1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ

60 433 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 474,5 KB

Nội dung

Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, chúng ta đã được chứng kiến những bước phát triển đột phá của khoa học và công nghệ, trong đó đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Những vấn đề chung về thẻ 5

1.1.1 Khái niệm thẻ 5

1.1.2 Phân loại thẻ 5

1.1.3 Vai trò của thẻ 5

1.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM 6

1.2.1 Khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ 6

1.2.2 Các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán thẻ 7

1.2.3 Nghiệp vụ trong kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại 10

1.2.3.1 Hoạt động phát hành 11

1.2.3.2 Hoạt động thanh toán 11

1.2.4 Rủi ro và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thẻ 12

1.2.4.1 Rủi ro và các loại rủi ro trong kinh doanh thẻ của NHTM 12

1.2.4.2 Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ 14

1.3 Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại 15

1.3.1 Khái niệm 15

1.3.2 Sự cần thiết phát triển hoạt động kinh doanh thẻ 16

1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ 17

1.3.3.1 Chỉ tiêu định lượng 17

1.3.3.2.Chỉ tiêu định tính 18

1.3.4 Các nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh thẻ 19

1.3.4.1 Nhân tố chủ quan 19

1.3.4.2 Nhân tố khách quan 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ 24

2.1 Giới thiệ u chung về NHNo & PTNT Láng Hạ 24

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Láng Hạ 24

2.1.1.1 Giới thiệu chung về NHNo & PTNT Việt Nam 24

2.1.1.2 Giới thiệu chung về NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ 25

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của NHNo & PTNT Láng Hạ 32

2.2.1 Khái quát thị trường thẻ ở Việt Nam 32

2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của NHNo & PTNT Láng Hạ 34

2.2.2.1 Sản phẩm thẻ của NHNo & PTNT Láng Hạ 34

2.2.2.2 Hoạt động kinh doanh thẻ tại chi nhánh Agribank Láng Hạ 38

2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ 44

2.3.1 Những kết quả đạt được 44

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 45

2.3.2.1 Hạn chế 45

Trang 2

2.3.2.2 Nguyên nhân 46

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ 49

3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại NHNo & PTNT LÁNG HẠ trong thời gian tới 49

3.1.1 Cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh thẻ 49

3.1.2 Thách thức phát triển hoạt động kinh doanh thẻ 49

3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của NHNo& PTNT Láng Hạ 50

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại NHNN & PTNT LÁNG HẠ.50 3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý 51

3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 51

3.2.3 Tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin 52

3.2.4 Liên kết với các ngân hàng khác và các đơn vị tham gia thanh toán thẻ 52

3.2.5 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thẻ 53

3.2.6 Nâng cao trình độ của cán bộ nghiệp vụ 54

3.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại NHNo& PTNT Láng Hạ 55

3.3.1 Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam 55

3.3.2 Kiến nghị với hiệp hội thanh toán thẻ 55

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 56

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 60

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, chúng ta đã được chứng kiếnnhững bước phát triển đột phá của khoa học và công nghệ, trong đó đặc biệt là côngnghệ sinh học và công nghệ thông tin Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thôngtin đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, nâng cao năng suấtlao động làm cho chất lượng và tốc độ truyền tin ngày càng nhanh

Thừa hưởng thành tựu của công nghệ hiện đại và khoa học ngân hàng, thẻvới tính chất an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, gọn nhẹ mà không phải cần dùng tiềnmặt đã ra đời và từng bước thay thế các phương thức thanh toán cổ điển không cònphù hợp với sự phát triển của kinh tế thế giới

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thẻ đang đóng một vai trò hếtsức quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, có ản hưởng đến chínhsách tiền tệ cũng như hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng Đối với các ngânhàng thương mại thì dịch vụ thẻ đang là định hướng mới cho hoạt động kinh doanhngân hàng với mục đích tăng thu nhập và mở rộng quy mô, giảm bớt rủi ro tín dụng

từ hoạt động tín dụng truyền thống của mình

Sớm nhận thức được điều đó, trong 10 năm trở lại đây, các ngân hàngthương mại như: ngân hàng Á Châu, Vietcombank, DongABank,… đang ngày càngchú trọng hơn vào hoạt động kinh doanh thẻ để đạt được hiệu quả cao nhất Khôngnằm ngoài hệ thống các ngân hàng này, NHNN & PTNT Việt Nam cũng đang thựchiện các kế hoạch đầu tư vào nhân lực và công nghệ nhằm phát triển dịch vụ thẻ Làthành viên tham gia sau nhưng hoạt động kinh doanh thẻ của NHNN & PTNT ViệtNam cũng đã có những thành tựu nhất định; tuy nhiên so sánh với các ngân hàngkhác thì số lượng thẻ phát hành còn ít, doanh thu từ dịch vụ thẻ chưa cao, các tiệních cung cấp hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng của dịch vụ thẻ trên thị

trường Từ thực tiễn đó nên đề tài “ Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại NHNN & PTNT chi nhánh Láng Hạ” đã được lựa chọn để nghiên cứu.

Trang 4

Mục tiêu nghiên cứu

 Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về kinh doanh thẻ

 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh thẻ trong thời 3 năm2007-2009

 Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại chinhánh Láng Hạ

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Chuyên đề đượcchia làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàngthương mại

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại NHNN & PTNT LángHạ

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại NHNN &PTNT Láng Hạ

Trang 5

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.2 Phân loại thẻ

Theo chủ thể phát hành:Thẻ do ngân hàng phát hành và Thẻ do các tổ chức phingân hàng phát hành

Theo tính chất thanh toán:Thẻ ghi nợ, Thẻ tín dụng, Thẻ trả trước

Theo phạm vi lãnh thổ: Thẻ nội địa, Thẻ quốc tế

1.1.3 Vai trò của thẻ

Đối với người sử dụng thẻ:

Tiện lợi: Chủ thẻ có thể thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, để rút tiền mặt hoặc

tiếp nhận một số dịch vụ ngân hàng tại các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ, máyATM, các ngân hàng thanh toán thẻ trong và ngoài nước Bên cạnh đó khi dùng thẻ

Trang 6

thanh toán, chủ thẻ có thể chi tiêu trước, trả tiền sau hoặ có thể thực hiện dịch vụmua bán hàng hóa tại nhà…

An toàn: việc áp dụng công nghệ cao đối với thẻ, chủ thẻ được cung cấp mã số

cá nhân đên đảm bảo bí mật tuyệt đối các thông tin về thẻ cho chủ thẻ

Linh hoạt: việc sử dụng thẻ tín dụng có thể giúp khách hàng điều chỉnh các

khoản chi tiêu một cách hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định với hạn mứctín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiêu dùng, sinh hoạt cũng như sản xuất

Đối với cơ sở chấp nhận thẻ

Cung ứng dịch vụ có chấp nhận thanh toán thẻ giúp bán được nhiều hàng hóahơn, do đó tăng doanh số, giảm chi phí bán hàng, tăng lợi nhuận Đồng thời chấpnhận thanh toán bằng thẻ góp phần làm cho nơi bán hàng trở nên văn minh hiện đại,tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi tới giao dịch, thu hút khách hàng khi tớigiao dịch Không chỉ vậy, khoản tiền bán hàng được chuyển trực tiếp vào tài khoảnngân hàng,do đó an toàn và thuận tiện hơn trong quản lý tài chính kế toán

