Rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển của vùng

Một phần của tài liệu Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan (Trang 63 - 64)

của vùng nguyên liệu mía.

Giải pháp đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển vùng nguyên liệu mía trở thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn đó là phải rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển cùng vùng nguyên liệu mía mà UBNN tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt.

Đến năm 2003 tỉnh Thanh Hóa quyết định cho rà soát quy hoạch lại, tổng diện tích đất quy hoạch giảm xuống còn 13.210 ha trong đó có 11.000 ha mía đứng, 2.210 ha đất luân canh. Tuy nhiên đến nay diện tích trồng mía chưa đạt theo quy hoạch của tỉnh. Quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa chủ yếu dựa vào các điều kiện về tự nhiên mà chưa xem xét thật cụ thể và chi tiết về tình hình kinh tế- xã hội và tập quán canh tác của người dân trong vùng quy hoạch. Do vậy, đến nay chưa có năm nào công ty có diện tích trồng mía nguyên liệu đạt theo quy hoạch, năm nào nhà máy cũng không đủ mía nguyên liệu hoạt động đúng công suất thiết kế. Nguyên nhân chính mà diện tích trên thực tế chưa đạt theo quy hoạch của tỉnh là quy hoạch đã

nhiều diện tích đất không phù hợp để trồng mía; do tập quán canh tác của người dân nên việc chuyển đổi sang trồng mía rất khó khăn. Trước tình hình trên thì công ty đã tự mở rộng diện tích trồng mía cho công ty sang các khu vực không được quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa và sang hai tỉnh là Ninh Bình và Hòa Bình, đây là những nơi nằm cách xa nhà máy chế biến, nơi xa nhất lên tới 75km, dẫn đến chi phí vận tải mía cao. Trước tất cả tình hình như trên thì công ty cần phối hợp với tỉnh và các huyện rà soát lại quy hoạch về diện tích trồng mía nguyên liệu cung cấp cho nhà máy để loại bỏ những diện tích đất không phù hợp cho trồng mía nguyên liệu, giảm dần những diện tích ở quá xa nhà máy, tập trung khai thác triệt để các diện tích phù hợp cho trồng mía ở gần khu vực nhà máy. Quy hoạch phải phù hợp với các điều kiện về tự nhiên, về kinh tế- xã hội. Trên cơ sở đó tỉnh Thanh Hóa ban hành khung pháp lý về quy hoạch diện tích trồng mía để tránh tình trạng xảy ra tranh chấp với các cây trồng khác như việc chuyển một phần diện tích trồng mía sang trồng cây cao su trong thời gian vừa qua.

Việc quản lý và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch đề ra cũng rất quan trọng. Để thực hiện tốt thì địa phương và công ty cần đưa ra các chính sách hỗ trợ người trồng mía, giúp người trổng mía ổn định, yên tâm và tin tưởng vào cây mía. Có như vậy thì sự phối hợp của chính quyền địa phương và công ty mới có hiệu quả thúc đẩy người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng mía, chuyên canh cây mía có hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan (Trang 63 - 64)