0
Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Thực trạng chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư XDCB tại ngân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 36 -36 )

ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị

2.2.1 Doanh số cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì cho vay đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực XDCB chiếm số lượng lớn. Trên cơ sở một chính sách tín dụng phù hợp và linh hoạt của ngân hàng, hoạt động cho vay XDCB được tiến hành theo định hướng chung “Tăng cường huy động vốn, tích cực giải quyết tồn tại, phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững”.

Bảng 2.1: Doanh số cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản qua thời kì 2005-2007

Đơn vị: triệu đồng

Trường Kinh Tế Quốc Dân 37

Đề tài thực tập

Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ(%) Doanh số cho vay 385.323 100 509.011 100 697.345 100 Doanh số cho vay

XDCB

115.597 30 252.467 42 269.175 38,6 Trong đó

1 Ngắn hạn 86.698 75 199.456 79 273.396 84

2 Trung, dài hạn 28.899 25 53.020 21 52.075 16

(Nguồn:Báo cáo thường niên của chi nhánh NH ĐT và PT Quảng Trị)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, quy mô doanh số cho vay của chi nhánh trong thời gian qua ngày càng tăng. Doanh số cho vay không những tăng về số lượng tương đối mà cả phần tuyệt đối. Điều đó thể hiện hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp xây dựng. Năm 2005, doanh số cho vay chỉ đạt 115.597 triệu đồng (chiếm 30% tổng doanh số cho vay) thì đến năm 2006 đã đạt đến 252.476 triệu (chiếm 42% tổng doanh số cho vay), tăng 54% so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007, mặc dù cho vay đối với XDCB tăng từ 252.476 triệu đồng lên đến 325.471 triệu đồng nhưng tỷ lệ doanh số cho vay trong XDCB so với tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh giảm xuống, chỉ chiếm 40%. Điều này phản ánh đúng thực trạng của ngân hàng trong những năm qua, doanh số cho vay tăng theo quy mô chung của nguồn vốn huy động và nhu cầu của nền kinh tế. Riêng năm 2007, ngân hàng thực hiện chính sách “đa dạng hoá lĩnh vực cho vay” nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời, công tác thẩm định đối với các dự án XDCB ngày càng thêm chặt chẽ, rút kinh nghiệm những khoản vay khó đòi trước vì thế tỷ lệ cho vay XDCB so với tổng doanh số cho vay đã giảm đi 3,4%.

Trong công tác cho vay XDCB thì chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn so với trung và dài hạn trong cho vay XDCB ngày càng tăng, từ

Trường Kinh Tế Quốc Dân 38

Đề tài thực tập

75% (năm 2005) đến 79% (năm 2006) và đạt 84% năm (2007). Thực tế ở hầu hết các ngân hàng cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực xây dựng chiếm phần lớn và vì đặc thù của ngành xây dựng là thi công theo mùa. Đồng thời, để tránh rủi ro do các đơn vị đấu thầu, thanh quyết toán không có khả năng đảm bảo cân đối tài chính, nhiều công trình vẫn được triển khai thi công trong khi chưa xác định được nguồn vốn và kế hoạch bố trí vốn từng năm đã dẫn đến việc kéo dài thời gian thanh quyết toán. Do đó, ngân hàng cho vay trong thời gian ngắn hạn là hợp lí nhất. Các khoản cho vay dài hạn chủ yếu cho vay để mua sắm máy móc, trang thiết bị thi công.

Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh số cho vay các doanh nghiệp xây dựng ngoài quốc doanh chiếm hơn 90%, doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ gần 10%. Điều này phản ánh đúng chính sách tín dụng của ngân hàng ĐT và PT nói chung và của chi nhánh nói riêng là hạn chế cho vay các doanh nghiệp quốc doanh do phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh hiện nay làm ăn thua lỗ, trì trệ trong việc trả nợ ngân hàng.

Biểu đồ sau đây thể hiện rõ tình hình cho vay của chi nhánh

Trường Kinh Tế Quốc Dân 39

Đề tài thực tập

2.2.2 Tình hình dư nợ đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

Dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu mà bất kỳ một ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều phải quan tâm. Dư nợ phản ánh số tiền khách hàng còn nợ tại một thời điểm. Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới nói chung và ngân hàng Việt Nam nói riêng dùng chỉ tiêu tổng dư nợ để phản ánh quy mô tín dụng.