Đối với ngân hàng:

Việc tham gia hoạt động thẻ góp phần quan trọng để thu hút khách hàng, đadạng hóa sản phẩm của ngân hàng, tăng thị phần đối với những ngân hàng tham giahoạt động và phát triển dịch vụ bán lẻ

Hoạt động kinh doanh thẻ được phát triển dựa trên công nghệ hiện đại vì thếhầu hết giao dịch của khách hàng được thực hiện tự động góp phần nâng cao chấtlượng dịch vụ khách hàng, giảm chi phí nhân viên phục vụ

1.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM

1.2.1 Khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ

Với các nước có nền kinh tế phát triển thì thẻ ngân hàng là không thể thiếu vớimỗi công dân, chính vì thế khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ khá hoànthiện Ở Việt Nam do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều giai đoạn bất ổn

đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành ngân hàng; tới những năm 80,

Trang 7

hệ thống ngân hàng tại Việt Nam với việc từng bước trang bị những hệ thống thôngtin tiên tiến mới cho phép áp dụng những công cụ thanh toán mới, hiện đại để bổsung những công cụ thanh toán giản đơn của nền kinh tế Cuối những năm 80 với sựchấp thuận của thống đốc NHNN cho phép một vài ngân hàng triển khai dịch vụ đại

lý thanh toán thẻ của một số thẻ quốc tế Ngày 10/04/1993 quyết định số 74QĐ/NHđược ban hành, trong đó thống đốc NHNN cho phép ngân hàng ngoại thương thíđiểm phát hành thẻ nội địa Vietcombank Card tại Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh Năm 1996 ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã kết hợp cùng ngân hàngNhà Nước triển khai lắp đặt hai chiếc máy rút tiền tự động đầu tiên tại Hà Nội Sau

đó ngày càng nhiều ngân hàng lắp đặt máy rút tiên tự động trên khắp cả nước vàtham gia vào quá trình hoạt động của thẻ thanh toán Trước sự phát triển đó đòi hỏiphải có một khung pháp lý ổn định nên các quyết định đã liên tục được ban hành.Ngày 21/02/1994 quyết định số 22/QĐ-NH về thể lệ thanh toán không dùng tiềnmặt ra đời Ngày 02/02/1994 thông tư 08/TT-NH hướng dẫn về thể lệ thanh toánkhông dùng tiền mặt Ngày 01/12/1994 văn bản chấp thuận của NHNN cho phépNgân Hàng Ngoại Thương được giao dịch về nghiệp vụ thẻ với 4 tổ chức quốc tế:MasterCard, VisaCard, JBC, AMEX Ngày 19/10/1999 quyết định số371/1999/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN về quy chế phát hành và sử dụng thanhtoán thẻ ngân hàng Ngày 15/5/2007 NHNN đã ký quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch

vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng Quyết định này có hiệu lực thay thế quyết định

số 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999 của thống đốc ngân hàng nhà nước.Mặc dù khung pháp lý vẫn còn nhiều hạn chế do thị trường thẻ vẫn còn khámới mẻ tại Việt Nam, song với những văn bản pháp lý được ban hành trong thờigian qua cũng đã và đang điều hành có hiệu quả hoạt động thanh toán này Và cóthể coi đây là những bước khởi đầu cho sự phát triển của thị trường thẻ tại ViệtNam

1.2.2 Các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán thẻ

Trang 8

Để hoạt động thanh toán đảm bảo an toàn cho chủ thẻ và cả các đối tượng cóliên quan, thẻ thanh toán đòi hỏi có sự tham gia rất chặt chẽ của nhiều chủ thể.

Theo quyết định 20/2007/QĐ –NHNN các chủ thể tham gia phát hành vàthanh toán bao gồm:

Chủ thẻ: là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để

sử dụng bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ

Chủ thẻ chính: Là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên hỏa thuận về việc sử dụng

thẻ với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó

Chủ thẻ phụ: Là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thỏa

thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ Chủ thẻ phụchịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính

Tổ chức phát hành thẻ (viết tắt là TCPHT): Là ngân hàng, tổ chức tín dụng

phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tíndụng được phép thiết kế các tiêu chuẩn kỹ thuật, ký hiệu, mật mã cho các loại thẻcủa mình và chịu trách nhiệm sản xuất để phân phối chúng Tổ chức phát hành chịutrách nhiệm: thẩm định khả năng tài chính, tính pháp lý của khách hàng; khi kết quảthẩm định đạt yêu cầu thì phát hành thẻ cho khách hàng, sao kê cho chủ thẻ và yêucầu thanh toán với chủ thẻ tín dụng hoặc khấu trừ trực tiếp vào tài khoản của chủthẻ đối với thẻ ghi nợ

Tổ chức thanh toán thẻ (viết tắt là TCTTT): Là ngân hàng, tổ chức khác

không phải là ngân hàng được các tổ chức phát hành thẻ ủy quyền thực hiện dịch vụthanh toán thẻ theo hợp đồng hoặc là thành viên chính thức hoặc liên kết của tổchức thanh toán thẻ quốc tế, thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo thỏa thuận được

ký kết với tổ chức thẻ đó Tổ chức thanh toán thẻ sẽ ký kết hợp đồng trực tiếp vớiđơn vị chấp nhận thẻ để tiếp nhận và xử lý các giao dịch thẻ tại đơn vị chấp nhậnthẻ, cung cấp dịch vụ hỗ trợ và hướng dẫn cho đơn vị chấp nhận thẻ trong việcthanh toán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ bên cạnh đó còn quản lý

và xử lý những giao dịch có sử dụng thẻ tại các đơn vị này Trên thực tế có rât nhiều

Trang 9

ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân hàng thanh toán thẻ Nếu với tưcách là tổ chức phát hành thì khách hàng là chủ thẻ, còn với tư cách là tổ chức thanhtoán thì khách hàng sẽ là các đơn vị chấp nhận thẻ.

Tổ chức chuyển mạch thẻ: Là tổ chức trung gian cung ứng dịch vụ kết nối hệ

thống xử lý giao dịch thẻ cho các TCPHT, TCTTT và ĐVCNT theo thoả thuậnbằng văn bản giữa các bên liên quan

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ: Là tổ chức trung

gian thực hiện việc trao đổi dữ liệu bằng điện tử hoặc bằng chứng từ và bù trừ cácnghĩa vụ tài chính phát sinh từ các giao dịch thẻ cho các TCPHT, TCTTT vàĐVCNT theo thoả thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan

Tổ chức chuyển mạch thẻ trong trường hợp thực hiện các dịch vụ trên cũngđược coi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ

Đơn vị chấp nhận thẻ (viết tắt là ĐVCNT): Là tổ chức, cá nhân chấp nhận

thanh toán hàng hoá và dịch vụ, cung cấp dịch vụ nạp, rút tiền mặt bằng thẻ Thôngthường các đơn vi này được ngân hàng trang bị máy móc kỹ thuật để chấp nhậnthanh toán tiền hàng hóa dịch vụ bằng thẻ

Tại các nước phát triển thì tổ chức chấp nhận thẻ phổ biến trong mọi lĩnh vựckinh doanh, từ các cửa hàng ăn uống, các cửa hiệu bán lẻ tới các trung tâm thươngmại lớn, tổ chức lớn Tuy nhiên ở Việt Nam do sự phát triển của thị trường thẻ cònkhá mới mẻ nên các đơn vị chấp nhận thẻ còn hạn chế, mới chỉ tập trung ở cáckhách sạn lớn, trung tâm thương mại, các siêu thị lớn

