Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trị
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007 đã ghi dấu nhiều sự kiện vàng của đất nước Đặc biệt là việc ViệtNam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Sự kiện này đã mở ra cánhcửa hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội đan xen không ít thách thức Trongmôi trường như vậy, một yêu cầu khách quan, cấp bách là phải nâng cao nănglực tài chính cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, đặc biệt là cácNHTM Nhà nước chủ lực để có thể cạnh tranh được với các NHTM nước ngoài
là vấn đề hết sức thực tế và đang được quan tâm
Triển khai thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhậpkinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế liên quan tới lĩnh vực Ngânhàng, thời gian qua hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng đãđược triển khai tích cực với những bước đi phù hợp với mức độ phát triển và đặcthù của hệ thống Ngân hàng Việt Nam Hoạt động hội nhập quốc tế ngày càngđược tăng cường, mở rộng và đi vào thực chất hơn Mục đích của hội nhập quốc
tế ngành Ngân hàng được xác định là nhằm tranh thủ thêm vốn, công nghệ, trình
độ quản lý, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác tiền tệ Ngân hàng để xâydựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, một hệ thống Ngân hàng Việt Nam
có sức cạnh tranh hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Để làm được điều đó đòi hỏi các NHTM phải có năng lực tài chínhvững mạnh Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là chất lượng cho vay tại cácngân hàng hiện nay đang có xu hướng giảm sút: nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng, đặcbiệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản (XDCB) Theo thống kê của ngân hàng nhà
Trang 2nước cuối năm 2006, nợ quá hạn đối với lĩnh vực đầu tư XDCB chiếm 42% tỷ lệ
nợ quá hạn Nhưng không phải vì thế mà ngân hàng giảm doanh số cho vay đốivới lĩnh vực này một lĩnh vực góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, nâng cao điều kiện về cơ sở, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần vào sựnghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
Như chúng ta đã biết, một trong những mục tiêu của ngân hàng là tối đa hoálợi nhuận Do đó, nó đòi hỏi ngành ngân hàng phải có giải pháp đồng bộ nhằmnâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với đầu tư XDCB
Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển (ĐT và PT) Việt Nam tiền thân là ngânhàng cấp phát vốn cho xây dựng vì thế khách hàng chủ yếu và truyền thống củangân hàng là các doanh nghiệp xây dựng Tình hình nợ quá hạn, nợ khó thu hồicủa doanh nghiệp xây dựng đang là vấn đề nhức nhối đối với ngân hàng, đặc biệttrong tình hình giá cả đầy biến động như hiện nay
Nhận thức được điều này, trong quá trình thực tập tại ngân hàng ĐT và PTchi nhánh Quảng Trị, đề tài:
“Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trị” là một trong
những vấn đề quan trọng hiện nay của ngân hàng
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm bachương:
Chương I: Khái quát chung về chất lượng cho vay của NHTM đối với
lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bảnChương II: Thực trạng chất lượng cho vay của ngân hàng ĐT và PT chi nhánh
Quảng Trị đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng ĐT và PT
chi nhánh Quảng Trị đối đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
Trang 3CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY
CỦA NHTM ĐỐI VỚI LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1 Khái quát về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1 Khái niệm lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã hội để mong thuđược lợi ích trong tương lai Đầu tư hay hoạt động đầu tư là việc huy động cácnguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quảnhất định trong tương lai lớn hơn Nguồn lực bỏ ra đó có thể là tiền, tài nguyênthiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chất khác Biểu hiện bằng tiền tất cả cácnguồn lực đã bỏ ra trên đây được gọi là vốn đầu tư Những kết quả đó có thể là
sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đườngsá, ), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,…) vànguồn nhân lực Có nhiều cách phân loại đầu tư:
* Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại người ta phânchia thành: Đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tư tài sản vật chất và nguồnnhân lực
* Để phục vụ cho việc lập và thẩm định dự án đầu tư người ta thường quantâm đến các loại đầu tư sau: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, đầu tư trong nước,
Trang 4đầu tư ra nước ngoài, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư theo chiều sâu, đầu
tư cơ bản
Trong đó, đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định vàtạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội Đầu tư XDCB nhằm tạo ra các côngtrình xây dựng theo mục đích của người đầu tư Đó là một hoạt động kinh tế.Trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố: sứclao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động Khác với đối tượng lao động(nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm ) các tư liệu lao động (nhưmáy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiên vận tải, ) là những phương tiện vậtchất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theomục đích của mình Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động là các tàisản cố định Đó là các tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếphay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị, phươngtiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, tài sản cố định vô hình Thôngthường một tư liệu lao động được coi là một tài sản cố định phải đồng thời thoảmãn hai tiêu chuẩn cơ bản: Phải có thời gian sử dụng tối thiểu và phải đạt giá trịtối thiểu ở một mức quy định Tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với từngnước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với giá cả của từng thời kì
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi lànhững công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động Tài sản
cố định được chia thành hai loại: tài sản cố định có hình thái vật chất (tài sản cốđịnh hữu hình) và tài sản cố định không có hình thái vật chất (tài sản cố định vôhình) Để có được tài sản cố định, chủ đầu tư có thể thực hiện bằng nhiều cáchnhư: xây dựng mới, mua sắm, đi thuê,
1.1.2 Đặc điểm của lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
Trang 5* Sản phẩm của đầu tư XDCB là những công trình như nhà máy, công trìnhcông cộng, nhà ở, cầu cống, sân bay, cảng biển thường gắn liền với đất đai, kếttinh từ các thành quả khoa học - công nghệ Đó là kết quả của nhiều ngành,nhiều tổ chức kinh tế xã hội như chủ đầu tư, doanh nghiệp xây dựng, các cơ quan
tư vấn thiết kế, các công ty cung ứng vật tư thiết bị, các tổ chức dịch vụ ngânhàng, tài chính, các cơ quan quản lí của Nhà nước Điều đó cho ta thấy muốnthành lập một dự án thành công tốt phải có sự phối hợp liên ngành, liên cơ quan
và luôn nằm dưới sự quản lí của Nhà nước
* Các công trình đầu tư xây dựng thường có vốn lớn Vì vậy, chiến lược đầu
tư xây dựng luôn là trọng điểm của Nhà nước Chỉ riêng phần xây lắp nhữngcông trình bình thường, nhỏ cũng vài trăm triệu, lớn tới hàng chục tỷ đồng
* Đầu tư xây dựng luôn gắn liền với sự phát triển của ngành kinh tế và mứcsống của nhân dân Khi kinh tế xã hội phát triển kéo theo sản xuất xây dựng pháttriển đặc bịêt trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng
* Trong sản xuất xây dựng, người đầu tư và người sử dụng sản phẩm khôngphải là người thực hiện xây dựng Trong đó luôn tồn tại những hợp đồng A - B
và luôn cần hoạt động đầu tư giám sát
* Sản phẩm xây dựng là những công trình gắn liền với địa điểm nhất định(bất động sản) do đó xây dựng chịu tác động của nhiều yếu tố địa phương Địađiểm sản xuất luôn thay đổi, lực lượng sản xuất luôn phải di động, cơ cấu tổchức xây lắp luôn phải thay đổi cho phù hợp với công trình làm tăng những chiphí gián tiếp
* Đầu tư XDCB mang tính xã hội và thay đổi theo thời gian, nó chịu ảnhhưởng của phong tục tập quán, trình độ văn hóa và quan điểm của người sửdụng
Trang 6* Thời gian xây dựng một công trình tương đối dài và ở ngoài trời nên chịutác động của thời tiết, thị trường nên quá trình sản xuất khá rõ rệt Việc tổ chứcthực hiện xây dựng đòi hỏi phải luôn năng động, chính xác và nhạy cảm, đôi khicòn có một phần may rủi.