Dự nợ tại ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị trong XDCB thể hiện qua bảng số liệu sau:

Trường Kinh Tế Quốc Dân 40

Đề tài thực tập

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản qua các thời kì 2005-2007

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Tổng dư nợ 467.939 100 601.134 100 813.677 100 Dư nợ XDCB 211.508 45,2 270.510 45 347.440 42,7

(Nguồn:Báo cáo thường niên của chi nhánh NH ĐT và PT Quảng Trị)

Qua bảng trên ta thấy dư nợ cho vay XDCB tại ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị tăng dần qua các năm. Năm 2005 dư nợ XDCB chỉ 211.508 triệu đồng nhưng đến năm 2006 dư nợ đã lên đến 270.510 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 21,8% so với năm 2005 và năm 2007 đạt 347.440 triệu đồng, tăng 22,14% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ quy mô tín dụng của ngân hàng trong việc cho vay XDCB được mở rộng, đã phần nào đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho thi công, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng.

Lĩnh vực xây dựng là một lĩnh vực cho vay thế mạnh của ngân hàng nhưng ngân hàng chưa khai thác được lợi thế để đẩy mạnh tỷ trọng tốc độ dư nợ cho vay một cách an toàn phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng vì thế dư nợ qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm, chưa có bước đột phá mạnh.

Đúng như tên gọi ngân hàng, vốn vay của ngân hàng chủ yếu đầu tư cho phát triển nên tỷ trọng dư nợ XDCB chiếm tỷ lệ lớn, gần 50% dư nợ cho vay nhưng tỷ trọng này ngày càng giảm dần. Từ 45,2% (năm 2005) xuống còn 42% (năm 2007). Ngân hàng ĐT và PT tiền thân là ngân hàng cấp phát vốn cho doanh

Trường Kinh Tế Quốc Dân 41

Đề tài thực tập

nghiệp xây dựng nên khách hàng truyền thống của ngân hàng là các doanh nghiệp xây dựng vì thế tỷ lệ dư nợ cho vay XDCB chiếm một tỷ lệ lớn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều đáng nói là tỷ lệ này ngày càng giảm sút do chi nhánh đã thực hiện chính sách “đa dạng hoá lĩnh vực cho vay”. Việc mở rộng hai phòng giao dịch Đông Hà và Vĩnh Linh đã tranh thủ thêm nguồn vốn và tìm khách hàng ở mọi lĩnh vực vì vậy phần nào làm giảm tỷ trọng dư nợ cho vay đối với xây dựng trong tổng dư nợ.

Dư nợ phân theo các tiêu chí:

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản qua các thời kì 2005-2007 (phân theo các tiêu chí)

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ (%) Dư nợ XDCB 211.508 100 270.510 100 347.440 100 Theo thành phần kinh tế +Quốc doanh 59.222 28 67.628 25 41.639 12 +Ngoài quốc doanh 152.286 72 202.882 75 305.747 88 Theo TSĐB + TSĐB 190.569 90,1 246.976 91,3 323.119 93 + Không có TSĐB 20.939 9,9 23.534 8,7 24.321 7 Kỳ hạn + Ngắn hạn 190.357 10 245.353 90,7 337.017 91 + Trung và dài hạn 21.151 10 25.157 9,3 10.423 9

(Nguồn:Báo cáo thường niên của chi nhánh NH ĐT và PT Quảng Trị)

Xét về tình hình dư nợ theo các thành phần kinh tế ta thấy: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm phần lớn và càng tăng dần theo các năm. Năm 2005 là 72%, năm 2007 chiếm 88%. Một trong những mục tiêu của NHTM là tối

Trường Kinh Tế Quốc Dân 42

Đề tài thực tập

đa hoá lợi nhuận vì thế ngân hàng cố gắng tìm những khách hàng có khả năng hoàn trả vốn và lãi cao để cho vay. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng. Còn các doanh nghiệp quốc doanh hiện nay làm ăn thường thua lỗ, kết quả kinh doanh giảm sút, khả năng tài chính chưa mạnh nên ngân hàng ít cho vay. Vì thế với văn bản của Nhà nước ban hành chính sách chuyển các doanh nghiệp quốc doanh sang công ty cổ phần để đẩy mạnh tính tự chủ của mỗi doanh nghiệp. Hạn chế cho vay doanh nghiệp quốc doanh cũng là một trong những chính sách tín dụng của ngân hàng ĐT và PT Việt Nam.

NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ, hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay. Đa phần các khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng phải trả khi có yêu cầu. Nhưng khoản tiền ngân hàng cho khách hàng vay có thể khách hàng không thể trả được hoặc trả chậm, điều này gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ. Một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất đó là khách hàng vay phải có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo nhằm hạn chế thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả được nợ. Các tài sản đảm bảo thường là nhà cửa, thiết bị, máy móc...

Ngân hàng ĐT và chi nhánh Quảng Trị khi cho vay cũng yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo. Các khoản vay có tài sản đảm bảo chiếm hơn 90% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay tài sản đảm bảo ngày một tăng dần. Từ 90,1% (năm 2005) đến 93% (năm 2007). Điều đó chứng tỏ các khoản dư nợ cho vay trong lĩnh vực XDCB được đảm bảo.

Để an toàn hơn khi cho vay, ngân hàng thường cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng về số lượng tương đối và tuyệt đối. Năm 2006 là 245.353 triệu đồng, tăng 22,4% so với năm 2005. Năm 2007 là 316.170 triệu đồng tăng 27,2% so với năm 2006.

Trường Kinh Tế Quốc Dân 43

Đề tài thực tập

Qua đó ta thấy tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn tăng nhưng tốc độ tăng giữa các năm chưa cao. Các dự án ngân hàng cho vay chủ yếu là các chương trình đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Nhưng một thực tế hiện nay là một số dự án chương trình vốn đầu tư trong cân đối nhân sách Nhà nước không tương xứng với vốn đầu tư. Nhiều dự án chương trình phê duyệt không dựa vào khả năng cân đối nguồn vốn. Đặc điểm quan trọng quyết định cho vay ngắn hạn là các chương trình được phân bổ vốn hàng năm nhưng không phải phân bổ liên tục mà cơ chế “xin cho” thường xuyên xảy ra nên nhiều dự án chương trình kéo dài, khối lượng đầu tư dở dang. Nếu ngân hàng cho vay dài hạn thì khả năng thu hồn vốn rất khó và trong thời gian chờ xin vốn, các chủ thầu, thi công phải trả lãi cao cho ngân hàng. Do đó, biện pháp tốt nhất là vay từng lần và vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

2.2.3 Doanh số thu nợ và nợ quá hạn đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản 2.2.3.1 Doanh số thu nợ

Bảng 2.4: Doanh số thu nợ đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản qua các thời kì 2005-2007

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh số cho vay 385.323 509.011 697.345

Dư nợ XDCB 211.508 270.510 347.440

Doanh số thu nợ XDBC 145.779 183.474 354.319

(Nguồn:Báo cáo thường niên của chi nhánh NH ĐT và PT Quảng Trị)

Qua bảng trên ta thấy, doanh số thu nợ của chi nhánh ngày càng tăng cùng với doanh số cho vay XDCB. Năm 2006 là 193.474 triệu đồng tăng 20% so với năm 2005 và đạt 354.319 triệu đồng (năm 2007) tăng 45% so với năm 2006.

Về tỷ trọng thu nợ trong tổng doanh số thu nợ hàng năm đã tăng. Đặc biệt, năm 2007 đã chiếm 73,1% so với tổng doanh số thu nợ. Điều đó chứng tỏ ngân

Trường Kinh Tế Quốc Dân 44

Đề tài thực tập

hàng đảm bảo vốn vay thu hồi đúng hạn, đảm bảo hoạt động cho vay an toàn và hạn chế rủi ro.

