1 Một số kiến nghị đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan (Trang 70 - 71)

nguyên liệu phục vụ cho việc thu hoạch và vận chuyển mía nguyên liệu dễ dàng.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.2.1 . Một số kiến nghị đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thôn

- Hiện nay mía là một cây trồng mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của nhiều địa phương, đây cũng là một cây trồng có thế mạnh của nước ta. Tuy nhiên, hầu hết các giống mía hiện nay ở nước ta đều là các giống mía nhập khẩu hoặc là các giống mía trong nước đã tồn tại từ rất lâu. Đây là những giống mía mà không thật sự phù hợp với các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của nước ta. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là nên xây dựng các trung tâm nghiên cứu, lai tạo, du nhập để nhân nhanh các giống mía phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương cụ thể có năng suất và chất

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nên có chính sách giá đối với mỗi vụ mua bán mía nguyên liệu. Nên có chính sách ở đầu mỗi vụ mía quy định giá sàn và giá trần mua mía nguyên liệu trên cả nước. Giá sàn là giá thấp nhất và doanh nghiệp có thể thu mua mía nguyên liệu cho người trồng mía, điều này tránh được phần nào tình trạng các cơ sở chế biến đường ép giá người trồng mía, gây khó khăn cho người trồng mía. Giá trần là giá cao nhất mà nhà nước quy định người trồng mía có thể bán mía cho các cơ sở chế biến đường, giá trần giúp hạn chế tình trạng các nhà máy đường nâng giá thu mua mía nguyên liệu để tranh chấp nguyên liệu với nhà máy khác. Tuy nhiên, Nhà nước cũng nên xem xét rất kỹ các khía cạnh trước khi đưa ra cụ thể giá sàn và giá trần để tránh gây tình trạng không bám sát tình hình thực tế.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nên đưa ra các gói hỗ trợ về tài chính đối với người trồng và chế biến mía. Các gói hỗ trợ về tài chính này nên đưa ra vào những thời điểm mà có những biến động bất thường gây ra tình trạng khó khăn cho người trồng mía hoặc người chế biến sẽ có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn. Các quyết định hỗ trợ, ưu đãi này phải dựa theo tinh thần của Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04/03/2004 về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với ngành mía đường; Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 26/06/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp đồng.

- Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn, bồi dưỡng đối với các cán bộ ngành mía đường để nâng cao năng lực và trình độ của các cán bộ ngành mía đường.

Một phần của tài liệu Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan (Trang 70 - 71)