* Sản xuất xây dựng cần nhiều lao động sống, mà lao động lại là nguồn tàinguyên quý hiếm nên bài toán sử dụng lao động luôn luôn đặt ra với mọi phương
án thi công
* Công nghệ xây dựng biến đổi chậm, thị trường cạnh tranh khá tự do nênrất gay gắt
1.1.3 Vai trò của lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế
Thứ nhất, đầu tư XDCB đã góp phần phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trong thời gian qua đã tập trung đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kinh tế - xã hội ở các vùng, ngành trong
cả nước; quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn và nông nghiệp, các vùngsâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kinh tế - xãhội ngày càng được phát triển, hoàn thiện, làm thay đổi diện mạo của nhiều địaphương trong cả nước, một số đô thị mới ra đời; nhiều khu công nghiệp đượchình thành; nhiều sân bay, bến cảng được hiện đại hóa; giao thông đường bộ(quốc lộ, tỉnh lộ) phát triển mạnh; giao thông nông thôn được cải thiện; vận tảiđường sắt được nâng cấp; bệnh viện và trạm y tế đạt tiêu chuẩn cao hơn; cáctrường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và các trường trung học phổ thôngđược xây dựng khang trang hơn; các trường trung học cơ sở, tiểu học ở các vùng,
kể cả các vùng khó khăn đang nhanh chóng được kiên cố hóa
Thứ hai, đầu tư XDCB góp phần phát triển kinh tế Tốc độ và quy mô đầu
tư XDCB tăng đã góp phần quan trọng vào tăng tốc độ GDP hàng năm, tăng
Trang 7cường tiềm lực nền kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân
Thứ ba, đầu tư XDCB đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng đáng kể năng lực sảnxuất mới Trong những năm qua, công tác XDCB đã tập trung vào những mụctiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội Các nguồn vốn đầu tư từ ngân sáchNhà nước chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, thuỷ điện, bưuchính, viễn thông, nông nghiệp, nông thôn, khoa học và giáo dục - đào tạo, gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành côngnghiệp, xây dựng; tăng dần và cơ cấu lại ngành dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngànhnông, lâm, thủy sản Trong từng ngành cũng tiếp tục có sự chuyển dịch về cơcấu Nhiều dự án, công trình hoàn thành đi vào sử dụng đã tăng thêm năng lựcsản xuất cho nền kinh tế Dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông đã trở thànhnhững ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn của đất nước
Thứ tư, lĩnh vực xây dựng đã tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người laođộng Một trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhànước ta là làm sao giảm thiểu tối đa số người thất nghiệp Doanh nghiệp tronglĩnh vực XDCB đã phần nào tạo điều kiện cho người trong độ tuổi lao động cócông ăn việc làm ổn định Nếu các chuyên gia xây dựng như tư vấn, thiết kế,giám sát cần có trình độ cao thì tổ thi công cũng cần nhiều công nhân “chay”,một nguồn lao động có khá nhiều trong xã hội Điều này đã góp phần giải quyếttình trạng thất nghiệp, giảm bớt chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận dân cư,đảm bảo an ninh trật tư trong vùng miền
1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc cho vay của ngân hàng
Trang 81.2.1.1 Khái niệm
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốcNHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng, hoạt động cho vay được hiểu:
“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi ”.
1.2.1.2 Các nguyên tắc cho vay
Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưngđồng thời nó cũng mang lại nhiều rủi ro nhất Vì vậy, để đảm bảo tính an toàn vàkhả năng sinh lời đòi hỏi các ngân hàng phải bám sát các quy định của ngânhàng Nhà nước một cách chặt chẽ Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN cóhai nguyên tắc cho vay:
Thứ nhất: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc này đòi hỏi khách hàng phải cam kết sử vốn vay đúng mục đích
đã ghi trong hợp đồng tín dụng, không trái với các quy định của pháp luật và cácquy định của ngân hàng cấp trên
Thứ hai, hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Đây là điều kiện quan trọng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng
Để đáp ứng cho vay, ngân hàng phải huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế vàdân cư với một lãi suất nhất định và ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cảgốc và lãi đã cam kết Do đó, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phảithực hiện cam kết này Vì lí do nào đó, khách hàng không hoàn trả hay hoàn trả
Trang 9chậm gốc hoặc lãi thì ngoài việc khách hàng chịu lãi phạt khách hàng còn khókhăn trong lần vay sau.
1.2.2 Vai trò nguốn vốn của ngân hàng đối với lĩnh vực đầu tư XDCB
Nguồn vốn ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nó là “bàđỡ” của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp XDCB nói riêng Như ta
đã biết, đặc điểm của ngành xây dựng là sau khi nghiệm thu công trình nhà đầu
tư mới quyết toán Vậy trong khoảng thời gian chờ quyết toán đó, các nhà thầu
sẽ xoay xở vốn ở đâu khi đại đa số các doanh nghiệp XDCB là các doanh nghiệpvừa và nhỏ với vốn ít, công nghệ thiếu thốn Điều tất yếu là các doanh nghiệp đólại gõ cửa các ngân hàng để vay vốn
Ngân hàng cho các doanh nghiệp xây dựng vay không chỉ để mua nguyênvật liệu, trả lương công nhân mà còn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bịphục vụ cho quá trình thi công nhanh, hiệu quả, nâng cao năng suất lao động,tăng lợi nhuận, tạo uy tín cho doanh nghiệp Nhờ có nguồn vốn ngân hàng màcác doanh nghiệp XDCB đã nắm bắt thời cơ trong các khâu lập dự án, đấu thầu,thi công công trình một cách nhanh chóng
Giả sử rằng, lĩnh vực XDCB không có mặt nguồn vốn của ngân hàng thì cáccông trình có được hoàn thành hay không và hiệu quả của nó sẽ như thế nào?Hầu hết các công trình xây dựng đều cần đến nguồn vốn ngân hàng, không cómột công trình nào xây dựng mà nhà đầu tư không vay vốn ngân hàng Vậy vốnngân hàng là chiếc cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp với thị trường, tạo điềukiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp XDCB Đến nay, không mộtdoanh nghiệp nào phủ nhận vai trò quan trọng của vốn ngân hàng
1.2.3 Phân loại cho vay đối với lĩnh vực đầu tư XDCB
Phân loaị cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng Liên quan mậtthiết đến tính an toàn và sinh lời của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của
Trang 10khách hàng Có nhiều tiêu chí để phân loại cho vay song đối với lĩnh vực đầu tưXDCB chủ yếu có một số cách phân loại sau:
Thứ nhất, căn cứ vào thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầunhận đồng vốn đầu tiên cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đượcthoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng Theoquyết địng số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổchức tín dụng đối với khách hàng, thời hạn cho vay được phân thành:
+ Tín dụng ngắn hạn: Là khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.+ Tín dụng trung hạn: Là khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 thángđến 60 tháng
+ Tín dụng dài hạn: Là khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên
Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào thời gian xây dựng, thời hạn thuhồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng để thoả thuận thời hạncho vay
Các khoản vay không xác định trước thời hạn như vay luân chuyển, kháchhàng thoả thuận với ngân hàng về việc ngân hàng được quyền trích tiền trên tàikhoản tiền gửi thanh toán để thu nợ khi tài khoản có tiền Việc xác định trướcthời hạn thu nợ trong trường hợp này có thể gây khó khăn cho khách hàng trongviệc tiêu thụ sản phẩm
