Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Thành
Trang 1Thực tế những năm qua cho thấy dịch vụ thanh toán thẻ đã đem lại nhiều thành tựu đáng kể cho Việt Nam nói chung và các NH tham gia thanh toán thẻ nói riêng Thông qua phát hành và thanh toán thẻ, các Ngân hàng đã đem lại cho nền kinh tế một lượng vốn đầu tư khá lớn, một lượng ngoại tệ đáng kể góp phần vào phát triển kinh tế đất nước Chúng ta có thể khẳng định rằng thẻ thanh toán ra đời là một tất yếu của một nền kinh tế phát triển Tuy nhiên dịch
vụ này trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, vì hiện nay người Việt Nam chưa hình thành thói quen thanh toán phi tiền mặt
Ngân hàng đầu tư và phát triển (ĐT&PT) Hà Thành, một Ngân hàng đưa vào dịch vụ thanh toán thẻ ngay từ những năm đầu tiên mới thành lập Mặc dù hoạt động thanh toán thẻ của Hà Thành đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên cũng đã phải đối mặt với không ít những khó khăn Hơn nữa, trong thời gian tới Hà Thành không những phải lo khắc phục những bất cập chung
mà còn phải cạnh tranh với những Ngân hàng trong và ngoài nước cùng tham gia phát hành và thanh toán thẻ
Để góp phần tìm ra giải pháp phát triển thẻ thanh toán cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng đầu tư nói riêng, qua quá trình
thực tập tại NH ĐT&PT Hà Thành, em mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoạt động
Trang 2kinh doanh thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Thành” để
làm chuyên đề tốt nghiệp
Mục đích nghiên cứu của đề tài : Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận, tình hình thực tế phát hành và thanh toán thẻ tại Hà Thành, các văn bản pháp quy liên quan để thấy được những hạn chế trong việc phát hành và thanh toán thẻ , từ đó đưa ra một số ý kiến để mở rộng dịch vụ thẻ hiện nay, trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp
Kết cấu khoá luận của em được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng đầu
tư và phát triển chi nhánh Hà Thành.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của NHĐT&PT Hà Thành
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại NHĐT&PT Hà Thành.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên trong chuyên đề của em khó tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô nhận xét và góp ý để cho chuyên đề của em hoàn thiện hơn
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới PGS.TS.Nguyễn Thị Thu Thảo, người đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp, cùng các thầy cô trong khoa, ban lãnh đạo và các anh chị tại phòng thẻ NHĐT&PT Hà Thành đã nhiệt tình giúp đỡ và tận tình chỉ bảo cho em trong suốt thời gian qua, giúp em hoàn thành tốt bài chuyên đề tốt nghiệp này
Trang 3CHƯƠNG I : Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Thành:
1 Khái niệm chung về thẻ thanh toán:
1.1.Khái niệm thẻ thanh toán:
Khái niệm: Thẻ là hình thức tiền điện tử là phương tiện thanh toán hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, thẻ ra đời và gắn liền với sự phát triển của ngành ngân hàng cũng như việc ứng dụng công nghệ tin học trong ngân hàng
Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành phục vụ cho khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán phi mậu dịch.Thẻ cấp cho khác hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt từ các máy rút tiền tự động, hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được kí kết giữa ngân hàng và chủ thẻ Hoá đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ là đơn vị cung ứng dịch vụ…sẽ nhận lại tiền của chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán thẻ
1.2.Quy định của thẻ ATM:
Thẻ ATM của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được thiết kế và tuân thủ các quy định về thẻ của NHNN, trên thẻ ATM có các yếu tố chủ yếu sau:
1.2.1 Mặt trước:
Tên và biểu tượng của NHĐT&PT Việt Nam
Tên thẻ: ETRANS
Trang 4Số thẻ: gồm 16 chữ số được dập nổi chia thành 3 cụm với cấu trúc sau:
Quy định khái quát về sử dụng thẻ ATM của NHĐT&PT Việt Nam
Địa chỉ và số điện thoại liên hệ với TT thẻ
1.2.3 Hạng thẻ:
Thẻ ATM gồm 3 hạng: Hạng chuẩn, hạng vàng, hạng đặc biệt(VIP)
Việc phát hành hạng thẻ căn cứ theo đăng kí của khách hàng
Mỗi hạng thẻ được hưởng theo hạn mức giao dịch, chịu mức phí quy định tại phụ lục PL02/QT-HTH-17 - Quy Định về dịch vụ cung cấp và được NHĐT&PT Việt Nam thông báo bằng văn bản khi thay đổi
1.3 Quy trình phát hành thẻ tại chi nhánh phát hành thẻ
Nhận và duyệt yêu cầu phát hành thẻ ATM:
Cán bộ thanh toán thẻ:
Trang 5- Hướng dẫn khách hàng lập phiếu đăng ký kiêm chấp nhận sử dụng dịch
vụ ATM
trên phiếu đăng kí kiêm chấp nhận sử dụng dịch vụ ATM Trường hợp khách hàng chưa mở tài khoản tại ngân hang thì cán bộ phát hành thẻ hướng dẫn khách hàng mở tài khoản Đề nghị tham chiếu với quy trình nghiệp vụ tiền gửi không kì hạn
ATM.Xác thực khách hàng, kiểm tra chữ kí đối với thẩm quyền sử dụng tài khoản
ngày làm việc đối với phát hành thông thường và 2 ngày làm việc đối với phát hành ngay.Chủ thẻ có thể đề nghị ra hạn thời gian nhận thẻ và chịu khoản phí giữ hộ thẻ quy địng tại phụ lục PL02/QT-HĐH-17- Quy định về dịch vụ cung cấp và được NHĐT&PT Việt Nam thông báo bằng văn bản khi thay đổi
CMS
chuyển cho kiểm soát viên
Kiểm soát viên:
-Tiếp nhận và kiểm tra phiếu đăng kí kiêm chấp nhận sử dụng dịch vụ ATM
-Đề nghi cán bộ phát hành thẻ chỉnh sửa thông tin khách hàng trong trường hợp thông tin không chính xác phê duyệt thông tin sử dụng thẻ ATM trong chương trình CMS nếu các thông tin hợp lệ
Trang 6-Kí tên trên phiếu đăng kí kiêm chấp nhận sử dụng dịch vụ ATM và chuyển lại cho cán bộ phát hành thẻ để lưu hồ sơ khách hàng.
