2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 38
2.2.1 Điều kiện tự nhiên 38
2.2.2 Về kinh tế- xã hội 40
2.2.3 Điều kiện về khoa học- kỹ thuật 41
2.3 THỰC TRẠNG VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 41
2.3.1.Thực trạng vùng nguyên liệu mía của công ty từ năm 1996- 1999 41
2.3.2.Thực trạng vùng nguyên liệu mía từ năm 1999- 2006 (là giai đoạn ổnđịnh và phát triển.) 43
2.3.3.Thực trạng vùng nguyên liệu mía từ 2006- 2008 (là giai đoạn có sự độtphá về năng suất mía.) 45
2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 472.4.1 Thực trạng quy hoạch và lập kế hoạch vùng nguyên liệu mía của công ty47
Trang 32.4.2 Thực trạng việc triển khai thực hiện các kế hoạch của công ty về quản lý
và phát triển vùng nguyên liệu 49
a Chính sách về giá thu mua mía nguyên liệu và phương thức thanh toán: 50
2.4.3 Thực trạng việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của công ty vềquản lý và phát triển vùng nguyên liệu 56
2.5 ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 58
2.5.1 Ưu điểm 58
2.5.2 Hạn chế 59
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 63
3.1.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 63
3.1.1 Rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển của vùngnguyên liệu mía 63
3.1.2 Nâng cao hiệu quả các chính sách về phát triển vùng nguyên liệu 64
3.1.3 Đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng phụ phẩm để nâng cao giá trị của câymía, từ đó tăng thêm thu nhập cho nông dân 66
3.1.4 Hoàn thiện công tác tiền lương, tiền thưởng 67
3.1.5 Tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ nông vụ 67
3.1.6 Tăng cường hơn nữa mối quan hệ công nghiệp - nông nghiệp 69
3.1.7 Xây dựng cơ sở vật chất và đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụcho phát triển vùng nguyên liệu mía 69
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 70
3.2.1 Một số kiến nghị đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 70
3.2.2 Một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương 71
KẾT LUẬN……… 72
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình thì có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sựthành công ấy Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một doanhnghiệp sản xuất, nhất là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nôngnghiệp đó là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất Do vậy,ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nôngnghiệp là phải phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo cung cấp đủ nguyênliệu đầu vào cho chế biến.
Được thành lập từ năm 1994, trải qua 14 năm hoạt động và phát triểncó những lúc công ty gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanhnhưng vượt lên trên hết công ty đã vượt qua và thu được những kết quảkinh doanh rất tốt Trong bối cảnh ngành mía đường Việt Nam gặp nhiềukhó khăn trước tình hình biến động bất thường của thị trường, do thiếunguyên liệu đầu vào…Nhưng trong nhiều năm công ty TNHH đường míaViệt Nam-Đài Loan vẫn làm ăn hiệu quả và là một trong những doanhnghiệp sản xuất đường hàng đầu Việt Nam.
Nguyên liệu mía cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất đườnghoạt động luôn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp Việcthiếu nguyên liệu gây ra những hậu quả rất lớn về lãng phí các thiết bị máymóc, khấu hao trên đầu sản phẩm tăng, công nhân thất nghiệp, doanhnghiệp làm ăn thua lỗ tất cả những điều này đã và đang là vấn đề nhứcnhối đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đường ở Việt Nam hiệnnay Do vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là các doanh nghiệp phải xây dựng vàphát triển vùng nguyên liệu mía đảm bảo cung cấp đủ và ổn định cho quátrình sản xuất của doanh nghiệp.
Từ những yêu cầu cấp thiết thực tế đặt ra, công ty TNHH đường míaViệt Nam- Đài Loan đã xây dựng vùng nguyên liệu mía phục vụ cho hoạt
Trang 5được mở rộng và phát triển, tuy nhiên, nguyên liệu mía cung cấp cho côngty vẫn chưa đáp ứng được công suất chế biến của nhà máy Xuất phát từ
thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài “Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía
của công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan” Trong bài viết của
mình, tôi đã đưa ra cơ sở lý luận liên quan đến quản lý và phát triển vùngnguyên liệu mía nói chung, từ đó áp dụng vào công ty để nêu ra thực trạngvà giải pháp để quản lý và phát triển vùng nguyên liệu của công ty có hiệuquả hơn.
Tuy đã có sự cố gắng nhưng do thời gian thực tập tại công ty khôngnhiều, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài không thể tránh đượcnhững sai sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo Bùi ThịHồng Việt và các thầy, cô giáo, công ty TNHH đường mía Việt Nam-ĐàiLoan và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Để hoàn thành được đề tài này, em xin trân thành cảm ơn sự hướngdẫn rất tận tình của cô giáo Bùi Thị Hồng Việt, sự giúp đỡ tận tình của cáccán bộ công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan.
Trang 6CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁTTRIỂN NGUYÊN LIỆU MÍA CHO CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN ĐƯỜNG
1.1 VAI TRÒ CỦA VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CHO CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐƯỜNG
1.1.1 Đặc điểm của công nghiệp chế biến đường
Từ những điều kiện hình thành và phát triển của mình mà côngnghiệp chế biến đường từ nguyên liệu mía vừa có những đặc điểm chungcủa công nghiệp chế biến nông sản, lại vừa có những đặc điểm riêng thểhiện sự khác biệt với những ngành công nghiệp chế biến khác.
Như các ngành công nghiệp chế biến khác, trong công nghiệp chếbiến đường, nguyên liệu được trải qua một quá trình tác động bởi các côngcụ, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ hoàn toàn do người sản xuấtthực hiện để biến đổi chúng thành những sản phẩm, bán thành phẩm theo ýđồ của người sản xuất.
Ngoài các đặc trưng chung của một ngành công nghiệp chế biến,công nghiệp chế biến đường còn có những đặc điểm riêng biệt:
a Đặc điểm về công nghệ sản xuất đường: tùy theo yêu cầu về tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm, tùy theo vốn đầu tư… mà người ta áp dụngnhiều phương pháp công nghệ khác nhau, hiện nay trên thế giới có các loạicông nghệ sản xuất đường sau:
- Công nghệ sản xuất đường thô (Raw sugar)- Công nghệ sản xuất đường trắng (White sugar)
- Công nghệ sản xuất đường tinh luyện (Refined sugar)
Sự khác nhau giữa các loại công nghệ chủ yếu ở công đoạn làm sạchnước mía, hiện nay trên thế giới có ít nhất 7 mô hình công nghệ áp dụngtrong công đoạn làm sạch nước mía, đó là:
- Công nghệ các-bô-nát hóa.- Công nghệ sun-phít hóa.
Trang 7- Công nghệ Blanco Director.
- Kết hợp các-bô-nát hóa và sun-phít hóa.- Công nghệ SAT.
- Công nghệ Cti.
- Công nghệ các-bô-nát hóa kết hợp với trao đổi i-on.
Dù là áp dụng công nghệ nào thì quá trình sản xuất của bất kỳ nhàmáy sản xuất đường nào cũng phải theo quy trình sản xuất chung nhất nhưsau:
Mía nguyên liệu
Bùn lọcBã míaXử lí mía
Trích li nước mía
Làm sạch nước mía
Cô đặc nước mía
Nấu đường, kết tinh, phân mật, sấy, đóng baoNước mía
trongChè đặc
Đường thành phẩm
Mật rỉ
Trang 8Như đã nêu ở trên, sự khác nhau giữa các phương pháp sản xuất chủyếu là ở công đoạn làm sạch và với mỗi một loại công nghệ khác nhau sẽcho ra sản phẩm có chất lượng khác nhau.