Trong XDCB, các công trình cho vay chủ yếu là công trình của Nhà nước vìthế nó được cấp vốn hàng năm theo dự toán của ngân sách Nhà nước Có thểnăm nay Nhà nước bố trí được vốn cho công trình này nhưng năm sau chưa chắcphân bổ được Vì thế cho vay ngắn hạn là một trong những giải pháp nhằm tránhrủi ro và đó là hình thức cho vay chủ yếu ở ngân hàng
Thứ hai, cho vay theo tài sản đảm bảo
Trang 11Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất song nó chứa đựng nhiềurủi ro nhất vì thế trong nhiều trường hợp ngân hàng yêu cầu khách hàng phải cótài sản đảm bảo khi nhận tín dụng Lí do vì rủi ro luôn ẩn chứa trong quá trìnhxây dựng Doanh nghiệp có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng vì các côngtrình chưa được thanh toán vốn hay thanh toán chậm Những biến cố khôngmong đợi đó có thể gây ra cho ngân hàng những tổn thất lớn Chính vì vậy, trừnhững khách hàng có uy tín cao, còn lại phần lớn khách hàng phải có tài sản đảmbảo khi nhận tín dụng của ngân hàng Đặt yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, ngânhàng muốn có nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt độngcho vay không đảm bảo trả nợ
Căn cứ vào tài sản đảm bảo có hai loại cho vay sau:
* Cho vay có tài sản đảm bảo: là loại tín dụng mà khi cho vay ngân hàng đòihỏi khách hàng phải có tài sản đảm bảo như cầm cố, thế chấp hoặc có sự bảolãnh của bên thứ ba
* Cho vay không có tài sản đản bảo: là loại cho vay không có tài sản cầm cố,thế chấp hoặc không có sự tham gia bảo lãnh của bên thứ ba mà dựa trên lòngtin, uy tín của khách hàng để cho vay Theo cách này thương áp dụng đối vớikhách hàng truyền thống, có uy tín, có tình hình tài chính vững mạnh
Thứ ba, căn cứ vào mục đích vay vốn
Mỗi khoản vay của khách hàng đều có một mục đích nhất định, ảnh hưởngđến quyết định cho vay của ngân hàng như thời gian, số tiền cho vay, thời hạn trảnợ Theo căn cứ trên chia thành các loại:
* Cho vay tiêu dùng: Ngân hàng cho khách hàng vay tiêu dùng nhằm đáp ứngnhu cầu mua sắm các hàng hoá lâu bền như nhà cửa, xe, đồ gỗ sang trọng, nhucầu du lịch đối với lượng khách hàng rộng lớn Nguồn trả nợ cho ngân hàng lànguồn thu nhập khá ổn định của khách hàng
Trang 12* Cho vay kinh doanh, sản xuất: Gồm cho vay theo lĩnh vực thương mại - dịchvụ; lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực công - nông nghiệp.
Thứ tư, căn cứ vào phương thức cho vay
Đây là cách phân loại phổ biến của các NHTM Theo cách thức này cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực XDCB thường có một số cách vay sau:
* Cho vay từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đốivới khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên không có điều kiện để đượccấp thấu chi Các công trình khi nào xác định được nguồn vốn thì chủ đầu tư mớivay vốn ngân hàng để thi công Mỗi lần vay, khách hàng phải làm đơn và trìnhngân hàng phương án sử dụng vốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kíhợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân và thời hạn trả
nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần Mỗi món vay được tách thành mỗi hồ
sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau Theo từng kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng
sẽ thu gốc và lãi Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽkiểm soát mục đích và hiệu quả Nếu thấy có vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽthu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi suất có thể cố định hoặc thả nỗitheo thời điểm tính lãi
* Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoảthuận với khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kìhoặc cuối kì Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Hạn mức tín dụng được cấptrên tài sản, cơ sở kế hoạch xây dựng, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của kháchhàng Trong kì khách hàng có thể vay trả nhiều lần, song dư nợ không vượt quáhạn mức tín dụng Một số trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kì Dư
nợ trong kì có thể lớn hơn hạn mức Tuy nhiên, đến cuối kì khách hàng phải trả
nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kì không được vượt quá hạn mức Phương
án này áp dụng đối với khách hàng vay thường xuyên, khi khách hàng có thu
Trang 13nhập, ngân hàng sẽ thu nợ do đó tạo chủ động trong quản lí ngân quỹ cho kháchhàng Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tàichính hoặc dư nợ lâu không giảm sút.
* Cho vay theo dự án đầu tư: Là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay đểthực hiện dự án đầu tư phát triển Mỗi doanh nghiệp có tình hình tài chính lànhmạnh là cơ sở quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay nhằm thực hiện dự
án Mức cho vay được xác định:
* Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là hình thức cho vay mà ngânhàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mứctín dụng nhất định Ngân hàng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực củahạn mức tín dụng dự phòng và mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng
1.2.4 Quy trình cho vay đối với lĩnh vực đầu tư XDCB
Quy trình cho vay được bắt đầu khi cán bộ tín dụng bộ phận quan hệ trựctiếp tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lí hợp đồng tíndụng, được tiến hành theo ba bước:
Trang 14- Thẩm định trước khi cho vay.
- Kiểm tra, giám sát trước khi cho vay
- Kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ sau khi cho vay
Sơ đồ dưới đây tóm tắt quy trình tiếp nhận vốn vay, quy trình đánh giá vàthẩm định:
Sơ đồ 1.1: Quy trình tiếp nhận vốn vay, đánh giá và thẩm định
SV: Nguyễn Thị Tùng Giang Lớp: TCDN 46QN
Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiếtCung cấp mẫu hồ sơ
Phỏng vấn
Từ chối Đánh giá sơ bộ thêm thông tinHoãn/yêu cầu
Đạt yêu cầu
Kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng
Trang 15Đề tài thực tập
1.3 Chất lượng cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực đầu tư XDCB
1.3.1 Khái niệm chất lượng cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực đầu tư
XDCB
Chất lượng cho vay được hiểu theo đúng nghĩa là vốn vay ngân hàng sẽđáp ứng kịp, thời đầy đủ vốn cho lĩnh vực XDCB và được đưa vào quá trình sảnxuất để tạo ra số tiền lớn hơn, hoàn trả đủ cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi theo thoảthuận, trang trải đủ chi phí và có lợi nhuận, phù hợp với sự phát triển kinh tế xãhội
Theo cách hiểu trên, nếu ta xét chất lượng cho vay của ngân hàng đối vớicác doanh nghiệp trong lĩnh vực XDCB thường tính trên ba giác độ là: NHTM,doanh nghiệp XDCB và nền kinh tế
Thứ nhất, chất lượng cho vay xét trên giác độ của ngân hàng
Chất lượng cho vay thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phảiphù hợp với khả năng, thực lực theo đúng định hướng của ngân hàng Đồng thời
Chuyển sang quy trình thẩm định tín dụngChấp nhận hồ sơĐạt yêu cầu
Trang 16phải thực hiện nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi, đảm bảo sự cạnh tranhtrên thị trường Chất lượng cho vay phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận hợp lí và
có sự gia tăng, đồng thời dư nợ ngày càng tăng trưởng, doanh số thu nợ lớn, tỷ lệ
nợ quá hạn đảm bảo đúng quy định và đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn hạn,trung và dài hạn của nền kinh tế
Thứ hai, chất lượng cho vay xét trên giác độ khách hàng
Sự am hiểu về khách hàng sẽ làm cho ngân biết rõ nhu cầu tín dụng củakhách hàng, đảm bảo nhu cầu hợp lí về vốn của họ Trong điều kiện cạnh tranhgay gắt như hiện nay, chất lượng là yêu cầu hàng đầu Vì vậy, chất lượng chovay là sự đáp ứng yêu cầu hợp lí của khách hàng - mà ở đây là doanh nghiệptrong lĩnh vực XDCB, đồng thời lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản không phiền
hà, thu hút được khách hàng, góp phần làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp
Thứ ba, chất lượng cho vay xét trên giác độ nền kinh tế.
