Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Thực trạng cạnh tranh của hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng NHTMCP Ngoại Thương (VietcomBank) VN
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong thế kỷ 20 và việcứng dụng những thành tựu của nó vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đờisống xã hội đã tạo nên những sản phẩm tiện ích đối với con người Thẻ ngânhàng đã ra đời trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa công nghệ ngân hàng và côngnghệ thông tin Được xem là một phương thức thay thế tiền mặt hàng đầutrong các giao dịch tiêu dùng, thẻ ra đời không chỉ đem lại lợi ích cho ngânhàng và khách hàng mà còn có tác dụng tích cực đến nền kinh tế Trong hơnnửa thế kỷ qua, thẻ đã trở thành phương tiện thanh toán chủ yếu trong tiêudùng cá nhân ở nhiều nước trên thế giới.
Việt Nam vẫn được coi là một quốc gia sử dụng quá nhiều tiền mặt.Tình trạng giao dịch quá nhiều bằng tiền mặt dẫn đến việc phải sử dụngnhiều nhân lực, tốn nhiều thời gian và làm tăng chi phí hoạt động Theo ướcđoán của một chuyên gia ngân hàng, tình trạng sử dụng quá lớn tiền mặttrong nền kinh tế nước ta hiện nay đang làm cho chúng ta mỗi năm mất đitới 1 tỷ đô la Mỹ- một con số khổng lồ nếu so sánh với mức thu nhập quốcdân còn khiêm tốn.
Thẻ xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1990 bắt đầu bằngviệc Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) thực hiện hoạt động thanh toán thẻtín dụng quốc tế Từ đó đến nay, NHNT đã không ngừng đẩy mạnh hoạtđộng thanh toán thẻ, đồng thời từng bước thực hiện phát hành thẻ tại ViệtNam Tuy nhiên cho đến nay, thẻ vẫn chưa thay thế được tiền mặt để tạo ramột cuộc cách mạng về giao dịch như nó từng tạo ra trên thế giới.
Tại Việt Nam, NHNT luôn đi đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ nóichung cũng như trong nghiệp vụ phát hành thẻ nói riêng Tuy nhiên, Ngânhàng cũng gặp phải một sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thươngmại trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài Vì vậy, việc nghiêncứu các đối thủ, từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp để tăng tính cạnh
Trang 2tranh của Ngân hàng trong hoạt động phát hành thẻ, tăng lợi nhuận của Ngânhàng là điều cần phải được thực hiện
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẺ
I.Hai hình thức thanh toán tiền tệ
Tiền tệ vừa là sản phẩm vừa là công cụ phát triển của nền kinh tế hànghoá Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ thanh toán chi trả lẫn nhauphải dùng tiền tệ Vì vậy, thanh toán tiền tệ là một yêu cầu khách quan, làđiều kiện cần thiết để phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội.
Thanh toán tiền tệ được thực hiện dưới hai hình thức: thanh toán bằngtiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán tiền mặt
Thanh toán dùng tiền mặt là việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt trongcác quan hệ thanh toán thu chi Đặc điểm của mối quan hệ thanh toán này làviệc thanh toán được thực hiện trực tiếp giữa người mua- người bán, khôngcó sự xuất hiện của bên thứ ba, do đó các ngân hàng thương mại không cóvai trò gì trong mối quan hệ thanh toán này Trong thanh toán tiền mặt, sựvận động của hàng hoá gắn liền với sự vận động của tiền tệ và tiền tệ đóngvai trò làm vật môi giới trong quá trình lưu thông Nhưng khi sản xuất vàtrao đổi phát triển đến một trình độ cao hơn thì việc thanh toán trực tiếpbằng tiền mặt không còn giữ địa vị độc tôn, không những thế nó còn tỏ ra cónhiều điểm không thích hợp Sự hạn chế của nó thể hiện ở chỗ giao dịchthường có giá trị lớn hơn trước, do đó cần phải có một khối lượng lớn tiềnmặt Điều đó làm cho các đơn vị kinh doanh tốn nhiều chi phí và chịu nhiềurủi ro, đặc biệt là khi không gian sản xuất được mở rộng, nhiều đơn vị kinhdoanh có mối quan hệ làm ăn ở rất xa nhau, đồng thời gây ra nhiều khó khăncho nhà nước trong việc quản lý tiền tệ.
Trang 3Những bất tiện của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đòi hỏiphải có thêm những hình thức thanh toán thuận lợi hơn Bên cạnh đó, với sựphát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ thanhtoán đã được ngân hàng nghiên cứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mìnhmột hình thức thanh toán thích hợp thay cho thanh toán tiền mặt Thanh toánkhông dùng tiền mặt phát sinh từ đó và càng ngày càng đóng vai trò quantrọng trong nền kinh tế.
Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt là tổng hợp các mối quan hệ chi trảtiền tệ không có sự xuất hiện của tiền mặt Đặc trưng của phương thức này làsự vận động của hàng hoá, dịch vụ độc lập với sự vận động của tiền tệ cả vềthời gian lẫn không gian và thông thường hai quá trình này không ăn khớpvới nhau Trong phương thức này, tiền mặt không làm trung gian trao đổimà chính hình thức tiền tệ kế toán (tiền ghi sổ) thực hiện chức năng này.
Khác với thanh toán dùng tiền mặt chỉ là quan hệ thanh toán giữangười mua và người bán, trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngoài chủthể chịu trách nhiệm thanh toán và chủ thể được hưởng thường có sự thamgia của ít nhất là một ngân hàng nên ngân hàng có một vai trò to lớn, vừa làngười tổ chức, vừa là người thực hiện, đồng thời là người kết thúc quá trìnhthanh toán Sự tham gia của ngân hàng cùng với các phương tiện hiện đại vàcác mối quan hệ đa dạng vào quá trình thanh toán sẽ giúp cho việc thực hiệncác hoạt động thanh toán cho doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và an toàn.Các đơn vị kinh doanh chỉ cần mở tài khoản tại ngân hàng và ký lệnh thanhtoán khi cần thiết là mọi hoạt động thanh toán coi như đã được hoàn tất Hơnnữa, số tiền trong tài khoản của doanh nghiệp lại rất an toàn và có thể sinhlãi trong thời gian chưa dùng đến Như vậy, hoạt động thanh toán đã đượcđơn giản rất nhiều, giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế cũng như các doanhnghiệp Các hoạt động như vận chuyển tiền, kiểm tra tiền để thanh toánkhông còn nữa, lượng tiền trong lưu thông và các chi phí lưu thông cần thiếtnhư chi phí in tiền, vận chuyển và bảo quản tiền giảm, tiền nhàn rỗi lại đượctận dụng để phát triển kinh tế xã hội.
Trang 4Hoạt động thanh toán qua ngân hàng, cùng với sự phát triển củanhững ứng dụng của công nghệ thông tin trong ngân hàng, đang ngày càngphát triển Hệ thống ngân hàng ngày càng được hoàn thiện về mọi mặt đểthực hiện tốt chức năng thanh toán cũng như các chức năng khác mà nềnkinh tế đã giao phó cho ngân hàng.
Một số công cụ thanh toán không dùng tiền mặt
Vì tính chất hoạt động thanh toán rất đa dạng, diễn ra trong các phạmvi khác nhau, phục vụ cho các đối tượng khác nhau, do vậy các phương tiệnthanh toán không dùng tiền mặt cũng có nhiều loại khác nhau Sau đây chỉđề cập đến một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt có sự xuấthiện của ngân hàng làm trung gian thanh toán:
Sec: là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, do khách hàng củangân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích ra một số tiền nhất định trên tài khoảncủa mình mở tại ngân hàng, để trả cho người cầm séc hoặc cho người (tổchức hay cá nhân) được chỉ định trên tờ sec Việc sử dụng séc cho phép việcthanh toán được thực hiện ở xa và an toàn, tiện lợi hơn tiền mặt.
Uỷ nhiệm thu: là phương tiện thanh toán mà tổ chức hoặc cá nhân uỷnhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá đã giao hoặc dịch vụ đã cungứng Việc thanh toán này yêu cầu bên bán phải hoàn toàn tin tưởng vào bênmua.
Uỷ nhiệm chi- chuyển tiền: là lệnh chi tiền của chủ tài khoản ra lệnhcho ngân hàng trích tài khoản của mình để trả cho đơn vị hoặc cá nhân đượchưởng Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi được thực hiện với những đối tác cótín nhiệm lẫn nhau, vì vậy cùng với uỷ nhiệm thu, nó không thích hợp đốivới thị trường đông người mua và người bán và họ không có thông tin vềnhau.
Thư tín dụng: là phương tiện thanh toán trong điều kiện đơn vị bánhàng đòi hỏi đơn vị mua phải có đủ tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổngsố tiền hàng hoá giao theo hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng đã ký Hình
Trang 5thức này thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế Thư tín dụng đượcngân hàng bảo đảm nhưng việc thực hiện phức tạp, tốn kém.
Thẻ: là một phương tiện thanh toán hiện đại do ngân hàng (hoặc côngty) phát hành cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụvà rút tiền mặt Các công cụ khác, ngoài séc, đều yêu cầu một khoản phí khálớn cho từng giao dịch, đặc biệt là những giao dịch khối lượng không lớn, vìvậy đối với những giao dịch xảy ra thường xuyên thì thẻ tỏ ra có ưu thế hơnhẳn những công cụ còn lại.
II.Tổng quan về thẻ
1.Sự hình thành và phát triển thẻ
Thẻ đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới Trong phạm virộng, thẻ nói chung bao gồm tất cả các loại: thẻ séc, thẻ rút tiền mặt, thẻ ghinợ, thẻ tín dụng… Thẻ thanh toán là một trong những thành tựu của ngànhcông nghiệp ngân hàng Đó là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính cánhân và sẽ không có sự bùng nổ trong bán lẻ vào những năm 1970 và 1980nếu không có sự ra đời của thẻ Sự phát triển của thẻ là thành quả của sự đổimới và khả năng marketing của các chuyên gia ngân hàng thế giới.
Tuy nhiên, ngân hàng không phải là người đầu tiên phát hành thẻ TạiMỹ, các thẻ bách hoá, thẻ du lịch và giải trí được phát hành trước khi bướcvào ngành công nghiệp ngân hàng Một vài yếu tố đã thúc đẩy các ngânhàng tham gia vào lĩnh vực thẻ Nó cho phép các ngân hàng đưa ra được cácdịch vụ mới cho các khách hàng hiện có và là một phương tiện tối ưu để hấpdẫn các khách hàng mới- các cá nhân cũng như những doanh nghiệp bán lẻ.Mặc dù không phải là một yếu tố quyết định, có lẽ nhiều ngân hàng đã thamgia vào lĩnh vực này nhằm đuổi kịp những phát triển mà sự cạnh tranh đòihỏi Dĩ nhiên là các ngân hàng cũng được khuyến khích áp dụng các kếhoạch thẻ do khả năng có thể gia tăng lợi nhuận của chính ngân hàng.