-Sau đó các dữ liệu về việc phát hành thẻ ATM được chuyển tự động về trung tâm thẻ để tạo và in PIN, dập thẻ, đóng gói và gửi về chi nhánh theo các bước quy định tại phân A mục VI.2 quy trình phát hành thẻ ATM tại hội sở chính
1.3.1 CNPHT nhận phong bì gửi thẻ ATM từ trung tâm thẻ
Văn phòng CNPHT: tiếp nhận phong bì gửi thẻ ATM chuyển ngay cho kiểm soát viên Kiển soát viên và cán bộ phát hành thẻ:
-Tiếp nhận phong bì gửi thẻ ATM từ văn phòng
-kiểm tra dấu niêm phong trên phong bì gửi thẻ ATM
-Mở phong bì gửi thẻ ATM nếu còn nguyên dấu niêm phong
-Lập biên bản,trình giám đốc chi nhánh việc sử lý đối với trường hợp phát hiện mất dấu niêm phong
-Đối chiếu các phong bì khách hàng với danh sách khách hàng yêu cầu dập thẻ ATM
-Kiểm tra niêm phong trên các phong bì khách hàng
Lập biên bản gửi ngay lên trung tâm thẻ để phối hợp giải quyết đối với các trường hợp thiếu, thừa phong bì khách hàng hoặc mất niêm phong phong
bì khách hàng
-kí tên trên danh sách khách hàng yêu cầu dập thẻ ATM
Cán bộ phát hàng thẻ lưu danh sách khách hàng yêu cầu dập thẻ ATM-Giữ phong bì khách hàng tại những nơi an toàn như két sắt,tủ sắt có khoá,không được để mất, thất lạc
Trang 7-Thực hiện ngay chức năng đánh dấu nhận thẻ(chuyển trạng thái thẻ ATM từ PEND thành RECV) trong chương trình CMS đối với số thẻ nhận từ TTT.
1.3.2 Giao thẻ ATM cho chủ thẻ
Cán bộ phát hành thẻ:
-Tiếp nhận và kiểm tra phiếu hẹn nhận thẻ ATM của chủ thẻ
-Đề nghị chủ thẻ xuất trình CMT để đối chiếu đúng chủ thẻ
-Giao phong bì khách hàng cho chủ thẻ, đề nghị chủ thẻ kiểm tra niêm phong trên phong bì khách hàng, đề nghị chủ thẻ mở phong bì khách hàng và kiểm tra thông tin dập nổi trên thẻ ATM
-Đề nghị chủ thẻ kí xác nhận đã nhận thẻ trên phiếu xác nhận.Xác thực chủ thẻ,kiểm tra chữ ký
-Thực hiện ngay chức năng kích hoạt thẻ và PIN cho chủ thẻ trong chương trình CMS (chuyển trạng thái thẻ ATM từ RECV thành AUTH)
-Ký tên trên phiếu xác nhận và chuyển cho kiểm soát viên kèm CMT của chủ thẻ
Kiểm soát viên:
-Tiếp nhận và kiểm tra phiếu xác nhận,CMT từ cán bộ phát hành thẻ
-Căn cứ vào chữ kí xác nhận đã nhận thẻ của chủ đầu tư trên phiếu xác nhận,phê duyệt giao dịch kích hoạt thẻ và PIN trong chương trình CMS (chuyển trạng thái thẻ ATM từ AUTH thành ACTV)
-ký tên trên phiếu xác nhận và chuyển lại cho cán bộ phát hành thẻ để lưu
hồ sơ khách hàng, chuyển lại CMT cho cán bộ phát hành để trả chủ thẻ
Trang 81.4 Nghiệp vụ kinh doanh thẻ tại NHTM hiện nay.