Người bảo lãnh phát hành: là người sử dụng tài sản của mình đảm bảo với tổ

chức phát hành thẻ về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ sau chủ thẻ Thường bắt buộc vớithẻ tín dụng khi yêu cầu chứng minh khả năng tài chính mà chủ thẻ không đáp ứngđược, trong trường hợp đó người bảo lãnh phát hành thẻ được coi như yếu tố đểchứng minh khả năng tài chính của chủ thẻ

Tổ chức thẻ quốc tế: là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn tham gia

phát hành và thanh toán thẻ quốc tế, đóng vai trò trung gian giữa các tổ chức và

Trang 10

công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanh toán giữacác công ty thành viên Khác vơi ngân hàng thành viên, tổ chức thẻ quốc tế không

có quan hệ trực tiếp với đơn vị chấp nhận thẻ mà chỉ cung cấp một mạng lưới viễnthông toàn cầu, phục vụ cho quy trình thanh toán và cấp phép cho các ngân hàngthành viên một cách nhanh chóng Một số tổ chức thẻ quốc tế như tổ chức thẻ Visa,

tổ chức thẻ Master Card, công thẻ JBC…

1.2.3 Nghiệp vụ trong kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại

Trong kinh doanh thẻ, ngân hàng có hai nghiệp vụ cơ bản đó là hoạt độngphát hành và thanh toán thẻ

Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ở mỗi quốc gia và mỗi ngân hàngkhác nhau về thủ tục và các điều kiện, đó là do các yếu tố ràng buộc về pháp luật,chính trị, trình độ phát triển dân trí hay điều kiện kinh tế xã hội Tuy nhiên về tổngthể nó bao gồm các nội dung cơ bản sau

Chủ thẻ

(card holder)

Ngân hàng phát hành (card isue)

Đơn vị chấp nhận

hoặc ngân hàng đại lý

Ngân hàng thanh toán

Tổ chức thẻ quốc tế

Phát hành thẻYêu cầu phát hành

(2)

(1)

(7)(6)

(8)Qui trình khiếu nại và xử lý tranh chấp

Sử dụng thẻ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ

Trang 11

1.2.3.1 Hoạt động phát hành

(1) Khi một khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng phát hành yêucầu khách hàng cung cấp hồ sơ cần thiết theo quy định để có thể phát hành thẻ chokhách hàng, các giấy tờ tùy theo quy định của từng ngân hàng, từng quốc gia nhưng

về cơ bản là chứng minh thư nhân dân của khách hàng, khả năng thanh toán củakhách hàng và các tổ chức cá nhân có quan hệ

(2) Sau khi thẩm định hồ sơ, nếu khách hàng đủ điều kiện làm thẻ thì ngânhàng sẽ gửi hồ sơ về trung tâm thẻ

Trung tâm thẻ nhập dữ liệu, xử lý, mã hóa, in nổi … sau đó gửi kèm theo sốPIN cho chủ thẻ thông qua Ngân hàng phát hành thẻ

Chủ thẻ nhận thẻ từ ngân hàng phát hành

Đối với thẻ ghi nợ thì việc phát hành thẻ đơn giản vì khách hàng đã có sẵn tàikhoản tại ngân hàng, còn đối với thẻ tín dụng, ngân hàng phải tiến hành phân loạikhách hàng để có một chính sách tín dụng riêng Có hai loại hạn mức tín dụng:

Hạn mức theo thẻ chuẩn: chủ yếu cung cấp cho giới bình dân tuy nhiên cũngphải đủ tiêu chuẩn và điều kiện để nhận thẻ tín dụng

Hạn mức theo thẻ vàng: thường cấp cho nhân vật quan trọng, có quan hệ tốtvới ngân hàng hoặc có thu nhập cao và ổn định Hạn mức tín dụng theo thẻ vàngthường cao hơn nhiều so với thẻ chuẩn

1.2.3.2 Hoạt động thanh toán

(3) Chủ thẻ khi sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hay rút tiềnmặt tại các đơn vị chấp nhận thẻ

(4) Đại lý sẽ phải kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ bằng cách xin chuẩnchi của ngân hàng thanh toán Nếu thẻ không vấn đề gì, ngân hàng cấp phép chuẩnchi và báo cho đơn vị chấp nhận thẻ biết

Trang 12

(5) Đơn vị chấp nhận thẻ khi đó sẽ yêu cầu chủ thẻ ký tên lên hoá đơn (đảmbảo chữ ký trên hoá đơn phải giống chữ ký trên thẻ) và cung cấp hàng hoá, dịch vụhay ứng rút tiền mặt cho khách hàng.

(6) Đơn vị chấp nhận thẻ nhận tiền thanh toán từ ngân hàng thanh toán saukhi nộp lại hoá đơn cho ngân hàng (nếu là máy cà thẻ), hoặc sau khi tổng kết trênthiết bị đọc thẻ điện tử và bị trừ đi một khoản chiết khấu đại lý

(7) Ngân hàng thanh toán sẽ thực hiện đòi tiền từ ngân hàng phát hành thôngqua tổ chức thẻ quốc tế (trường hợp ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toánkhông cùng một hệ thống), nhiệm vụ của các tổ chức thẻ quốc tế là ghi nợ vào tàikhoản của ngân hàng phát hành và ghi có cho ngân hàng thanh toán

Định kỳ hàng tháng vào ngày lập bảng thông báo giao dịch, ngân hàng pháthành nhận được file dữ liệu sao kê chi tiết về hoạt động của chủ thẻ trong kỳ, sau đóngân hàng lập bảng thông báo giao dịch gửi cho chủ thẻ yêu cầu thanh toán

(8) Trong quá trình sử dụng, phát hành và thanh toán thẻ, ngân hàng pháthành, ngân hàng thanh toán và tổ chức thẻ quốc tế có trách nhiệm giải quyết tất cảcác khiếu nại, tra soát, đòi bồi hoàn và sử lý các tranh chấp khác

Đó là quá trình thanh toán thẻ cơ bản có sự tham gia của tổ chức thẻ quốc tế;với thẻ nội địa quy trình thanh toán tương tự chỉ bỏ đi sự tham gia của tổ chức thẻquốc tế

1.2.4 Rủi ro và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thẻ

1.2.4.1 Rủi ro và các loại rủi ro trong kinh doanh thẻ của NHTM

Kinh doanh là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro và kinh doanh thẻ cũngkhông nằm ngoài quy luật đó Rủi ro và nguy cơ rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nàotrong toàn bộ quá trình phát hành, thanh toán thẻ Rủi ro xảy ra không chỉ gây tổnthất cho các chủ thể tham gia hoạt động thẻ mà còn gây hậu quả lâu dài đối với xãhội, gây mất lòng tin với công chúng với hệ thống ngân hàng

Trang 13

Rủi ro trong kinh doanh thẻ là khả năng làm thay đổi lợi nhuận so với lợinhuận dự kiến của chủ thẻ, ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán hay với cácđơn vị chấp nhận thẻ Các loại rủi ro:

Rủi ro về kỹ thuật : Do số lượng thẻ tham gia thanh toán rất lớn nên đòi hỏi

phải có một hệ thống công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại; nếu không đápứng được yêu cầu đó sẽ dẫn đến sự cố trục trặc trang thiết bị trong lúc thực hiện cácgiao dịch gây rủi ro cho chủ thể tham gia và mất uy tín của ngân hàng

Rủi ro trong quá trình phát hành thẻ:

Đơn xin phát hành với thông tin giả: do không thẩm định kỹ thông tin của khách

hàng nên ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng đăng ký vỡi những thôngtin giả mạo ; trong trường hợp này ngân hàng có thể gặp rủi ro khi khách hàngkhông có khả năng thanh toán Nhưng trên thực tế điều này ít khi xảy ra vì hợpđồng thẻ rất dễ kiểm tra và có bảo đảm cao do có thế chấp hoặc tài khoản tiền gửicủa khách hàng tại ngân hàng

Thẻ giả: thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả thẻ căn cứ vào các

thông tin có được từ các chứng từ giao dịch thẻ hoặc thẻ mất cắp, thất lạc Theo quyđịnh của tổ chức thẻ quốc tế, NHPH chịu toàn bộ trách nhiệm với mọi giao dịch thẻgiả mạo có mã số của NHPH Đây là loại rủi ro đặc biệt nguy hiểm và khó quản lýnhất, nó nằm ngoài mọi sự tiên liệu của ngân hàng phát hành

Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi: ngân hàng phát hành gửi thẻ cho

chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường gửi, thẻ có thể bị sửdụng trong khi chủ thẻ chính thức không biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình.Nếu không có biện pháp gì quản lý thì ngân hàng phát hành chịu mọi rủi ro đối vớicác giao dịch trong trường hợp này

Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được

thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi về địa chỉ mới, do khôngkiểm tra tính chính xác của thông báo nên NHPH đã gửi về địa chỉ theo yêu cầunhưng thực tế không phải là yêu cầu của chủ thẻ đích thực; tài khoản của chủ thẻ đã

Trang 14

bị người khác sử dụng và chỉ được phát hiện khi chủ thẻ không nhận được thẻ nênliên hệ với NHPH hoặc khi NHPH yêu cầu chủ thẻ thanh toán, sao kê Trường hợpnày dễ dẫn tơi rủi ro cho chủ thẻ hoặc ngân hàng phát hành.

Rủi ro trong quá trình thanh toán

Đây là khâu thường xảy ra rủi ro trong kinh doanh thẻ nhất Một số hình thứcthường thấy

Thẻ bị mất cắp, thất lạc: trong trường hợp thẻ bị mất cắp hay thất lạc mà chủ thẻ

chưa kịp báo cho ngân hàng để khóa tài khoản có thể dẫn tới tài khoản của kháchhàng bị xâm phạm Mặc dù thẻ được mã hóa bằng mã PIN nhưng với tội phạmtrong điều kiện công nghệ hiện đại ngày nay thì vẫn có thể gặp rủi ro xâm phạm tàikhoản của chủ thẻ

Tạo băng từ giả: là loại giao dịch thẻ sử dụng kỹ thuật công nghệ cao, trên cơ sở

thu thập các thông tin trên băng từ của chủ thẻ thật thanh toán tại các cơ sở chấpnhận thẻ, các tổ chức tội phạm làm thẻ giả đã sử dụng phần mềm riêng để mã hóa

và in tạo ra các băng từ trên thẻ giả Sau đó chúng thực hiện giao dịch giả mạo hìnhthức này đang tăng nhanh ở các nước tiên tiến

Rủi ro về đạo đức: phát sinh khi nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ cố tình in ra

nhiều bộ hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ hóa đơn cho chủ thẻ kýthanh toán Sau đó bộ hóa đơn in dư sẽ giả mạo chữ ký của khách hàng để yêu cầungân hàng thanh toán chi trả Thiệt hại xảy ra có thẻ làm ảnh hưởng đến ngân hàngthanh toán và ngân hàng phát hành

 Ngoài các rủi ro chính trên còn có một số nguy cơ rủi ro khác có thể xảy ra nếungân hàng thành viên không chú trọng đúng mức tới việc quản lý hệ thống xử lý dữliệu và quản trị hệ thống kỹ thuật

1.2.4.2 Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ

Trang 15

Phòng ngừa rủi ro góp phần hạn chế tổn thất cho các ngân hàng thành viên,các tổ chức thẻ quốc tế đã xây dựng một hệ thống các quy tắc tiêu chuẩn về quản lýrủi ro và bảo mật cho các thành viên và xây dựng hệ thống mạng trực tuyến giữacác tổ chức thẻ quốc tế với các thành viên để trao đổi xử lý thông tin quản trị rủi rotoàn cầu Nhưng điều quan trọng hơn cả là bản thân các ngân hàng thành viên phải

có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề phòng ngừa rủi ro của ngân hàng mình

Phương pháp hạn chế rủi ro trong phát hành thẻ:

 Trang bị kiến thức và nâng cao kiến thức cho tất cả các chủ thể tham gia quátrình phát hành thẻ, đặc biệt là các quy định về sử dụng, thanh toán, cập nhật cácluật mới thường xuyên để tránh rủi ro

 Quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng, cán bộ thẩm định không chỉ quan tâmđến giá trị tài sản đảm bảo mà quan trọng hơn cả là thẩm định khả năng tài chính,khả năng thanh toán thường xuyên của khách hàng bởi tài sản đảm bảo chỉ làphương án cuối cùng, không một ngân hàng nào muốn bán tài sản đảm bảo củakhách hàng vì nhiều lý do trong đó có cả lý do nhân đạo

 Phối hợp chặt chẽ với cơ quan an ninh và tổ chức thẻ quốc tế, ngay khi phát hiệncác dấu hiệu gian lận, lừa đảo phải báo ngay cho toàn hệ thống để có phương ánphòng ngừa và giải quyết hạn chế tối đa thiệt hại nếu có

Phương pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ:

 Khi quyết định hạn mức tín dụng cho khách hàng phải thẩm định kỹ các thôngtin khách hàng

 Theo dõi chi tiêu, sử dụng thẻ của khách hàng và thường xuyên thông báo chokhách hàng để cả hai bên cùng kiểm soát, nhanh chóng phát hiện sai sót nếu có

 Trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của pháp luật

Như vậy, hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi

ro, nên để nâng cao chất lượng trong kinh doanh thẻ, giảm mất mát và tối đa hóa thunhập thì ngân hàng cần đặc biệt chú trọng vào công tác phòng chống rủi ro

Trang 16

1.3 Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm

Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ có thể hiểu là sự tăng lên về số lượng vànâng cao về chất lượng, đảm bảo vững chắc hoạt động kinh doanh thẻ trong tươnglai

1.3.2 Sự cần thiết phát triển hoạt động kinh doanh thẻ

Những ứng dụng công nghệ hiện đại vào hệ thống ngân hàng đã tạo điềukiện cho ngành ngân hàng có những bước tiến ấn tượng Bước tiến nổi bật nhất làcác hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiện lợi, an toàn, chính xác đang được

sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Là một phương tiện thanh toán hiệnđại nhất hiện nay, thẻ thanh toán ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò củamình trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Cùng với các phương tiện thanh toán truyền thống như Sec, ủy nhiệm thu, ủynhiệm chi,… thẻ thanh toán góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.Ngày nay các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa diễn ra mọi lúcmọi nơi, không có sự phân biệt về khoảng cách địa lý lãnh thổ; xét trên nhiều góc