Thẻ xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1914 khi tổng công ty xăng dầuCalifornia (ngày nay là công ty Mobie) cấp thẻ cho nhân viên và một số
Trang 6chứ không kèm theo việc gia hạn tín dụng Sau đó, các hệ thống cửa hàngbán lẻ tiếp tục phát triển hình thức tài trợ khách hàng này thông qua việcphát hành thẻ, theo hình thức tiêu trước trả tiền sau, cho các khách hàng phùhợp với những tiêu chuẩn thẩm định của họ để khuyến khích tiêu dùng, tăngdoanh thu Thực sự thì hình thức này đã đem lại những hiệu quả nhất định
Tuy nhiên, việc phát hành thẻ (hay các phiếu bán hàng) có nhiều hạnchế với các cửa hàng: khả năng tài trợ có hạn, chi phí quản lý cao ảnh hưởngđến lợi nhuận, thẻ của mỗi hệ thống chỉ sử dụng được trong hệ thống đó nêntính tiện lợi của thẻ không cao, nhiều đại lý nhỏ không đủ điều kiện và khảnăng cung cấp tín dụng cho các khách hàng của họ Nhu cầu có một loại thẻchung để có thể sử dụng thanh toán tại các điểm bán hàng trở nên rất cấpthiết và chính nó đã tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vào cuộc.
Năm 1946, dạng thẻ đầu tiên của thẻ ngân hàng là Charge-It của ngânhàng John Biggins xuất hiện tại Mỹ, cho phép các khách hàng thực hiện cácgiao dịch nội địa bằng các phiếu có giá trị do ngân hàng phát hành Các đạilý nộp các phiếu giao dịch cho ngân hàng Biggins, ngân hàng sẽ thanh toáncác giao dịch đó cho các đại lý và thu lại tiền từ các khách hàng.
Những năm sau đó, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính tham gia vàothị trường thẻ Thẻ Charge-It đã mở đường cho sự ra đời của thẻ vào năm1951 do ngân hàng Franklin National, New York phát hành Tại đây, kháchhàng xin cấp hạn mức tín dụng và được thẩm định khả năng thanh toán, tìnhhình tài chính thông qua hoạt động tín dụng trước đó của họ với ngân hàng.Những khách hàng đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp thẻ để thực hiện giao dịch tạicác đại lý chấp nhận thẻ Các cơ sở này khi nhận được giao dịch sẽ liên hệvới ngân hàng, nếu được phép chuẩn chi họ sẽ thực hiện giao dịch và đòitiền sau đối với ngân hàng Các chủ thẻ phải trả toàn bộ dư nợ vào cuốitháng.
Năm 1955, hàng loạt thẻ mới như Trip Charge, Golden Key, GourmetClub rồi đến Carte Blanche và American Express (1958), JCB (1961) ra đời.Năm 1960, ngân hàng Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ ngân hàngcủa riêng mình, the Bank Americard, và đã đạt được nhiều thành công Với
Trang 7những lợi ích của hệ thống thanh toán này, ngày càng có nhiều tổ chức tíndụng tham gia thanh toán Nhiều tổ chức phát hành thẻ khác bắt đầu liên kếtđể cạnh tranh với Bank of America Năm 1966, 14 ngân hàng Mỹ liên kếtthành tổ chức Interbank (Interbank Card Association-ICA), một tổ chức mớicó khả năng trao đổi thông tin các giao dịch thẻ tín dụng Năm 1967, bốnngân hàng California đổi tên từ California Bankcard Association thànhWestern States BankCard Association (WSBA) và mở rộng mạng lưới thànhviên với các tổ chức tài chính khác ở phía tây nước Mỹ Sản phẩm thẻ của tổchức này là Master Charge Tổ chức này cũng cấp phép cho Interbank sửdụng tên và thương hiệu Master Charge Vào cuối thập niên 1960, nhiều tổchức tài chính đã trở thành thành viên của Master Charge và đủ sức cạnhtranh với Bank Americard
Tuy nhiên, để hình thức thanh toán thẻ có thể thu hút được kháchhàng cần phải có một mạng lưới thanh toán lớn, không chỉ trong phạm vimột địa phương, một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu Đứng trước đòi hỏiđó, Inter Bank (Master Charge) và Bank of American (Bank Americard) đãxây dựng một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn trong xử lý thanh toán thẻtoàn cầu Năm 1977, Bank Americard trở thành Visa USA và sau đó trởthành tổ chức thẻ quốc tế Visa Năm 1979, Master Charge cũng trở thànhmột tổ chức thẻ quốc tế lớn khác là Master Card 4 tổ chức thẻ quốc tế lớnnhất hiện nay là Visa, Master Card, Amex, JCB
Do thẻ ngày càng được sử dụng rộng rãi, các công ty và các ngânhàng liên kết với nhau để khai thác lĩnh vực thu lợi nhuận này Thẻ dần dầnđược xem như một công cụ văn minh, thuận lợi trong các cuộc giao dịchmua bán Các loại thẻ Master Card, Visa, Amex, JCB được sử dụng rộng rãitrên toàn cầu và cùng phân chia những thị trường rộng lớn.
Chính sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại và những ứngdụng của cuộc cách mạng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng đã góp phầnthúc đẩy sự ra đời của thẻ với nhiều tên gọi khác nhau mà hiện nay đangđược sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới Với lợi thế về vốn,chuyên môn trong nghiệp vụ thẩm định, cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ cho
Trang 8hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, thẻ do ngân hàng phát hành thực sựđược đông đảo công chúng quan tâm và ưa thích Trong khoảng thời gian 25năm trở lại đây, ngành công nghiệp thẻ thanh toán, đặc biệt là thẻ ngân hàngmới thực sự được phát triển, mặc dù nó đã ra đời từ rất lâu trước đó.
2.Một số nội dung liên quan đến thẻ2.1 Khái niệm
Thẻ là một tấm nhựa chứa băng từ hoặc chip điện tử để lưu giữ cácthông tin, số liệu cần thiết đã được mã hoá Nói một cách ngắn gọn, thẻ làmột phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng hoặc tổ chứctài chính phát hành cấp cho khách hàng và được sử dụng để rút tiền mặt tạicác ngân hàng đại lí, các máy rút tiền tự động hoặc thanh toán tiền hàng hoá,dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận thẻ trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửihoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ.Đối với ngân hàng, việc phát hành và thanh toán thẻ là hoạt động baogồm các nghiệp vụ cho vay, huy động vốn (đặt cọc hoặc có tiền trong tàikhoản), thanh toán trong nước và ngoài nước.
2.2 Mô tả thẻ về kĩ thuật
Hầu hết các loại thẻ thanh toán quốc tế làm bằng nhựa cấu tạo với 3lớp được ép với kĩ thuật cao Thẻ có kích thước: 84mm x 54mm x 0,76mmcó góc tròn gồm 2 mặt có in đầy đủ các yếu tố như: nhãn hiệu thương mạicủa thẻ, tên và logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệulực… và một số yếu tố khác tuỳ theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tếhoặc hiệp hội phát hành thẻ.
Mặt trước của thẻ gồm:
-Tên và biểu tượng của ngân hàng phát hành thẻ, của tổ chức thẻ: Mỗi loạithẻ có một biểu tượng riêng, mang tính đặc trưng của tổ chức phát hành thẻ.Đây được xem như một yếu tố an ninh, chống lại sự giả mạo.
Trang 9-Số thẻ (được in nổi): số này dành riêng cho mỗi chủ thẻ, được dập nổi trênthẻ và được in lại trên hoá đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ Tuỳ theotừng loại thẻ mà có chữ số, cách cấu trúc theo nhóm khác nhau.
-Họ tên chủ thẻ: in chữ nổi, là tên của cá nhân nếu là thẻ cá nhân, tên củangười được uỷ quyền nếu là thẻ công ty.
-Ngày hiệu lực của thẻ (được in nổi): là thời hạn mà thẻ được phép lưu hành.Tuỳ theo từng loại thẻ mà có thể ghi ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ hoặcngày đầu tiên và ngày cuối cùng được sử dụng thẻ.
-Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành: mỗi loại thẻ luôn cóký hiệu an ninh kèm theo, in phía sau của ngày hiệu lực nhằm tăng tính antoàn của thẻ, đề phòng giả mạo.
Ngoài ra còn có thể có các yếu tố khác như: chữ kí, hình của chủ thẻ,hình nổi không gian 3 chiều (hoặc chip đối với thẻ điện tử).
2.3.1 Theo công nghệ sản xuất:
1 Thẻ khắc chữ nổi: Các thông tin cần thiết được khắc nổi lên bề mặtcủa thẻ Tấm thẻ đầu tiên đã được sản xuất theo công nghệ này Hiện nayngười ta không sử dụng thẻ loại này nữa vì kỹ thuật sản xuất quá thô sơ, dễbị làm giả.
2 Thẻ băng từ: được sản xuất dựa trên kĩ thuật từ tính với một băng từchứa hai rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ Thẻ này được sử dụng phổ biến
Trang 10vực chứa thông tin hẹp không áp dụng được các kĩ thuật mã bảo đảm antoàn, thông tin trong thẻ không tự mã hoá được, người ta có thể đọc thẻ dễdàng bằng thiết bị đọc gắn với máy vi tính nên có thể bị lợi dụng để lấy cắptiền.
3 Thẻ điện tử có bộ vi xử lí chip (thẻ thông minh): là thế hệ mới nhấtcủa thẻ, dựa trên kĩ thuật vi xử lí tin học Thẻ được gắn một chip điện tử cócấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo Thẻ thông minh có nhiều nhómvới dung lượng nhớ của chip điện tử khác nhau, có tính an toàn và bảo mậtrất cao Nhưng do giá thành cao, hệ thống máy móc chấp nhận thẻ đắt nênviệc sử dụng thẻ này còn chưa phổ biến như thẻ từ Việc phát hành và chấpnhận thẻ thông minh mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dù các tổ chứcthẻ vẫn đang khuyến khích các ngân hàng thành viên đầu tư để phát hành vàchấp nhận loại thẻ này nhằm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ.
2.3.2 Theo chủ thể phát hành:
1 Thẻ do ngân hàng phát hành: giúp khách hàng sử dụng linh động tàikhoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấptín dụng Loại thẻ này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay Nó không chỉlưu hành trong một quốc gia mà còn có thể lưu hành trên toàn cầu như thẻVisa, Master,
2 Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: là các loại thẻ du lịch vàgiải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như Diners Club, Amex, và cũng lưu hành trên toàn cầu.
2.3.3 Theo tính chất thanh toán của thẻ:
1 Thẻ tín dụng: là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó ngườichủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắmhàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này Thẻ tín dụngthường do ngân hàng phát hành và thường được quy định một hạn mức tíndụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ.Chủ thẻ chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi hạn mức đã cho và phải thanhtoán cho ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng, lãi suất tín dụng tuỳ
Trang 11thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng phát hành Thẻ tín dụng được coi làmột công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
2 Thẻ ghi nợ: có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi củachủ thẻ Chủ thẻ cũng có thể được ngân hàng cấp cho một mức thấu chi theosự thoả thuận giữa hai bên Những giao dịch thực hiện bằng thẻ này sẽ đượckhấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ và ghi có vào tài khoản của cơ sở chấpnhận thẻ (CSCNT) Thẻ ghi nợ có hai loại cơ bản là thẻ on-line và thẻ off-line Thẻ on-line là thẻ ghi nợ mà những thông tin về giao dịch được kết nốitrực tiếp từ thiết bị điện tử đặt tại CSCNT hoặc điểm rút tiền mặt tới ngânhàng phát hành Giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tàikhoản chủ thẻ Thẻ off-line là thẻ mà thông tin giao dịch được lưu tại máyđiện tử của CSCNT và được chuyển đến ngân hàng phát hành muộn hơn(không có kết nối trực tiếp với điểm thanh toán) Giá trị những giao dịch sẽđược khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.