1.4.1 Cơ sở pháp lý của việc tổ chức và kinh doanh thẻ.
Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ thẻ dựa trên cơ sở pháp luật của nước sở tại, cụ thể là các quy chế về phát hành, thanh toán thẻ do Ngân hàng Nhà nước ban hành Việc phát hành, thanh toán thẻ phải được sự đồng ý của tổ chức thẻ quốc tế thông qua hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành, NHTTT với các
tổ chức thẻ quốc tế, đồng thời tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành của các tổ chức thẻ quốc tế
Dựa trên các cơ sở này, mỗi ngân hàng sẽ có những quy chế riêng về nghiệp vụ thẻ do Tổng Giám đốc ngân hàng quy định
1.4.2 Trình tự các bước của nghiệp vụ kinh doanh thẻ.
Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ gồm các bước:
* Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ và hoàn thành một số thủ tục cần thiết như điền vào giấy tờ xin cấp thẻ, trình một số giấy tờ khác như: giấy thông hành, biên lai trả lương, nộp thuế thu nhập,
* Bước 2: Ngân hàng phát hành nhận kiểm tra hồ sơ theo quy định
Trong vòng 4 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, ngân hàng phát hành có trách nhiệm thẩm định bộ hồ sơ và ra quyết định chấp nhận hoặc
từ chối phát hành thẻ
Đối với những hồ sơ được chấp thuận, ngân hàng phát hành tiến hành phân loại khách hàng Đối với thẻ ghi nợ, việc phát hành thẻ đơn giản vì khách hàng đã có tài khoản tại ngân hàng Còn đối với thẻ tín dụng, ngân hàng phải xác định các yếu tố sau:
Trang 9chiếu, số thẻ, loại thẻ, ngày hiệu lực, số tài khoản chỉ định để thanh toán sao
kê, người thanh toán sao kê, tài sản thế chấp (nếu có)
Sau đó, ngân hàng tiến hành mã hoá thẻ và in thẻ, xác định mã số cá nhân (PIN) của chủ thẻ, nhập dữ liệu về chủ thẻ vào tập tin quản lý, giao thẻ và số PIN cho chủ thẻ Chủ thẻ nhận thẻ, ký vào hợp đồng sử dụng thẻ và băng chữ
ký ở mặt sau của thẻ
Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ gồm các bước:
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ khác nhau ở mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng về thủ tục và các điều kiện do các yếu tố ràng buộc về pháp luật, chính
trị, trình độ phát triển dân trí hay điều kiện kinh tế xã hội Song về tổng thể, quy trình này gồm có những nội dung cơ bản được thể hiện trong sơ đồ
sau:
Trang 10Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán thẻ:
Chủ thẻ Ngân hàng thanh toán
Tổ chức thẻ quốc tế Đơn vị chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý
Ngân hàng phát hành
(6) (7) (4) (1) (2) (7) (6) (8)
(4) (6) (7) (8)
Trang 11:Quy trình phát hành : Quy trình đòi tiền
:Quy trình khiếu nại và xử lý tranh chấp
(1) Ngân hàng phát hành yêu cầu khách hàng phát hành thẻ cung cấp các hồ
sơ cần thiết theo quy định chứng minh nhân thân của khách hàng, khả năng thanh toán của họ và các tổ chức cá nhân có quan hệ
(2) Ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng đủ điều kiện
(3) Chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán, rút tiền mặt tại các CSCNT
(4) CSCNT kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ: xin chuẩn chi của NHTTT nếu số tiền thanh toán vượt quá hạn mức, kiểm tra bảng tin cảnh giác nếu
số tiền nhỏ hơn hạn mức mà NHTTT cho phép
(5) CSCNT so sánh chữ ký trên hoá đơn và chữ ký trên thẻ, nếu đúng thì cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay ứng tiền mặt cho khách hàng
(6) CSCNT nhận tiền thanh toán - đã trừ khoản chiết khấu đại lý - từ NHTTT sau khi nộp lại hoá đơn cho ngân hàng này hoặc sau khi tổng kết trên thiết bị đọc thẻ điện tử
(7) NHTTT đòi tiền từ ngân hàng phát hành thông qua tổ chức thẻ quốc tế (trường hợp ngân hàng phát hành và NHTTT không cùng một hệ thống)
Tổ chức thẻ quốc tế ghi nợ tài khoản của ngân hàng phát hành và ghi có cho NHTTT số tiền giao dịch - đã trừ phí trao đổi thông tin Định kỳ hàng tháng vào ngày lập bảng thông báo giao dịch, ngân hàng phát hành nhận được file dữ liệu sao kê chi tiết về hoạt động của chủ thẻ trong kỳ, sau đó ngân hàng lập bảng thông báo giao dịch gửi cho chủ thẻ yêu cầu thanh toán
những khiếu nại, tra soát, đòi bồi hoàn và xử lý các tranh chấp khác
Trang 121.5 Thị trường thẻ Việt Nam
Mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ :
Hiện nay trên cả nước có khoảng 15000 đơn vị chấp nhận thẻ tính đến hết năm 2007 ,phân bố chủ yếu tại các thành phố lớn, các điểm du lịch có nhiêu du khách quốc tế
Đối với 1 đất nước có khoảng trên 30 triệu dân sống tai khu vực thành thị như Việt Nam thì số lượng và sự phân bố đơn vị chấp nhận thẻ như vậy là quá mỏng, mới chủ yếu phục vụ nhu cầu của khách hàng là người nước ngoài, chưa thuận tiện cho người sử dụng thẻ Vệt Nam