Hiện nay ở Việt Nam, phần lớn các nhà máy đường sản xuất đườngtrắng theo phương pháp sun-phít hóa Ưu điểm chính của công nghệ này làchi phí đầu tư thấp, quản lý thiết bị đơn giản Tuy nhiên, nhược điểm là khảnăng ăn mòn thiết bị lớn, dư lượng SO2 trong đường thành phẩm cao,đường dễ lại màu trong quá trình bảo quản.
b Đặc điểm về nguyên liệu mía:
- Đặc điểm sinh học của cây mía: Mía là cây trồng hàng năm, có khả
năng tái sinh mầm, chu kỳ sản xuất có thể kéo dài 3-4 năm(một vụ mía tơvà 2-3 vụ mía gốc) Thời gian sinh trưởng kéo dài cho đến lúc thu hoạchtùy theo từng loại giống mía nhưng trung bình khoảng từ 12 tháng Quátrình phát triển và tích lũy đường của cây mía diễn ra từ thấp đến điểm caonhất, rồi giảm dần đến mức không còn đường để thu hồi nữa Mía là cây ưaẩm và cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển Năng suất và chất lượngmía phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, giống, khả năng tưới tiêucũng như trình độ thâm canh…Những đặc điểm sinh học trên của cây míakhông chỉ ảnh hưởng đến việc bố trí sản xuất của vùng nguyên liệu mía màcòn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của vùng mía đó
Tuy có biên độ rộng hơn một số cây trồng khác về các điều kiện sinhtrưởng và phát triển, nhưng sự sinh trưởng và phát triển của cây mía chỉcho hiệu quả kinh tế cao khi các điều kiện này được đáp ứng ở những mứcđộ hợp lý nhất Những điều kiện này lại tùy thuộc vào những điều kiện tựnhiên, kinh tế và xã hội của từng vùng Vì vậy, không phải vùng đất nàocũng có thể đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây mía với tưcách là vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến một cách tối ưunhất Đây là vấn đề rất quan trọng cần lưu ý khi bố trí sản xuất mía.
Trang 9-Đặc điểm mía nguyên liệu: Mía thuộc loại nguyên liệu tươi, nếu sau
khi thu hoạch không kịp thời đưa vào chế biến sẽ bị ảnh hưởng đến sốlượng và chất lượng nguyên liệu như: giảm trọng lượng, giảm tỷ lệ đườngtrong mía, ảnh hưởng đến chất lượng đường sản xuất ra Nhiều thí nghiệmcho thấy lượng đường trong mía bị hao hụt nhiều sau khi chặt, chậm vậnchuyển về nhà máy Khoảng thời gian cho phép là trong vòng 48 giờ Cónhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng mía như độ chin, độ đồng đều, ít tạpchất nhưng quan trọng nhất là chỉ số đánh giá về chữ đường (CCS), tức làhàm lượng đường có thể thu hồi thực tế trong sản xuất Chữ đường đượcxác định theo công thức sau:
Trong đó: Pol:Percent first expressed juice- Độ đường tương đốicó trong nước mía đầu.
F: Fibre percent cane- Tỷ lệ sơ mía
B:Brix percent first expressed juice- Hàm lượng chấtkhô có trong nước mía đầu.
Để xác định chữ đường thực tế của từng khối lượng mía nhất định thìmỗi nhà máy được trang bị một cầu mía để lấy mẫu và một phòng thínghiệm phân tích các mẫu mía Việc lấy mẫu và phân tích có thể được tựđộng hóa với sự giúp đỡ của máy tính, hoặc bằng thủ công theo phươngpháp phân tích truyền thống.
Tỷ lệ sản phẩm đường trên nguyên liệu mía rất thấp, trung bìnhkhoảng 10% Do khối lượng nguyên liệu mía lớn, chi phí vận chuyểnnguyên liệu từ nơi sản xuất đến cơ sở chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong giáthành Chính vì vậy cơ sở chế biến phải được xây dựng gần các vùngnguyên liệu mía tập trung chuyên canh, thường khoảng cách xa nhất phải
Trang 10chuyển mía phải đủ sức đáp ứng yêu cầu vận chuyển khối lượng lớn và kịpthời.
Nguyên liệu mía mang tính thời vụ rất cao do nó là sản phẩm củanông nghiệp Do điều kiện khí hậu, thời tiết, do đặc điểm, tính chất của câymía, nên việc trồng và thu hoạch mía mang tính chất thời vụ Thời vụ trồngvà thu hoạch mía thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, tức là trongvòng 6 tháng mùa hanh khô.
Mặt khác, mía là nguyên liệu thực vật, trong điều kiện khí hậu nhiệtđới ở nước ta, quá trình biến đổi chất diễn ra rất nhanh, nếu sau 48 giờ kểtừ lúc thu hoạch mà chưa đưa vào sản xuất thì nguyên liệu mía xuống cấprất nhanh, hiệu quả sản xuất giảm đáng kể.
Chất lượng nguyên liệu mía phụ thuộc rất lớn vào giống mía, điềukiện thời tiết, khí hậu, kỹ thuật canh tác mía và công tác thu hoạch, vậnchuyển mía.
Nguyên liệu mía được trồng phủ trên diện tích không gian rộng, khithu hoạch có khối lượng lớn và rất cồng kềnh, tỷ lệ tiêu hao khoảng 10 tấnmía chế biến được 1 tấn đường, chi phí vận tải nguyên liệu mía thườngchiếm từ 10-15% giá mía nguyên liệu Do vậy, các nhà máy đường muốngiảm chi phí vận tải nguyên liệu phải đặt tại trung tâm vùng nguyên liệumía.
1.1.2 Sự cần thiết phải hình thành vùng nguyên liệu mía cho công nghiệp chế biến đường
Trong quá trình phát triển, ngành sản xuất nông nghiệp từ haingành cơ bản là trồng trọt và chăn nuôi đã tách ra thành các ngành chuyênmôn hóa như: Ngành trồng trọt tách thành các ngành sản xuất lương thực,ngành sản xuất nguyên liệu chế biến công nghiệp, ngành cây thực phẩm,cây ăn quả…Ngành chăn nuôi tách thành ngành chăn nuôi đại gia súc, giasúc, gia cầm…Tiếp đó, từng ngành chuyên môn hóa lại tách thành các
Trang 11ngành chuyên môn hóa hẹp như ngành sản xuất nguyên liệu chế biến củanông nghiệp lại tách thành các ngành chè, cà phê, cao su, mía đường…Đây là cơ sở quan trọng để hình thành nên các ngành công nghiệp chếbiến nông sản, một bộ phận trong hệ thống công nghiệp ở các nước, nhấtlà các nước có điều kiện phát triển nông nghiệp như nước ta.
Lịch sử phát triển của ngành sản xuất mía đường trên thế giới và ởViệt Nam đã chứng minh hiệu quả của công nghiệp chế biến đường tỷ lệthuận với quy mô sản xuất và điều này chỉ giới hạn khi sự tiết kiệm về chiphí cố định cho việc sản xuất một tấn đường không còn bù đắp được chiphí nguyên liệu tăng lên do khoảng cách vận chuyển xa hơn Theo tính toáncủa cá chuyên gia Anh và Pháp, quy mô của các cơ sở chế biến đường ởViệt Nam hiện nay vào khoảng 6.000-8.000 tấn mía/ngày là có hiệu quảnhất, trong khi đó ở Thái Lan công suất này là 16.000-20.000 tấn mía/ngày.Thực tế ở Việt Nam, các cơ sở chế biến đường thủ công quy mô nhỏ cócông suất từ 20-30 tấn mía/ngày, hao phí nguyên liệu 15-16 tấn mía chosản xuất 1 tấn đường, trong khi các nhà máy chế biến công nghiệp quy môlớn chỉ hao phí bình quân 10 tấn mía cho một tấn đường.