3 Thẻ rút tiền mặt: Về bản chất, đây cũng là một loại của thẻ ghi nợnhưng thẻ này chỉ được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng, các máy rúttiền tự động (ATM) và sử dụng các dịch vụ khác do máy ATM cung cấp nhưkiểm tra số dư, chuyển khoản, chi trả các khoản vay, Với chức năngchuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào sốtiền kí quĩ Thẻ rút tiền mặt có hai loại Một loại chỉ được dùng để rút tiềnmặt tại những máy rút tiền tự động của ngân hàng phát hành, còn loại kiangoài địa điểm trên còn được sử dụng để rút tiền ở các ngân hàng cùng thamgia tổ hợp thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ.
2.3.4 Theo hạn mức tín dụng
1 Thẻ vàng: là loại thẻ được phát hành cho những đối tượng có thu nhậpcao, có uy tín, khả năng tài chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lớn Loại thẻnày nhìn chung có hạn mức tín dụng cao hơn thẻ thường.
2 Thẻ thường (thẻ chuẩn): là loại thẻ căn bản nhất, mang tính chất phổbiến, đại chúng, được hơn 142 triệu người trên thế giới sử dụng mỗi ngày.Thẻ có hạn mức tín dụng thấp hơn thẻ vàng.
Trang 122.3.5 Theo phạm vi sử dụng của thẻ
1 Thẻ nội địa: chỉ được sử dụng trong phạm vi quốc gia mà nó đượcphát hành, do đó đồng tiền được sử dụng và thanh toán là đồng bản tệ Loạithẻ này chỉ do một tổ chức hoặc một ngân hàng điều hành và có hai loại.Một loại do tổ chức tài chính hoặc ngân hàng trong nước phát hành và chỉđược sử dụng trong nội bộ hệ thống tổ chức đó Loại thứ hai là thẻ mangthương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế nhưng được phát hành để sử dụng trongnước
2 Thẻ quốc tế: là loại thẻ được sử dụng trên phạm vi quốc tế, dùngngoại tệ mạnh làm đồng tiền thanh toán Thẻ quốc tế được hỗ trợ và quản lýtrên toàn thế giới bởi những tổ chức tài chính lớn như Visa, Master hoặccông ty điều hành hoạt động thống nhất và đồng bộ Thẻ quốc tế được ưachuộng bởi tính an toàn, tiện lợi của nó.
2.4 Quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ2.4.1 Các chủ thể chính tham gia hoạt động kinh doanh thẻ
Tổ chức thẻ quốc tế là tổ chức đứng ra liên kết với các thành viên, đặt ra
các qui định bắt buộc đối với các thành viên phải áp dụng và tuân theo thốngnhất thành một hệ thống toàn cầu Bất cứ ngân hàng nào hiện nay hoạt độngtrong lĩnh vực thẻ thanh toán quốc tế đều phải gia nhập vào ít nhất là một tổchức thẻ quốc tế Tổ chức thẻ được tổ chức dưới hai hình thức: hiệp hội vàngân hàng (hay công ty).
Hình thức hiệp hội: do một nhóm ngân hàng liên kết với nhau thànhlập ra Hiệp hội soạn thảo các quy định riêng về cách tổ chức, cấp phép, bùtrừ, thanh toán áp dụng cho tất cả các thành viên của hiệp hội, đồng thời tổchức về vấn đề cạnh tranh trên thị trường và vấn đề pháp lý Hiệp hội khôngtrực tiếp phát hành thẻ mà giao việc này cho các ngân hàng thành viên vàthu phí thường niên Điển hình của loại hình này là các tổ chức Visa vàMaster.
Trang 13Hình thức ngân hàng (hay công ty): do một hoặc hai ngân hàng haycông ty đứng ra tổ chức và độc quyền phát hành loại thẻ của họ Họ trực tiếpphát hành thẻ và đứng ra quản lý chủ thẻ Việc mở rộng thị trường được thựchiện bằng cách lập ra các chi nhánh hay văn phòng đại diện phát hành thẻ,do vậy phạm vi hoạt động thường nhỏ hơn so với hình thức hiệp hội JCB vàAmerican Express là điển hình của hình thức tổ chức này.
Ngân hàng phát hành thẻ: là thành viên chính thức của tổ chức thẻ và được
phép phát hành thẻ Ngân hàng này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ xincấp thẻ, thiết kế các tiêu chuẩn kĩ thuật, mật mã, kí hiệu, cho các loại thẻ đểbảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng thẻ, sau đó phát hành thẻ cho kháchhàng, mở và quản lí tài khoản thẻ, chịu trách nhiệm việc thanh toán số tiềnmà khách hàng trả cho người bán bằng thẻ.
Ngân hàng thanh toán thẻ (NHTTT): là thành viên chính thức hoặc thành
viên liên kết của tổ chức thẻ và/ hoặc các ngân hàng được ngân hàng pháthành thẻ uỷ quyền thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ.
Ngân hàng đại lí thanh toán thẻ: là ngân hàng được NHTTT uỷ quyền
thực hiện một số dịch vụ thanh toán thẻ thông qua hợp đồng ngân hàng đạilí Ngân hàng đại lí có nhiệm vụ trả tiền cho cơ sở chấp nhận thẻ khi nhậnđược biên lai thanh toán, trả tiền mặt theo yêu cầu của chủ sở hữu thẻ, nhậnchuyển tiếp số tiền thanh toán bằng thẻ đến bên bán Ngân hàng đại lí làngân hàng trực tiếp kí hợp đồng với các cơ sở chấp nhận thẻ để tiếp nhận vàxử lí các giao dịch về thẻ tại cơ sở chấp nhận thẻ, cung cấp các dịch vụ hỗtrợ cho cơ sở chấp nhận thẻ.
Chủ thẻ: là người có tên trên thẻ và được quyền sử dụng thẻ Chủ thẻ có thể
là một cá nhân riêng lẻ, hoặc đại diện cho một công ty hay tổ chức nào đó cónhu cầu sử dụng thẻ thanh toán Chỉ chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ củamình Một chủ thẻ có thể yêu cầu cấp thêm thẻ phụ cho người thân, có thể sởhữu một hoặc nhiều thẻ Chủ thẻ phải trả phí cho ngân hàng phát hành thẻ.
Người chịu trách nhiệm thanh toán thẻ: là chủ thẻ chính (đối với thẻ cá
nhân) hoặc/ và tổ chức, công ty xin cấp thẻ (đối với thẻ công ty).
Trang 14Cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT): là đơn vị bán hàng hoá- dịch vụ hoặc ứng
tiền mặt, có kí hợp đồng với NHTTT để chấp nhận thanh toán thẻ như: cửahàng, khách sạn, nhà hàng, Các đơn vị này được NHTTT trang bị máymóc kĩ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán thay tiền mặt và sử dụng máy đọcdo ngân hàng đại lí trang bị để kiểm tra thẻ và biên lai thanh toán Thôngthường CSCNT phải trả một khoản phí về việc sử dụng tiện ích này.
2.4.2 Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ thẻ dựa trên cơ sở pháp luật của nước
sở tại, cụ thể là các quy chế về phát hành, thanh toán thẻ do Ngân hàng Nhànước ban hành Việc phát hành, thanh toán thẻ phải được sự đồng ý của tổchức thẻ quốc tế thông qua hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành,NHTTT với các tổ chức thẻ quốc tế, đồng thời tuân thủ các luật lệ và quyđịnh hiện hành của các tổ chức thẻ quốc tế.
Dựa trên các cơ sở này, mỗi ngân hàng sẽ có những quy chế riêng vềnghiệp vụ thẻ do Tổng Giám đốc ngân hàng quy định.
2.4.3 Trình tự các bước của nghiệp vụ thẻ
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ khác nhau ở mỗi quốc gia, mỗingân hàng về thủ tục và các điều kiện do các yếu tố ràng buộc về pháp luật,chính trị, trình độ phát triển dân trí hay điều kiện kinh tế xã hội Song vềtổng thể, quy trình này gồm có những nội dung cơ bản được thể hiện trongsơ đồ sau:
(8) (6) (7) (2)
(1)
h nhàng phát
Trang 15(4) (6) (7) (8)
(4) (6) (7) (8)
(4) (6) (7)
:Quy trình phát hành :Quy trình đòi tiền:Quy trình cấp phép :Quy trình thanh toán:Quy trình khiếu nại và xử lý tranh chấp
(1) Ngân hàng phát hành yêu cầu khách hàng phát hành thẻ cung cấp cáchồ sơ cần thiết theo quy định chứng minh nhân thân của khách hàng,khả năng thanh toán của họ và các tổ chức cá nhân có quan hệ.
(2) Ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng đủ điều kiện.
(3) Chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán, rút tiền mặt tại các CSCNT
(4) CSCNT kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ: xin chuẩn chi củaNHTTT nếu số tiền thanh toán vượt quá hạn mức, kiểm tra bảng tincảnh giác nếu số tiền nhỏ hơn hạn mức mà NHTTT cho phép.
Ngân h ng thanhàng pháttoán
Tổ chức thẻquốc tế
Đơn vị chấpnhận thẻ hoặcngân h ng àng phát đại lý
Trang 16(5) CSCNT so sánh chữ ký trên hoá đơn và chữ ký trên thẻ, nếu đúng thìcung cấp hàng hoá, dịch vụ hay ứng tiền mặt cho khách hàng.
(6) CSCNT nhận tiền thanh toán- đã trừ khoản chiết khấu đại lý- từNHTTT sau khi nộp lại hoá đơn cho ngân hàng này hoặc sau khi tổngkết trên thiết bị đọc thẻ điện tử.
(7) NHTTT đòi tiền từ ngân hàng phát hành thông qua tổ chức thẻ quốc tế(trường hợp ngân hàng phát hành và NHTTT không cùng một hệthống) Tổ chức thẻ quốc tế ghi nợ tài khoản của ngân hàng phát hànhvà ghi có cho NHTTT số tiền giao dịch- đã trừ phí trao đổi thông tin.Định kỳ hàng tháng vào ngày lập bảng thông báo giao dịch, ngân hàngphát hành nhận được file dữ liệu sao kê chi tiết về hoạt động của chủthẻ trong kỳ, sau đó ngân hàng lập bảng thông báo giao dịch gửi chochủ thẻ yêu cầu thanh toán.
(8) Ngân hàng phát hành, NHTTT, tổ chức thẻ quốc tế giải quyết tất cảnhững khiếu nại, tra soát, đòi bồi hoàn và xử lý các tranh chấp khác.
2.4.4 Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ: gồm các bước:
Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ và hoàn thành mộtsố thủ tục cần thiết như điền vào giấy tờ xin cấp thẻ, trình một số giấy tờkhác như: giấy thông hành, biên lai trả lương, nộp thuế thu nhập,
Bước 2: Ngân hàng phát hành nhận kiểm tra hồ sơ theo quy định.
Trong vòng 4 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, ngân hàngphát hành có trách nhiệm thẩm định bộ hồ sơ và ra quyết định chấp nhậnhoặc từ chối phát hành thẻ.