-Mạng lưới máy giao dịch tự động ATM:
+Từ năm 2000 trở về trước trên thị trường thẻ VIET NAM chỉ có 2 chi
nhánh ngân hàng nước ngoài có triển khai hệ thống thanh toán tự động ở quy
mô nhỏ là ANZ và HSBC
+Đến năm 2001 các ngân hàng thương mại quốc doanh bắt đầu tham gia thị trường giao dịch tự động Hiện tại có 4 ngân hàng quốc doanh và rất nhiều ngân hàng thương mại có đặt máy ATM trên cả nước
* Tiện ích của loại hình dịch vụ do thẻ và máy ATM cung cấp :
-Vấn tin(thông tin ngân hàng, tỷ giá, lãi suất ,thông tin tài khoản khách hàng,số dư, in sao kê giao dịch)
-Rút tiền
-Gửi tiền
-Chuyển khoản
-Dịch vụ séc
-Thanh toán hoá đơn
-Nạp tiền điện thoại trả trước
-Cập nhật số tiền gửi
-Hỗ trợ các dịch vụ công cộng …
1.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ
1.7.1.Các nhân tố nội bộ ngân hàng
1.7.1.1 Điều kiện khoa học công nghệ:
Trang 13Các ứng dụng của tin học đã tạo nên những tiện ích kỳ diệu của thẻ Thanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại nên nếu hệ thống này có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống Vì vậy, đã đưa ra dịch
vụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện đại theo kịp yêu cầu của thế giới Hơn nữa, chỉ khi có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới có hiệu quả, từ đó thu hút thêm người sử dụng nó
1.7.1.2 Khả năng về vốn
Hoạt động thẻ đòi hỏi một chi phí đầu tư cao cho việc lắp đặt những thiết bị và công nghệ hiện đại như máy ATM, máy thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng (POS) Vì vậy, vốn đầu tư là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất đối với ngân hàng trong bước đầu triển khai dịch vụ thẻ trên thị trường và đầu
tư đổi mới công nghệ thẻ bắt kịp với những tiến bộ trên thế giới
1.7.1.3 Nguồn nhân lực
Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thẻ mang tính tiêu chuẩn hoá cao độ và có quy trình vận hành thống nhất Thẻ đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực có khả năng, trình độ và kinh nghiệm tiếp cận, đáp ứng đầy đủ, thông suốt và hiệu quả quy trình hoạt động, đảm bảo cho thẻ phát huy được những tiện ích vốn có của nó
Tóm lại, thẻ chịu tác động của nhiều yếu tố và giữa chúng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau tác động một cách tổng hợp đến sự phát triển của phương tiện thanh toán hiện đại này Đối với Việt Nam, phát triển thẻ còn yếu và thiếu rất nhiều điều kiện, đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực rất nhiều để khắc phục những hạn chế và tự tìm ra hướng đi, giải pháp cho mình
1.7.2 Các nhân tố từ bên ngoài.
1.7.2.1 Các điều kiện về mặt xã hội
Trang 14Sự phát triển và mức độ phát triển thanh toán thẻ tại mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của xã hội đó Nó gồm có những nội dung chính sau:
Thói quen giao dịch của công chúng: Thói quen sử dụng phương tiện thanh toán nào của công chúng là một nhân tố đặc biệt quan trọng tác động đến sự phát triển thẻ thanh toán tại mỗi quốc gia bởi nó tạo ra môi trường cho thanh toán thẻ Thẻ rất khó hoặc không thể phát triển trong một xã hội mà chi tiêu bằng tiền mặt đã trở thành một thói quen không thể thay đổi trong công chúng Chỉ khi việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thì thẻ thanh toán mới thực sự phát huy được hiệu quả sử dụng của nó
Trình độ dân trí nói chung: Thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại nên sự phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều vào sự am hiểu của công chúng đối với nó Trình độ dân trí ở đây được hiểu như khả năng tiếp nhận và sử dụng thẻ thanh toán của công chúng, cũng như nhận thức được những tiện ích của thẻ thanh toán như một phương tiện thanh toán hiện đại Một trong những nguyên nhân chính khiến cho thẻ thanh toán xuất hiện tại Việt Nam đã hơn 10 năm nhưng chưa phát triển lắm là chỉ có một nhóm nhỏ công chúng biết đến phương thức thanh toán hiện đại này
1.7.2.2 Các điều kiện về kinh tế
Tiền tệ ổn định: là tiền đề, là điều kiện cơ bản cho việc mở rộng sử dụng thẻ đối với bất kỳ quốc gia nào Người dân sẽ rút tiền mặt và tiêu dùng ồ
ạt khi đồng tiền bị mất giá nhanh chóng và rõ ràng không ai muốn sử dụng thẻ trong trường hợp này Tiền tệ ổn định tạo điều kiện mở rộng sử dụng thẻ và ngược lại, mở rộng sử dụng thẻ tạo điều kiện ổn định tiền tệ
Sự phát triển ổn định của nền kinh tế: Thanh toán thẻ không thể phát triển trong điều kiện thu nhập dân cư còn thấp, các khoản chi tiêu nhỏ lẻ nên
Trang 15sự phát triển ổn định của nền kinh tế, tiền đề của mức thu nhập cao và ổn định của người dân, là điều kiện cần thiết của hoạt động kinh doanh thẻ.