Có thể nói hoạt động cho vay trong những năm gần đây đã phản ánh rõ nét
sự năng động của nền kinh tế khi chuyển sang cơ chế mới
Hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho ngườilao động, làm gia tăng nguồn sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế
và khai thác khả năng tiềm ẩn trong nền kinh tế, thu hút tối đa nguồn vốn nhànrỗi trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển
1.3.2 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay đối với ngân hàng và
lĩnh vực đầu tư XDCB
* Đối với ngân hàng
Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng là một tất yếu vàkhách quan trong nền kinh tế thị trường: NHTM là loại hình doanh nghiệpchuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng Mục tiêu kinh
Trang 17doanh của ngân hàng cũng như các loại hình doanh nghiệp khác hoạt động trong
cơ chế thị truờng đó là lợi nhuận
Cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng, song phần lớn rủi ro
và mất an toàn đều phát sinh ở đây Vì vậy biện pháp để duy trì sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng là đảm bảo cho hoạt động cho vay lành mạnh Việc nâng caochất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay giúp cho các ngân hàng đảm bảo sự
an toàn trong hoạt động, tăng lợi nhuận và giúp ngân hàng xây dựng hình ảnh, uytín, khẳng định vị thế của mình, tăng sự cạnh tranh trên thị trường
Thứ hai, chất lượng tín dụng của các ngân hàng quốc doanh chưa cao Thực
tế cho thấy, các NHTM quốc doanh hiện nay năng lực tài chính yếu, chất lượng
và hiệu quả kinh doanh thấp, trình độ chuyên nghiệp về quản trị điều hành vàcông nghệ thấp, rủi ro lớn Nếu không nâng cao chất luợng cho vay thì sẽ dầndần bị “loại khỏi cuộc chơi” của guồng quay nền kinh tế thị trường
Thứ ba, nâng cao chất lượng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cácNHTM trong nền kinh tế hội nhập Việc hội nhập khu vực, tham gia vào tiếntrình toàn cầu hoá với các thoả thuận song phương và đa phương: AFTA, APEC,WTO là một vấn đề tất yếu khách quan đối với nền kinh tế Việt Nam nóichung và các NHTM nói riêng Trong bối cảnh thực hiện những điều khoản củatiến trình tự do hoá, hội nhập quốc tế như vậy làm thách thức của các NHTMphải đối mặt trở nên khóc liệt hơn Xu hướng tự do hoá thương mại và mở cửacủa thị truờng tài chính cũng như nền kinh tế Việt Nam sẽ dẫn đến những thayđổi cơ chế và môi trường hoạt động, gây tác động tới ngân hàng Sức ép cạnhtranh ngày càng gia tăng, cạnh tranh giữa các NHTM trong nước và nước ngoài
Do đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu cấp thiết buộc các ngânhàng phải thực hiện để có thể đứng vững trên thị trường
* Đối với khách hàng
Trang 18Hiện nay, các NHTM có xu hướng chuyển sang cạnh tranh bằng chất lượngdịch vụ bởi vì chính sách lãi suất không còn là động lực chính để thu hút kháchhàng do các NHTM có mặt bằng lãi suất tương đương nhau Chính vì vậy, nângcao chất lượng cho vay là yêu cầu khách quan và cũng là xu thế phát triển chungcủa hoạt động tín dụng trong giai đoạn hiện nay.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sựtác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế, cung phải đáp ứng với cầu Vì vậy,hoạt động của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả kinh tế nhất định mới có thể đứngvững trong cạnh tranh Để đáp ứng tốt các yêu cầu thị trường, doanh nghiệpkhông chỉ nâng cao chất lượng lao động, cũng cố hoàn thiện cơ chế quản lí kinh
tế, chế độ hạch toán kế toán mà còn phải không ngừng cải tiến thiết bị máy móc
để đạt hiệu quả thi công cao Những hoạt động này đòi hỏi một khối lượng vốnlớn vượt quá khả năng vốn tự có của các doanh nghiệp xây dựng Để giải quyếtkhó khăn này, doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng Thông qua hoạt động tíndụng, ngân hàng là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường Hiệu quảnguồn vốn tín dụng của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp đóng vai trò quantrọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình xây dựng, từ đó tạocho doanh nghiệp có chổ đứng vững chắc trong cạnh tranh Nâng cao chất lượngtín dụng còn làm cho doanh nghiệp giảm được thời gian và chi phí, thủ tục nhanhgọn, đáp ứng kịp thời nguồn vốn
* Đối với nền kinh tế
Vốn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia vàngược lại khi nền kinh tế ngày càng phát triển tạo ra nhiều vốn Khi ngân hàngtăng chất lượng cho vay sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu của Nhà nước, tạocân bằng xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, góp phần đưa nền kinh
tế ngày càng phát triển
Trang 191.3.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng cho vay của ngân hàng đối với lĩnh
vực đầu tư XDCB
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng, chiếm tỉ trọngcao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt độngmang lại rủi ro cao nhất Đặc biệt cho vay lĩnh vực XDCB lại càng rủi ro hơn Vìthế, để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của NHTM đối với lĩnh vựcXDCB, người ta thường xem xét trên một số giác độ sau:
1.3.3.1 Chỉ tiêu định lượng
* Quy mô cho vay
Quy mô hoạt động cho vay của ngân hàng dùng phản ánh tình hình hoạtđộng cho vay của ngân hàng về số lượng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu cụthể như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay của ngân hàng tạimột thời điểm cụ thể Để đánh giá quy mô của ngân hàng thay đổi như thế nàothì cần phải theo dõi, so sánh các chỉ tiêu trên theo trật tự thời gian
+
Doanh sốcho vaytrong kỳ
-Doanh sốthu nợtrong kỳDoanh số cho vay trong kì là tổng số tiền ngân hàng cho khách hàng vaythực tế trong kì Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng của nó phản ánh quy
mô và xu hướng hoạt động cho vay của ngân hàng là mở rộng hay thu hẹp Hoạtđộng cho vay của ngân hàng là mở rộng khi tốc độ tăng trưởng doanh số cho vaydương và ngược lại
Doanh số thu nợ trong kì là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kì
Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng đang cho vay tính đến một thời điểm
cụ thể
Trang 20Nếu tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không mở rộng được hoạt độngcho vay, không thu hút được đông đảo khách hàng, chất lượng cho vay thấp.Nhưng tổng dư nợ cao thì chưa chắc chất lượng cho vay cao vì dư nợ cho vaytiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng Do vậy, phải xem xét tổng dư nợ trong mối quan
hệ với việc phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến chấtlượng tín dụng của ngân hàng, để có thể đánh giá đúng đắn, chính xác, khoa học
* Nợ qúa hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Rủi ro tín dụng là rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa nó rất khókhăn, nó có thể xảy ra bất cứ đâu, bất cứ lúc nào Một rủi ro nào đó từ phía ngườivay cũng có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng Rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng cho vay của ngân hàng nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngânhàng nói chung Do đó, quản lý rủi ro cần được quan tâm, đặc biệt là trong nềnkinh tế thị trường hiện nay Để đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay củaNHTM người ta thường quan tâm tới một số chỉ tiêu đánh giá: quá hạn và tỷ lệ
nợ quá hạn
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt độngcho vay của ngân hàng Nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng ởhiện tại và tương lai Nợ quá hạn của trong lĩnh vực đầu tư XDCB là một phầnhay toàn bộ số dư nợ (cả gốc lẫn lãi) của khách hàng đã đến hạn thanh toán vớingân hàng nhưng khách hàng không thanh toán được mà vẫn chưa được ngânhàng xử lí cho điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ, xoá nợ
Khi một món nợ không trả được vào kì hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại củahợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn trong đầu tư XDCB là tỷ lệ phầm trăm giữa nợ quá hạntrong lĩnh vực đầu tư XDCB và tổng dư nợ đối với lĩnh vực XDCB của ngân
Trang 21hàng tại một thời điểm nhất định Thời điểm này thường là cuối tháng, cuối quýhay cuối năm.