Như vậy, tính chất khách quan của việc hình thành các vùng nguyênliệu mía cho công nghiệp chế biến đường được xem xét và chứng minh cảvề logic và lịch sử Nó bắt nguồn từ những vấn đề có tính chất chung nhưphân công lao động xã hội đến các hình thức biểu hiện cụ thể của chuyênmôn hóa
1.2 VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA
1.2.1 Khái niệm vùng nguyên liệu mía
Vùng nguyên liệu mía là vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp vớisản phẩm là cây mía phục vụ chế biến đường, là vùng có những điều kiệntự nhiên, kinh tế và xã hội phù hợp với sự phát triển của cây mía Vùng
Trang 12nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy đường thường có quy mô diện tíchtự nhiên tương đối lớn, phù hợp với quy mô công suất của các nhà máyđường có tính đến các yếu tố biến động về năng suất và sản lượng mía hàngnăm.
1.2.2 Đặc điểm điểm của vùng nguyên liệu mía
1.2.21 Vùng sản xuất tập trung chuyên canh mía nguyên liệu thường códiện tích tương đối lớn.
Đặc điểm này của vùng nguyên liệu mía bắt nguồn từ đặc điểm sinhhọc của cây mía và tính chất của hoạt động chế biến Mía là loại cây cókhối lượng lớn, một ngày trung bình nhà máy chế biến 5.000 tấn míanguyên liệu thì vùng nguyên liệu phải có diện tích trồng mía khoảng10.000 ha, với lượng mía lớn như vậy thì không thể vận chuyên từ xa dochi phí vận chuyển lớn, hệ thống giao thông khó đáp ứng Hơn nữa cây míalà loại cây thay đổi chất lượng rất nhanh, tốt nhất phải chế biến trong vòng48 giờ sau khi chặt Như vậy tất cả những yêu cầu trên tạo nên quy mô vềdiện tích cho vùng nguyên liệu mía.
1.2.2.2 Tính thời vụ ở vùng mía nguyên liệu
Thời vụ thu hoạch mía cũng là mùa vụ chế biến đường, mùa thuhoạch mía hàng năm kéo dài khoang 5 tháng, tùy theo điều kiện về tựnhiên, giống mía và kỹ thuật chăm sóc của từng vùng mà thời điểm bắt đầuvà kết thúc có thể khác nhau Thời gian thu hoạch mía khi mía chin chỉđược phép dưới một tháng, trong khi đó có rất nhiều yếu tố tác động đếnviệc có thu hoạch mía kịp thời hay không như: nguồn lao động, đường giaothông, phương tiện vận chuyển, khả năng tiêu thụ của cơ sở chế biến Đặcđiểm này phải có sự phối hợp giữa các bộ phận, các ngành trong vùng mía.
1.2.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu mía
- Hạ tầng về giao thông ở các vùng nguyên liệu mía là một trongnhững yếu tố tạo động lực cho việc phát triển sản xuất nguyên liệu mía.Với
Trang 13khối lượng nguyên liệu cần vận chuyển lớn, quãng đường vận chuyển xa,chi phí vận chuyển mía nguyên liệu thường chiếm từ 10-15% giá thànhnguyên liệu Vì vậy, cơ sở giao thông từ vùng nguyên liệu về nhà máy vàgiao thông nội đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí cho cảngười trồng mía và cơ sở chế biến.
- Thủy lợi phục vụ vùng mía, đặc điểm sinh học của cây mía là loạicây tạo sinh khối lớn, cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển Khốilượng nước tiêu hao phụ thuộc vào các yếu tố độ ẩm không khí, sức gió vàđiều kiện canh tác ở mỗi vùng Để bảo đảm đủ nước cho mía, lượng mưacần thiết tối thiểu phải ở mức 1.500 mm/năm và phân bố tương đối đềutrong năm Do đặc điểm sinh học này, đối với các vùng mía đồi và ruộngcao, tiềm năng tăng năng suất và chất lượng mía thông qua đầu tư tưới chomía còn rất lớn Thực tế đã rút ra kết luận về hiệu quả cụ thể của việc tướinước cho mía sẽ làm tăng năng suất mía từ 15-20 tấn/ha.
- Ngoài ra sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, cung cấpđiện, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, kho tang, bến bãi vật tư và míanguyên liệu trong vùng cũng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển củavùng mía.
1.2.2.4 Sự phụ thuộc chặt chẽ của vùng mía nguyên liệu tập trung vớicơ sở chế biến đường
Do khối lượng sản phẩm cần vận chuyển lớn, chi phí vận chuyểncao nên thông thường mỗi vùng mía nguyên liệu chỉ có thể bán mía chomột hoặc một số cơ sở chế biến cố định Việc xây dựng các cơ sở chế biếncông nghiệp đòi hỏi nhiều thời gian Vì vậy, trong mỗi vụ thu hoạch, việctiêu thụ sản phẩm của vùng mía tập trung chỉ có thể dựa vào các cơ sở chếbiến hiện có Mọi sự thay đổi về tình trạng sản xuất kinh doanh của cơ sởchế biến đều tác động trực tiếp đến vùng nguyên liệu Đây là căn cứ đòi hỏisự gắn kết của các cơ sở chế biến công nghiệp với những cơ sở trồng mía
Trang 14Mía là loại không thể thay thế đối với cơ sở chế biến đường Sảnxuất nguyên liệu mía lại có tính thời vụ cao, vì vậy, mối quan hệ phụ thuộccủa các cơ sở chế biến vào vùng mía nguyên liệu cũng rất lớn Mặt khác,do đặc điểm về công nghệ của sản xuât đường là thiết bị chuyên dùng vàcông nghệ phức tạp, các nhà máy đường không thể lợi dụng dây chuyềncông nghệ hiện có để có thể sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu khác nhưcá nhà máy chế biến hoa quả, nước giải khát Do vậy, hoạt động của cơ sởchế biến đường phụ thuộc rất lớn và khả năng đáp ứng nguyên liệu cả về sốlượng, chất lượng, thời gian cung cấp.
1.2.2.5 Tính đa dạng của vùng nguyên liệu mía
Cây mía có chu kỳ sinh trưởng bình quân là một năm Trong quátrình sinh trưởng và phát triển thì thời gian đầu mức độ chiếm đất và độ chephủ của cây mía không lớn, như vậy có thể trồng xen canh các loại câytrồng khác để năng cao hiệu quả sử dụng đất, mặt khác còn cải tạo được đấttrồng mía Mía là một loại cây có sinh khối lớn, lá mía có thể làm thức ăncho gia súc, do vậy có thể kết hợp chăn nuôi trâu bò để tận dụng thân, lámía bị loại bỏ trong quá trình chăm sóc canh tác Mía là loại cây cần rấtnhiều phân bón, đặc biệt là các loại phân hữu cơ vi sinh, vì vậy cần kết hợpcác loại phân bón từ nguồn phế thải của chăn nuôi và của các loại phế thảicủa việc chế biến mía Để cung cấp đầu vào cho việc sản xuất mía, cần rấtnhiều dịch vụ cung cấp đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu…như vậymuốn canh tác chuyên canh tốt mía phải kết hợp và tận dụng các nguồn lựcvề đất đai, lao động và các nguồn lực khác Tất cả những điều đó hìnhthành nên tính đa dạng của vùng mía nguyên liệu.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá về vùng nguyên liệu mía
Sự phát triển của vùng nguyên liệu mía là một trong những nhân tốvô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chế biến đường, đếnhiệu suất tổng thu hồi, đến chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trang 15của doanh nghiệp Sự phát triển của vùng nguyên liệu mía thường đượcđánh giá thông qua rất nhiều các chỉ tiêu, trong đó có những chỉ tiêu như:
a Các chỉ tiêu đánh giá quy mô vùng mía nguyên liệu
- Sản lượng mía: Sản lượng mía bao gồm toàn bộ khối lượng sảnphẩm mía tạo ra trong năm của toàn vùng mía nguyên liệu Sản lượng míahàng hóa là toàn bộ khối lượng mía hàng hóa được thu mua tại các cơ sởchế biến không kể đến những hao hụt trong quá trình thu hoạch và thu mua.- Cơ cấu giá trị tổng sản lượng vùng mía nguyên liệu: Là tỷ lệ phầntrăm giá trị sản lượng mía nguyên liệu của vùng so với giá trị tổng sảnlượng sản xuất nông nghiệp trong toàn vùng.