độ, khi các hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặtgây tốn kém về chi phí: vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm, in tiền của hệ thống ngânhàng, không an toàn, dễ bị cướp, mất trộm,tạo điều kiện cho kinh tế ngầm, trốnthuế và tham nhũng; khó quản lý, kiểm soát chính xác thu nhập đối với nhữngngười có thu nhập cao để tính thuế thu nhập cá nhân… Thẻ thanh toán giải quyếtđược tất cả những hạn chế trên do đó đang dần trở thành phương tiện thanh toánphổ biến nhất hiện nay

Hoạt động thanh toán thẻ quốc tế còn góp phần nâng cao dân trí, tạo cơ hộihội nhập với cộng đồng quốc tế, thu hút được ngoại tệ vào Việt Nam thông qua cácchủ thẻ, khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam

Trang 17

Hơn nữa phát triển nghiệp vụ thẻ còn là công cụ kích cầu của nền kinh tế.NHPH, tổ chức và các đơn vị chấp nhận thẻ có các chương trình khuyến mãi chokhách hàng sử dụng thẻ thanh toán đã kích thích tiêu dùng và sử dụng thẻ, góp phầnkích cầu nền kinh tế Ngoài ra việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ luôn đứngtrong sự cạnh tranh gay gắt không chỉ trong nước mà còn cả thị trường quốc tế nênbuộc các ngân hàng luôn phải tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, từ đó gópphần hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và đồng thời cũng đẩy mạnh sự nghiệp hiệnđại hóa đất nước, tăng cường hội nhập với thị trường quốc tế.

Như vậy việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ hết sức cần thiết, nó đápứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng của các cá thể trong nền kinh tế đồng thời cũngphù hợp với định hướng phát triển kinh tế- chính trị- xã hội của Việt Nam

1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ

1.3.3.1 Chỉ tiêu định lượng

Số đơn vị chấp nhận thẻ và các ngân hàng tham gia liên kết thanh toán: số

đơn vị chấp nhận thẻ và các ngân hàng tham gia liên kết thanh toán càng nhiều thìphạm vi phục vụ khách hàng càng mở rộng, tính tiện ích trong sử dụng thẻ củakhách hàng càng được nâng cao Đây là điều kiện để thu hút khách hàng mở tàikhoản thẻ và sử dụng các dịch vụ thẻ của ngân hàng, là nhân tố góp phần phát triểnhoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng

Số lượng thẻ: số lượng thẻ là tổng số thẻ được phát hành và đưa vào sử dụng.

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phổ biến của thẻ ngân hàng và năng lực của nhânviên ngân hàng khi truyền đạt, quảng cáo tới khách hàng sản phẩm của ngân hànglàm cho khách hàng tin tưởng và sử dụng

Tổng dư tiền gửi trong tài khoản thẻ: để có thể sử dụng thẻ của ngân hàng thì

người sử dụng thẻ phải có tài khoản và có số dư tài khoản nhất định, khoản tiền gửithanh toán này được hưởng lãi suất không kỳ hạn Do vậy việc phát hành thẻ là mộthình thức huy động vốn rất hữu hiệu mà chi phí bỏ ra rẻ, thủ tục thực hiện đơn giản

Trang 18

Nếu số lượng thẻ thanh toán càng lớn cũng như tổng nguồn vốn huy động được cànlớn thì hiệu quả của họa động kinh doanh thẻ càng cao.

Doanh số thanh toán bằng thẻ :Doanh số thanh toán qua thẻ là tổng giá trị

các giao dịch thanh toán thẻ trong kỳ của ngân hàng Doanh số thanh toán phản ánhqua hai chỉ tiêu cụ thể là số lần thanh toán và số tiền giao dịch Chỉ tiêu này đánhgiá chính xác nhất sự phát triển về mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh thẻ củangân hàng Doanh số thanh toán càng lớn tương đương hiệu quả kinh doanh thẻ củangân hàng càng hiệu quả

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ: Với tính chất là một dịch vụ, thẻ

mang lại cho ngân hàng nhiều nguồn thu khác nhau Các khoản thu này bao gồm:phí thường niên, mức phí trả chậm, phí thanh toán cho các tổ chức tín dụngkhác( phí đại lý thanh toán), phí tra soát, phí cấp lại thẻ bị mất cắp, thất lạc…

Tất cả các khoản thu này mang lại một tỷ lệ sinh lời khá cao, lên tới 20% mỗinăm cho ngân hàng, tạo sức hấp dẫn cho những người kinh doanh thẻ Tỷ lệ sinh lờitrong kinh doanh thẻ vượt lên trên tất cả các loại hình kinh doanh khác với 1% tăngtrưởng về quy mô thị trường và gắn liền với nó là sự tăng trưởng mạnh mẽ về lợinhuận kinh doanh

Như vậy thu nhập từ thẻ là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh

sự phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ Nguồn thu nhập này càng cao và ngàymột tăng trưởng chứng tỏ hoạt động kinh doanh thẻ đang trên đà phát triển hiệu quả,ngược lại nếu nguồn thu và mức độ tăng trưởng thấp thì hoạt động kinh doanh thẻcủa ngân hàng chưa phát triển

Chi phí cho hoat động kinh doanh thẻ: Bên cạnh các khoản thu từ hoạt động

phát hành và thanh toán thẻ, kinh doanh thẻ cũng phải bỏ ra nhiều loại phí, khoảnchi này bao gồm: mua máy ATM, POS, các thiết bị giám sát, chi phí thuê mua mặtbằng đặt máy ATM, chi phí làm thẻ, trả lương nhân viên kinh doanh thẻ, trả lãi tiềngửi thanh toán của khách hàng,…với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học côngnghệ, máy móc hao mòn rất nhanh nên chi phí trang thiết bị máy móc chiếm tỷ

Trang 19

trọng lớn Nếu chi phí này quá lớn so với khoản thu được từ thẻ sẽ ảnh hưởng tớihiệu quả kinh doanh thẻ

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ:

Lợi nhuận từ HĐKD thẻ = Thu từ HĐKD thẻ - chi cho HĐKD thẻ 1.3.3.2.Chỉ tiêu định tính

Thời gian thực hiện nghiệp vụ: thời gian thực hiện nghiệp vụ là yêu cầu đầu

tiên mà khách hàng quan tâm và là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dịch vụ thẻcủa ngân hàng Thời gian thanh toán càng ngắn không chỉ cho thấy trình độ côngnghệ mà còn thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng

Tính chính xác của nghiệp vụ: Tính chính xác của nghiệp vụ thể hiện ở khối

lượng giao dịch, số tài khoản giao dịch … phải theo yêu cầu của khách hàng và quyđịnh của ngân hàng Chỉ cần một nghiệp vụ thanh toán thiếu chính xác sẽ gây rủi rocho không chỉ khách hàng mà còn có thể gây ra rủi roc ho cả hệ thống Do đó, tínhchính xác của nghiệp vụ cũng có thể được coi là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển củahoạt động kinh doanh thẻ

Tính an toàn, bảo mật: trong quá trình giao dịch mọi thông tin về thẻ cũng

như chủ thẻ phải được giữ bí mật, vì vậy đây cũng là một tiêu chí không thể thiếutrong việc đánh giá sự phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ

Tần suất giao dịch: tần suất giao dịch phản ánh số lượng giao dịch thực hiện

bằng thẻ qua máy ATM, POS trong một khoảng thơi gian nhất định Tần suất giaodịch này càng cao thì hiệu quả thanh toán của thẻ càng chất lượng

Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác căn cứ vào trình độ công nghệ, chuyênmôn nghiệp vụ của từng ngân hàng, trong từng giai đoạn

1.3.4 Các nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh thẻ

Có rất nhiều nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh thẻ nhưng về cơbản có thể chia thành hai nhóm: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan

1.3.4.1 Nhân tố chủ quan

Trang 20

Chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng: một ngân

hàng có định hướng phát triển dịch vụ thẻ sẽ xây dựng cho mình một kế hoạch,chiến lược marketing phù hợp, tập trung vào những đối tượng khách hàng nhấtđịnh, phù hợp với hoạt động và chiến lược của toàn hệ thống, nhằm phục vụ tốt nhấtcho khách hành của mình đồng thời tránh đầu tư dàn trải, tốn kém chi phí, ngoài raphải luôn tìm mọi cách nâng cao tiện ích của thẻ cũng như sự thuận tiện cho người

sử dụng thẻ thì ngân hàng đó sẽ có thể mở rộng và phát triển việc kinh doanh thẻmột cách bền vững và ổn định

Khả năng tài chính của ngân hàng: Như đã nêu ở trên hoạt động kinh doanh

thẻ đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu rất lớn do đó tiềm lực tài chính là điềukiện quan trọng đối với mỗi ngân hàng muốn phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ Một

tổ chức phát hành có tiềm lực tài chính mạnh sẽ dễ dàng thu hút khách hàng haytrong việc trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế

Thương hiệu của ngân hàng: Không đơn thuần chỉ là một dịch vụ ngân hàng,

kinh doanh thẻ còn liên quan nhiều tới hoạt động thanh toán chi trả, giao dịchthương mại của nền kinh tế, chính vì thế nên uy tín của ngân hàng đóng vai trò quantrọng, đảm bảo an toàn trong giao dịch đồng thời bảo đảm yếu tố tâm lý cho ngườitham gia Một ngân hàng có thương hiệu mạnh sẽ là một lợi thế lớn trong mọi hoạtđộng kinh doanh, giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển thuận lợi hơn, an toànhơn và với tốc độ cao hơn

Công nghệ thông tin: Kinh doanh thẻ là lĩnh vực không thể tách rời khỏi

công nghệ Công nghệ thông tin càng hiện đại thì cơ hội mở rộng hoạt động kinhdoanh càng nhiều và việc triển khai các kế hoạch phát triển hoạt động cũng có nhiềuthuận lợi hơn

Quan hệ liên kết với các ngân hàng khác và các đơn vị chấp nhận thẻ: Kinh

doanh thẻ không thể chỉ thực hiện một cách riêng lẻ mà cần phải có sự liên kết, mốiquan hệ với các ngân hàng và các đơn vị chấp nhận thẻ thanh toán Càng nhiều ngânhàng liên kết và đơn vị chấp nhận thẻ thì khả năng thu hút khách hàng sử dụng thẻ

Trang 21

của ngân hàng càng lớn và tất yếu sẽ tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh thẻcủa ngân hàng

Nguồn nhân lực: trong tất cả các hoạt động kinh tế chính trị xã hội, con

người luôn ở vị trí trung tâm; nghiệp vụ thẻ gắn liền với công nghệ hiện đại và tiêntiến nhất đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ cao, không ngừng học hỏi bên cạnh

đó thái độ phục vụ và chăm sóc khách hàng của nhân viên bộ phận thẻ cũng là mộtyếu tố rất quan trọng đem lại sự thoải mái cho khách hàng, chiếm được lòng tin và

dễ dàng thu hút khách hàng, từ đó góp phần phát triển hoạt động kinh doanh thẻ củangân hàng

1.3.4.2 Nhân tố khách quan

Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế: đất nước có nền kinh tế ổn định,

phát triển, thu nhập và nhu cầu của người dân cao sẽ tác động đến nhu cầu chi tiêu

và tích lũy Khi mức tích lũy cao thì người dân sẽ tìm đến ngân hàng để sử dụng cácdịch vụ ngân hàng có khả năng đảm bảo an toàn và sinh lời cho khoản tích lũy của

họ và thẻ là một sản phẩm tiện ích đáp ứng được khá đầy đủ yêu cầu của kháchhàng nên sẽ được lựa chọn nhiều, tạo cơ hội cho kinh doanh thẻ phát triển Ngượclại, khi nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu

và tích lũy và cả lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng Lúc đó người dân

sẽ có xu hướng chuyển từ sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán sang dùng trực tiếptiền mặt hoặc tích trữ vàng, kim loại quý, ngoại tệ mạnh tại nhà, từ đó tác động tiêucực tới hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng

Chính trị xã hội: Chính trị là một yếu tố có tác động to lớn tới nền kinh tế.

Chính trị ổn định sẽ tạo môi trường kinh doanh an toàn, tác động tích cực tới nềnkinh tế, ngược lại nếu nền chính trị bất ổn định thì kinh tế không có cơ hội và môitrường để phát triển Khi kinh tế không phát triển thì tất yếu kinh doanh thẻ cũngkhông có điều kiện để phát triển

Yếu tố xã hội cũng vậy, một xã hội văn minh hiện đại, công nghệ thông tinphát triển thì tất yếu các dịch vụ tiện ích sẽ được người dân lựa chọn và hoạt động

Trang 22

kinh doanh thẻ có điều kiện để phát triển Ngược lại , nếu xã hội nghèo nàn lạc hậu,công nghệ kém phát triển thì việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ thẻ sẽ hạn chế, kinhdoanh thẻ khó mà phát triển mạnh được.

Môi trường pháp lý: giống như bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, kinh doanh

thẻ cũng cần có một hành lang pháp lý điều chỉnh Yếu tố này được coi là yếu tốquan trọng quyết định sự hình thành và phát triển, chủ thể tham gia và lĩnh vực hoạtđộng của thị trường thẻ Các quy chế, quy định về thẻ sẽ gây ra ảnh hưởng hai mặt:theo hướng khuyến khích việc kinh doanh và sử dụng thẻ nếu có những quy chế hợp

lý, nhưng mặt khác những quy chế quá chặt chẽ hoặc quá lỏng lẻo có thể mang lạinhững ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát hành và thanh toán thẻ

Trình độ dân trí: thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại, thể hiện sự văn

minh của đất nước, sự phát triển của thẻ thanh toán phụ thuộc nhiều vào mức độhiểu biết của công chúng đối với nó Một xã hội có trình độ dân trí cao, các phátminh, ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ dễ dàng tiếp cận với người dân và việc tiếpnhận những tiện ích mà thẻ điện tử mang lại cũng dễ dàng hơn rất nhiều, từ đó việcphát triển hoạt động kinh doanh thẻ có nhiều cơ hội và phát triển thuận lợi hơn