Sở dĩ doanh số thu nợ tăng lên vậy do chất lượng thẩm định vốn vay năm sau so với năm trước đạt hiệu quả khá cao, doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, cán bộ ngân hàng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn...

2.2.3.2 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

Để hiểu rõ thực trạng hoạt động của chi nhánh, ta phải tìm hiểu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ hạn. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng rất rõ nét, nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng ở hiện tại và tương lai.

Bảng 2.5: Nợ quá hạn đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản qua các thời kì 2005-2007

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Tổng nợ quá hạn 13.055 100 11.710 100 7.893 100 Nợ quá hạn XDCB 5.547 42,7 5.357 45,7 3.718 47.1

(Nguồn:Báo cáo thường niên của chi nhánh NH ĐT và PT Quảng Trị)

Qua bảng trên ta thấy, nợ quá hạn đối với XDCB được cải thiện dần về tương đối, đó là biểu hiện tốt. Năm 2005 nợ quá hạn là 5.357 triệu đồng, giảm so với năm 2005 là 217 triệu đồng với tỷ lệ tương đương là 3,89%. Năm 2007 đạt 3.718 triệu đồng, giảm so với 2006 là 1.639 triệu đồng, tương đương 30,59%.

Năm 2007 là năm xảy ra nhiều biến động lớn về giá cả xăng dầu, giá vàng trên thế giới... cùng với đó ở miền Trung xảy ra nhiều lũ lụt, hạn hán. Những cơn lũ chồng lũ đã làm thiết hại rất nhiều, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của

Trường Kinh Tế Quốc Dân 45

Đề tài thực tập

nhiều đơn vị xây dựng. Nhưng với sự chỉ đạo của ngân hàng ĐT và PT Việt Nam, chi nhánh ngân hàng ĐT và PT Quảng Trị đã nổ lực cố gắng thu hồi những khoản vay, đẩy nợ quá hạn xuống, giảm tỷ lệ nợ xấu để lành mạnh hoá tài chính, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, nhằm trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh. Tỷ trọng nợ nhóm 1 tăng từ 53% năm 2006 lên 70% năm 2007, tỷ trọng nợ xấu nhóm 3-5 được giảm mạnh từ 4,6% xuống còn 1,34% năm 2007. So với các lĩnh vực khác thì tỷ trọng nợ quá hạn trong lĩnh vực đầu tư XDCB trong tổng nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên từ 42,7% năm 2005 lên 47,1% năm.

Để đánh giá một cách cụ thể, ta nên xét theo các tiêu chí của nợ quá hạn trong XDCB theo bảng sau:

Bảng 2.6: Nợ quá hạn đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản qua các thời kì 2005-2007 ( phân theo các tiêu chí)

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ(%)

Nợ quá hạn XDCB 5.547 100 5.357 100 3.718 100

- Theo thành phần kinh tế

+Quốc doanh 2.496 45 2.534 47,3 1.788 48,1

+Ngoài quốc doanh 3.051 55 2.823 52,7 1.930 51,9

- Theo nguyên nhân

+ Nguyên nhân chủ quan 4.933 88,5 4.537 84,7 3.082 82,9 + Nguyên nhân khách quan 641 11,5 820 15,3 636 17,1

- Theo kỳ hạn

+ Ngắn hạn 1.728 31 1339 25 632 17

+ Trung và dài hạn 3.846 69 4018 75 3086 83

(Nguồn:Báo cáo thường niên của chi nhánh NH ĐT và PT Quảng Trị)

Ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Quảng Trị có doanh số và dư nợ cho vay các thành phần kinh tế quốc doanh ít hơn ngoài quốc doanh nhưng nợ quá hạn của các hai thành phần kinh tế này gần tương đương nhau, có chênh lệch nhưng

Trường Kinh Tế Quốc Dân 46

Đề tài thực tập

mức độ ít. Tỷ lệ nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh tăng lên hàng năm, từ 44% (năm 2005) lên 48,1% (năm 2007) trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh lại giảm. Điều đó phần nào chứng tỏ chất lượng cho vay các đơn vị quốc doanh tốt hơn ngoài quốc doanh, đã đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng, tổn thất ít.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 36 -36 )

×