- Diện tích đất trồng mía: Là diện tích đất nông nghiệp dùng để trồngmía của toàn vùng
- Cơ cấu diện tích mía: Là tỷ lệ phần trăm diện tích mía so với tổngdiện tích đất nông nghiệp hoặc đất canh trong vùng.
- Số lượng lao động, giá trị máy móc, nông cụ và tư liệu sản xuấtkhác tham gia vào sản xuất mía
- Số hộ hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia vào sản xuất míatrong vùng.
b Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất và sự phát triển của vùngmía nguyên liệu
- Năng suất bình quân của toàn vùng mía: Là khối lượng trung bìnhmía sản xuất được trên 1 ha của toàn vùng nguyên liệu mía.
- Mức đáp ứng công suất chế biến của vùng nguyên liệu mía: Là sảnlượng mía mà vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy so với công suấtthiết kế của nhà máy.
- Chất lượng nguyên liệu mía: Bao gồm chữ đường(CCS) và phầntrăm thu hồi của mía nguyên liệu.
- Hiệu quả tài chính của việc trồng mía nguyên liệu đối với từng hộ
Trang 16- Hiệu quả kinh tế xã hội của toàn vùng mía nguyên liệu: Là hiệu quảtổng hợp về những ngoại ứng mà vùng mía nguyên liệu tao ra cho toànvùng.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CHO NHÀ MÁY ĐƯỜNG
1.3.1 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất, nước, có ảnh hưởng lớn đếnviệc hình thành các vùng nguyên liệu mía tập trung chuyên canh.
Ảnh hưởng của khí hậu: Bao gồm các yếu tố ảnh hưởng như nhiệtđộ, độ ẩm, mưa, gió, bão, ánh nắng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển củacây mía trong từng thời kỳ Các yếu tố này có biều hiện khác nhau theotừng vùng, từng địa phương trong nước ta Do vậy, khi lựa chọn vùng trồngmía nguyên liệu cần lựa chọn những vùng có điều kiện thuận lợi cho sựsinh trưởng và phát triển của cây mía mới có thể có vùng mía năng suất,chất lượng cao.
Ảnh hưởng của đất: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệtcủa sản xuất nông nghiệp.Đối với nông nghiệp thì đất đai vừa là chỗ dựa,vừa là nơi để canh tác, diễn ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp; vừa lànơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng Vì vậy chất lượng đất cóchứa các thành phần chất dinh dưỡng cung cấp cho cây mía có vai trò hếtsức quan trọng đảm bảo cho cây mía phát triển Vì vậy khi lựa chọn vùngnguyên liệu trồng mía phải quan tâm đến đất có phù hợp cho cây mía pháttriển hay không Vì vậy, đây là một trong các nhân tố quan trọng ảnhhưởng đến sự hình thành vùng mía nguyên liệu phục vụ công nghiệp chếbiến đường.
Ảnh hưởng của nguồn nước: Nước cung cấp cho các hoạt động sảnxuất nông nghiệp nói chung Tuy mía là loại cây trồng cạn, nhưng trong
Trang 17trong từng giai đoạn là khác nhau Một vùng có các nguồn nước cung cấpđủ cho cây mía sẽ là yếu tố tạo nên năng suất và chất lượng mía của vùngđó cao Xem xét các yếu tố về nguồn nước cung cấp cho mía cũng là mộttrong những yếu tố quan trọng để hình thành vùng nguyên liệu mía.
1.3.2 Về kinh tế-xã hội
a Nhân tố về kinh tế: Bao gồm nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển của vùng nguyên liệu mía tập trung như:
- Nguồn lao động: Nguồn lao động phải được xem xét đến mức độđáp ứng cho sản xuất về số lượng và chất lượng của lao động Số lượngnguồn lao động là tất cả những người lao động có khả năng tham gia laođộng và những người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động Chấtlượng nguồn lao động bao gồm trình độ văn hóa, chuyên môn, sức khỏe, ýthức…
- Quy hoạch phân bố xây dựng các cơ sở chế biến đường: Xem xétvấn đề này đảm bảo mía nguyên liệu sản xuất ra phải được tiêu thụ hết,không gây ra sự mất cân đối giữa các cơ sở chế biến đường và vùngnguyên liệu Thông thường thì mỗi nhà máy có một vùng nguyên liệu míacung cấp cho nhà máy hoạt động tránh gây ra hiện tượng tranh chấpnguyên liệu giữa các nhà máy hay nguyên liệu mía sản xuất ra không tiêuthụ được.
- Giá mía và ảnh hưởng của việc sản xuất kinh doanh mía đối vớivùng kinh tế: Nếu giá mía cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn nhữngcây trồng mà người dân trong vùng đang canh tác thì họ sẽ chuyên đổi sangtrồng mía, và ngược lại, nếu hiệu quả kinh tế từ trồng mía không cao thìngười dân sẽ quay lưng lại với cây mía Như vậy, các chính sách về giá củacơ sở chế biến để cho người trồng mía yên tâm sản xuất lâu dài là rất quantrọng.
Trang 18- Khả năng huy động vốn để đầu tư cho cây mía: Yếu tố này làmtăng năng lực sản xuất và quy mô sản xuất của vùng mía.
b Các nhân tố về điều kiện xã hội:
Để hình thành các vùng sản xuất mía thì yếu tố truyền thống cần cùtrong lao động, tập quán canh tác của nhân dân trong vùng và tính năngđộng dám mạo hiểm của người dân có ảnh hưởng lớn đến việc hình thànhvà phát triển của vùng mía nguyên liệu.
1.3.3 Về trình độ kỹ thuật và công nghệ
Hiện nay trang thiết bị, công nghệ chế biến đường không ngừng thayđổi, ngày càng hiện đại hơn, đẩy mạnh tự động trong một số công đoạn,nâng cao hiệu suất thu hồi, dây chuyền sản xuất ngày càng có công suấtlớn, do vậy, việc sản xuất chế biến đường ngày càng có hiệu quả Tuynhiên, điều này cũng đòi hỏi mía nguyên liệu phải đáp ứng về cả số lượngvà chất lượng, quy trình sản xuất và thu hoạch mía phải ngày càng được cảitiến phù hợp với công nghệ chế biến.
1.3.4 Về các chính sách của nhà nước và địa phương
Chính sách của Nhà nước là sự can thiệp của Nhà nước đến các hoạtđộng kinh tế xã hội theo những mục tiêu nhất định trong những điều kiệnnhất định Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, trồng mía nói riêng, dođặc điểm sản xuất và vai trò sản phẩm, các chính sách thường theo hướngkhuyến khích hỗ trợ phát triển trực tiếp về vật chất, kỹ thuật hoặc hỗ trợgián tiếp thông qua tạo lập môi trường pháp lý, kinh tế.
Đối với vùng nguyên liệu mía tập trung thì các chính sách hỗ trợ củaNhà nước và địa phương đóng vai trò là động lực cho phát triển.Nó liệnquan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất mía nguyên liệu như quyhoạch sử dụng đất đai, lao động và nguồn nhân lực, vốn đầu tư, tín dụng,phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm.