Đối với những hồ sơ được chấp thuận, ngân hàng phát hành tiến hànhphân loại khách hàng Đối với thẻ ghi nợ, việc phát hành thẻ đơn giản vìkhách hàng đã có tài khoản tại ngân hàng Còn đối với thẻ tín dụng, ngânhàng phải xác định các yếu tố sau:
-Hạng thẻ phát hành: thẻ vàng hay thẻ chuẩn.
Trang 17-Hạn mức tín dụng.-Thời hạn thẻ.
-Phân loại chủ thẻ để xác định hạn mức tiêu dùng của mỗi chủ thẻ.
Bước 3: Cấp thẻ cho khách hàng.
Sau khi xác định các yếu tố, bộ phận quản lý thẻ lập hồ sơ khách hàngđể quản lý Hồ sơ gồm: tên chủ thẻ, địa chỉ nơi ở và làm việc, số CMND, sốhộ chiếu, số thẻ, loại thẻ, ngày hiệu lực, số tài khoản chỉ định để thanh toánsao kê, người thanh toán sao kê, tài sản thế chấp (nếu có).
Sau đó, ngân hàng tiến hành mã hoá thẻ và in thẻ, xác định mã số cánhân (PIN) của chủ thẻ, nhập dữ liệu về chủ thẻ vào tập tin quản lý, giao thẻvà số PIN cho chủ thẻ Chủ thẻ nhận thẻ, ký vào hợp đồng sử dụng thẻ vàbăng chữ ký ở mặt sau của thẻ.
2.5 Một số thiết bị sử dụng
Thanh toán bằng thẻ là phương thức thanh toán không dùng tiền mặtvà nó đòi hỏi phải có số thiết bị kĩ thuật hỗ trợ cho việc thanh toán được đơngiản, nhanh gọn và an toàn Các thiết bị hỗ trợ rất nhiều nhưng hiện nay chủyếu là các loại sau:
Máy chà hoá đơn (máy cà thẻ): được đặt tại CSCNT, dùng để ghi lên hoá
đơn những thông tin in nổi ở mặt trước của thẻ (số thẻ, tên chủ thẻ, ngàyhiệu lực, ) cùng chữ kí của chủ thẻ Hoá đơn này được xem là bằng chứngxác nhận việc chủ thẻ đã thực hiện giao dịch, đồng thời là cơ sở pháp lí đểgiải quyết các tranh chấp giữa các đối tượng có liên quan (nếu có xảy ra).
Máy chà hoá đơn được cấu tạo gọn nhẹ dễ sử dụng với kích thước30cm x 20cm x 4cm Khi sử dụng thì đặt thẻ vào khung đã được thiết kế sẵn(mặt in nổi hướng lên trên) và đặt hoá đơn vào khung còn lại, kéo cần chàqua lại một lần thì các thông tin ở mặt trước thẻ sẽ in lên hoá đơn Thiết bịnày được sử dụng tại đa số các điểm chấp nhận thẻ ở Việt Nam trước đây.
Trang 18Điện thoại- Telex dùng để điện hoặc telex các thông tin như: mã số thẻ, thời
gian thực hiện, tổng số tiền xin cấp phép đến ngân hàng để xin cấp phép, sauvài phút ngân hàng sẽ trả lời từ chối hay chấp nhận bằng việc cho một mã sốchấp thuận và CSCNT phải ghi mã số này vào hoá đơn.
Máy xin cấp phép EDC là thiết bị điện tử cấp phép tự động được trang bị
cho các CSCNT dùng để xin cấp phép trực tuyến với ngân hàng phát hành,các trung tâm cấp phép của các loại thẻ khác nhau trên thế giới thông quaNHTTT.
Máy này rất tiện lợi, nó giúp cho các thương vụ được thực hiện trongsuốt 24/24 và chỉ mất khoảng 30 giây là nhận được trả lời của ngân hàngphát hành Máy được cấu tạo đặc biệt, có bộ phận đọc giải mã băng từ trênthẻ, đồng thời còn kiểm tra được tính thật giả của thẻ, thẻ bị mất cắp hoặchết hạn mức tín dụng Khi sử dụng chỉ cần đưa thẻ vào khe đọc và nhập vàomáy tổng số tiền xin cấp phép
Máy rút tiền tự động ATM được ứng dụng từ cuối thập niên 60 và nhanh
chóng trở nên phổ biến vì sự tiện lợi và linh hoạt của nó Khách hàng có thểrút tiền tại máy rút tiền tự động với thời gian 24/24 giờ Ngày nay rất nhiềungân hàng phát triển hệ thống ATM kết hợp với công ty tài chính Hệ thốngnày mang tính chất quốc gia, khu vực hay quốc tế Máy ATM được đặt ởnhiều nơi công cộng.
Máy rút tiền tự động bên trong có chứa nhiều tiền mặt, khi sử dụngđút thẻ vào khe, sau đó trên máy sẽ xuất hiện những yêu cầu như nhập mã sốcá nhân, số tiền cần rút, Thông tin về giao dịch này sẽ được truyền về ngânhàng phát hành, nếu ngân hàng cho phép, máy sẽ đưa tiền ra cho kháchhàng Nếu khách hàng nhập mã số cá nhân sai đến 3 lần thì máy sẽ tự độnggiữ lại thẻ luôn để đề phòng việc sử dụng thẻ bị mất cắp.
2.6 Ưu nhược điểm của việc thanh toán bằng thẻ2.6.1 Đối với người sử dụng thẻ
Trang 19Tiện lợi, linh hoạt và nhanh chóng trong thanh toán ở trong vàngoài nước: Tiện ích nổi bật cho người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính
linh hoạt hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác của thẻ Chủ thẻ có thểthực sự cảm nhận thấy điều này khi di du lịch hay công tác ở nước ngoài.Thẻ thanh toán như Visa, Master và trong phạm vi hẹp hơn là Amex, DinersClub được chấp nhận trên toàn thế giới Điều này có nghĩa là khi dự định ranước ngoài, thay vì phải chuẩn bị trước một lượng ngoại tệ hay sec du lịch,chủ thẻ có thể mang theo thẻ để thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu củamình Chủ thẻ cũng có thể thấy điều này khi sử dụng thẻ để thanh toán tiềnhàng hoá, dịch vụ thông qua một mạng lưới rộng rãi các CSCNT trong vàngoài nước hay rút tiền mặt khi cần thiết tại các tổ chức tài chính hay ngânhàng trên thế giới hoặc tại các máy rút tiền tự động ATM với loại tiền phùhợp của nước sở tại.
Với kích thước gọn nhẹ của thẻ, chủ thẻ có thể dễ dàng mang theongười, tạo cảm giác thoải mái khi đi mua sắm, đặc biệt với khối lượng chitrả lớn Khi mua sắm hàng hoá, dịch vụ, khách hàng chỉ cần xuất trình thẻ vàký vào hoá đơn thanh toán thì việc mua bán hàng hoá coi như đã hoàn thành.Với việc sử dụng thẻ, một cách gián tiếp khách hàng đã tiết kiệm được chiphí vận chuyển và kiểm đếm tiền Với việc sử dụng thẻ, khách hàng có thểthực hiện giao dịch bằng bất cứ loại tiền tệ nào trên thế giới nhưng chỉ phảithanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ bằng đồng bản tệ.
Bên cạnh đó, với một tấm thẻ trong tay, chủ thẻ không còn gặp tìnhtrạng phải chạy đến ngân hàng trước giờ đóng cửa để rút tiền mặt mà họ cóthể rút tiền mặt tại các máy ATM được trang bị ở nhiều nơi công cộng ởtrong và ngoài nước Thẻ làm giảm đến mức tối thiểu nhu cầu giữ tiền mặt,cho phép người sử dụng hoãn việc chi trả các hàng hoá và dịch vụ trong mộtthời gian ngắn, các báo cáo chi trả được thực hiện một cách thuận lợi có ýnghĩa quan trọng trong đánh giá tín dụng Những người sử dụng thẻ có hạnmức tín dụng tuần hoàn ngoài ra cón có thêm một thuận lợi nữa là gia tăngkhả năng mua hàng hoá và dịch vụ, và bằng cách ấy tránh được nạn quanliêu khi xin cấp các khoản cho vay cá nhân Hơn nữa, người có thẻ tín dụngcó sự mềm dẻo đáng kể trong việc định thời gian và việc hoàn trả khối lượng
Trang 20nợ Với thẻ ghi nợ, khách hàng thậm chí còn được hưởng một mức thấu chinhất định trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng Đặc biệt đối với thẻcông ty, ngoài những tiện ích trên, nó còn giúp công ty quản lý và kiểm soáthiệu quả các chi tiêu của nhân viên mình.
Ngoài ra, khi sử dụng thẻ, chủ thẻ còn được hưởng một số dịch vụkhác do ngân hàng phát hành thẻ triển khai áp dụng cho chủ thẻ như xem sốdư tài khoản để từ đó có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn, dịch vụ khách hàng24/24 giờ, dịch vụ trợ giúp toàn cầu, dịch vụ bảo hiểm lữ hành…
An toàn: Chủ thẻ là người duy nhất có quyền sử dụng thẻ Để chống
làm giả và ngăn chặn người khác sử dụng thẻ, thẻ được chế tạo dựa trên kỹthuật hết sức tinh vi, hiện đại, khó làm giả, vì vậy tính an toàn của thẻ rấtcao Đặc biệt từ khi thẻ thông minh được tung ra thị trường, độ an toàn củathẻ được nâng lên rất nhiều Việc so sánh chữ ký mẫu trên thẻ với chữ kýcủa người sử dụng thẻ, hình ảnh chủ thẻ trên thẻ kết hợp với các thông tinđược mã hoá trên thẻ tạo nên một bức tường vững chắc trước nguy cơ bịngười khác lạm dụng Nhờ vậy, chủ thẻ có thể an tâm khi sử dụng thẻ Khimất thẻ hay để lộ số PIN, chủ thẻ có thể báo ngay cho ngân hàng phát hànhthẻ để kịp thời phong toả tài khoản thẻ Trong điều kiện kỹ thuật công nghệhiện đại ngày càng phát triển, các thiết bị kiểm tra thẻ hoạt động ngày cànghiệu quả, tính an toàn của thẻ sẽ còn được nâng cao trong tương lai.
Văn minh: Thanh toán bằng thẻ ngoài tính thuận tiện, gọn nhẹ, nhanh
chóng, an toàn và hiệu quả đối với chủ thẻ còn tạo thêm vẻ văn minh lịch sự,sang trọng cho khách hàng khi thanh toán Mặt khác, nó còn giúp kháchhàng tiếp cận với các phương thức mua hàng gián tiếp hiện nay như đặt hàngqua thư hay điện thoại, mua hàng qua mạng.
2.6.2 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
Các CSCNT là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển thanhtoán thẻ Thẻ sẽ trở nên vô dụng nếu như không có hay thiếu chủ thể này.Khi tham gia thanh toán thẻ, lợi ích mà các đại lý chấp nhận thẻ sẽ lớn hơnrất nhiều so với các chi phí mà họ phải bỏ ra.
Trang 21Với việc chấp nhận thẻ, sự sang trọng cũng như uy tín của đại lý sẽtăng lên vì thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại Nó đại diện cho mộtxã hội văn minh, tiến bộ Trong điều kiện đời sống của người dân được nângcao thì du lịch quốc tế trở thành một nhu cầu không thể thiếu Ngày nay thẻđã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và khách nước ngoài thường rất thíchdùng thẻ nên chấp nhận thẻ cũng là một cách giúp các đại lý thu hút kháchhàng, tăng doanh số bán hàng.