Cũng như vậy, thói quen tiêu dùng tiền mặt cũng ảnh hưởng không nhỏ tớiphát triển kinh doanh thẻ của ngân hàng Khi người dân quen với việc thanh toánhàng hóa và dịch vụ bằng tiền mặt họ sẽ có ít nhu cầu thanh toán thông qua thẻ,kinh doanh thẻ khi đó sẽ không hiệu quả Trên thế giới, tại các nước phát triển, cũngphải mất hơn nửa thế kỷ để công chúng có thể làm quen với thẻ thanh toán và cáctiện ích mà nó mang lại; đối với Việt Nam đây thực sự là một thách thức lớn mà cácngân hàng phải đối mặt khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này bởi Việt Nam làmột nước có thói quen và tâm lý sử dụng tiền mặt rất cao

Môi trường cạnh tranh: đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng hay thu

hẹp thị phần của một ngân hàng khi tham gia thị trường thẻ Nếu trên thị trường chỉ

có ít ngân hàng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này thì có lợi thế khi quyết địnhgiá phí cao nhưng thị trường khó trở nên sôi động Khi nhiều ngân hàng tham gia

Trang 23

muốn phát triển phải không ngừng cải tiến công nghệ, giảm chi phí phát hành vàthanh toán, đa dạng hóa dịch vụ, tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Sự phát triển của công nghệ ngân hàng: thẻ ra đời dựa trên những thành tựu

của sự phát triển khoa học công nghệ Đối với một quốc gia có công nghệ khoa hocphát triển, các ngân hàng ở nước này có thể cung cấp dịch vụ thẻ với sự nhanhchóng và an toàn cao hơn, do đó việc luôn đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bịphục vụ cho quá trình phát hành và thanh toán thẻ đồng bộ và có khả năng tích hợpcao sẽ là một yếu tố thu hút khách hàng sử dụng thẻ, tác động tích cực tới hoạt độngkinh doanh thẻ của ngân hàng

Sự phát triển của thị trường thẻ quốc tế: thị trường thẻ tại Việt Nam phát

triển muộn hơn so với các nước khác trên thê giới Du nhập vào Việt Nam nhữngnăm 90 nên Việt Nam được thừa hưởng những thành tựu phát triển và học hỏi nhiềutrong lĩnh vực kinh doanh thẻ của các nước khác, đây là một lợi thế nhưng cũng làmột thách thức lớn đối với các ngân hàng Việt Nam khi muốn mở rộng thị trườngkinh doanh ra nước ngoài, bên cạnh đó cũng đòi hỏi sự nghiên cứu ứng dụng đểtham gia sánh bước cùng thị trường thẻ tại các nước trên thê giới

Trang 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHNo & PTNT

CHI NHÁNH LÁNG HẠ

2.1 Giới thiệu chung về NHNo & PTNT Láng Hạ

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Láng Hạ

2.1.1.1 Giới thiệu chung về NHNo & PTNT Việt Nam

NHNo & PTNT Việt Nam (gọi tắt là Ngân Hàng Nông Nghiệp) là doanhnghiệp nhà nước, kinh doanh tiền tệ, tiền đồng và dịch vụ ngân hàng đối với cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh kế trong và ngoài nước, làm ủy thác cácnguôn vốn ngắn, trung và dài hạn của chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, cácnhân trong và ngoài nước, thực hiện chủ yếu tin dụng nông thôn ở Việt Nam

NHNo &PTNT Việt Nam được thành lập năm 1988 với tên gọi là Ngân hàngphát triển nông nghiệp, là một pháp nhân bao gồm hội sở( trung tâm điêu hành), cácchi nhánh, văn phòng đại diện được Nhà nước cấp vốn lần dầu 200 tỷ đồng vốnđiều lệ, tương đương 30 triệu USD, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quảkinh doanh và những cam kết của mình, có bản tổng kết tài sản và con dấu riêng,hoạt động trong khuôn khổ hợp tac xã tín dụng và công ty tài chính

Trang 25

Sau 21 năm xây dựng và trưởng thành, NHNo & PTNT Việt Nam đã đi vào

ổn định và ngày càng phát triển với mạng lưới rộng khắp cả nước Ban đầu chỉ làmột ngân hàng chuyên doanh nhỏ bé đến nay NHNo & PTNT Việt Nam đã trởthành một NHTM hàng đầu Việt Nam có trụ sỏ chính đặt tại Hà Nội và các vănphòng đại diện miền Trung tại Đà Nẵng, miền Nam tại Hồ Chí Minh Cho tới thờiđiểm hiện tại đã trên 2200 chi nhánh, văn phòng giao dịch; hơn 30.000 nhân viên đãbiên chế và số vốn điều lệ hơn 6000 tỷ đồng

Trong những năm đầu thập kỷ 90, trước những khó khăn chung của nền kinh

tế, NHNo & PTNT Việt Nam đã phải đối đầu và gồng mình trước những thua lỗtrong hoạt động kinh doanh; nhưng từ năm 1995 nền kinh tế đất nước ổn định vàngày càng phát triển, NHNo & PTNT Việt Nam đã không ngừng vươn lên khẳngđịnh vị trí hàng đầu của mình trong hệ thống các NHTM

2.1.1.2 Giới thiệu chung về NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ

Trước nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn và cácdịch vụ Ngân hàng của cá nhân, doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng nhằm mở rộngmạng lưới hoạt động của mình, ngày 18/3/1997 NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ(NHNo & PTNT Láng Hạ) đã chính thức được khai trương và đi vào hoạt động theoQuyết định số 334/QĐ –NHNN – số 2 ngày 01/8/ 1996 của tổng giám đốc NHNo &PTNT Việt Nam Việc thành lập chi nhánh láng hạ nhằm thực hiện mục tiêu chiếnlược lâu dài, củng cố giữ vững thị trường nông thôn, bên cạnh đó cũng mở rộngkhai thác và từng bước chiếm lĩnh thị trường thành thị Sự ra đời của NHNo &PTNT Láng Hạ đánh dấu một bước phát triển mới của NHNo & PTNT Việt Namtrên địa bàn Hà Nội

Qua 12 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh Láng Hạ đã tự tin vữngbước trong công cuộc đổi mới, hòa mình với sự phát triển của hệ thống công nghệđiện tử hiện đại, an toàn, tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế

Trang 26

Với mạng lưới giao dịch trải khắp trên địa bàn Hà Nội, tính đến nay chinhánh Láng Hạ đã có 6 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụNgân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh, đatiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinhdoanh, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từngbước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của chi nhánh trên thị trường tàichính nội địa và quốc tế.

Các phòng giao dịch:

- phòng giao dịch số 2 tại 179 Phùng Hưng, Quận Hoàn Kiếm

- phòng giao dịch số 3 tại 159 Doãn Kế Thiện, Quận Cầu Giấy

- Phòng giao dịch số 5 tại C2 Trung Kính, Quận Cầu Giấy

- Phòng giao dịch số 7 tại 106 Đào Tấn, Quận Ba Đình

- Phòng giao dịch số 8 tại 102 Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân

- Phòng giao dịch số 11 tại 107D5 Nguyễn Phong Sắc Quận Cầu GiấyQuy mô của chi nhánh cũng không ngừng lớn mạnh, từ một chi nhánh cấp 2đến nay đã trở thành chi nhánh ngân hàng cấp 1, hạng 1 trực thuộc NHNo & PTNTViệt Nam; ngoài các phòng, tổ chức tại trụ sở chính, chi nhánh còn có 2 chi nhánhcấp 2 và 10 phòng giao dịch trực thuộc

Nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hộikinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác,từng bước phát triển thương hiệu của chi nhánh trên thị trường nội địa khu vực

và sau đó vươn xa hơn, NHNo & PTNT Láng Hạ đã khai thác mở rộng nhiềuloại hình sản phẩm dịch vụ hiện đại, nhanh chóng, tiện lợi với mức lãi suất vàphí dịch vụ cạnh tranh

Các sản phẩm dịch vụ chi nhánh NHNo & PTNT Láng hạ cung cấp cho khách hàng:

Trang 27

Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn;Bảo lãnh thanh toán;Bảo lãnh dự thầu;Bảo

lãnh thực hiện hợp đồng;Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm;Bảo lãnh hoàn trảtiền ứng trước;Bảo lãnh đối ứng; Xác nhận bảo lãnh;Các loại Bảo lãnh khác màpháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế

Dịch vụ chuyển tiền trong nước.