Tỷ lệ nợ quá hạn tại một thời điểm nhất định cũng ảnh hưởng đến thu nhập
và tính thanh khoản của ngân hàng Nếu tỷ lệ này vượt quá giới hạn nhất định thìngân hàng sẽ gặp rủi ro mất vốn Điều này có nghĩa nợ quá hạn càng thấp thìchất lượng cho vay càng cao Theo thông tư Bộ Tài Chính số 49/2004/TT-BTCngày 04 tháng 06 năm 2004 hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính củacác tổ chức tín dụng: các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợhàng năm được xếp loại A nghĩa là chất lượng tín dụng tương đối tốt, từ 5% -8% xếp loại B và từ 8% trở lên xếp loại C nghĩa là chất lượng tín dụng yếu kém.Các NHTM luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể
Ngoài ra, để đánh giá hoạt động cho vay an toàn hay không, ngân hàng cóthể xem xét tỷ lệ giữa cho vay có TSĐB trên tổng dư nợ
* Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi
Nợ khó đòi là các khoản nợ qúa hạn và kèm theo một số chỉ tiêu khác nhưquá hạn một thời kì gia hạn nợ hoặc không có TSĐB hoặc có TSĐB nhưngkhông bán được, con nợ thua lỗ triền miên, phá sản
Tỷ lệ nợ khó đòi cho vay XDCB được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ khóđòi cho vay XDCB với tổng dư nợ cho vay XDCB
Tỷ lệ nợ khó đòi cho vay
Tổng dư nợ cho vay XDCB
Tỷ lệ nợ khó đòi càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càngcao, chất lượng cho vay tốt
Trang 22* Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển thì hoạt động kinh doanh phải có lãi Mục tiêu quan trọng của NHTM là lợinhuận trên cơ sở đảm bảo an toàn Muốn có lợi nhuận cao thì doanh thu phải lớnhơn chi phí Để tăng lợi nhuận, ngân hàng phải tìm mọi biện pháp tăng thu đồngthời giảm chi nghiệp vụ của mình Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, việctăng thu thông qua biện pháp tăng lãi suất cho vay là không có thể thực hiệnđược, bởi vì hầu hết các ngân hàng ra sức cạnh tranh nhau thông qua việc định ralãi suất cạnh tranh Vì vậy, giảm chi phí nghiệp vụ, thủ tục đơn giản, thuận tiệncho khách hàng và phong cách phục vụ tốt là biện pháp khả thi hơn cả
Để đánh giá được lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay XDCB so vớitổng lợi nhuận cho vay của ngân hàng, ta dùng tỷ lệ:
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay XDCB
Tổng lợi nhuận cho vay
Trang 23Tỷ lệ này càng cao phần nào chứng tỏ chất lượng tín dụng của các khoảnvay XDCB càng cao.
Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Dựa vào các chỉtiêu này, ta có thể nhận định được chất lượng tín dụng của ngân hàng là cao haythấp Tuy nhiên, ta cần xem xét trong một thời gian dài để thấy được khuynhhướng biến động của nó, từ đó có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá chính xáchơn
1.3.3.2 Chỉ tiêu định tính
Sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng là sản phẩm vô hình, là mộtloại dịch vụ tiện ích Để đánh giá được chất lượng dịch vụ, nó phụ thuộc vàomức độ thoả mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Sản phẩm dịch vụ củangân hàng có những đặc điểm hết sức khác biệt so với các sản phẩm của ngànhsản xuất khác Chúng không tồn tại dưới dạng vật chất mà tồn tại dưới dạng dịch
vụ được thực hiện thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng Trongcho vay, sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng là quyền sử dụng vốntrong một khoảng thời gian nhất định do khách hàng và ngân hàng có thoả thuậntrước Do đó, ngân hàng quan tâm tới nhu cầu của khách hàng, thiết lập mốiquan hệ chặt chẽ, tin cậy với khách hàng và đổi mới trang thiết bị phục vụ kháchhàng
Việc đưa ra các chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng sản phẩm dịch
vụ ngân hàng không phải là dễ dàng Thông thường vấn đề này thường đượcxem xét ở một số chỉ tiêu như sau:
- Thủ tục, trình tự cho vay của ngân hàng có đơn giản, thuận tiện cho kháchhàng không? Khoản cho vay có kịp thời cung ứng cho khách hàng khi kháchhàng cần không? Đặc biệt là quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng có thânthiện, trên cơ sở tin cậy và tương trợ với nhau không?
Trang 24- Lãi suất cho vay của ngân hàng có phù hợp không? Bản thân khách hàng làngười đi vay, phải trả lãi cho ngân hàng, đây là một khoản chi phí để sử dụngvốn vay Nếu chi phí này cao hơn chi phí khả năng sinh lời của dự án mà kháchhàng đầu tư thì ắt hẳn sẽ khó khăn trong việc hoàn trả Mặt khác, để mở rộngmối quan hệ với khách hàng, các NHTM có thể đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn
để thu hút khách hàng đến với mình Do đó, ngân hàng phải quan tâm đến vấn đềnày, lãi suất ngân hàng đưa ra phải linh hoạt vừa đảm bảo thu hút khách hàngvừa đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng và mức lãi suất của thị trường trong từngthời kì
- Khả năng áp dụng công nghệ hiện đại trong quy trình nghiệp vụ của ngânhàng cao hay thấp? Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự biến đổi to lớntrên nhiều lĩnh vực và toàn bộ đời sống xã hội, không ngoại trừ hoạt động ngânhàng Chương trình hiện đại hoá hoạt động ngân hàng đã được quan tâm trongnhững năm qua Chính điều này đã tạo điều kiện cho ngân hàng tiến hành hoạtđộng của mình nhanh chóng, chính xác, giảm bớt thời gian xử lí nghiệp vụ và tạolòng tin với khách hàng sẽ được cung cấp những dịch vụ tốt nhất
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực đầu tư XDCB
Chất lượng cho vay có ý nghĩa rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của ngânhàng Để quản lí tốt chất lượng cho vay nói chung và đối với lĩnh vực đầu tưXDCB nói riêng, đòi hỏi các ngân hàng phải hiểu rõ tác động của những nhân tốảnh hưởng tới chất lượng cho vay và đo lường mức độ ảnh hưởng của nó Cácnhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư XDCB trênthực tế có rất nhiều nhưng chủ yếu gồm hai nhân tố sau:
1.4.1 Nhân tố chủ quan
* Về phía ngân hàng
Trang 25- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: luôn thể hiện các mục tiêu dài hạn cơbản của một ngân hàng, là sự lựa chọn đường lối hoạt động và phân bổ của cácnguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này Không có chiến lược kinhdoanh, ngân hàng sẽ luôn bị động và ảnh hưởng tới các hoạt động của ngânhàng Đặc biệt, các kế hoạch phân bổ nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng tín dụng như hoạt động Marketing, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.