Việc chấp nhận thẻ sẽ giúp các đơn vị này đa dạng hoá phương thứcthanh toán, giảm tình trạng chậm trả của khách hàng cũng như công tác kiểmđếm, thu giữ tiền mặt, tránh nhận phải tiền giả trong thanh toán, qua đó giảmđược các chi phí kinh doanh không cần thiết.
Một điều quan trọng khác là khi chấp nhận thanh toán thẻ, cácCSCNT hưởng lợi rất nhiều từ ngân hàng Các đại lý sẽ được ngân hàngcung cấp các máy móc cần thiết cho việc thanh toán bằng thẻ, họ không phảimất tiền đầu tư cho hình thức thanh toán này Các CSCNT nhờ đó cũng thiếtlập được mối quan hệ mật thiết với ngân hàng, điều này đồng nghĩa với việcngân hàng sẽ dành cho họ những khoản ưu đãi trong những giao dịch khác,đặc biệt là trong các quan hệ tín dụng Trong nền kinh tế thị trường, hầu hếtcác cơ sở kinh doanh đều sử dụng một lượng vốn lớn vay từ ngân hàng nênđược ưu đãi trong vay vốn là một lợi ích lớn đối với tất cả các cơ sở kinhdoanh.
2.6.3 Đối với ngân hàng
Khi tham gia hoạt động kinh doanh thẻ, ngân hàng phát hành (NHPH)cũng như ngân hàng thanh toán thẻ thu được rất nhiều lợi ích.
Thứ nhất, thẻ cho phép các ngân hàng đưa ra được các dịch vụ mớicho các khách hàng hiện có và là một phương tiện tối ưu để hấp dẫn cáckhách hàng mới- các cá nhân cũng như các ngân hàng bán lẻ Ngân hàng cóthể phát triển các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán thẻ như kinh doanhngoại tệ, nhận tiền gửi, Cùng với việc cung cấp các dịch vụ đầy đủ và đadạng hoá dịch vụ, danh tiếng cũng như uy tín của ngân hàng được nâng lên.
Trang 22Việc gia nhập các tổ chức thẻ quốc tế giúp ngân hàng tạo thêm được quan hệvới nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính khác, qua đó củng cố uy tín và tănghiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ hai là gia tăng thu nhập của ngân hàng thông qua thu phí và lãi từviệc phát hành thẻ, thu phí chiết khấu đại lý từ các CSCNT Tuy rằng số phíthu được trên mỗi giao dịch là không đáng kể nhưng lượng giao dịch bằngthẻ hàng ngày là rất lớn, đặc biệt những nơi thẻ được lưu hành phổ biến vàlợi nhuận từ hoạt động này không phải là nhỏ Ngoài ra, trong hoạt độngphát hành thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng, NHPH yêu cầu khách hàng phải kýquỹ bằng sổ tiết kiệm hoặc một khoản tiền nhất định trên tài khoản tiền gửicủa mình tại ngân hàng Trong thời gian sử dụng thẻ, khách hàng khôngđược sử dụng khoản tiền ký quỹ này nên NHPH có thể tận dụng chúng nhưmột nguồn vốn huy động được Đây có thể là nguồn vốn rất lớn nếu có nhiềukhách hàng có cầu sử dụng thẻ tại ngân hàng Mặt khác, NHPHT còn có thểmở rộng hoạt động cho vay thông qua việc phát hành thẻ tín dụng và hoạtđộng cho vay này khá an toàn, nhanh chóng, hiệu quả khá cao.
Có thể nói lợi ích mà ngân hàng nhận được từ hoạt động phát hành vàthanh toán thẻ là rất lớn Nó không chỉ dừng lại ở thu nhập của ngân hàngmà còn là uy tín, là danh tiếng của ngân hàng, mà trong hoạt động kinhdoanh ngân hàng thì uy tín cũng như danh tiếng là điều tối quan trọng quyếtđịnh sự tồn tại, phát triển của ngân hàng cũng như khả năng cạnh tranh củangân hàng trong tương lai.
2.6.4 Đối với phát triển kinh tế- xã hội
Nhờ những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhữngnăm gần đây, công dụng của thẻ ngày càng được phát triển, mở rộng và càngthể hiện vai trò to lớn của mình trong sự phát triển kinh tế- xã hội.
Thứ nhất, thẻ góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông.Ở những nước phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng lớnnhất trong các phương tiện thanh toán Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áplực tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể, từ đó làm giảm các chi phí vận
Trang 23chuyển, phát hành, kiểm kê tiền trong nền kinh tế, đồng thời cũng giúp ngănchặn được nạn làm tiền giả.
Thứ hai là tăng nhanh tốc độ chu chuyển, thanh toán Hầu hết mọigiao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện vàthanh toán trực tuyến, vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiềuso với những giao dịch sử dụng các phương tiện thanh toán khác Thay vìthực hiện các giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ, mọi thông tin đềuđược xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện, nhanh chóng
Thứ ba là thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước Việc sửdụng thẻ được thực hiện thông qua mạng trực tuyến dưới sự kiểm soát củangân hàng đã tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lượng giaodịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh tế, do đó hạn chế và giảmthiểu tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế ngầm, đồng thời tạo tiền đềcho việc tính toán lượng tiền cung ứng, tăng cường tính chủ đạo của nhànước trong điều tiết nền kinh tế, điều hành, thực thi các chính sách kinh tếtài chính, tiền tệ, ngoại hối và thực hiện quản lý thuế có hiệu quả
Thứ tư là cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách dulịch và đầu tư nước ngoài Thanh toán bằng thẻ tạo điều kiện hết sức thuậnlợi cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, trướchết trong lĩnh vực hết sức quan trọng: hoạt động tài chính ngân hàng, thôngqua các tổ chức thẻ quốc tế lớn trên thế giới Việc tiếp cận với phương tiệnvăn minh hiện đại của thế giới, tạo ra một môi trường thương mại văn minh,hiện đại hơn cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư nướcngoài vào Việt Nam Thanh toán thẻ an toàn, hiệu quả, chính xác, nhanhchóng cũng sẽ tạo niềm tin của dân chúng vào hoạt động của hệ thống ngânhàng
2.6.5 Rủi ro trong kinh doanh thẻ
Rủi ro theo nghĩa rộng là khả năng tổn thất tài chính hoặc bị giảmmức lợi nhuận kinh doanh so với dự kiến Mặc dù thanh toán bằng thẻ có
Trang 24được nhiều ưu điểm hơn so với thanh toán bằng tiền mặt nhưng cũng có thểgặp một số rủi ro chính sau.
Đơn xin phát hành với các thông tin giả mạo: Do không thẩm định kỹ hồ
sơ, ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng mà không biết rằng thông tintrên đơn xin phát hành là giả mạo.Trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro tín dụngcho NHPH khi đến hạn thanh toán chủ thẻ không thanh toán hoặc không cókhả năng thanh toán.
Thẻ giả: Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào các thông tin có
được từ các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp Thẻ giả được sửdụng tạo ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho ngân hàng mà chủ yếu làNHPH vì theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn tráchnhiệm với mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của NHPH Đây là loại rủi ronguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đến nhiều nguồn thông tin nằmngoài khả năng kiểm soát của NHPH.
Thẻ mất cắp, thất lạc: Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử
dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPH để có các biện pháp hạnchế sử dụng hoặc thu hồi thẻ Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợidụng để in nổi và mã hoá lại thẻ để thực hiện các giao dịch giả mạo Loại rủiro này có thể dẫn đến tổn thất cho cả chủ thẻ và NHPH và chiếm tỷ lệ xấp xỉ59% trong tất cả các loại rủi ro.
Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi: NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ
bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị thất lạc hoặc bị đánh cắp trên đường gửi.Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức lại không hay biết gì về việc thẻđã được gửi cho mình Trường hợp này rủi ro do NHPH chịu.
Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận
được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ Do không kiểm tra tính xácthực của thông báo đó, thẻ được gửi về địa chỉ mới không phải là địa chỉ củachủ thẻ đích thực, dẫn đến tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng Việc này sẽ chỉđược phát hiện khi chủ thẻ hỏi NHPH về thẻ mới của mình hoặc khi nhận
Trang 25được sao kê thanh toán nợ cho những khoản mà mình không hề chi tiêu Rủiro này chủ thẻ và NHPH cùng phải chịu.
Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thư, điện thoại: CSCNT cung cấp dịch
vụ, hàng hoá theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại dựa vào cácthông tin về chủ thẻ: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ,… mà khôngbiết rằng khách hàng đó có thể không phải là chủ thẻ chính thức Khi giaodịch đó bị NHPH từ chối thanh toán thì CSCNT phải chịu rủi ro.
Nhân viên CSCNT giả mạo hoá đơn thanh toán thẻ: Khi thực hiện giao
dịch, nhân viên CSCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán cho mộtgiao dịch nhưng chỉ đưa cho chủ thẻ ký vào một bộ hoá đơn Các hoá đơncòn lại bị giả mạo chữ ký của chủ thẻ để thu đòi tiền từ NHTTT Trường hợpnày dẫn đến rủi ro cho CSCNT hoặc NHPH.
Tạo băng từ giả: Các tổ chức tội phạm dùng các thiết bị chuyên dụng thu
thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ thật tại CSCNT, sử dụng phần mềmriêng để mã hoá, in và tạo băng từ trên thẻ giả và thực hiện các giao dịch giảmạo Loại thẻ này đang phát triển tại các nước tiên tiến và gây thiệt hại chochủ thẻ, NHPH và NHTT.
2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ thanh toán2.7.1 Các nhân tố khách quan
2.7.1.1 Các điều kiện về mặt xã hội
Sự phát triển và mức độ phát triển thanh toán thẻ tại mỗi quốc gia phụthuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của xã hội đó Nó gồm có những nộidung chính sau:
Thói quen giao dịch của công chúng: Thói quen sử dụng phương tiện
thanh toán nào của công chúng là một nhân tố đặc biệt quan trọng tác độngđến sự phát triển thẻ thanh toán tại mỗi quốc gia bởi nó tạo ra môi trườngcho thanh toán thẻ Thẻ rất khó hoặc không thể phát triển trong một xã hộimà chi tiêu bằng tiền mặt đã trở thành một thói quen không thể thay đổitrong công chúng Chỉ khi việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ
Trang 26thống ngân hàng thì thẻ thanh toán mới thực sự phát huy được hiệu quả sửdụng của nó
Trình độ dân trí nói chung: Thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại
nên sự phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều vào sự am hiểu của công chúngđối với nó Trình độ dân trí ở đây được hiểu như khả năng tiếp nhận và sửdụng thẻ thanh toán của công chúng, cũng như nhận thức được những tiệních của thẻ thanh toán như một phương tiện thanh toán hiện đại Một trongnhững nguyên nhân chính khiến cho thẻ thanh toán xuất hiện tại Việt Namđã hơn 10 năm nhưng chưa phát triển lắm là chỉ có một nhóm nhỏ côngchúng biết đến phương thức thanh toán hiện đại này.
2.7.1.2.Các điều kiện về kinh tế:
Tiền tệ ổn định: là tiền đề, là điều kiện cơ bản cho việc mở rộng sử dụng
thẻ đối với bất kỳ quốc gia nào Người dân sẽ rút tiền mặt và tiêu dùng ồ ạtkhi đồng tiền bị mất giá nhanh chóng và rõ ràng không ai muốn sử dụng thẻtrong trường hợp này Tiền tệ ổn định tạo điều kiện mở rộng sử dụng thẻ vàngược lại, mở rộng sử dụng thẻ tạo điều kiện ổn định tiền tệ.