Thanh toán quốc tế.

Sản phẩm cho vay: Hỗ trợ nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của

các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Các sản phẩm dịch vụ khác: Thu tiền tại nơi yêu cầu của khách hàng khi số

dư tiên gửi đạt trên 100 triệu đồng; Phát hành, chấp nhận thẻ thanh toán ATM,thẻ tín dụng nội địa và quốc tế; Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức củacác doanh nghiệp và tổ chức

Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Láng Hạ. Giám đốc

Trang 28

Ghi chú: Chí nhánh Bách Khoa và chi nhánh Mỹ Đình, các phòng ban trựcthuộc Giám Đốc Chi nhánh Láng Hạ.

Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ trong thời gian 2007-2009

Từ năm 2007 trở lại đây, ngành ngân hàng bước sang một thời kỳ mới vớinhững thay đổi tích cực trong hệ thống hoạt động, NHNo & PTNT Láng Hạ cũng

có sự chuyển mình với những kết quả khá khả quan

BẢNG 2.1 : CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN

(Nguồn: Báo cáo tài chính Agribank Láng Hạ 2006,2007,2008,2009)

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, doanh thu của chi nhánh trong các năm

2006, 2007, 2008 tăng dần qua các năm 2007 tăng 20% so với năm 2006, 2008tăng 23,86% so với 2007 Năm 2009 tổng doanh thu của chi nhánh giảm 10% so vớinăm 2008, đó là do những tác động của chính sách tiên tệ của ngân hàng trung ương

và nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng làm thay đổi một số hoạt động của chinhánh Nhưng sang năm 2010 chắc chắn doanh thu của chi nhánh sẽ tăng lên và xu

Trang 29

hướng tăng mạnh vào các năm sau đó do sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt làngành ngân hàng.

Hoạt động quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh ngày càng phát triển và códấu hiệu tăng mạnh qua qua các năm Điều này được thể hiện qua việc gia tăng tổngtài sản của chi nhánh

BIỂU 2.1 TỔNG TÀI SẢN CỦA AGRIBANK LÁNG HẠ

Tổng tài sản của agribank Láng Hạ

0 2000 4000 6000 8000 10000

Tổng tài sản( tỷ

đồng)

( Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Láng Hạ 2006-2009)

Từ 2007 đến 2009 mặc dù chịu nhiều sức ép và khó khăn do lạm phát và ảnhhưởng nhiều nhất vào năm 2008 nhưng hoạt động quản lý và sử dụng vốn của chinhánh luôn được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm và chỉ đạo sát sao, cán bộ chinhánh nỗ lực nên chi nhánh vẫn giữ được mức tăng trưởng khá trong các năm

BIỂU 2.2 CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦAGRIBANK LÁNG HẠ

Trang 30

( Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Láng Hạ 2006-2009)

BIỂU 2.3 CHỈ TIÊU ROE, ROA CHI NHÁNH AGRIBANK LÁNG HẠ

0 10 20

Chỉ tiêu ROA, ROE

ROE(%) ROA(%)

2006 2007 2008 2009

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Láng Hạ )

Trong 3 năm từ 2007 đến 2009 thu nhập trên tổng tài sản và thu nhập trênvốn chủ sở hữu tăng, mặc dù các chỉ số này chưa cao nhưng trong giai đoạn khủnghoảng thì việc các chỉ số tăng cũng chứng tỏ được những cố gắng của ngân hàngtrong việc duy trì và phát triển hoạt động của mình

BẢNG 2.2 : TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2006- 2009

Ngày đăng: 15/04/2013, 13:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PSG- TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Khác
2. Fredric S.Mishkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật Khác
6. Quyết định số 20/2007/QĐ- NHNN ban ngày 15/5/2007 Khác
7. Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999 của thống đốc ngân hàng nhà nước Khác
9. www.thoibaokinhte.com.vn 10. www.diendannganhang.com.vn 11. www.agribanklangha.com.vn 12. www.Agribank.com.vn 13. www.agribanksaigon.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Láng Hạ. - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
h ình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Láng Hạ (Trang 26)
BẢNG 2. 1: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
BẢNG 2. 1: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN (Trang 27)
BẢNG 2.1 : CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
BẢNG 2.1 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN (Trang 27)
BẢNG 2. 2: TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2006-2009 - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
BẢNG 2. 2: TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2006-2009 (Trang 29)
BẢNG 2.2 : TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2006- 2009 - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
BẢNG 2.2 TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2006- 2009 (Trang 29)
BẢNG 2.4 CÁC KHOẢN PHÍ CỦA THẺ GHI NỢ QUỐC TẾ - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
BẢNG 2.4 CÁC KHOẢN PHÍ CỦA THẺ GHI NỢ QUỐC TẾ (Trang 34)
BẢNG 2.4 CÁC KHOẢN PHÍ CỦA THẺ GHI NỢ QUỐC TẾ - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
BẢNG 2.4 CÁC KHOẢN PHÍ CỦA THẺ GHI NỢ QUỐC TẾ (Trang 34)
BẢNG 2.4 CÁC KHOẢN PHÍ CỦA THẺ GHI NỢ QUỐC TẾ - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
BẢNG 2.4 CÁC KHOẢN PHÍ CỦA THẺ GHI NỢ QUỐC TẾ (Trang 34)
BẢNG 2.6 Hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng quốc tế - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
BẢNG 2.6 Hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng quốc tế (Trang 36)
2.2.2.2 Hoạt động kinh doanh thẻ tại chi nhánh Agribank Láng Hạ - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
2.2.2.2 Hoạt động kinh doanh thẻ tại chi nhánh Agribank Láng Hạ (Trang 36)
BẢNG 2.6  Hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng quốc tế - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
BẢNG 2.6 Hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng quốc tế (Trang 36)
Bảng 2.7 TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ NĂM 2007 – 2009 - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
Bảng 2.7 TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ NĂM 2007 – 2009 (Trang 37)
Bảng 2.7  TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ  NĂM 2007 – 2009 - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
Bảng 2.7 TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ NĂM 2007 – 2009 (Trang 37)
BẢNG 2.7 SỐ MÁY ATM, POS CỦA AGRIBANK LÁNG HẠ - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
BẢNG 2.7 SỐ MÁY ATM, POS CỦA AGRIBANK LÁNG HẠ (Trang 40)
BẢNG 2.7  SỐ  MÁY ATM, POS CỦA AGRIBANK LÁNG HẠ - Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh Láng Hạ
BẢNG 2.7 SỐ MÁY ATM, POS CỦA AGRIBANK LÁNG HẠ (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w