- Chính sách cho vay của NHTM: Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùmcủa ngân hàng Với tầm quan trọng và quy mô lớn, hoạt động này được thực hiệnvới một chính sách rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện theo nhiều năm, đó làchính sách tín dụng Chính sách tín dụng bao gồm hạn mức cho vay, lãi suất, kìhạn của các khoản vay, hình thức cho vay Có thể nói chính sách tín dụng làkim chỉ nam cho hoạt động tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng củangân hàng Bất kì một chính sách tín dụng nào của NHTM trong nền kinh tế đềuphải đạt ba mục tiêu: lợi nhuận, an toàn và sự lành mạnh của các khoản tín dụng.Nếu ngân hàng có chính sách cho vay đúng đắn, hợp lí, chặt chẽ, đồng bộ vớimức lãi suất thích hợp, hình thức cho vay đa dạng sẽ tạo cho cán bộ tín dụng cóphương hướng triển khai hoạt động cho vay một cách thuận lợi, nhanh chống,tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao chấtlượng cho vay trong lĩnh vực XDCB
- Chất lượng công tác thẩm định: Trong quy trình cho vay đối với lĩnh vựcXDCB, có thể nói thẩm định là một khâu quan trọng nhất Đó là việc phân tíchmột cách khách quan, toàn diện các thông tin, số liệu cơ bản ảnh hưởng trực tiếpđến khả năng hoàn trả của khách hàng Do đó, cán bộ ngân hàng phải thẩm địnhchính xác, khoa học tính khả thi của dự án, thẩm định khách hàng và thẩm địnhtài sản đảm bảo trước khi ra quyết định cho vay Nếu cán bộ ngân hàng không
Trang 26thực hiện nghiêm túc khâu thẩm định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn trảcủa khách hàng sau này, dẫn đến rủi ro rất lớn.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Kèm theo việc cấp tín dụng,ngân hàng phải kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay một cách chặt chẽ Công việcnày bao gồm việc kiểm tra nội bộ và kiểm tra giám sát khách hàng
Kiểm soát nôi bộ sẽ giúp cho cán bộ điều hành công việc đúng quy địnhpháp luật, phát hiện kịp thời các sai sót, lệch lạc trong hoạt động tín dụng, từ đó
có các biện pháp khắc phục kịp thời Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm soát nội
bộ sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động thông suốt và có hiệu quả
Kiểm tra, giám sát khách hàng: sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúngtiến độ hay không? Quá trình xây dựng có những thay đổi bất lợi gì, có đấu hiệulừa đảo hay không Quá trình này cho phép ngân hàng thu thập thêm thông tin
về khách hàng Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chất lượngtín dụng được đảm bảo Ngược lại, khi chất lượng các khoản vay bị đe doạ, ngânhàng cần có các biện pháp xử lí kịp thời Ngân hàng được quyền chủ động thuhồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng, ngânhàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản thế chấp hoặc giảm số tiềnvay khi cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng Đối với ngân hàng, đây là bướcnguy hiểm Do vậy, tài trợ cho các dự án gắn liền với việc kiểm soát khách hàng
để ngăn chặn ý đồ sử dụng tiền vay không đúng mục đích của khách hàng
- Chất lượng, trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng: Trong quá trình trước,trong và sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng đóng vai trò khá quan trọng Họ làngười tiếp xúc trực tiếp, hướng dẫn khách hàng vay vốn, phân tích khách hàng,kiểm tra, kiểm soát khách hàng
Do đó, cán bộ tín dụng ngoài việc giỏi chuyên môn, nghiệp vụ thì cần phảinăng động sáng tạo và đặc biệt có tư cách đạo đức tốt Ví như, khi khách hàng
Trang 27không trả được nợ theo đúng hạn, khách hàng cấu kết với cán bộ tín dụng đểthực hiện việc đảo nợ Như thế khách hàng vừa trả được nợ và cán bộ tín dụngkhông bị kỷ luật Việc làm như vậy sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việcquản lí rủi ro.
* Về phía khách hàng
- Năng lực nội tại của khách hàng: Năng lực nội tại của khách hàng bao gồmnăng lực quản lí và năng lực tài chính Đây là nhân tố quyết định đến việc kháchhàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không?
Năng lực quản lí : Năng lực quản lí của khách hàng tốt tác động đến tiến độthi công các công trình, quản lí và sử dụng vốn tốt, giảm được chi phí trong xâydựng, doanh nghiệp làm ăn có lãi Ngược lại, nếu năng lực của khách hàng cóhạn, họ không dự đoán được những biến động trên thị trường như thời gian đầunăm 2008 sự tăng giá sắt thép, xăng dầu đột ngột, cộng thêm với sự tăng mức lãisuất cho vay của ngân hàng kéo theo nhiều công trình bị ngưng lại, giảm tiến độthi công, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Năng lực tài chính: Năng lực tài chính thể hiện ở số vốn tự có và số vốntham gia vào quá trình thi công Bên cạnh đó, ngân hàng còn đánh giá năng lựctài chính của khách hàng thông qua các nhóm chỉ tiêu tài chính như nhóm chỉtiêu khả năng thanh toán, chỉ tiêu sinh lời Năng lực tài chính của khách hàngvay càng cao thì khả năng thu hồi vốn vay càng lớn, chất lượng cho vay tăng
- Đạo đức, uy tín của khách hàng: Trong quá trình hợp tác, chữ tín là cơ sở tạolập, thúc đẩy, duy trì quan hệ làm ăn lâu dài Nếu một doanh nghiệp làm ăn có
uy tín, sử dụng vốn đúng mục đích, có thiện chí trả nợ cho ngân hàng thì chấtlượng cho vay được nâng cao Đạo đức của người đi vay cũng ảnh hưởng đếntính chính xác của những thông tin mà họ cùng cấp cho cán bộ ngân hàng Khikhách hàng vay vốn ngân hàng, cán bộ tín dụng luôn kiểm tra lịch sử vay vốn
Trang 28của khách hàng để quyết định có nên cho vay hay không Nếu khách hàng khôngtrung thực, hoàn trả vốn và lãi không đúng theo hợp đồng tín dụng thì sẽ xảy rarủi ro đạo đức.