Sự phát triển ổn định của nền kinh tế: Thanh toán thẻ không thể phát triển
trong điều kiện thu nhập dân cư còn thấp, các khoản chi tiêu nhỏ lẻ nên sựphát triển ổn định của nền kinh tế, tiền đề của mức thu nhập cao và ổn địnhcủa người dân, là điều kiện cần thiết của hoạt động kinh doanh thẻ.
2.7.1.4.Điều kiện về pháp lý
Hoạt động thẻ của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào môi trườngpháp lý mỗi quốc gia Một hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động thẻtạo cho các ngân hàng một sự chủ động khi tham gia thị trường thẻ, trongviệc đề ra chiến lược kinh doanh Một môi trường pháp lý đầy đủ hiệu lực,chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cảcác bên tham gia phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, bảo đảm cạnh tranhlành mạnh giữa các ngân hàng trên thị trường thẻ, từ đó tạo nền tảng vữngchắc cho phát triển thẻ trong tương lai.
Trang 272.7.1.5.Điều kiện về cạnh tranh
Mở rộng phát hành và thanh toán thẻ phụ thuộc rất nhiều vào cạnhtranh trên thị trường Sự cạnh tranh lành mạnh buộc các ngân hàng phải cósuy nghĩ nghiêm túc cho việc đầu tư phát triển loại hình thanh toán hiện đại,tạo cho ngân hàng sự chủ động, sáng tạo trong việc cung cấp những sảnphẩm thẻ chất lượng tốt nhất đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng để thulợi nhuận.
2.7.2 Các nhân tố chủ quan
2.7.2.1.Điều kiện khoa học công nghệ:
Các ứng dụng của tin học đã tạo nên những tiện ích kỳ diệu của thẻ.Thanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại nên nếu hệ thốngnày có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống Vì vậy, đã đưa ra dịchvụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện đại theo kịpyêu cầu của thế giới Hơn nữa, chỉ khi có trình độ kỹ thuật cao thì việc vậnhành, bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành, thanh toánthẻ mới có hiệu quả, từ đó thu hút thêm người sử dụng nó.
Hoạt động thẻ đòi hỏi một chi phí đầu tư cao cho việc lắp đặt nhữngthiết bị và công nghệ hiện đại như máy ATM, máy thanh toán thẻ tại cácđiểm bán hàng (POS) Vì vậy, vốn đầu tư là điều kiện đầu tiên và quan trọngnhất đối với ngân hàng trong bước đầu triển khai dịch vụ thẻ trên thị trườngvà đầu tư đổi mới công nghệ thẻ bắt kịp với những tiến bộ trên thế giới.
2.7.2.3.Nhân lực
Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thẻ mang tính tiêu chuẩn hoácao độ và có quy trình vận hành thống nhất Thẻ đòi hỏi phải có một đội ngũnhân lực có khả năng, trình độ và kinh nghiệm tiếp cận, đáp ứng đầy đủ,thông suốt và hiệu quả quy trình hoạt động, đảm bảo cho thẻ phát huy đượcnhững tiện ích vốn có của nó.
Trang 28Tóm lại, thẻ chịu tác động của nhiều yếu tố và giữa chúng có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau tác động một cách tổng hợp đến sự phát triển củaphương tiện thanh toán hiện đại này Đối với Việt Nam, phát triển thẻ cònyếu và thiếu rất nhiều điều kiện, đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực rất nhiềuđể khắc phục những hạn chế và tự tìm ra hướng đi, giải pháp cho mình.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG PHÁTHÀNH THẺ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
I.Tổng quan hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam1.Lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng Ngoại thương
(NHNT) Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, là một doanh nghiệp nhà nước,trực thuộc Bộ Tài chính, là một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanhhàng đầu Việt Nam Được thành lập ngày 1-4-1963 theo Nghị định số115/CP ngày 30/12/1962 của Hội đồng Chính phủ, tiền thân là Cục Ngoạihối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và sau này được thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam ký Quyết định số 386/QĐ-NH5 ngày 21/9/1990 thànhlập lại theo mô hình tổng công ty nhà nước, từ đó đến nay Ngân hàng liêntục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam NHNT có tênchính thức là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và tên giao dịch là Bankfor Foreign Trade of Vietnam, gọi tắt là Vietcombank (VCB).
Khi mới thành lập, VCB chỉ có một cơ sở ở Hà Nội Hiện nay, Ngânhàng đã phát triển thành một hệ thống gồm Hội sở và 23 chi nhánh trongnước nằm tại các đô thị và khu vực kinh tế trọng điểm, 1 công ty tài chính và
Trang 293 văn phòng đại diện ở nước ngoài với tổng số trên 3000 cán bộ công nhânviên; đầu tư vốn cổ phần vào 14 doanh nghiệp: 3 liên doanh với nước ngoài;6 ngân hàng cổ phần; 2 công ty bảo hiểm; 3 công ty kinh doanh bất độngsản NHNT đã thiết lập đại lý với hơn 1000 ngân hàng ở khắp các lục địa,các hoạt động nghiệp vụ được nối mạng SWIFT quốc tế với khối lượng giaodịch đứng hàng đầu Việt Nam Với sự có mặt của công ty tài chính Vinaficotại Hongkong trên 20 năm nay cũng như các văn phòng đại diện tại Paris,Moscow, Singapore, vị trí của Ngân hàng Ngoại thương đã được biết đến.
Trong suốt thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, NHNT là ngân hàng duynhất được nhà nước giao cho nhiệm vụ phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu,tiếp nhận viện trợ, vay nợ nước ngoài Vào cuối thập kỷ 80 và những nămđầu thập kỷ 90, khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, cùng với việcNhà nước ban hành Luật Ngân hàng, NHNT không còn giữ vị trí độc tôntrong quan hệ quốc tế, tín dụng và thanh toán xuất nhập khẩu nữa Hàng loạtcác ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh với nước ngoài,chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính ra đời đã đặt Ngân hàngtrước sự cạnh tranh quyết liệt Dù vậy, với uy tín lâu năm và bề dày kinhnghiệm trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu, với quan hệ rộng rãi vàviệc kịp thời mở rộng quan hệ đại lý với ngân hàng tại các nước có quan hệthương mại với Việt Nam, VCB vẫn luôn có tốc độ phát triển nhất định và làngân hàng luôn giới thiệu các sản phẩm ngân hàng mới, tiên tiến VCB đã ápdụng các phương thức thanh toán mới như ứng dụng thẻ thông minh, trởthành thành viên của Master Card, Visa Card, là đại lý thanh toán thẻ củaAmerican Express , JCB, Diners Club, là ngân hàng thành viên của hệ thốngthanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.
Cho đến nay sau 15 năm đổi mới, NHNT đã đạt được một số thànhtựu quan trọng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam.Những thế mạnh của Ngân hàng có thể được kể đến là luôn giữ được vị tríhàng đầu về vốn cũng như trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhậpkhẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính,ngân hàng quốc tế kể cả nghiệp vụ thẻ tín dụng Visa, MasterCard; có bộmáy tổ chức gọn nhẹ; có đội ngũ cán bộ trẻ và được đào tạo khá; có công
Trang 30nghệ và sản phẩm dịch vụ tương đối phát triển Thương hiệu “Vietcombank”đã xuất hiện và được biết đến trên thị trường quốc tế từ 4 thập kỉ nay,thương hiệu trên gắn liền với sự phát triển về kinh tế đối ngoại ở Việt Namđược nhiều nước, nhiều khách hàng mến mộ.
Hiện nay, VCB được coi là một ngân hàng thương mại của Việt Namcó uy tín nhất, được Nhà nước xếp vào một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt,được tạp chí Asian Money- tạp chí tiền tệ uy tín ở châu Á- bình chọn là ngânhàng hạng nhất Việt Nam năm 1995 Qua nhiều năm đổi mới và tự hoànthiện, Ngân hàng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước pháttriển, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để hoàn thiện và pháttriển nghiệp vụ ngân hàng, khuyếch trương quan hệ mua bán trên các thịtrường lớn, đầy tiềm năng VCB đã thực sự vững chắc, đủ sức cạnh tranhtrên thị trường, ngày càng khẳng định mình là một ngân hàng đứng đầutrong cả nước, cố gắng vươn lên với phương châm “uy tín hiệu quả- luônmang đến cho khách hàng sự thành đạt” và đóng góp nhiều kinh nghiệm choxây dựng và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) ViệtNam.
2.Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT những năm gần đây
NHNT luôn giữ vai trò chủ chốt trong việc phục vụ hoạt động thanhtoán quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của đất nước Bình quân từnăm 1996 đến nay, chỉ tính riêng doanh số xuất nhập khẩu qua Ngân hàngchiếm 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước VCB là trung tâmthanh toán liên ngân hàng bù trừ ngoại tệ và cung ứng dịch vụ tài khoản tiềngửi thanh toán cho hàng trăm NHTM Nguồn vốn của NHNT tăng trưởngliên tục, bình quân từ năm 1995 đến 1999 tăng trung bình 22%, đạt 27,5%tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế Tổng tích sản của ngân hàngnày là lớn nhất trong hệ thống NHTM của Việt Nam Tổng dư nợ cho vaytrực tiếp nền kinh tế của Ngân hàng chiếm 8,3% thị phần cả nước và chiếmkhoảng 12% trong khối ngân hàng quốc doanh NHNT thường xuyên thamgia các dự án lớn của chính phủ với tư cách là nhà đồng tài trợ Tổng số vốncam kết cho các dự án này đến năm 2005 dự kiến đạt trên 2 tỷ USD.
Trang 31NHNT liên tục đa dạng hoá loại hình dịch vụ ngân hàng để đáp ứngnhu cầu ngày càng tăng lên của thị trường Ngoài các sản phẩm dịch vụ ngânhàng truyền thống, gần đây VCB liên tục nghiên cứu đưa ra các sản phẩmmới phục vụ khách hàng trên thị trường bán buôn và bán lẻ như thẻ ATM,thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán bằng đồng Việt Nam; thành lập quĩ cho vay doanhnghiệp vừa và nhỏ, phát triển nghiệp vụ quản lý tài sản và dịch vụ ngân hàngđiện tử cho khách hàng, trước mắt là cho các tổng công ty lớn…
NHNT là người hướng đạo trên thị trường tiền tệ, ngoại hối với tưcách là thành viên mua/ bán chính, đồng thời là cánh tay đắc lực giúp Ngânhàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá, lãi suất và ổn định giá trị đồng Việt Nam.Từ 1992-1999, mỗi năm bình quân NHNT nộp ngân sách nhà nước trên 250tỷ đồng tiền thuế các loại.
Năm 2001, mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động nhưng đượcsự chỉ đạo của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, NHNT đã đạt được nhiềuthắng lợi về các mặt như: công tác huy động vốn, công tác tín dụng và xử lýnợ, công tác thanh toán và kinh doanh ngoại tệ, công tác phát triển hệ thốngvà công nghệ, công tác đối ngoại.
