Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000 tấn đường. Năm 1995, với chủ trường “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ. Ở Những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiến tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng đường năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn” (Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8).
Ngày 14-09-1994 Chính Phủ cấp giấy phép số 989 thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn đường mía Việt Nam- Đài Loan với tổng vốn đầu tư là 66 triệu USD, thời gian hoạt động là 50 năm.Do quá trình xây dựng nhà máy nên đến ngày 26-03-1997 công ty mới bắt đầu vụ ép mía đầu tiên, năm 2008-2009 công ty đang tiến hành vụ ép mía thứ 13.
Công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan là công ty trách nhiệm hữu hạn với 75% vốn Đài Loan, 25% vốn Việt Nam (Trong đó công ty mía đường I chiếm 17,5%, UBND tỉnh Thanh Hóa sở hữu chiếm 7,5%).
Xây dựng nhà máy tại thị trấn Vân Du, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa, đây là một vùng nguyên liệu mía đầy tiềm năng, công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan có những thuận lợi đáng kể để trở
thành một trong những công ty mía đường lớn tại Việt Nam. Trong bối cảnh ngành mía đường Việt Nam gặp nhiều khó khăn do giá đường thế giới đầy biến động khó kiểm soát, sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường, đường nhập lậu tràn vào thị trường đường trong nước… nhưng công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan vẫn phát triển một cách khá bền vững.
Công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan là một trong những công ty có dây chuyên công nghệ chế biến mía thuộc hàng hiện đại nhất Việt Nam. Công ty đã đạt được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001: 2000.
Qua 15 năm xây dựng và phát triển công ty đường mía Việt Nam- Đài Loan đã đạt được nhiều thành tích khả quan, vụ ép 2008-2009 là vụ ép có tổng sản lượng mía cây đã vào ép là lớn nhất, công suất ép 6.000 tấn mía cây/ ngày, nhưng cũng mới đáp ứng được 75,1% so với công suất thiết kế của nhà máy là 900.000 tấn mía /năm. Do vậy khẳng định rằng công tác phát triển vùng mía nguyên liệu vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Bước sang vụ ép 2008-2009, công ty vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do cơ chế thị trường, cạnh tranh khốc liệt, giá đường thế giới bấp bênh rất khó để dự đoán trước, đường nhập lậu vẫn là vấn đề bức bối, vùng nguyên liệu phải đối mặt với vô vàn khó khăn, giá vật tư và nhân công lao động liên tục tăng cao, đặc biệt là giá cả phân bón tăng cao đột biến, cao nhất từ trước đến nay, có thời điểm cao gấp hơn 2 lần giá so với năm trước. Bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh khốc liệt của một số cây trồng khác đang lên ngôi như cây cao su, cây sắn, kết hợp với sự sắp xếp lại của UBND tỉnh Thanh Hóa, chuyển một số đơn vị sang trực thuộc Công ty cao su Thanh Hóa, do đó vùng nguyên liệu càng khó khăn hơn.
Tuy vậy Công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan cùng các
cải tiến và triển khai sâu rộng các chính sách của nhà máy cũng như hướng dẫn và chỉ đạo kỹ thuật trồng mía cho nông dân từ làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển mía nguyên liệu.
Trong thời gian tới, khó khăn lại càng dồn dập đến với ngành mía đường Việt Nam cũng như công ty mía đường Việt Nam –Đài Loan. Theo lộ trình cam kết AFTA của Việt Nam thì đến năm 2010 thuế suất nhập khẩu đường giảm từ 30% như hiện nay xuống còn 5%, như vậy lúc đó sẽ không còn tình trạng đường nhập lậu nữa, nhưng giá đường chính thức ở trong nước sẽ gần như ngang bằng với thế giới, ở mức thấp hơn giá trong nước hiện nay khá nhiều. Để cạnh tranh với đường nhập khẩu từ các quốc gia sản xuất đường lớn trên thế giới thì đòi hỏi chúng ta phải cải tiến công nghệ chế biến, nâng cao năng suất và chất lượng của vùng nguyên liệu mía, cải tiến trong quản lý kinh doanh…
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng phát triển của nghề chế biến mía đường trên thế giới, công ty đường mía Việt Nam- Đài Loan đang mở rộng ngành nghề kinh doanh, tận dụng hết các sản phẩm từ cây mía, công ty đang xây dựng để đi vào sản xuất một nhà máy men với tổng vốn đầu tư khoảng 14,7 triệu USD.