Trang 191.4 NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA1.4.1 Lập kế hoạch vùng nguyên liệu mía
Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn cácphương thức để đạt được các mục tiêu đó Nếu không có các kế hoạch,nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác con người và cácnguồn lực khác của tổ chức một cách hiệu quả, thậm chí không có đượcmột ý tưởng rõ ràng về các họ cần tổ chức và khai thác Không có kếhoạch nhà quản lý và các nhân viên của họ có rất ít cơ hội để đạt đượcmục tiêu của mình, không biết khi nào, ở đâu, phải làm gì Lúc này việckiểm tra sẽ trở nên rất phức tạp Ngoài ra, trong thực tế, những kế hoạchtồi cũng thường ảnh hưởng xấu đến tương lai của toàn bộ tổ chức.
Để quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía có hiệu quả đòi hỏibắt buộc là phải lập kế hoạch Lập kế hoạch là bước đầu tiên và rất quantrọng trong quá trình quản lý Lập kế hoạch về vùng nguyên liệu gồm cóhai loại đó là lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch tác nghiệp.
Lập kế hoạch chiến lược để phát triển vùng nguyên liệu mía là quátrình xác định làm sao đạt được những mục tiêu dài hạn trong việc pháttriển vùng nguyên liệu mía của công ty với các nguồn lực mà công ty cóthể huy động được Lập kế hoạch chiến lược là quá trình xây dựng chiếnlược và không ngừng hoàn thiện bổ sung chiến lược khi cần thiết.
Lập kế hoạch tác nghiệp liên quan đến các hoạt động hàng ngày củacông ty về phát triển vùng nguyên liệu Có thể nói rằng mỗi nhân viên củacông ty đều là nhà quản lý tác nghiệp, do vậy đều lập kế hoạch tác nghiệpđể thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình, từ đó tiến đến thực hiệnnhững mục tiêu chung của công ty về phát triển vùng nguyên liệu Kếhoạch tác nghiệp phải phù hợp với kế hoạch chiến lược, phục vụ cho việcthực hiện kế hoạch chiến lược.
Trang 201.4.2 Tổ chức thực hiện triển khai thực hiện kế hoạch vùng nguyên liệu mía
Quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch vùng nguyên liệumía bao gồm quá trình tổ chức và quá trình lãnh đạo.
Công tác tổ chức được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu chiếnlược về phát triển vùng nguyên liệu của công ty, sau đó là xác định vàphân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu, phân chia thànhcác bộ phận để thực hiện các hoạt động, xác định vị trí của từng bộ phậnnhỏ và cá nhân trong đó bao gồm cả vấn đề phân cấp, phân quyền và tráchnhiệm của từng bộ phận, đảm bảo các nguồn lực cho từng bộ phận và tổchức Trong công tác tổ chức thì yêu cầu phải phân công rõ ràng, chỉ rõquyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cấp, phải có sự phối hợpnhịp nhàng giữa các bộ phận.
Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất,nguyên tắc hoạt động của một hệ thống trong các điều kiện môi trườngnhất định Sau khi tổ chức xong, tiếp theo trong quá trình quản lý là lãnhđạo Để tiến hành công việc cụ thể trong quá trình quản lý và phát triểnvùng nguyên liệu thì cần có sự lãnh đạo, mỗi bộ phận, mỗi cấp có vai tròlãnh đạo khác nhau Cấp trên lãnh đạo cấp dưới trong quyền hạn và nhiệmvụ của mình, chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới thực hiện thực hiện những yêucầu, nhiệm vụ mà người cấp trên giao phó.
1.4.3 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
Kiểm tra là chức năng quan trọng của nhà quản lý Tính chất quantrọng của kiểm tra thể hiện ở hai mặt Một mặt, kiểm tra là công cụ quantrọng để nhà quản lý phát hiện những sai sót và có biện pháp điều chỉnh.Mặt khác, thông qua kiểm tra, các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn vàgiảm bới được sai soát có thể nảy sinh.
Trang 21Nhiệm vụ kiểm tra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đểphát triển vùng nguyên liệu là phải xác định được những sai lệch trong quátrình hoạt động quản lý vùng nguyên liệu, từ đó sửa chữa được những sailệch đó trong quá trình hoạt động so với mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra đốivới việc phát triển vùng nguyên liệu, và tìm kiếm các cơ hội, tiềm năng cóthể khai thác để hoàn thiện và cải tiến, đổi mới không ngừng các yếu tố liênquan đến việc phát triển vùng nguyên liệu Việc thiết lập hệ thống kiểm traphải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin phản hồi về các hoạt động mộtcách nhanh chóng, kịp thời là công việc rất khó khăn, hơn nữa công việckiểm tra cũng khá phức tạp và tốn kém, do vậy việc kiểm tra đòi hỏi phảiphù hợp với thực tế.
1.5 CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CHO NHÀ MÁY ĐƯỜNG
1.5.1 Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng
Khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động và nguồn vốn để phát triểnnông nghiệp hàng hóa đa dạng, bền vững đáp ứng nhu cầu trong nước vàxuất khẩu là quan điểm và phương hướng phát triển nông nghiệp nước tatheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phát huy tiềm năng, lợi thế sosánh kết hợp với phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững là quá trình tậptrung sản xuất những cây trồng, vật nuôi có những ưu thế nhất của vùng.Bên cạnh những cây trồng, vật nuôi đã phát huy và duy trì cần phải nângcao hiệu quả của chúng và tìm ra những cây trồng vật nuôi mới hiệu quảhơn Trước khi quy hoạch để phát triển vùng mía thì phải tính đến nhữngyếu tố về lợi thế của vùng, từ đó có quy hoạch cụ thể phù hợp để tận dụngtối đa những lợi thế này.
Trang 221.5.2 Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích của người trồng mía và người chế biến
Sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía là một quá trình thống nhất Sựthống nhất biểu hiện ở sự thống nhất giữa các khâu của quá trình tái sảnxuất.
Trong quá trình tái sản xuất, người trồng mía thực hiện khâu sản xuấtnguyên liệu, cơ sở chế biến đường thực hiện khâu chế biến và tiêu thụ Quátrình đó đòi hỏi phải có sự thống nhất với nhau Sự thống nhất đó biểu hiệnở mục đích của sản xuất nguyên liệu mía và chế biến đường đều nhằm đạtđược năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ và cuối cùng là đạt lợi nhuậntối đa Trong đó, sản xuất nguyên liệu mía phải dựa trên kết quả và hiệuquả của chế biến và tiêu thụ; ngược lại chế biến đường và tiêu thụ sảnphẩm phải dựa trên cơ sở của sản xuất nguyên liệu mía có hiệu quả.
Kết hợp hài hòa lợi ích giữa người trồng mía và cơ sở chế biếnđường không chỉ ở việc phân chia lợi nhuận hợp lý, xác định giá cả giữacác khâu, mà quan trọng hơn nó còn biểu hiện ở việc xác lập hợp lý cácmối quan hệ giữa người trồng mía và cơ sở chế biến; là việc tìm ra các giảipháp nâng cao hiệu quả của khâu này có xem xét đến hiệu quả của cáckhâu khác; là việc tạo cho nhau những điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệuquả sản xuất, nhất là ở vai trò hỗ trợ của cơ sở chế biến đối với người trồngmía và cùng nhau chia sẻ rủi ro trong quá trình sản xuất.
1.5.3 Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía phải phù hợp với quy mô, khả năng chế biến của nhà máy chế biến đường
Cũng giống như các vùng nguyên liệu nông sản tập trung chuyêncanh khác, sản phẩm hàng hóa của vùng là để phục vụ chế biến hoặc xuấtkhẩu, như vậy tất cả các vùng nguyên liệu nông sản tập trung chuyên canhđều phụ thuộc nhiều hay ít vào một hay nhiều cơ sở chế biến Riêng đối với
Trang 23vùng nguyên liệu mía, sự phụ thuộc này là rất chặt chẽ và có quan hệ hữucơ với nhau bởi các lý do sau:
- Do khối lượng mía nguyên liệu cần vật chuyển lớn, chi phí vậnchuyển cao nên thông thường mỗi vùng nguyên liệu mía chỉ có thể bán míacho một hoặc một vài nhà máy đường nhất định Việc đầu tư xây dựng cácnhà máy đường đòi hỏi rất nhiều thời gian Vì vậy, trong mỗi vụ thu hoạch,việc tiêu thụ mía nguyên liệu mỗi vùng chỉ có thể dựa vào các nhà máyđường trong vùng hiện có Mọi thay đổi về tình trạng sản xuất kinh doanhcủa nhà máy đường đều ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nguyên liệu mía.Đây là cơ sở đòi hỏi sự gắn kết của các nhà máy đường trong vùng nguyênliệu mía.
- Mía là loại nguyên liệu duy nhất không thể thay thế đối với côngnghiệp chế biến đường ở nước ta Sản xuất mía lại có tính thời vụ cao, vìvậy, mối quan hệ phụ thuộc của nhà máy đường vào vùng nguyên liệu míacũng rất lớn Mặt khác, do đặc điểm về kỹ thuật và công nghệ của côngnghiệp chế biến đường là thiết bị chuyên dùng và công nghệ phức tạp, tínhlinh hoạt thấp, các nhà máy đường không thể lợi dụng dây chuyền côngnghệ hiệu có để sản xuất các sản phẩm khác trong thời gian không có mía.Do vậy, cơ sở chế biến đường phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứngnguyên liệu cả về số lượng, chất lượng và thời gian cung cấp.
Qua phân tích ở trên có thể thấy rằng giữa vùng nguyên liệu mía tậptrung và cơ sở sản xuất đường có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau,tạo tiền đề, chỗ dựa cho sự tồn tại và phát triển của nhau Việc xử lý mốiquan hệ trên có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mía đường,trong đó người chế biến đường đóng vai trò chủ động.
Trang 241.5.4 Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía phải gắn hiệu quả vềkinh tế xã hội với hiệu quả về môi trường để phát triển bền vững
Nền nông nghiệp nước ta hiện nay đang từng bước hướng đến nềnnông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao Chỉ trên cơ sở đạt hiệu quả cao thìnông nghiệp Việt Nam mới có thể cạnh tranh và xâm nhập vào thị trườngthế giới thành công Ngành mía đường cũng như vậy, nếu không đạt đượcđiều đó thì có thể thua ngay trên sân nhà Tuy nhiên, nếu sản xuất míađường mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, không quan tâm đến hiệu quảxã hội và hiệu quả về môi trường thì hiệu quả kinh tế rất khó để đảm bảo sựphát triển bền vững về lâu dài Hơn nữa, nếu chỉ quan tâm đến hiệu quảkinh tế của người trồng mía, đến vấn đề lợi nhuận, các vấn đề xã hội vàmôi trường bị bỏ qua thì sẽ nảy sinh theo chiều hướng tiêu cực Việc khắcphục các ngoại ứng tiêu cực về môi trường cần đến một nguồn lực rất lớnvà như vậy xét đến một cách tổng thể thì hiệu quả lại rất thấp.
1.5.5 Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía phải phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành và địa phương
Với bất kỳ một nhà máy sản xuất đường nào, trước khi được tiếnhành xây dựng đều phải xem xét đến vấn đề rất quan trọng là quy hoạchphát triển vùng nguyên liệu của ngành và địa phương đó Các nhà máyđường muốn xây dựng được thì cần rất nhiều vốn đầu tư, do vậy thời gianthu hồi vốn của các nhà máy đường là khoảng thời gian rất lâu Thời gianhoạt động của các nhà máy đường thường kéo dài vài chục năm Hơn nữa,dây chuyền công nghệ của các nhà máy sản xuất đường thường rất phức tạpnên không thể dễ dàng di chuyển nhà máy đường đi nơi khác; và dâychuyền công nghệ cũng không cho phép các nhà máy đường dùng cácnguyên liệu khác để sản xuất ra những sản phẩm khác ngoài sản xuấtđường từ mía Do vậy có một quy hoạch rõ ràng và cụ thể về vùng nguyênliệu cung cấp nguyên liệu mía cho các nhà máy hoạt động là một vấn đề
Trang 25quan trọng để đảm bảo sự hoạt động và phát triển bền vững cho các nhàmáy trong một thời gian dài
Trang 26CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍACỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI
2.1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưngcông nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX Đến năm1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công suất gần 11.000tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị vàcông nghệ lạc hậu Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000 tấnđường Năm 1995, với chủ trường “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máyđường hiện có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở nhữngvùng nguyên liệu nhỏ Ở Những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựngcác nhà máy có thiết bị công nghệ tiến tiến hiện đại, kể cả liên doanh vớinước ngoài, sản lượng đường năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn” (NghịQuyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8)
Ngày 14-09-1994 Chính Phủ cấp giấy phép số 989 thành lập công tytrách nhiệm hữu hạn đường mía Việt Nam- Đài Loan với tổng vốn đầu tưlà 66 triệu USD, thời gian hoạt động là 50 năm.Do quá trình xây dựng nhàmáy nên đến ngày 26-03-1997 công ty mới bắt đầu vụ ép mía đầu tiên, năm2008-2009 công ty đang tiến hành vụ ép mía thứ 13.
Công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan là công ty trách nhiệm hữuhạn với 75% vốn Đài Loan, 25% vốn Việt Nam (Trong đó công ty míađường I chiếm 17,5%, UBND tỉnh Thanh Hóa sở hữu chiếm 7,5%)
Xây dựng nhà máy tại thị trấn Vân Du, xã Thành Vân, huyện ThạchThành, Tỉnh Thanh Hóa, đây là một vùng nguyên liệu mía đầy tiềm năng,
Trang 27công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan có những thuận lợi đáng kể để trởthành một trong những công ty mía đường lớn tại Việt Nam Trong bốicảnh ngành mía đường Việt Nam gặp nhiều khó khăn do giá đường thế giớiđầy biến động khó kiểm soát, sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thịtrường, đường nhập lậu tràn vào thị trường đường trong nước… nhưngcông ty mía đường Việt Nam- Đài Loan vẫn phát triển một cách khá bềnvững.
Công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan là một trong nhữngcông ty có dây chuyên công nghệ chế biến mía thuộc hàng hiện đại nhấtViệt Nam Công ty đã đạt được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001:2000.
Qua 15 năm xây dựng và phát triển công ty đường mía Việt Đài Loan đã đạt được nhiều thành tích khả quan, vụ ép 2008-2009 là vụ épcó tổng sản lượng mía cây đã vào ép là lớn nhất, công suất ép 6.000 tấn míacây/ ngày, nhưng cũng mới đáp ứng được 75,1% so với công suất thiết kếcủa nhà máy là 900.000 tấn mía /năm Do vậy khẳng định rằng công tácphát triển vùng mía nguyên liệu vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn Bước sangvụ ép 2008-2009, công ty vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn docơ chế thị trường, cạnh tranh khốc liệt, giá đường thế giới bấp bênh rất khóđể dự đoán trước, đường nhập lậu vẫn là vấn đề bức bối, vùng nguyên liệuphải đối mặt với vô vàn khó khăn, giá vật tư và nhân công lao động liên tụctăng cao, đặc biệt là giá cả phân bón tăng cao đột biến, cao nhất từ trướcđến nay, có thời điểm cao gấp hơn 2 lần giá so với năm trước Bên cạnh đócòn có sự cạnh tranh khốc liệt của một số cây trồng khác đang lên ngôi nhưcây cao su, cây sắn, kết hợp với sự sắp xếp lại của UBND tỉnh Thanh Hóa,chuyển một số đơn vị sang trực thuộc Công ty cao su Thanh Hóa, do đóvùng nguyên liệu càng khó khăn hơn.
Trang 28đã giữ vững sự ổn định cho vùng nguyên liệu Công ty đã sớm xây dựng,cải tiến và triển khai sâu rộng các chính sách của nhà máy cũng như hướngdẫn và chỉ đạo kỹ thuật trồng mía cho nông dân từ làm đất, trồng, chămsóc, thu hoạch và vận chuyển mía nguyên liệu.
Trong thời gian tới, khó khăn lại càng dồn dập đến với ngành míađường Việt Nam cũng như công ty mía đường Việt Nam –Đài Loan Theolộ trình cam kết AFTA của Việt Nam thì đến năm 2010 thuế suất nhậpkhẩu đường giảm từ 30% như hiện nay xuống còn 5%, như vậy lúc đó sẽkhông còn tình trạng đường nhập lậu nữa, nhưng giá đường chính thức ởtrong nước sẽ gần như ngang bằng với thế giới, ở mức thấp hơn giá trongnước hiện nay khá nhiều Để cạnh tranh với đường nhập khẩu từ các quốcgia sản xuất đường lớn trên thế giới thì đòi hỏi chúng ta phải cải tiến côngnghệ chế biến, nâng cao năng suất và chất lượng của vùng nguyên liệu mía,cải tiến trong quản lý kinh doanh…
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng phát triểncủa nghề chế biến mía đường trên thế giới, công ty đường mía Việt Nam-Đài Loan đang mở rộng ngành nghề kinh doanh, tận dụng hết các sản phẩmtừ cây mía, công ty đang xây dựng để đi vào sản xuất một nhà máy men vớitổng vốn đầu tư khoảng 14,7 triệu USD
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan được thành lập với sự đồngý và cấp giấy phép của Chính Phủ Công ty được thành lập với chức năngchính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ mía đường và các sảnphẩm sau đường, tuy nhiên công ty còn có các chức năng và sự đóng gópquan trọng khác ở trên phương diện kinh tế xã hội trong khu vực.
Công ty đường mía Việt Nam- Đài Loan có chức năng tham gia vàohoạt động sản xuất kinh doanh mía đường, với mục tiêu kinh doanh thuđược lợi nhuận để mang lại lợi ích cho công ty cũng như địa phương Hàng
Trang 29năm công ty thu mua mía nguyên liệu từ các vùng nguyên liệu như: Vùngnguyên liệu thuộc tỉnh Thanh Hóa, vùng nguyên liệu thuộc tỉnh Ninh Bình,và vùng nguyên liệu thuộc tỉnh Hòa Bình, từ nguyên liệu là cây mía côngty đã chế biến thành các sản phẩm khác nhau, trong đó chủ yếu là đườngmía để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Ngoài ra công ty còn tiêu thụ mùnmía bán cho nông dân làm phân bón, và sắp tới công ty đang xây dựng nhàmáy để sản xuất men cung cấp ra thị trường.
Là một công ty lớn có vốn đầu tư nước ngoài, công ty mía đườngViệt Nam- Đài Loan còn tham gia giải quyết công ăn việc làm cho một sốlượng lớn người dân trong vùng, trong đó có những người tham gia làmviệc trong nhà máy và những người nông dân sản xuất nguyên liệu cũngnhư các phương tiện vận tải tham gia vận tải mía nguyên liệu cung cấp chonhà máy hoạt động và các dịch vụ cung ứng vật tư khác, từ đó tạo ra ngoạiứng tích cực để phát triển kinh tế xã hội của khu vực huyện Thạch Thànhvà các vùng lân cận.
Không những thế, công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan còn thamgia các hoạt động xã hội, công ty tài trợ cho các hội thảo, tổ chức các lớphọc khuyến nông, xây dựng và sữa chữa đường giao thông, xây dựng cáccông trình phúc lợi cho địa phương, xây dựng nhà tình nghĩa cho ngườinghèo, trích kinh phí hoạt động cho ban chỉ đạo mía các huyện, xã, nônglâm trường, các chủ hợp đồng trồng mía…
Trong thời gian tới, với tình hình kinh tế khó khăn, nhưng công tyvẫn cố gắng phát triển bền vững, làm ăn có lãi, từ đó duy trì và phát triểnkinh tế xã hội trong vùng, không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ côngnhân viên lao động và tăng thu nhập cho người dân trồng mía.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Trang 30( Nguồn: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan)
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền lực cao nhất tại công
P.TGĐ PhụTrách Công VụTổng Giám
Người GiámSát
P.TGĐ Nông
Hội ĐồngQuản Trị
Phòng Công TrìnhVà Xây Dựng Nhà máy MenKế Toán
Tổng GiámSát
Ban kỹ thuật công vụ vậttư.Ban
HàNội)Ban Tài Vụ
Kế ToánBan Nông
Ban Hành ChínhTổng Vụ
Ban Quản Lý Chất LượngVà AnToàn Vệ Sinh
Trang 31công ty, cũng là người quyết định chiến lược phát triển của công ty trongtương lai, kế hoạch phát triển, sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng nămcủa Công ty; xác định các mục tiêu và kế hoạch hoạt động của Công ty; bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc đạidiện của Công ty nếu hội đồng quản trị thấy cần thiết; quyết định mứclương và lợi ích của các Cán bộ quản lý; quyết định tổ chức bộ máy, nộiquy, quy chế quản lý nội bộ của Công ty…
Người giám sát:Do hội đồng quản trị bầu, thay mặt hội đồng quản
trị kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty
Tổng giám đốc: tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản
trị và Đại Hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu ư củaCông ty; xây dựng quy chế trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi huận sauthue, trình Hội Đồng quản trị phê duyệt các báo cáo về việc trích lập và sửdụng các quỹ hàng năm của Công ty; kiến nghị về số lượng và cơ cấuphòng ban của Công ty; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh và quản lý Công ty; chuẩn bị các báo cáo tài chính
Kế toán trưởng : Có nhiệm vụ quản lý và giám sát mọi hoạt động về
tài chính của Công ty, quản lý các khoản thu – chi, theo dõi nguồn vốn tạiVăn phòng Công ty và tại các đơn vị trực thuộc Tham mưu cho Ban giámđốc về mặt tài chính cũng như phối hợp với các phòng ban chức năng trongviệc thực hiện mục tiêu chung của Công ty.
P.TGĐ Nông Vụ : Là người có nhiệm vụ quản lý và phát triển vùng
nguyên liệu cung cấp cho nhà máy hoạt động Là người chịu trách nhiệmtrực tiếp dưới sự quản lý của Tổng giám đốc, báo cáo cho Tổng giám đốcvề tình hình của vùng nguyên liệu, phối hợp với các bộ phận, phòng ban đểnâng cao hiệu quả hoạt động của ban nông vụ để thực hiện mục tiêu chungcủa công ty.
P.TGĐ tiêu thụ : Là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các
Trang 32nhiệm quản lý phần tiêu thụ và kho vận của công ty; Ban hành chính tổngvụ là ban quản lý các công việc về mua hàng, phiên dịch, y tế, bảo vệ, nhânsự, lái xe, phục vụ bếp, sự vụ.
Tổng giám sát : Là người chịu trách nhiệm quản lý, đôn đốc, giám
sát công trình đang thi công hiện nay là nhà máy Men.