2.1 Nguồn vốn
Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trongtổng nguồn vốn của ngân hàng Do đó, NHNT luôn coi công tác huy độngvốn là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VCBluôn có sự đổi mới trong các hình thức huy động, khuyến khích khách hànggửi tiền vào Ngân hàng Các hình thức huy động vốn được sử dụng chủ yếuhiện nay ở NHNT là: tiết kiệm dân cư, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu vôdanh, đích danh,… với thời hạn linh hoạt và lãi suất thích hợp Vốn huyđộng của NHNT bao gồm cả vốn nội tệ, ngoại tệ Mặc dù hiện nay Ngânhàng đang bị sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM trong nước và các chinhánh NHTM nước ngoài nhưng với sự đổi mới chính sách huy động hợplý, Ngân hàng luôn là NHTM có nguồn vốn lớn nhất ở Việt Nam và nguồnvốn huy động tăng đều qua các năm Điều này được thể hiện qua bảng sau.
Trang 32Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn VCB
Đơn vị: tỷ VND, triệu USDChỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Tỷ lệ
Năm 2001 Tỷ lệtăng,giảmSố dư Tỷ
Số dư Tỷtrọng
Số dư Tỷtrọng
1 VND 12.75027,8% 17.38926,1% 36,4% 19.19525,5% 13%
2 Ngoại tệ-Quy VND
3 Tổng quyVND
45.861100%66.618100%45,3% 75.300100%16%
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 1999, 2000, 2001)Tính đến 31/12/2001, tổng nguồn vốn của NHNT đạt 75.300 tỉ VNĐ,tăng 16% so với cuối năm 2000 và là NHTM có tổng nguồn vốn lớn nhấtViệt Nam Trong đó vốn chủ sở hữu đạt gần 1.800 tỉ, chiếm 2,5% tổng tàisản, vốn huy động đạt 65.760 tỉ, tăng 9,3% so với năm 2000 (vốn huy độngtoàn ngành ngân hàng tăng 8,4%) Tuy nhiên, tỉ lệ tăng trưởng vốn huy độnggiảm nhiều so với cùng kỳ năm 2000 (29,3%) Nguồn vốn huy động từ nềnkinh tế của NHNT (chiếm71% tổng nguồn vốn và tăng 17,5%) chiếm tỉ lệcao hơn so với toàn ngành và 4 ngân hàng thương mại quốc doanh Mặc dùso với tỷ trọng 85,6% tổng nguồn của năm 2000, tỷ trọng này có giảm sútnhưng về thực chất, lượng vốn huy động đã tăng 16% so với năm trước.Trong đó vốn từ thị trường 1 vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm 71% trong tổngnguồn vốn Nguồn vốn có kì hạn của hai thị trường tăng mạnh- tăng 82,4%chiếm 58,5% vốn huy động.
Năm 2001, nguồn vốn ngoại tệ- thế mạnh của Ngân hàng đạt 3.710triệu USD (tương đương 56.021 tỉ đồng), chỉ tăng 7,5% thấp hơn nhiều sovới tốc độ tăng 43,7% năm 2000, chiếm tỉ trọng tới 74,5% trong tổng nguồnvốn Nguồn vốn VNĐ đạt 19.195 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 25,5%, tăng 13%so với năm trước.
Trang 33Vốn điều lệ và các quỹ đang ở mức 1.950 tỉ đồng, chiếm khoảng 2,8%tổng tài sản trong đó vốn nhà nước cấp 1.100 tỉ, còn lại là vốn do Ngân hàngngoại thương tự bổ sung (khoảng 40%).
2.2 Sử dụng vốn:
Nguồn vốn tăng trưởng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụngvà khai thác hiệu quả các nguồn vốn Năm 2001, doanh số cho vay đạt gần21.000 tỉ, dư nợ đạt 17.660 tỉ đồng, tăng 12,9% so với cuối năm 2000, trongđó tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 73,5% Đây là chỉtiêu đạt thấp so với kế hoạch cả năm 20%, nhưng lại cao hơn nhiều so vớimức tăng trưởng chung toàn ngành ngân hàng là 8,5% Chất lượng nợ tíndụng được cải thiện, tỉ lệ nợ quá hạn sau khi trừ nợ, khoanh nợ chỉ còn 651tỷ đồng, chiếm 3,1% trên tổng dư nợ, giảm so với tỷ lệ 3,3% năm 2000 và4% năm 1999.
Ngân hàng đã đa dạng hoá khách hàng, chuyển hướng mở rộng đầutư, cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài với mức tăng trưởng 41% so với năm 2000 Dư nợ cho vay trungvà dài hạn đạt 3.998 tỷ đồng, tăng 34,8% so với năm trước Cho vay trungvà dài hạn tập trung vào các dự án ngành bưu chính viễn thông, thuỷ sản,năng lượng, lương thực, cầu đường,…
Năm 2001, lợi nhuận thu được của Ngân hàng đứng ở mức cao, nghĩavụ tài chính đối với Nhà nước cũng tăng cao.VCB trong năm này đã tríchlập quỹ dự phòng rủi ro lớn, đưa tổng trích lập lên 2.000 tỷ đồng, tạo nguồntài chính vững mạnh cho quá trình xử lý nợ tồn đọng từ nhiều năm nay.
Trong năm 2001- năm đầu thực hiện đề án tái cơ cấu, Ngân hàng đãđạt được những thành quả bước đầu quan trọng là giả được 1/3 số nợ tồnđọng và có khả năng sẽ giải quyết được vấn đề này chỉ trong năm 2002, ởthêm được 1 chi nhánh cấp I và 6 chi nhánh cấp II, cơ bản triển khai xongdịch vụ ngân hàng bán lẻtrong toàn hệ thống, công tác kiểm tra và điều hànhđược nâng lên một bước.
Trang 34Bên cạnh hoạt động huy động và sử dụng vốn, các hoạt động kinhdoanh khác của NHNT vẫn phát triển ổn định và dần hoàn thiện VCB vẫngiữ thế mạnh truyền thống trong các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu vàduy trì vị trí chủ lực trên thị trường tiền tệ Tổng doanh số thanh toán xuấtnhập khẩu qua Ngân hàng năm 2001 đạt 9.300 triệu USD, tăng 1,7% so vớinăm 2000 và chiếm 31% thị phần cả nước Doanh số mua bán ngoại tệ năm2001 đạt 7.720 triệu USD, tăng 4,3% so với năm trước Tiến bộ trong côngtác kinh doanh ngoại tệ không chỉ dừng lại ở kim ngạch ngoại tệ mua vào,bán ra tăng, điều đáng quan tâm là sự hợp tác của các chi nhánh đã được đềcao và cơ chế điều hoà ngoại tệ toàn hệ thống được xác lập Mặt khác, Ngânhàng đã sử dụng nhiều giải pháp để có thể mua được nhiều ngoại tệ củakhách hàng như gắn việc bán ngoại tệ cho doanh nghiệp với việc mở rộngnghiệp vụ huy động vốn cũng như có cơ chế khuyến khích giảm lãi suất tiềnvay đối với doanh nghiệp có ngoại tệ bán ra cho ngân hàng.
Một số hoạt động khác như bảo lãnh, thanh toán phi mậu dịch, pháthành và thanh toán thẻ cũng đạt được những kết quả khả quan Năm 2001,hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng vẫn đạt kết quả tốt:doanh số thanh toán thẻ là 86,5 triệu USD, tăng 21% so với năm 2000, hạnmức sử dụng thẻ tăng mạnh (80%) lên tới 125 tỷ đồng Hầu hết doanh sốthanh toán các loại thẻ đều tăng do chất lượng phục vụ được cải thiện.
2.4 Lợi nhuận hàng năm
Kể từ khi hoạt động độc lập, hoạt động kinh doanh của NHNT luônmang lại lợi nhuận và mức lợi nhuận tăng dần qua từng năm Riêng trongnăm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực đã làmgiảm sút đáng kể lợi nhuận so với năm 1996, nhưng với sự nỗ lực, năngđộng, sáng tạo, NHNT đã từng bước khắc phục và đạt được kết quả khảquan ở những năm tiếp theo.
Bảng: lợi nhuận của NHNT từ năm 1997 đến 2001
Đơn vị: triệu VND
Trang 35Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001Lợi nhuận trước thuế 125.605 185.592 187.500 212.437 242.987
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm từ 1997 đến 2001)Mặc dù đạt được những kết quả khả quan như đã nêu trên nhưngNHNT cũng đang phải đương đầu với những khó khăn hiện hữu và tiềm ẩnđa chiều của quá khứ, hiện tại và tương lai Đó là sự đòi hỏi Ngân hàng phảiphát triển nhanh hơn, vững chắc hơn để thực sự theo kịp phát triển của thịtrường về cơ cấu tổ chức, về tài chính và cả về công nghệ Đây cũng lànhững thách thức mà nếu không có giải pháp hữu hiệu sẽ trở thành nguy cơto lớn khi thị trường tài chính Việt Nam tiếp tục phát triển lên những tầmcao mới, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới Trước thựctrạng này, Ngân hàng Ngoại thương đã tiến hành xây dựng đề án “Tái cơ cấuNgân hàng Ngoại thương đến năm 2005”.
Các giải pháp khả thi tái cơ cấu tài chính đã được xây dựng cụ thể dựatrên nguyên tắc: huy động cả nội lực tài chính của NHNT lẫn các nguồn lựcbên ngoài Mục tiêu bao trùm của chương trình nâng cao năng lực tài chínhlà đến năm 2005 vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương sẽ lớn gấp 5 lầnmức hiện nay để có thể theo kịp sự phát triển và đáp ứng được các yêu cầucủa thị trường.
Trên cơ sở phân tích đánh giá các mặt hoạt động của NHNT trongnăm 2001, qua những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, căn cứ vàomục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và định hướng nhiệm vụcủa ngành ngân hàng năm 2002, trong năm 2002, NHNT phấn đấu đạt 10%tăng trưởng tổng nguồn vốn, 28% tăng trưởng tín dụng, hạn chế tỷ lệ nợ quáhạn/ tổng dư nợ là dưới 2%, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu chiếm 29%,lợi nhuận trước thuế tăng 5%.
II.Thực trạng hoạt động phát hành thẻ tại NHNT Việt Nam
1 Tổng quan thị trường thẻ Việt Nam
1.1 Vai trò của thẻ đối với thị trường thế giới:
Trang 36Để tìm hiểu sâu hơn về thẻ, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm “ngânhàng bán lẻ” Ngân hàng bán lẻ đã xuất hiện trên thế giới từ sau thế chiếnthứ 2 và được phát triển qua 3 giai đoạn:
Hệ thống phân phối dịch vụ ngân hàng bán lẻ kiểu truyền thống: thường
xây dựng một mạng lưới chi nhánh rộng để cung ứng dịch vụ cho kháchhàng tư nhân đến giao dịch trực tiếp nên mang tính thủ công và bán tự động.Đặc điểm của hệ thống là khối lượng dịch vụ và số lượng chi nhánh có mốiquan hệ tỷ lệ thuận với nhau Chi phí lao động và chi phí trụ sở chiếm tỷ lệcao trong tổng phí Hệ thống ít có khả năng cung ứng dịch vụ 24/24 giờ.
Hệ thống phân phối dịch vụ ngân hàng bán lẻ tự động: Loại này hình
thành từ những năm 1980 và phát triển mạnh vào thập kỷ 90 với sự ra đờicủa các chi nhánh hoàn toàn tự động với các thiết bị rút tiền, gửi tiền, thanhtoán dưới hình thức tự phục vụ Hình thức này có tiến bộ hơn so với hìnhthức trên là có thể phục vụ 24/24 và tiết kiệm được chi phí về nhân công.