1.4.2 Nhân tố khách quan
+ Môi trường pháp lí: Hoạt động của ngân hàng mang lại nhiều lợi nhuậnnhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro Chính vì vậy, sự điều hành khắt khe cũngquản lí chặt chẽ của Nhà nước thông qua các quy định, nghị định cụ thể là rấtcần thiết đối với hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, hệ thống pháp luật khôngđầy đủ, không phù hợp, thiếu đồng bộ, chặt chẽ hay các văn bản dưới luật cònnhiều mâu thuẫn sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp và ngân hàng Vínhư, Ngân hàng ĐT và PT Việt Nam tiền thân là ngân hàng cấp phát vốn chodoanh nghiệp xây dựng, khi kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tậptrung sang cơ chế kinh tế thị truờng có sự quản lí của Nhà nước thì ngân hàng
ĐT và PT trở thành đơn vị cho vay chủ yếu trong lĩnh vực XDCB Mấy nămtrước, tỷ lệ nợ quá hạn trong lĩnh vực XDCB tăng nhưng khi có công văn số 95/CV-TĐV1 của ngân hàng ĐT và PT Việt Nam nên phần nào đảm bảo an toàn tíndụng cho vay đối với XDCB
- Môi trường kinh tế: Điều kiện kinh tế là nhân tố khách quan thể hiện qua sựtăng trưởng kinh tế tốt đẹp hoặc trì trề của nền kinh tế Nền kinh tế đang ở thời kìthuận lợi, giá cả ổn định, cạnh tranh lành mạnh sẽ tác động tích cực đến tiến độthi công của các công trình, nhiều dự án công trình mới được xây dựng Đặc biệt,những chủ đầu tư nước ngoài hay tư nhân sẽ ký kết nhiều hợp đồng, dự án hơn.Điều đó làm nhu cầu vay vốn ngày càng cao, khả năng trả nợ cao, ảnh hưởng đếnchất lượng tín dụng đối với lĩnh vực XDCB
- Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường chính trị - xã hội là một điều kiện
vô cùng quan trọng trong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các
Trang 29nhà đầu tư dài hạn Các điều kiện xã hội như phong tục tập quán, thói quen, trình
độ dân trí, trật tự an ninh xã hội, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địaphương đó cũng ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, thi công dự án, kéo theo đó làảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng
- Môi trường tự nhiên: Thiên tai, địch hoạ là những biến cố ngẫu nhiên nằmngoài tầm kiểm soát của con người Chính những rủi ro không lường trước này
sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay và dẫn đến rủi ro là khách hàng không cókhả năng trả được nợ Trong lĩnh vực xây dựng, điều kiện tự nhiên tác động đếntiến độ thi công các công trình rất lớn Nhiều công trình phải thi công theo mùanhư các công trình thuỷ lợi phải xây xong trước mùa mưa Mưa lũ làm cho sắtthép rỉ rét ảnh hưởng đến chất lượng công trình
Trang 30CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
ĐT VÀ PT CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
ĐẦU TƯ XDCB
2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị được thành lập ngày 26/4/1987
Nó là một đơn vị thành viên của ngân hàng ĐT và PT Việt Nam, có trụ sở tại số
29 đường Hùng Vương - Thị xã Đông Hà - Quảng Trị
Được thành lập trong thời kì cơ chế tập trung, với lúc đầu 30 cán bộ côngnhân viên, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, hoạt động chủ yếu chỉ mang tính phụthuộc vào Nhà nước, Nhà nước bao cấp hoàn toàn nên kết quả hoạt động kinhdoanh còn yếu Đến năm 1990, nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có điềutiết của Nhà nước, hoạt động của ngân hàng càng trở nên khó khăn: gánh chịuviệc xử lí tồn động nặng nề của cơ chế cũ; tình hình tài chính mất cân đối; nợquá hạn khó đòi cao do tổ chức tài chính làm ăn thua lỗ; lạm phát cao; lãi suất
Trang 31thực âm; tỷ giá ngoại tệ còn bao cấp Nhưng trong quá trình phát triển, với sự cảicách trong lĩnh vực ngân hàng của Đảng và Nhà Nước, sự chỉ đạo sát sao củaUBND tỉnh Quảng Trị và sự phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viênnên đã đưa ngân hàng thoát khỏi những khó khăn bước đầu
Mấy năm trước, hoạt động chủ yếu của chi nhánh là kinh doanh tiền tệ, tíndụng cho các hộ nông dân sản xuất Nhưng những năm gần đây, Quảng Trị cùngvới cả nước đã mở cửa hội nhập nên tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng pháttriển Đối tượng khách hàng của chi nhánh ngày càng phong phú, không chỉ trênlĩnh vực nông nghiệp mà cả lĩnh vực công - thương nghiệp - dịch vụ, không chỉ
cá nhân mà các đơn vị, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước Quá trình phát triểncủa ngân hàng không những làm cho ngân hàng mở rộng về quy mô mà cả mởrộng lĩnh vực hoạt động Chí nhánh đã thành lập thêm hai phòng giao dịch:phòng giao dich chợ Đông Hà (năm 2005) và phòng giao dịch Vĩnh Linh (năm2006) Sự triển khai thành công dự án hiện đại hoá ngân hàng vào ngày 6/6/2006
đã đánh dấu sự phát triển về ứng dụng công nghệ ngân hàng trong hoạt độngkinh doanh Dự án tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường và quá trình hội nhập quốctế
Cùng với sự phát triển đó, số lượng cán bộ, công nhân viên ngày càng tăng.Tính đến cuối năm 2007 là 89 người Trong đó 90% cán bộ có trình độ đại học
và cao đẳng Ngân hàng nhận thức được con người là nhân tố quyết định mọithành công, ngân hàng ĐT và PT Quảng Trị thực hiện phương châm “mỗi cán bộBIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩmchất đạo đức nên những năm gần đây, ngân hàng luôn chú trọng đến công táctuyển dụng, đào tạo, họp báo trao đổi kiến thức, nghiệp vụ, luôn đảm bảo những
Trang 32quyền lợi hợp pháp của người lao động, không ngừng chăm lo, cải thiện đời sốngvật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên
Chính vì thế, chi nhánh đã có một đội ngũ tương đối năng động, nhiệt tình,trình độ chuyên môn khá cao Đây là nhân tố quyết định giúp ngân hàng sẵnsàng cạnh tranh với bảy ngân hàng khác trên cùng địa bàn
Cũng là thành viên tích cực của cộng đồng, ngân hàng ĐT và PT chi nhánhQuảng Trị luôn quan tâm đến cộng đồng, tham gia tích cực vào các chương trình
xã hội, chương trình từ thiện xoá đói, giảm nghèo, khắc phục thiên tai, quỹkhuyến học, quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam…
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, từ một ngân hàng khởi đầuvới nhiều khó khăn, đến nay chi nhánh ngày càng khẳng định vị trí vai trò củamình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới và
- Bộ phận hỗ trợ tác nghiệp: Quản lý khoản vay, nhập dữ liệu về các khoảnvay và hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng của ngân hàng Đảm bảo cơ
sở dữ liệu về khách hàng vay trong hệ thống luôn chính xác, cập nhật Xem xétđịnh kỳ và áp dụng các quy trình hướng dẫn nội bộ về quản trị tác nghiệp cáckhoản vay
Trang 33* Phòng Tín dụng 2 (Phòng tín dụng cá nhân): Phòng tín dụng 2 cũng có chứcnăng, nhiệm vụ như phòng tín dụng 1 nhưng đối với khách hàng là cá nhân.