P.TGĐ Phụ Trách Công Vụ : Là người chịu trách nhiệm về kỹ
thuật của công ty, bao gồm hóa nghiệm, ép, lò hơi, làm sạch, K.T.L.T,S.Đ.B, sữa chữa điện và quản lý kho vật tư cho nhà máy Ban Quản LýChất Lượng Và An Toàn Vệ Sinh chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi chấtlượng và an toàn vệ sinh của đường được sản xuất ra trong các công đoạn.
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây
2.1.4.1.Kết quả hoạt động trong những năm gần đây
- Kết quả sản xuất kinh doanh của vụ ép năm 2005-2006.
Đơn vị: Tấn
Diện tíchnguyên
Năng suất
Lượngđường
Trang 33Lượngđường
Trang 34(( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty niên vụ 2007- 2008)
- Kết quả sản xuất kinh doanh dự kiến của vụ ép năm 2008-2009
Tên đơn vị
Diệntích thực
DTnguyênliệu cho
( ha)
Diệntích sovới vụtrước
Sảnlượng dự
kiến( tấn)
Sảnlượng sovụ trước
( %)
Năngsuất dự
Khu vực Ninhbình
Khu vực HoàBình
Tổng cộng toànvùng
11.096,95
Trang 35Biểu đồ kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2006-2008
Tỷ đồng
Doanh ThuChi PhíLợi Nhuận
( Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm
2.1.4.2.Đánh giá kết quả hoạt động của công ty
Như chúng ta đã thấy trong các bảng thể hiện kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan ở trên, kếtquả sản xuất kinh doanh có sự thay đổi qua các năm.
- Trong niên vụ năm 2005-2006 các kết quả sản xuất kinh doanh nhưdiện tích đất trồng mía, năng suất, lượng đường để không thật sự cao Tổngdiện tích trồng mía là 8,762.98 ha, trong đó diện tích mía nguyên liệu ở tỉnhThanh Hóa chiếm chủ yếu với 8183,35 ha tổng diện tích, còn lại là diệntích trồng mía ở các tỉnh Ninh Bình với 519.77 ha, tỉnh Hòa Bình với diệntích là 59.86 ha, và tỉnh Nghệ An Như vậy ta thấy Thanh Hóa là tỉnh códiện tích trồng mía cao nhất, chiếm đa số nguyên liệu cho nhà máy đường,điều này có thể hiểu được vì nhà máy đóng trụ sở tại tỉnh Thanh Hóa, lấyhuyện Thạch Thành thuộc tỉnh Thanh Hóa là trọng điểm của vùng nguyênliệu mía Cũng do vậy mà ta có thể hiểu được rằng tại sao năng suất mía tại
Trang 36thấp khi so sánh với vùng nguyên liệu mía Lam Sơn, và rất thấp khi ta sosánh với năng suất mía của các quốc gia sản xuất đường hàng đầu thế giớinhư Ấn Độ, Brazin, Thái Lan, Australia…đứng sau tỉnh Thanh Hóa vềnăng suất mía là tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, riêng tỉnh Nghệ An thì công tychỉ thu mua một lượng nhỏ mía nguyên liệu, và công ty chưa có chính sáchgì cụ thể để phát triển vùng nguyên liệu ở tỉnh này nên chưa có số liệu cụthể, sở dĩ có điều này là vì Nghệ An là một tỉnh cách rất xa về địa lý so vớiđịa điểm đóng nhà máy, do vậy cước vận chuyển là rất lớn, trong khi đó cókhá nhiều nhà máy cạnh tranh có lợi thế về địa lý như nhà máy đường LamSơn, Nông Cống…Về chữ đường thì chữ đường trong niên vụ 2005-2006là 10.34, đây là chữ đường tương đối cao so với một số tỉnh trồng mía ởđồng bằng sông Cửu Long là 7-9, tuy nhiên lại có phần thấp so với thế giới( trung bình là từ 10-12), có được điều này là do công ty đã áp dụng một sốgiống mía có chất lượng cao nhập từ Đài Loan về trồng như giống míaROC1, ROC9, ROC10, ROC16…Lượng đường trong niên vụ này là37,031 tấn, nếu so với các năm sau đó là khá thấp.
- Trong niên vụ 2006-2007 đã có nhiều kết quả khả quan trong sảnxuất kinh doanh, tuy nhiên đây cũng là niên vụ gặp khó khăn không ít, điềunày được thể hiện qua kết quả thu được Diện tích vùng nguyên liệu có sựchuyển biến tăng đáng kể, lên đến diện tích là 10,418.10 ha Đáng chú ý lànăng suất mía đã tăng khá nhiều so với niên vụ trước từ 41.2 tấn/ha lên đến50 tấn /ha Tuy nhiên chữ đường lại giảm từ 10.34 xuống 9.98 Lượngđường mà công ty sản xuất ra được trong niên vụ này là 52,016 tấn Vụ mía2006-2007 so với vụ mía trước có nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên chưaphản ánh đầy đủ được tiềm năng để phát triển, đó là do trong vụ mía này đãcó nhiều dịch bệnh như bọ hung, rệp mía…ngoài ra còn bị ảnh hưởng củathiên tai như bão lụt, đã làm giảm năng suất cũng như chất lượng mía.
Lãi sau thuế của niên vụ này là 31 tỷ đồng, có tỷ lệ lãi trên tổng
Trang 37quan như trên đã nói, chất lượng mía không cao dẫn đến hiệu quả thấptrong chế biến, chi phí vốn đầu tư cho vùng nguyên liệu lớn.
- Vụ mía năm 2007-2008 công ty mía đường Việt Nam- Đài Loanđã gặt hái được nhiều kết quả đáng kể Diện tích mía toàn vùng nguyên
liệu cho nhà máy tăng lên đến 11,400.20 ha, năng suất đạt tới 52.7 tấn /ha,chữ đường là 10.5, tổng lượng đường mà công ty đã sản xuất ra là 63 nghìntấn Năm 2007- 2008 là năm mà công ty đã gặt hái được nhiều thành công,có được điều này là nhờ sự tích cực trong quản lý của công ty, công ty đãáp dụng nhiều kỹ thuật mới trồng mía cao sản, chất lượng cao vào trongsản xuất, mặt khác công ty đã có nhiều hỗ trợ thích hợp cho người dân.Trong suốt nhiều năm từ khi thành lập đến nay, công ty mía đường ViệtNam- Đài Loan vẫn trụ vững và làm ăn có lãi, là một trong những công tymía đường lớn, với dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại, trong bối cảnhmà ngành mía đường của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, vàđã có không ít công ty mía đường của Việt Nam đã làm ăn thua lỗ trongnhiều năm dẫn đến phát sản.
Đây có thể nói là năm có kết quả kinh doanh rất tốt Lãi sau thuế củacông ty trong niên vụ này là 78.4 tỷ đồng, tỷ lệ lãi chia cho tổng doanh thulà 16,269% Các chỉ số này so với niên vụ trước lớn hơn rất nhiều cả về consố tương đối và tuyệt đối Số lãi của niên vụ này gấp 2.529 lần, tỷ lệ lãi trêndoanh thu so với vụ trước tăng 7.724%.
- Đánh giá kết quả trồng mía vụ ép 2008-2009
Đứng trước khó khăn khách quan chung, vụ ép 2008-2009 cả nướcgiảm gần 17.000 ha mía Trong bối cảnh vùng nguyên liệu mía của Công typhải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với sự cố gắngcủa cán bộ và nhân dân trong vùng nguyên liệu mía, vụ ép 2008-2009 toàncông ty đã trồng 11.119 ha ( giảm so với vụ trước 201 ha), trong đó diệntích mía nguyên liệu cho thu hoạch ước đạt 11.097 ha, tổng sản lượng