Dịch vụ ngân hàng ảo: Được hình thành và phát tiển thời gian gần đây với
các hình thức: Dịch vụ ngân hàng điện thoại sử dụng mã số cá nhân và nhậndạng tiếng nói; dịch vụ ngân hàng máy tính: giao dịch giữa khách hàng vàngân hàng được kết nối trực tiếp qua mạng máy tính; dịch vụ ngân hànginternet… Loại hình dịch vụ này có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vàotính ưu việt của nó Do không còn mối tương quan giữa khối lượng dịch vụvà số lượng chi nhánh nên có thể giảm thiểu chi phí đầu tư cho mạng lướichi nhánh và nhân viên, đồng thời có khả năng cung cấp dịch vụ vào bất kỳthời điểm nào và bất cứ nơi đâu.
Hệ thống ngân hàng bán lẻ có những đóng góp rất có ý nghĩa đối vớisự phát triển kinh tế xã hội, tạo ra những tiến bộ mới trong nền văn minhhiện đại Kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế gới trong những thậpkỷ qua cho thấy thẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển loạihình dịch vụ ngân hàng bán lẻ Qua các tiện ích mà thẻ cung cấp, có thể thấythẻ là một công cụ đa dụng, là hình thức thanh toán tiện lợi nhất trong thanhtoán bán lẻ quốc tế Tại các nước phát triển, không dưới 80% doanh số lưuchuyển hàng hoá và dịch vụ bán lẻ được thực hiện bằng thẻ.
Trang 37Theo báo cáo của các tổ chức thẻ quốc tế, doanh số thanh toán thẻ trênthế giới năm 1996 đạt 1800 tỷ USD, năm 1997 đạt hơn 2.000 tỷ USD, năm1999 đạt tới hơn 3.000 tỷ USD với số lượng thẻ được phát hành hơn 1,5 tỷ ởtất cả các châu lục Với tốc độ phát triển hơn 15% mỗi năm cả về số lượngthẻ phát hành và doanh số thanh toán thì có thể thấy đây là một ngành pháttriển mạnh trên phạm vi toàn cầu Trên thế giới, thậm chí ngay cả đối vớicác nước quanh khu vực với mức độ phát triển kém hơn so với phương Tây,thanh toán bằng thẻ cũng trở thành một xu thế tất yếu.
1.2 Sự cần thiết phát triển thẻ tại Việt Nam.
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển Ngoàidịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm dưới hình thức thủ công, hầu hết các dịch vụkhác từ rút tiền, thanh toán đến quản lý tài khoản, uỷ thác đầu tư, đều chưaphát triển hoặc chưa hình thành Trong khi đó, dịch vụ ngân hàng bán lẻ lạicó ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam trên nhiều phương diện
Xét trên giác độ kinh tế xã hội, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là công cụquan trọng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Điều này có ý nghĩarất lớn trong điều kiện hiện nay của nước ta, khi mà lượng tiền mặt nhàn rỗitrong dân cư còn quá lớn và nền kinh tế đang cần vốn để đầu tư phát triển.
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển sẽ là nhân tố góp phần giảm chiphí giao dịch xã hội qua việc tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian cho cảngân hàng và người sử dụng Ngoài ra, thông qua việc mở rộng thêm nhiềudịch vụ với nhiều tiện ích mới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ thêm nhiều côngăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp Đó là chưa kể đến việc dịch vụ nàyvới những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt sẽ cải thiện môi trườngtiêu dùng, xây dựng nền văn minh thanh toán, góp phần tạo cơ sở để ViệtNam hoà nhập với cộng đồng phát triển quốc tế.
Xét trên giác độ tài chính và quản trị ngân hàng, các ngân hàng triểnkhai dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ có điều kiện hạn chế phần nào rủi ro docác nhân tố bên ngoài vì dịch vụ ngân hàng bán lẻ là lĩnh vực ít chịu ảnhhưởng của chu kỳ kinh tế so với các lĩnh vực khác.
Trang 38Tóm lại, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam đã trở thànhvấn đề tất yếu Nhưng với các NHTM, bắt đầu từ đâu, sử dụng công cụthanh toán và phát triển những tiện ích gì là điều hết sức quan trọng, cầnphải được xem xét để triển khai thực hiện.
Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam, cóthể khẳng định thẻ là một công cụ thanh toán quan trọng trong phát triểndịch vụ ngân hàng bán lẻ Thẻ được sử dụng vào việc rút tiền, gửi tiền, vaytiền, thanh toán hay chuyển khoản Thẻ cũng được sử dụng cho nhiều dịchvụ phi thanh toán như xem số dư tài khoản, thông tin về khách hàng, vàhiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu, triển khai ứng dụng thẻ rangoài lĩnh vực tiền tệ và thanh toán như sử dụng thẻ thay giấy tờ tuỳ thân…
Cùng với yêu cầu của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, sự pháttriển của thẻ còn là đòi hỏi tất yếu của xu hướng đa dạng hoá dịch vụ trongchiến lược kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam Việc phát triển tín dụngtrong thời gian gần đây gặp rất nhiều trở ngại ảnh hưởng đến doanh thu, lợinhuận và tăng trưởng của các ngân hàng Để khắc phục khó khăn này, cácNHTM có xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở đa dạnghoá sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu, mong muốn của kháchhàng trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng với mục tiêu giữ vữngkhách hàng truyền thống, đồng thời phát triển khách hàng mới Một trongnhững dịch vụ mà các NHTM Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện là hoạtđộng phát hành và kinh doanh thẻ- loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Mở rộng dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một chủ trươnglớn của Ngân hàng Nhà nước nhằm cải thiện tình hình thanh toán trong khuvực này, từng bước đổi mới tập quán sùng bái tiền mặt, tạo thói quen sửdụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thanh toánqua ngân hàng, góp phần thực thi tốt chính sách tiền tệ Về phía ngân hàng,chủ trương này cũng tạo ra một hình thức huy động vốn mới, tập trunglượng vốn tiềm tàng trong dân cư để đầu tư và phát triển Hơn nữa, sự pháttriển của công nghệ thông tin và sự hội nhập kinh tế Việt Nam vào nền kinhtế khu vực và thế giới càng thúc đẩy chúng ta phát triển phương thức kinh
Trang 39doanh thẻ, một hoạt động thanh toán hiện đại, văn minh và nhiều triển vọngvới khả năng phổ cập rộng rãi trong cộng đồng dân cư.
1.3 Sự ra đời và phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam 1.3.1 Thị trường tổng quan
Việt Nam hiện nay vẫn là một thị trường thanh toán chủ yếu bằng tiềnmặt Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ tín dụng, séc,chuyển tiền qua ngân hàng, đã được triển khai song chưa thâm nhập nhiềuvào cuộc sống Hệ thống thanh toán của ngân hàng chưa phát triển mạnh,đặc biệt là hệ thống thanh toán liên ngân hàng điện tử Đây là những khókhăn trong việc phát triển một thị trường các sản phẩm thanh toán phi tiềnmặt Tuy nhiên, nó cũng cho thấy cơ hội và tiềm năng to lớn cho các ngânhàng biết khai thác tốt các sản phẩm dịch vụ để cung cấp cho khách hàng.
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy mạnh mẽ các loạihình dịch vụ mới trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về tài chínhngân hàng cho mọi thành phần xã hội Kinh nghiệm cho thấy kinh tế xã hộicàng phát triển, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có thanh toánthẻ, sẽ ngày càng tăng thêm Ngay từ những năm đầu đổi mới hoạt độngngân hàng và 2 pháp lệnh ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã tiếp cậnvới các dịch vụ về thẻ Năm 1990, NHNT là ngân hàng đầu tiên của nước tatriển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ, mặc dù Ngân hàng chưa phải là thànhviên chính thức của một tổ chức thẻ quốc tế mà mới chỉ làm đại lý thanhtoán thẻ cho các đối tác nước ngoài, và từ đó, Ngân hàng luôn đi đầu trongviệc chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Tuy nhiên, dịch vụ này chủyếu để phục vụ khách du lịch và thương nhân nước ngoài đến Việt Nam
Nhận thức được sự phát triển của công nghệ và sự cần thiết của cácphương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, từ năm 1993, Ngân hàng Nhànước Việt Nam đã có những qui định đầu tiên về việc phát hành và thanhtoán thẻ nhằm tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ.Chính phủ và các NHTM cũng đã có quyết định và biện pháp nhằm khuyếnkhích việc mở tài khoản cá nhân và sử dụng phương tiện thanh toán phi tiền
Trang 40hành thẻ ghi nợ với công nghệ Smart Card và thẻ rút tiền mặt ATM nhằmhạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông góp phần kiềm chế lạm phát.Chương trình này không đạt được kết quả như mong muốn do mức đầu tưquá lớn về thẻ trắng và hệ thống máy đọc thẻ tại các CSCNT, do những vấnđề về cách tiếp cận và công tác makerting Trong khi đó, thị trường thẻ lúcnày ở Việt Nam còn quá mới mẻ, một mình NHNT không đủ sức đầu tư đểphát triển cả một mạng lưới rộng lớn bao gồm phát hành và thanh toán thẻ.
Trong giai đoạn 1990-1996, doanh số thanh toán thẻ tại Việt Nam đãtăng nhanh với tốc độ trung bình khoảng 200%/năm, đạt gần 200 triệu USD/năm Năm 1995, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thì nhiều ngân hàngtrong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã bắt đầu quan tâm đến loạihình dịch vụ mới mẻ này Thị trường thanh toán thẻ sôi động hẳn lên, NHNTkhông còn giữ vai trò độc tôn nữa mà có thêm gần chục NHTM cũng thamgia vào hoạt động kinh doanh thẻ Từ năm 1996, sự tăng trưởng của doanhsố thanh toán có phần chậm lại mặc dù có nhiều ngân hàng tham gia vào lĩnhvực chấp nhận thanh toán thẻ hơn Năm 2000, doanh số thanh toán thẻ tại thịtrường Việt Nam là 220 triệu USD.
Tháng 4/1995, 4 NHTM Việt Nam được kết nạp là thành viên chínhthức của tổ chức thẻ quốc tế Master Card là: VCB, ACB, Eximbank, FirstVina Bank Năm 1996, VCB và ACB trở thành thành viên chính thức của tổchức thẻ quốc tế Visa Tiếp đó, 2 ngân hàng này đã bắt đầu triển khai nghiệpvụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thực hiện thanh toán trực tiếp với các tổchức thẻ quốc tế Visa và Master Vì thị trường này có sức hấp dẫn cao nênsự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra rất sôi động, việc chia sẻ thị trườngthanh toán và phát hành thẻ, cạnh tranh qua việc giảm phí liên tục của cácngân hàng là không thể tránh khỏi.
Tháng 8/1996, hội các ngân hàng thanh toán thẻ ở Việt Nam đượcthành lập nhằm giải quyết vấn đề này Đây là một bộ phận cấu thành củahiệp hội ngân hàng Việt Nam với 4 sáng lập viên VCB, ACB, Eximbank,Firstvina Bank và sau đó thêm các thành viên: ANZ, Sài Gòn thương tín.Hiệp hội đã ấn định mức phí tối thiểu cho các NHTM cùng áp dụng đối với