Thực trạng quy hoạch và lập kế hoạch vùng nguyên liệu mía của công ty

Một phần của tài liệu Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan (Trang 47 - 49)

2.4.1. Thực trạng quy hoạch và lập kế hoạch vùng nguyên liệu mía của công ty công ty

2.4.1.1. Quy hoạch diện tích trổng mía của các tỉnh cho công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan

Trong công tác quản lý và phát triển vùng nguyên liệu của bất kỳ một công ty nào thì giai đoạn đầu tiên và cũng là rất quan trọng là quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu. Căn cứ vào quy hoạch để xây dựng, quản lý và phát triển vùng nguyên liệu.

- Trước khi xây dựng nhà máy chế biến đường thì tỉnh Thanh Hóa và công ty đã xây dựng quy hoạch cho vùng nguyên liệu của công ty. Để phục vụ cho dự án liên doanh mía đường, tỉnh Thanh hóa đã quy hoạch đất trồng mía cho nhà máy riêng khu vực tỉnh Thanh Hóa là 18.000 ha, trong đó có 15.000 ha mía đứng, 3.000 ha đất luân canh, Nhưng trên thực tế quỹ đất đã quy hoạch không thể chỉ đạo thực hiện được, nhiều diện tích đất lúa nằm trong quy hoạch, nhưng không thể triển khai vì cơ sở hạ tầng thấp kém, diện tích đất nhỏ lẻ manh mún trong khi công tác dồn điền đổi thửa lại không được chỉ đạo và triển khai.

- Trước tình hình diện tích quy hoạch không đảm bảo, đến năm 2003 tỉnh Thanh Hóa quyết định cho rà soát quy hoạch lại, tổng diện tích đất quy hoạch giảm xuống còn 13.210 ha trong đó có 11.000 ha mía đứng, 2.210 ha đất luân canh. Trên thực tế năm cao nhất tại khu vực tỉnh Thanh Hóa mới chỉ đạt 10.134 mía ( vụ 2007/2008), trong khi Công ty đã phải mở rộng vươn ra một số địa vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ( thậm chí chưa được quy hoạch như Cẩm Thủy, Bá Thước).

vùng nguyên liệu cung cấp cho công ty vươn ra các tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hòa Bình. Cụ thể đối với tỉnh Hoà Bình mở rộng diện tích ở 2 huyện Yên Thuỷ và Lạc Sơn từ 1.000 đến 1.500 ha mía, tỉnh Ninh Bình thực hiện quy hoạch từ 1.500 đến 2.000 ha.

2.4.1.2. Quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty

- Trong thời gian tới công ty xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu như sau:

Bám sát quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt để mở rộng theo quỹ đất thực tế với hướng cụ thể là: Phát triển diện tích 13.000 ha mía đứng theo chỉ tiêu được duyệt, cần chỉnh thêm ở huyện Cẩm Thuỷ 500 ha để bù đắp cho 2 huyện Vĩnh Lộc và Yên Định không còn khả năng đạt được theo quy hoạch, phía hữu ngạn sông Mã có thể đạt được 500 ha, mở rộng huyện Bá Thước 1.000 ha bù cho 3 nông trường (chuyển về Công ty cao su) và bù 500 ha cho việc mở rộng khu công nghiệp thị xã Bỉm Sơn.

Tiếp tục làm việc với lãnh đạo 2 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và các huyện để nhờ giúp đỡ thực hiện theo quy hoạch đã phê duyệt cho cây mía. Đối với tỉnh Hoà Bình cần bám sát để mở rộng diện tích ở 2 huyện Yên Thuỷ và Lạc Sơn từ 1.000 đến 1.500 ha mía, tỉnh Ninh Bình thực hiện quy hoạch từ 1.500 đến 2.000 ha ( đã duyệt).

2.4.1.3. Lập kế hoạch vùng nguyên liệu mía của công ty

Vào đầu mỗi vụ mía công ty đều xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong vụ mía đó và trong thời gian tới. Sau đó công ty triển khai thực hiện kế hoạch mà công ty đã đặt ra, công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch được thực hiện trong quá trình triển khai thực hiện và cuối mỗi vụ ép.

Kế hoạch quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía được tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo và phòng nông vụ xây dựng để trình lên hội động quản

sát và chỉ đạo các trạm nông vụ thực hiện kế hoạch. Dưới đây là kế hoạch sản xuất kinh doanh của một số vụ gần đây và các vụ sắp tới đến năm 2010.

- Kế hoạch năm 2006- 2007.

Mở rộng diện tích mía nguyên liệu: 12.400 ha, sản lượng mía 650.000 tấn, do tỉnh Thanh Hóa giao chỉ tiêu cho các huyện, thị và các nông lâm trường thực hiện, Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ. Thực hiện kế hoạch trồng, chăm sóc và quản lý mía theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Kế hoạch năm 2007- 2008.

Mở rộng diện tích mía nguyên liệu: 12.000 ha, sản lượng mía 650.000 tấn, do Tỉnh giao chỉ tiêu cho các huyện, thị và các nông lâm trường thực hiện, Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ.Thực hiện kế hoạch trồng, chăm sóc và quản lý mía theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

Vụ 2007/2008: 12.000 ha x 55 tấn/ha = 66.000 tấn (đạt 73,33% công suất)

- Kế hoạch năm 2008- 2009 và 2009- 2010

Mở rộng diện tích mía nguyên liệu: 11.800 ha, sản lượng mía 700.000 tấn trở lên, Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ.

Vụ 2008/2009 và 2009- 2010: 11.800 ha x 58 tấn/ha = 684.400 tấn ( đạt 76,04% cụng suất ).

Một phần của tài liệu Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan (Trang 47 - 49)