1.7.2.3 Điều kiện về pháp lý
Hoạt động thẻ của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường pháp lý mỗi quốc gia Một hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động thẻ tạo cho các ngân hàng một sự chủ động khi tham gia thị trường thẻ, trong việc đề
ra chiến lược kinh doanh Một môi trường pháp lý đầy đủ hiệu lực, chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên thị trường thẻ, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho phát triển thẻ trong tương lai
1.7.2.4 Điều kiện về cạnh tranh
Mở rộng phát hành và thanh toán thẻ phụ thuộc rất nhiều vào cạnh tranh trên thị trường Sự cạnh tranh lành mạnh buộc các ngân hàng phải có suy nghĩ nghiêm túc cho việc đầu tư phát triển loại hình thanh toán hiện đại, tạo cho ngân hàng sự chủ động, sáng tạo trong việc cung cấp những sản phẩm thẻ chất lượng tốt nhất đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng để thu lợi nhuận
1.7.2.5.quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ:
1.7.2.1.Các loại rủi ro:
a Rủi ro do giả mạo
Giả mạo có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình kinh doanh thẻ: Từ khâu phát hành đến khâu thanh toán Giả mạo thẻ có thể chia thành các loại sau: Đơn xin phát hành thẻ giả mạo, thẻ giả (bao gồm thẻ bị dập nổi lại, thẻ bị mã hoá lại, thẻ bị làm giả hoàn toàn); đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo; sao chép và tạo băng từ giả (Skimming); các giao dịch thanh toán không có sự xuất trình thẻ (giao dịch qua mạng, fax )
Trang 16Nguyên nhân gây ra rủi ro loại này là do sự lơ đễnh của chủ thẻ để lộ các thông tin cá nhân liên quan đến thẻ, hoặc bị kẻ gian thực hiện skimming trong quá trình chi tiêu, nhất là qua các giao dịch qua mạng
b Rủi ro tín dụng:
Thường xảy ra ở các loại thẻ tín dụng, khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng Khi NH đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, tức là họ đã cam kết cho chủ thẻ được vay một số tiền, vì vậy nếu chủ thẻ không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản đã sử dụng NH sẽ bị mất vốn.Nguyên nhân gây ra rủi ro này là do khâu thẩm định khách hàng không cẩn thậnN, không nắm bắt đầy đủ các thông tin về khách hàng, không sử dụng các biện pháp đảm bảo cần thiết
c Rủi ro về kỹ thuật, công nghệ
Đây là loại rủi ro liên quan đến hệ thống quản lý thẻ, như các sự cố về nghẽn mạng, các trục trặc về xử lý thông tin, bảo mật Đây là loại rủi ro rất cần được quan tâm vì khi sự cố xảy ra tác hại của nó rất lớn nó không chỉ ảnh hưởng đến một khách hàng, một NH mà nó còn tác hại đến cả hoạt động của
hệ thống thẻ
Nguyên nhân gây ra rủi ro này có thể do sự cố bất khả kháng, nhưng cũng có thể do nguyên nhân chủ quan là hệ thống không được đầu tư đúng mức, công tác cập nhật, bảo quản không được quan tâm một cách nghiêm túc
để kẻ gian xâm nhập hệ thống đánh cắp dữ liệu, thông tin
d Rủi ro về đạo đức của cán bộ NH
Đây là loại rủi ro liên quan đến cán bộ NH trong lĩnh vực kinh doanh thẻ Đó là hành vi cán bộ lợi dụng vị trí công tác, sự hiểu biết của mình về nghiệp vụ thẻ, quy trình tác nghiệp không chặt chẽ để thực hiện các hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho NH
Trang 17Nguyên nhân gây ra loại rủi ro này là do cán bộ thoái hoá, biến chất, công tác soạn thảo quy trình tác nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ không được thực hiện đúng chuẩn mực.
Các giải pháp nhằm ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM
e Rủi ro khác:lãi suất ,chiến lược ,môi trường pháp lý,thanh khoản,tỷ giá
-Rủi ro trong nghiệp vụ thẻ có thể hiểu là khả năng tổn thất tài chính hoặc bị giảm mức lợi nhuận kinh doanh so với dự kiến của chủ thẻ, ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, hoặc đơn vị chấp nhận thẻ, kể cả khả năng giảm, mất cơ hội kinh doanh.Vì đơn giản thẻ này thường là thẻ từ có số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực được gập nổi trên bề mặt thẻ, có mã số PIN để rút tiền mặt từ máy ATM
-Đối với chủ thẻ, rủi ro chủ yếu là do chủ thẻ vô tình để lộ mã số PIN và
bị mất thẻ mà chưa kịp báo cho ngân hàng phát hành, rồi vì một sự trùng hợp nào đó, người khác lấy được thẻ, biết được số PIN và họ sử dụng thẻ đó để rút tiền mặt từ ATM Trường hợp rủi ro này cũng có thể do từ phía ngân hàng, khi ngân hàng phát hành gửi thẻ và PIN cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng không tuân thủ theo nguyên tắc phải gửi bằng 2 chiếc phong bì tách rời vào các thời điểm khác nhau, nên thẻ và PIN đó bị đánh cắp để sử dụng
-Đối với các cơ sở chấp nhận thẻ, rủi ro là do không cẩn thận, chủ quan khi chấp nhận thẻ, không kiểm tra kỹ cho nênthẻ hết hiệu lực mà không phát hiện Thực tế, các cơ sở chấp nhận thẻ đã cho rằng mình chỉ chịu rủi ro ở phần vượt hạn mức, nên chấp nhận thanh toán nhiều thương vụ vượt hạn mức một tỷ lệ nhỏ
mà không cần xin phép Trong khi thực tế, ngân hàng thanh toán sẽ từ chối thanh toán toàn bộ số tiền thương
vụ chứ không chỉ phần vượt hạn mức.
Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng cũng cần được chú ý Rủi ro này phát sinh khi khi ngân hàng không có khả năng thu hồi nợ từ các khoản cho vay sử dụng thẻ Rủi ro tín dụng chỉ tập trung vào việc phát hànhthẻ tín dụng Đây là rủi ro khách quan từ chủ thẻ mà ngân hàng rất khó tránh, khi đó ngân hàng có thể gánh cả rủi ro việc làm và sinh họat của chủ thẻ.
Một số rủi ro khác gồm: thẻ phát hành dựa trên các đơn xin phát hành giả mạo do không thẩm định
kỹ các thông tin của khách hàng trên hồ sơ xin phát hành thẻ dẫn đến những rủi ro tổn thất tín dụng cho ngân hàng; tài khoản thẻ bị lợi dụng Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo nên ngân hàng gửi thẻ theo
Trang 18địa chỉ yêu cầu Trong trường hợp này, tài khoản của chủ thẻ đã bị kẻ khác sử dụng Khi đó ngân hàng phải chịu rủi ro đối với giao dịch được thực hiện Ngoài ra, rủi ro trong sử dụng thẻ còn thể hiện: thẻ giả; các giao dịch giả mạo thực hiện thanh toán qua thư, điện thoại, Internet; chủ thẻ cố tình lấy tiền của ngân hàng bằng cách báo cho ngân hàng phát hành là thẻ đã bị thất lạc, nhưng sau lại dùng thẻ đó để sử dụng trong thời gian thẻ này chưa kịp đưa vào danh sách đen
1.6.2 Ví dụ về rủi ro:
- Không tuân thủ quy trình :không kiểm tra kĩ thẻ,không yêu cầu xuất trình thẻ nên chấp nhận thẻ giả mạo,hoàn trả tiền mặt cho chủ thẻmà không thực hiện nghiệp vụ refund
- Tội phạm gia tăng ở nước thị trường mới nổi , đang phát triển +)Mặc dù tỷ lệ rủi ro do gian lận thẻ tại Việt Nam chưa đáng lo ngại (ở dưới mức 0,15% so với mức trung bình của thế giới là 0,06%), nhưng không có nghĩa các ngân hàng và cơ quan quản lý không cần quan tâm tới việc này Theo quy chế của các tổ chức phát hành thẻ quốc tế, từ sau 1-1-2006, ngân hàng nào không áp dụng công nghệ thẻ hiện đại (chuyển từ thẻ từ sang thẻ chip), nếu có rủi ro về thẻ, ngân hàng thanh toán phải chịu trách nhiệm (quy định hiện hành là ngân hàng phải chịu trách nhiệm) Vì vậy, việc áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào thẻ thanh toán - thẻ chip, là xu thế tất yếu của các ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay
- Ở Mỹ, những tên trộm táo tợn nơi đây đã gắn thiết bị đọc vào ổ nuốt thẻ trên máy ATM nhằm ăn cắp thông tin tài khoản của khách hàng, từ đó dễ dàng sản xuất nhiều thẻ từ giả Đồng thời chúng còn gắn một camera bé xíu cho phép quay cận cảnh bàn phím trên ATM để ăn cắp số pin (mật mã) truy cập tài khoản của chủ thẻ Ông Khánh cho rằng, giải pháp có thể làm ngay lúc này là liên tục kiểm tra, nâng cấp các đầu đọc ATM Còn với nạn lắp đặt camera rất khó kiểm soát
Trang 19Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại
NHĐT&PT Hà Thành
1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng
Ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Nội được thành lập vào ngày 27/5/1957 theo Nghị định số 233/ND_TC_TCCB của Bộ Tài Chính, với tên gọi ban đầu là Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội, nằm trong Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính Nhiệm vụ của Ngân hàng là nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.từ những năm 70, ngân hàng kiến thiết được xác nhập vào hệ thống ngân hàng Năm 1982, chi nhánh đã đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng thành phố Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam
Trang 20Ngày 26/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định
số 401 về việc thành lập “Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” với các chi nhánh trực thuộc tại tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương Theo chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng thành phố Hà Nội cũng được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội
Từ 1/1/1995, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội làm việc như một Ngân hàng Thương mại quốc doanh đồng thời có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để đầu tư vào các dự án lớn theo chỉ định của chính phủ
Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội là một trong những chi nhánh lớn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp cung cấp các dịch vụ có tính chất cạnh tranh đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong cũng như ngoài nước
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
1 - Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:
- Ngân hàng thương mại:
+ 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng
+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
- Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa)
- Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3)
- Chứng khoán : Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
Trang 21- Bảo hiểm : Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi
nhánh
- Đầu tư – Tài chính :
+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,
+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV
- Khối sự nghiệp:
- Trung tâm Đào tạo (BTC)
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
+ Cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV
+ Tổng giám đốc: Ông Trần Anh Tuấn
3.Đội ngũ nhân viên:
Hơn 12000 người làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh của BIDV
Trang 232 Chức năng và nghiệp vụ chủ yếu của chi nhánh
2.1 Chức năng:
- Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với
nhiều hình thức ( tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành trái
phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi của các tổ chức kinh tế…)
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ.(trong đó
cho vay trung, dài hạn đầu tư phát triển, cho vay các dự án theo chỉ định của
Chính phủ, cho vay thiết bị theo hình thức cho thuê tài chính, cho vay hỗ trợ
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay mua nhà trả góp…)
- Làm đại lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
của Chính phủ của các nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài và
trong nước đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
Đầu tư dưới hình thức: hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, tổ
chức tín dụng trong và ngoài nước, cho vay đồng tài trợ
2.2 -Những nghiệp vụ chủ yếu:
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng (Huy động vốn cho vay)
Thực hiện công tác Ngân quỹ: thu – chi tiền mặt tại Ngân hàng
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh trong nước, bảo lãnh thanh toán,
bảo lãnh vay vốn nước ngoài…
Đại lý thuê mua tài chính
2.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHKD năm 2007
2.1 Biểu thực hiện các chỉ tiêu KHKD
Chỉ tiêu Đơn vị tính TH 2006 KH 2007 TH 2007 %so với
KH
% So với 2006
Trang 24Cho vay không tính vào giới hạn
khác
Thu nợ hạch toán ngoại bảng gốc tỷ VND 64.5 64.5 100.0%
Thu nợ hạch toán ngoài bảng lãi tỷ VND 13.3 13.3 100.0%
Doanh thu khai thác phí bảo hiểm tỷ VND 1.0 1.2 120.05
Kết quả kinh doanh
Chênh lệch thu chi thực bình quân
Nhìn vào Biểu trên, chúng ta có thể thấy qua các năm, BIDV không
ngừng tăng trưởng mạnh mẽ.BIDV đã vươn lên đứng vào nhóm bốn ngân
hàng nhà nước có quy mô vốn và tổng tài sản lớn nhất Ngân hàng cũng khẳng
định vị trí hàng đầu của mình về tăng trưởng, lợi nhuận, công nghệ và phát
triển mạng lưới
Trang 25Doanh thu hoạt động của Ngân hàng cũng không ngừng tăng cao Dư
nợ tín dụng đạt 70.5% so với kế hoặch Chất lượng tín dụng của bidv được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, lượng dự phòng rủi ro tín dụng cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng Với sự trợ giúp của công nghệ, năng suất lao động trong thời gian qua cũng được cải thiện, quy trình cung ứng các sản phẩm mới được triển khai và hoàn thiện, các cân đối lớn của ngân hàng như huy động, cho vay, cơ cấu dư nợ được quản lý tốt hơn.Tỷ lệ nợ xấu thấp năm 2007 đạt 60% kế hoặch đề ra Các khoản cho vay xuất nhập khẩu không ngừng tăng cao.Khoản thu dịch vụ dòng đạt 18.15 tỷ,vượt kế hoặch 6.8%.BIDV đã huy đọng được nguồn vốn lớn đạt 4888.1 tỷ đồng vượt kế hoặch đề ra ,không ngừng tăng cao so với năm 2006
2.2 Đánh giá cụ thể các chỉ tiêu KHKD chủ yếu:
2.2.1 các chỉ tiêu thực hiện về quy mô:
-Tổng tài sản:Tổng tài sản chi nhánh đến hết ngày 31/12/2007 tăng truởng mạnh so với 2006 với tốc độ tăng 36%,đạt 5.216 tỷ VND(tăng 1.789 tỷ VND)
-Huy động vốn:Huy động vốn của chi nhánh đạt 4.888 tỷ VND,tăng trưởng 57% so với cùng kỳ năm trước.trong tổng nguồn huy động của chi nhánh,tiền gửi không kỳ hạn đạt 2.127 tỉ đồng,tăng 748 tỉ đồng,chiếm gần 50% tổng nguồn huy động, đây là nguồn tiền gửi với chi phí hoạt động thấp.Có được sự tăng trưởng vượt trội so với năm 2006 về nguồn tiền gửi không kỳ hạn là do trong năm chi nhánh mở rộng công tác với các công tychứng khoán,các công ty quản lý quỹ,cung ứng dịch vụ một cách toàn diện
và hiệu quả cho nhóm khách hàng này.Do vậy thị trường bị tác động bởi xu hướng giảm lãi suất và tác động ngược của thị trường chứng khoán cũng như việc đầu tư, đầu cơ vào bất động sản,khiến cho luồn tiền gửi có kì hạn của dân
Trang 26cư giảm mạnh nhưng chi nhánh vẫn duy trì được nền vốn tiền gửi thanh toán với quy mô lớn.
-Tín dụng
Tăng trưởng tín dụng trong giới hạn cho phép,dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2007 đạt 1.546 tỷ VND(tăng trưởng 14% so với đầu năm),gắn chặt việc tăng trưởng các nguồn vay với yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả,bảo đảm an toàn trong hoạt động.Những tháng đầu năm,chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giải ngân tín dụng,dư nợ tín dụng gặp nhiều khó khăn trong thời gian dài, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của chi nhánh như dịch vụ,thanh toán….Trước khó khăn,thách thức đó tập thể cán bộ chi nhánh đã tập chung toàn lực cho việc tìm ra nhưng hướng đi,phát triển khách hàng,khai thác sản phẩm mới,do vậy bước vào quý 3 hoạt động của chi nhánh
đã thực sự khởi sắc và có nhiều kết quả đáng khiách lệ
Trong năm,chi nhánh đã đẩy mạnh việc triển khai các sản phẩm tín dụng tiêu dùng như sản phẩm cho vay mua ôtô, cho vay sinh viên (trường đại hoc FPT) cho vay mua hoặc sửa chữa nhà, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán đồng thời đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
2.2.2 Chi tiêu KHKD về hiệu quả:
Kết quả kinh doanh, lợi nhuận đạt được năm 2007 là sự thể hiện rõ ràng
và cụ thể nhất về sụ chuyển biến mạnh mẽ, đột phá vượt trội, toàn diện trong chất lượng,hiwuj quả hoạt động tại chi nhánh Hà Thành
Chênh lệch thu chi trong năm 2007 đạt 208 tỷ VND, tăng trưởng 252,5%
so với năm 2006, vượt 42% kế hoạch giao đầu năm
Lợi nhuận trước thuế (sau khi trích DPRR): đạt 131 tỷ VND; trích DPRR trong năm 2007 đạt 78,8 VND, vượt 33,5% kế hoạch
Trang 27Năng suất lao động bình quân;chênh lệch thu chi không bao gồm thu nợ hạch toán ngoại bảng bình quân đầu người đạt khoản 880 triệu VND/người.Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người đạt 609 triệu VND/người, tăng 224% so với 2006.
* Chi tiêu thu dịch vụ:
-Năm 2007, bằng quyết tâm và tư duy sáng tạo,chi nhánh Hà tahnhf đã thu được những kết quả mang tính đột phá trong hoạt động dịch vụ, hoàn thánh xuất sác kế hoạch dịch vụ được giao:Thu dịch vụ ròng của chi nhánh trong năm 2007 đạt hơn 18 tỷ đồng tăng trưởng 80% so với năm 2006, hoàn thành 106% kế hoạch năm 2007.Trong đó có nhiều sản phẩm được tốc độ tăng trưởng rất cao so với năm 2006 như:
+ Phí thanh toán quốc tế tăng 45%
+Phí thanh toán trong nước tăng 89%
+Phí kinh doanh ngoại tệ tăng 33%
+Phí bảo lãnh tăng 65%
Công tác phục vụ thị trường chứng khoán:cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán doanh số thanh toán bù trừ năm 2007 có sự tăng trưởng vượt bậc đạt 197.625 tỷ VND,tăng gấp 3 lần so với năm 2006
Công tác triển khai phần mềm mới:tích cực triển khai nghiệp vụ ngân hàng giám sát quản lý danh mục đầu tư cho các công ty quản lý quỹ đầu tư quỹ chứng khoán Đến nay chi nhánh đã kí kết hợp đồng cung ứng dịch vụ với
06 công ty quản lý quỹ
Tích cực giới thiệu chương trình cổng trực tuyến với các công ty chứng khoán
*Chỉ tiêu cơ cấu và an toàn hoạt động
Năm 2007, chi nhánh Hà Thành cũng như toàn hệ thống gặp không ít khó khăn trong hoạt động tín dụng.Sức ép về nâng cao chất lượng hoạt động hướng tới chuẩn mực quốc tế kèm theo các tác động của nền kinh tế hấp thụ vốn kém khiến cho dư nợ tín dụng trong những năm đầu sụt giảm đồng thời kế
Trang 28hoạch dư nợ ngoại bảng được đưa ra rất cấp thiết Để giải quyết những vấn đề này,chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp,chính sách khách hàng để thúc đẩy hoạt động theo đúng chỉ đạo và định hướng của hệ thống.
Kết quả là:
-Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh duy trì ở mức 2,4% tông dư nợ,nằm trong giới hạn cho phép của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam là 4% nợ quá hạn chiếm 1% tổng dư nợ Đây là nỗ lực to lớn của chi nhánh trong tình hình
nợ quá hạn của các TCTD hiện nay tăng cao;
- Được sự chỉ đạo và hỗ trợ của hội sở chính cùng với sự nỗ lực không ngừng của toàn chi nhánh, chi nhánh đã thu toàn bổ số nợ hạch toán ngoại bảng của công ty cổ phần Quảng Đại cụ thể tổng số tiền thanh toán:77,8tỷVND trong đó nợ gốc là 64,5 tỷ VND, nợ lãi:13,3 tỷ VND.Dư nợ hạch toán ngoại bảng của chi nhánh 0 VND
Cơ cấu tín dụng theo đúng kế hoạch được giao và dần theo định hướng ngân hàng bán lẻ:
+tỷ lệ nợ trung,dài hạn/tổng dư nợ đạt 16%so với KH TW giao là 22%.+Tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ là 94% so với kế hoạch TW giao là 85%
+Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo/tông dư nợ đạt 845 so với kế hoạch trung ương giao là 75%
Các hoạt động đầu tư khác:Trong năm 2007 chi nhánh đã thực hiện đấu giá thành công mua cổ phần phát hình lần đàu của 5 công ty với doanh số đầu
tư đạt hơn 116 tỷ VND.Chi nhánh đã cơ cấu lại danh mục đầu tư bán 1 cổ phần cổ phiếu của công ty cổ phần nhiệt điện phảt lại và công ty CP GAS Pertrolimex đem lại lợi nhuận đáng kể cho chi nhánh
2.3 Kết quả điều hành
Năm 2007 công tác quản trị điều hành tiếp tục được đổi mới.các quy định, nguyên tắc trong chỉ đạo điều hành được chấp hành nghiêm túc,chế độ giao ban định kì hàng tháng đuợc thực hiện đều đặn.qua đó tình hình hoạt