* Phòng dịch vụ khách hàng: Xử lý các giao dịch với khách hàng như giảingân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt; mở tài khoản tiền gửi, xử lýcác yêu cầu của khách hàng về tài khoản Thực hiện giao dịch nhận tiền gửi vàrút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng Tiếp nhận thông tin phản hồi từ kháchhàng và thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ đến khách hàng Lập báocáo hoạt động theo nghiệp vụ quy định
* Phòng Tiền tệ - Kho quỹ: Thực hiện nghiệp vụ tiền tệ - kho quỹ như quản lýnghiệp vụ của chi nhánh; thu chi tiền mặt; quản lý vàng, bạc, kim đá quý; quản
lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố; thực hiện xuất nhập tiền mặt
để đảm bảo thanh toán tiền mặt cho chi nhánh; thực hiện các dịch vụ tiền tệ, khoquỹ cho khách hàng
* Phòng kế hoạch - Thẩm định: Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thịtrường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng và theo dõi, kiểm tra chínhsách, kế hoạch, chiến lược kinh doanh Tổ chức quản lý, huy động vốn, cân đốivốn và các quan hệ vốn của ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị Nghiêncứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn, hướng dẫn,phổ biến, lưu trữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ Thẩm định và góp ýkiến về quyết định cấp tín dụng cho các dự án cho vay, bảo lãnh, các khoản tíndụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng Quản lý danhmục và theo dõi hoạt động tín dụng
* Phòng kế toán - Tài chính: Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiệnđúng chế độ kế toán hiện hành theo các quy định của Nhà nước đảm bảo hạchtoán nhanh chống, chính xác, kịp thời Đồng thời tổ chức công tác hạch toánkinh doanh tiền tệ, tín dụng và quản lí ngân quỹ trong toàn chi nhánh Phối hợp
Trang 34với các phòng ban trong việc lập, phân tích báo cáo tổng hợp theo định kì, phục
vụ các quyết định tài chính quan trọng, giúp việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soátcủa cấp trên dễ dàng Lập các kế hoạch xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán, chế độ báocáo kế toán của các phòng, đơn vị trực thuộc Hậu kiểm tra chứng từ thanh toáncủa các phòng và chi nhánh Nộp thuế, trích lập và quản lý và sử dụng các quỹ
* Phòng Tổ chức - Hành chính: Hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách vềtrách nhiệm và quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động Thựchiện công tác hành chính, công tác hậu cần và công tác bảo vệ an ninh, an toàncho con người, tài sản, tiền bạc của chi nhánh và của khách hàng đến giao dịchtại chi nhánh
* Phòng kiểm soát nội bộ: Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại chinhánh, thực hiện chức năng kiểm toán tại chi nhánh theo quy chế hoạt động.Hướng dẫn, đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các giải pháp phòngngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong chi nhánh
* Phòng điện toán: Quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học, mạng quản trị
hệ thống Hướng dẫn, đào tạo hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh, vận hành
hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành các chi nhánh
2.1.3 Chức năng, lĩnh vực hoạt động của ngân hàng
Trang 35- Trung gian thanh toán: Thay mặt khách hàng ngân hàng thực hiện thanh toángiá trị hàng hoá và dịch vụ như thanh toán bằng séc, uỷ nhiện thu, uỷ nhiệm chi,nhờ thu, các loại thẻ cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ vàcung cấp tiền giấy khi khách hàng cần Ngân hàng ĐT và PT chi nhánh QuảngTrị thực hiện thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác.
2.1.3.2 Các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng
* Dịch vụ gửi tiền:
Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với các thành phần kinh tế, tổ chức
cá nhân với các kì hạn đa dạng, lãi suất linh hoạt; tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu;tiền gửi không kì hạn
* Thanh toán trong nước: Mở tài khoản cho cá nhân, tổ chức kinh tế; chuyểntiền nhanh, thanh toán trong nước; thu hộ, chi hộ; chi trả kiều hối; dịch vụ chi trảcho người lao động, xuất khẩu
* Dịch vụ ngân hàng điện tử: Chuyển tiền điện tử; dịch vụ ATM;Homebanking; dịch vụ Smart @ ccount
* Dịch vụ ngân hàng ngoại hối: Bảo lãnh vay vốn nước ngoài; thanh toán quốc
tế với các phương tiện như thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền; mua bán ngoại tệ;
tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu; tài trợ uỷ thác; đại lí bảo hiểm
* Sản phẩm tín dụng: Cho vay ngắn, trung dài hạn các tổ chức kinh tế, cá nhân;cho vay các dự án đầu tư phát triển; cho vay tiêu dùng đối với các cán bộ côngnhân viên; tài trợ xuất nhập khẩu; phát hành bảo lãnh các loại; chiết khấu thươngphiếu, chứng từ có giá; tư vấn đầu tư thương mại, thẩm định
2.2 Thực trạng chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư XDCB tại ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị
2.2.1 Doanh số cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
Trang 36Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì cho vay đối với khách hànghoạt động trong lĩnh vực XDCB chiếm số lượng lớn Trên cơ sở một chính sáchtín dụng phù hợp và linh hoạt của ngân hàng, hoạt động cho vay XDCB đượctiến hành theo định hướng chung “Tăng cường huy động vốn, tích cực giải quyếttồn tại, phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững”.
Bảng 2.1: Doanh số cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản qua
thời kì 2005-2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ(%)Doanh số cho vay 385.323 100 509.011 100 697.345 100Doanh số cho vay
Trang 37Qua bảng số liệu trên ta thấy, quy mô doanh số cho vay của chi nhánh trongthời gian qua ngày càng tăng Doanh số cho vay không những tăng về số lượngtương đối mà cả phần tuyệt đối Điều đó thể hiện hoạt động tín dụng của chinhánh ngày càng đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp xây dựng Năm 2005,doanh số cho vay chỉ đạt 115.597 triệu đồng (chiếm 30% tổng doanh số cho vay)thì đến năm 2006 đã đạt đến 252.476 triệu (chiếm 42% tổng doanh số cho vay),tăng 54% so với năm 2005 Nhưng đến năm 2007, mặc dù cho vay đối vớiXDCB tăng từ 252.476 triệu đồng lên đến 325.471 triệu đồng nhưng tỷ lệ doanh
số cho vay trong XDCB so với tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh giảmxuống, chỉ chiếm 40% Điều này phản ánh đúng thực trạng của ngân hàng trongnhững năm qua, doanh số cho vay tăng theo quy mô chung của nguồn vốn huyđộng và nhu cầu của nền kinh tế Riêng năm 2007, ngân hàng thực hiện chínhsách “đa dạng hoá lĩnh vực cho vay” nhằm hạn chế rủi ro Đồng thời, công tácthẩm định đối với các dự án XDCB ngày càng thêm chặt chẽ, rút kinh nghiệmnhững khoản vay khó đòi trước vì thế tỷ lệ cho vay XDCB so với tổng doanh số cho vay đã giảm đi 3,4%
Trong công tác cho vay XDCB thì chủ yếu là cho vay ngắn hạn Tỷ lệ chovay ngắn hạn so với trung và dài hạn trong cho vay XDCB ngày càng tăng, từ75% (năm 2005) đến 79% (năm 2006) và đạt 84% năm (2007) Thực tế ở hầu hếtcác ngân hàng cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực xây dựng chiếm phần lớn và vìđặc thù của ngành xây dựng là thi công theo mùa Đồng thời, để tránh rủi ro docác đơn vị đấu thầu, thanh quyết toán không có khả năng đảm bảo cân đối tàichính, nhiều công trình vẫn được triển khai thi công trong khi chưa xác địnhđược nguồn vốn và kế hoạch bố trí vốn từng năm đã dẫn đến việc kéo dài thờigian thanh quyết toán Do đó, ngân hàng cho vay trong thời gian ngắn hạn là hợp
Trang 38lí nhất Các khoản cho vay dài hạn chủ yếu cho vay để mua sắm máy móc, trangthiết bị thi công.
Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Doanh số cho vay các doanh nghiệp xây dựng ngoài quốc doanh chiếm hơn90%, doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ gần 10% Điều này phảnánh đúng chính sách tín dụng của ngân hàng ĐT và PT nói chung và của chinhánh nói riêng là hạn chế cho vay các doanh nghiệp quốc doanh do phần lớncác doanh nghiệp quốc doanh hiện nay làm ăn thua lỗ, trì trệ trong việc trả nợngân hàng
Biểu đồ sau đây thể hiện rõ tình hình cho vay của chi nhánh
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay XDCB
Trang 390 100 200 300 400 500 600 700
Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng doanh số cho vay và doanh số
cho vay doanh số XDCB
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay XDCB
2.2.2 Tình hình dư nợ đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
Dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu mà bất kỳ một ngân hàng nào muốn tồn tại vàphát triển cũng đều phải quan tâm Dư nợ phản ánh số tiền khách hàng còn nợ tạimột thời điểm Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới nói chung và ngân hàngViệt Nam nói riêng dùng chỉ tiêu tổng dư nợ để phản ánh quy mô tín dụng
Dự nợ tại ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị trong XDCB thể hiệnqua bảng số liệu sau: