1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của Công ty TNHH Nhật Bản

56 537 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 422,5 KB

Nội dung

1 số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của Công ty TNHH Nhật Bản

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang chuyển mình theo xu thế phát triển của thời kỳ hộinhập toàn cầu hóa, cũng từ đây đánh dấu một bước phát triển quan trọng đầyhứa hẹn về một nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng khởi sắc.Đây là thời kỳsẽ diễn ra những biến đổi quan trọng hết sức to lớn về mọi mặt chính trị, xãhội, đặc biệt là có tác động lớn đến nền kinh tế của đất nước.Hội nhập sẽ tạora những thời cơ ,hội nhập sẽ tạo ra những cơ hội mới cho nền kinh tế , đồngthời cũng sẽ là những thách thức thực sự không nhỏ đối với đất nước, cáccấp, các nghành, các thực thể kinh doanh, các thành phần tham gia vào nềnkinh tế.

Là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp ngày càngđóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.Cũngnhư toàn bộ nền kinh tế, doanh nghiệp cũng đang đứng trước những thời cơvà thách thức của vận hội mới.Kể từ đây doanh nghiệp Việt Nam sẽ bướcvào một sân chơi mới với những quy tắc và luật lệ mới.Việc rỡ bỏ những ràocản khi hội nhập sẽ dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn giữa cácdoanh nghiệp, cuộc chiến không khoan nhượng giữa hàng nội và hàng ngoại,sự ganh đua gay gắt giữa những sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ làm chomôi trường kinh doanh sẽ ngày càng thêm năng động.Chính vì vậy, một câuhỏi đặt ra là : làm thế nào để doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và pháttriển trong nền kinh tế hội nhập, đây là một câu hỏi mà rất nhiều các doanhnghiệp trong nước đang phải quan tâm.Đó sẽ là những cố gắng, những nỗlực thực sự từ phía các doanh nghiệp.

Có thể nói sự tồn tại của một doanh nghiệp luôn luôn gắn liền với sảnphẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp.Vì vậy việc sản phẩm củadoanh nghiệp có tồn tại và phát triển được trong thị trường cạnh tranh, cóđược khách hàng đón nhận và tin dùng lâu dài sẽ là một trong những vấn đềhàng đầu mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm và giải quyết Ngày nayquá trình toàn cầu hóa, tính cạnh tranh và nhu cầu tiêu dùng ngày càng giatăng đã làm cho thị trường biến đổi.Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong thịtrường ngày càng biến động này cần phải giải quyết rất nhiều yếu tố : vềkhách hàng, sản phẩm, cạnh tranh….Tất cả các vấn đề trên chung quy vàomột mục tiêu đó là nhằm giữ gìn và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩmmà doanh nghiệp cung cấp.Có duy trì và phát triển được thị trường tiêu thụsản phẩm doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường, nâng cao thịphần và khẳng định vị thế của mình trên thương trường.

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề sản phẩm và thị trường tiêuthụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp ,trong quá trình thực tập và tìm hiểu

thực tế tại công ty TNHH Nhật Bản ,em đã chọn đề tài :” Một số giải pháp

Trang 2

nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của công ty TNHHNhật Bản“

Với mụch đích là vận dụng những kiến thức đã được học và tìm hiểuđược vào nghiên cứu thực tiễn tại công ty, qua đó tăng cường các kỹ năngthực tế, năng lực và chuyên môn về nghành nghề được đào tạo.Chuyên đềcủa em nhằm mục tiêu làm rõ một số vấn đề liên quan đến lý luận và thựctiễn hoạt động thị trường của các doanh nghiệp ,xem xét thực chất củanhững thuận lợi ,khó khăn từ đó góp phần định hướng và đề xuất một số giảipháp cần thiết đối với doanh nghiệp.Vì trình độ bản thân còn hạn chế, em rấtmong có sự tham gia đóng góp và chỉ bảo của thầy cô để em có thể hoànthành tốt được chuyên đề này

Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồmcó 3 chương

Chương I : Lý luận về thị trường, vấn đề duy trì và phát triển thịtrường tiêu thụ sản phẩm

Chương II : Thực trạng tình hình duy trì và phát triển thị trường sảnphẩm tại công ty TNHH Nhật Bản

Chương III : Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trườngcho sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhật Bản em đã nhậnđược sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc công ty, các phòng ban và dướisự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ quản lý công ty.Em xin chân thành cảmơn và ghi nhận sự giúp đỡ quý báu của quý công ty.Cùng với sự hướng dẫnvà chỉ bảo tận tình của thầy TS.Bùi Đức Thọ đã giúp em tìm hiểu thực tế vàhoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

Chương I : Lý luận về thị trường, vấn đề duy trì và phát triển thịtrường tiêu thụ sản phẩm

I Thị trường và khái quát về thị trường1 Khái niệm thị trường

Khái niệm thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triểncủa nền sản xuất hàng hóa và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông.Người có hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi được gọi là bên bán, người cónhu cầu chưa thỏa mãn và có khả năng thanh toán được gọi là bên mua (tìmhiểu thị trường trong sản xuất kinh doanh )

Trong quá trình trao đổi giữa các bên ( bên bán và bên mua ) đã hìnhthành nên nhữg mối quan hệ giữa bên bán và bên mua ,giữa những bên bánvà những bên mua với nhau.

Theo nghĩa đen : Thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gặpgỡ giữa các bên để tiến hành hoạt động mua bán giữa người bán và ngườimua

Theo nghĩa tổng quát : Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trongđó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ, cũngnhư quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã củahàng hóa.Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơcấu cung cầu của từng loại hàng hàng hóa cụ thể

( Tìm hiểu thị trường trong sản xuất kinh doanh – NXB Thành PhốHồ Chí Minh )

Thị trường là nơi mà người mua và người bán tự tìm đến với nhauthông qua trao đổi, thăm dò ,tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bêncần biết

Thị trường sản phẩm là biểu hiện của quá trình trong đó thể hiện cácquyết định của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ của doang nghiệp,cũng như quyết định của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã củasản phẩm đó

2 Khái quát các vấn đề về thị trường

Theo khái niệm về thị trường thì điều quan tâm nhất của doanh nghiệplà có tìm ra nơi trao đổi ,tìm ra nhu cầu và khả năng thanh toán của nhữngsản phẩm, dịch vụ mà nhà sản xuất định cung ứng hay không còn đối vớingười tiêu dùng, họ lại quan tâm tới việc so sánh những sản phẩm dịch vụmà nhà sản xuất cung cấp, thỏa mãn đúng yêu cầu và thích hợp với khả năngthanh toán của mình đến đâu.

Thông qua thị trường các doanh nghiệp tìm cách giải quyết các vấnđề:

-Phải sản xuất hàng gì? ,cho ai ?

Trang 4

-Số lượng bao nhiêu?

-Mẫu mã ?, kiểu dáng?, chất lượng như thế nào?Còn người tiêu dùng thì biết được :

-Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình ?-Nhu cầu được thỏa mãn đến mức nào?-Khả năng thanh toán ra sao ?

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vai trò trung tâm.Thịtrường vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là mục tiêu hoạtđộng sản xuất và kinh doanh hàng hóa, thị trường cũng là nơi chuyển tải cáchoạt động sản xuất kinh doanh.Trên thị trường người mua và ngườibán ,người trung gian gặp nhau trao đổi hàng hóa và dịch vụ Đối với mộtdoanh nghiệp kinh doanh thì thị trường đóng vai trò rất quan trọng mà trongđó người mua mới là người giữ vai trò quyết định chứ không phải ngườibán(nhà cung ứng) mặc dù vai trò của người bán cũng rất quan trọng, khôngcó người bán thì sẽ không có cung ,không có sản phẩm dịch vụ thỉ sẽ khôngcó người mua.Thị trường hàng hóa đảm bảo điều kiện cho sản xuất pháttriển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng của doanh nghiệp Đảm bảohàng hóa cho người tiêu dùng phù hơp với thị hiếu (sở thích) và sự tự do lựachọn một cách đầy đủ kịp thời, thuận lợi với dịch vụ văn minh.Thị trườnghàng hóa thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đưa đến cho người tiêu dùngsản xuất và tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới.Nó kích thích sản xuất rara sản phẩm chất lượng cao và gợi mở nhu cầu hướng tới các hàng hóa chấtlượng cao, văn minh, hiện đại.Hơn nữa thị trường hàng hóa còn dự trữ cáchàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội, giảm bớt dự trữ ở các khâutiêu dùng, bảo đảm việc điều hòa cung cầu, phát triển các hoạt động dịch vụ,phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú đadạng văn minh.Thị trường hàng hóa ổn định còn có tác dụng to lớn để ổnđịnh sản xuất

Đối với thị trường sản phẩm, cơ hội của doanh nghiệp tùy thuộc vàosản phẩm của doanh nghiệp, thị trường mà doanh nghiệp đó đang phục vụ,các nhà cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể đương đầu hay tránh né, và mứcđộ hội nhập theo chiều dọc của doanh nghiệp.Việc phân tích và tìm hiểu thịtrường, tìm hiểu về khách hàng, đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết đối vớimỗi doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể tự có những thẩm định, và cónhững chiến lược về thị trường cho riêng mình.Nghiên cứu, tìm hiểu thịtrường là công việc hết sức phức tạp bởi vì các thông tin và các nhân tố ảnhhưởng đến thị trường đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Mục tiêu củanghiên cứu thị trường là nghiên cứu về đặc điểm hàng hóa (công dụng, chấtlượng, bao bì, nhãn hiệu, khả năng cạnh tranh …) nghiên cứu số lượng sảnphẩm (nắm bắt số lượng sản phẩm tung ra thị trường để từ đó xây dựng

Trang 5

chiến lược sản phẩm hợp lý.Nghiên cứu các phương thức bán hàng (bánhàng trực tiếp , bán hàng qua trung gian, bán hàng bằng hàng tối ưu …)để từđó có được cách thức tiếp cận khách hàng hợp lý.Bên cạnh đó phải quan tâmđến việc nghiên cứu nghệ thuật quảng cáo, nghiên cứu môi trường (môitrường kinh tế ,chính trị pháp lý, công nghệ, nhân khẩu…).Quảng cáo là mộtcông cụ quan trọng có tác dụng cho hàng hóa bán được nhiều hơn, nhanhhơn, để phát triển ra cac thị trường tiềm năng Thông qua quảng cáo, nhàkinh doanh hiểu được nhu cầu thị trường và sự phản ứng của thị trường kịpthời, đó là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh.Mục đích của quảngcáo là gây sự chú ý đặc biệt, ấn tượng sâu sắc ở khách hàng về loại sản phẩmcủa doanh nghiệp mình ,qua đó tạo cho khách hàng sự ham muốn có ngayhành động mua sản phẩm

Ý nghĩa của công tác nghiên cứu thị trường đối với các doanh nghiệplà nhằm giải đáp các vấn đề :

-Đâu là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanhnghiệp hay lĩnh vực nào phù hợp nhất đối với những hoạt động của doanhnghiệp

-Khả năng bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường là baonhiêu?

-Cần có biện pháp cải tiến như thế nào về quy cách ,mẫu mã ,chấtlượng bao bì, quảng cáo…

-Cần có những chiến lược, chính sách như thế nào để tăng khả năngcạnh tranh trên thị trường …

II Duy trì và phát triển thị trường

1 Khái niệm duy trì và phát triển thị trường

Thị trường là nơi mà người mua và người bán tự tìm đến với nhau qua traođổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên quan tâm.Đối vớidoanh nghiệp thì quan hệ với người mua chính là các khách hàng, nhữngngười đã, đang và sẽ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.Với các kế hoạchvà chiến lược của mình về sản phẩm …các doanh nghiệp ngày càng muốnquảng bá thương hiệu sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, khách hàng Đây lànhững hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tạitrong môi trường cạnh tranh.Bởi lẽ trong thị trường không chỉ có một doanhnghiệp tham gia cung cấp một sản phẩm mà khách hàng cần, bên cạnh đócòn rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng có chung sản phẩm cạnh tranhhoăc thay thế và họ cũng có khát khao bán được sản phẩm và chiếm lĩnh thịtrường, trong lĩnh vực hoạt động thị trường họ cũng đang muốn giành giậtđược khách hàng về phía mình.Bởi vậy việc thu hút và giành giật kháchhàng ngày càng trở nên quan trọng và diễn ra ngày càng khốc liệt.Có thể nóidoanh nghiệp luôn luôn phải đứng trong một môi trường cạnh tranh ,việc

Trang 6

giành khách hàng đã quan trọng nhưng quan trọng hơn nữa là khi đã có đượckhách hàng thì làm thế nào để có thể giữ gìn và duy trì được khách hàngđó ,bởi có thể ví đây chính là nền tảng của một sự thành công của doanhnghiệp trong tương lai.Nếu không hoàn thành được công việc này thì thànhcông ngày hôm nay của doanh nghiệp cũng chỉ là bề nổi mà thôi,bởi vìkhách hàng có thể mất đi bất cư lúc nào.Vậy duy trì thị trường sản phẩm làgì ? và làm thế nào để duy trì thị trường sản phẩm?

Duy trì thị trường sản phẩm của doanh nghiệp chính là các hoạtđộng, các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để giữ vững được thịtrường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh Thị trường đó chính là các kháchhàng đã từng đến với doanh nghiệp, nhằm tạo nên một thị trường ổnđịnh cho doanh nghiệp

Duy trì chính là giữ vững những gì mà chúng ta đã và đang hiện có,duy trì nhờ khả năng thiết lập quan hệ thực sự với khách hàng để khách hàngcó thể tin dùng và trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp Để làm đượcđiều đó doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều các biện pháp để có thể tạo rasự hài lòng đối với khách hàng thân thuộc.Có thể là dịch vụ tốt sau bán hànghoặc có thể là nâng cao hơn nữa chẩt lượng sản phẩm, đa dạng hóa kiểudáng mẫu mã sản phẩm,sử dụng các chiến lược giá thành với khách hàngquen …đó chính là các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng tùy vào chiếnlược của từng doanh nghiệp.

Duy trì thị trường sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệpphải tạo ra được dịch vụ tốt với khách hàng, tạo được ấn tượng đẹp khikhách hàng tiêu dùng sản phẩm,sự hài lòng mà khách hàng đánh giá doanhnghiệp của ta hơn các doanh nghiệp khác.Trong thị trường cạnh tranh thì córất nhiều hãng, nhiều doanh nghiệp, nhiều sản phẩm để doanh nghiệp có thểlựa chọn.Chính vì vậy việc để khách hàng tin dùng, lựa chọn sản phẩm củadoanh nghiệp sẽ thực sự là thử thách đối với doanh nghiệp mà muốn thànhcông doanh nghiệp cần phải cố gắng và nỗ lực hết mình, không chỉ là trongngày một ngày hai mà là về lâu dài và trong tương lai Các khách hàng sẽluôn là những người đi cùng với sự thành công của doanh nghiệp.

Có thể nói duy trì thị trường được coi như là một biện pháp để tạo nênđược một hậu phương vững chắc cho doanh nghiệp Nó chính là nền tảnggiúp cho doanh nghiệp tồn tại và có thể đứng vững trên thị trường Tuy vậy,đó chưa phải là tất cả những gì mà doanh nghiệp cần làm bởi không có gìđảm bảo chắc chắn rằng những thành công của doanh nghiệp ngày hôm naysẽ tiếp tục thành công trong ngày mai và mãi mãi…Đó cũng đồng nghĩa vớiviệc doanh nghiệp đang tự thỏa mãn với những gì mình đang đạt được vàmột ngày nào đó doanh nghiệp sẽ phải trả giá Ngày hôm nay, sự lớn mạnhcủa mỗi doanh nghiệp đã chứng tỏ sự phát triển không ngừng, đó chính là

Trang 7

nhờ các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.Sựcạnh tranh không cho phép các doanh nghiệp đứng yên tại chỗ mà phải thựcsự vận động mạnh mẽ để vươn tới tầm cao Đó cũng chính là mong ước củamỗi doanh nghiệp muốn hướng tới Phát triển thị trường sẽ giúp các doanhnghiệp thực hiện được điều đó Có phát triển thị trường doanh nghiệp sẽ cóthêm được khách hàng mới,mở rộng được thị trường, tiêu thụ được nhiềusản phẩm và tăng được lợi nhuận và từ đó sẽ trở lại tăng quy mô, sản lượngvà đầu tư vào sản phẩm dịch vụ một cách tốt hơn Vậy phải làm gì để pháttriển thị trường Trước hết phải làm rõ khái niệm này :

Phát triển thị trường là cách thức mà doanh nghiệp đưa sảnphẩm hàng hóa hiện có của mình vào các thị trường mới để tăng lượnghàng hóa tiêu thụ.

Ngoài việc duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cầnphải phát triển sản phẩm của mình ra các thị trường mới nhờ các chươngtrình quảng bá, xúc tiến giới thiệu sản phẩm thâm nhập vào các thị trườngmới để thu hút thêm nhiều khách hàng mới Muốn làm được điều này doanhnghiệp cần phải cạnh tranh với các đối thủ khác cùng trong nghành đangcung cấp sản phẩm cùng loại trong thị trường Đây cũng là công việc chứađựng rất nhiều rủi ro bởi lẽ có thể la thị trường mới đã có hoặc chưa có đốithủ cạnh tranh Trong thị trường cạnh tranh việc thì việc thuyết phục đượckhách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp từ đó tin dùng sản phẩm làvô cùng khó khăn bởi làm được điều này doanh nghiệp không chỉ phải đảmbảo thuyết phục cho khách hàng sử dụng sản phẩm của mình mà còn phảithuyết phục được khách hàng từ bỏ nhà cung ứng cũ đã tiêu dùng trước đó.Muốn vậy doanh nghiệp cần phải thực hiện các chương trình xúc tiến giớithiệu về sản phẩm, dịch vụ một cách tốt nhất để đảm bảo rằng sản phẩm vàdịch vụ của ta tốt hơn đối thủ cạnh tranh Có như thế mới có thể thuyết phụcđược khách hàng rằng :quyết định của họ tiêu dùng sản phẩm của doanhnghiệp ta là đúng đắn và từ đó sẽ trung thành với doanh nghiệp và sản phẩmcủa doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải thực hiện quy trình các bước cụthể, tiến hành thu thập thông tin thị trường, phân đoạn thị trường, đưa cácbiện pháp phù hợp để thu hút khách hàng.Đặc biệt là doanh nghiệp phải xácđịnh cho mình đâu là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mình đang cung cấp,phát huy thế mạnh sẵn có, từ đó xây dựng cho mình một đường lối nhạy bénvà thực tế, có như vậy mới có thể dẫn đến thành công

2 Tầm quan trọng của vấn đề duy trì và phát triển thị trường sảnphẩm của doanh nghiệp

Vấn đề sinh tồn của doanh nghiệp luôn luôn gắn liền với việc tiêu thụsản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp Sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra cótiêu thụ được trên thị trường, khách hàng có chấp nhận và tin dùng sản phẩm

Trang 8

đó hay không Đây không những chỉ là vấn đề quan tâm của mỗi doanhnghiệp mà là cả một bài toán mà các doanh nghiệp muốn thành công cầnphải giải quyết được để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường Việc duytrì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp vừacó thể đứng vững trên thị trường, vừa có thể phát triển mở rộng thị trườngtiêu thụ sản phẩm Có như vậy thị phần của doanh nghiệp sẽ không ngừngtăng cao và doanh nghiệp sẽ ngày càng khẳng định được vị thế của mìnhtrên thương trường.

Từ những thống kê hàng năm của các doanh nghiệp trong nước chothấy: hàng năm các doanh nghiệp đã tự đánh mất đi 1/3 lượng khách hàngcủa mình Mà nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp không chú trọngnhiều đến việc làm thế nào để duy trì thị trường, hay nói cách khác đó là sựnơ là thiếu quan tâm đến khách hàng cũ Khi mà các doanh nghiệp đã cótrong tay được khách hàng của mình, phần lớn các doanh nghiệp coi đó làthị trường của mình và ít chú trọng đến việc sáng tạo ra các phương thứcmới trong tiếp thị, tiêu thụ và chăm sóc khách hàng Các doanh nghiệp đâubiết là chính họ đang tự làm cũ mình, ít có sự thay đổi trong khi thị trườnglại đang luôn luôn biến động với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và nhữngđường lối tiếp thị nhạy bén hơn đã đáp ứng được mong muốn của kháchhàng Việc có được khách hàng , chiếm lĩnh được thị trường là quan trọngnhưng bên cạnh đó việc giữ chân được khách hàng,giữ vững được thị trườngcũng quan trọng không kém.Muốn phát triển mở rộng doanh nghiệp phải cómột nền tảng vững chắc và một phần ở đó chính là nhờ thị trường cũ.Thịtrường ổn định đem lại phần lợi nhuận ổn định hàng tháng cho doanhnghiệp, nhờ có lợi nhuận đó nuôi dưỡng mà doanh nghiệp có thể mở rộng thịtrường và tiếp tục chiếm lĩnh thị trường mới với những đối thủ chạnh tranhmới Chính vì vậy việc giữ vững được thị trường là hết sưc quan trọng

Bên cạnh đó một công việc không thể thiếu và cũng rất quan trọng đólà doanh nghiệp phải phát triển thị trường Là một doanh nghiệp kinh doanh,doanh nghiệp không thể chỉ biết bán và phục vụ những khách hàng quenthuộc Một phần vì đó sẽ là rất lãng phí về nguồn lực và bên cạnh đó làdoanh nghiệp không thể phát triển thêm được Có phát triển thị trường thìdoanh nghiệp mới có thể mở rộng sản xuất mở rộng quy mô và tăng được lợinhuận cho mình, bên cạnh đó còn đảm bảo chắc chắn cho mình sự phát triểntrong tương lai khi đạt được đến quy mô vừa đủ , doanh nghiệp giảm đượcchi phí sản xuất sản phẩm.Hơn thế nữa phát triển thị trường tiêu thụ còn kéodài được chu kì sống cho sản phẩm của doanh nghiệp : việc chỉ bán ở mộtthị trường nhất định, muốn phát triển doanh nghiệp phải tìm cách đa dạnghóa sản phẩm, sáng tạo ra nhiếu sản phẩm mới, mẫu mã mới, hay mở rộngthêm sản phẩm Như vậy phần chi phí bù đắp vào đó sẽ rất tốn kém, nhưng

Trang 9

thay vào đó nếu doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp thị , giới thiệu sảnphẩm của mình ở các thị trường khác thì doanh nghiệp sẽ tận dụng được cáclợi thế mới của mình Một sản phẩm có thể cũ ở thị trường này nhưng trongthị trường khác nó lại là mới.

Bên cạnh đó việc phát triển thị trường sẽ đảm bảo bù đắp chi phí chophần lợi nhuận do phần thị trường cũ có thể bị hao hụt trong tương lai Hơnthế nữa khi đã thu hút đựơc thêm nhiều khách hàng mới,chiếm lĩnh thịtrường mới doanh nghiệp sẽ nâng cao được lợi nhuận của doanh nghiệp Thịphần của doanh nghiệp ngày càng tăng sẽ tạo ra uy tín lớn đối với kháchhàng và sẽ kéo theo thêm được nhiều khách hàng hơn nữa về phía mình Vìvậy có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường của mỗidoanh nghiệp là không thể thiếu.

Tóm lại việc duy trì và phát triển thị trường đối với mỗi doanh nghiệplà không thể thiếu và vô cùng quan trọng Nó sẽ ảnh hưởng quyết định đếnsự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như ở tương lai.Khi mà thị trường trong nước ngày càng biến động , hội nhập sẽ làm chotính cạnh tranh trở nên khốc liệt , nhu cầu của con người ngày càng tăng, cácdoanh nghiệp sẽ không ngừng phải phấn đấu , nỗ lực hết mình cho việc giữvững , duy trì và chiếm lĩnh thị trường.Doanh nghiệp nào thực hiện tốt cáccông việc của mình ,doanh nghiệp đó sẽ là người chiến thắng.

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề duy trì và phát triển thịtrường sản phẩm của doanh nghiệp

3.1 Các yếu tố bên trong (chủ quan )

3.1.1 Chiến lược kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp

Như ta đã biết, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì cầnphải tiêu thụ được sản phẩm.Muốn vậy mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựngcho mình một chiến lược sản phẩm để có thể tiêu thụ được sản phẩm củamình trên thị trường.Chiến lược xác định đường lối đứng đắn cho doanhnghiêp, chiến lược sẽ nhằm vào mục đích tăng thế lực của doanh nghiệp vàgiành lợi thế cạnh tranh, xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và nhữngđiều kiện cơ bản để thực hiên mục tiêu…Ngày nay, trong khung cảnh hộinhập toàn cầu hóa, thị trường và công nghệ luôn luôn biến đổi , cạnh tranhngày càng diễn ra ác liệt thì hơn bao giờ hết chiến lược ngày càng trở thànhmột nhân tố cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng quyết đinh đến sự thành bạicủa một doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cho mình mộtchiến lược phù hợp dựa trên những nguồn lực, thế mạnh sẵn có và dựa trênnhững thông tin về thị trường , khách hàng, đối thủ cạnh tranh…Chiến lượckinh doanh thực chất là một chương trình hành động tổng quát hướng tớiviệc thực hiện mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.Trong đó bao gồm :

-Chiến lược về sản phẩm

Trang 10

-Chiến lược giá cả -Quảng cáo tiếp thị -Chiến lược cạnh tranh

-Chiến lược các kênh phân phối -Xúc tiến bán hàng, sau bán hàng…

Tất cả các chiến lược trên sẽ là rất quan trọng và sẽ có ảnh hưởng lớnđến công tác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp.Ngày nay khi mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nêngay gắt những chiến lược trên về sản phẩm có thể coi như không thể thiếu vàcó ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của cả doanh nghiệp.Từ nhữngchiến lược bộ phận từ đó hướng đến những chiến lược tổng thể dài hạn sẽgiúp cho doanh nghiệp có một hướng đi vững chắc và hiệu quả giúp chodoanh nghiệp có thể thành công trên thương trường.

3.1.2 Yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm :Nguồn lực tài chính (ngân quỹ,vốn …) các tài sản vật chất (đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng cả về sốlượng và chất lượng); các tài sản vô hình (danh tiếng nhãn hiệu, danh tiếngtổ chức…)các tài sản công nghệ…

Nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến khả năngthực hiện các kế hoạch , các chiến lược của tổ chức Một doanh nghiệp cóđầy đủ nguồn lực sẽ có thế và lực để phát triển Một trong những nguồn lựcchính có ảnh hưởng trực tiếp quan trong đến doanh nghiệp đó là

+ Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Tài chính luôn là vấn đề cốt lõi quyết định nên các loại hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn tài chính có thể giúp doanhnghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, thực hiện được các kế hoạch đề racũng như các chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp Một doanh nghiệpkhông có đủ khả năng về nguồn vốn cũng sẽ rất gò bó và hạn chế trong việcthực hiện các chức năng thị trường Ở đây đòi hỏi các doanh nghiệp cần cómột sự đầu tư về vốn cũng như trang thiết bị cho sản xuẩt trong điều kiện thịtrường công nghệ luôn biến động Đặc biệt có nguồn tài chính dồi dào sẽgiúp cho doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế , những tổnthất trong kinh doanh Ở đây, doanh nghiệp cần phải tạo lập cho mình nguồnvốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn để có thể thực hiện hoạt động duy trì vàphát triển thị trường của doanh nghiệp thàn công.

+ Nguồn nhân lực

Con người chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự thất bại haythành công của doanh nghiệp Một tập thể đoàn kết , giàu trí tuệ , hăng háitrong công việc sẽ là một guồng quay rất lớn giúp cho bộ máy doanh nghiệphoạt động trơn tru Đã từ lâu các doanh nghiệp vẫn chú trọng đến chất lượng

Trang 11

nguồn nhân lực Đặc biệt với một cơ cấu tổ chức hợp lý ,khoa học sec giúpcho công ty hoạt động hiệu quả Ở đó đề cao tinh thần đoàn kết , tươngtrợ ,sự nỗ lực phấn đấu cho công việc được giao vì tổ chức, thái độ trongcông việc ,bên cạnh đó la năng lực chuyên môn, kinh nghiệm…Đưa ra kếhoạch và chiến lược là vậy nhưng quan trọng là việc thực hiện nó và hoànthành nó như thế nào không phải công ty nào cũng giống nhau Đó sẽ tùythuộc không nhỏ vào những con người trong tổ chức, chính là nguồn nhânlực

Tóm lại , có thể nói rằng nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởnglớn tới việc duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp Bêncạnh hai yếu tố tài chính và nguồn nhân lực còn có các yếu tố khác nữa nhưcác tài sản vật chất, tài sản vô hình, công nghệ …cũng có những ảnh hưởngnhất định đến khả năng duy trì và phát triển thị trường doanh nghiệp Vì vậydoanh nghiệp cần có sự quan tâm đúng mức, chú ý đến từng khía cạnh và cónhững biện pháp phân bổ hợp lý, khoa học nguồn lực để có thể tạo ra nhữnglợi thế lớn cho minh trong việc cạnh tranh,duy trì và phát triển thị trường

3.2 Các yếu tố bên ngoài ( khách quan )3.2.1 Thị trường và khách hàng

* Thị trường và thông tin thị trường

Thị trường chính là nơi gặp gỡ trao đổi giữa doanh nghiệp với kháchhàng, có thể nói thị trường có ảnh hưởng quyết định đến sản lượng tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp Thị trường xác định mức cung và mức cầu sảnphẩm mà ở đó cả doanh nghiệp và người mua đạt được lợi ích tối ưu Tạimột thời điểm, nếu như có sự chênh lệch giữa cung và cầu sản phẩm củadoanh nghiệp cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp nếu nhưdoanh nghiệp không nắm bắt rõ và có những điều chỉnh hợp lý Khi có thêmnhiều nhà cung cấp về một sản phấm, thị trường sẽ dư cung hàng hóa, việcnày sẽ làm cho doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn trong việc tiêu thụ sảnphẩm bởi doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với những đối thủ , bêncạnh đó khách hàng cũng sẽ có nhiều sự lựa chọn sản phẩm.Nếu doanhnghiệp không có các biện pháp ứng phó kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến thất bại.Ngược lại nếu vì một lý do nào đó mà cầu về sản phẩm của doanh nghiệptăng nhanh mà doanh nghiệp lại không lắm được thông tin này thì sẽ tự đánhmất đi cơ hội phát triển Có thể nói đối với một doanh nghiệp kinh doanh thìviệc tìm hiểu và nắm rõ thông tin thị trường là rất quan trọng Thông tin thịtrường đầy đủ sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những quyết định chiến lượccủa doanh nghiệp trong việc duy trì,giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụsản phẩm.

*Khách hàng

Trang 12

Khách hàng là những người sẽ trực tiếp tiêu dùng và sử dụng sản phẩmcủa doanh nghiệp và cũng là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tạicủa doanh nghiệp Một nhà kinh tế đã nói rằng :”Trong công ty ,chỉ có mộtông chủ duy nhất đó là khách hàng, khách hàng có thể đuổi việc bất kỳ ai ,từ giám đốc đến nhân viên, đơn giản chỉ bằng một hành động : mua hàng ởmột công ty khác “.Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của khách hàng đối vớimột doanh nghiệp Ngày nay , trong thời kỳ hội nhập toàn cầu , cùng với sựthay đổi lớn mạnh của nền kinh tế ,kỹ thuật khoa học công nghệ thì nhu cầucủa con người cũng có nhiều thay đồi.Chính nhu cầu của họ sẽ quyết địnhđến hành vi tiêu dùng của họ Việc doanh nghiệp cần phải nắm bắt đầy đủ vànhanh chóng thông tin về nhu cầu khách hàng sẽ quyết định đến khả năngthành công của doanh nghiệp.Như vậy khách hàng và nhu cầu khách hàngquyết định đến quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệpvà là yếu tố hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh.

* Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh gồm các doanh nghiệp hiện có mặt trong nghànhvà các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào nghành trong tươnglai Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mô lớn trong nghànhcàng nhiều thì mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt Cạnh tranh là quá trìnhđấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững được trên thịtrường và tăng lợi nhuận , trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình vềgiá trị sử dụng của sản phẩm, giá bán và cách thức phục vụ khách hàng.Sựcạnh tranh một mặt sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng cáchình thức như loại doanh nghiệp đó ra khỏi thị trường hoặc các doanhnghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp ,mặt khác sẽ khuyến khích các doanhnghiệp có chi phí thấp bằng cách doanh nghiệp có chi phí thấp càng thuđược lợi nhuận cao Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnhtranh đã tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảmchi phí sản xuất, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanhnghiệp.Phân tích đối thủ cạnh tranh trong nghành nhằm nắm các điểm mạnhvà yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình nhằm tạo được thếđứng vững chắc trong môi trường cạnh tranh

3.2.2 Các yếu tố về môi trường* Môi trường kinh tế

Trạng thái của môi trường kinh tế xác định sự lành mạnh , thịnhvượng của nền kinh tế, nó luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệpvà các nghành Vì thế doanh nghiệp phải nghiên cứu môi trường kinh tế đểnhận ra các thay đổi, khuynh hướng và các hàm ý chiến lược của nó.Môitrường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanhnghiệp hoạt động Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể

Trang 13

làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó.Bốn nhân tố quan trọngtrong môi trường kinh tế đó là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất , tỷsuất hối đoái, và tỷ lệ lạm phát.

Tăng trưởng kinh tế dẫn đến một sự bùng nổ về chi tiêu của khách

hàng, vì thế có thể đem lại khuynh hướng thoải mái hơn về sức ép cạnhtranh trong một nghành.Điều này có thể cống hiến cho các công ty cơ hội đểbành trướng họat động và thu lợi nhuận cao hơn Ngược lại, suy giảm kinhtế sẽ dẫn đến giảm chi tiêu của người tiêu dùng, và do đó làm tăng sức épcạnh tranh Nền kinh tế suy giảm thường gây ra các cuộc chiến tranh giátrong các nghành bão hòa.

Mức lãi suất có thể tác động đến nhu cầu về sản phẩm của công

ty.Lãi suất là một nhân tố quan trọng khi khách hàng phải vay mượn để tàitrợ cho hoạt động mua sắm của họ về các hàng hóa này

Tỷ giá hối đoái xác định giá trị đồng tiền các quốc gia Sự dịch

chuyển của tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp lên tính cạnh tranh của cáccông ty trong thị trường toàn cầu.Khi giá của nội tệ thấp so với giá trị củacác đồng tiền khác , các sản phẩm làm trong nước sẽ rẻ hơn tương đối so vớicác sản phẩm làm ở nước ngoài Đồng nội tệ giá trị thấp hay suy giảm sẽgiảm mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài,trong khi lại tạo cơhội cho việc tăng doanh số bán ra bên ngoài.

Lạm phát có thể làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nền

kinh tế tăng trưởng chậm hơn, lãi suất cao hơn, các dịch chuyển hối đoáikhông ổn định.Nếu lạm phát tăng, việc lập kế hoạch đầu tư trở nên mạohiểm Đặc tính then chốt của lạm phát là nó gây ra khó khăn cho các dự kiếnvề tương lai Trong một môi trường không có lạm phát ,doanh nghiệp khó cóthể dự kiến một cách chính xác giá trị thực của thu nhập nhận được từ dự án5 năm.Sự không chắc chắn như vậy làm cho công ty không dám đầu tư.Tìnhtrạng đâu tư cầm cự của các công ty trong trường hợp lạm phát tăng sẽ làmgiảm các hoạt động kinh tế, cuối cùng đẩy nền kinh tế đến chỗ đình trệ Nhưvậy, lạm phát cao là một đe dọa đối với doanh nghiệp và ảnh hưởng tới khảnăng thực hiện các kế hoạch duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp

* Môi trường công nghệ

Với không gian lan tỏa và đa dạng, các thay đổi công nghệ tác độnglên nhiều bộ phận của xã hội Các tác động này chủ yếu thông qua các sảnphẩm, quá trình công nghệ, và vật liệu mới Phân đoạn công nghệ bao gồmcác thể chế , các hoạt động liên quan đến việc sáng tạo ra các kiến thức mới,chuyển dịch các kiến thức đó đến các đầu ra, các sản phẩm, các quá trình vàcác vật liệu mới.Thay đổi công nghệ có thể làm cho các sản phẩm hiện có bịlạc hậu chỉ sau một đêm,đồng thời nó có thể tạo ra hàng loạt khả năng về sản

Trang 14

phẩm mới Vì vậy đối với mỗi doanh nghiệp,việc cần cập nhật các tin tứcthay đổi công nghệ cũng rất cần thiết để có thể tránh cho sản phẩm bị lạc hậuvà mở ra những cơ hội mới về sản phẩm mới Công nghệ có thể rút ngắn cácquá trình sản xuất , giảm chi phí, mang lại sự năng suất hiệu quả do đó sẽ cótác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp ,đặc biệt trong quá trìnhduy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp.

*Môi trường văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội liên quan đến các thái độ xã hội và các giá trị vănhóa.Bởi vì các giá trị văn hóa và thái độ xã hội tạo nên nền tảng của xã hội,nó thường dẫn dắt các hành vi xã hội cũng như hành vi tiêu dùng của xãhội.Giống như những thay đổi công nghệ các thay đổi xã hội cũng tạo ra cáccơ hội và đe dọa Văn hóa xã hội dễ dàng tạo ra các dịch chuyển xã hội, cácdoanh nghiệp nếu có thể nắm bắt được sự thay đổi văn hóa hay ý thức tiêudùng của khách hàng trong từng thời kỳ sẽ sớm thu hoạch lợi nhuận to lớn.Ngoài ra khi doanh nghiệp tiến hành thâm nhập vào thị trường mới ,việc tìmhiểu và nghiên cứu môi trường văn hóa xã hội của thị trường đó cũng sẽ làcẩn thiết để doanh nghiêp có thể hiểu hơn về văn hóa của họ và đáp ứng sảnphẩm đánh vào tâm lý tiêu dùng xã hội của họ Có như vậy sản phẩm củadoanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng Trái lại nếu doanhnghiệp không quan tâm mà vô tình sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệpkhông phù hợp hay đi ngược lại với chuẩn mực văn hóa ở khu vực đó thì sảnphẩm đó sẽ sớm bị thất bại và sẽ bị khách hàng tẩy chay.

*Môi trường nhân khẩu học

Phân đoạn nhân khẩu học trong môi trường liên quan đến dân số, cấu trúctuổi, phân bố địa lý, cộng đồng các dân tộc, và phân phối thu nhập.Phân bốdân cư về mặt địa lý có thể gây ra lợi thế cũng như khó khăn cho doanhnghiệp.Cấu trúc vể độ tuổi,dân tộc hay phân phối thu nhập có thể giúp doanhnghiệp phân đoạn thị trường và tiếp cận tới mỗi khu vực với các dich vụkhác nhau ưu tiên vào đặc điểm của phân đoạn thị trường đó

* Môi trường chính trị - pháp luật

Các nhân tố chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ của cáccơ hội và đe dọa từ môi trường Điều chủ yếu trong môi trường chính trịpháp luật là cách thức mà các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến chínhphủ , và cách thức chính phủ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.Thay đổi của môitrường chính trị pháp luật sẽ gây ảnh hưởng đến cạnh tranh.

Các doanh nghiệp phải phân tích cẩn thận các triết lý , các chính sách mới cóliên quan của quản lý nhà nước Luật chống đồng quyền, luật thuế, cácnghành lựa chọn để điều chỉnh ưu tiên, luật lao động, là những lĩnh vựctrong đó các chính sách quản lý nhà nước có thể tác động đến các họat độngvà khả năng sinh lợi của nghành hay của các doanh nghiệp

Trang 15

Trên phạm vi toàn cầu các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt cácvấn đề đáng quan tâm về chính trị pháp luật Ví dụ các chính sách thươngmại , các rào cản bảo hộ có tính quốc gia

4 Một số mô hình nhằm xây dựng chiến lược duy trì và phát triển thịtrường tiêu thụ sản phẩm cho công ty

4.1 Sử dụng mô hình chiến lược sản phẩm

Mô hình này sử dụng các giải pháp chiến lược về sản phẩm trong từngthị trường : đối với các sản phẩm hiện có, sản phẩm mới trong thị trường cũvà thị trường mới Nhờ xem xét các yếu tố mô hình này cơ cấu lại các chiếnlược phát triển nhằm mục tiêu phát triển thâm nhập sâu vào thị trường, mởrộng sản phẩm và hội nhập theo chiều dọc

Sản phẩm hiện nay Sản phẩm mới

4.2 Sử dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hộithách thức

Ma trận swot được hình thành từ việc phát triển theo hàng nhằm liệt kêcác yếu tố môi trường theo hai hướng : các cơ hội và các nguy cơ Phát triểntheo cột nhằm liệt kê các yếu tố nội bộ doanh nghiệp theo hai hướng: cácđiểm mạnh và điểm yếu

Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận căn cứ vào mục tiêu vàphương hướng phát triển kinh doanh, động cơ thúc đẩy có thể thiết lập các

5.Đa dạng hóa sản phẩm mới hoặc thị trường mới

- Có liên quan-Không liên quan

4 Hội nhập theo chiều dọc

-Hội nhập theo chiều xuôi -Hội nhập theo chiều ngược

3 Mở rộng thị trường

-Mở rộng địa lý

-Nhắm vào phân khúc mới

1.Phát triển trong thị trường sp hiện nay

-Tăng thị phần

-Tăng sự sử dụng sản phẩm -Tăng tần số sử dụng -Tăng số lượng sử dụng

-Tìm ứng dụng mới cho người sử dụng

Thị trường Mới

Trang 16

kết hợp Về nguyên tắc có 4 loại kết hợp được thiết lập đó là : cơ hội kết hợpvới điểm mạnh, có kết hợp OS ; cơ hội kết hợp với các điểm yếu : OW ; đedọa kết hợp với các điểm mạnh : TS ; đe dọa kết hợp với các điểm yếu : TW

Ma trận điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-thách thức (SWOT)

Phối hợp các kết hợp ở bảng biểu trên ma trận swot theo các mục tiêuưu tiên trong thời kỳ chiến lược theo hướng tận dụng, khai thác triệt để cáccơ hội, tránh các rủi ro, phát huy các điểm mạnh và che chắn các điểm yếucủa doanh nghiệp cho phép hình thành các phương án chiến lược.

5 Một số biện pháp duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp

Để có thể thành công trong công tác duy trì và phát triển thị trườngtiêu thụ sản phẩm công ty phải xây dựng được những mục tiêu cụ thể và mộthướng đi đúng đắn cho riêng mình

Các yếu tố cơ c ác hội thách thứcyếu tố môi

trường kinhdoanh

2 ………

3 ……….

Trang 17

trong ngắn hạn hay dài hạn Doanh nghiệp có thể tập trung vào các chiếnlược bộ phận như :

-Chiến lược sản phẩm-Chiến lược giá cả-Chiến lược phân phối

-Chiến lược quản cáo tiếp thị-Chiến lược thị trường

-Chiến lược cạnh tranh

-Dịch vụ xúc tiến bán hàng, sau bán hàng……….

5.1 Chiến lược về sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh trên cơ sở đảm bảothỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu khách hàng trong thời kỳ hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.Sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp ranhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, khách hàng nên doanh nghiệp cần chútrọng đến các vấn đề như mẫu mã sản phẩm, kiểu dáng, tính năng…Ngàynay nhu cầu của con người có xu hướng hướng tới sự hoàn mỹ, vẻ đẹp độcđáo cũng như tính năng của sản phẩm Đáp ứng được sự thỏa mãn đó củakhách hàng chắc chắn doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế trong việc tiêu thụsản phẩm và cạnh tranh với bên ngoài.

Bên cạnh đó một yếu tố không thể thiếu và cũng ảnh hưởng rất lớnđến khả năng tiêu thụ sản phẩm đó là chất lượng của sản phẩm.Một yếu tốmà khách hàng không thể không quan tâm chính là chất lượng sản phẩm màhọ tiêu dùng.Dù sản phẩm đó có đẹp về mẫu mã , đa dạng về tính năngnhưng không bền,không chất lượng thì sớm hay muộn cũng sẽ bị phủ nhậnbởi chính chất lượng mới là điểm ưu tiên hàng đầu để khách hàng có quyếtđịnh lựa chọn sản phẩm đó hay không.Một nghiên cứu đã đánh dấu bướcchuyển biến mới của cách nhìn về tiếp cận lợi thế cạnh tranh về sản phẩmcủa doanh nghiệp :kết quả cho biết 82% các lãnh đạo doanh nghiệp ở Mỹkhi hỏi đều đề cao chất lượng sản phẩm như là một lợi thế cạnh tranh có tínhchất quyết định đến chiến lược sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.Nói như vậyđể thấy rằng chiến lược về sản phẩm có ý nghĩa như thế nào trong cạnh tranh.Vì vậy chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tốquan trọng và quyết định tới việc tiêu thụ và khả năng cạnh tranh sản phẩmtrên thị trường : xác định kích thước của tập hợp sản phẩm tung ra thị trườngnhư xác định số loại sản phẩm, số lượng,chủng loại,số mẫu mã của mỗichủng loại bên cạnh đó là nghiên cứu sản phẩm mới thay thế để đảm bảotính liên tục của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng duy trì và phát triểnsản phẩm của doanh nghiệp

Trang 18

Thực hiện công tác về sản phẩm là phương thức doanh nghiệp trên cơsở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng trong từngthời kỳ hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần trả lời được các câuhỏi : doanh nghiệp sản xuất cái gì và sản xuất cho ai?sản xuất bao nhiêu, lúcnào và như thế nào?.Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định những chiến lược,chính sách cho hợp lý để phát triển sản phẩm

- Doanh nghiệp sẽ xác định kích thước của tập hợp sản phẩm tung rathị trường : xác định số loại sản phẩm, số lượng chủng loại số mẫu mã củamỗi chủng loại và thị trường tiêu thụ Doanh nghiệp có nhiều cách lựa chọnhoặc sản xuất và cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau, hoặc cố định vàomột vài loại nhưng có nhiều chủng loại ; hoặc chỉ chọn một loại sản phẩmvới một vài chủng loại nhưng mẫu mã thì đa dạng.Nâng cao chất lượng sảnphẩm

- Nghiên cứu sản phẩm mới là một yêu cầu tất yếu cần thiết trong điềukiện tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trựctiếp, cạnh tranh chất lượng sản phẩm và mỗi loại sản phẩm đều có chu kỳsống nhất định Do vậy doanh nghiệp cần có sản phẩm mới thay thế đảm bảotính liên tục của quá trình hoạt động sản xuất nếu doanh nghiệp muốn thựchiện tốt công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

5.2 Chiến lược giá và chính sách giá

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp bên cạnh chất lượng sản phẩm đó là giá cả sảnphẩm Mặc dù trên thị trường hiện nay, cạnh tranh bằng giá cả ngày càngnhường chỗ cho cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm nhưng giá cả vẫn hiệncó vai trò quan trọng Trong một nền kinh tế giá cả vẫn thường là một tiêuchuẩn xác định lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán Tuy nhiênngười mua sẽ chỉ bỏ tiền ra mua hàng hóa khi hàng hóa đó là thứ họ đangcần và phù hợp với túi tiền của họ.

Trong trường hợp cùng một loại sản phẩm lại có nhiều người sảnxuất , giả sử chất lượng của chúng đều như nhau thì lẽ đương nhiên là kháchhàng sẽ mua sản phẩm của nhà sản xuất nào bán giá rẻ hơn Mặt khác , sảnphẩm hàng hóa là thứ được sản xuất ra không phải để người làm ra nó tiêudùng mà là để bán , và muốn bán được phải có giá cả phù hợp Như vậyviệc quan tâm đến vấn đề giá cả sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ là mộttrong những tác động trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Ngoài ra , không phải lúc nào giá rẻ thì hàng hóa cũng bán được nhiềuvà thu hút được nhiều khách hàng mà nó còn phụ thuộc vào việc hàng hóađó thuộc chủng loại nào Gía hàng hóa đó còn tùy thuộc vào thương hiệu sảnphẩm mà khách hàng cảm nhận được giá trị của nó và sẵn sàng chi trả để cóđược sự yên tâm về chất lượng hoặc nó còn thể hiện đẳng cấp của người tiêu

Trang 19

dùng sản phẩm hàng hóa đó.Chính vì vậy việc xác định rõ ưu điểm , thếmạnh của sản phẩm để từ đó xây dựng một chiến lược giá hợp lý sẽ là rấtcần thiểt cho việc tiêu thụ và phát triển thị trường sản phẩm thành công

Doanh nghiệp cần tập trung vào vấn đề này để có một chính sách giácho phù hợp để có thể kích thích sự tiêu dùng về sân phẩm Doanh nghiệp cóthể đưa ra mục tiêu cho sản phẩm và căn cứ để định giá hợp lý, ngoài ra cóthể đưa ra các chương trình ưu đãi về giá đối với sản phẩm, đối với từng đốitượng khách hàng, trong từng thời kỳ …đó sẽ tạo hấp dẫn, thu hút,tạo niềmtin từ khách hàng để từ đó doanh nghiệp có thể tiêu thụ được nhiều sảnphẩm.

5.3 Chiên lược kênh phân phối

Kênh phân phối là phương hướng thể hiện cách mà doanh nghiệpcung ứng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường lựachọn Kênh phân phối có vai trò quan trọng, nếu doanh nghiệp xây dựng hợplý sẽ làm cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được an toàn, tăng cường khả năngliên kết trong kinh doanh Vì vậy chú trọng mở rộng các kênh phân phốicũng có tầm quan trọng và sẽ ảnh hưởng nhiều đến công tác tiêu thụ, duy trìvà phát triển thị trường tiêu thụ của công ty.Thực hiện tốt công việc này sẽgiúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả, phân phối nhanh,tiêu thụ được nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng, chi phí thấp Doanhnghiệp cần nghiên cứu , tìm hiểu và phát triển hệ thống phân phối hợp lý.Dựa vào mục tiêu phân phối và thị trường tiêu thụ, từ đó căn cứ xây dựngchiến lược phân phối và lựa chọn kênh phân phối hợp lý

5.4 Chiến lược quảng cáo tiếp thị, chiến lược thị trường

Quảng cáo và tiếp thị chính là các chiến lược sử dụng các kỹ thuậtmaketing ,tiếp thị bán hàng nhằm mục đích cho cung và cầu về sản phẩmgặp nhau Tầm quan trọng của chiến dịch quản cáo và tiếp thị đó là giớithiệu và xây dựng hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp đến với kháchhàng.Quảng cáo và tiếp thị giúp khách hàng có những thông tin đầy về sảnphẩm, tính năng, ưu điểm của sản phẩm ,ngoài ra còn đem lại cho kháchhàng sự thiện cảm,kích thích và lôi kéo khách hàng tiêu dùng sản phẩmđó.Thông qua định vị nhãn hiệu quảng cáo chức năng maketinh có thể làmtăng giá trị mà khả năng nhận thức được trong sản phẩm của công ty Hơnnữa hoạt động này giúp tạo ra ấn tượng dễ chịu về sản phẩm của doanhnghiệp trong tâm trí của khách hàng,do đó nó làm tăng giá trị Một sản phẩmkhi được mọi người biết đến sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tiêuthụ bởi thực tế đã chứng minh rằng : nhiều khách hàng còn thờ ơ với hànghóa của doanh nghiệp là do họ còn chưa biết nhiều về sản phẩm cũng nhưcác tính năng ưu điểm của nó Việc xác định đúng đắn đường lối chiến lược

Trang 20

tiếp thị quảng cáo sẽ là thế mạnh của công ty , nó sẽ làm cho công việc bánhàng trở nên dễ dàng hơn và bên cạnh đó là phát triển và mở rộng thị trường

Vì vậy để có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm, để khách hàng có thểbiết nhiều hơn về sản phẩm : mẫu mã , kiểu dáng, chức năng thì doanhnghiệp cần tích cực trong các chiến dịch quản cáo tiếp thị và xúc tiến thịtrường Đây cũng là một trong những biện pháp tốt để doanh nghiệp có thểcạnh tranh về sản phẩm trên thị trường, bên cạnh đó là đẩy mạnh công tácduy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm

5.5 Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng

Việc chăm sóc khách hàng bằng những dịch vụ sau bán hàng cũng làrất quan trọng Những dịch vụ yểm trợ hợp lý sẽ giữ được khách hàng cũ vàthu hút thêm được niềm tin từ nhiều khách hàng mới.Khách hàng họ cần đếnsự quan tâm của doanh nghiệp khi họ đã tiêu dùng sản phẩm,vấn đề giải đápcác thắc mắc, dịch vụ bảo hành sản phẩm… đó cũng sẽ là ảnh hưởng khôngnhỏ đến việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sau này củadoanh nghiệp

Doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới dịch vụ sau bán hàng bởi đâycũng là một trong những chiến lược cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ củadoanh nghiệp Dịch vụ hỗ trợ bán hàng và sau bán hàng sẽ giúp doanhnghiệp tạo được niềm tin, giữ chân được khách hàng

5.6 Các yếu tố khác

Ngoài ra để thực hiện tốt được những công việc trên thì doanh nghiệpcũng cần phải quan tâm đến những vấn đề khác nữa như : nghiên cứu tìmhiểu thị trường,nghiên cứu môi trường, nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu đốithủ cạnh tranh Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo những vấnđề về nguồn lực để có thể có đủ điều kiện thực hiện tốt những mục tiêu đềra Đây cũng là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến côngtác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp thực hiện tốt những công việc này thì sẽ là tiền đề và là cơ sở chonhững quyết định đúng đắn cho những đường lối, chiến lược sản phẩm đểdoanh nghiệp thành công.

Trang 21

Chương II : Thực trạng tình hình duy trì và phát triển thị trườngsản phẩm tại công ty TNHH Nhật Bản

I Khái quát chung về công ty TNHH Nhật Bản

1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhật BảnTên công ty : Công ty TNHH Nhật Bản.

Tên giao dịch : Japan Company limitedVT : Japan CO., LTD

Công ty được thành lập từ ngày 01 tháng 9 năm 2003 với tên ban đầu là : Công ty TNHH cơ khí Nhật Bản ; và đến ngày 17 tháng 02 năm 2006 công ty đã chính thức chuyển đổi thành công ty TNHH Nhật Bản

Trụ sở chính của công ty :N10/8 ,ngõ 3 tổ 3phố Định Công ,quận Hoàng Mai ,Thành phố Hà Nội

Công ty được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là : 1.500.000.000 đồng

(một tỷ năm trăm triệu đồng Việt Nam)

Công ty TNHH Nhật Bản là công ty TNHH có 2 thành viên trở lên cógiấy phép kinh doanh số : 0102009799 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 01 tháng 09 năm 2003

Ngành nghề kinh doanh của công ty : Khóa và các phụ kiện về khóa-Vốn lao động:đến nay công ty đã có 40 cán bộ công nhân viên,riêng bộphận trực tiếp sản xuất là 31 người

- Về thiết bị sản xuất: công ty đã chú trọng đầu tư trang bị hệ thống thiết bịđáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm Cho đến nay công ty vẫnkhông ngừng đầu tư thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và chấtlượng sản phẩm với mục đích cuối cùng là không ngừng mang lại sự thỏamãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty

2 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty TNHH Nhật Bản

Trong lĩnh vực hoạt động của mình công ty chuyên nhận các đơn đặthàng từ phía các đối tác, khách hàng có nhu cầu trong và ngoài nước từ đónhập , sản xuất ,lắp ráp và đóng gói hoàn chỉnh sản phẩm trao cho kháchhàng sản phẩm hoặc các phụ kiện khóa

Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại khoá cửa, các loại phụ kiện khoá.

Thị trường hoạt động : chủ yếu là trong nước

Khách hàng của công ty bao gồm tất cả khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty,chủ yếu với khách hàng trong nước ở tất cả các miền Bắc,Trung, Nam.

Sản phẩm của công ty đã được biết đến rộng rãi và được khách hàng ưa chuộng trong những năm gần đây.Trong tương lai công ty sẽ còn tiếp tục

Trang 22

phát triển ,nâng cao sản xuất ,mở rộng quy mô và nâng cao uy tín trên thị trương trong nước cũng như quốc tế.

Là một trong những công ty tư nhân của cả nước công ty cũng đang chuyển mình theo xu hướng phát triển hội nhập của đất nước.Phấn đấu bằng nghị lực của mình góp phần vào sự phát triển chung của đất nước,xây dựng xã hội phát triển giàu mạnh ,tiến bộ, văn minh.

2 Tổ chức bộ máy và hoạt động của công ty TNHH Nhật Bản2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Bộ máy quản lý nói chung

Bộ máy quản lý nói chung đã được tổ chức sắp xếp lại một cách gọn nhẹ và hợp lý ,phân công công việc cho cán bộ công nhân viên phù hợp với chuyên môn và trình độ của họ để họ có thể phát huy được năng lực của mình.Chínhvì thế mà các bộ công nhân viên trong công ty đều cảm thấy phấn khởi , gắn bó và có trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển công ty

Hiện nay công ty có 40 cán bộ công nhân viên ,gồm có 4 phòng ban và một xưởng sản xuất gồm 4 phân xưởng.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức :

Trang 23

Bộ máy quản lý của công ty

Hiện nay công ty có 40 cán bộ công nhân viên trong đó bộ phận trực tiếp sảnxuất là 31 người chiếm 77.5% trong tổng số cán bộ công nhân viên Với số cán bộ công nhân viên thuộc bộ phận quản lý như vậy, công ty đã tổ chức thành một bộ máy quản lý chặt chẽ với chế độ một thủ trưởng đảm bảo cho tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả.

*Hội đồng thành viên (HĐTV) : là cơ quan quyết định cao nhất của công

ty.Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty Hội đồng thành viên bầu , miễn nhiệm ,bãi miễn , bãi nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên giám đốc hoặc tổng giám đốc , kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại điều công ty

* Nhiệm vụ của hội đồng thành viên

- Quyết định phương hướng phát triển của công ty

Phßng kü

thuËtPhßng KCSQL s¶n xuÊt

Trang 24

- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phươngthức huy động thêm vốn

- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổnggiá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty

- Thông qua hợp đồng vay ,cho vay , bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty

- Bầu , miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, quyết định bổnhiệm , miễn …,cách chức giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng

- Quyết định mức lương, lợi ích khác với giám đốc, phó giám đốc, kế toántrưởng

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chialại lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.

- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty- Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện - Sửa đổi bổ xung điều lệ công ty

- Quyết định tổ chức lại công ty- Quyết định giải thể công ty

- Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại luật doanh nghiệp

*Chủ tịch hội đồng thành viên

Do hội đồng thành viên bầu ra, có các quyền và nghĩa vụ

- Chuẩn bị chương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên

- Chuẩn bị chương trình, nội dung, thiệu họp hội đồng thành viên hoặc lấy ýkiến các thành viên

- Triệu tập và chủ tọa cuộc họp của Hội Đồng Thành Viên hoặc thực hiệnlấy ý kiến các thành viên

- Giám sát việc tổ chức thực hiện các quyết định của HĐTV- Thay mặt HĐTV ký các quyết định của HĐTV

- Các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại luật doanh nghiệp

* Giám đốc công ty : Là người đại diện pháp nhân của công ty và có quyết

định cao nhất về điều hành công ty , chịu trách nhiệm chung mọi mặt hoạtđộng sản xuất kinh doanh trước nhà nước , trước pháp luật và tập thể các bộphận nhân viên trong công ty

Quyền :+ Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐTV

+ Quyết định tất cả các vấn đề liên quan hoạt động hàng ngàycủa công ty

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tưcủa công ty

+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty

Trang 25

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lýtrong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của chủ tịch hội đồngquản trị

+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộcthẩm quyền của chủ tịch hội đồng quản trị

+ Kiến nghị phản ánh sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoảnlỗ trong kinh doanh

*Phó giám đốc : là người trực tiếp điều hành việc sản xuất ,kinh

doanh của công ty.phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và hộiđồng thành viên của công ty.Ngoài ra phó giám đốc cũng có quyền thammưu trợ giúp cho giám đốc về các mảng liên quan

2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

-Phòng kinh doanh : có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ

ngắn hạn và dài hạn đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời các thôngtin cần thiết để cân đối giữa vật tư, lao động với máy móc thiết bị Nhiệmvụ quan trọng nhất phòng kinh doanh là nghiên cứu thị trường , tìm và pháthiện nhu cầu và giới thiệu sản phẩm của công ty trên thị trường đảm bảoviệc sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả:

-Phòng kế toán : có nhiệm vụ là lập và thực hiện kế hoạch tài chính tính

toán ghi chép chính xác về nguồn vốn ,tình hình tài sản cố định , các loại vậttư, vốn bằng tiền , lập và báo cáo kế toán đầy đủ ,kịp thời Bên cạnh việcthực hiện kế toán sản xuất kinh doanh còn thực hiện thanh quyết toán vớinhà nước.

Phòng kế toán tổ chức theo kiểu tập trung,mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinhđược thực hiện ở phòng kế toán kể từ khâu ghi sổ kế toán chi tiết,, tổng hợpđến lập báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán

-Phòng KCS : Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập

kho và giao cho khách hàng

-Phòng kỹ thuật : Phối hợp với phòng kinh doanh xây dựng định mức kỹ

thuật , tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm , quy cách từng mặt hàng Ngoài raphòng kỹ thuật còn kiêm nhiệm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị.

-Phân xưởng sản xuất

+Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của phân xưởng , bố tri từng đội sản xuất sao cho phù hợpvới khả năng văn trình độ của họ

Trang 26

2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh công ty TNHH Nhật Bản

Hiện nay ,về tổ chức sản xuất công ty có bốn phân xưởng sản xuất chính vớicác chức năng, nhiệm vụ của từng phân xưởng

Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty TNHH Nhật Bản :

-Phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập định hình ra cáckhuân mẫu (phôi, ke, khoá…)hay đúc tay nắm nhôm , đồng thoi để tiện lõikhoá.Nếu sản phẩm đơn giản thì phân xưởng có thể làm hoàn chỉnh như bảnlề, chốt cửa …Đây là phân xưởng có số lượng lớn nhất trong công ty vàcũng là đơn vị mạnh nhất tạo ra sản lượng lớn nhất trong công ty.Phânxưởng có các nhóm công nhân đảm nhiệm những công việc cụ thể hơn :khuôn, dập,nguội ,khoan rèn…

-Phân xưởng cơ điện có trách nhiệm sửa chữa thường xuyên ,trung và đại tumáy móc, thiết bị trong công ty kể cả phần cơ và phần điện.Phân xưởng nàyđảm bảo cho các phân xưởng khác làm việc liên tục , không bị gián đoạn vìmáy móc, thiết bị hay đường điện bị sự cố.Ngoài ra , phân xưởng còn chịutrách nhiệm chế tạo khuôn mẫu ke, bản lề, khoá Đây là nhiệm vụ khá quantrọng , là công việc khá phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao để đảm bảo khiđúc chi tiết khoá có thể khớp nhau được.

Phân xưởng này gồm các nhóm hoàn thành những công việc như phay, tiện,sửa chữa, …

-Phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các loại khoá từ bộ phận,chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh.Phân xưởng này hoàn thành những côngviệc như :lắp, khoan, bao gói …

Gi¸m §èc

Phã Gi¸m §èc

r¸pPX m¹ vµ vÖ sinh

Trang 27

-Phân xưởng mạ : có nhiệm vụ mạ quai khoá, ke, bản lề, chốt cửa…Côngnghệ mạ đòi hỏi có kỹ thuật cao và theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt đểđảm bảo sản phẩm mạ có độ bền và độ bóng cao.

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Loại hình chế biến của công ty là kiểu chế biến liên tục , quy mô sản xuấtthuộc loại nhỏ mặc dù sản phẩm của công ty gồm nhiều loại có kết cấu phứctạp, có những đặc tính khác nhau về kích cỡ, yêu cầu cả về kỹ thuật nhưngnhìn chung các sản phẩm có thể tạo ra trên cùng một quy trình sản xuất theocùng một phương pháp công nghệ , cụ thể quy trình công nghệ chế tạo sảnphẩm của công ty gồm các giai đoạn sau:

Thứ nhất : giai đoạn chế tạo phôi tạo ra các chi tiết, các bộ phận sản phẩmdưới dạng thô (phôi) Sau đó phôi được chủ yếu chuyển sang giai đoạn giacông cơ khí để chế biến thành chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm hoàn chỉnh cóthể bán ra ngoài dưới dạng thành phẩm

Thứ hai : giai đoạn gia công cơ khí chủ yếu chế tạo ra các chi tiết , các bộphận có tính năng ,tác dụng nhất định để lắp ráp thành sản phẩm.

Thứ ba :giai đoạn lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm là giai đoạn cuối cùngtrong quá trình công nghệ.

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:

Tất cả các phân xưởng trên đều chịu sự điều khiển của quản đốc phân xưởngmà người trực tiếp chỉ đạo là phó giám đốc

Do sản phẩm hoàn thành có kết cấu khá phức tạp , hầu hết các sản phẩm đểhoàn thành được phải có sự chuyển giao giữa các bộ phận sản xuất.Vì vậy

Nguyên vật liệu

PX lắp ráp

TP nhập kho

Trang 28

giữa cá phân xưởng trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùngsản xuất ra cùng một loại sản phẩm

3 Về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm3.1 Sản phẩm

Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại khoá cửa, các loại phụ kiện khoágồm có nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau đáp ứng nhu cầu của thịtrường Có thể kể đến các dòng sản phẩm chủ yếu mà công ty cung cấp ra thịtrường như :

-Bản lề sàn : Loại 150kg gồm có H-233Z , HS-233ZLoại 105 kg gồm HS-222Z , H-222Z-Khóa cao cấp : Loại MMC-05, loại MD-05

-Khóa tay gạt : Khóa Loại V : 85-58 (LV-SLU-DLV )Khóa loại T :85-58 (DLT-SLT-LT)Khóa loại K : 85-58 (DLK-SLK-LK)

-Khóa nắm tròn : Loại A : U65, A300, A400, AL100, A100Loại C : C200, C600 , C800, C300 ,C900 ,C500

Sản phẩm của công ty đã được nhiều khách hàng biết đến và được tiêu thụrộng rãi trên thị trường Với nhiều sản phẩm với những chủng loại , mẫu mãvà chức năng khác nhau đảm bảo độ bền và chất lượng, khách hàng có thểcó nhiều phương án lựa chọn phù hợp với mình Đặc biệt, có một số chủngloại khóa cao cấp chỉ có công ty cung cấp độc quyền trên thị trường như H-222Z, H-333Z…

3.2 Thị trường tiêu thụ

Sản phẩm của công ty được tiêu thụ rộng khắp trên cả nước và tậptrung ở các thành phố lớn thuộc các khu vực Bắc- Trung – Nam như HàNội , Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ở miền Bắcnhư Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Sơn La….Hiện nay công ty đang chútrọng phát triển thêm nhiều hơn nữa cơ sở mới đặt tại miền Trung và miềnNam nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Có thể kể đến gần đâycông ty đã mở thêm các chi nhánh mới ở miền trung Điển hình ngày22/11/2007 Mở thêm chi nhánh công ty TNHH Nhật Bản –chi nhánh miềnTrung Địa điểm lô6D2 KDC An Hòa ,phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ -thành phố Đà Nẵng Giấy phép do sở kế hoạch và đầu tư thành phố ĐàNẵng cấp.

Công ty cổ phẩn Dương Việt Vương – Sài Gòn; Công ty cổ phần ViệtHàn Các chi nhánh ở Lạng Sơn, Sơn La, Thanh hóa và các tỉnh thànhkhác…

Có thể kể đến một số khách hàng lớn và là khách hàng lâu năm chínhcủa công ty :

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4. Một số mô hình nhằm xây dựng chiến lược duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty - 1 số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của Công ty TNHH Nhật Bản
4. Một số mô hình nhằm xây dựng chiến lược duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty (Trang 15)
-Phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập định hình ra các khuân mẫu (phôi, ke, khoá…)hay đúc tay nắm nhôm , đồng thoi để tiện lõi  khoá.Nếu sản phẩm đơn giản thì phân xưởng có thể làm hoàn chỉnh như bản  lề, chốt cửa …Đây là phân xưởng có s - 1 số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của Công ty TNHH Nhật Bản
h ân xưởng cơ khí có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập định hình ra các khuân mẫu (phôi, ke, khoá…)hay đúc tay nắm nhôm , đồng thoi để tiện lõi khoá.Nếu sản phẩm đơn giản thì phân xưởng có thể làm hoàn chỉnh như bản lề, chốt cửa …Đây là phân xưởng có s (Trang 26)
Loại hình chế biến của công ty là kiểu chế biến liên tục ,quy mô sản xuất thuộc loại nhỏ mặc dù sản phẩm của công ty gồm nhiều loại có kết cấu phức  tạp, có những đặc tính khác nhau về kích cỡ, yêu cầu cả về kỹ thuật nhưng  nhìn chung các sản phẩm có thể  - 1 số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của Công ty TNHH Nhật Bản
o ại hình chế biến của công ty là kiểu chế biến liên tục ,quy mô sản xuất thuộc loại nhỏ mặc dù sản phẩm của công ty gồm nhiều loại có kết cấu phức tạp, có những đặc tính khác nhau về kích cỡ, yêu cầu cả về kỹ thuật nhưng nhìn chung các sản phẩm có thể (Trang 27)
Bảng doanh thu theo sản phẩm trong ba năm trở lại đâ y: 2005, 2006, 2007 - 1 số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của Công ty TNHH Nhật Bản
Bảng doanh thu theo sản phẩm trong ba năm trở lại đâ y: 2005, 2006, 2007 (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w